Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Giáo trình lịch sử việt nam tập 2 từ đầu thế kỷ x đến thế kỷ xvi (nxb đại học sư phạm 2012) đào tố uyên, 201 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.51 MB, 201 trang )

1: ĐÀN

|

l ố L0yên (Chủ biên) - Nguyễn Cảnh Minh
:

GIAO

2012

20128620

I:IEH Sử VIỆT NAM
V Tap l

Tù thế ki X đến đầu thế kí XVI

2012| PDF| 201 Pages



Giáo trình lịch sử

Ì ll

| lÍ

20128620

SPI



NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHAM
‘ae.

lv SG 3



|


BGS. TS. DAO TO UYEN (Chi bién)
PGS.TS. NGUYEN CANH MINH

GIAO

TRINH

LICH SU VIET NAM
TậpH
TU THE Ki X DEN BAU THE Ki XVI
(In lần thứ ba)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HOC SU PHAM


Mã số: 01.01.57/1503 - ĐH 2011 - 355


MỤC LỤC

1

PP .....................

7

Chương I. Bước đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập, thống nhất (thế kỉ X)
I. Bước đầu xây dựng và bảo vệ đất nước tự chủ.............................-:ccsccccreccrrcerrrrrs 12
1. Cuộc cải cách của Khúc Hạo (907)...........................-. sec.

12

2. Cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ khơi phục quyền tự chủ ................. 15

3. Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lịch
i01.

.................

18

II. Tình hình đất nước thời Ngô. Đinh Bộ Linh dep loạn 12 sứ quân, bảo vệ

đất nước thống nhất, độc lập, tự chủ. ...................................---ccsccccssccrseerrserrservsres 22
1. Ngô Quyền xưng vương, thành lập Nhà nước mới..................................----.--.- 22

2. Loạn "2 SỨ QUẬn”........................---:++c¿+c2222ECEEEEEEEE.42121212111222.1....111211111211211, 23
3. Định Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, bảo vệ đất nước thống nhất, độc _
08c


0 .................... ke

III. Nước Đại Cổ Việt thời Định - Tiền Lê (968-1009).............................. "

23

25

1. Tinh hình chính ffj...........................----sen
ng 10 0011011x krrerere 25
2. Tinh Ninh Kinh 1 .................ƠỎ

29

3. Tình hình văn hoá - xã hội ................................-¿5c Sát
HH He 33

4. Quan hệ ngoại giao và cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn
In...
SN

NI

810A.

Mon GAN HOC tap 07

35

..................... 39


...............

40

Câu hồi và bài tập.............................. ẮẲẢẮẰẮẰŨẮẰẮẮÝ....... 40
Tài liệu tham khảo chương.................... ".....ÔỎ

—- "-

40

Tài liệu đọc thêm.................................
HH
HH
HH
1101130710171111001 151. 41
Chương II. Việt Nam thời Lý - Trần - Hồ (thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV)

I. Nhà Lý (1009-1228)..........................cscccccerrrerree _

43

1. Nhà Lý thành lập....................................
----- sàn HH
1g.
43

2. Định đơ ở Thăng Long............. —...............Ơ


43


3. Việc xây dựng kinh đô Thăng Long ...........................
-...... 5-52 5screrersrrsrkrrescee 44
4. Xây dựng và phát triển Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền................. 46

5. Xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chú và toàn diện..................... 88-

6. Kháng chiến chống Tống (1075-1077).......................---..-sccsteccererirsevrrrtree 57

7. Sự suy vong của nhà LÍ...........................-..s5 vs H101.
krrkrrrrree 73
I. Tri Tr&n (1226-1400)........ssssssssesssssevsssesseeeeessseeesssssssnensssssssseessoensesesssssssneussssenee 74
In

......................

74

2. Kinh tế Đại Việt thời Tran........cessssssscssescssesssecsssesssssscssssasseesessnsesssecesseseasesssesses 81

3. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên........................................ 89
Ill Cuộc khủng hoảng xã hội ở nữa sau thế kỉ XIV và cải cách của Hồ Quý Ly................ 102
1. Cuộc khủng hoảng xã hội Đại Viét cudi thé ki XIV........... —.......

102

2. Triều Hồ thành lập. Những chính sách và biện pháp cải cách của Hồ


QUUY LY cesssoscssessescensseesscsnsecuenenuneeensstesessuseesestiasenesenesiessiaseae -„103

IV. Văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ..................................--5-5521 settrietitrsrrrerierriee 107

1. Điều kiện ra đời của văn hoá Đại Việt...................... ii

107

2. Những thành tựu tiêu biểu............................. ceeniriirriiieiiiiirierrdee 108

Câu hồi và bài tập.......................... sessnvenebissietetantstsnsesnssasensussnssatansnasne 117
I1 8u

HỲVOV....

10001...

...........

117

VHereesske 125

Hướng dẫn học tập chương .............................-...--------cozsverriiirrtrrreerree "—

125

Chương II. Việt Nam ở thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI

I. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh do vương triều Hồ lãnh đạo........... 126

1. Công cuộc xâm lược của quân Minh ............................... -«csnseseierreriere 126

2. Cuộc kháng chiến và thất bại của nhà Hồ...................................-..--crnieeieiee 127
- ll. Chính sách đơ hộ của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống đơ hộ đầu
"011041101.

......................Ĩ

128

1. Phong trảo đấu tranh đầu thế kỉ XV...................................5<
128
2. Chính sách đơ hộ của nhà Minh............................-...5S Sen

N45:

6

0787... ................

