Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Luận án quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi hiv aids tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 240 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM
BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI

PGS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI

HÀ NỘI, 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM
BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 976 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

PGS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI
HÀ NỘI, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với đề tài “Thực trạng
quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh” – là một cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai
Những dữ liệu thông tin và số liệu trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy
đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp được thực hiện đảm bảo tính
khách quan và trung thực. Trong q trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh có cơng bố
một số kết quả trên các tạp chí khoa học của ngành, tham gia tham luận trong các Hội
thảo Khoa học Quốc Tế Công tác xã hội. Kết quả nghiên cứu của Luận án này chưa
từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan chịu hồn tồn mọi trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và
tính xác thực đối với nghiên cứu của mình.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

....................................


LỜI CÁM ƠN


Với những tình cảm chân thành và tấm lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin
cảm ơn PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận
án.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viên Khoa Học xã hội; Khoa
Xã hội học, Tâm lý học, và Công tác xã hội, Quý Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà
khoa học đã giảng dạy, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Sr. Pascal - người đã hỗ trợ và đồng hành, Các Thầy
Cô Suppervisors, các bạn Chuyên gia Viện Tâm lý xã hội Quốc Tế Mỹ đã ủng hộ,
tạo điều kiện và luôn động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình theo học NCS
và thực hiện luận án; Tổ chức World Wide Orphans, Trường Quốc Tế Mỹ, Viện
Tâm lý Xã hội Quốc Tế Mỹ, Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề
Thiếu niên TP.HCM, cán bộ Quản lý trường hợp, các em bị AHBHA và gia đình
trong địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Luận án được hồn thiện cũng nhờ có sự động viên và hỗ trợ về tinh thần
của người thân, bạn bè đồng nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Dù đã rất cố gắng, nhưng luận án cũng không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn tận tình từ các Thầy, Cơ, đồng
nghiệp và các bạn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS ............................................... 15
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên Thế giới .......................................................15
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................29
1.3. Nhận xét đánh giá về tình hình nghiên cứu ................................................................... 44
Chương 2.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ
EM ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS ........................................................................... 48
2.1. HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS...................................................... 48
2.2. Quản lý trường hợp đối với trẻ em ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ................................... 55
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS ................................................................................................................................ 74
2.4. Khung phân tích .............................................................................................................. 88
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ ẢNH
HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……………………….80
3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ............................................... 90
3.2. Thực trạng thực hiện tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS ........................................................................................................... 101
3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình quản lý trường hợp đối với trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS .................................................................................................... 119
Chương 4. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KẾT QUẢ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI
TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS VÀ THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG KIỂM
HUẤN TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI
HIV/AIDS ................................................................................................................ 142
4.1. Các giải pháp cải thiện kết quả quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS ...............................................................................................................142
4.2. Thực nghiệm tác động kiểm huấn trong tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp đối
với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ............................................................................. 145
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 167
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ........................ 170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 171



Viết tắt

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

AHBHA

Ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

CTXH

Cơng tác xã hội

ĐTB

Điểm trung bình

NCS

Nghiên cứu sinh

NVCTXH

Nhân viên cơng tác xã hội

QLTH

Quản lý trường hợp


TC

Thân chủ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu cán bộ quản lý trường hợp ...........................................91
Bảng 3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ............................94
Bảng 3.3. Đánh giá về khó khăn của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ......................96
Bảng 3.4. Nhu cầu cần thiết theo đánh giá của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ........99
Bảng 3.5. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ trong bước “Tiếp cận” ................................104
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ trong bước “Đánh giá nhu cầu toàn diện” ...106
Bảng 3.7. Mức độ thực hiện nhiệm vụ trong bước “Thực hiện kế hoạch can thiệp” .......110
Bảng 3.8. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ trong bước “Giám sát và lượng giá” ............112
Bảng 3.9. Mức độ thực hiện nhiệm vụ ghi chép.............................................................112
Bảng 3.10. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp đối
với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS .......................................................................119
Bảng 3.11. Ảnh hưởng tương quan của các yếu tố đến tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường
hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS............................................................120
Bảng 3.12. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố sự tham gia của trẻ em đến tiến trình và nhiệm
vụ quản lý trường hợp ...................................................................................................121
Bảng 3.13. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố vai trị của gia đình/người chăm sóc đến tiến
trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp............................................................................122
Bảng 3.14. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố năng lực thực hành của cán bộ quản lý trường
hợp đến tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp.......................................................124
Bảng 3.15. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố kiểm huấn đến tiến trình và nhiệm vụ quản lý
trường hợp ....................................................................................................................127
Bảng 3.16. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tốchính sách pháp luật liên quan đến tiến trình và
nhiệm vụ quản lý trường hợp ........................................................................................131
Bảng 3.17.Hệ số tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến các bước trong tiến trình quản

lý trường hợp.................................................................................................................134


Bảng 3.18. Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến bước “Tiếp cận” trong tiến trình và
nhiệm vụ quản lý trường hợp........................................................................................135
Bảng 3.19. Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến bước “Đánh giá nhu cầu” trong tiến
trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp ...........................................................................136
Bảng 3.20. Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến bước “Xây dựng kế hoạch” trong tiến
trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp ...........................................................................137
Bảng 3.21. Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến bước “Thực hiện kế hoạch” trong
tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp ....................................................................138
Bảng 3.22. Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến bước “Giám sát và lượng giá” trong
tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp ....................................................................139
Bảng 3.23. Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến bước “Kết thúc trường hợp” trong
tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp ....................................................................139
Bảng 4.1. Thực trạng thực hiện Tiến trình và Nhiệm vụ của cán bộ quản lý trường hợp khi
chưa có kiểm huấn ................................................................................................................. 150
Bảng 4.2. Nhiệm vụ được thực hiện trong ước “Tiếp cận” của cán bộ quản lý trường hợp
................................................................................................................................................. 151
Bảng 4.3. Nhiệm vụ được thực hiện trong bước “Đánh giá nhu cầu” của cán bộ quản lý
trường hợp .............................................................................................................................. 152
Bảng 4.4. Phiếu “Đánh giá nhu cầu toàn diện”.................................................................... 153
Bảng 4.5. Nhiệm vụ được thực hiện trong Bước “Xây dựng kế hoạch” của cán bộ quản lý
trường hợp .............................................................................................................................. 157
Bảng 4.6. Nhiệm vụ được thực hiện trong Bước “Thực hiện kế hoạch” của cán bộ quản lý
trường hợp .............................................................................................................................. 160
Bảng 4.7. Nhiệm vụ được thực hiện trong Bước “Giám sát và lượng giá” của cán bộ quản
lý trường hợp .......................................................................................................................... 161
Bảng 4.8. Nhiệm vụ được thực hiện trong Bước “kết thúc” của cán bộ quản lý trường hợp


