Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀN VỀ LÝ THANH CHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.94 KB, 17 trang )

LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
** ĐỀ TÀI: NỮ TỪ NHÂN ĐỜI TỐNG LÝ THANH CHIẾU

1. Tiểu sử:
Lý Thanh Chiếu (sinh năm 1084- mất
khoảng năm 1151) hiệu “Dị An Cư Sĩ”,
người Sơn Đông - Lịch Thành thời Tống
(nay là Sơn Đông - Tế Nam).
Bà là con gái của học giả kiêm nhà viết
tản văn Lý Cách Phi, làm quan đến Lễ
Bộ Viên Ngoại Lang, một người học vấn
uyên bác. Mẹ là Vương Thị, cũng là một
người biết thơ văn. Lý Thanh Chiếu
được cha dạy ngâm thơ, viết từ và tản
văn từ nhỏ.
18 tuổi, bà kết hôn với thái học sinh
Triệu Minh Thành (1081-1129), là một nhà khảo chứng kim thạch học nổi tiếng,
con trai Tể tướng Triệu Đĩnh. Bà theo chồng về Lai Châu- Truy Châu. Ba thường
cùng chồng xướng họa thơ văn, thu thập chỉnh lý sách vở, họa phẩm, các áng
văn trên đá, trên đồng... khi rãnh rỗi.
Năm 1127 quân nhà Kim chiếm Khai Phong, bắt giữ Thượng hồng Tống Huy
Tơng và Vua Tống Khâm Tơng, nam bắc Hoàng Hà lần lượt rơi vào tay quân
Kim, nhiều quan lại trong triều đình nhà Tống phải chạy xuống phía nam, vợ
chồng bà cũng chạy xuống phía nam Hồi Hà. Trong lúc loạn lạc, Triệu Minh
Thành được lệnh làm thái thú Hồ Nam, nhưng trên đường đi nhậm chức thì bị
cảm và chết ở Kiến Khang (nay là Nam Kinh). Chồng bà ốm chết mà quân Kim
cứ tràn xuống tấn cơng, khiến bà cũng như triều đình nhà Tống cứ phải nay đây
mai đó: Hàng châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa...là những vùng miền bà đã
lần lượt trải qua, sống một mình trong cảnh cơ tịch, khốn đốn cho đến khi già
yếu rồi qua đời.
Chính bởi những biến cố trong cuộc đời đã khiến cho sáng tác của Lý Thanh


Chiếu chia thành hai giai đoạn rõ rệt:
1


-

Giai đoạn đầu (trước năm 1127): phản ánh cuộc sống hạnh phúc, viên mãn,
giọng điệu hoan hỷ, vui tươi, phần lớn từ nói về phịng kh, tình u, ly biệt,
thiên nhiên.

-

Giai đoạn sau (từ 1127 trở đi): cuộc sống tha hương, mất nước, lưu lạc, khốn
khó, giọng điệu u buồn, trầm uất, cơ đơn, “từ” đã thốt khỏi phạm vi khuê
phòng hướng đến những vấn đề xã hội, trọng tâm ở đây là tâm trạng của kẻ
mất gia đình, mất nước, cái buồn riêng hòa lẫn với nỗi đau chung của dân
tộc.

2. Phong cách nghệ thuật và tác phẩm tiêu biểu:
2.1

Sơ lược về thể loại “từ”:
Nhắc đến văn học cổ Trung Quốc, người ta thường nhắc đến tản văn
Tiên- Tần, phú thời Hán, thơ đời Đường, từ thời Tống, kịch thời Nguyên,
tiểu thuyết thời Minh- Thanh. Tuy nhiên, từ đời Tống, kịch đời Nguyên ít
được mọi người biết đến hơn cả là do muốn để thể hiện trọn vẹn một tác
phẩm về từ và kịch thì cần sự kết hợp của nhiều yếu tố khác như âm
nhạc, vũ điệu, sân khấu,…
Như chúng ta đã biết, thể từ được hình thành vào thời Đường nhưng chỉ
đến thời Vãn Đường thì từ mới trở thành một thể loại độc lập và mang

