Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI - THÚ Y " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.46 KB, 13 trang )


1
CÁC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI - THÚ Y

Research Priorities in the Field of Livestock – Husbandry and
Health


I. VAI TRÒ CỦA CHĂN NUÔI VÀ THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN TRONG CÁC NĂM
GẦN ĐÂY
1.1 Vai trò của chăn nuôi trongbphát triển kinh tế xã hội
Trước tiên, Chăn nuôi góp phần đa dạng hoá nông nghiệp và hiướng tới chuyển dịch tới
nền sản xuất có gia trị cao hơn trên một ha đất và trên một đơn vị lao động. Sản xuất chăn nuôi,
đặc biệt trong bối cảnh của một nền nông nghiệp đặc tr
ưng bởi các hộ sản xuất nhỏ, sẽ mang lại
cơ hội đạt được giá trị gia tăng cao hơn trên 1 ha so với sản xuất dựa trên cây trồng.
Thứ hai, triển vọng về sự tăng nhu cầu trong nước và quốc tế đối với các sản phẩm chăn
nuôi, đặc biệt là thịt lợn và gia cầm là tương đối cao.
Thứ ba, phát triển chăn nuôi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng dinh dưỡng cho người dân
bằng việc có thêm nhiều chất đạm hơn vào bữa ăn hàng ngày và giúp việc khắp phục tình trạng
thiếu chất đạm, suy dinh dưỡng.
Cuối cùng, chăn nuôi là một nguồn thu nhập quan trọng đối với phần lớn các hộ gia đình
nông dân ở Việt Nam, và đặc biệt những hộ gia đình ở vùng cao, nơi có tỷ lệ nghèo cao nhất; do
vậy, phát triển chăn nuôi sẽ mang lại tác động quan trọng trong việc giảm nghèo và phân phối thu
nhập.
1.2 Thành tựu phát triển chăn nuôi trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao cả
về số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm của ngành.
- Trong vòng 15 năm gần đây (1995 đến 20110), tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi
trong giá tr
ị sản phẩm nông nghiệp tăng từ 18,9% năm 1995 lên 27% năm 2008 và giá trị sản


phẩm ngành chăn nuôi tăng từ 16,2 ngàn tỷ đồng lên 97,9 ngàn tỷ động năm 2008 (tăng hơn 6
lần) với tốc độ tăng trưởng bình quân 7% năm.
- Về số lượng gia súc, gia cầm trong vòng 10 năm gần đây đều có tăng trưởng cao 4-5%/năm
(Bảng 2) và qua đó tổng sản lượng thịt tăng từ 1,84 triệu tấ
n năm 2000 lên 3,68 triệu tấn năm
2009 (gấp 2 lần) với tốc độ tăng năm sau so với năm trước 6,5-7%. (Bảng 2 và Bảng 3). Qua đó
cho thấy rằng năng suất chăn nuôi tăng.
Với số lượng trên 27,6 triệu con lợn năm 2009, Việt Nam đang trong danh sách Topten và
đứng vị trí thứ 5 trên thế giới về số lượng heo và đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng thịt. Tốc
độ tăng đàn lợn đạt trên 3,4%, tổng sản lượng thịt đạt 2,88 triệu tấn tăng 4,1% so với năm 2008.

2
Từ khi dịch cúm gia cầm xảy ra cho đến nay (2003 đến 2008) đã ảnh hưởng lớn đến chăn
nuôi gia cầm. Theo số liệu thống kê năm 2009 đàn gia cầm của Việt Nam đã thực sự được phục
hồi và có số lượng trên 280 triệu con, tăng 13,2% và sản lượng thịt đạt 467,3 ngàn tấn, tăng 12%
so với năm 2008, sản lượng trứng 5,2 tỷ quả tăng gần 7%.
Năm 2009, tổng đàn bò là 6,1 triệu con giảm 3,7% so với 2008, nhưng sản lượng thịt bò
đạt 255,7 ngàn tấn tăng 12,5%.

II. KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
GIAI ĐOẠN 2006-2010
2.1. Khai thác và sử dụng nguồn gen chất lượng cao và quý hiếm
Từ nhiều năm qua, nhất là những năm gần đây, các nhà khoa học đã hợp tác với cán bộ kỹ
thuật của cơ sở, cùng với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế tiến hành các nghiên cứu về giống
trong các chương trình, dự án giống quốc gia. Nhiều giống gia súc gia cầm ngoại đã được nhập
vào việc Việt Nam. Các nghiên cứu thành công về thích nghi và nhân thuần giống ngoại đã mang
lại kết quả mỹ mãn trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi ở Việt Nam. Đồng thời các nghiên
cứu về lai tạo và phát triển các giống mới phù hợp với các vùng sinh thái được tiến hành
- Về giống lợn:
Các giống thuần chủng Landrace,Yorkshire, Duroc, Peitran tốt nhất được nhập trực tiếp

