Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chuyen de chung khoan 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.46 KB, 30 trang )

Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
CHƯƠNG 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận của thị trường tài chính, hoạt
động trong lĩnh vực trao đổi cổ phiếu và trái phiếu dài hạn, là một cấu trúc Xã hội
đặc biệt của vận hành vốn. TTCK có vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc huy
động vốn cho sự phát triển kinh tế mà còn tham gia phân phối lại thu nhập quốc dân,
điều hòa phân bổ vốn đầu tư xã hội giữa các ngành nghề, doanh nghiệp tạo ra môi
trường điều tiết vĩ mô,…nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thị trường chứng khoán tuy còn mới mẻ đối với người dân Việt Nam song đối
với các quốc gia khác trên thế giới thì thị trường chứng khoán đã phát triển rất lâu
đặc biệt là ở những nước phát triển (G8).
Nhận thức được vai trò quan trọng của TTCK, Đảng và Nhà Nước rất chú
trọng xây dựng và phát triển các mô hình TTCK và các phương thức giao dịch trên
thị trường tài chính - tiền tệ để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, TTCK
ở nước ta mới ra đời, thực trạng hoạt động còn kém hiệu quả và còn gặp nhiều khó
khăn, chỉ số VN-Index và chỉ số Hastc- Index luôn có sự thay đổi thường xuyên và
có chiều hướng xấu. Chính vì những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài
“Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Phát Triển” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và phân tích thực trạng của thị trường
chứng khoán Việt Nam để đưa ra các giải pháp phát triển cho thị trường này. Để đạt
đựơc mục tiêu đó thì các mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định là:
- Khái quát những vấn đề cơ bản về TTCK Việt Nam.
- Mô tả thực trạng của TTCK Việt Nam
- Đưa ra các giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp luận
Phương pháp kiểm tra, đánh giá và tổng kết được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu các thông tin thu thập để hình dung và biết được tình hình thị trường chứng


GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
1
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
khoán Việt Nam một cách tương đối chính xác. Đó cũng là căn cứ để phân tích đánh
giá kết quả của đề tài.
1.3.2. Phương pháp thu thập sô liệu
Số liệu thu thập ở đây chủ yếu là số liệu thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp gồm:
các thông tin về thị trường chứng khoán, số liệu từ các trang Web, sách báo, tạp chí
chuyên ngành và giáo trình TTCK…qua đó, phân tích, nghiên cứu sâu về những vấn
đề cần quan tâm.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Thời gian
Số liệu trong bài được thu thập trong giai đoạn (2005 – 2007)
1.4.2. Không gian
Số liệu trong bài là số liệu của sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
2
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1.KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái quát về chứng khoán
Chứng khoán là hàng hóa trên thị trường chứng khoán, bao gồm cổ phiếu,
trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và một số loại khác, như quyền mua cổ phiếu mới,
hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn.
2.1.2. Khái niệm về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. Thị
trường chứng khoán trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi
diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua

bán này được diễn ra ở thị trường sơ cấp khi người mua được chứng khoán lần đầu
từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các
chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM.
2.2.1. Sự cần thiết hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam.
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế Việt Nam
đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ chúng ta đã dần thoát ra khỏi nền kinh tế
nghèo nàn để đạt được những bước tiến như vậy là nhờ vào sự ổn định về Chính trị -
Xã hội của Việt Nam, hằng năm nền kinh tế chúng ta tăng trưởng rất cao so với các
nước trong khu vực (năm 2007 nền kinh tế chúng ta tăng trưởng đạt 8,5%, trong khi
đó nền kinh tế Thái Lan chỉ đạt 5,6%, nền kinh tế Singapore cũng chỉ đạt 7,2% ),
hằng năm tỷ lệ lạm phát được đẩy lùi, thu nhập của người dân năm sau cao hơn năm
trước… tuy nhiên để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 là đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp
lý, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng bình quân ở mức trên 8%, thực hiện công nghiệp
hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) thành công chúng ta phải hướng vào giải quyết
quan hệ có tính chất nhân quả giữa tiết kiệm – đầu tư – tăng trưởng. Thực hiện
CNH, HĐH chính là nhằm đạt cột mốc tăng trưởng kinh tế, muốn có tốc độ tăng
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
3
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
trưởng kinh tế cao đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, để có nguồn vốn lớn thì cách hiệu
quả nhất đó là tiết kiệm.
Trước đòi hỏi bức xúc cho nguồn vốn trung và dài hạn tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và
trên thế giới, chúng ta cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài
chính trong nước, biến các nguồn vốn nhàn rỗi thành các nguồn vốn đầu tư hoạt
động sinh lời và thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức như phát hành
trái phiếu, cổ phiếu, mở rộng các quỹ đầu tư,… tiến tới hình thành từng bước TTCK
tại Việt Nam. Văn kiện đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: Phát triển thị trường

vốn, thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn qua Ngân hàng và các công ty tài chính
để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư phát triển, chuẩn bị những điều kiện cần thiết
để xây dựng TTCK phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát tiển kinh tế
Xã hội của đất nước.
Việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay rất cần thiết bởi những lý do sau:
- Dưới góc độ kinh tế, với tư cách là một bộ phận của thị trường tài chính có
chức năng huy động phân bổ nguồn vốn trung và dài hạn có hiệu quả, TTCK là
trung tâm thu nhận, phân phối và giao lưu các nguồn vốn tiết kiệm cho đầu tư của
toàn xã hội, gắn bó hữu cơ trong sự phát triển đồng bộ của hệ thống tài chính - tiền
tệ cấu thành nền tài chính quốc gia.
- Thị trường chứng khoán là một sơ sở hạ tầng về tài chính của nền kinh tế,
giúp cho nguồn vốn đầu tư đi vào các ngành, những doanh nghiệp biết tạo ra hiệu
quả thông qua định hướng của thị trường vốn.
- Thị trường chứng khoán hoạt động tốt cung cấp sự dự báo tuyệt vời về chu
trình kinh doanh trong tương lai. Đặc biệt TTCK tạo ra một môi trường không thể
thiếu cho chương trình cổ phần hóa thành công vững chắc đồng thời việc cổ phần
hóa cũng tạo động lực phát triển TTCK.
- Thị trường chứng khoán cũng sẽ mang lại nhiều tiện ích cho công chúng,
giúp công chúng có hình thức đầu tư vào công ty, cho Nhà Nước vay dài hạn qua
các loại trái phiếu, chuyển dịch vốn một cách dễ dàng qua các hình thức đầu tư.
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
4
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
Hiện tại ở nước ta, môi trường kinh tế - xã hội nói chung đã có nhiều yếu tố
thuận lợi để hình thành phát triển TTCK, như tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát
thấp, chính trị xã hội ổn định, hệ thống pháp luật đang được hình thành đồng bộ,
chứng khoán và nhu cầu mua bán lại trái phiếu, cổ phiếu phôi thai đã xuất hiện.
Song có chứng khoán mới chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng hơn có ý nghĩa
quyết định đến sự huy động vốn có hiệu quả trong phạm vi toàn xã hội là phải tạo ra

