Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Xây dựng quy trình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thi công cầu cạn tại dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn Sơn Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 138 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

NGUYỄN VŨ TỚI

XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ
AN TỒN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG
Q TRÌNH THI CÔNG CẦU CẠN
TẠI DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ
THỊ
NHỔN - SƠN TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 8340417

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN CHIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Xây dựng quy trình quản lý an
tồn, vệ sinh lao động trong q trình thi cơng cầu cạn tại dự án tuyến
đường sắt đô thị Nhổn - Sơn Tây” là cơng trình nghiên cứu độc lập do tác
giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Chiên. Luận văn chưa
được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung
được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn


Nguyễn Vũ Tới


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Văn
Chiên người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian em
nghiên cứu luận văn và đưa ra những ý tưởng, kiểm tra sự phù hợp của luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cơ Trường Đại học
Cơng đồn đã giảng dạy và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường. Những kiến thức mà chúng em nhận được sẽ là hành
trang giúp chúng em vững bước trong tương lai.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ln ở bên
để động viên và là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực giúp em hồn thành luận
văn này.
Trong q trình làm luận văn mặc dù đã cố gắng hoàn thành trong
phạm vi và khả năng có thể. Tuy nhiên, sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự cảm thơng và tận tình chỉ bảo của Q thầy cơ và
tồn thể các bạn
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.....................................................................3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu..............................................................4
7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG5
1.1. Cơ sở khoa học an toàn vệ sinh lao động.....................................................5
1.1.1. An toàn vệ sinh lao động..........................................................................5
1.1.2. Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm và có hại................................5
1.1.3. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.....................................................5
1.1.4. Quản lý an toàn vệ sinh lao động..............................................................9
1.2. Hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp.......................................10
1.2.1. Khái quát.................................................................................................10
1.2.2. Trình tự xúc tiến chung...........................................................................11
1.2.3. Hiệu quả chứng nhận hệ thống...............................................................11
1.3. Một số hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới................12
1.3.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của ILO...............................12
1.3.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Nhật Bản........................14
1.3.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Malaysia........................14
1.3.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Tại Anh..........................15


1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam..........................16
1.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động........................16
1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam..............17
1.5. Quản lý an toàn lao động trong xây dựng..................................................19
1.5.1. Đặc trưng công việc................................................................................19
1.5.2. Vấn đề trong quản lý an toàn lao động...................................................21
1.5.3. Đặc trưng tai nạn xây dựng.....................................................................22
1.5.4. Chính sách đề phịng tai nạn xây dựng...................................................23

1.6. Lý thuyết về xây dựng quy trình quản lý an tồn vệ sinh lao động..............24
Tiểu kết chương 1..............................................................................................27
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH
LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CƠNG CẦU CẠN TẠI DỰ ÁN

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ NHỔN – SƠN TÂY.........................................28
2.1. Giới thiệu chung về dự án..........................................................................28
2.1.1. Giới thiệu thông tin dự án.......................................................................28
2.1.2. Nhân sự về sức khỏe và an tồn..............................................................30
2.1.3. Quy trình thi cơng...................................................................................32
2.2. Thực trạng cơng tác quản lý an tồn vệ sinh lao động tại dự án................38
2.2.1. Những mối nguy và rủi ro cho người lao động trong quá trình thực hiện
dự án..................................................................................................................38
2.2.2. Điều kiện - yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động của chủ đầu tư, nhà tài
trợ và các đơn vị liên quan khác..........................................................................42
2.2.3. Quản lý kinh tế cho cơng tác an tồn vệ sinh lao động...........................42
2.2.4. Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ của nhà thầu...............................43
2.2.5. Ưu nhược điểm của công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động.............46
Tiểu kết chương 2..............................................................................................54
Chương 3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TỒN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TRONG Q TRÌNH THI CƠNG CẦU CẠN TẠI DỰ ÁN TUYẾN

ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ NHỔN – SƠN TÂY.......................................................55


3.1. Quy trình hành chính.................................................................................55
3.1.1. Quy trình quản lý an ninh công trường...................................................55
3.1.2. Cơ chế thưởng phạt.................................................................................60
3.1.3. Đào tạo an tồn và sức khoẻ...................................................................62
3.2. Quy trình về kỹ thuật.................................................................................64

