Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

Nghiên cứu đặc trưng sự chuyển nghĩa từ loại danh từ sang đại từ và danh từ sang tính từ trong tiếng Việt (Trên ngữ liệu một số nhóm từ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 272 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG SỰ CHUYỂN NGHĨA
TỪ LOẠI DANH TỪ SANG ĐẠI TỪ VÀ DANH TỪ SANG TÍNH TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT
(TRÊN NGỮ LIỆU MỘT SỐ NHĨM TỪ)
Ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 9.22.90.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG SỰ CHUYỂN NGHĨA
TỪ LOẠI DANH TỪ SANG ĐẠI TỪ VÀ DANH TỪ SANG TÍNH TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT
(TRÊN NGỮ LIỆU MỘT SỐ NHĨM TỪ)
Ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 9.22.90.20


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. LÊ QUANG THIÊM

Hà Nội - 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Dương Thị Dung

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN ................................................................................................................ 9
1.1. Dẫn nhập ................................................................................................ 9
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ............................................ 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa ở ngồi nước và
trong nước ............................................................................................... 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa đại từ và danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ .......................... 21
1.3. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 24

1.3.1. Một số lý luận về ngữ nghĩa học từ vựng ..................................... 24
1.3.2. Về hiện tượng chuyển nghĩa và chuyển nghĩa từ vựng ................ 33
1.3.3. Nghĩa của từ trong từ loại tiếng Việt ............................................ 41
1.4. Tiểu kết................................................................................................. 47
Chương 2: ĐẶC TRƯNG CHUYỂN BIẾN NGHĨA CỦA DANH TỪ
MANG THUỘC TÍNH NGHĨA ĐẠI TỪ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP)................................................................................................................ 48
2.1. Giới thiệu về nhóm danh từ lựa chọn để nghiên cứu ........................... 48
2.2. Thực tiễn và khả năng chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa đại từ .................................................................................................. 49
2.3. Phân tích và diễn giải nhóm danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ .... 51
2.3.1. Trường hợp từ "bác" ..................................................................... 52
2.3.2. Trường hợp từ "cô" ....................................................................... 63
2.3.3. Trường hợp cặp từ "ông/bà" ......................................................... 72
2.3.4. Trường hợp cặp từ "cha/mẹ" ......................................................... 83
2.4. Đặc trưng ngữ nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ .......... 96
2.4.1. Cơ sở của sự chuyển biến nghĩa danh từ mang thuộc tính nghĩa đại
từ .............................................................................................................. 96
2.4.2. Sự phân ly về nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ .... 98
2.4.3. Cơ chế chuyển biến nghĩa của các đơn vị danh từ mang thuộc tính
nghĩa đại từ .............................................................................................. 99

ii


2.5. Tiểu kết............................................................................................... 100
Chương 3: ĐẶC TRƯNG CHUYỂN BIẾN NGHĨA CỦA DANH TỪ
MANG THUỘC TÍNH NGHĨA TÍNH TỪ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP).............................................................................................................. 102
3.1. Giới thiệu về nhóm danh từ lựa chọn để nghiên cứu ......................... 102

3.2. Thực tiễn và khả năng chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa tính từ...................................................................................................105
3.3. Phân tích và diễn giải nhóm danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ . 106
3.3.1. Trường hợp từ "anh hùng" .......................................................... 107
3.3.2. Trường hợp từ "bình dân" ........................................................... 114
3.3.3. Trường hợp từ "cách mạng" ........................................................ 118
3.3.4. Trường hợp từ "phúc" ................................................................. 123
3.3.5. Trường hợp từ "quê" ................................................................... 127
3.3.6. Trường hợp từ "sách vở" ............................................................. 131
3.3.7. Trường hợp từ "bụi" .................................................................... 136
3.3.8. Trường hợp từ "gan" ................................................................... 142
3.4. Đặc trưng ngữ nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ ...... 147
3.4.1. Cơ sở của sự chuyển biến nghĩa danh từ mang thuộc tính nghĩa
tính từ .................................................................................................... 147
3.4.2. Sự phân ly về nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ 149
3.4.3. Cơ chế chuyển biến nghĩa của các đơn vị danh từ mang thuộc tính
nghĩa tính từ .......................................................................................... 151
3.4.4. Nguyên nhân chuyển biến nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa tính từ .......................................................................................... 152
3.5. Tiểu kết............................................................................................... 153
KẾT LUẬN ................................................................................................... 155
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................. 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 160
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TĐHTC:

