Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Môi trường sử dụng và độ bền pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.98 KB, 7 trang )

Môi trường sử dụng và độ bền.

Nhiệt độ cho phép CF hoạt động từ -40°C đến +85°C. Độ bền của thẻ CF
cũng rất đáng khâm phục: nó có thể chịu được chấn động rơi từ độ cao 2,5 m
và tuổi thọ trung bình trong điều kiện sử dụng bình thường là 100 năm! Các
hệ điều hành của máy tính có thể dung được với thẻ CF: , Windows 3.x,
Windows 95, , Windows 98, Windows CE, Windows 2000, Windows ME,
Windows XP, OS/2, Apple System 7, 8, 9 & OS X, Linux và đa số các
UNIX. Các dữ liệu (Data) của thẻ nhớ CF được bảo vệ bởi “built-in dynamic
defect management and error correction technologies” đảm bảo độ an toàn
cao nhất.

Tốc độ của thẻ nhớ.

Với mỗi một “x1” thì bạn có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây. Như thế
số lượng “x” càng lớn thì tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có
thể tham khảo bảng tốc độ ghi dưới đây:
4X = 600KB/sec.
12X = 1.8MB/sec.
16X = 2.4MB/sec.
32X = 4.8MB/sec.
40X = 6.0MB/sec.

Loại thẻ nhớ mới nhất của CF với cấu trúc “Ultra II” cho phép bạn ghi thông
tin với tốc độ x60 (9 Mb/s) và đọc thông tin trên thẻ với tốc độ x66 (10
Mb/s). Đây là cấu trúc được xếp hạng 1 trên thế giới hiện tại.

Tuy nhiên tốc độ đọc hay ghi thông tin trên thẻ nhớ còn phụ thuộc vào khả
năng của máy ảnh nữa. Nếu bạn có một chiếc CF Ultra II mà dùng một chiếc
dCam đời 2002 chẳng hạn thì sẽ không phát huy được hết tốc độ của thẻ đâu
nhé. Ngược lại cho trường hợp dùng dSLR với loại thẻ CF tốc độ chậm, bạn


sẽ mất thời gian chờ đợi giữa hai kiểu ảnh đấy (nhất là với độ phân giải lớn
cỡ 6 Mpix)

Số lượng ảnh có thể lưu trên một thẻ nhớ
Dưới đây là các thông tin của Sandisk về số lượng ảnh mà bạn có thể chụp
(không bị nén và chịu nén) với từng loại thẻ nhớ có dung lượng khác nhau.


Bạn có thể tìm thấy thông tin cụ thể về trọng lượng và kích thước ảnh trong
Manuel của máy ảnh.

Những yếu tố làm ảnh hưởng tới trọng lượng ảnh của bạn:
- Độ phân giải: số lượng "pixel" càng lớn thì ảnh càng nặng
- Kích thước ảnh: tương quan với độ phân giải bạn có các kích thước L, M,
S
- Chất lượng của ảnh: Fine, Normal, Standard.
- Mức độ chi tiết của ảnh: ảnh càng nhiều chi tiết thì trọng lượng càng nặng.

Lưu ý: không phải máy ảnh nào cũng có khả năng dùng được các loại thẻ
nhớ có dung lượng lớn trên 2 Go, bạn cần xem kỹ Manuel và làm Update
cho máy trước khi mua thẻ. Tuy độ tin cậy của CF rất cao nhưng NTL
khuyên bạn nên dùng nhiều thẻ 512 Mb hơn là dùng 1 chiếc thẻ 4 Go.

* Uncompressed image = ảnh không chịu nén
* Compressed image = ảnh đã bị nén để giảm trọng lượng

Chuyển giao ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính.

Sau khi chụp ảnh thì bạn có nhiều cách để làm “copy” ảnh từ thẻ nhớ vào
máy tính hay ghi lên đía CD-ROM, DVD-ROM…Cách phổ biến nhất là

dùng ngay chiếc máy ảnh của bạn với dây cáp kèm theo và phần mềm
chuyên dụng của máy. Ưu điểm của phương pháp này là bạn không cần đầu
tư thêm thiết bị và giao diện cũng rất dễ sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm của
nó lại nằm ở tốc độ chuyển giao thông tin, đa phần các máy dCam, BCam và
một số dSLR hiện tại chỉ có giao diện USB 1.1 với tốc độ 12 Mb/giây trên lý
thuyết. Nếu bạn có một chiếc thẻ 512 Mb đầy ảnh thì thời gian chuyển giao
ảnh sẽ khá lâu đấy.


Giải pháp thứ 2 là mua một chiếc “8 in 1 Card Reader” (hay thỉnh thoảng
vẫn thấy đề là “9 in 1” nhưng thật ra cũng đều là loại đầu đọc được nhiều
loại thẻ mà thôi) với đường truyền USB 2.0. Ở đây NTL muốn nhấn mạnh
tới yếu tố kỹ thuật USB 2.0 vì nhiều loại “Card Reader” cũ chỉ có USB 1.1
mà thôi. Tốc độ chuyển giao thông tin của USB 2.0 là 480 Mb/giây! Kết quả
thì bạn đã có thể tự rút ra được rồi.
Nếu bạn dùng máy tính xách tay và không muốn phải mang theo đủ mọi thứ
dây cáp nối thì bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc “PCMCIA 6-in-1 PC
Card Adapter”.



×