133

138

1. Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa ..............................---+52
138
2. Những năm tháng chiến đấu đầu tiên.............................-. ào
139
3. Phong trào đấu tranh của các tộc người miền núi ..................................------- 142



4. Giai đoạn chuyển hướng vào Nghệ An, xây dựng căn cứ địa và tấn
công quân địch, giành thế chủ động về chiến lược..............................--...--5- 143
5. Giai đoạn phản công tiêu diệt địch trên phạm vị cả nước, kết thúc

thắng lợi về vang cuộc kháng chiến (1426-1427) ..............................------:-¿ 144

IV. Nước Đại Việt thời LÍCƠ ...............................
HH
.1.0101101011.11e1 147
1. Tình hình chính frÌ ...........................
--- - «ssxnxhctnHH. H10 08008010 1H 11016 147
VN

00:0: ......................ƠỎ

k0

80c 0.

..................

157

163

4. Khái quát quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam............. 469
0109Á/1.1

0007.


.................Ó

170

E4.
8a...
170
Hướng dẫn học tap CHUANG ......ssessscssssssssssscsssessseccsssccssseesatesseesssssessssssviessvaearessesssneets 170

11,0

78 ...........,ÔỎ

171

Chương IV. Vương quốc Champa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

I. Vương triều Vijaya (thế kỉ X-XV)........................... vua

178

1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ X[IÍ............................---¿--+e+vesretsrtersrrerrrrrrrr 178
2. Giai đoạn từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV................................------er-xee ¬—...

3. Giai đoạn từ 1353 đến 1471................................--.--..-ee Am...

181

- 183


II. Tình hình kinh tế, xã hội..............................-s2tterirrrterrtriririiirrieerrrird 185
Nói 7...
.........,ƠỎ 485
2. Quan hệ xã hội............................ "—..........ơỎ

190

lII. Bộ máy triều đình và tổ chức quần lí Nhà nước .............................--.----:c-sss.ssereee 191
IV. VAM DO8 a ssseessessessssssssssscesscsssssevssssssssssssesssssssgegsssessesssssssesssosssssssseetescansnssessessnents 191
1. Chữ viết.................. "`

191

2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc..........................--cccrrertrrrrsrrerrrrre 1923. Ca múa nhạc ............ sesessoneesesssesvassssssenssaneressssanentosseseessusesossouessnsersnessetstsnses 193
Tài liệu tham khảo chương........................--s2 vse22xvExxerkrertsekrirrrarrirrisrree "—

193

Sơ kết giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI...................................... 194
I0 00u uc

............1. 198


LỜI NĨI ĐẦU
Bộ mơn Lịch sử hình thành từ lúc Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà
Nội được thành lập (11-10-1951) và trở thành một khoa từ năm học 1963-1964.
Ngay từ những năm đầu tiên, tài liệu học tập về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử


thế giới, Phương pháp dạy học Lịch sử và nhiều bộ môn bổ trợ khác được
biên soạn.

Từ sau năm học 1958-1959, giảng viên khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội bắt đầu biên soạn các giáo trình về Lịch sử và Phương pháp dạy học
Lịch sử, dịch nhiều sách của nước ngoài, chủ yếu của Liên Xô và Trung

Quốc làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên, bồi dưỡng cán bộ trẻ.
Cho đến năm 2005, khoa Lịch sử ĐHSP Hà Nội đã hoàn thành việc biên

soạn giáo trình, chuyên đề, tài liệu tham khảo cho tất cả các mơn học theo

chương trình đào tạo đã ban hành cho các trường ĐHSP. Đây là kết quả lao

động khoa học của nhiều thế hệ cán bộ giảng viên mà người đặt nền móng là
GS. VS Phạm Huy Thông, GS Chiêm Tế, GS Lê Văn Sáu.
Tác giả giáo trình các mơn học là những giảng viên sau:

- Lịch sử Việt Nam: GS.TS Trương Hữu Quýnh, GS Nguyễn Đức Nghinh,
PGS Nguyễn Văn Kiệm, PGS.TS Nguyễn Phan Quang, PGS.TS Nguyễn

Cảnh Minh, PGS Hồ Song, GVC Ngơ Thị Chính, GVC Bạch Ngọc Anh,
GVC Trần Thị Thục Nga, PGS.TS Trần Bá Đệ, GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ,
PGS.TS Đào Tố Uyên, PGS.TS Nguyễn Đình Lễ...

- Lịch sử thế giới: GS.VS Phạm Huy Thơng, GS Chiêm Tế, GS Lê
Văn Sáu, PGS Đặng Đức An, GVC Phạm Hồng Việt, PGS Trần Văn Tri,
GVC Nguyễn Văn Đức, PGS Phạm Gia Hải, PGS Phạm Hữu Lư, GS.TS
Phan Ngọc Liên, GVC Nguyễn Xuân Kỳ, GS Nguyễn Anh Thái, PGS
Nguyễn Xuân Trúc, GVC Nguyễn Lam Kiều, GVC Nguyễn Thị Ngọc

Quế, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, PGS.TS Định Ngọc Bảo, GS.TS Đỗ
Thanh Bình, PGS.TS Trần Thị Vinh, PGS.TS Đặng

Thanh Tốn,

Đặng

Thanh Tịnh, Nguyễn Hồng Liên...
- Phương pháp dạy học Lịch sử: Hoàng Triều, PGS Trần Van Tri,
GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS.1S Trịnh Dinh Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Côi...