đặc tính riêng của chúng. Thể từ phát triển mạnh nhất vào thời Tống.
Vào đời Tống, chính trị, đạo đức, tiết tháo được đặt lên hàng đầu. Chính
vì thế nên các nhà thơ cũng đã tự dẹp bỏ tính phóng khống, cởi mở mà
thay vào đó là sự nghiêm cẩn, khn phép (trừ Tơ Đơng Pha). Thơ đời
Tống mang đậm tính chất của hoàn cảnh lịch sử, nên nặng về triết lý, nhẹ
về tình cảm, chuyển sang hướng mạnh mẽ và trau chuốt, thiếu hẳn tính
hào khí, độc đáo,…của thơ Đường. Chính sự thành cơng của thơ Đường
đã làm thơ Tống trở nên gầy guộc và thiếu sức sống.
Sự suy thoái của thi ca thời Tống đã trở thành nền tảng cho “từ” phát
triển và trở thành một hình thức văn học độc lập.
 Từ có số chữ trong bài cố định, câu dài ngắn, và phối hợp chặt
chẽ với âm nhạc. Song, nó khác nhạc phủ ở chỗ “cách luật nghiêm
2


nhặt”, khác Đường luật ở chỗ “câu dài ngắn”, khác thơ cổ phong ở
chỗ “cách luật nghiêm ngặc và số chữ cố định”.
 Mỗi điệu từ có một từ phổ. Điệu ngắn nhất là Trúc chi từ(14 chữ),
dài nhất là Oanh đề tự(240 chữ). Những điệu tương đối dài, thường
chia làm hai đoạn, cơng thức có thể giống hoặc hồn tồn khác
nhau.Số chữ trong câu có thể dài trên mười chữ, cũng có thể chỉ là
một chữ.

Từ thời Tống chia thành hai trường phái: từ uyển ước và từ hào phóng.
Từ uyển ước là lối làm từ theo truyền thống, ngơn ngữ tinh luyện, hình
tượng, ý nghĩa sâu sắc, phù hợp với âm nhạc. Từ hào phóng thì ngượclại,
nó hồn tồn khơng phân ranh giới giữa từ- thi, diễn đạt tự do, âm luật
khơng cịn là vấn đề trọng yếu, “khơng gì khơng nói được”. Do đó từ theo
trường phái này thường mất đi sự tinh tế vốn có.
Có thể nói thời Tống chính là thời đại hồng kim của từ, phát triển mạnh

theo hai con đường: một là tinh tế, uyển chuyển; hai là phóng khống ,tự
do. Lý Thanh Chiếu là một trong những đại diện tiêu biểu cho trường phái
uyển ước nói riêng và cho từ đàn thời Tống nói chung.

2.2

Phong cách nghệ thuật và tác phẩm tiêu biểu:
Lý Thanh Chiếu được các nhà nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc liệt vào
hàng các nhà làm từ chính tông của phái uyển ước. Sáng tác của bà về
nội dung lẫn nghệ thuât đều hơn hẳn các bậc tiền bối cùng phái như Liễu
Vĩnh, Tần Quán. Bà chủ trương từ cần phải có sự miêu tả tỉ mỉ, tình cảm
tinh tế, mà phải mang một nội hàm văn hóa tương đối sâu, về ngôn ngữ
phải điển nhã hồn nhiên.
Vốn là mơt người phụ nữ có học vấn và giàu tình cảm nên sáng tác của Lý
Thanh Chiếu thường tập trung viết về nỗi buồn, về tình yêu, nỗi tương tư
ly biệt- những chủ đề thường thấy của từ. Nhiều tác giả là nam giới đã
viết thay cho nỗi niềm người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ
như Liễu Vĩnh, Tần Quán… nhưng không thể thể hiện đầy đủ được dù tâm
lý và tài năng có thừa. Trái lại, Lý Thanh Chiếu đã diễn đạt được những
cảm thụ thc về nội tâm của chính mình- cũng là của chính phụ nữ. Bà
3


chọn những sự vật dễ gợi liên tưởng, lại dùng bút pháp tinh tế của người
phụ nữ để tổ chức những ý tưởng đó, nên nó có một sắc thái khác biệt
hơn.
Ví dụ: Điểm giáng thần (miêu tả thiếu nữ ngây thơ trong trắng), Ngư gia
ngạo (miêu tả tâm trạng, nguyện vọng của người phụ nữ muốn thoát khỏi
cuộc sống nhỏ hẹp, tù túng, buồn tẻ, khát khao thế giới tinh thần tráng lệ
hơn, rộng mở hơn)