3.2.1. Cơng tác điện..........................................................................................65
3.2.2. Hoạt động nâng hạ, cẩu, kéo...................................................................68
3.2.3. Công việc có phát sinh nhiệt...................................................................73
3.2.4. Làm việc trên cao...................................................................................79
3.2.5. Khóa bên ngồi/ treo thẻ.........................................................................87
3.2.6. Khơng gian hạn chế................................................................................90
3.2.7. Quy trình xử lý cháy...............................................................................93
3.2.8. Quy trình xử lý sự cố ơ nhiễm mơi trường.............................................94
3.2.9. Quy trình kiểm sốt các vật liệu nguy hại...............................................95
3.3. Phương tiện bảo vệ cá nhân.......................................................................98
3.4. Quy trình đảm bảo giao thơng.................................................................101
3.5. Các quy trình khác..................................................................................106
3.5.1. Quy trình báo cáo tai nạn và thương tổn...............................................106
3.5.2. Quy trình điều tra tai nạn......................................................................108
3.5.3. Quy trình xử lý khẩn cấp......................................................................110
Tiểu kết chương 3............................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................117
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt
Viết tắt

Viết đầy đủ

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động


ATSKNN

An toàn sức khỏe nghề nghiệp

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BSI

Viện tiêu chuẩn Anh

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

ĐSĐT

Đường sắt đơ thị

NLĐ
NSDLĐ
PCCC

Người lao động

Người sử dụng lao động
Phịng cháy chữa cháy

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

SK-AT-MT Sức khỏe - An tồn - Mơi trường
TPHN

Thành phố Hà Nội

TNLĐ

Tai nạn lao động


2. Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh
Viết tắt

Viết y ting Anh

ADB

Asian Development Bank

AFD

Agence


franỗaise

Vit y ting Vit
Ngõn hàng phát triển Châu Á
de

développement
DGTPE
DLM

Cơ quan Phát triển Pháp

Direction Générale du Trésor

Tổng cục Kho bạc và Chính sách

et de la Politique Economique

kinh tế của Chính phủ Pháp

Daelim Industrial Co., Ltd

Cơng ty TNHH công nghiệp
Daelim

EIB
HPLML

European Investment Bank


Ngân hàng đầu tư Châu Âu

HaNoi Pilot Light Metro Line

Tuyến đường sắt đơ thị thí điểm
Thành phố Hà Nội

HPC

Hanoi People's Committee

Ủy ban nhân dân TPHN

LOTO
MRB

Lockout/Tagout
Hanoi Metropolitan Railway

Khóa & Gắn thẻ
Ban quản lý dự án đường sắt đô

Management Board

thị Hà Nội


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Những mối nguy và rủi ro trong thi công cọc khoan nhồi...............38
Bảng 2.2: Những mối nguy và rủi ro trong thi công Bệ trụ.............................39

Bảng 2.3: Những mối nguy và rủi ro trong thi công Thân trụ..........................40
Bảng 2.4: Những mối nguy và rủi ro trong thi công Xà mũ trụ.......................41
Bảng 2.5: Những mối nguy và rủi ro trong thi công Lắp đặt dầm U...............41
Bảng 2.6: Kế hoạch quản lý kinh tế năm 2022 cho công tác an tồn vệ sinh
lao động............................................................................................43
Bảng 3.1: Quy trình Khách đến thăm /làm việc tại cơng trường......................57
Bảng 3.2: Quy trình xử lý sự cố ô nhiễm môi trường......................................94
Bảng 3.3: Phương tiện bảo vệ cá nhân thường dùng trong thi công................98