Nhiều tác giả trên cũng tham gia biên soạn giáo trình những mơn học

khác: Nhập môn sử học, Phương pháp luận sử học, Lịch sử sử học... Một số
7


cán bộ các Viện nghiên cứu khoa học, giảng viên các trường Đại học cũng
tham gia biên soạn các giáo trình này.
Những giáo trình được biên soạn đã góp phần không nhỏ vào việc đào
tạo giáo viên Lịch sử ở các trường ĐHSP trong nước.
Trong cóng cuộc đổi mới giáo dục của nước ta và sự phát triển của khoa
-học Lịch sử, khoa học Giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng, việc

. bổ sung, điều chỉnh nội dung các giáo trình cho cập nhật là điều cần thiết.

Trên thực tế, trong hơn 40 năm qua, các giáo trình của khoa được chỉnh

biên nhiều lần để đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo. Việc biên soạn giáo trình


mới lần này vẫn tiếp nhận những thành tựu, kinh nghiệm biên soạn các giáo
trình trước. Đây là một sự kế thừa và phát triển. Các tác giả giáo trình mới
trân trọng ghi nhận công lao va to long biết ơn đối với các tác giả các giáo

trình trước, đặc biệt đối với các Giáo sư, Giảng viên đã từ trần.

Giáo trình được biên soạn theo dự thảo Chương trình ngành Lịch sử các
trường ĐHSP. Vì vậy, cơng trình khơng chỉ đảm bảo việc tiếp thụ những
thành tựu khoa học mới (về lịch sử và giáo dục lịch sử) mà cịn thể hiện u

cầu sư phạm của một giáo frình đại học.
Nội dung các giáo trình, về cơ bản, gồm các phần chủ yếu sau:
- Phân Mở đâu: Cấu tạo sách theo chương trình mới, nội dung cơ bản
được trình bày, đặc điểm, yêu cầu biên soạn, hướng dẫn sử dụng.

- Các Chương được cấu tạo theo học phần, song vẫn đảm bảo tính lịch

sử của q trình phát triển xã hội lồi người và dân tộc cũng như tính lơgíc
của các vấn đề được trình bày để sinh viên nghiên cứu, học tập.

- Sau mỗi Chương có íài liệu tham khđo (chủ yếu là tài liệu gốc, đoạn

trích trong tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Văn kiện
Đảng...), câu hỏi - bài tập, hướng dẫn học tập...

- Kết luận chung: Những vấn đề cơ bản về nội dung của giáo trình hay
học phần, về phương pháp nghiên cứu, học tập của sinh viên.
- Tài liệu tham khảo chủ yếu trong biên soạn.
- Bảng tra cứu thuật ngữ, khái niệm.
Các tác giả biên soạn giáo trình ngồi những giảng viên khoa Lịch sử

Trường ĐHSP Hà Nội cịn có giảng viên các Trường Đại học Vinh, ĐHSP
Huế, ĐHSP Thái Nguyên, Đại học Quy Nhơn, ĐHSP Thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG Hà Nội.


Để đảm bảo các kế hoạch biên soạn và sự thống nhất ở mức độ nhất
- định hình thức các giáo trình, Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội cử Ban Phụ trách gồm:
- GS.TS Phan Ngọc Liên.

- GS.TS Đỗ Thanh Bình.
- GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ.
Xin trân trọng cảm ơn tác giả các giáo trình trước đây nay khơng cịn
điều kiện tham gia biên soạn giáo trình mới, cảm ơn các nhà khoa học, các

đồng nghiệp đã đóng góp vào việc biên soạn, cảm ơn Nhà xuất bản ĐHSP
đã tạo điều kiện cho các giáo trình được lần lượt ra đời. ˆ

Xin được các nhà khoa học, các đồng nghiệp, sinh viên góp ý và thứ lỗi
cho những sai sót trong giáo trình.
Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử
trường ĐHSP Hà Nội



Hoc

phan

il


LICH SU VIET NAM

TU THE KI X DEN DAU THE Ki XVI
Muc tiéu:

- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá

trình xây dựng và phát triển của quốc gia Đại Việt trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hố, xã hội và chống ngoại xâm, về nền vănn minh Đại Việt
trong cdc thé ki tir X dén XV.
- Về tư tưởng, tình cảm: Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và
lòng biết ơn các anh hùng dân tộc. Ý thức về vai trò của nhân dân và cá nhân

trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

- Về kĩ năng: Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích
và tổng hợp sự kiện, biết vận dụng thành thạo phương pháp lịch sử và lôgic,

phương pháp đồng đại và lịch lại... trong học tập bộ môn và để giảng dạy tốt
ở chương trình Lịch sử 10 bậc Trung học phổ thông.
|

11


Chương |

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP,
THỐNG NHẤT (THẾ KỈ X)


Chương này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về.

công cuộc xây dựng quốc gia và Nhà nước độc lập, tự chủ từ Họ Khúc đến

Tiền Lê trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; về sự nghiệp chống
ngoại xâm, bảo vệ quốc gia độc lập, tự chủ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo
của Dương Đình Nghệ (931), Ngơ Quyền (938), Lê Hồn (981) và về công
cuộc đánh bại các thế lực chia cắt để thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

I. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC TỰ CHỦ
1. Cuộc cải cách của Khúc Hạo (907)
Năm 907, sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, buộc nhà Đường phải công

nhận Khúc Thừa Dụ làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ và gia phong cho ơng
tước Đồng bình chương sự.
Sau khi nắm được chính quyền, Khúc Thừa Dụ tuy vẫn giữ quan hệ thần

phục, xin mệnh lệnh nhà Đường về mặt ngoại giao, nhưng thực chất chính

quyền của Khúc Thừa Dụ là một chính quyền tự chủ, giành lấy chính quyền

từ tay bọn phong kiến phương Bắc. Ông phong cho con là Khúc Hạo chức
Tĩnh hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu tức là chức chỉ huy quân đội và
là người sẽ thay cha đứng đầu chính quyền tự chủ khi Khúc Thừa Dụ qua
đời. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, Khúc Hạo lên nối
nghiệp cha, tự xưng Tiết độ xứ. Hoàng đế của nhà Hậu Lương là Chu Tồn

Trung cơng nhận Khúc Hạo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ.
1.1. Hoàn cảnh lịch sử dưới thời Khúc Hạo


a. Về đối ngoại
Nam 907, nhà Hau Luong mặc dù đã công nhận quyền Tiết độ sứ của

Khúc Hạo, nhưng lại phong cho Lưu Ấn kiêm chức Tĩnh hải Tiết độ sứ, An
12


Nam đơ hộ vào năm 908. Điều đó chứng tỏ chính quyền phương Bắc chưa
chịu từ bỏ đã tâm chinh phục nước ta. Trong tình hình đó, ở miền Nam

Trung Quốc, từ cuối thời Đường, các tướng lĩnh nổi lên cát cứ, mỗi người
chiếm giữ một vùng tạo thành 10 quốc gia, mà sử Trung Quốc gọi là ngữ đại
thập quốc, kéo dài từ 907 đến 960. Trong 10 nước đó, nước Nam Hán nằm
sát với biên giới nước ta cũng đang ra sức xây dựng lực lượng chờ thời cơ

xâm lược nước ta để bành trướng lãnh thổ.

Tình hình đối ngoại phức tạp nói trên địi hỏi Khúc Hạo phải tích cực

xây dựng chính quyền và tăng cường củng cố lực lượng quốc phịng, san
sàng đối phó với các cuộc xâm lược từ phương Bắc.

_b. Về đối nội
Chính quyền tự chủ của họ Khúc được thành lập, đất nước độc lập

nhưng những hậu quả nặng nề do hơn nghìn năm Bắc thuộc để lại, nhất là

dưới ách đô hộ của nhà Đường đã làm cho đời sống của các tầng lớp nhân
dân rất khổ cực, kinh tế chậm phát triển, xã hội không ổn định. Trong bối


cảnh lịch sử đó, để củng cố chính quyền tự chủ, xây dựng quốc gia độc lập,

thoát khỏi dần ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc, Khúc Hạo đã thực

hiện một cuộc cải cách, mà trong lịch sử nước ta, các nhà sử học gọi là cuộc
cải cách của Khúc Hạo.
1.2. Nội dung cuộc cải cách

a. Về mặt hành chính
Ơng bãi bỏ bộ máy hành chính đơ hộ cũ của nhà Đường, thực hiện việc
chia lại các đơn vị hành chính. Hệ thống hành chính cấp quận, huyện được

thay thế bằng các đơn vị lộ, phủ, châu. Các hương đưới cấp châu được tổ
chức lại và đổi gọi là giáp. Cùng với việc đổi hương thành giáp, ơng cịn đặt
thêm những giáp mới, tổng cộng có 314 giáp. Lãnh thổ thuộc quyền cai trị
của chính quyền mới được mở rộng hơn trước. Như vậy, chính quyền đơ hộ

nhà Đường trước đây trên đất nước ta theo hệ thống An Nam đô hộ Phủ ->
Châu -> Huyện —> Hương —> Xã thì sau cải cách hành chính của Khúc Hạo,

hệ thống chính quyền này đã hồn tồn bị xố bỏ, thay vào đó là một hệ
thống hành chính chính quyền mới từ Trung ương do người Việt nắm đến Lộ
—> Phủ —>› Châu -> Giáp -> Xã. Bằng cải cách nói trên, chính quyền họ
Khúc đã có ý thức và trong một mức độ đã với tay quản lí đến chính quyền
cấp cơ sở (giáp và xã). Đứng đầu mỗi giáp có Quản giáp và Phó tri giáp phụ

trách, đứng đầu xã là Chánh lệnh trưởng và một Tá lệnh trưởng cai quản.
Những đơn vị hành chính cấp cơ sở được xây dựng trên cơ sở là những đơn


vị kinh tế - xã hội vốn có của cơng xã nơng thơn để tăng cường sự quản lí
13


trực tiếp của chính quyền Trung ương đối với cấp cơ sở và xác lập quyền tự

chủ của đất nước.

Khúc Hạo còn cho lập sổ hộ khẩu, bắt dân đỉnh phải "kê rõ họ, tên, quê

quán”, giao cho các giáp trưởng coi giữ.