Về giọng điệu, từ của bà thường chú ý đến tâm cảnh nhiều hơn, diễn đạt
một cách tinh tế, giàu giai điệu, nhẹ nhàng, uyển chuyển. Có khả năng
thanh lọc và sáng tạo ngơn ngữ thơ ca từ ngôn ngữ dân tộc, bà không
bao giờ dẫn nhiều điển tích vào trong sáng tác của mình để làm người
đọc q tải, chính vì vậy, những tác phẩm đó vẫn giữ nguyên vẻ trong
sáng, rõ ràng đối với người đọc hiện đại dù nó đã được viết cách đây gần
1000 năm.
Về nghệ thuật, bà rất táo bạo trong việc sáng tạo phong cách và hình
thức mới. Cách sử dụng bảy từ láy trong đoạn mở đầu bài từ theo điệu
Thanh thanh mạn (Tầm tầm mịch mịch, lãnh lãnh thanh thanh, thê thê
thảm thảm thích thích- tìm tìm kiếm kiếm, lành lạnh man mát, buồn buồn
thảm thảm thương thương) từ trước đến giờ ít có người dùng nhưng lại
đạt hiệu quả cao. Từ của bà khéo dùng thủ pháp “Bạch miêu” nói vật ngụ
tình, tế nhị tinh xảo, quanh co uốn lượn, biểu đạt hết ý mình, ngơn ngữ
thanh tân tự nhiên, âm luật hài hịa uyển chuyển, chiếm một vị trí riêng
trên từ đàn triều Tống, được đời sau gọi là “thể từ của Lý Dị An” và đã
ảnh hưởng mạnh mẽ cho các đời sau… (Nguyễn Huệ Chi).
Do những biến động trong chính cuộc đời bà đã khiến cho sáng tác của Lý
Thanh Chiếu chia thành hai giai đoạn:


Giai đoạn 1: Thời bình trước 1127:thơ bà phản ánh cuộc sống hạnh phúc,
viên mãn, giọng điệu hoan hỷ, vui tươi, phần lớn từ nói về phịng khuê, tình
yêu, ly biệt, thiên nhiên; như các bài: Như mộng lệnh, Nhất tiễn mai, Điểm
giáng thần, Phượng Hoàng đài thượng ức xuy tiêu…

Miêu tả một thiếu nữ ngây thơ trong trắng, điểm thêm phần thẹn thùng, e ngại, khó có
thể qua bài Điểm Giáng Thần

Phiên âm:

4


Súc bãi thu thiên,
Khởi lai dung chỉnh tiêm tiêm thủ.
Lộ nùng hoa sấu,
Bạc hãn khinh y thấu.
Kiến hữu nhân lai,
Miệt sạn kim thoa lưu.
Hồ tu tẩu,
Ỷ mơn hồi thủ,
Khước bả thanh mai khứu.

Dịch thơ:
Vừa nhún đu xong,
Đứng dậy nắm ngón tay nhỏ xíu.
Hoa gầy sương trĩu,
Rơm rớm mồ hơi thấm áo.
Thấy người lạ qua,
Thoa vàng vội đem dấu.
Thẹn chạy vào,
Tựa cửa ngối đầu,
Lại ngửi cành mai nhỏ.
(Hồng Tạo dịch)
Cuộc sống hạnh phúc của bà lại không thể gạt bỏ nỗi niềm thoát khỏi xã hội chật hẹp,
tù túng, nơi thân phận người phụ nữ vốn bị khinh rẻ. Qua bài “Ngư Gia Ngạo”, bà khéo
léo lồng ghép nỗi niềm này theo cách ước lệ đầy tinh tế:

Ngư gia ngạo
Phiên âm:

Thiên tiếp vân đào liên hiểu vụ
Tinh hà dục chuyển thiên phàm vu
Phảng phất mộng hồn qui đế sở
Văn thiên ngữ
Ân cần vấn ngã qui hà xứ ?
Ngã báo lộ trường ta nhật mộ
5


Học thi mạn hữu kinh nhân cú
Cửu vạn lý phong bằng chính cử
Phong hưu trú
Bồng chu xuy thủ tam sơn khứ

Dịch thơ:
Mây khói trời mai làn sóng tỏa
Dịng Ngân xẻ nhích ngàn bướm múa
Mộng hồn phảng phất về thiên phủ
Nghe trời nhủ:
Chẳng hay ngươi định về đâu đó
Ta thưa: ngày chiều đường xa lỡ
Thơ có câu hay khiến người sợ
Chín vạn dặm cánh bằng gặp gió
Gió lên nữa
Đi tới non tiên thuyền nhẹ chở
Có thể thấy từ giai đoạn đầu của bà mang phong vị phù hoa, diễm lệ. Tuy đề tài vốn cũ
nhưng dưới bàn tay tài hoa của bà, mỗi chữ hiện ra như có hồn:

Như Mộng Lệnh kỳ nhất
Phiên âm:

Thường ký khê đình nhật mộ,
Trầm tuý bất tri quy lộ.
Hứng tận vãn hồi chu,
Ngộ nhập ngẫu hoa thâm xứ.
Tranh độ,
Tranh độ,
Kinh khởi nhất than âu lộ.