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Ngun lý phát sinh tai nạn bệnh nghề nghiệp..................................7
Hình 1.2: Các yếu tố cấu thành hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động.....10
Hình 1.3: Phương châm an tồn sức khỏe nghề nghiệp...................................12
Hình 1.4: Mơ hình hệ thống ILO-OSH 2001...................................................13
Hình 1.5: Mơ hình hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của MS 1722:2011
Hình 1.6: Mơ hình hệ thống quản lý an tồn vệ sinh lao động của HSG 65....15
Hình 1.7: Mơ hình hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam............................17
Hình 1.8: Bộ máy quản lý an tồn vệ sinh lao động của Việt Nam.................18
Hình 2.1: Tồn cảnh dự án...............................................................................28
Hình 2.2: Các giai đoạn chính thi cơng cầu cạn...............................................32
Hình 2.3: Khơng đeo dây an tồn khi làm việc trên cao..................................52
Hình 3.1: Các hoạt động khen thưởng..............................................................61
Hình 3.2: Hoạt động đào tạo an tồn và sức khoẻ............................................63
Hình 3.3: Khóa và tiếp địa tủ phân phối điện...................................................67
Hình 3.4: Phương tiện bảo vệ cá nhân..............................................................70
Hình 3.5: Người di chuyển phía dưới tải đang treo..........................................71
Hình 3.6: Móc chặt và chắc chắn tải treo trên cao..........................................73
Hình 3.7: Phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm cơng việc phát sinh nhiệt.......75
Hình 3.8: Bình oxy và bình ga dựng thẳng đứng.............................................76

Hình 3.9: Dụng cụ hàn đã được kiểm tra.........................................................77
Hình 3.10. Van chống cháy ngược...................................................................78
Hình 3.11. Mặt bằng thi cơng khi làm việc trên cao........................................79
Hình 3.12: Cơng nhân đeo dây an tồn khơng móc vào điểm neo...................82
Hình 3.13: Hệ thống lan can.............................................................................83
Hình 3.14: Người được nâng hạ phải móc đai an tồn.....................................85
Hình 3.15: Hướng dẫn khu vực nguy hiểm......................................................86
Hình 3.16: Một số hình ảnh cảnh báo...............................................................91
Hình 3.17: Hình ảnh khơng gian hạn chế và bố trí quạt thơng gió...................92

14


Hình 3.18: Hình ảnh khơng gian hạn chế.........................................................92
Hình 3.19: Hình ảnh các phương tiện bảo vệ cá nhân......................................99
Hình 3.20: Mặt bằng bố trí đảm bảo giao thơng tại nhịp hợp long................103
Hình 3.21: Hình ảnh quản lý giao thơng khu vực thi cơng............................104
Hình 3.22: Tình huống khẩn cấp....................................................................111
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty DAELIM..................................................29
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của phịng SK-AT-MT...........................................31
Sơ đồ 2.3. Quy trình thi cơng cọc khoan nhồi..................................................33
Sơ đồ 2.4. Quy trình thi cơng Bệ trụ................................................................34
Sơ đồ 2.5. Quy trình thi cơng Thân trụ.............................................................35
Sơ đồ 2.6. Quy trình thi cơng Xà mũ trụ..........................................................36
Sơ đồ 2.7. Quy trình thi cơng lắp đặt dầm U....................................................37
Sơ đồ 2.8. Hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe...............................................44
Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý an ninh cơng trường...........................................56
Sơ đồ 3.2: Quy trình kiểm sốt an ninh và an tồn cho cơng nhân mới...........58
Sơ đồ 3.3: Quy trình thực hiện cơ chế phạt......................................................61

Sơ đồ 3.4: Quy trình đào tạo an tồn sức khỏe.................................................62
Sơ đồ 3.5. Quy trình về kỹ thuật.......................................................................64
Sơ đồ 3.6. Quy trình khóa thiết bị/treo thẻ bên ngồi......................................88
Sơ đồ 3.7: Quy trình khởi động lại máy móc, phương tiện hoặc thiết bị.........89
Sơ đồ 3.8: Quy trình kiểm soát các vật liệu nguy hại.......................................95
Sơ đồ 3.9: Quy trình đảm bảo giao thơng trong giai đoạn lắp đặt dầm U.....101
Sơ đồ 3.10: Hệ thống thông tin liên lạc..........................................................102
Sơ đồ 3.11: Quy trình báo cáo tại nạn và tổn thương.....................................106
Sơ đồ 3.12: Tổ chức cứu nạn..........................................................................107
Sơ đồ 3.13: Quy trình điều tra tại nạn............................................................108
Sơ đồ 3.14: Quy trình xử lý khẩn cấp.............................................................111