Sach "Kham Định Việt sử thông giám cương mục” đã ghi về đường lối
chính trị nói trên của Khúc Hạo như sau:
"Khúc Hạo nhờ vào cơ nghiệp cũ, giữ lấy La Thành, tự xưng là tiết độ
sứ, chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ; đặt ra Chánh lệnh trưởng và Tá
lệnh trưởng, lập số khai hộ khẩu, kê rõ họ, tên, quê quán, giao cho giáp
trưởng trơng coi. Chính trị cốt chuộng khoan dung giản dị. Nhân dân đều

được yên vui"©),

b. Cải cách kinh tế

Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế. Thời thuộc Đường,
ngoài cống nạp phiền nhiễu, nhân dân ta cịn phải chịu áp bức, bóc lột tàn
bạo về tô thuế và chế độ lao dịch rất nặng nề của chính quyền đơ hộ. Để đáp
ứng nguyện vọng của nhân dân, Khúc Hạo đã thực hiện "Bình quân thuế
ruộng” và "tha bỏ lực dịch”.
Những
tự chủ mới

phong kiến
trong công

cải cách của Khúc Hạo trong hồn cảnh lịch sử khi chính quyền
được xây dựng, còn non trẻ, lại đứng trước âm mưu thơn tính của
phương Bắc, rõ ràng đã đem lại những tác dụng và ý nghĩa to lớn
cuộc xây dựng một chính quyền tự chủ, một quốc gia độc lập,

thống nhất, tách dần phạm vi thế lực của chính quyền phong kiến phương
Bắc.

Việc cải tổ các đơn vị hành chính từ Trung ương đến tận cấp xã đã tạo

điều kiện thuận tiện cho chính quyền Trung ương kiểm sốt được các làng
xã, góp phần củng cố chính quyền thống nhất, tập trung. Thực sự đã xây
dựng nền móng vững chấc cho sự ra đời một chính quyền độc lập, tự chủ
ngày càng hoàn chỉnh và hùng mạnh ở những thế kỉ sau.

Những cải cách về kinh tế của Khúc Hạo đã xố bỏ được chế độ bóc lột
nặng nề của chính quyền đơ hộ, nhất là dưới thời Hậu Đường, đã giảm nhẹ
mức bóc lột của Nhà nước đối với nhân dân. Chính sách "bình qn thuế

ruộng, tha bỏ lực dịch” phù hợp với kết cấu kinh tế - xã hội thực tế của ta
thời bấy giờ, tạo nên sự dung hoà cần thiết giữa quyền lợi của Nhà nước tự

chủ với quyền lợi của làng xã, các thành viên cơng xã, của một xã hội, đất
© Quốc Sử qn triều Nguyễn: Khâm Định Việt sử thông giám cương mục - Tập 1, tr. 218.
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 1998.

14.



nước đang vừa có những đặc điểm riêng của Việt Nam, nhưng cũng đang

mang đây đủ
châu Át, Cải
ruộng đất của
theo quá trình
thế kỉ sau.

những đặc trưng cơ bản của hình thái phương thức sản xuất
cách kinh tế, cũng đã có tác dụng gây dựng quyền sở hữu về
Nhà nước trong xã hội, trên cơ sở đó củng cố và mở rộng dần
phát triển của chế độ quân chủ trung ương tập quyền ở những

Những cải cách của Khúc Hạo đã biểu thị rõ rệt tỉnh thần tự chủ, tự lập,

tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và quyết tâm lớn của dân tộc ta mà họ Khúc

là tiêu biểu, nhằm thoát khỏi dân ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc; đã

bước đầu làm đổi mới đất nước, đổi mới bộ mặt chính trị của nước ta, làm

tăng thêm niềm tin của nhân dân ta đương thời vào tương lai của đất nước,
nâng cao quyết tâm bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm.
Nhà Sử học Lê Tung 6 thé ki XVI da đánh giá cao việc làm của cha con họ

Khúc như sau: "Khúc tiên Chúa (Khúc Thừa Dụ) mấy đời là hào tộc, mạnh sáng
trí lực, nhân nhà Đường mất, lịng người u mến, suy tơn làm chúa, dựng đô


La Thành, dân yêu nước trị, công đức truyền mãi, nhưng hưởng tuổi không dài.

Khúc trung Chúa (Khúc Hạo) nối cơ nghiệp trước, khoan hồ, có phong thái trù
mưu định kế (trù hoạch) quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước

Bắc triều, là bậc chúa hiển của nước Việt",

2. Cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ
Năm 908, nhà Hậu Lương phong cho Lưu Ấn làm Tiết độ sứ Quảng

Châu kiêm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ, tước Nam Bình Vương Lưu Ấn cát cứ ở Quảng Châu.
Nam 911, Luu An chết, em là Lưu Cung (hoặc Lưu Nham, sử Trung

Quốc gọi là Lưu Yểm) lên thay, nắm quyển ở Quảng Châu, tự xưng là

Hoàng đế. Năm 918, Lưu Cung đổi niên hiệu là Hán (tức Nam Hán), một

trong mười nước cát cứ thời Ngũ đại thập quốc”).
®

Nhiều nhà Sử học nước ta đều cho rằng ở thế kỉ X, phương thức sản xuất châu Á đang
còn tồn tại trong xã hội Việt Nam, như ý kiến của Nguyễn Lương Bích (Nghiên cứu
Lịch sử số 8/1963), Nguyễn Hồng Phong (Nghiên cứu Lịch sử số 1/1982), Trần Quốc

Vượng (Tạp chí Cộng sản số 2/1981) và (Nghiên cứu Lịch sử số 1/1982), Phan Huy Lê,

Lê Kim Ngân, Nguyễn Danh Phiệt v.v... (Thế kỉ X. Những vấn đẻ lịch sử. Nxb KHXH.
1984); Văn Tạo (Phương thức sản xuất châu A. Nxb KHXH, Hà Nội. 1996)...

®


Ngơ Sĩ Liên: Đại Việt sử kí Tồn thư. Sđd, tập I. tr. 121.