môi truờng lưu chuyển vốn trong suốt. Do đó, hình thành và phát triển TTCK là yêu
cầu tất yếu khách quan trong tiến trình đổi mới kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà Nước, theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam.
Thị trường tài chính trong đó có TTCK có những mặt tích cực cơ bản, đó là
công cụ thu hút mọi nguồn vốn tiết kiệm và tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, tạo vốn
cho Chính Phủ, doanh nghiệp đầu tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho sản xuất
kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó là hình thức thu hút vốn nước ngoài một
cách đơn giản. Đó cũng là thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của TTCK đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà
Nước ta chủ trường thành lập TTCK ở Việt Nam.
Thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN), ngày 28/11/1996
theo Nghị định số 75/CP của Chính Phủ. UBCKNN là cơ quan trực thuộc Chính
Phủ, có chức năng tổ chức và quản lý Nhà Nước về chứng khoán và giao dịch chứng
khoán như: soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK, kiểm tra và
giám sát các hoạt động có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh chứng khoán,
kiểm tra giám sát các hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Hiện nay, UBCKNN đã được chuyển giao cho Bộ tài chính trực tiếp quản lý.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCKTP.HCM)
được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính
thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 đã
đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Trung tâm được Chính Phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
5
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý, điều hành hệ thống
giao dịch; thực hiện quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt
động đăng kí, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác.

Có thể nói, tại thời điểm ra đời, TTGDCK TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn
như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản
điều chỉnh các hoạt động trên TTCK còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống
nhất…, đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu
biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế. Thêm vào
đó, TTGDCK khai trường và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước
chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư
cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu
nhập bình quân đầu người còn quá thấp…Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính
Phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Ủy ban chứng
khoán Nhà Nước (UBCKNN), qua hơn 7 năm hoạt động TTGDCK TP.HCM đã
phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao
dịch chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả.
Ngày 08/03/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trường hoạt động, đánh
dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán;
- Quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán;
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký
chứng khoán;
- Thực hiện đăng ký chứng khoán.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã trình Chính Phủ và trong quý
I/2007 sẽ chuyển thành Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Từ 01/01/2007, Luật
chứng khoán bắt đầu có hiệu lực và theo luật mới thì các sàn giao dịch sẽ trực tiếp
cấp phép cho các công ty niêm yết chứ không qua Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước
như hiện nay.
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
6
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
2.3. MỤC TIÊU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM.

Mục tiêu hàng đầu của TTCK ở Việt Nam phải tạo ra một kênh tập trung vốn
trong nước và kênh thu hút vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế. Do những hoàn
cảnh lịch sử, ngày nay Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển của khu vực và thế
giới. Để đẩy nhanh tăng trưởng, để đi tắt, đón đầu và đuổi kịp, Việt Nam cần một
lượng vốn rất lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt cho quá trình CNH, HĐH đất nước.
Nếu chỉ dựa vào con đường tự tích tụ hoặc vay vốn Ngân hàng, thì không tận dụng
được nguồn vốn còn tiềm tàng trong dân, bởi vì tự tích tụ hết sức chậm chạp và
không phải mọi công dân đều có khả năng tự kinh doanh. Hơn nữa, hệ thống Ngân
hàng và các tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện đang hoạt động chưa có hiệu quả
nên cần một kênh huy động vốn ngoài hệ thống Ngân hàng để tăng hiệu quả của lưu
động vốn nói chung. Ngoài ra, do đặc tính của TTCK là cung cấp phạm vi lựa chọn
cũng như quyền chủ động tương đối rộng rãi cho cả người cần vốn, nên đây là một
hình thức kích thích tích cực nhất tiết kiệm và đầu tư.
Mục tiêu thứ hai của TTCK Việt Nam là tạo môi trường thuận lợi để vừa
khuyến khích dân cư tiết kiệm, vừa cho phép sử dụng tiền tiết kiệm có hiệu quả
nhất.
Hoạt động đầu tư của dân cư nếu chỉ dừng ở việc gởi tiền vào Ngân hàng
hoặc đầu tư thì không khai thác hết nguồn vốn tiềm tàng trong dân do hai hoạt động
đầu tư này, hoặc đòi hỏi các điều kiện không phải ai cũng đáp ứng được hoặc đem
lại lợi nhuận thấp. Với TTCK, cơ hội để nhà đầu tư tự nhận được nhiều lợi nhuận
không chỉ dựa đơn thuần vào đầu cơ mà còn dựa vào vai trò phân bổ vốn hiệu quả
của TTCK, cũng như tạo áp lực nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống doanh
nghiệp, trong đó có Ngân hàng Thương mại, từ đó làm cho vốn được sử dụng tốt
hơn.
Mục tiêu thứ ba của việc hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam là tạo
điều kiện đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước, cũng như tạo
điều kiện cho loại hình công ty cổ phần có môi trường phát triển thuận lợi. Trên
thực tế, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước đã hình thành độc lập và có
trước TTCK. Tuy nhiên, trong những năm qua, quá trình triển khai cổ phần hóa rất
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà

7
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
chậm chạp mà một trong những lý do là chưa có cơ chế định giá doanh nghiệp Nhà
Nước theo nguyên tắc thị trường và chưa mở rộng đối tượng mua cổ phiếu. Nếu có
TTCK, có thể sử dụng phương thức phát hành đại chúng làm cho cổ phiếu doanh
nghiệp Nhà Nước cần cổ phần bán được nhanh hơn, thuận lợi hơn và phù hợp với
giá trị thị trường hơn.
Một mục tiêu khác của TTCK Việt Nam trong tương lai là tăng tính cạnh
tranh với các TTCK khu vực nhằm tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài. Ngày nay, khi
hệ thống Ngân hàng và hệ thống TTCK đã được quốc tế hóa thì nguồn vốn nhàn rỗi
trên thế giới dễ dàng di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Để thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, một mặt các ngành sản xuất trong nước phải có doanh lợi cao,
mặt khác mức độ minh bạch và hiệu quả trong vận hành TTCK cũng phải được chú
trọng để tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, hình thành và phát triển TTCK còn nhằm tạo ra một hệ thống các
loại thị trường thông suốt trong nền kinh tế để vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp
kinh doanh thuận lợi, vừa tạo môi trường để Nhà Nước có thể áp dụng và hoàn thiện
cơ chế quản lý vĩ mô hữu hiệu của mình. Thông qua TTCK các doanh nghiệp được
xã hội định giá thường xuyên, tạo thành nếp kinh doanh thị trường hiện đại. Thông
qua cơ chế công khai thông tin, cơ chế thu mua công khai, cơ chế cổ đông kiểm soát
doanh nghiệp bằng giá cổ phiếu…mà du nhập cung cách làm ăn hiện đại vào các
doanh nghiệp ở nước ta. Về phía Nhà Nước, nhờ TTCK có thể chuyển cơ chế đầu tư
từ phương thức trực tiếp vào doanh nghiệp Nhà Nước sang đầu tư qua thị trường
vốn, đồng thời tạo điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước, cũng như thiết kế
cơ chế tài chính Nhà Nước phù hợp với các nguyên tắc thị trường…
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
8
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM
3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN( 2005 – 2007)
- Năm 2005
Trong những tháng đầu năm 2005, lượng trái phiếu tăng gấp đôi so với năm
2003, nhưng lượng cổ phiếu tổng cộng là 28 loại (chỉ tăng thêm 6 loại) . Ngoài ra thị
trường chứng khoán đã xuất hiện thêm chứng chỉ quỹ đầu tiên là VF1. Năm 2005
còn là năm có nhiều sự kiện quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Vào
ngày 5/3/2005 thị trường chứng khoán Hà Nội, thị trường giao dịch chứng khoán
thứ hai bắt đầu hoạt động, thực hiện tổ chức đấu giá cổ phiếu lần đầu cho các doanh
nghiệp Nhà Nước và tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo mô hình
OTC đơn giản và quy mô nhỏ.
Sáng 21/5/2005, trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
đã tổ chức lễ kỷ niệm phiên giao dịch thứ 1.000 và ra mắt website mới
www.ver.org.vn. Đây là một sự kiện đáng nhớ, đánh dấu sự phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam sau 5 năm hoạt động.
Kết thúc phiên giao dịch này chỉ số VN-Index đã đóng cửa ở mức 241,86
điểm, tăng 3,47 điểm so với phiên trước và tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt
được 14,29 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2005, tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt gần 31.000
tỷ đồng, gồm hơn 1.700 tỷ đồng cổ phiếu của 29 công ty cổ phần và trên 29.000 tỷ
đồng giá trị trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu địa phương và trái phiếu Ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam.
Tháng 10/2005, chỉ số VN-Index tăng mạnh lên khoảng 325.3 điểm, tăng
chậm và dài cho đến cuối năm 2005, đem lại sự khả quan cho nền chứng khoán Việt
Nam và làm hưng phấn cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều đó càng làm
cho thị trường chứng khoán càng trở nên sôi động, nhiều nhà đầu tư mới, nhỏ bé dần
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
9
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển

xuất hiện ngày càng nhiều như: những bà nội trợ, những người về hưu, những người
ở tỉnh khác kéo đến càng làm cho lượng cầu chứng khoán tăng mạnh.
- Năm 2006
Trong những tháng đầu năm 2006, thị trường chứng khoán có trị số VN -
Index tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 3 vượt mức 500 điểm và vẫn tiếp tục tăng
đến phiên giao dịch ngày 24/4/2006, chỉ số VN-Index đã đạt kỷ lục cao nhất từ
trước đến nay với 615,14 điểm.
Bảng 1: BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ NGÀY 1/1/2006 ĐẾN 30/4/2006
(Nguồn: www.sbc.com.vn)
Trong ba tháng đầu năm 2006, thị trường chứng khoán đã làm ngạc nhiên kể
cả các nhà phân tích lạc quan nhất. Chỉ số VN-Index tăng lên 200 điểm kể từ đầu
năm và đóng cửa vào phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 với 502 điểm (tăng
64%).
Nếu phiên giao dịch đầu tiên của năm 2006 (3/1/2006) chỉ số VN-Index đóng
cửa mức 305,28 điểm thì phiên giao dịch 20/4/2006 chỉ số VN-Index tăng lên đến
569,79 điểm, tăng 86,64%. Một tốc độ tăng ấn tượng mà theo mạng thông tin tài
chính CNN Money thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang có nhưng bước tiến
đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới, chỉ sau thị trường
chứng khoán của Zimbabwe; từ một thị trường có quy mô vốn 144 triệu USD với 22
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
10
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
công ty niêm yết cách đây 2 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm
này đã tăng lên 10 lần, đạt 1,5 tỷ USD với 35 loại cổ phiếu và một chứng chỉ quỹ
đầu tư.
Sự “bùng nổ của thị trường năm 2006 về mức tăng giá cũng tương đương đợt
bùng nổ” năm 2001 tức là đồ thị có độ dốc cao. Tuy nhiên, sự khác nhau năm 2006
so với năm 2001 ở chỗ số lượng cổ phiếu tăng nhiều lần (35 loại), khối lượng và giá
trị lệnh cũng ở một mức khác hẳn. Khối lượng khớp lệnh trung bình từ năm 2006
đến nay đạt 1.837.094 cổ phiếu/phiên, trong khi khối lượng khớp lệnh trung bình