......................................................................................................................................163


DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Mức độ thực hiện tiến trình quản lý trường hợp ............................................ 102
Biểu đồ 3.2. Mức độ thực hiện nhiệm vụ trong bước “Xây dựng kế hoạch” theo kinh
nghiệm .................................................................................................................................... 108
Biểu đồ 3.3. Mức độ thực hiện nhiệm vụ trong bước “Xây dựng kế hoạch” theo tập huấn
chuyên môn ............................................................................................................................ 108
Biểu đồ 3.4. Mức độ thực hiện nhiệm vụ trong bước “Kết thúc/đóng ca” ....................... 115
Biểu đồ 3.5. Mức độ thực hiện nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ....................................................... 118
Biểu đồ 3.6. Chuyên ngành của Cán bộ Quản lý trường hợp ............................................ 126
Hình 2.1. Khung phân tích ...................................................................................................... 88
Hình 3.1. Bản đồ địa bàn nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh........................................... 91
Hình 4.1. Sơ đồ phả hệ của TC ............................................................................................. 155
Hình 4.2. Sơ đồ sinh thái của TC .......................................................................................... 156
Hộp 4.1.Mô tả thân chủ ........................................................................................................ 148
Hộp 4.2. Thực hành Bước “Xây dựng kế hoạch” và các nhiệm vụ của cán bộ quản lý trường
hợp khi có Kiểm huấn............................................................................................................ 158


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng tác xã hội (CTXH) là một nghề chun nghiệp, có vai trị đặc biệt trong việc
thúc đẩy và đảm bảo phúc lợi cho trẻ em, gia đình và cộng đồng, giải quyết và phịng ngừa
các vấn đề xã hội nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội [38]. Việt Nam cũng đã đưa ra
Quyết định số 32/2010/QĐ- TTg, phát triển công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp qua
Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 [60] và Quyết định 112/TTg-CP,
Ban hành Chương trình phát triển cơng tác xã hội giai đoạn 2021-2030 [63] của Thủ Tướng
Chính Phủ.

Để hỗ trợ giải quyết các vấn đề mà cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng đang phải
đối mặt, nhân viên xã hội (NVXH) sử dụng nhiều phương pháp CTXH theo cách tiếp cận
đặc biệt tập trung vào con người trong hoàn cảnh xã hội cụ thể [6]. Việc đáp ứng các nhu cầu
đa dạng và phức tạp của thân chủ (TC) ngày nay đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, lấy con
người làm trung tâm nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của thân chủ [123]. Trong bối cảnh
đó, QLTH trong CTXH thường được sử dung cho nhóm TC dễ bị tổn thương hay đặc biệt
khó khăn, có nhiều nhu cầu phức hợp mà bản thân và gia đình khơng thể vượt qua được nếu
khơng có sự trợ giúp [180]. Cùng với quan điểm trên, nghiên cứu của Shilpa Ross và cộng sự
(2011) và nghiên cứu của Center for substance abuse treatment (2015) còn nhấn mạnh đến
“gói dịch vụ” hoặc “chuỗi dịch vụ” trong QLTH để cung cấp một nhóm các dịch vụ cần thiết
cho TC và gia đình, trên cơ sở phối hợp liên ngành điều phối các dịch vụ tồn diện, tránh lãng
phí, tiết kiệm nguồn lực [176], [92]. Rebeca Davis & Cassandra Simmel (2014), đã chứng
minh rằng việc đáp ứng toàn diện như vậy có thể ngăn chặn sự leo thang của những khó khăn
TC và gia đình đang đối mặt [169].
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đại dịch HIV/AIDS được mô tả như
là sự tiếp nối của ba làn sóng. Đầu tiên là làn sóng nhiễm HIV, theo sau vài năm bởi làn sóng
thứ hai của bệnh AIDS và cái chết, tiếp theo đó là làn sóng thứ ba – trẻ em mồi cơi vì
HIV/AIDS- với những tác động liên quan ở nhiều cấp độ đối với trẻ em, gia đình, và cộng
đồng xã hội [173], [123]. Đối với trẻ, có nguy cơ mất cơ hội đến trường, chăm sóc sức khỏe,
dinh dưỡng, và phát triển, nơi ở không ổn định. Hơn nữa, với cái chết của cha mẹ, trẻ em trải
qua sự mất mát sâu sắc, đau buồn, lo lắng, sợ hãi và vô vọng với những hậu quả lâu dài về
tâm lý xã hội. Đối với gia đình, thu nhập và tài sản giảm sút khi cha mẹ - là trụ cột gia đình bị
bệnh qua đời. Điều này làm cho gia đình bị chia cắt, rơi vào tình trạng túng quẫn, đặc biệt

1


người chăm sóc trong gia đình là ơng bà già yếu, hoặc trẻ em lớn trong gia đình. Đối với cộng
đồng và xã hội, chi phí về con người và dịch bệnh khá lớn, khả năng đối phó và nguồn lực
ngày càng hạn chế, dẫn đến những rủi ro ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