TĐKT:
TĐĐVT:
TĐTN:
TĐVT:

TĐLVĐ:
TĐHP:

TĐTV:

Đại Nam quấc âm tự vị, Hnh Tịnh Paulus Của, Sài Gịn,
1895 -1896. Bản in năm 1975 đổi tên thành Ðại Nam
quốc âm tự vị , Nxb Trẻ tái bản mới nhất năm 1998.
Việt Nam tự điển, Hội Khai trí Tiến đức, Hà Nội, 1931; tái
bản, 1954
Tự điển Việt Nam phổ thông, Đào Văn Tập, Vĩnh – Bảo
Sài Gòn.
Việt Nam tân tự điển, Thanh Nghị, Sài Gòn, 1952.
Từ điển tiếng Việt, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm,... Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1967; tái bản, có sửa chữa, bổ
sung, Hà Nội, 1977, 1994.
Việt Nam tự điển, Lê Văn Đức, Nhà sách Khai Trí, Sài
Gịn, 1970.
Từ điển tiếng Việt, Hồng Phê (chủ biên), Viện Ngơn ngữ
học, Nxb Đà Nẵng, xuất bản lần đầu 1988 và tái bản
nhiều lần cho đến năm 2012.
Từ điển tiếng Việt.


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sự biểu hiện ngữ nghĩa của từ "bác" trong các Từ điển tiếng Việt 55
Bảng 2.2: Sự biểu hiện ngữ nghĩa của từ "cô" trong các Từ điển tiếng Việt. 66
Bảng 2.3: Sự biểu hiện ngữ nghĩa của từ "ông" trong các Từ điển tiếng Việt 74
Bảng 2.4: Sự biểu hiện ngữ nghĩa của từ "bà" trong các Từ điển tiếng Việt. 77
Bảng 2.5: Sự biểu hiện ngữ nghĩa của từ "cha" trong các Từ điển tiếng Việt 87
Bảng 2.6: Sự biểu hiện ngữ nghĩa của từ "mẹ" trong các Từ điển tiếng Việt 88
Bảng 3.1: Cấu tạo mục từ chuyển biến nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa tính từ trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê ................................. 103
Bảng 3.2: Nguồn gốc mục từ chuyển biến nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa tính từ trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê ................................. 104
Bảng 3.3: Nhóm danh từ thuộc tính nghĩa tính từ trong Từ điển tiếng Việt của
Hoàng Phê ..................................................................................................... 104

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Tầng nghĩa và kiểu nghĩa từ vựng .................................................... 32
Sơ đồ 2: Mơ hình chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ ... 98
Sơ đồ 3: Mơ hình chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ 150

vi


DANH MỤC TƯ LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đại Nam quấc âm tự vị, Hnh Tịnh Paulus Của, 1895 -1896), Sài Gịn.
Bản in năm 1975 đổi tên thành Ðại Nam quốc âm tự vị , Nxb Trẻ tái bản mới
nhất năm 1998.
2. Việt Nam tự điển, Hội Khai trí Tiến đức, Hà Nội, 1931; tái bản, S. - H., 1954.
3. Tự điển Việt Nam phổ thông, Đào Văn Tập, Vĩnh - Bảo Sài Gòn.
4. Việt Nam tân tự điển, Thanh Nghị, Sài Gòn, 1952.
5. Từ điển tiếng Việt, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm,... Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1967; tái bản, có sửa chữa, bổ sung, H., 1977, 1994.
6. Việt Nam tự điển, Lê Văn Đức, Nhà sách Khai Trí, Sài Gịn 1970.
7. Từ điển tiếng Việt, Hồng Phê (chủ biên), Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà
Nẵng, năm 1988 và tái bản năm 2012.