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các thành phố lớn trên thế giới được định nghĩa là có trên 6,5 triệu dân.
Đến nay có 37 trên 40 thành phố lớn trên thế giới đều sử dụng hệ thống tàu đô
thị Metro là phương tiện chủ yếu. Hệ thống tàu đô thị tại các thành phố lớn
trên thế giới đều có vai trị quan trọng trong giao thơng. Với hơn 8 triệu dân
nhu cầu di chuyển ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh rất lớn. Theo tính
tốn năm 2022 nhu cầu đi lại của 2 thành phố này lên tới 50.000 lượt/h.
Với kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy, mỗi đô thị từ 2 triệu
dân trở lên đã cần có đường sắt đơ thị (ĐSĐT) để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi
lại cho người dân, giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do
phương tiện cá nhân gia tăng mạnh mẽ. ĐSĐT là phương tiện có năng lực
chuyên chở cao với khả năng vận chuyển hành khách lên đến 30.000 hành
khách/hướng/h. Với góc nhìn kinh tế vĩ mơ việc đầu tư hệ thống giao thơng hạ
tầng cơng cộng nói chung cũng như ĐSĐT mang lại nhiều hiệu quả kinh tế và

lợi ích xã hội. Thời gian di chuyển trung bình trong đơ thị 10km nội đô nếu đi
xe máy mất khoảng 35 phút và là 60 đến 70 phút nếu đi ô tô. Trong khi đó đi
Metro chỉ mất 15 đến 20 phút do khơng bị ùn tắc và có làn đường riêng.
Phương tiện này là một giải pháp bền vững hạn chế ùn tắc giao thơng hạn chế
về các chi phí hao phí thời gian cơ hội đi trên đường cũng như ùn tắc giao
thông gánh nặng cho xã hội. ĐSĐT giảm thiểu tác động đến môi trường phát
triển hệ thống ĐSĐT được xem là bước đầu tư cần thiết để nâng cao chất
lượng sống và góp phần đưa thành phố Hà Nội là một thủ đô quy mô tầm cỡ
thế giới.
Để đáp ứng được nhu cầu cầu này, Hà Nội quy hoạch đến năm 2030, tầm
nhìn 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2016. Trong đó, mức độ
phân tải giao thông là một trong những mục tiêu quan trọng được nhắc tới.
Theo đó tới năm 2030, ĐSĐT sẽ chiếm 30% trong tổng khối lượng đi lại của
người dân đối với đơ thị hạt nhân, theo sau đó là xe buýt với 25%. Với đô thị
vệ tinh, con số tương ứng là 15% và 25%.


Hiện tại, hệ thống giao thông công cộng và chủ lực của thành phố là xe
buýt và xe buýt nhanh có tổng 112 tuyến, mức độ bao phủ đạt 68,5% và mới chỉ
đáp ứng được 10% nhu cầu đi lại của nhân dân.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2050 sẽ có 10 ĐSĐT, đảm nhận 35 - 40%
thị phần vận tải hành khách cơng cộng, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông
và ô nhiễm môi trường.
Để thực hiện mục tiêu đó, Hà Nội đang tập trung nguồn lực kinh tế,
chính sách, nhân sự cho việc xây dựng hệ thống đường sắt đơ thị. ĐSĐT có
vai trị rất quan trọng trong mạng lưới giao thơng thủ đơ. Q trình thực hiện
dự án rất nhiều vấn đề phát sinh và chưa từng có tiền lệ cũng như quy định cụ
thể nào để giải quyết, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến
độ kéo dài. Bên cạnh đó, nhiều khác biệt giữa quy định của mẫu Hợp đồng
xây dựng quốc tế do các nhà tài trợ vốn yêu cầu áp dụng. Mà việc sử dụng

nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, ngay từ đầu đã ràng buộc Hà Nội phải
tuân thủ một số nguyên tắc do nhà tài trợ đưa ra.
Đến cuối năm 2023, Hà Nội sẽ có 2 tuyến Metro được đưa vào vận
hành. Trong thi cơng và hoạt động các tuyến ĐSĐT đó là tuyến Cát Linh – Hà
Đông và tuyến Nhổn – Ga Hà Nội có những lợi ích, hiệu quả nhất định nhưng
vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong công tác quản lý an tồn vệ sinh lao động trong
thi cơng như: tiềm ẩn những mối nguy, rủi ro gây mất an toàn vệ sinh lao
động cho người lao động, người dân liên quan, tác động tiêu cực đến môi
trường và xã hội xung quanh dự án.... Đó là vấn đề mà học viên muốn nâng
cao hiệu quả công tác quản lý an tồn vệ sinh lao động trong thi cơng xây
dựng các tuyến ĐSĐT nói chung, thi cơng cầu cạn nói riêng. Do vậy, tác giả
đã chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình quản lý an tồn, vệ sinh lao
động trong q trình thi cơng cầu cạn tại dự án tuyến đường sắt đô thị
Nhổn
- Sơn Tây” làm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp. Đề tài vừa có tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn trong nghiên cứu “Công tác quản lý rủi ro
an toàn vệ sinh lao động tại dự án tuyến đường sắt trên cao đoạn Nhổn -ga
Hà Nội” đã phân tích các rủi ro trong q trình thi cơng, quy trình quản lý rủi
ro, lập kế hoạch quản lý rủi ro và tổ chức thực hiện quản lý rủi ro dự án của
doanh nghiệp, về công tác quản lý phần lớn chưa xây dựng được hồ sơ, quy
trình quản lý cơng tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) một cách bài bản
có hệ thống.
Tác giả Nguyễn Thanh Tùng trong nghiên cứu “Cơng tác quản lý an
tồn vệ sinh lao động tại cơng trình nhà ga số 1 tuyến đường sắt trên cao
đoạn Nhổn – Ga Hà Nội” đã đưa ra các giải pháp quản lý cải thiện môi
trường và điều kiện làm việc, tổ chức, chính sách, nhân lực, kỹ thuật, hành

chính...Tuy nhiên, để các giải pháp được đảm bảo thực thi cần phải xây dựng
quy trình quản lý cơng tác ATVSLĐ một cách có hệ thống.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng cơng tác an tồn vệ sinh lao động của tuyến
đường sắt Nhổn - Sơn Tây.
- Xây dựng quy trình an tồn vệ sinh lao động, nhằm cải thiện điều kiện
làm việc, bảo vệ sức khỏe người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động
(TNLĐ) trong quá trình thi công cầu cạn tại dự án tuyến đường sắt đoạn Nhổn
– Sơn Tây.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong và ngồi nước.
- Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý an tồn vệ sinh lao động trong
q trình thi cơng cầu cạn tại dự án tuyến đường sắt đoạn Nhổn – Sơn Tây
- Xây dựng quy trình quản lý an tồn vệ sinh lao động trong q trình
thi cơng cầu cạn tại dự án tuyến đường sắt đoạn Nhổn – Sơn Tây.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý an tồn vệ sinh lao động
trong q trình thi cơng cầu cạn
- Phạm vi nghiên cứu: Dự án tuyến đường sắt trên cao đoạn Nhổn –
Sơn Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến
nội dung của đề tài.
- Phân tích, sử dụng số liệu thống kê về an toàn vệ sinh lao động nhằm
tổng hợp đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến cán bộ công nhân viên (CBCNV),
người dân liên quan.
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

- Xây dựng quy trình quản lý an tồn vệ sinh lao động trong q trình
thi cơng cầu cạn dự án tuyến đường sắt đoạn Nhổn – Sơn Tây.
- Góp phần hồn thiện hơn cơng tác quản lý an tồn, vệ sinh lao động
của dự án đường sắt đô thị và của lĩnh vực xây dựng giao thông đô thị của
Việt Nam.
- Giúp các nhà thầu thi công, cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch chi
tiết cơng tác đảm bảo an tồn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), tai nạn giao thông và giảm thiểu ảnh
hưởng đến người dân liền kề dự án.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về cơng tác an tồn, vệ sinh lao động
Chương 2. Thực trạng cơng tác quản lý an tồn, vệ sinh lao động trong
q trình thi cơng cầu cạn tại dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Sơn Tây
Chương 3. Xây dựng quy trình quản lý an tồn, vệ sinh lao động trong
q trình thi cơng cầu cạn tại dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Sơn Tây.