giai đoạn 2000- 2001 chỉ ở mức 83.580 cổ phiếu/phiên. Có thể nói, trong “cơn sốt”
cổ phiếu năm 2001, số lượng chứng khoán niêm yết còn thấp khi trào lưu mua cổ
phiếu tăng mạnh đã khiến giá chứng khoán tăng vọt mà không có ai bán, cán cân
cung và cầu vô cùng căng thẳng và lệch lạc. Trong “cơn sốt 2006” giá chứng khoán
vẫn tăng nhanh do sự quan tâm rất lớn từ nhiều tổ chức và cá nhân trong xã hội,
nhưng lượng cung muốn bán ra thu lợi cũng rất nhiều; cán cân cung cầu tuy căng
thẳng nhưng nhìn chung vẫn ở mức có thể chấp nhận được trong thời gian chờ đợi
có thêm lượng cung tiềm năng trên 2.000 tỷ dự kiến sẽ được niêm yết trên thị trường
vào 6/2006.
Ngày 16-6, Công ty Hapaco cũng đã phát hành thêm 1,9 triệu cổ phiếu HAP.
Thêm vào đó, hàng ngàn tỷ đồng sẽ được đưa trên sàn trong vài tháng tới. Ngoài ra,
một số công ty lớn trên sàn giao dịch Thành Phố Hồ Chí Minh cũng có kế hoạch
phát hành thêm cổ phiếu như công ty cổ phần Cơ điện Lạnh (REE) vừa được các cổ
động thông qua kế hoạch phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu mới nhằm huy động
thêm 1.100 tỷ đồng đầu tư vào một số dự án, “đại gia” Vinamilk (VNM) cũng đang
chờ phê duyệt phát hành thêm 16 triệu cổ phiếu.
Trong khi nhiều nhà đầu tư trong nước tiếp tục bán ra do lo ngại giá cổ phiếu
có thể giảm khi lượng cung hàng hoá tăng, thì nhà đầu tư nước ngoài lại tăng cường
mua vào. Trong 5 phiên giao dịch tuần (từ ngày 12 đến 17/6/2006), chỉ số VN-Index
đã giảm 25,08 điểm (-4,6%), đóng cửa ở mức 523,7 điểm, so với mức cao nhất
632,69 điểm đạt được vào ngày 25/4/2006. Đây là lần thứ hai trong năm 2006, chỉ
số VN- Index giảm liên tục trong 5 phiên giao dịch. Lần thứ nhất là vào đầu tháng 5,
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
11
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
mức độ giảm không mạnh, tổng cộng 5 phiên giao dịch giảm 25,09 điểm so với mức
độ giảm 91,29 điểm của đầu tháng 5/2006. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trong
tuần chỉ đạt khoảng 3,7 triệu cổ phiếu, trị giá 213 tỷ đồng bằng khoảng 40% so với
giá trị giao dịch trung bình trong 3 tháng trước đó. Trong khi, nhà đầu tư nước ngoài
mua 135.310 cổ phiếu.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 17/6/2006, chỉ số VN-Index đã sụt giảm
tới 4,6% so với phiên cuối tuần trước, giá trị giao dịch tiếp tục ở mức thấp.
Từ đầu tháng 7 chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh, đỉnh điểm là ở phiên
giao dịch ngày 2/8/2006 khi chỉ số VN-Index chỉ còn 400 điểm. Nguyên nhân chính
dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng như vậy của thị trường chứng khoán do rất nhiều
nguyên nhân nhưng theo các nhà phân tích thì có hai nguyên nhân chính như sau:
+ Do việc tăng lượng cung hàng hoá quá nhiều so với nhu cầu của thị trường.
+ Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước đã cấp phép niêm yết và đưa vào giao dịch
cổ phiếu nhiều công ty lớn, cùng với nhiều công ty đã niêm yết thực hiện phát hành
cổ phiếu để tăng thêm vốn, trong chừng mực nào đó nó cũng tác động đến việc giảm
giá cổ phiếu.
Cuối tháng 10 thị trường sụt giảm một cách thê thảm, nhưng bước vào những
phiên giao dịch đầu tháng 11 đã có sự khởi sắc cho thị trường đây được xem là dấu
hiệu đáng mừng cho các nhà đầu tư. Có một tác động mà được các công ty niêm yết
cũng như nhà đầu tư xem là đòn bẩy tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam
phục hồi và thoát khỏi giai đoạn ảm đạm, đó là việc Việt Nam trở thành thành viên
của tổ chức WTO, ngay sau khi nghe được tin này hàng loạt nhà đầu tư trong nước
cũng như ngoài nước đã bỏ tiền ra mua chứng khoán rất nhiều. Ngay sau sự kiện
này lại tiếp nối sự kiện khác ngày 20/11/2006 tổng thống Mỹ đã thăm trung tâm
giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và tại đây tổng thống đã có buổi
nói chuyện với 5 doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Trên chính là những sự kiện kích
thích thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhưng cũng có điều đáng lo ngại đó là việc thị trường phụ thuộc quá nhiều
vào các nhà đầu tư nước ngoài và nhóm Blue – chips khi nhà đầu tư tham gia mua
bán trên thị trường nhiều thì khi đó chỉ số VN-Index tăng và ngược lại thì chỉ số
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
12
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
VN-Index sẽ giảm, cũng tương tự như vậy khi nhóm blue – chips tăng thì chỉ số
VN-Index sẽ tăng, và khi nhóm Blue- chips giảm sẽ kéo theo chỉ số VN-Index giảm,

cụ thể ở ngày 10/11 chỉ số VN-Index giảm nhẹ (-0,88 điểm) mặc dù có tới 35 cổ
phiếu giảm giá và 9 cổ phiếu tăng giá, nhưng trong 9 cổ phiếu tăng giá đó có cổ
phiếu của GMD, VNM, KDC đã cân bằng đủ sự giảm xuống của các cổ phiếu còn
lại.
Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 chỉ số VN-Index dừng lại ở con số
752 điểm, tăng 144% so với cùng kỳ năm 2005, đây là một con số mơ ước đối với
nhiều nước trên thế giới. Đây là bước tạo đà cho thị trường bước vào năm 2007 với
hy vọng sẽ có những bước đột phá hơn nữa.
Bảng 2: KẾT QUẢ GIAO DỊCH TỪ NGÀY 1/6 ĐẾN 10/8/2006
Ses Date
Vn
Index
Trade
S
Volume
S
Value
S*(M)
Trade
%
Volume
%
Index
%
Per
Trade
Per
Volume
Per
Index

1351
10/08/2006
432.00 2,002 2,653,270 1,576,090 -1297-1,328,688 2.15 -39.31 -33.37 0.50
1350
09/08/2006
430.00 3,299 3,981,958 2,673,560 1199 1,794,478 -3.15 57.10 82.03 -0.73
1349
08/08/2006
433.00 2,100 2,187,480 1,454,580 -1165-1,854,682 9.91 -35.68 -45.88 2.34
1348
07/08/2006
423.00 3,265 4,042,162 2,622,250 597 2,091,452 -12.01 22.38 107.21 -2.76
1347
04/08/2006
436.00 2,668 1,950,710 928,400 164-1,264,020 17.77 6.55 -39.32 4.25
1346
03/08/2006
418.00 2,504 3,214,730 2,122,660 -33-1,052,060 17.93 -1.30 -24.66 4.48
1345
02/08/2006
400.00 2,537 4,266,790 3,027,360 386 1,076,226 -5.07 17.95 33.73 -1.25
1344
01/08/2006
405.00 2,151 3,190,564 2,390,320 359-2,911,791 -17.54 20.03 -47.72 -4.15
1343
31/07/2006
422.00 1,792 6,102,355 5,383,240 -684 4,256,415 -17.16 -27.63 230.58 -3.90
1342
28/07/2006
440.00 2,476 1,845,940 997,740 158-4,035,970 -1.7 6.82 -68.62 -0.39