từ các cơ sở giống có uy tín của Mỹ, Canada và các nước Bắc Âu. Năng suất bình quân đàn giống
luôn đảm bảo ổn định số con sơ sinh sống là 11,3 con; số con cai sữa/ổ là 10,3 con; số lứa
đẻ/nái/năm là 2,21lứa; chi phí thức ăn cho kg tăng trọng đã giảm đáng kể (2,8kg thức ăn/kg tăng
trọng năm 2001 giảm còn 2,6kg/kg tăng trọng năm 2009); bình quân số lợn con cai sữa/nái/năm:
23-24 con. Tuy nhiên các cơ sở giống lợn ngoại chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu giống
lợn Ông bà cho sản xuất.
Lợn lai (2,3 và thậm chí 4 máu lợn ngoại) đã nghiên cứu thành công cho các vùng đưa năng suất
chăn nuôi lên cao. Sau nhiều năm kết quả đã đưa khối lượng lợn suất chuồ
ng từ 45-50kg lên 70-
80kg và tỷ lệ nạc tăng từ 32% lên 52-57%. Với 27 triệu lợn hiện nay, tỷ lệ lợn lai đã chiếm trên
70%.
- Các giống bò sữa, bò thịt
- Đàn bò sữa: Bò sữa cao sản Holstein Friesian (HF) đã nhập vào Việt Nam và phát triển tốt ở
các vùng có khí hậu thích hợp như Mộc Châu và Lâm Đồng. Trong những năm gần đây, thay thế
bằng việc nhập bò sữa cao sản từ các nước hàn đới sang nhậ
p từ các nước (vùng) có khí hậu
nhiệt đới như Australia, Newzealand, cùng với công nghệ tiên tiên áp dụng vào chăn uôi bò sữa,
bò HF đang được nuôi tại các vùng khác như Tuyên Quang, Thanh Hóa và Nghệ An… Khả năng
thích nghi, năng suất sữa và khả năng sinh sản của bò HF tại Việt Nam khá cao, năng suất sữa
trung bình toàn đàn đạt 4,8-5,5 tấn/chu kỳ.
Bò lai giữa bò Holstein Friesian (HF) cao sản với bò lai cải tiến (Zebu) có tỉ lệ máu là 75% (¾)
đến 87,5% (7/8) máu HF là thích hợp. Năng suất sữa đàn bò sữa F2, F3 HF có năng xuất sữa từ

3
2200kg/chu kỳ những năm 1990 lên 4200- 4500 kg năm 2008, ngoài ra đàn hạt nhân mở (có
chọn lọc) đã lên đến 5200-5500 kg/ chu kỳ năm 2009.
- Đàn bò thịt:
Đã nhập các giống bò thịt chuyên dụng vào nuôi ở Việt nam như Red Angus, Drought Master,
Charolais. Limosine dùng cho nhân thuần và lai tạo bò thịt Việt Nam Chương trình ZeBu hóa
bằng con đường Thụ tinh nhân tạo: từ chỗ 27% năm 2001 lên đến 47% trong cả nước năm 2009;

Nâng trọng lượng bình quân từ 235 kg/con năm 2001 lên 265kg/con năm 2009. Đặc biệt ti
ến
hành lai tạo nâng cao năng suất chất lượng thịt với các giống bò chuyên thịt như Red Angus và
Drought Master. Kết quả đã nâng cao rõ rệt khả năng tăng trọng, tỷ lệ thịt xẻ của bò lai F1 - cao
hơn 30% so với của bò lai Sind.
- Chọn tạo được các dòng gà TP4, TP1, TP2, LV4, LV5, VP2, RA, HA2; tỷ lệ nuôi sống qua
các giai đoạn đạt: 95,38 – 97,86%, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt 2,2-2,3kg; năng suất trứng
đạt 175-178 quả/mái/năm; chon lọc dòng vịt chuyên thịt MT2, chọn lọc ổn định năng suất 2 dòng
vịt chuyên thịt cao sản T5 & T6 ở thế hệ III và 4 dòng vịt chuyên trứng C1, K1, CVL1, CVL4 ở
thế hệ III có năng suất cao, Đã chọn được 2 dòng ngan VS, 2 dòng ngan V5 và 2 dòng ngan V7,
ghép phối tạo thế hệ 1 của các dòng ngan VS51, VS52, VS71, VS72; năng suất trứng/mái/2 chu
kỳ đẻ từ: 188,16 đến 194,3 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 4,72 và 4,69 kg; Ngan thương phẩm
đến 84 ngày tuổi ngan trống
đạt 4106,7 - 4278,3 g và ngan mái: 2461,7 - 2556,7g; Tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng: từ 3,08-3,12 kg. Đã xây dựng 385 mô hình vịt, ngan sinh sản với quy mô
10.000 con, tỷ lệ nuôi sống cao (85%).
- Song song với việc nhập và khai thác nguồn gien của thế giới , các nghiên cứu về khai thác
nguồn gien quí bản địa như khai thác phát triển gà H’mông, Lợn rừng, gà Ri, gà Tàu vàng đã
góp phần đáng kể trong việc khai thác nguồn gien bản địa quý hiếm phục hồi sản xuất và góp
phần đa dạng sinh học.
2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi
Trong chăn nuôi, thức ăn đóng vai trò quan trọng chiếm tới 70% cơ cấu giá thành sản
phẩm. Cácc nghiên cứu về dinh dưỡng đã được tiến hành nhiều năm qua và bước đầu đã có các
nghiên cứu cơ bản về dinh dưỡng gia súc.
- Xác định nhanh được năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) và năng
lượng thuần cho duy trì (NEm) và cho sản xuất của một số loại thức ăn và khẩu phần thường
dùng cho gia súc nhai lại (bò sữa, bò thịt, cừu). Trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng
cho các loại gia súc ở các giai đoạn phát triển khác nhau (nhu cầu về năng lượng, protein cho duy
trì và cho sản cho sản xuất), các nghiên cứu tiếp theo về khẩu phần và chế độ nuôi dưỡng được
tiến hành đã mang lại kết quả khích lệ trong việc khai thác và sử dụng nguồn th

ức ăn sẵn có của
địa phương, giảm chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Về tiêu tốn thức ăn hiện đạt mức 2,5-
2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng ở lợn, trong khi đó ở các nước chăn nuôi tiên tiên với chất lượng
giống tốt và nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn cũng phải ở mức tiêu tốn 2,3-2,4 kg
thức ăn/kg t
ăng trọng. Cũng tương tự đối với gà mức tiêu tốn cho một kg tăng trọng đối với gà
thịt và cho 10 quả trứng đạt mức tiên tiến không thua kém các nước trong khu vực (Đối với gà