Nghiên cứu từ nhóm tác giả Nguyễn Thị Hương, Lê Hải Hà, Godfrey Biemba,
Jonathon Simon, Jill Costello, Jen Beard, and Bram Brooks (2009) cho biết các số liệu
về trẻ em bị AHBHA tại Việt Nam ước tính được trích dẫn nhiều nhất về tổng số trẻ bị
AHBHA là 283.667 [26]. Đặc biệt, kết quả khảo sát của Susan S. Hunter (2003) cho thấy
Thành phố HCM là một trong những thành phố bị tác động bởi HIV/AIDS có số lượng trẻ
em bị AHBHA đáng quan tâm [55]. Theo Uỷ ban Phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí
Minh (2011) cho biết chưa có số liệu chính xác số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV, tổng số trẻ bị
ảnh hưởng hiện nay chỉ dưạ vào số dự đoán đó là dựa vào tổng số người lớn nhiễm HIV tại
TPHCM năm 2009 là 40.638, thì số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV có thể bằng 1,5 lần tổng số
người lớn nhiễm HIV, nên tổng số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV theo dự đoán là 60.000- 70.000
trẻ bị AHBHA. Mặc dù số liệu hiện nay chỉ mang tính tương đối vì các số liệu có sự trùng
lắp và các báo cáo vẫn còn nhiều bất cập [78], tuy nhiên đây cũng là con số đáng quan ngại
của nhóm trẻ em bị AHBHA. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
trẻ em được phát triển chính là sự đầu tư cho tương lai, chính là sự phát triển bền vững.
"Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau” [209] là một cam kết của Việt nam khi tham gia ký
kết vào Mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 2030, điều này thể hiện sự
việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của
Việt Nam. Sự quan tâm được thể hiện rõ khi Việt Nam là nước đầu tiên tại Châu Á, và là
nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em năm
1990, Luật trẻ em (2016) được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực [52], và gần đây là Mục
tiêu phát triển bền vững (2017). Đó là sự cam kết nhằm đảm bảo cho tất cả trẻ em được đối
xử bình đẳng, có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển về thể chất và trí tuệ, bảo đảm cuộc
sống và mơi trường an tồn, lành mạnh, đây cũng là nền tảng cho tất cả trẻ em đều được đáp
ứng nhu cầu và các quyền cơ bản.
Đứng trước tác động của dịch bệnh HIV/AIDS, phần lớn các Quốc gia bị ảnh hưởng
bởi đại dịch HIV/AIDS trên thế giới đã sử dụng phương pháp QLTH trong việc trợ giúp trẻ
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và phương pháp này đã được đánh giá là một trong những
phương pháp mang lại kết quả tích cực cho trẻ em và gia đình [139], [180], [191]. Tại Việt
Nam, cùng với sự phát triển của ngành công tác xã hội, phương pháp QLTH được Nhà nước


2


quan tâm thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan – tạo hành lang pháp lý để
QLTH phát triển. Năm 2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư
Hướng dẫn quản lý trường hợp với người khuyết tật theo Thông tư số 01/2015/TTBLĐTBXH ngày 06/01/2015 [10], và đến năm 2020 Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội ban hành Thông tư 02/2020/TT- BLĐTBXH, Hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở
trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội [13]. Ngồi ra, Thơng tư hướng dẫn quy trình
trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (2018) cũng đã được ban hành và thực hiện tại
các địa phương [12]. Bên cạnh đó, QLTH cịn được xem là khuynh hướng trợ giúp trong
CTXH đối với các đối tượng yếu thế cần sự hỗ trợ đặc biệt là quan điểm của các nhóm tác
giả Lê Chí An, Đỗ Văn Bình, Mai Xuân Huấn, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Hữu Tân (2010)
[2], Nguyễn Trung Hải và cộng sự (2013) [25], Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2013)
[27]. Theo tác giả Nguyễn Trung Hải và cộng sự, Thành phố HCM được xem là một trong
những địa phương đầu tiên áp dụng mơ hình quản lý trường hợp Việt Nam từ năm 2006 [25].
Sau đó, phương pháp QLTH được sử dụng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhằm
giảm bớt những khó khăn và đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho trẻ và gia đình trong cộng đồng.
Theo kinh nghiệm và các nghiên cứu trên thế giới, QLTH trong công tác xã hội là một trong
những lựa chọn phù hợp và là chiến lược can thiệp cho trẻ em bị AHBHA bởi những đặc tính
ưu thế của phương pháp này như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên QLTH còn khá mới mẻ ở Việt
Nam, nghiên cứu về QLTH cịn chưa nhiều, chưa thấy có nghiên cứu nào về QLTH đối với
trẻ em bị AHBHA trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – là một trong những địa phương có
báo cáo về tình hình nhiễm HIV cao nhất tại Việt Nam, chiếm 23% số người nhiễm tại VN
theo Rebecca Rios và cộng sự (2010) – trong đó có số lượng trẻ em bị AHBHA đáng quan
tâm [54].
Với ý nghĩa thực tế trên, nghiên cứu"Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh" được triển khai, nhằm phát
hiện những bất cập, tìm ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để nâng
cao kết quả của hoạt động QLTH, giúp cho các em bị AHBHA vượt qua khó khăn bởi tác
động của dịch bệnh HIV/AIDS.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
và các yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trên cơ sở

3


đó, đề xuất một số giải pháp cải thiện kết quả hoạt động QLTH và thực nghiệm công tác kiểm
huấn trong tiến trình và nhiệm vụ của QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo
hướng công tác xã hội chuyên nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến khó khăn
và nhu cầu của trẻ em bị AHBHA, QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các
yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS làm cơ sở cho việc
xác định các vấn đề lý luận của luận án.
- Phân tích đánh giá thực trạng QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và
các yếu ảnh hưởng QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Tổ chức thực nghiệm công tác kiểm huấn trong tiến trình và nhiệm vụ QLTH đối
với trẻ em bị AHBHA nhằm cung cấp thêm căn cứ khoa học và thực tiễn cho nội dung nghiên
cứu của Đề tài.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hoạt động QLTH đối với trẻ em bị AHBHA theo
hướng công tác xã hội chuyên nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiến trình và nhiệm vụ QLTH,
các yếu tố ảnh hưởng như sự tham gia của trẻ em, vai trị của gia đình, năng lực thực hành

của cán bộ QLTH, cơng tác kiểm huấn, và chính sách pháp luật liên quan ảnh hưởng đến
QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu về QLTH trẻ em bị AHBHA tại địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, gồm 4 cụm khu vực trung tâm thành phố, khu vực gần trung
tâm thành phố, khu vực đang phát triển, và vùng ven đơ thị -có trẻ em bị AHBHA sống trong
các trong cộng đồng.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu QLTH đối với trẻ em
bị AHBHA trong giai đoạn từ 2010 - 2022.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu

4


- Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đang đối diện với những khó khăn gì? Có
những nhu cầu nào cần được đáp ứng?
- Tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS đang được diễn ra như thế nào tại Thành phố HCM?
- Những yếu tố cơ bản nào ảnh hưởng đến tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp
đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Thành phố HCM?
- Cần có những giải pháp gì để cải thiện tiến trình và nhiệm vụ trong quản lý trường
hợp đối trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Thành phố HCM?
3.4. Giả thuyết nghiên cứu
- Trẻ em bị AHBHA đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức về vật chất (nơi
ở và sự chăm sóc), sức khỏe, tâm lý xã hội và giáo dục. Nhiều nhu cầu cơ bản của trẻ chưa
được đáp ứng.
- Cán bộ QLTH đã thực hiện các bước trong tiến trình, tuy nhiên các nhiệm vụ trong
từng bước chưa thực hiện đầy đủ trong quản lý trường hợp đối với trẻ em bị AHBHA tại
Thành phố HCM hiện nay.
- Tiến trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em bị AHBHA chịu tác động
của nhiều yếu tố bao gồm sự tham gia của trẻ em, vai trị của gia đình / người chăm sóc, năng

lực thực hành chun mơn của cán bộ QLTH, công tác kiểm huấn trong QLTH, pháp luật và
chính sách liên quan đến Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị AHBHA.
- Để cải thiện kết quả của tiến trình và nhiệm vụ QLTH trong việc trợ giúp trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cần có các giải pháp về chính sách pháp luật, giải pháp nâng cao
năng lực cho đội ngũ thực hiện QLTH, giải pháp tăng cường ứng dụng phương pháp QLTH
đối với trẻ em bị AHBHA
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở các nguyên tắc phương pháp luận chung của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, và tiếp cận hệ thống sinh thái. Nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát
triển, và nguyên tắc lịch sử của chủ nghĩa duy vật lịch sử ln đặt hiện tượng sự vật trong bối
cảnh tồn diện, phát triển, và lịch sử để lý giải sự vật hiện tượng đó. Nghiên cứu QLTH đối
với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên cơ sở lý luận của nguyên tắc duy vật lịch sử lý
giải những kết quả nghiên cứu cũng như ứng dụng QLTH đối với trẻ em bị AHBHA trong
bối cảnh toàn diện để đánh giá theo hướng phát triển và chú trọng đến bối cảnh lịch sử nhằm

5


tìm ra giải pháp cải thiện thực trạng của nó một cách hợp lý. Luận án cũng dựa trên lý thuyết
hệ thống sinh thái nhấn mạnh các kết nối và ảnh hưởng giữa các yếu tố vi mô, trung mô, và
vĩ mô của hệ thống đến môi trường cũng như có tác động ngược lại từ mơi trường đối với các
yếu tố này. Trong bối cảnh QLTH đối với trẻ em bị AHBHA, điều này có nghĩa khơng những
trẻ em bị ảnh hưởng bởi từ yếu tố vi mô (gia đình), mà cịn chịu ảnh hưởng từ cộng đồng yếu tố trung mô (cán bộ QLTH, công tác kiểm huấn), và hệ thống xã hội – yếu tố vĩ mô (chính
sách pháp luật liên quan). Trên cơ sở lý thuyết này, các yếu tố gia đình/người chăm sóc, cán
bộ QLTH, cơng tác kiểm huấn, chính sách pháp luật liên quan có khả năng có được năng lực
khác nhau và tạo được sự thay đổi kết quả thông qua các tương tác tích cực đối với trẻ em bị
AHBHA, có ảnh hưởng đến kết quả của QLTH đối với trẻ em bị AHBHA. Bên cạnh đó để
làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng một số lý thuyết trong Công tác xã hội như:
Thuyết nhu cầu, Tiếp cận dựa trên quyền. Cơ sở phương pháp luận này sẽ được vận dụng vào

quá trình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đề xuất cho QLTH đối với trẻ em bị AHBHA
được kết quả.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, các phương pháp được phối hợp sử dụng
như: phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều
tra bằng bản hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp thực
nghiệm tác động, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, Cụ thể như sau:
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu
Mục đích: Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các tài liệu, nghiên cứu trong
và ngồi nước về QLTH đối với trẻ em bị AHBHA làm cơ sở xây dụng khung lý thuyết và
một số khái niệm liên quan, định hướng cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn.
Nội dung: Tổng quan nghiên cứu về khó khăn và nhu cầu của trẻ em bị AHBHA, tiến
trình và nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em bị AHBHA, các yếu tố ảnh hưởng đến
QLTH đối với trẻ em bị AHBHA.
Những nội dung này được phân tích ở chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu,
chương 2: Các vấn đề lý luận về QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trên cơ
sở đó, luận án xây dựng cơ sở lý luận và khung lý thuyết cho nghiên cứu.
Cách thức: Tài liệu được mã hóa, phân loại theo các chủ đề, hướng nghiên cứu, phân
tích, kế thừa những kết quả của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những khoảng trống trong
những nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài luận án.

6


Các tài liệu được tham khảo và trích dẫn như các báo cáo nghiên cứu, các bài viết trên
tạp chí khoa học được tìm kiếm trên các trang web như: academia.edu, ovc.org; Tạp chí Tâm
lý học, Tạp chí Y học dự phịng, Thơng tin Khoa học xã hội, Tạp chí Social work today,
British Journal of Social Work, Journal of Social Work, International Social Work, National
Children's Alliance, Social care institute for exellence, National Academies, Global Social
Service Worforce Alliance, Child Welfare Information Gateway; từ các cơng cụ tìm kiếm

nâng cao như Google Scholar, SCI-Hub. Từ khố tìm kiếm bao gồm “quản lý trường hợp”,
“quản lý trường hợp trong công tác xã hội”, “trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” Kết quả
thu được hơn 675 tài liệu lên quan đến quản lý trường hợp và trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS và trên 200 tài liệu đáp ứng được các tiêu chí chọn lựa và sử dụng. Sau khi chọn
lựa tài liệu có liên quan, chúng tôi sử dụng phần mềm Nvivo (phiên bản cập nhật) để sắp xếp,
tổ chức và quản lý các thông tin, cũng như xây dựng ma trận tổng quan tài liệu và viết các thư
mục tóm tắt để tham khảo phục vụ cho luận án.
4.2.2. Phương pháp chuyên gia
Mục đích: Nhằm thu thập những ý kiến tư vấn, đánh giá chuyên sâu và những kinh
nghiệm từ các chuyên gia để làm cơ sở cho việc nhận biết khó khăn và nhu cầu của trẻ bị
AHBHA, tiến trình và nhiệm vụ QLTH và các yếu tố ảnh hưởng, cũng như các giải pháp cải
thiện kết quả tiến trình và nhiệm vụ QLTH đối với trẻ em bị AHBHA.
Nội dung: Xin ý kiến các chuyên gia về nội dung liên quan đến QLTH đối với trẻ em
bị AHBHA (quan điểm nhìn nhận đánh giá về QLTH hiện nay, xin ý kiến về các chuyên đề
chuyên sâu)
Cách thức:
- Các chuyên gia được lựa chọn tham gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau như chuyên gia
làm việc với trẻ em (3 chuyên gia), chuyên gia đào tạo CTXH (2 chuyên gia), chuyên gia là
bác sĩ (3 chuyên gia) từ lĩnh vực y tế (có trẻ em bị AHBHA).
- Họp, thảo luận, xin ý kiến tư vấn trực tiếp từ chuyên gia bao gồm các chuyên gia tư
vấn từ nhiều lĩnh vực.
- Thảo luận, xin ý kiến qua hình thức online.
- Xin ý kiến các chuyên gia cho bộ công cụ nghiên cứu, các đóng góp ý kiến cho các
chuyên đề, nội dung của luận án.