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC AN TỒN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở khoa học an toàn vệ sinh lao động
1.1.1. An tồn vệ sinh lao động
ATVSLĐ có thể hiểu là trạng thái khơng có mối nguy, nhưng trên thực
tế không thể thực hiện được trong một hệ thống. Vì vậy, ATVSLĐ trên thực
tế là quản lý rủi ro ở dưới mức có thể chấp nhận được. Có thể nói đến an tồn
xã hội với ý nghĩa rộng hoặc an toàn lao động với ý nghĩa hẹp. Gần đây, với
những chính sách thiết thực thì an tồn được đặt làm trọng tâm cơ bản và việc
ngăn chặn rủi ro được quan tâm nhiều hơn là việc phịng ngừa nói chung.
Hiện nay, khái niệm an toàn tại nơi làm việc được mở rộng với ý nghĩa bao

gồm quản lý thiệt hại nghĩa là làm cho doanh nghiệp ít thiệt hại nhất.
ATVSLĐ là một trong những yếu tố trong chế độ bảo hộ lao động, liên
quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động (NLĐ). Là việc
phòng chống các yếu tố nguy hại, nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra
TNLĐ và BNN.
1.1.2. Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm và có hại
Hoạt động đồng bộ trên các các mặt về luật pháp, tổ chức hành chính,
khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội được biểu hiện thơng qua các đối tượng,
cơng cụ, quy trình công nghệ và môi truờng lao động được gọi là điều kiện
lao động [14].
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây
tử vong cho con người trong quá trình lao động [14].
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con
người trong quá trình lao động [14].
1.1.3. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
1.1.3.1. Định nghĩa
TNLĐ & BNN vừa chỉ những sự cố vừa được sử dụng như một thuật
ngữ với ý nghĩa giảm thiểu những nỗ lực của con người để đạt được mục tiêu,


nó bao gồm cả tổn thất về người và tài sản do tai nạn hay sự cố gây ra [12].
Nghĩa là TNLĐ, BNN có thể hiểu dưới cả hai ý nghĩa là tai nạn và hậu quả
của tai nạn. Theo tổ chức lao động quốc tế định nghĩa TNLĐ, BNN là hiện
tượng xảy ra do điều kiện làm việc hoặc do hành vi khơng an tồn của NLĐ,
ở đây nói đến cả việc tử vong, chấn thương, bệnh tật, BNN do tai nạn trong
công việc. Nếu xem xét định nghĩa về TNLĐ, BNN của các nước phát triển ta
thấy như sau. Nhật Bản định nghĩa TNLĐ, BNN là tai nạn phát sinh trong khi
NLĐ đang làm việc nguyên nhân là do công việc khiến cho NLĐ phải nghỉ
trên một ngày để điều trị hay gây ra tử vong, hoặc gây tổn thương một phần
cơ thể người, hay một phần chức năng bộ phận cơ thể. Theo luật bồi thường

cho lao động của Anh, TNLĐ, BNN định nghĩa là tai nạn phát sinh trong khi
làm việc và nguyên nhân do công việc gây ra. Theo luật bồi thường xã hội của
Pháp định nghĩa TNLĐ, BNN là tai nạn phát sinh do nguyên nhân lao động.
Tai nạn là sự cố xảy ra ngoài ý muốn, ngoài kế hoạch định trước và được
phân loại thành tai nạn gây tử vong, tai nạn nặng phải nhập viện, tai nạn nhẹ
có thể điều trị ngoại trú và tai nạn chỉ gây thiệt hại về tài sản. Theo luật bảo vệ
an toàn nghề nghiệp của Mỹ quy định trong quy tắc sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp TNLĐ, BNN bao gồm các loại TNLĐ, BNN phát sinh trong môi
trường lao động. Môi trường lao động được định nghĩa là cơ sở lao động của
chủ lao động nơi mà NLĐ làm việc dưới điều kiện tuyển dụng và được quy
định bao gồm vật chất hay dụng cụ mà NLĐ sử dụng chứ không đơn thuần
chỉ là khái niệm một địa điểm.
1.1.3.2. Yếu tố phát sinh tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
Về cơ bản thì TNLĐ, BNN phát sinh do các nguyên nhân đa dạng
không chỉ xuất hiện mà còn ràng buộc mật thiết với nhau. Yếu tố phát sinh
TNLĐ, BNN gồm yếu tố trực tiếp và yếu tố gián tiếp. Yếu tố trực tiếp được
chia ra gồm: yếu tố con người và yếu tố vật chất. Yếu tố vật chất là yếu tố mà
con người tiếp xúc trực tiếp và gây ra tai nạn bao gồm điều kiện về môi
trường như âm thanh, ánh sáng, trang thiết bị, máy móc, cửa bảo vệ. Yếu tố