4
công nghiệp trăng: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 1,7-1,8 kg; gà lông màu:2,4-2,6 kg;
tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,6-1,7kg).
2.3. Phát triển nguồn thức ăn và khai thác, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có
- Chọn lọc và phát triển được 18 giống cây thức ăn xanh nhiệt đới (9 nhóm giống cỏ hòa thảo
trồng cạn; 02 nhóm giống cỏ hòa thảo chịu úng ngập; 5 nhóm giống cỏ họ đậu và 02 nhóm cây
đa mục đích). Năm 5 giống cây thức ăn xanh ( 2 họ đậu: Stylo, keo dậu và 3 hoà thảo: Voi,
Ghinê, Brachiaria brizantha) đã được chọn lọc, nhân thuần và triển khai rộng trong sản xuất có
năng suất cao dùng cho sản xuất thúc ăn xanh cho chăn nuôi. Năng suất của các giống Brachiaria
brizantha đạt 96 tấn/ha và Stylo đạt 84 tấn/ha (đạt gấp đôi so với sản xuất đại trà). Năng suất hạt
giống của cỏ Paspalum đạt 320kg/ha; Cỏ stylo: 139kg/ha; cỏ Brachiaria: 50kg/ha (tă
ng 17-20%
so với đại trà).
- Chọn lọc và trồng thử nghiệm được một số giống cỏ ôn đới (Yến mạch - Avera Strigosa) có
năng suất chất xanh đạt khoảng 60 tấn/ha. Protein(19%), năng lượng (4300kcal) và có hàm lượng
chất xơ thấp (27%). Đây là một loại cây thức ăn có chất lượng tốt dùng cho chăn nuôi bò sữa, thịt
trong mùa đông ở vùng núi cao phía Bắc.
- Chọn lọc và nhân thuần được 2 giống cao lương (Sorghum Bicolor) thu
ần chủng trong nước có
giá trị dinh dưỡng cao, cho năng suất 25,2 tấn/ha thân tươi và 2-3 tấn hạt phục vụ phát triển chăn
nuôi ở những vùng/khu vực có điều kiện khó khăn như rét lạnh (Miền núi phía Bắc) và khô hạn
(Miền Trung).

- Các nghiên cứu về sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ( rơm, thân cây ngô, lõi ngô…) nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng và giá trị dinh dương của thức ăn. Kết quả của nghiên cứu về sử dụng phụ
phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt cho thấy: Sử
dụng 100% lõi ngô hoặc 100% thân cây ngô, hoặc 33% lõi ngô + 67% thân cây ngô làm thức ăn
thô phối trộn trong khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao (41%) để vỗ béo bê đực HF và bò lai Sind
có hiệu quả rõ rệt.Vỗ béo bê đực HF ở độ tuổi 12 tháng: Tăng trọng từ 718- 879 g/ con/ ngày.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng đạt từ 6,56- 7,58kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 46,2- 48,3 %, tỷ lệ
thịt tịnh đạt từ 41,6- 43,9%. Vỗ béo bò đực lai Sind: Tăng trọng bình quân đạt từ 0,7- 0,88 kg/
con/ngày. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng: 8,35- 9,56 kg. Giảm từ 15 -20% giá thành sản
phẩm.
2.4. Sản xuất và sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi
- Đã sản xuất thành công 2 chế phẩm probiotic dạng bột và 1 chế phẩm d
ạng lỏng làm thức ăn bổ
sung cho lợn và gia cầm. Kết quả sử dụng chế phẩm trên đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở
lợn 15-20%, tăng trọng cao hơn so với đối chứng 6-10% và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng
giảm 7-12%.
- Nghiên cứu sản xuất và sử dụng Hỗn hợp khoáng KL-01 để phòng chống bệnh sát nhau và bại
liệt ở bò. Kết qu
ả, giảm tỉ lệ sát nhau xuống còn 2,5-3,5 %, tỉ lệ bò bị bại liệt trước và sau khi đẻ
1 tháng: Bò sữa 0,015%, đối với bò thịt 0 %. Thời gian ra nhau sau khi đẻ 30-35 giờ, thời gian
sạch dịch bẩn rút ngắn được 5,5 ngày so với không được ăn sản phẩm. Sản phẩm đã được cung
cấp cho 15 tỉnh thành trong cả nước.

5
- Nghiên cứu chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (từ cây Bọ mắm, Hoàng liên Ô rô, Củ gừng
vv…) nhằm thay thế kháng sinh tổng hợp phòng trị bệnh tiêu chảy và hô hấp ở lợn và một loại
chế phẩm khác nhằm kích thích sinh trưởng ở gia súc, gia cầm. Kết quả bước đầu cho thấy hiệu
quả và tác dụng cao trong sản xuất. Hiện đang được thử nghiệm ở quy mô lớn hơ
n.
2.5.Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi

* Công nghệ gen động vật:
+ Nghiên cứu xây dựng được các quy trình xác định các gen HAL, gen ESR để chọn giống heo,
gen BLAD để chọn giống bò sữa.
+ Xác định được các gen liên quan đến tính trạng sản xuất như Halothane trên lợn, gen
Kappacasein và β-lactoglobulin trên bò Đăng ký được 40 đoạn gen liên quan đến các tính trạng
kinh tế và năng suất sinh sản trên ngân hàng gen thế giới.
+ Tách triết thành công ADN trên bò rừng, gà nội xác định khoảng cách di truy
ền giữa các
giống gà nội, xác định được các gen liên quan đến tính kháng bệnh của gà
* Công nghệ tinh phôi:
- Sản xuất phôi bò invivo và invitro, công nghệ đông lạnh, giải đông và cấy truyền phôi
phục vụ công tác tạo và nhân giống bò. Đến nay đã có có khoảng gần 300 bò sữa được sinh ra
nhờ ứng dụng công nghệ này.
- Sản xuất tinh lợn cọng rạ đông lạnh với hoạt lực sau giải đông từ 35- 48%, trung bình là
43,41%; Sản xuất được huyết thanh ngựa chửa (HTNC) đông khô có hoạt tính sinh học cao; môi
trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày Viện Chăn nuôi (VCN và LVCN) có giá trị
bảo tồn 5-7 ngày.
- Cấy phôi tươi, phôi đông lạnh trên lợn nái sinh sản với kết quả lợn nái đã sinh được trung
bình 12 – 16 con/ổ.
- Thụ tinh nhân tạo ngan để tạo con ngan lai vịt cho mục đích nhồi gan béo phục vụ xuất
khẩu. Con ngan lai vịt bằng công nghệ TTNT
để nhồi gan béo thu lãi cao hơn 80 – 100 ngàn
đồng/con so với nuôi ngan thương phẩm,. Địa bàn áp dụng: tại các tỉnh Hải phòng, Bắc ninh, Hà
nội, Quảng Nam.
2.6.Chế biến nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi
Công nghệ chế biến các sản phẩm chăn nuôi ít được nghiên cứu. Về cơ bản là do thiếu đội
ngũ nghiên cứu chuyên ngành. Tuy nhiên, một vài kết quả được đánh giá cao góp phần đa dạng
sản phẩm và gia tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi.
- Công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến gan béo: Dùng ngan đực dòng R71 để sản xuất gan béo
mới đạt hiệu quả kinh tế (các dòng ngan khác không có khả năng này); Sản phẩm gan béo có khả

năng cạnh tranh cao (giá bán chỉ bằng 50% giá bán sản phẩm của Pháp). Chất lượng sản phẩm
gan béo đánh giá cao, thay thế được sản phẩm gan béo nhập từ Pháp (đạt tiêu chuẩn vệ sinh; Pr.
9%; Lipit 29-32%). Sản phẩm gan béo
đã đoạt cúp vàng tại hội chợ TECHMART 2006, 2007.
- Công nghệ chế biến súp thịt gà ăn liền; quy trình sản xuất gia vị tẩm ướp dung trong công nghệ
chế biến thịt lợn, gia cầm, thỏ…

6
- Các quy trình sản xuất giò lụa từ thịt đông lạnh, sản xuất thịt đông đóng hộp Các sản phẩm
trên đã bước đầu có mặt tại thị trường trong nước, đặc biệt tại các thành phố lớn.
- Các qui trình bảo quản trứng gà tươi bằng phun dầu paraffin, công nghệ bảo quản trứng gia
cầm thương phẩm trong môi trường kiềm; chế biến trứng muố
i và trứng bọc thuốc bắc. Kết quả, đã
kéo dài thời gian bảo quản của trứng gà đến 5 tuần vào mùa hè.
2.7 Nghiên cứu về dịch tễ học một số bệnh nguy hiểm ở Việt Nam như bệnh Cúm gia cầm, bệnh
Lở mồm long móng, bệnh Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh Tai xanh), cùng với việc
nghiên cứu đánh giá, thử nghiệm thành công các loại vác-xin đã góp phầ
n quan trọng trong việc
giám sát sự lưu hành tác nhân gây bệnh, đề xuất sử dụng vác xin và các giải pháp phòng chống
thích hợp.
2.8 Nghiên cứu và sản xuất vacxin.
Các loại vacxin này được sử dụng rộng rãi trong cả nước và đã được nhận giải cúp vàng
nông nghiệp tại triển lãm nông nghiệp quốc tế Agroviet như:
+ Vacxin tái tổ hợp phòng bệnh cúm gia cầm bằng kỹ thuật biểu hiện gen mã hóa kháng
nguyên HA của virut cúm A/H5N1 trong nấm men Pichia pastoris
- Vacxin phòng bệnh bại huyết và tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella choleraesuis và Salmonella
typhimurium gây ra ở lợn sau cai sữa. Vacxin có độ an toàn cao (100% trên chuột bạch) và hiệu
lực đạt 90%.
+ Vacxin tụ huyết trùng gia cầm: sản xuất từ vi khuẩn Pasteurella multocida chủng PA.1,
PA.2 theo công nghệ lên men vi sinh trong hệ thống lên men khép kín. Vacxin ở dạng vô hoạt,

được bổ sung chất bổ trợ keo phèn tăng cường và kéo dài khả năng miễn dịch. Vacxin tiện cho
việc sử dụng, an toàn và hiệu lực cao.
+ Vacxin tụ huyết trùng trâu bò: sản xuất từ vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Iran,
sử dụng tiện lợi , an toàn và hiệu lực cao.
+ Vacxin dịch tả lợn đông khô: sản xuất từ virut dịch tả lợn nhược độc chủng C, có tính
ổn định cao về an toàn và hiệu lực.
+ Vacxin kép nhược độc tụ huyết trùng và phó thương hàn lợn đông khô: có tính ổn định
cao về an toàn và hiệu l
ực, rất tiện lợi cho việc sử dụng.
+ Vacxin dịch tả lợn nhược độc đông khô: Phòng bệnh dịch tả cho lợn. Dùng cho lợn sau
cai sữa.
+ Vacxin viêm gan vịt-ngan nhược độc đông khô: Phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm cho
vịt-ngan.
2.9 Nghiên cứu một số chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi
+ Kháng thể khác loài phòng trị bệnh tiêu chảy bò, bê do vi khuẩn E.coli và Salmonella
gây ra, giá thành hạ, hiệu quả cao (70-80% bê nghé khỏi b
ệnh sau 3-5 ngày điều trị).
+ Kháng thể bột lòng đỏ trứng gà phòng trị bệnh tiêu chảy, phù đầu lợn do vi khuẩn E.coli
gây ra, hiệu quả khỏi 80-90% sau 2-3 ngày điều trị.