7


- Thảo luận, xin ý kiến chuyên gia về mọi khía cạnh chuyên sâu liên quan đến các vấn
đề của trẻ em bị AHBHA và các đề xuất hỗ trợ can thiệp.

4.2.3. Phương pháp điều tra bằng bản hỏi
Mục đích: Bản hỏi điều tra được thiết kế theo các nội dung nhằm tìm hiểu: (1) Khó
khăn và nhu cầu của trẻ em bị AHBHA, (2) Thực trạng tiến trình và nhiệm vụ của QLTH
đối với trẻ em tại thành phố Hồ chí Minh, (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ
em bị AHBHA.
Mẫu khảo sát: Hai nhóm khách thể được chọn để khảo sát là cán bộ thực hiện QLTH
đối với trẻ em bị AHBHA tại thành phố Hồ Chí Minh- là nhóm cung cấp dịch vụ, và nhóm
trẻ em bị AHBHA – nhóm đối tượng thụ hưởng -nhận dịch vụ trong chương trình QLTH.
Bao gồm 113 cán bộ QLTH và 59 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Cách chọn mẫu: Để đảm bảo tính tồn diện của mẫu nghiên cứu, đề tài chọn lựa mẫu
theo cụm đối với cán bộ QLTH. Thành phố được chia thành 4 cụm trên cơ sở các quận trung
tâm thành phố, các quận cận trung tâm, các quận phát triển, và các huyện ngoại thành [69].
Gồm có: (1) Cụm 1, bao gồm các quận trung tâm như quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận
11, quận Tân Bình; (2) Cụm 2, bao gồm các quận cận trung tâm như quận 4, quận 6, quận 8,
quận Phú Nhuận, quận Tân Phú, quận Gị Vấp, quận Bình Thạnh; (3) Cụm 3, bao gồm các
quận phát triển như quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, quận Thủ Đức; (4) Cụm
4, bao gồm các huyện ngoại thành như huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi,
huyện Hóc Mơn, huyện Nhà Bè.
Ở mỗi cụm, địa bàn khảo sát được chọn lựa 2 quận/ huyện ngẫu nhiên theo hình thức
bốc thăm. Kết quả lựa chọn được 8 quận/ huyện, bao gồm quận 3, quận 5 (Cụm 1), quận 8,
quận Tân Phú (Cụm 2), Thành phố Thủ Đức/Q9, quận 12 (Cụm 3), huyện Hóc Mơn, huyện
Nhà Bè (Cụm 4).
Lựa chọn khách thể theo các tiêu chí: cán bộ cấp phường, xã đang thực hiện quản lý
trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa bàn nghiên cứu. Sau khi lựa
chọn khách thể theo tiêu chí trong 8 quận huyện được nghiên cứu có tổng số mẫu 113 cán bộ
được giao thực hiện QLTH của 113 phường xã, tất cả số cán bộ QLTH được phỏng vấn.
Do tính đặc biệt và nhạy cảm của nhóm đối tượng thụ hưởng, nên được chọn theo
cách chọn mẫu thuận tiện với 59 trẻ em bị AHBHA tại các quận, huyện trong địa bàn nghiên

8



cứu. Các em đã tham gia phỏng vấn với sự đồng ý của các em và người chăm sóc. Các em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có độ tuổi từ 6 tuổi đến 16 tuổi, có đủ nam nữ và các cấp học từ
tiểu học đến trung học.
Nội dung khảo sát: Tìm hiểu ý kiến của cán bộ QLTH và trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS về thực trạng khó khăn và nhu cầu của trẻ em bị AHBHA, thực trạng QLTH đối
với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Nội dung các câu hỏi được phân chia thành các
nhóm sau:
(1) Nhóm câu hỏi về thực trạng khó khăn và nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS, bao gồm khó khăn (12 mục), và nhu cầu (12 mục).
(2) Nhóm câu hỏi về thực trạng QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS,
bao gồm: thực trạng thực hiện tiến trình QLTH (6 mục), các dịch vụ trong QLTH đối với trẻ
em bị AHBHA (15 mục), thực trạng thực hiện các nhiệm vụ trong tiến trình QLTH đối với
trẻ em bị AHBHA (49 mục), thực hiện các nguyên tắc QLTH đối với trẻ em bị AHBHA (10
mục).
(3) Nhóm câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS, bao gồm: Sự tham gia của trẻ em bị AHBHA trong tiến trình QLTH (12
mục), Vai trị của người chăm sóc trong triến trình QLTH (13 mục), Năng lực thực hành của
cán bộ Quản lý trường hợp (23 mục), Công tác kiểm huấn/ giám sát chun mơn trong tiến
triền QLTH (15 mục), Chính sách pháp luật liên quan đến QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS (14 mục), mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (16 mục).
Thời gian khảo sát: 3/2022
Hình thức khảo sát: Cán bộ QLTH và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được phỏng
vấn trực tiếp bằng Phiếu thu thập thông tin.
4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Nhằm thu thập thơng tin bổ sung từ cán bộ QLTH, trẻ em bị AHBHA để
làm rõ nội dung một số vấn đề cần tìm hiểu chuyên sâu, sau khi khảo sát bằng bảng hỏi.
Nội dung: Tìm hiểu một số quan điểm, nhận định về thực trạng khó khăn và nhu cầu

của nhóm trẻ em bị AHBHA, thực trạng QLTH đối với trẻ em bị AHBHA, các yếu tố ảnh