Dịch thơ:
Từng nhớ khê đình chập tối,
Say khướt trở về quên lối.
Hết hứng mải quay thuyền,
Lạc giữa đầm sen len lỏi.
Chèo vội,
6


Chèo vội,
Kinh động bầy cị bay rối.
(Nguyễn Chí Viễn dịch)
Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và khơng có dấu vết sắp đặt của con người. Thi nhân
ở đây là một người say là đà dễ chịu lạc bước vào thiên nhiên, phá tan khơng khí tĩnh
lặng… phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm thụ nhạy bén mới có thể
viết được như thế.
Lý Thanh Chiếu cịn có nhiều bài, nhiều câu miêu tả thiên nhiên rất tinh tế. Bà dùng
hình ảnh" lục phì hồng sấu" (xanh béo hồng gầy- Đỏ ít xanh nhiều) để chỉ cánh hoa hải
đường sau cơn mưa như Như Mộng Lệnh- kỳ nhị

Như Mộng Lệnh kỳ nhị
Phiên âm:

Tạc dạ vũ sơ phong sậu,
Nùng thuỵ bất tiêu tàn tửu.
Thí vấn quyển liêm nhân,
Khước đạo hải đường y cựu.
Tri phủ?
Tri phủ?
Ưng thị lục phì hồng sấu.

Dịch thơ:
Sáng suốt ngớt mưa bùng gió,
Say rượu ngủ lì khơng rõ.
Ướm hỏi kẻ treo rèm,
Lại bảo hải đường như cũ.
Đâu có?
Đâu có?
Chừng hẳn lục tươi hồng võ.
(Nguyễn Chí Viễn dịch)
Cũng đặc sắc là những bài từ khuê phòng về tình yêu. Tình yêu trong thơ bà như
những bài tụng ca tình yêu với niềm say mê sâu thẳm, cũng có khi bộc lộ cảm xúc một
7


cách tinh vi, tế nhị, cũng có khi lại táo bạo và nhiệt tình, như bài từ theo điệu Nhất Tiễn
Mai dưới đây:

Nhất tiễn mai
Phiên âm:
Hồng ngẫu hương tàn ngọc điếm thu ,
Khinh giải la thường độc thướng lan chu,
Vân trung thùy ký cẩm thư lai ,

Nhạn tụ hồi thời ,
Nguyệt mãn tây lâu ,
Hoa tự phiêu linh thủy tự lưu ,
Nhất chủng tương tư ,lưỡng xứ nhàn sầu ,
Thử tình vơ kế khả tiêu trừ ,
Tài hạ my đầu ,khước thượng tâm đầu.

Dịch thơ:
Chiếu lạnh hơi thu sen thắm tàn.
Nhẹ cởi xiêm là,
Bước lên thuyền lan,
Ấy ai chữ gấm gửi tờ mây ?
Hàng nhạn bay về,
Trăng lầu xế ngang,
Dòng nước vơ tình hoa lạt hương.
Một giống tương tư,
Đơi ngả sầu vương.
Tình kia muốn dứt vẫn đa mang.
Vừa chớm mày ngài,
Đã lọt gan vàng.
(Nguyễn Xuân Tảo dịch)
Đây là chân dung một người phụ nữ với tình yêu ngay thẳng và chân thực, chia sẻ và
dâng hiến cho nhau.Đó cũng là một ảnh quang của niềm khao khát mạnh mẽ yêu và
hạnh phúc của người phụ nữ trong rào cản của gia đình phong kiến cấp cao. Lý Thanh
Chiếu thường hay sử dụng những hình ảnh mang sắc thái nữ tính rất rõ. Trong Nhất
8