7
+ Kháng nguyên chất tiết sán lá gan lớn để chẩn đoán bệnh Sán lá gan lớn ở gia súc và
người
+ Chế tạo kháng nguyên Mycoplasma gallisepticum (MG) dùng trong chẩn đoán bệnh
CRD tại một số cơ sở chăn nuôi gà

III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU
GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.1 Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 tại Quyết định số

10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 với mục tiêu như sau:
- Đến năm 2020. về cơ bản các sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo phương thức trang
trại. công nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh. an toàn vệ sinh thực phẩm. bảo vệ môi trường; đáp
ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp: đạt 32% vào năm 2010; 38% năm 2015
và 42% năm 2020.
3.2. Những trở ngại trong phát triển chăn nuôi
3.2.1 Năng suất chăn nuôi thấp
Chăn nuôi chiếm 27% giá trị gia tăng trong tổng GDP của ngành nông nghiệp; với
khoảng 70% lực lượng lao động tham gia vào sản xuất chăn nuôi, điều đó có nghĩa là năng suất
lao động của ngành là thấp. Năng suất chăn nuôi thấp do nhiều yếu tố. Trước hết là giống, các
giống gia súc và gia cầm của Việt Nam ngoài ưu điểm như chất lượng thịt thơm, ngon, khả năng
chống chịu bệnh tốt và thích ứng với phương thức chăn nuôi đầu tư thấp, còn chủ yếu có tầm vóc
nhỏ bé, khả năng sản suất thấp. Trong khi đó điều kiện và khả năng chăn nuôi các giống ngoịa và
giống cải tiến còn hạn chế. Thứ hai là yếu tố thức ăn (thiếu về số lượng, nghèo về chất lượng) và
phương thức chăn nuôi đầu tư thấp. Thứ ba là yếu tố quy mô nhỏ, nông hộ, trình độ trong chăn
nuôi thấp có nơi còn lạc hậu nên không thể áp dụng các công nghệ chăn nuôi tiến để giảm chi phí
sản xuất.
3.2.2 Giá thức ăn gia súc cao, chất lượng thức ăn gia súc thấp
Ngành công nghiệp thức ăn gia súc ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ năm
1994 đến nay. Do quá trình đổi mới, đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào
ngành này đã làm cho sản lượng thức ăn công nghiệp tăng trung bình hàng năm hơn 23% trong
suốt giai đoạn từ 1988 đến 1998, và tỷ lệ thức ăn công nghiệp tiệu thụ tăng từ 1% lên 27%. Giá
thức ăn gia súc ở Việt Nam cao so với mặt bằng quốc tế, đặc biệt đối với nguyên liệu như ngô và
đậu tương.
3.2.3 Thú y và dịch vụ thú y chưa mạnh
Chăn nuôi chủ yếu là nhỏ, phân tán. Dich bệnh sảy ra thường xuyên và ngày càng có nguy
cơ cao hơn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra ngày càng lớn. Đây là trở ngại lớn cho phát triển chăn

8

nuôi vì nó liên quan đến tất cả các mặt trong sản xuất chăn nuôi như đầu tư, năng suất chất lượng
sản phẩm, hiệu quả trong chăn nuôi, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và quan trọng
hơn nữa là sức khỏe cộng đồng.
3.2.4 Công nghiệp chế biến và giết mổ kém phát triểnNgành hàng chế biến thịt và giết mổ gia
súc ở Việt Nam phải đối mặt với một loạt các vấn đề. Hiện tại, các loại thịt và sản phẩm từ thịt
bán ở thị trường Việt Nam nhìn chung không đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng và vệ
sinh thực phẩm, do vậy đã hạn chế không chỉ đối với cơ hội xuất khẩu, mà quan trọng hơn là gây
nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng.
3.2.5 Thị trường yếu kémvà giá sản phẩm chăn nuôi cao
Giá thịt ở Việt Nam tương đối cao so với giá quốc tế, và khả năng cạnh tranh thấp hoặc không có.
Tiềm năng đối với xuất khẩu thịt quy mô lớn rất hạn chế bởi giá cả và chất lượng nhất là về mặt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm à dịch bệnh. Giá các sản phẩm chăn nuôi biến động trong
năm vì yếu tố mùa vụ.
Việc thiếu một hệ thống thị trường chăn nuôi có tổ chức có 2 tác động chính đến người
sản xuất. Thứ nhất, thiếu mối liên kết trực tiếp giữa người tiêu dùng và người sản xuất. Thứ hai,
thiếu một môi trường cạnh tranh.
3.2.6 Hệ thống nghiên cứu và khuyến nông không mạnh, thiếu kinh phí và kết quả hoạt động
chưa cao
T
ổng ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu nông nghiệp tương đương với 1,7%
tổng chi tiêu công cộng trong nông nghiệp và bằng 0,08% tổng thu nhập quốc dân của ngành
nông nghiệp. Trong khí đó Trung quốc chi gấp 4 lần so với Việt Nam, và Thái Lan chi gấp 14
lần.
- Đội ngũ cán bộ KH & CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các “ tổng công trình sư”, đặc
biệt là thiếu cán bộ KH & CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH & CN theo ngành
nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý.
Ngân sách nhà nước giành cho các dịch vụ khuyến nông ở mức thấp, và tỷ lệ ngân sách
khuyến nông giành cho các hoạt động liên quan đến chăn nuôi chiếm khoảng 20%. Thiếu nguồn
lực, có nghĩa là thiếu thiết bị, phương tiện và chính sách khuyến khích người cung cấp dịch vụ
khuyến nông. Hầu hết cán bộ khuyến nông có ít hoặc không được đào tạo về kỹ năng giao tiếp và