9


hưởng đến QLTH đối với trẻ em bị AHBHA, nguồn lực và các giải pháp đề xuất để QLTH
được nâng cao kết quả.
Cách thức thực hiện: Nghiên cứu thiết kế bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu bán cấu
trúc, các câu hỏi mở để người được phỏng vấn đưa ra các ý kiến và quan điểm của mình. Tiêu
chí mẫu phỏng vấn sâu bao gồm đại diện cán bộ QLTH, trẻ em bị AHBHA, cán bộ Quản lý.
Số tượng phỏng vấn sâu có 16 người, bao gồm đại diện cán bộ Quản lý trường hợp tại các
quận huyện trong địa bàn nghiên cứu (8 người), đại diện trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
(4 trẻ, gồm 2 nữ và 2 nam), đại diện cán bộ quản lý (4 người, gồm 2 nữ và 2 nam). Thực hiện
phỏng vấn theo các bước: xác dịnh đối tượng cần phỏng vấn, thông báo cho đối tượng nội
dung và thời gian, địa điểm phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn theo nội dung chuẩn bị trước, xử
lý thông tin sau khi thu thập. Các bước thực hiện đều tuân thủ nguyên tắc bảo mật và ẩn danh.
2.4.5. Phương pháp quan sát
Mục đích: Bổ sung thêm các tư liệu cho việc phân tích thực trạng trong tiến hành quan
sát ở địa bàn nghiên cứu để có thơng tin QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
hiện nay tại địa bàn nghiên cứu để có thơng tin một cách khác quan và thực tiễn.
Nội dung:
- Quan sát trẻ: hành vi, thái độ, diện mạo bên ngoài, cách thức giao tiếp, tương tác
- Quan sát gia đình trẻ: nơi ở, cách cư xử của gia đình với trẻ và các vấn đề liên quan
khác.
- Quan sát cán bộ QLTH: thái độ, hành vi, cách tương tác với trẻ và gia đình khi thực
hiện tiến trình và nhiệm vụ QLTH đối với trẻ em bị AHBHA tại địa bàn nghiên cứu
- Ghi chép lại những gì nhìn, nghe qua quan sát khi đi thực tế.
2.4.6. Phương pháp thực nghiệm
Mục đích: Tác động thực nghiệm cơng tác Kiểm huấn đến tiến trình và nhiệm vụ
QLTH đối với trẻ em bị AHBHA trong cộng đồng, nhằm xem xét tính khả thi và kết quả của

QLTH đối với trẻ em bị AHBHA và góp phần minh chứng ứng dụng lý luận và giải pháp
được khuyến nghị của đề tài.
Nội dung: Thực nghiệm tác động cơng tác kiểm huấn trong tiến trình và nhiệm vụ
QLTH đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong địa bàn nghiên cứu thông qua việc
hướng dẫn cán bộ QLTH thực hiện theo đúng và đầy đủ tiến trình các bước và nhiệm vụ được
yêu cầu thực hiện của mỗi bước trên cơ sở có kiểm huấn.

10


Cách thức: Tiến trình QLTH được thực hiện theo sáu bước: Tiếp cận, Đánh giá toàn
diện nhu cầu, Lập kế hoạch can thiệp, Thực hiện kế hoạch can thiệp, Giám sát và lượng giá,
Kết thúc hoặc đóng ca. Ở mỗi bước trong tiến trình, đảm bảo các nhiệm vụ cơ bản được cán
bộ QLTH thực hiện đầy đủ. Có đánh giá trước và sau thực nghiệm để làm cơ sở cho việc tác
động khi có cơng tác kiểm huấn đối với việc thực hiện tiến trình QLTH đối với trẻ em bị
AHBHA. Thân chủ được lựa chọn trong địa bàn nghiên cứu- là trẻ em bị AHBHA, có sự
đồng ý của trẻ và gia đình, cũng như sự cho phép tại địa phương. Cán bộ QLTH tại địa phương
được lựa chọn để thực nghiệm tiến trình và nhiệm vụ QLTH đối với tre em bị AHBHA.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu được chú trọng qua việc xin ý kiến của gia đình và
trẻ khi được mời tham gia nghiên cứu, đảm bảo bí mật, khuyết danh, các tương tác liên quan
đến thân chủ.
4.2.7. Phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Các số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS (phiên bản cập nhật). Các
thông số thống kê được sử dụng trong phân tích là thống kê mơ tả và thống kế suy luận.
Phân tích thống kê mơ tả: Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mơ
tả bao gồm tần số, tần suất, và điểm trung bình. Trong đó, mức độ cần thiết trong đánh giá
nhu cầu của trẻ em bị AHBHA, mức độ đánh giá thường xuyên của việc thực hiện tiến trình
và nhiệm vụ QLTH đối với trẻ em bị AHBHA, và mức độ tác động các yếu tố ảnh hưởng
được tính theo quy ước sau:

Các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, từ không thực hiện, hiếm
khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên. Trong đó, số điểm tương ứng với mỗi
mức độ tương ứng là: Không thực hiện = 1 điểm; Hiếm khi = 2 điểm; Thỉnh thoảng =3 điểm;
Thường xuyên = 4 điểm; Rất thường xuyên = 5 điểm.
Mức điểm trung bình (ĐTB) của thang đo
(1) ĐTB từ 1,00 -1,80: Khơng thực hiện/Hồn tồn khơng đúng/ Hồn tồn khơng
cần thiết;
(2) ĐTB từ 1,81 – 2,60: Hiếm khi /Không đúng/ Không cần thiết;
(3) ĐTB từ 2,61 - 3,40: Thỉnh thoảng /Đúng một phần /Bình thường;
(4) ĐTB từ 3,41– 4,20: Thường xuyên /Đúng /Cần thiết;
(5) ĐTB từ 4,21– 5,00: Rất thường xuyên /Hoàn toàn đúng /Rất cần thiết