con người là yếu tố của trạng thái tinh thần và thể lực của cá nhân NLĐ như
tinh thần làm việc hoặc năng lực làm việc. Yếu tố gián tiếp gây ra TNLĐ, BNN
được chia thành các yếu tố sau. Thứ nhất, là yếu tố kỹ thuật do các vấn đề kỹ
thuật gây ra như trang thiết bị, máy móc, thiết kế cơng trình, kiểm tra, bảo vệ.
Thứ hai, là yếu tố về đạo đức do thiếu sót các kiến thức, kinh nghiệm liên
quan về an toàn. Thứ ba là yếu tố về cơ thể như các bệnh đau đầu, chóng mặt,
bệnh về thần kinh. Thứ tư, là các yếu tố tinh thần như hồi hộp, căng thẳng, sợ
hãi, thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp như không thi hành, chống đối, bất
mãn. Cuối cùng là yếu tố quản lý như người kinh doanh thiếu trách nhiệm

trong an toàn lao động hay do tiêu chuẩn công việc không rõ ràng.
Nguyên lý phát sinh TNLĐ, BNN khi có thiếu sót trong quản lý
ATVSLĐ, thêm vào đó là hành vi khơng an tồn của NLĐ cùng trạng thái
khơng an tồn của vật gây tai nạn theo Hình 1.1.

Hình 1.1: Nguyên lý phát sinh tai nạn bệnh nghề nghiệp
Nguồn: [12, tr.9]
1.1.3.3. Ảnh hưởng của tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đối với
doanh nghiệp
Từ sau cách mạng công nghiệp đa số các doanh nghiệp đều thúc đẩy
các hoạt động kinh doanh ưu tiên sản xuất và lợi nhuận nhằm hướng tới mục
tiêu đạt được lợi nhuận tối đa và thường cho qua những tổn thất do TNLĐ
phát sinh. Tuy nhiên, bước vào xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển nhanh
chóng, hiện đại hóa của cơng nghiệp. Nhờ có mơi trường và phương pháp làm


việc thích hợp thì việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của NLĐ đã trở thành
yếu tố tăng cường tính cạnh tranh cơ bản nhất của doanh nghiệp, từ đó ý
nghĩa của cơng tác đề phịng TNLĐ cũng được nhấn mạnh trong mặt quản lý
và duy trì mạng lưới doanh nghiệp. Kinh doanh ATVSLĐ của doanh nghiệp
kết hợp giữa kinh doanh và ATVSLĐ là trách nhiệm của người quản lý cao
nhất và mọi công việc đều do người quản lý cao nhất quyết định. Điều này có
thể hiểu là hoạt động xây dựng hệ thống quản lý bảo vệ an tồn để đề phịng
TNLĐ; đánh giá định kỳ mức độ nguy hiểm và độc hại từ đó quản lý một
cách hệ thống các vấn đề cần xử lý nhằm đề phòng TNLĐ giúp loại bỏ và cải
thiện các yếu tố nguy hiểm, độc hại.
1.1.3.4. Tính cần thiết của việc phịng chống tai nạn lao động
Mục tiêu của cơng tác ATVSLĐ phòng chống tai nạn là giúp cho NLĐ
được hưởng thụ cuộc sống sinh hoạt thoải mái và khỏe mạnh bằng việc đặt
trọng tâm vào ý thức tôn trọng con người, xóa bỏ các mối nguy hiểm phát