marketing. Dịch vụ khuyến nông chủ yếu tập trung vào các vấn đề kỹ thuật của sản xuất hơn là
cung cấp thông tin về thị trường, chính sách hoặc tín dụng.
3.3 Định hướng nghiên cứu chăn nuôi-thú y giai đoạn 2011-2015
- Nghiên cứu nâng cao năng suất chăn nuôi thông qua cải thiện giống, chế độ dinh dưỡng thích
hợp trên cơ sở của nghiên cứu tiêu chuẩn, khẩu phần và phương thức nuôi dưỡng nhằm sử d
ụng
hiệu quả thức ăn, giảm chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm và phát triển các phương thức
chăn nuôi thích hợp, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi
ở các vùng trên cơ sở hiệu quả cao, bền vững và bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi bao gồm: Thức ăn giàu năng lượng (ngô, s
ắn,
), thức ăn giàu đạm (đậu tương, Yến mạch ….), thức ăn bổ sung (Axít-amin, premix khoáng,

9
premix-vitamin ….) các loại cây thức ăn chăn nuôi họ đậu, họ thảo (cỏ voi, cỏ Ghi nê, có Stylo
…), khai thác, chế biến, bảo quản và sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp (rơm,
thân cây ngô …), phế phụ phẩm chế biến hoa quả và thủy sản.
- Nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ cho công tác chẩn đoán, phòng
chống bệnh thay thế kháng sinh, kích thích sinh trưởng và tiêu hóa thức ăn, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường v.v…
- Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp từng bước
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, các nhóm sản phẩm chủ lực gắn với giết mổ, chế biến
công nghiệp, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả,
khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ
- Nghiên cứu về dịch tễ học và giám sát các bệnh nghiêm trọng làm cơ sở đề xuất các biện pháp
phòng chống dịch bệnh, ngăn chăn các bệnh ngoại nhập. Nghiên cứu sản xuất các loại vác-xin thế
hệ mới nhất là những loại vác xin đa giá hiệu lực cao, ưu tiên phát triển các vác xin phòng các
bệnh nguy hiểm sử dụng nguồn kháng nguyên phù hợp chủng của Việt Nam.
- Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp (cơ chế-chính sách-kinh tế-kỹ thuật) phát triển chăn nuôi
bền vững, có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường

3.4 Những ưu tiên nghiên cứu
3.4.1 Về chăn nuôi
- Chọn lọc, lai tạo và nhân giống các gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
tế cao thích hợp với điều kiện chăn nuôi của từng vùng sinh thái ở Việt Nam.
- Nghiên cứu tạo nguồn thức ăn phong phú về chủng loại và chất lượng cao, nhất là thức ăn giàu
năng lượng (ngô, cao lương…) thức ăn giầu đạm (đậu tương, cây thức ăn họ đậu ….) chú trọng
đến phát triển nguồn thức ăn tại chỗ.
- Nghiên cứu sản xuất, bảo quản và sử dụng các loại thức ăn bổ sung (Các Axít amin, Premix
khoáng, Premix vitamin…) và các chế phẩm phục vụ chăn nuôi (tăng khẳ năng kháng bệnh, tiêu
hóa thức
ăn, giỏam thiểu ô nhiễm môi trường …)
- Nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật sinh học, nhất là kỹ thuật về sinh sản (thụ tinh nhân tạo, kỹ
thuật di thực phôi), công nghệ sinh học… nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Các giải pháp KHCN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi, nhất là thức ăn thô
cho gia súc nhai lại (giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm, khai thác và sử dụ
ng
nguồn thức ăn sẵn có, phụ phẩm trong nông – công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi như rơm rạ,
thân cây ngô, bã dứa, phụ phẩm trong chế biến thủy hải sản …)
- Nghiên cứu các phương pháp KHCN nâng cao hiệu quả chăn nuôi (quy mô, phương thức, chất
lượng sản phẩm ), marketing, chế biến sản phẩm chăn nuôi.
- Nghiên cứu các giải pháp KHCN phát triển chăn nuôi trong mối quan hệ phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường; và trong mối quan hệ kinh tế hội nhập và toàn cầu hoá.
3.4.2 Về Thú y

10
- Hoàn thiện, nâng cấp những loại vác xin đã có để đủ sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả với
vác xin nhập ngoại, nhất là những loại vác xin đa giá hiệu lực cao, ưu tiên phát triển các vác xin
phòng các bệnh nguy hiểm sử dụng nguồn kháng nguyên phù hợp chủng của Việt Nam
- Nghiên cứu các sinh phẩm trong chẩn đoán và điều trị, nhất là các chế phẩm thay thế một phần
kháng sinh, giảm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi.

- Ưu tiên các nghiên cứu về giám sát dịch tễ học các bệnh quan trọng như bệnh Cúm gia cầm,
Bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh góp phần đắc lực trong phòng chống dịch bệnh. Phát
hiện bệnh mới, bệnh nhập ngoại