11


Phân tích thống kê suy luận: Nghiên cứu sử dụng kiểm định thang đo trước khi tiến
hành phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, tiến hành phân tích tương quan
để xác định tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và tiến trình, nhiệm vụ QLTH và cuối
cùng là phân tích hồi quy đơn biến để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến tiến trình và nhiệm vụ QLTH đối với trẻ em bị AHBHA.
Kết quả xử lý số liệu cho thấy các biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng) có Cronbach Alpha
dao động từ 0,687 tới 0,950 (≥ 0,6), các hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh đều đạt yêu
cầu (≥ 0,3) và Cronbach Alpha khi loại bỏ biến cũng nhỏ hơn Cronbach Alpha ban đầu (Xem
Phụ lục 4, mục 4.3, tr. 215). Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) thể hiện: Hệ số KMO= 0,790> 0,5; Kiểm định Bartlett: Đạt yêu cầu (Sig=0.000<
0.05); Eigenvalues: Dừng lại ở số lượng nhân tố là 5. Các yếu tố ảnh hưởng tạo thành một
mơ hình có 05 nhóm yếu tố ảnh hưởng mạnh với 18 biến quan sát đạt hệ số tải phù hợp > 0,5
(Xem Phụ lục 4, mục 4.4, tr. 217 )
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng kiểm tra mức tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối
tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện

vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.
- Phương pháp xử lý thơng tin định tính:
Các kết quả phỏng vấn sâu được ghi âm, ghi chép phối hợp với gỡ băng. Các kết quả
đáng quan tâm được trích nguyên văn được gắn với người được phỏng vấn đã ẩn danh và
được sử dụng trong q trình phân tích thực trạng.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Nghiên cứu về QLTH đối với trẻ em bị AHBHA là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt
Nam hiện nay, kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần bổ sung và làm rõ một số lý luận
và thực tiễn về QLTH đối với trẻ em bị AHBHA. Luận án làm sáng tỏ các khái niệm, tiến
trình, nhiệm vụ, các yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ em bị AHBHA. Luận án cũng
đã làm rõ được những khó khăn, thách thức cũng như nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng
của trẻ em bị AHBHA đang đối mặt bởi tác động của HIV/AIDS. Bên cạnh đó, luận án cũng
góp phần phản ảnh thực trạng thực hiện tiến trình và nhiệm vụ trong các bước QLTH đối với
trẻ em bị AHBHA, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình QLTH đối với trẻ em bị
AHBHA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tầm quan trọng của QLTH đối với trẻ em bị AHBHA
cũng như của việc thực hiện tiến trình theo trình tự các bước và thực hiện các nhiệm vụ đầy

12


đủ trong các bước của tiến trình QLTH đối với trẻ em bị AHBHA sẽ phát huy được kết quả
của QLTH trong CTXH. Hơn nữa, đội ngũ thực hiện QLTH đối với trẻ em bị AHBHA nên
được đào tạo ít nhất từ cử nhân CTXH và thực hành có kiểm huấn để QLTH phát triển theo
hướng công tác xã hội chuyên nghiệp.
Thử nghiệm và đánh giá kết quả tác động kiểm huấn trong tiến trình và nhiệm vụ
QLTH đối với trẻ em bị AHBHA, cho thấy việc thực hiện tiến trình và nhiệm vụ QLTH đối
với trẻ em bị AHBHA có tính khả thi và mang lại kết quả nếu thực hiện đúng tiến trình và
tuân thủ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của từng bước trong tiến trình, hỗ trợ giải quyết những
khó khăn thách thức mà trẻ em bị AHBHA và gia đình đang đối mặt, góp phần cải thiện an
sinh của trẻ và gia đình.

Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học xây dựng, hoạch định chính
sách trợ giúp cho trẻ em bị AHBHA và gia đình, phát triển QLTH đối với trẻ em bị AHBHA
mang tính chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa trong việc đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận
về QLTH nói chung và QLTH đối với trẻ em bị AHBHA nói riêng. Làm rõ các khái niệm
liên quan và góp phần hồn thiện một số vấn đề lý luận về QLTH đối với trẻ em bị AHBHA
dựa trên việc phân tích và kế thừa các cơng trình nghiên cứu liên quan đến QLTH đối với trẻ
em bị AHBHA. Kết quả và thông tin thu thập được từ nghiên cứu có thể làm tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu QLTH đối với trẻ em dễ bị tổn thương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
của QLTH đối với trẻ em bị AHBHA đã đưa ra chứng cứ về can thiệp kết quả trên cơ sở năng
lực thực hành chuyên môn của cán bộ QLTH trong cung cấp dịch vụ trực tiếp và phối hợp,
liên kết liên ngành, chuyển gửi trẻ và gia đình tiếp cận nguồn lực có sẵn bên ngoài cộng đồng
giúp họ nhận được các dịch vụ một cách toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của trẻ và
gia đình trên cơ sở thực hành có kiểm huấn, giám sát chun mơn.
Qua đó cho thấy đội ngũ thực hành QLTH đối với trẻ em bị AHBHA cần phải được
đào tạo chun mơn về CTXH, có năng lực thực hành chuyên môn bào gồm năng lực cá
nhân, năng lực xã hội, năng lực phương pháp luận, và năng lực kỹ thuật để đảm bảo thực hiện
các bước theo tiến trình QLTH và hồn thành đầy đủ nhiệm vụ trong từng bước để có thể

13


thực hành QLTH đối với trẻ em bị AHBHA kết quả trên cơ sở thực hành có sự hướng dẫn
kiểm huấn, giám sát chuyên môn.
Trước bối cảnh nguồn lực ngày càng hạn chế, dịch vụ của một cơ quan hay đơn vị
riêng lẻ không thể đáp ứng hết những nhu cầu cấp thiết của trẻ em bị ảnh hưởng bởi

HIV/AIDS, QLTH là một lựa chọn chiến lược để can thiệp cho trẻ và gia đình có thể tiếp cận
dịch vụ một cách toàn diện qua việc phối hợp liên ngành và chuyển gửi tiếp cận các nguồn
lực sẵn có ngồi cộng đồng. Trên cơ sở đó, các cơ sở cung cấp dịch vụ cơng lập và ngồi
cơng lập nên được khuyến khích tăng cường sử dụng phương pháp QLTH đối với trẻ em bị
AHBHA nói riêng để hỗ trợ trẻ và gia đình tiếp cận các dịch vụ cần thiết để cải thiện tình
trạng an sinh của trẻ. Để được như vậy cần có Luật về CTXH tạo hành lang pháp lý để tăng
tính kết quả của phương pháp QLTH đối với trẻ em bị AHBHA và thực hiện nó một cách
chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng như là tài liệu tham khảo cho các nhà
thực hành CTXH, các nhà nghiên cứu, và trong công tác giảng dạy, đào tạo cho sinh viên
ngành CTXH.
7. Cấu trúc của luận án
Cấu trúc của luận án bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến
nghị, danh mục các cơng trình cơng bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục.
Nội dung luận án gồm có 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS.
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS.
- Chương 3: Thực trạng quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 4: Giải pháp cải thiện kết quả quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS và thực nghiệm tác động kiểm huấn trong tiến trình và nhiệm vụ quản lý
trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