1341
27/07/2006
441.00 2,318 5,881,910 5,001,870 -278 3,009,800 7.03 -10.71 104.79 1.62
1340
26/07/2006
434.00 2,596 2,872,110 1,859,150 157 -348,641 -5.42 6.44 -10.82 -1.23
1339
25/07/2006
440.00 2,439 3,220,751 2,462,470 604 3,941 -21.02 32.92 0.12 -4.56
1338
24/07/2006
461.00 1,835 3,216,810 2,606,330 -257 1,116,260 -12.18 -12.28 53.14 -2.58
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
13
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
1337
21/07/2006
473.00 2,092 2,100,550 1,459,670 -425-5,228,050 -12.71 -16.89 -71.34 -2.62
1336
20/07/2006
486.00 2,517 7,328,600 6,434,910 8 4,096,730 19.38 0.32 126.76 4.16
1335
19/07/2006
466.00 2,509 3,231,870 2,318,380 367 711,870 -17.94 17.13 28.25 -3.71
1334
18/07/2006
484.00 2,142 2,520,000 1,780,160 207 381,640 -10.18 10.70 17.85 -2.06
1333
17/07/2006
494.00 1,935 2,138,360 1,467,650 -231 66,675 -11.79 -10.66 3.22 -2.33

1332
14/07/2006
506.00 2,166 2,071,685 1,487,300 739 575,435 -1.46 51.79 38.46 -0.29
1331
13/07/2006
508.00 1,427 1,496,250 111,260 -639 -542,010 5.48 -30.93 -26.59 1.09
1330
12/07/2006
502.00 2,066 2,038,260 1 628 212,680 -1.92 43.67 11.65 -0.38
1329
11/07/2006
504.00 1,438 1,825,580 115,399 -179 694,560 -0.98 -11.07 61.41 -0.19
1328
10/07/2006
505.00 1,617 1,131,020 64,647 -285 -145,280 -3.33 -14.98 -11.38 -0.66
1327
07/07/2006
508.00 1,902 1,276,300 65,357 551 378,820 3.05 40.78 42.21 0.60
1326
06/07/2006
505.00 1,351 897,480 41,493 235 -961,840 5.46 21.06 -51.73 1.09
1325
05/07/2006
500.00 1,116 1,859,320 156,889 -310 211,230 -0.69 -21.74 12.82 -0.14
1324
04/07/2006
500.00 1,426 1,648,090 132,736 136 -408,152 -6.82 10.54 -19.85 -1.34
1323
03/07/2006
507.00 1,290 2,056,242 173,722 -555 -479,338 -8.28 -30.08 -18.90 -1.61

1322
30/06/2006
516.00 1,845 2,535,580 192,279 584 957,742 3.3 46.31 60.70 0.64
1321
29/06/2006
512.00 1,261 1,577,838 126,607 -45-1,810,852 5.83 -3.45 -53.44 1.15
1320
28/06/2006
506.00 1,306 3,388,690 303,345 4-3,669,750 4.9 0.31 -51.99 0.98
1319
27/06/2006
502.00 1,302 7,058,440 667,194 57 3,833,180 -1.38 4.58 118.85 -0.27
1318
26/06/2006
503.00 1,245 3,225,260 289,329 -741 1,219,890 -7.68 -37.31 60.83 -1.50
1317
23/06/2006
511.00 1,986 2,005,370 129,272 493-3,404,068 0.47 33.02 -62.93 0.09
1316
22/06/2006
510.00 1,493 5,409,438 500,590 -960 593,238 22.29 -39.14 12.32 4.57
1315
21/06/2006
488.00 2,453 4,816,200 391,332 560 3,613,490 -18.08 29.58 300.45 -3.57
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
14
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
1314
20/06/2006
506.00 1,893 1,202,710 60,449 442 -667,100 -13.53 30.46 -35.68 -2.60

1313
19/06/2006
519.00 1,451 1,869,810 146,088 -544 -44,750 -4.23 -27.27 -2.34 -0.81
1312
16/06/2006
524.00 1,995 1,914,560 141,100 698-2,102,850 -13.78 53.82 -52.34 -2.56
1311
15/06/2006
537.00 1,297 4,017,410 377,691 -6 503,970 -3.48 -0.46 14.34 -0.64
1310
14/06/2006
541.00 1,303 3,513,440 308,069 -256 1,876,190 -2.94 -16.42 114.59 -0.54
1309
13/06/2006
544.00 1,559 1,637,250 112,961 366-1,724,059 -2.08 30.68 -51.29 -0.38
1308
12/06/2006
546.00 1,193 3,361,309 299,634 -320 1,446,229 -2.81 -21.15 75.52 -0.51
1307
09/06/2006
549.00 1,513 1,915,080 135,599 109 -891,907 0.6 7.76 -31.77 0.11
1306
08/06/2006
548.00 1,404 2,806,987 225,656 -382 645,817 3.64 -21.39 29.88 0.67
1305
07/06/2006
545.00 1,786 2,161,170 142,309 -656 -92,568 -7.24 -26.86 -4.11 -1.31
1304
06/06/2006
552.00 2,442 2,253,738 138,300 809 30,448 0.53 49.54 1.37 0.10

1302
02/06/2006
540.00 1,650 1,593,260 95,028 -227-1,996,492 5.05 -12.09 -55.62 0.94
1301
01/06/2006
535.00 1,877 3,589,752 277,010 31 -414,272 -3.73 1.68 -10.35 -0.69
(nguồn: www.bsc.com.vn)
- Năm 2007
Để hiểu rõ hơn những biến động của thị trường chứng khoán trong năm 2007,
chúng ta sẽ chia thị trường ra theo từng quý.
- Quý I/2007
Bảng 3: BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ 1/1/2007 – 31/3/2007
VN-Index

Volume
VN-Index
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
15
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
(Nguồn: Viet.stock. com.vn)
Ngày 19/1 được xem là ngày trọng đại của thị trường chứng khoán Việt Nam
khi chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 1.000. Đây là con số mà ngay cả các nhà quản lý
cũng như các nhà đầu tư không dám tin vào bởi chỉ trong một thời gian ngắn mà thị
trường đã có sự phát triển nhanh đến mức độ như vậy. Nếu như ở phiên giao dịch
đầu năm chỉ số VN-Index chỉ ở mức 752 điểm thì đến ngày này chỉ số VN-Index đã
tăng lên 38%.
Sau ngày 19/1/2007 thì chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục tăng và định điểm cho sự
thăng hoa này là ngày 12/3 khi chỉ số VN-Index đặt mức cao kỷ lục 1.170,67 điểm.
Nhìn chung trong quý I năm 2007 không có gì đáng nói đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam.