IV. NĂNG LỰC NGHIÊN NGHIÊN CỨU
4.1 Lực lượng nghiên cứu
Hiện tại Bộ Nông nghiệp và PTNT có hệ thống nghiên cứu gồm 11 viện với tổng số cán bộ
viên chức 7934 người, trong đó có 4503 người có trình độ đại học trở lên (Tiến sỹ: 426, Thạc sỹ:
1268, Cử nhân: 3809).
Lực lượng nghiên cứu về chăn - thú y chủ yếu ở 3 viện (Viện Chăn nuôi, Viện Thú y và Viện
KHKTNN Miền Nam) và cũng chỉ tập trung ở 2 thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
* Viện Chăn nuôi: Tổng số: 695 người, biên chế chính thức: 437 người (41%). Tổng số cán
bộ có trình độ cử nhân trở lên: 595 người, Trong đó: Tiến sỹ: 48 (8%), Thạc sỹ 113 (19%), Cử
nhân: 434 (73%)
* Viện KHKTNN Miền Nam: Tổng số: 139, Trong đó 73 người có trình độ cử nhân trở lên.
Trong đó: Tiến sỹ 10, Thạc sỹ: 20, Cử nhân: 43 (58%).
* Viện Thú y: Tổng số 182 người, Trong đó, Tiến sỹ 21, Thạc sỹ: 19 và Đại học 68
Ngoài ra còn có lực lượng nghiên cứu khác trong và ngòa Bộ như lực lượng nghiên cứu
của các trường đại học nnông nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (ĐHNN Hà Nội, ĐHNNL
Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Cần Thơ …) các trung tâm nghiên cứu thuộc Tổng công ty, Công ty thuộc
Bộ như Trung tâm nghiên cứu Ong Trung ương (thuộc Tổng Công ty Ong), Trung tâm nghiên
cứu Thú y Nam Bộ (Thuộc Công ty thuôc thú y Trung ương 2) vv…
Đặc điểm cơ bản của lực lượng cán bộ nghiên cứu thuộc Bộ NN và PTNT nói chung và trong
chăn nuôi thú y nói riêng là:
- Cơ cấu không thích hợp, phần lớn là cán bộ có trình độ cử nhân (85%) và phân bố không
thích hợp đối với từng lĩnh vực chuyên ngành, phần lớn cán bộ nghiên cứu về chăn nuôi
thuộc 2 lĩnh vực di truyền giống và thức ăn.
- Phân bố không đều ở các vùng sinh thái, chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh
- Thiếu và yếu đội ngũ nghiên cứu về các lĩnh vực như công nghệ cao như công nghệ sinh

học (công nghệ protein, công nghệ Enzyem, công nghệ vi sinh), sinh lý, sinh hóa, vi sinh
vật trong chăn muôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi. Đây là những lĩnh vực mà những năm

11
gần đây trên thế giứoi có tốc độ phát triển như vũ bão và có nhiều thành tựu lớn lao góp
phần quan trọng trong phát triển sinh học nói chung và nông nghiệp nói riêng.
4.2 Kinh phí cho nghiên cứu
- Đầu tư nhà nước từ vốn sự nghiệp khoa học cho KH&CN nông nghiệp và nông thôn
ngày càng tăng (trung bình tăng 11-12%/năm). Năm 2001 kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp khoa
học cho Bộ NN & PTNT là 189 tỷ đồng (bao gồm cả lương và hoạt động bộ máy của các viện
nghiên cứu) tăng lên 504 tỷ đồng năm 2010.
- Tuy nhiên, kinh phí trên vẫn còn thấp so với nhu cầu, và thấp rất nhiều so với mục tiêu đề ra.
Hiện tại đầu tư cho KHCN chỉ chiếm 2% chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển KH&CN,
tương đương khoảng 0,4% GDP, nếu tính cả các chi phí của khu vực sản xuất kinh doanh cho
KH&CN thì tổng đầu tư toàn xã hội cho KH&CN đạt khoảng 0,7% GDP. Trong lúc đó, mục tiêu
đặt ra tại Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) là “đưa tổng mức đầu tư xã hội cho KH&CN đạt
1% GDP vào năm 2005 và 1,5% GDP vào năm 2010”.
- Hàng năm kinh phí cho nghiên cứu lĩnh vực chăn nuôi và thú y khoảng 28-30 tỷ đồng (chiếm
14% trổng tổng kinh phí cho nghiên cứu của Bộ NN và PTNT. Số đề tài và dự án sản xuất thử
nghiệm hàng năm 30-35 đề tài cấp Bộ, 25-30 đề tài cấp cơ sở.
4.3 Những yếu kém trong nghiên cứu và nguyên nhân
Thứ nhất là Chưa có một chiến lược nghiên cứu chăn nuôi và thú y ở Việt Nam được xây dựng có
sự trợ giúp của phương tiện và công cụ tiên tiến có cơ sở khoa học.Chiến lược như vậy sẽ có mục
tiêu, định hướng và kế hoạch cụ thể cho tưng giai đoạn trước mắt (5 năm), trung hạn (5-10 năm)
và dài hạn (10-15 năm). Trên cơ sở đó, các tổ chức khoa học công nghệ cũng như cá nhân xây
dựng kế hoạch nghiên cứu và đề xuất nhiệm vụ cho từng giai đoạn và như vậu kế hoạch nghiên
cứu hàng năm sẽ logic, biện chứng, khả thi và hiệu quả hơn. Việc xây dựng các đề tài, dự án
nghiên cứu hàng năm theo quy trình hiện tại sẽ ẩn chứa rủi ro lớn về tính liên tục, hiệu quả, chưa
kể mặt trái của nó là “nể nang” hoặc “hiệp thương”.
Thứ