14


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
Để góp phần tổng quan các cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về
quản lý trường hợp và các vấn đề về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, luận án tập trung
phân tích, tổng hợp, và đánh giá các nghiên cứu đã có, qua đó chọn lọc và kế thừa những kết
quả của các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tiếp tục làm rõ nội dung chưa được
nghiên cứu. Bên cạnh đó, tổng quan tài liệu cịn cung cấp một số thơng tin tổng quát trên thế
giới và Việt Nam về khó khăn và nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, hoạt động
quản lý trường hợp trong công tác xã hội nói chung, quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về khó khăn và nhu cầu của trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS trên thế giới
Với nghiên cứu số liệu thống kê về tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bới HIV/AIDS từ 88
quốc gia trên thế giới trên cơ sở điều phối của các tổ chức USAID, UNICEF, và UNAIDS
(2002) đã đưa ra báo cáo HIV/AIDS là một trong những đại dịch đã tạo ra những ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Sự an tồn, sức khỏe và sự sống
cịn của tất cả trẻ em ở các quốc gia bị ảnh hưởng ngày càng bị đe dọa do tác động của AIDS
đối với gia đình và cộng đồng [196]. Mất mát do HIV/AIDS giữa các gia đình, cộng đồng,
và xã hội có thể khác nhau nhưng có một điều chung là cuộc sống của trẻ em bị đổ vỡ khi trẻ
mất cha hoặc mẹ hoặc mất cả hai. Theo The President’s Emergency Plan for AIDS Relief
(2006), khái niệm trẻ em dễ bị tổn thương (Vulrenable Orphan Children /OVC) là trẻ sống
trong những hoàn cảnh có nguy cơ cao và bị đe doạ nghiêm trọng về khả năng được tiếp tục
phát triển và trưởng thành [189]. Trong cộng đồng Quốc tế, thuật ngữ “Trẻ mồ côi và Trẻ dễ
bị tổn thương” hay “OVC” đôi khi chỉ đề cập đến trẻ dễ bị tổn thương do HIV/AIDS [194].
Cùng với quan điểm trên, nghiên cứu của UNAIDS, UNICEF, và USAID (2004) làm rõ thêm
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn được gọi là trẻ em dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS
bao gồm trẻ có cha hoặc mẹ bị bệnh, bản thân không hoặc bị nhiễm HIV/AIDS [195].

15



Nghiên cứu của nhóm tác giả Maryam Farzanegan, David Tolfree, David Parker (2006)
chỉ ra rằng trên khắp thế giới, hàng triệu trẻ em đã mất một hoặc cả cha lẫn mẹ vì bệnh AIDS,
và hàng triệu trẻ em khác sống với những người thân trong gia đình ốm yếu và hấp hối. Tổn
thương sâu sắc khi mất một hoặc cả cha và mẹ có những tác động lâu dài nghiêm trọng đến
sức khỏe, sự phát triển và an sinh của một đứa trẻ [156]. Cùng với quan điểm trên, nghiên
cứu của UNICEF, UNAIDS, PEPFAR (2006) cho thấy Châu Phi cận Sahara, nơi có 24
quốc gia trong số 25 quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới. Số trẻ em bị AHBHA
vào khoảng 48 triệu vào năm 2005; ngày nay cứ 10 trẻ thì có 8 trẻ bị AHBHA đang sống ở
khu vực Châu Phi. Ở Mỹ Latinh và Caribe, các nước có dịch HIV nghiêm trọng nhất như
Haiti và Guyana có tỷ lệ trẻ bị ABHBA khoảng 12%. Ở Châu Á, tỷ lệ trẻ em bị AHBHA ít
hơn Châu Phi, tuy nhiên dân số trẻ em là 1,2 tỷ gấp 4 lần so với trẻ em Châu Phi 360 triệu, do
đó ngay cả một sự gia tăng nhỏ tỷ lệ nhiễm cũng có thể dẫn đến số lượng lớn trẻ em bị
ABHBA. Tại Đông Âu và Trung Á, số người nhiễm HIV ước tính đạt 1,6 triệu người vào
năm 2005, tăng gần 20 lần trong vòng chưa đầy 10 năm. Ước tính khoảng 62.000 người lớn
và trẻ em đã chết vì HIV/AIDS vào năm 2005, và phần lớn những người nhiễm HIV trong
khu vực sống ở hai quốc gia: Liên bang Nga và Ukraina, với Liên bang Nga có dịch AIDS
lớn nhất ở châu Âu. Khi các ca tử vong liên quan đến AIDS tăng lên, số lượng trẻ em bị
AHBHA là cũng dự kiến sẽ tăng [198].
Các nghiên cứu này đã cung cấp các ước tính về quy mô dân số trẻ em bị AHBHA trên
ngôi làng tồn cầu bị tàn phá bởi HIV/AIDS, qua đó đề cập đến những tổn thương sâu sắc
đến toàn bộ đời sống của các em khi mất cha mẹ, là cuộc khủng hoảng mà trẻ em đang đối
mặt với tình trạng khơng có sự bảo vệ của cha mẹ sẽ mất đi các cơ hội học hành, chăm sóc
sức khỏe, phát triển, dinh dưỡng, nơi ở, thậm chí cả quyền của các em đối với bản thân [153];
bên cạnh đó đưa ra lời kêu gọi cộng đồng toàn cầu hỗ trợ ngôi làng nuôi dạy trẻ em bị
AHBHA, bảo vệ quyền lợi của các em – những ngưởi đang phải đối mặt với thực tế khủng
khiếp của một thế giới đang bị bao vây bởi HIV và AIDS.
Nghiên cứu về tác động của HIV/AIDS trên trẻ bị AHBHA, Giborn et al (2001) đã
nhận định, HIV/AIDS xảy ra đã làm Tăng nghèo nàn; trách nhiệm hộ gia đình; căng thẳng

tâm lý xã hội; khả năng bị lạm dụng, lao động trẻ em, nguy cơ lạm dụng tình dục trẻ em; kỳ
thị và cơ lập. Bên cạnh đó, HIV/AIDS cũng làm Giảm thực phẩm và suy dinh dưỡng; tiếp

16


×