Tiễn Mai bà viết "khinh giải la thường, độc thượng lan châu" (cởi nhẹ áo lụa, một mình
bước lên thuyền lan), khó ai miêu tả phong thái nhẹ nhàng, cử chỉ thoát tục của người

phụ nữ được như vậy. Bài từ này được chọn vào tuyển tập thơ tình nổi tiếng của Trung
Quốc và đã được phổ nhạc với tên là “Nguyệt mãn tây lâu”.
Dung nhan của người phụ nữ thể hiện ở mái tóc, ở cách trang điểm, trau chuốt hình
dáng bên ngồi. Và Lý Thanh Chiếu có những câu thơ rất phụ nữ khi diễn đạt tinh thần
phiền muộn, chán chường, buồn bã kiểu như:

Phụng Hoàng đài thượng ức xuy tiêu
Phiên âm:
Hương lãnh kim nghê,
Bị phiên hồng lãng,
Khởi lai dung tự sơ đầu.
Nhậm bảo liêm trần mãn,
Nhật thượng liêm câu.
Sinh phạ ly hoài biệt khổ,
Đa thiểu sự dục thuyết hoàn hưu.
Tân lai sấu,
Phi can bệnh tửu,
Bất thị bi thu.
Hưu hưu,
Giá hồi khứ liễu,
Thiên vạn biến Dương Quan,
Dã tắc nan lưu.
Niệm Vũ Lăng nhân viễn,
Yên toả Tần lâu,
Duy hữu lâu tiền lưu thuỷ.
Ưng niệm ngã chung nhật ngưng mâu,
Ngưng mâu xứ,
Tòng kim hựu thiêm nhất đoạn tân sầu.

Dịch thơ:

Hương lạnh lị vàng
Chăn nghiêng sóng đỏ
Dậy rồi lười chải sơ đầu
9


Mặc hộp gương đầy bụi
Ác rọi rèm châu
Thêm sợ ly mong biệt khổ
Có lắm việc muốn nói lại rầu
Gần đây võ
Khơng vì bệnh rượu
Chẳng phải buồn thu
Rầu rầu
Lần này ly biệt
Ngàn vạn lượt Dương Quan
Cũng khó trú lưu
Người Vũ Lăng xa bặt
Khói toả Tần lâu
Chỉ có trước lâu dịng nước
Chừng thấy kẻ suốt buổi nhìn lâu
Nơi nhìn đó
Từ nay lại thêm một đoạn tân sầu
(Nguyễn Chí Viễn dịch)


Giai đoạn 2: Thời chiến tranh chạy loạn từ 1127 trở đi: cuộc sống tha
hương, mất nước, lưu lạc, khốn khó, giọng điệu u buồn, trầm uất, cơ đơn, từ
đã thốt khỏi phạm vi khuê phòng hướng đến những vấn đề xã hội, trọng
tâm ở đây là tâm trạng của kẻ mất gia đình, mất nước, cái buồn riêng hịa

lẫn với nỗi đau chung của dân tộc, có thể kể đến tiêu biểu như các bài: Vũ
Lăng xuân, Vĩnh ngộ lạc, Bồ Tát man…

Biến cố to tát của thời đại ảnh hưởng đến vận mệnh và cuộc đời của Lý Thanh Chiếu.
Trong những năm tháng lưu lạc, bà tận mắt chứng kiến sự đê hèn nhục nhã của triều
Nam Tống mong bảo toàn tính mệnh, dời đơ về Hàng Châu mà khơng theo chính sách
kháng chiến tích cực triệt để. Họ thà dâng phần lớn non sông đất nước cho giặc để
mong sống an nhàn ở một góc. Đơng đảo nhân dân vì thế lâm vào cảnh cửa nát nhà
tan, xa quê lìa quán.Lý Thanh Chiếu là một trong hàng chục triệu nạn nhân đó. Mối đau
buồn sâu sắc của cá nhân bà cũng bao hàm nỗi đau buồn vì cám cảnh đất nước hưng
suy. Những bài từ của bà giai đoạn này chính là những sản phẩm mang nhân tố thời
đại và xã hội chứ không phải là dạng ủy mị, sướt mướt, "vô bệnh thân ngâm".
Lúc ngụ cư ở Kim Hoa, bà sáng tác bài Vũ Lăng Xuân có những câu nổi tiếng sau:
10


Vũ Lăng Xuân
Phiên âm:
Phong trú thần hương hoa dĩ tận ,
Nhật văn nguyệt sơ đầu ,
Vật kị nhân phi sự sự hưu ,
Dục ngữ lệ tiên lưu
Văn thuyết Song Khê xuân thượng hảo ,
Dã nghĩ phiếm khinh chu ,
Chỉ khủng Song Khê trá mạnh châu ,
Tải bất động ,hứa đa sầu ,