- Quý II/2007
Bảng 4: BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ 1/4/2007 – 30/6/2007
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
16
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
VN-Index

Volume
VN-Index
(Nguồn: Viet.stock. com.vn)
Những ngày đầu của quý 2 năm 2007, các nhà đầu tư thấy rất khả quan khi
mà chỉ số VN-Index tiếp tục tăng theo chiều hướng tích cực của thị trường nhưng sự
tích cực này duy trì không được lâu bởi sau đó là sự giảm xuống liên tục của chỉ số
VN-Index và chỉ số này đã chạm đáy 905,53 điểm, một lần nữa nói lên thị trường
chứng khoán Việt Nam quá phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài đây là một điều
không tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi như chúng ta đã biết thì sau
ngày 24/4 trong lúc Chính Phủ đang lo tìm cách để khôi phục lại chỉ VN-Index thì
chỉ cần các nhà đầu tư nước ngoài tích cực hơn trên thị trường thì có tác động đến
chỉ số VN-Index đã tăng trở lại, đỉnh điểm cho sự phục hồi trở lại của thị trường này
là phiên giao dịch ngày 8/5 khi chỉ số VN-Index tăng 31,81 điểm, đạt 1.005,43
điểm, đây là mức cao nhất của chỉ số VN-Index sau một thời gian dài chỉ số này ở
dưới mức 1.000 điểm, chỉ số VN-Index vẫn duy trì ở mức trên 1.000 điểm trong một
thời gian và đến ngày 22/5 chỉ số VN-Index đã đặt mức cao nhất trong quý II khi chỉ
số VN-Index đạt mức 1.107,52 điểm đến lúc này hầu như tất cả các nhà đầu tư đã có
niềm tin vững chắc về một tương lai sáng lạng của thị trường sau một thời gian ì
ạch, nhưng cũng là lúc các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường thì chỉ số VN-Index
lại tiếp tục có những biến động theo chiều hướng xấu, chỉ số VN-Index ở cuối phiên
giao dịch của quý II 1.024,45 điểm.
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
17

Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
- Quý III/2007
Bảng 5: BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ 1/7/2007 – 30/9/2007
VN-Index

Volume
VN-Index
(Nguồn: Viet.stock. com.vn)
Đây là quý mà thị trường chứng khoán chịu nhiều tác động nhất từ phía
Chính Phủ: trước hết Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã quy định cho thị trường
chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, thay đổi cách thức giao dịch từ khớp lệnh 3
lần trong một phiên giao dịch trước đây sang khớp lệch liên tục giống như thị trường
chứng khoán Hà Nội. Thứ hai là tác động từ Ngân hàng Nhà Nước khi Ngân hàng
Nhà Nước ban hành chỉ thị 03 về việc cho phép các Ngân hàng thương mại cho vay
để đầu tư chứng khoán đối với tất cả các tổ chức cá nhân. Nếu như tác động thứ nhất
mang tích cực cho thị trường, thì ở tác động thứ hai đã làm cho thị trường phát triển
chậm lại nhưng nhìn chung đây là điều cần thiết cho thị trường.
Chỉ số VN-Index trong quý này rất ít khi ở mức trên 1.000 điểm nữa, chỉ số
VN-Index thấp nhất rơi vào ngày 7/8 khi VN-Index ở mức 875,12 điểm, chỉ số VN-
Index không những không duy trì được ở mức 1.000 điểm mà còn rơi xuống dưới
mức 900 điểm, đây là giai đoạn hầu như ngày nào trên các bảng điện tử cũng là sự
bao phủ của một màu đỏ, đặc biệt sự giảm xuống của nhóm blue – chips, cuối quý
cũng có những phiên làm cho niềm hy vọng phục hồi của thị trường nhưng nhìn
chung là vẫn còn một màu tối của thị trường.
- Quý IV/2007
Bảng 6: BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ 1/10/2007 – 31/12/2007
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
18
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
VN-Index


Volume
VN-Index
(Nguồn: Viet.stock. com.vn)
Sau sự phục hồi của những phiên giao dịch cuối của quý 3 thì chỉ VN-Index
có sự tăng lên ở những phiên giao dịch đầu quý IV nhưng sự tăng này chỉ kéo dài
khoảng chừng một tháng và sau đó sự giảm xuống không phanh của thị trường, đến
lúc này thì niềm tin của các nhà đầu tư đã dần bị đánh mất và các nhà đầu tư đã bắt
đầu thi nhau bán tống bán tháo cổ phiếu ra thị trường nhằm thu lại vốn đầu tư sang
lĩnh vực khác, đặc biệt thị trường bất động sản và thị trưòng vàng bạc. Đến lúc này
thật sự chỉ 03 của Ngân hàng nhà nước đã có tác động rất xấu tới thị trường và các
nhà hoạch định chiến lược đã bắt đầu thấy tác hại của chỉ thị 03. Các công ty cũng
các nhà đầu chỉ còn biết kỳ vọng sang năm 2008 Chính Phủ sẽ có những chính sách
tích cực hơn nhằm khôi phục thị trường này.
Tóm lại: Năm 2007 là một đầy sóng gió đối với thị trường chứng khoán việt
nam kể từ khi đi vào hoạt động, chỉ số VN-Index có biến động rất lớn.
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TTCK VIỆT NAM QUA NHỮNG NĂM HOẠT ĐỘNG
3.2.1. Những thành tựu đạt được
Nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển rất
nhanh nằm ngoài dự kiến của các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư, thị trường
đã tăng nhanh cả về số lượng cũng như chất và thị trường này sẽ còn phát triển
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
19
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
nhanh hơn nữa trong thời gian sắp tới khi mà Chính Phủ đang đẩy mạnh quá cổ
phần hoá doanh nghiệp.
- Về lượng: tính đến ngày 31/12/2007 đã có 155 công ty niêm yết trên sàn giao
dịch Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường tăng gấp 5
lần so với năm trước. Đến ngày 31/12/2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã
đạt 17% GDP, vượt qua cột mốc 15%. Với kết quả này thị trưòng chứng khoán đã