® Mười nước dưới thời Hậu Lương ở Trung Quốc: 1 - Tiên Thục ở Tứ Xuyên (891-937);

2 - Ngô ở Giang tây, An Huy, Hà Bắc, một phần Giang Tô (892-937); 3 - Ngô Việt ở

15


Lưu Cung vốn là một viên tướng của nhà Hậu Lương, được phong tước
Nam Hải Vương, có nhiều chiến cơng đánh dẹp các thế lực đối lập. Sau khi
xưng Hoàng Đế nước Nam Hán, Lưu Cung chủ trương tiến đánh các nước

khác
ngày
thuộc
Nam,

để mở rộng lãnh thổ. Sau một thời gian chinh chiến, thế lực Nam Hán
càng mạnh, mặt Bắc tạm yên sau khi đánh bại quân Sở ở Giang Hạ
Phong Châu, Lưu Cung bắt đầu thực hiện ý đồ bành trướng xuống phía
trước hết là nước ta bấy giờ. Nhưng sau cuộc cải cách của Khúc Hạo,

đất nước được xây dựng khá vững mạnh, nhân dân đoàn kết chung quanh

Nhà nước đã cản trở mưu đồ xâm lược nước ta của Nam Hán.
Năm 917, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ sang Nam Hán để "kết
mối hoà hảo", nhưng thực chất là để đị xét tình hình Nam Hán chuẩn bị xâm
lược nước ta. Về sự việc này, sách Cương mục của Quốc sử quán triều


Nguyễn ghi "Năm Đinh Sửu (917), Khúc Hạo sai Thừa Mỹ sang Nam Hán

kết mối hồ hảo. Thực ra, đó là mượn tiếng hồ hảo để dị xét tình hình hư
thực”, Năm 919, Khúc Hạo qua đời, Khúc Thừa Mỹ lên làm Tiết độ sứ, một

mặt đã cho người sang triều cống nhà Hậu Lương, có ý muốn dựa vào Hậu

Lương để chế ngự Nam Hán, mặt khác tích cực chuẩn bị chống Nam Hán
xâm lược.

Năm 930, vua Nam Hán lấy cớ Khúc Thừa Mỹ thần phục nhà Hậu.
Lương và có ý chống Nam Hán nên đã sai hai tướng là Lý Thủ Dung và

Lương Khắc Trinh đem quân sang đánh Giao Châu.

Do lực lượng quân Nam Hán mạnh, lại có sở trường về thuỷ chiến,
trong khi đó quân đội của Nhà nước họ Khúc cịn non yếu, Khúc Thừa Mỹ
khơng đủ tài năng và uy tín để đồn kết các tầng lớp nhân dân chống giặc
nên nhanh chóng bị thất bại.

Sau khi xâm chiếm được nước ta. Vụa Nam Hán cử Lý Tiến làm Tiết độ

sứ Giao Châu cùng Lương Khấc Trinh đóng giữ thành Đại La. Quân Nam
Hán ra sức đàn áp, cướp bóc của cải của nhân dân ta.

Căm phẫn quân xâm lược tàn bạo, nhân dân khắp nơi nhất tế nổi dậy

đánh giặc để giải phóng đất nước. Vua Nam Hán phải thừa nhận “dân Giao


Chỉ hay làm loạn, chỉ có thể ràng buộc mà thơi”.

Ở nhiều địa phương, dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh cũ của họ

Khúc, các hào trưởng nổi dậy nắm quyền quản lí từng vùng rộng lớn, như họ
Triết Giang (893-978); 4 - Mân ở Phúc Kiến (893-945); 5 - Sở ở Hồ Nam (896-951);
6 - Nam Hán ở Quảng Đông, Quảng Tây (905-971); 7 - Nam Bình ở Kinh Nam (907-963);
8 - Hau Thục ở Đông Tây Xuyên (925-964); 9 - Nam Đường ở Giang Tây, An Huy
(937-975); 10- Bắc Hán ở Thái Nguyên (951-979).

16


Ngơ ở Đường Lâm (Ba Vì), họ Kiêu ở Phong Châu (Vĩnh Phúc, Ba Vì, Vĩnh
Tường), họ Dinh ở Hoa Lư (Ninh Bình), họ Lê ở Thiệu n (Thanh Hố), họ

Lý ở hương Cổ Pháp (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Đặc biệt nổi lên họ Dương ở

Dương Xá (Thiệu Hoá, Thanh
vùng Ái Châu (Thanh Hố), có
Khi đất nước bị Nam Hán xâm
tâm kháng chiến mạnh, đứng

Hoá). Họ Dương là một danh gia vọng tộc ở
uy tín, là một thế lực hùng mạnh trong vùng.
lược, tại Dương Xá đã hình thành một trung
đầu là hào trưởng Dương Đình Nghệ, một

tướng cũ của họ Khúc. Dương Xá sớm trở thành nơi tụ nghĩa của nhiều hào
kiệt trong cả nước. Con Ngô Mân Thứ sử Phong Châu là Ngô Quyền từ


Phong Châu đến. Định Cơng Trứ từ Trường Châu (Ninh Bình) đưa gia thuộc
vào làng Dương Xá tụ nghĩa v.v...
Duong

Đình Nghệ

cử Định Cơng

Trứ trấn trị Hoan

Châu,

cử Ngô

Quyền làm gia tướng chỉ huy đạo quân chủ lực. Ông ráo riết tuyển mộ thêm

nghĩa quân, xây thành lũy, củng cố lực lượng.