Dịch Thơ :
Gió ngưng hương bụi cũng tan ,
Hoa kia rụng hết ,ngỡ ngàng tháng năm ,

Muộn màng ngày biếng Lược ,Trâm ,
Cảnh xưa cịn đấy bặt tăm bóng Người ,
Tận duyên thế sự do Trời,
Lời chưa kịp thốt ,bời bời lệ sa ,
Song Khê xuân cảnh gấm hoa ,
Muốn lên Thuyền(nơi) ấy dạo qua quên buồn ,
Lại e Thuyền nhỏ hơn nguồn :
"Sầu ta chất chứa nơi hồn cô liêu !"
(Bạch Thủy Cẩn dịch)

Bài Vũ Lăng Xuân được làm vào năm Thiệu Hưng thứ 4 (năm 1134), lúc bấy giờ
quân Kim đang xâm phạm phương nam, Tống Cao Tơng thân chinh. Để tránh loạn,
Lí Thanh Chiếu lánh mình nơi nhà một người bạn họ Trần ở Kim Hoa , Triết Giang .
Năm đó Lí Thanh Chiếu đã từ một thiếu nữ tài hoa sống một cuộc đời dư dả trở
thành một li phụ tóc sương. Bà đã trải qua vụ đảng tranh bị liên luỵ, binh hoả loạn
li, tha phương lưu lạc, lại thêm việc tái giá đầy sóng gió … Những cổ vật mà hai vợ
chồng góp nhặt được trước đây đã thất tán gần hết, vợ chồng đẹp đơi lại gặp phải
biến cố tình cảm. Khi đến Kim Hoa lánh nạn, chuyện cũ vẫn chưa xoá được, sinh
mệnh của từ nhân chỉ có một việc đó là một mình đi hết cuộc đời cịn lại. Với cảnh
tượng thê lương như thế, mỗi một sự vật, sự việc đều có thể dẫn đến nỗi sầu vơ
hạn. Khơng biết việc gì lại động đến nỗi đau của từ nhân, vì thế đã làm ra bài này.
11


Phong trú trần hương hoa dĩ tận, sau trận cuồng phong bạo vũ, trăm hoa rơi
rụng, “đã lác đác hoá thành bùn đất, chỉ có mùi hương vẫn như cũ”. Đây là lấy
cảnh gởi gắm tình thê lương, từ nhân sau khi trải qua những trận gió mưa, khơng
cịn hi vọng, lịng đã trở nên tro nguội, ngay cả tóc cũng biếng chải. Vật thị nhân
phi đều đã quá vãng, hiện chỉ một mình suy ngẫm, chưa mở miệng mà nước mắt
đã tn rơi.

Tự mình cũng chẳng muốn phải khổ sầu như thế, chỉ là khơng ngăn được mà
thơi, tìm cách giải khuây. Nghe nói sắc xuân ở Song Khê “vẫn còn tươi đẹp”, từ
nhân muốn thả thuyền rong chơi một chuyến để đuổi hết nỗi sầu. Nhưng chưa gì
từ nhân lại khơng ngăn được nỗi hồi nghi, một lần rong chơi làm sao có thể rũ
hết những cơn sầu?
Chỉ khủng Song Khê trách mãnh châu,
Tái bất động hứa đa sầu
Bài từ thiên cổ, lịng của từ nhân càng khổ.

Hồn cảnh lịch sử quả thực có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của một người làm nghệ
thuật, bởi sáng tác của họ mà thoát ly thời cuộc để hướng đến những giá trị khơng
thực. Dĩ nhiên, người ln có nhiều tâm sự, ước nguyện sâu sắc về thân phận mình
trong xã hội khắc nghiệt này lại không thể không đau chung với nỗi đau của thời cuộc.
Dưới đây là bài “Vĩnh Ngô Lạc”.

Vĩnh Ngô Lạc
Phiên âm:
Trung châu thịnh nhật,
Khuê môn đa hạ,
Ký đắc thiên trọng tam ngũ.
Phô thuý quan nhi,
Nhiên kim tuyết liễu,
Thốc đới tranh tế sở.
Như kim tiều tuỵ,
Phong hoàn vụ mấn,
Phạ kiến dạ gian xuất khứ.
Bất như hướng liêm nhi để hạ,
Thính nhân tiếu ngữ.