hai là Năng lực khoa học của các tổ chức, các nhân nghiên cứu còn thiếu và yếu. Năng lực
khoa học ở đây muốn đề cập một cách toàn diện các khía cạnh, bao gồm: Khả năng nghiên cứu,
Chất lượng nghiên cứu, Quản lý nghiên cứu, Sử dụng kết quả nghiên cứu, Phát hiện và đề xuất ý
tưởng mới và trên tất cả là danh tiếng của tổ chức, các nhân.
- Về khả nă
ng nghiên cứu: Đội ngũ nghiên cứu về chăn nuôi thú y thuộc bộ hiện nay thiếu và
yếu. Việt Nam với dải rộng trên 3 nghìn km với 8 vùng lãnh thổ mà tổng số cán bộ từ đại học trở
lên chi 776 người, đó là chưa kể 50% số đó không làm công tác nghiên cứu (hoặc ở các bộ phận
dịch vụ khoa học như phòng quản lý khoa học và HTQT, phòng Tài vụ, Phòng Đào tạo hoặc
làm công tác quản lý sản xuất
ở các trung tâm, trạm trại, hoặc làm công tác quản lý …). Hơn thế
nữa, các viện nghiên cứu lại có trụ sở tại các thành phố (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh), tất nhiên
có trung tâm các vùng miền, nhưng nhiều nơi vắng bóng nghiên cứu (trừ trường hợp điều tra sản
xuất hây điều tra dịch bệnh). Do vậy một số tỉnh văng bóng ở các địa bàn nghiên cứu như Bắc
cạn, Lao cai ở phía Bắc, Quả
ng Nam, Quảng Ngãi ở Miền Trung, Cà Mau, Sa Đéc, Bến Tre ở
Miền Nam. Hơn thế nữa, một số lĩnh vực công nghệ cao có rất ít hoặc không có. Về yếu, thống
kê trên cho thấy trên 70% cán bộ nghiên cứu có học vấn đại học, phần lớn đào tạo trong nước,

12
hạn chế về ngoại ngữ, tiếp cận với bên ngoài, thậm chí không có điều kiện tiếp cận thực tế sản
xuất tại các vùng miền của đất nước. Do vậy không đề xuất được vấn đề cần nghiên cứu, cũng
như công cụ nghiên cứu tiên tiến để đạt được mục tiêu đề ra.
- Về chất lượng nghiên cứu: Trong những năm gầ
n đây, nhờ có một số cán bộ nghiên cứu đầu
đàn được đào tạo bài bản, với sự mở rộng giao lưu quốc tế và đầu tư trang thiết bị cho nghiên cứu
nên có một số nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao so với các nước khu vực và thế giới. Song
phần lớn vẫn ở trình độ thấp với các phương pháp và công nghệ thông thường.
- Về sử dụng kết quả
nghiên cứu: Nhiều nghiên cứu chỉ dừng ở mức quan sát, phát hiện chưa

biến thành sản phẩm, chuyển giao vào sản xuất. Thành tích tốt nhất chuyển giao kết quả vào sản
xuất bên chăn nuôi chủ yếu là con giống và bên thú y là vác xin. Nguyên nhân chủ yếu có nguồn
gốc sâu xa từ đào tạo (chúng ta đào tạo về một kỹ thuật cụ thể), sau đến là các đề tài nghiên cứu
không đồng bộ, thiếu năng lực và kiến thức tổng hợp để khâu nối các kỹ thuật (technique) thành
công nghệ (technology), khâu nối các công nghệ thành chuỗi sản xuất (production chain) và cao
hơn nữa là chuỗi giá trị (value chain).
- Phát hiện và đề xuất ý tưởng nghiên cứu mới rất hạn chế. Nguyên do chủ yếu là chất lượng đội
ngũ nghiên cứu yếu. Hàng năm có hàng ngà đề xuất, nhưng không quá 10% được Hội đồng tư
vấn chấp nhận lý do chủ yếu là các nghiên cứu manh mún, không thực tế. Những đề xuất phần
lớn là những vấn đề biết làm, không phải vấn đề cần làm.
- Về quản lý nghiên cứu của các tổ chức khoa học công nghệ chưa thật mạnh. Quản lý ở đây hiểu
đầy đủ bao gồm quản lý phát triển, quản lý trong khai thác và sử dụng nguồn lực, quản lý trong
triển nghiên cứu và phổ biến nghiên cứu đến người sử dụng kết quả nghiên cứu.
Tổng hợp chung, chắc còn phải phấn đấu nỗ lực trong một thời gian dài nữa chúng ta may
ra có được các tổ chức,cá nhân nghiên cứu danh tiếng trong nước, khu vực và thế giới.
Thứ ba là: Đầu tư cho nghiên cứu còn thấp.
Trong những năm gần đây, đầu tư nhà nước cho khoa học đã được trú trọng và ngày một
nâng cao. Tuy nhiên còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 1,5% GDP (hi
ện khoảng 0,7%GDP).
Thứ tư là Cơ chế và chính sách trong hoạt động KHCN còn bất cập
Quản lý khoa học hiện nay mang nặng hình thức quản lý hành chính, ít chú trọng đến chất
lượng và kết quả nghiên cứu. Quản lý tài chính còn quá phức tạp. Nghị định 115/2005-NĐ-CP ra
đời lúc đầu được coi như là luồn gió mới cởi trói cho các nhà khoa học, có người con ví như là
Khoán 10 trong nông nghiệp ở thời bao cấp. Qua mấy năm thực hiện, bộc lộ nhiều bất cập, khó
khăn trong áp dụng bởi bị ràng buộc bởi các Luật liên quan (Luật Tài chính, Luật Công chức,
Luật lao động…). Bộ Nông nghiệp và PTNT rất tích cực triển khai và xung phong làm thí điểm
với một vài điểm “phá rào” nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của các Bộ/ngành có
liên quan.
Ngoài ra, còn nhiều cơ chế, chính sách chưa thật sự khuyến khích thúc đẩy phát triển khoa
học công nghệ, nhất là cán bộ làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp làm việc trong

điều kiện nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thứ năm là Thiếu tông tin, liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất

13
Nhìn chung các nghiên cứu trong nông nghiệp nói chung và trong chưn nuôi nói riêng là
nghiên cứu ứng dụng và do vậy rất nhanh đi vào vào sản xuất và mang lợi nhuận cho nông dân.
Nhưng như trình bày ở các phần trên không nhiều các kết quả nghiên cứu về chăn nuôi-thú y
được áp dụng trong sản xuất. Nguyên do ngoài mặt công nghệ phù hợp và hoàn thiện còn có
nguyên do là thiếu liên kết, thiếu thôn tin và người cung cấp dịch vụ không biết người cần dịch
vụ.

×