Không đầy nửa năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán, tháng 3 năm
931, từ Ái Châu, Dương Đình Nghệ đã chỉ huy đại quân tiến ra Giao Châu,
bao vây và tấn công thành Đại La, trung tâm đầu não của quân xâm lược.
Lý Tiến chống không nổi, xin viện binh, vua Nam Hán vội vàng cử
Thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Nhưng viện binh chưa đến thì
tướng giặc là Lương Khắc Trinh đã bị giết. Thành Giao châu đã bị quân đội
của Dương Đình Nghệ chiếm giữ. Thứ sử Lý Tiến cùng tàn quân chạy thoát

về nước. Khi đạo quân cứu viện do Trình Bảo chỉ huy kéo vào Giao Châu,

lập tức bị quân đội của Dương Đình Nghệ đánh đại bại, tướng Trần Bảo bị

giết tại trận. Đất nước ta lại được giải phóng. Chính quyền tự chủ của họ
Khúc đã chuyển sang họ Dương. Về chiến công của nhân dân ta dưới sự chỉ
huy của Dương Đình Nghệ quét sạch quân xâm lược Nam Hán năm 931 đã
được sách Cương mục ghi lại như sau; “Trước kia, Dương Đình Nghệ vẫn có
ý định khơi phục Giao châu, có ni 3000 tráng sĩ làm nha binh (quân tỉnh
nhu$). Lý Tiến biết việc đó, cho người về cấp báo với chúa Nam Hán. Đình

Nghệ liền kéo quân vây đánh Lý Tiến. Chúa Nam Hán sai Thừa chỉ là Trần
Bảo đem quân sang cứu. Quân Trần Bảo đến nơi, cho quân vây thành, Đình
Nghệ ra đánh, Trần Bảo bị thua và chết. Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ,

quản lĩnh cơng việc Giao Châu"?)

Cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ hồn toàn thắng lợi. Chiến
thắng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ đã đập tan âm
“ Cuong muc, Sdd, Tap I. tr. 220,221.

17


mưu đặt lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc lên đất nước ta. Chiến

thắng của Dương Đình Nghệ càng củng cố thành quả của dân tộc ta, bảo vệ
được nền độc lập, tự chủ của nhân dân ta.
Quân xâm lược Nam Hán bị quét sạch khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ
tiếp tục sự nghiệp của họ Khúc, củng cố chính quyền tự chủ, xây dựng đất

nước. Ơng cử Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu, Ngô Mân làm Thứ sử

Ái Châu... Cũng như họ Khúc, họ Dương vẫn giữ chức Tiết độ sứ, chưa công

khai xưng vương hiệu, quốc hiệu, giữ thái độ hồ hỗn với phong kiến
phương Bắc.

Năm 937, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã

giết chủ tướng để cướp quyền Tiết độ sứ, trong lúc đó, giặc Nam Hán vẫn
lãm le xâm lược nước ta, đã đẩy nước ta vào một tình thế hết sức hiểm
nghèo.

_ Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn đã làm cho nhân dân hết sức
phan nộ, mưu tính việc trừ khử y.
Từ Ái Châu, Ngơ Qun (là tướng và con rể của Dương Đình Nghệ)

chuẩn bị tiến quân ra Bắc để diệt trừ tên phản bội. Kiều Công Tiễn từ một
tên phản chủ trở thành một tên phản quốc, đã cho người sang cầu cứu vua
Nam Hán. Chớp lấy thời cơ, vua Nam Hán đã cử đại binh sang xâm lược
nước ta.

3. Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền và chiến thang Bach Dang lich sit
nam 938
Ngô Quyên diệt Kiéu Cong Tiên và chuẩn bị kháng chiến chống quân

xâm lược Nam Hán.

Ngô Quyền quê ở làng Đường Lâm (Ba VÌ - Hà Tây), cùng quê hương

với Phùng Hưng - người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường đơ

hộ ở thế kí VII, được dân chúng suy tôn là Bố Cái đại vương. Ngô Quyền đã


từng theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược năm 931.
Ơng vừa có sức khoẻ, vừa có tài quân sự, giỏi việc trị nước, nên rất được

nhân dân q mến. Sau khi Kiều Cơng Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngơ
Quyền tập hợp lực lượng kéo qn từ Ái Châu ra Đắc, tiến công thành Đại
La, giết chết Kiều Công Tiễn trước khi quân Nam Hán kéo vào xâm lược.

Chiến cơng đó của Ngơ Quyền đã phá tan âm mưu của Kiều Công Tiễn
từ thành Đại La sẽ phối hợp với quân xâm lược Hán để tiêu diệt lực lượng

kháng chiến.
18


Sau khi tiêu diệt được Kiều Công Tién, dẹp được mối hoạ từ bên trong.

Ngô Quyền đã lãnh đạo quân sĩ và nhân dân gấp rút chuẩn bị kháng chiến

chống quân xâm lược Nam Hán.

Được biết quân Nam Hán dưới sự chỉ huy của Hoằng Tháo (Hoàng tử

vua Nam Hán Lưu Cung) sẽ kéo quân vào xâm lược nước ta qua cửa sông

Bạch Đằng, Ngô Quyền đã vạch kế hoạch làm trận địa bãi cọc ở sông này,

lợi dụng con nước thuỷ triều lên xuống để nhử quân giặc vào bãi cọc tiêu

diệt chúng. Trong cuộc hội bàn về kế đánh qn Nam Hán, Ngơ Quyền đề


xuất kế sách: "Hồng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, qn lính

cịn mỏi mệt, lại nghe Cơng Tiễn đã chết, khơng có người làm nội ứng, đã

mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khoẻ địch với quân mỏi mệt tất phá
được. Nhưng bọn chúng có lợi cho chiến thuyền, ta khơng phịng bị trước thì
thế được thua chưa biết ra sao. Nếu ta sai người đem cọc lớn, vạt nhọn, đầu

bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước thuỷ
triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, khơng cho chiếc
nào ra thốt"“, Kế hoạch của Ngơ Quyền vạch ra được các tướng lĩnh nhất
trí tán thành. Theo kế hoạch đó, qn lính và nhân dân ngày đêm đẩn gõ,
đếo cọc, rèn sắt làm mũi nhọn bịt ở đầu. Ngô Quyển chọn vùng hạ lưu và
cửa sông Bạch Đằng làm vùng trận địa quyết chiến.