Dịch thơ:

12


Kinh đô thời thịnh,
Buồng the nhàn rỗi,
Đêm này biết bao ghi nhớ.
Mũ ngọc lung linh,
Quấn vàng cành liễu,
Đầy đầu trâm lược đỡ.
Giờ đây tiều tuỵ,
Tóc bụi gió sương,
Đêm dạo ra chơi e sợ.
Chi bằng quấn nấp dưới rèm thưa,
Mặc ai vui thú.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, chính vì thế, những gì đẹp nhất, thi vị nhất cũng phải kết
thúc để nhường chỗ cho hiện thực cuộc sống đầy bi ai. Đời nhà Tống là thời kỳ chính trị
và ngoại giao yếu nhất, nên việc loạn lạc cũng khó tránh khỏi. Những tưởng bà sẽ khóc
thương ủy mị, sướt mướt, nhưng khơng, nỗi đau của người con gái có học vấn, tài
hoa ấy lại mang tính thời đại, nhuốm màu hiện thực với một chút hồi cổ thuở thanh
bình.
“Thanh Thanh mạn” là bài từ nổi tiếng của Lý Thanh Chiếu, được viết khi chồng đã chết
và bà phải lưu lạc ở đất Giang Nam. Trước nhiều đau khổ bà đã lấy những nét sinh
hoạt bình thường tả thành lời văn tha thiết, có ý nghĩa xã hội nhất định. Sự vui vẻ,
nhàn hạ trước khơng cịn nữa. Nỗi sầu trong từ Lý Thanh Chiếu làm cho không gian
nhuốm màu buồn đau, tang tóc:Từ điển văn học nhận xét: Tác giả đã dùng “bảy từ
điệp láy đi láy lại, biểu đạt một cách tự nhiên, chuẩn xác nỗi sầu khổ cô quạnh trước
thảm cảnh nước mất nhà tan...”

Thanh Thanh mạn
Phiên âm:

Tầm tầm mịch mịch,
Lãnh lãnh thanh thanh,
Thê thê thảm thảm thích thích.
Sạ nỗn hồn hàn thì hậu,
Tối nan tương tức.
Tam bơi lưỡng trản đạm tửu,
Sạ địch tha vãn lai phong cấp!
Nhãn quá dã,
Chính thương tâm,
13


Khước thị cựu thì tương thức.
Mãn địa hồng hoa đơi tích,
Tiều tuỵ tổn,
Như kim hữu thùy kham trích ?
Thủ trước song nhi,
Độc tự tránh sinh đắc hắc!
Ngô đồng cánh kiêm tế vũ,
Đáo hồng hơn, điểm điểm trích trích.
Giá thứ đệ,
Tránh nhất cá sầu tự liễu đắc.

Dịch thơ:
Lần lần, giở giở
Lạnh lạnh lùng lùng
Cảm cảm thương thương nhớ nhớ
Thời tiết ấm lên lại rét
Càng thêm khó ở
Rượu nhạt uống đơi ba chén

Khơng chống nổi chiều về gió dữ
Nhạn bay qua
Đang đau lòng
Lại đúng bạn quen biết cũ.
Chồng chất hoa vàng khắp chỗ
Buồn bực nỗi
Giờ đây còn ai bẻ nữa
Đen kịt nhường kia
Một mình giữ bên cửa sổ
Cây ngơ đồng gặp mưa bay
Buổi hồng hơn thánh thót giọt nhỏ
Nối tiếp vậy
Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.
(Nguyễn Xuân Tảo dịch)
Những ngày phiêu linh nơi đất khách quê người, cho dù mùa xuân đến phong cảnh
Song Khê rất đẹp, nhưng dưới mắt bà thì cảnh sắc đó khơng làm cho trái tim bớt tan
14


nát, mà bà càng cảm thấy buồn khổ hơn. Do quan niệm truyền thống của từ và phong
cách của trường phái uyển ước bó buộc mà những bài từ này không biểu hiện mạnh mẽ
và rõ rệt tư tưởng yêu nước như trong thơ; từ của bà giai đoạn này chỉ biểu hiện mối
đau buồn thống thiết của cá nhân, nhưng rõ ràng nỗi đau này là do cảnh tan nát của
núi sông, cảnh nguy vong của dân tộc. Tâm tình này cịn thể hiện rất rõ ràng qua
những câu thơ trong “Bồ Tát Man”.