sinh từ lao động từ đó đề phịng các sự cố và tai nạn, cũng như dựa vào những
cải cách không ngừng của khoa học kỹ thuật để loại trừ các nhân tố nguy
hiểm, độc hại tiềm tàng.
Trước hết TNLĐ phát sinh tại cơ sở lao động có thể gây ảnh hưởng tiêu
cực đến cá nhân, doanh nghiệp, xã hội và rộng hơn là cả quốc gia, chính vì
vậy có thể dẫn đến những kết quả sau:
Thứ nhất, TNLĐ là hành vi không tôn trọng con người, không chỉ gây
tổn hại đến giá trị đạo đức mà còn đẩy mạnh tư tưởng coi nhẹ an tồn lao
động trong tồn xã hội từ đó hạ thấp tiêu chuẩn về ý thức an toàn lao động
của người dân.
Thứ hai, số lượng NLĐ bị tai nạn tăng lên sẽ dẫn đến có thêm nhiều
người nghèo khó bất hạnh trong xã hội, từ đó làm quá tải mức chi phí phúc lợi
và khiến gánh nặng đè lên người dân tăng lên khi phải bổ sung thêm chi phí.
Thứ ba, TNLĐ mang đến bất hạnh cho khơng chỉ NLĐ mà cả gia
đình họ và chính bởi sự bất ổn trong việc kiếm sống sẽ làm giảm chất lượng
cuộc sống của người dân.


Thứ tư, TNLĐ là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn giữa NSDLĐ
và NLĐ trong doanh nghiệp, và trong trường hợp nó trở thành tiếng nói yêu
cầu của tập thể phát ra bên ngồi thì sẽ khơng chỉ làm xấu đi mối quan hệ
giữa NSDLĐ và NLĐ mà còn khiến xã hội càng thêm mất ổn định.
Thứ năm, trong trường hợp phát sinh các tai nạn như hỏa hoạn, cháy
nổ, rị rỉ chất độc hại có thể đe dọa đến an toàn của người dân, mang đến sự
bất an và dẫn đến hậu quả phá hủy hệ sinh thái.
Thứ sáu, đối với NLĐ phải chịu những thương tật do TNLĐ, khi xem
xét thực tế về sự chối bỏ tuyển dụng của doanh nghiệp, thiếu cơ sở đào tạo
cần thiết cho NLĐ tái xin việc, hay mạng lưới kết nối lỏng lẻo trong tuyển
dụng - xin việc có thể thấy TNLĐ có thể trở thành nhân tố làm tăng thêm số
người thất nghiệp. Vì vậy, để loại bỏ đi những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế

và xã hội do TNLĐ gây ra, cần lấy việc tơn trọng tính mạng con người làm
nền tảng từ đó xây dựng vững chắc văn hóa an tồn lao động trên quy mơ
tồn xã hội. Chủ doanh nghiệp và NLĐ cần nâng cao nhận thức về ATVSLĐ
và cùng nỗ lực xây dựng quy trình ATVSLĐ một cách hệ thống, cũng như
tích cực thúc đẩy cơng tác phịng chống TNLĐ. Cùng với đó doanh nghiệp
phải làm trịn trách nhiệm xã hội thơng qua kinh doanh ATVSLĐ, chính phủ
cũng phải đưa ra những chính sách ATVSLĐ nhất quán coi việc bảo vệ tài
sản tính mạng của NLĐ là trách nhiệm và nghĩa vụ ưu tiên hàng đầu. Chính
phủ, doanh nghiệp, NLĐ cùng các ban ngành liên quan phải nỗ lực cố gắng
hết sức mình hồn thành trách nhiệm và nghĩa vụ trong phòng chống TNLĐ.
1.1.4. Quản lý an tồn vệ sinh lao động
Nhiều NSDLĐ tin rằng khơng thể kiểm sốt được an tồn. Họ nói rằng
“Bạn hãy làm những gì bạn có thể bằng cách cung cấp các thiết bị an toàn và
xây dựng các quy định và quy trình sau đó hãy chấp nhận những gì xảy ra”.
Nhưng thực tế chúng ta nhận thấy rằng có thể quản lý được an tồn.
Khơng thể quản lý an toàn một cách nhất thời; Quản lý an toàn hiệu
quả phải được thực hiện liên tục. Thực tế cho thấy rằng nỗ lực thực hiện an



×