Rất nhiều tướng lĩnh và các tầng lớp nhân dân đã tham gia hăng hái vào
công cuộc chuẩn bị kháng chiến và kháng chiến, như các tướng Dương Tam
Kha, Ngô Xương Ngập, Phạm Bạch Hồ, Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Tất Tố, Đào
Nhuận, Phạm Chiêm, Lã Minh, Định Công Trứ v.v... Nhiều thanh niên các
làng xã hai bên sông Bạch Đằng đã hăng hái nhập ngũ hoặc tự vũ trang
thành các đội dân binh tham gia đánh giặc. Đó là trường hợp ba anh em Lý

Minh, Lý Bảo, Lý Khả, chàng trai họ Nguyễn ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng),
các chàng trai họ Phạm ở Đằng Giang (Hải Phịng) v.v...

Sự tham gia đơng đảo của các tầng lớp nhân dân vào cuộc kháng chiến
chôns quân Nam Hán xâm lược được phản ánh khá sinh động ở Sách Thiên
Nam ngữ lục:
"Bay giờ thiên hạ gái trai,


Thương ngươi Đình Nghệ, khen ngươi Ngơ Quyền.
Bảo nhau dắt trẻ, phù già,
Bỏ chưng Công Tiễn về nhà Ngô Vương...
Chúng tôi sức bé tài hèn,
® Đại Việt Sử kí Tồn thư. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1993, tr, 203.

19


Chồng nguyên quẩy vác, vợ nguyên đem cơm. ,
Giúp công quét sạch giang sơn... ”

Thực hiện kế hoạch của Ngô Quyền, quân lính và nhân dân hăng hái
ngày đêm chuyển gỗ, dựng cọc. Chẳng bao lâu, cọc gỗ bịt sắt nhọn được

cấm thành
Dương Tam
bên tả ngạn
và Đỗ Cảnh
quân bộ ém

những bãi lớn ở các nhánh sông Bạch Đằng. Ngô Quyên cử
Kha (con Dương Đình Nghệ) chỉ huy một đạo quân bộ đóng
sơng Bạch Đằng, cử Ngơ Xương Ngập (con trai cả Ngơ Quyền)
Thạc chỉ huy một đạo bộ binh đóng ở hữu ngạn sông. Hai đạo
sẵn làm nhiệm vụ mai phục để kết phối hợp với thuỷ quân đánh

vào hai bên sườn quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Từ cửa

sơng ngược lên phía trên có đạo thuỷ quân mạnh phục sẵn do Ngô Quyền

trực tiếp chỉ huy chờ khi nước thuỷ triều rút xuống mới phản công tiêu diệt
quân giặc. Công việc chuẩn bị cho trận đánh vừa hồn tất thì cũng là lúc
đồn thuyền Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ổ ạt kéo vào

sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Nguyễn Tất
Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích có bãi cọc. Giặc
thấy quân ta khiêu chiến, lập tưc tấn công, đội thuyền của Tất Tố vờ thua rút

chạy. Giặc được thể, ổ ạt đuổi theo vượt qua bãi cọc mà khơng hề hay biết.

Khi nước
phối hợp)
thuỷ qn
hình giặc
chèn nhau
các hàng

sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía (thuỷ bộ
đổ ra đánh. Quân Nam Hán bị rối loạn phải tháo chạy ra biển. Đạo
của Ngô Quyền gồm những chiến thuyền nhẹ lao vào tấn công đội
ở giữa sông, đánh dạt chúng sang hai bên, thuyền của giặc phải
xít lại theo các luồng nước chảy xiết để tháo chạy ra biển. Song,
cọc như các mũi nhọn khổng lồ ngăn chặn giặc. Nhiều thuyền

chiến to lớn của quân Nam Hán lao vào cọc bị vỡ tan
cả quân thuỷ, bộ của Ngô Quyền xông ra tiêu diệt
Hán khơng cịn lối thốt, phía trước bị chặn đứng bởi
bị qn ta tấn cơng mạnh. Cả đồn chiến thuyền Nam

tành. Đúng lúc đó, tất

qn giặc. Qn Nam
các hàng cọc, phía sau
Hán bị đánh tan tành,

hàng vạn tên xâm lược, kể cả tên chủ tướng Hoằng Tháo, con trai vua Nam
Hán Lưu Cung cũng tử trận.

Tin thất bại báo về, vua Nam Hán thất kinh, vội ra lệnh bãi binh, kết
thúc cuộc xâm lược bị thất bại thảm hại nặng nề.

Về trận đại thắng này, sách Việt sử lược chép: "Quyền nghe tin Hoằng
Tháo đến, bèn đóng ngầm cọc lớn đầu bịt sắt ở cửa biển. Khi nước triều
đâng cao, Quyền sai người đem thuyền nhỏ ra khiêu chiến, giả vờ thua chạy.
20



×