Bồ tát man kỳ nhất
Phiên âm:
Phong nhu nhật bạc xuân do tảo
Lai sam sạ trước tâm tình hảo

Thuỵ khởi giác vi hàn
Mai hoa mấn thượng tàn
Cố hương hà xứ thị
Vong liễu trừ phi tuý
Trầm thủy ngoạ thời thiêu
Hương tiêu tửu vị tiêu

Dịch thơ:
Gió êm nắng lạt xn cịn sớm
Áo đơn chợt mặc tâm tình đượm
Ngủ dậy lạnh hơi hơi
Hồ tàn trên tóc mai
Cố hương hồn lẽo đẽo
Quên được trừ say rượu
Trầm thuỷ lúc nằm thiêu
Hương tiêu rượu chửa tiêu.
Hay như trong bài “Giảm tự mộc lan hoa”

Giảm tự mộc lan hoa
Phiên âm:
Mại hoa đảm thượng,
Mãi đắc nhất chi xuân dục phóng.
15


Lệ điểm khinh quân,
Do đới đồng hà hiểu lộ ngân.
Phạ lang sai thấu,
Nô diện bất như hoa diện hảo.
Vân mấn tà trâm,

cánh yếu giao lang tỵ tịnh khan.

Dịch thơ:
Gánh hoa chọn lựa,
Mua được một cành xuân sắp nở.
Lệ điểm hơi hơi,
Còn ngấn sương mai dáng đỏ tươi.
E chàng thấy rõ,
Mặt thiếp cùng hoa khơn sánh đọ.
Mái tóc nghiêng xồ,
Kề má cùng chàng đứng ngắm hoa.
(Nguyễn Chí Viễn dịch)
Trích “Khởi lai dung tự sơ đầu” (Dậy rồi lười chải sơ đầu).Người phụ nữ khi khơng cịn
quan tâm đến dung nhan là thể hiện một tâm trạng u uất đến cùng cực. Cách để cho
tinh thần đi những nẻo đường tâm cảnh một cách tự do như vậy, và thể hiện rõ ràng
trong thơ, từ, ở thời điểm đó là một bứt phá quan trọng khơng dễ được chấp nhận.
Những điều đó, nếu đặt vào miệng một tác giả nam giới, chắc chắn sẽ được ngâm nga,
khen ngợi, trong khi Lý Thanh Chiếu thì lại bị phê phán thiếu cơng bằng. Vào thời Tống,
thời đại mà đạo đức phong kiến do nhà nước và tầng lớp nho sĩ thống trị trói buộc hết
sức gay gắt, thơ như thế là một sự phản kháng lễ giáo, chính vì vậy mà chế độ này đã
hạn chế tài năng và thơ của bà. Nhận định của Vương Chước thời Nam Tống là quan
điểm tiêu biểu cho guồng máy và quan điểm của nhà nước.Nhưng nói cách khác, họ
cũng công nhận sự nổi dậy của phụ nữ đối với lễ giáo phong kiến.
Rõ ràng là về mặt khách quan, những bài thơ của Lý Thanh Chiếu đã có tác dụng
chống đối những ràng buộc của lễ giáo phong kiến mà chủ quan bà khi sáng tác khơng
hề có ý đó. Như vậy những bài từ về tình u của bà đã có một ý nghĩa tích cực trong
một chừng mực nào đó.

16



Có thể thấy với nội dung này, khi miêu tả cái sầu của mình, Lý Thanh Chiếu đã vượt ra
khỏi loại "nhàn sầu" mà những nhà sáng tác từ trước kia đã viết. Nỗi sầu trong từ của
bà là nỗi buồn nhớ quê hương, nỗi khổ về thân thế, nỗi đau do mất người thân, và sự
thất vọng do lý tưởng bị đổ vỡ đan kết mà thành.
Tóm lại, bà luôn giữ phong cách từ uyển ước suốt cuộc đời sáng tác của mình, với cái
nhìn đầy tinh tế, tiến bộ. Phong cách từ độc đáo, hiện đại đã để lại ảnh hưởng tích cực
đến thể loại từ Tống và được các thế hệ sau mến mộ. Các sáng tác của bà thể hiện
đúng những gì ta thấy được từ chân dung bà qua tranh vẽ, một thiếu nữ đẹp, có gia
thế nhưng ẩn chứa một chút buồn, rất nghệ thuật.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×