vượt mục tiêu 10-15% GDP mà Chính Phủ đề ra trong chiến lược phát triển thị
trường chứng khoán đến năm 2010. Dự kiến đến năm 2010 GDP của Việt Nam ước
đạt 80 tỉ USD và tổng giá trị vốn hoá được nâng lên từ 25-30% GDP.
- Về chất, trong năm qua các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn,
không còn đầu tư theo tâm lý như những năm trước. Về phía các công ty niêm yết,
đã có những nghiên cứu kỹ hơn về thị trường và các báo cáo tài chính của chuyên
nghiệp hơn, rõ ràng hơn, bài bản hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng dần đống vai
trò quan trọng trên thị trường.
Trong quý I/2007 Trung Tâm Giao Dịch Chứg Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
đã trình Chính Phủ về việc nâng cấp thành sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ
Chí Minh. Từ ngày 1/1/2007 cũng đánh dấu những tổ lực từ phía Chính Phủ khi luật
chứng khoán ra đời và có hiệu lực, nó sẽ giúp cho công ty niêm yết được nhanh hơn
vì như chúng ta đã biết trước đây một công ty muốn niêm yết được trên sàn giao
dịch thì cần phải có giấy phép của uỷ ban chứng khoán nhà nước nhưng kể từ khi có
luật chứng khoán thì việc cấp phép cho các công ty sẽ do các sàn giao dịch.
Đã có hơn 55 công ty chứng khoán hoạt động với vốn điều lệ bình quân
khoảng 90 tỷ đồng, 18 công ty quản lý quỹ, 6 Ngân hàng hoạt động lưu ký chứng
khoán, thị trường chứng khoán có bước phát triển nhanh về quy mô với tổng mức
vốn khoảng 25 tỷ USD, chiếm 38% GDP. Trong năm 2007 số nhà đầu tư mở tài
khoản tại thị trường chứng khoán tăng 1,9 lần so với năm 2006.
Về số lượng nhà đầu tư hiện có trên 240.000 tài khoản đã được mở, trong đó có
5.200 tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài, tăng gấp 8 lần so với năm 2005 và
1,5 lần so với năm 2006. Có 225 tổ chứcđầu tư nước ngoài đăng ký tham gia thị
trường và lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ước đạt khoảng 5 tỷ USD.
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
20
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
Về giá cổ phiếu tính đến ngày 31/12/2007, mức giá 847.000 đồng / cổ phiếu
mà cổ phiếu BMCcủa Công Ty Cổ Phần Khoán Sản Bình Định xác lập vào ngày
21/5 vẫn là mức giá cao nhất và rất khó bị đánh đổ.

Về kỹ lục các nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phiếu thuộc về cuộc đấu giá cổ
phần bảo việt với 20.368 nhà đầu tư đăng ký.
3.2.2. Nguyên nhân thúc đẩy có sự tăng trưởng vượt bậc này.
Trước hết là các định hướng cho thị trường đã mở hơn. Cơ sở hạ tầng, các
khung pháp lý giám sát thị trường, hệ thống công nghệ,… đã được chuẩn bị kỹ cho
phát triển đến năm 2010.
Cụ thể, cơ sở hạ tầng của thị trường được chuẩn bị để đáp ứng cho 3 triệu tài
khoản, và 2.000 tổ chức niêm yết. hiện có khoản 100.000 tài khoản, hơn 100 công ty
niêm yết và hơn 30 công ty chứng khoán.
Một yếu tố tác động mạnh đến TTCK trong năm qua, đó là việc Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, và đặc biệt là sự viếng thăm
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM của Tổng thống Mỹ George Bush nhân
chuyến thăm Hội nghị APEC lần thứ 14 vào cuối năm 2006. Đây được coi là “cú
hích” làm TTCK Việt Nam bùng nổ.
Cầu chứng khoán đã dẫn đến cổ phiếu bị đánh giá cao trong bối cảnh chứng
khoán mới phát hành hạn chế. Một số yếu tố cơ bản kkhasc có lẽ sẽ góp phần tăng
mạnh định giá cổ phiếu như: tốc độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn
cầu nhanh; nhưng lợi ích hiệu quả thu được từ tự do hoá thương mại, cải cách thị
trường sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tính minh bạch
được cải thiện với việc bắt đầu áp dụng chế độ báo cáo tài chính của nhiều công ty.
3.2.3. Những hạn chế của TTCK Việt Nam
3.2.3.1. Hệ thống pháp lý chưa đồng bộ và hoàn chỉnh
TTCK nước ta chịu sự điều chỉnh của nhiều loại văn bản pháp luật: bộ luật
dân sự, luật kinh doanh, luật bảo hiểm,… Hiện nay nhiều quy định pháp lý hiện
hành không còn phù hợp với thưkjc tế, chẳn hạn: nhà đầu tươ không được mở nhiều
tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán.
3.2.3.2. Hạn chế về cơ chế điều hành
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
21
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển

Hệ thống giám sát hoạt động của TTCK Việt Nam đã được thiết lập nhưng
hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa có hệ thống chỉ tiêu giám sát; công tác phổ
biến quán triệt các quy chế chính sách đối với hoạt động của TTCK tuy đã được tổ
chức thực hiện nhưng chưa sâu rộng.
Trong điều hành thực tiễn hệ thống thị trường tài chính bị chia cắt bởi: thị
trường tiền tệ do ngân hàng nhà nước quản lý, TTCK do UBCKNN quản lý. Vì vậy
định hướng và các giải pháp phát triển ban hành và thực hiện thiếu đồng bộ.
Việc cụ thể hoá mô hành chính sách và giải pháp phát triển ttck trong chiến
lược phát triển ttck còn chậm.
3.2.3.3 Quy mô TTCK còn nhỏ
Từ khi đi vào hoạt động cho đến any quy mô ttck đã có bước phát triển
nhưng nhìn chung vẫn còn bé; hàng hoá trên TTCK còn ít, dẫn đến mất cân đối cung
cầu và những biến động bất lợi cho thị trường. Hậu quả là, chỉ số P/E (giá trên thu
nhập) quá cao với mức tăng bình quân 21 lần và khoản 1/4 công ty đạt 30- 70 lần.
Chính vì vậy, khi thị trường sụt giảm thì giá cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh, kể cả
những cổ phiếu được coi là chất lượng.
2.2.3.4. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của các tác nghiệp viên trên
TTCK chưa cao và chưa được chuẩn hoá.
Do TTCK mới xuất hiện ở Việt Nam chưa được bao lâu và đang trong giai
đoạn phát triển nên trình độ và kinh nghiệm về chứng khoán của các tác nghiệp viên
còn thấp kém.
TTCK Việt Nam chưa có bộ đạo đức nghề nghiệp.
2.2.3.5. Tính chính xác của thông tin chưa cao .
Mặc dù đã có gần 10 năm hình thành và phát triển, việc minh bạch hoá thông
tin và nghiên cứu thông tin vẫn chưa trở thành một thói quen đối với các đối tượng
tham gia TTCK. Có không ít nhà đầu tư tham gia TTCK chỉ căn cứ vào “tin đồn”
mà không nghiên cứu những thông tin chính thức được công bố theo quy định. Mặc
khác, đối với các công ty niêm yết, phần nào họ vẫn còn tâm lý e ngại khi công bố
thông tin. Thậm chí, họ e ngại rằng khi phải công bố thông tin, họ phải chịu sự
“kiểm soát chặt”, làm ảnh hưởng đến những quyết định và chiến lược của công ty.

GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
22
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
Những diễn biến của việc công bố thông tin trong thời gian qua cho thấy, đây là vấn
đề TTCK Việt Nam còn yếu. Kết quả là, vì căn cứ vào “tin đồn” nên các nhà đầu tư
không có được những sự phân tích chính xác để có những quyết định đầu tư hiệu
quả; và kết quả cuối cùng chính họ là người bị thiệt. Chẳng hạn, có công ty chứng
khoán vì mục đích lợi nhuận đã “thổi phòng” tình hình hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp lên để phát hành cổ phiếu với giá cao; sau đó bỏ mặc các
nhà đầu tư với những thua lỗ của doanh nghiệp đó; hoặc có công ty cung cấp những
thông tin tốt đẹp đến với những nhà đầu tư, thì cũng là lúc giá cổ phiếu của công ty
đó bắt đầu xuống,…
3.2.3.6. Một số hạn chế khác.
Hoạt động chứng khoán còn mang nặng tính đầu tư ngắn hạn, thiếu phân tích
và dự đoán trên TTCK Việt Nam; có ít nhà đầu tư chuyên nghiệp mà đầu tư là đầu
tư theo cảm tính, theo yếu tố tâm lý.
Tính thanh khoản của các công ty cổ phiếu niêm yết trên thị trường chưa cao,
cơ chế lưu ký, giao dịch trên thị trường còn nhiều phức tạp.
Mức phí giao dịch trên thị trường còn cao (0,15 -0,5% trên doanh số của một
lần giao dịch).
Các công ty chứng khoán mới chỉ có mặt ở các tỉnh thành phố lớn, chủ yếu là
triển khai nghiệp vụ môi giới; các hoạt động nghiệp vụ như bảo lãnh phát hành, tư
vấn đầu tư còn hạn chế. Do quy mô nhỏ nên các công ty chưa thể sử dụng nghiệp vụ
như một công cụ tăng tính thanh toán cho giao dịch cổ phiếu niêm yết. Phạm vi và
nội dung tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK còn hạn chế,
chưa thực sự phù hợp với các đối tựng đào tạo tuyên truyền rất đa dạng hiện nay.
TTCK Việt Nam phát triển chưa ổn định, chưa phải là kênh huy động quan
trọng của các doanh nghiệp Việt Nam, biến động trên TTCK chưa phản ánh đúng
trạng thái của nền kinh tế.
Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của các trung tâm giao dịch chứng khoán

và của các công ty chứng khoán không theo kịp được sự phát triển quá nhanh của thị
trường, nhiều công ty chứng khoán bị quá tải, hệ thống pháp luật về chứng khoán và
TTCK chưa đầy đủ.
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
23
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
Tính dễ bị tổn thương của TTCK Việt Nam khá cao do phụ thuộc nặng nề
vào các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi các công cụ quản lý và giám sát của TTCK
còn hạn chế.
Diễn biến thất thường của TTCK Việt Nam thời gian qua là do nhiều nguyên
nhân, bao gồm: sự thiếu hoàn chỉnh của hành lang pháp lý, sự mất cân đối của cung
cầu chứng khoán, tình trạng đầu cơ và đầu tư theo bầy đàn, tính công khai và minh
bạch của thị trường còn hạn chế,…
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
4.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TTCK
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
24
Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển
Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động của
TTCK như: UBCK nhà nước cần quy định cụ thể hơn về các hành vi vi phạm, các
giao dịch nội gián, các giao dịch không công bằng, thao túng giá cả, đầu cơvới ý
định thâu tóm lẫn nhau…phối hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán ban hành
bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho công ty chứng khoán phải có những quy trình
nghiệp vụ rõ ràng và tổ chức tốt công tác kiểm soát nội bộ. việc ra đời luật chứng
khoán là một bước phát triển khá căn bản trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý
cho thị trường chứng khoán Việt Nam, một số văn bản sẽ được ban hành kèm theo
giúp mặt pháp lý của thị trường ngày càng hoàn thiện hơn. Đòng thời nhà nước cũng
cần có những chính sách quản lý, giám sát bảo đảm TTCK hoạt động công bằng,

công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.
4.2.TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT
Trong công văn số 997/VPCP-KTTH ngày 27/2, Thủ tướng Chính Phủ khẳng
định, chưa cần thiết áp dụng các giải pháp cấp bách kiểm soát ngoại hối đối với đầu
tư gián tiếp nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước đề xuất tại phiên họp ngày
12/2/2007 của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên,
Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu, Bộ tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và kể cả Bộ Công an, Thanh tra Chính Phủ tiến hành các
hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát bảo đảm sự tuân thủ các qui định của Nhà
nước đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. Kiên quyến xử
lí nghiêm và công khai các hành vi vi phạm pháp luật, kể cả việc rút giấy phép và
cấm các đơn vị, cá nhân này hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Theo Thủ tướng Chính Phủ, yêu cầu quan trọng để thị trường chứng khoán
tiếp tục phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững, cấp thiết phải hoàn thiện hệ thống
pháp luật, kiện toàn bộ máy quản lý và tăng cường các hoạt động giám sát thị
trường. Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các
cơ quan liên quan khẩn trương ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán, Pháp lệnh ngoại hối và các văn
bản có liên quan khác. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cần đề
xuất với Chính Phủ các giải pháp đồng bộ, phù hợp với từng tinh huống nhằm bảo
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×