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngữ nghĩa học nói chung và ngữ nghĩa học từ vựng nói riêng ngày
càng quan trọng trong thuyết ngôn ngữ học. Các nghiên cứu về ngữ nghĩa
học trên thế giới và Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ ở
cả mặt đồng đại và lịch đại. Trong nghiên cứu ngữ nghĩa học, các học giả
đặc biệt quan tâm đến hiện tượng chuyển nghĩa. Chuyển nghĩa (Change
meaning, shift meaning) còn gọi biến đổi nghĩa (semantic change) là một hiện
tượng phổ quát, tồn tại trong hầu hết mọi ngôn ngữ. Sự chuyển nghĩa của các
đơn vị từ vựng trong các ngôn ngữ biến hình thường kèm theo những dấu
hiệu về hình thái nên rất dễ nhận biết; còn sự chuyển nghĩa của các đơn vị từ
vựng trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt được thể hiện qua các dấu
hiệu ngữ nghĩa, diễn ra trong nội dung của từ, nên khó nhận biết qua hình
thức bên ngồi.
Ch.Morris - người sáng lập ra ngành kí hiệu học đã phân chia kí hiệu

học thành: nghĩa học (semantics), kết học (syntactic) và dụng học
(pragmatics). Như vậy nghĩa học (semantics) là lĩnh vực quan trọng và cần
được đào sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, trong Việt ngữ học, lĩnh vực này còn
chưa được quan tâm, đặc biệt là trong việc nghiên cứu kết hợp luận với thực
tiễn từ điển học.
Hiện tượng chuyển nghĩa có thể diễn ra trong các phạm vi nội bộ thực
từ, nội bộ hư từ hoặc giữa thực từ và hư từ. Nghiên cứu về hiện tượng này có
thể kể đến các cơng trình nghiên cứu của Vũ Văn Thi với luận án Phó tiến sĩ
Q trình chuyển hóa của một số thực từ thành giới từ trong tiếng Việt (1995)
và Trần Thị Nhàn với cơng trình Hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ
trong tiếng Việt (theo thuyết ngữ pháp hóa) (2004). Tuy nhiên, nghiên cứu

1


chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính đại từ và danh từ mang thuộc tính
tính từ chưa được nghiên cứu.
Ngôn ngữ học truyền thống coi từ loại thuộc phạm trù từ vựng - ngữ
pháp. Điều này có nghĩa, từ loại trong phạm trù này vừa có đặc tính từ vựng
(nghĩa từ vựng) vừa có đặc trưng ngữ pháp (nghĩa ngữ pháp). Vấn đề đặt ra,
cần phải trả lời là trong quá trình chuyển nghĩa, nghĩa từ vựng xảy ra như thế
nào? Kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Thi và Trần Thị Nhàn đã chứng minh
có hiện tượng chuyển hóa từ thực từ "sang" hư từ. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu nhằm góp phần giải thích sâu hơn về hiện tượng chuyển nghĩa:
Một là, đối với sự chuyển nghĩa trong nội bộ thực từ (cụ thể là từ danh từ
mang thuộc tính nghĩa đại từ và danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ) xảy ra
như thế nào? Hai là, từ loại là một phạm trù từ vựng - ngữ pháp: vậy về mặt
nghĩa từ vựng, những đơn vị này chuyển nghĩa như thế nào?
Chính vì lẽ đó, chúng tơi chọn đề tài "Nghiên cứu đặc trưng sự
chuyển nghĩa từ loại danh từ sang đại từ và danh từ sang tính từ trong

tiếng Việt (Trên ngữ liệu một số nhóm từ)" để nghiên cứu. Do sự thay đổi đề
tài mà dùng từ "sang", thực chất luận án chỉ tìm hiểu nghĩa của danh từ
mang thuộc tính nghĩa đại từ và danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ
(trên cơ sở ngữ liệu một số nhóm từ).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự biến đổi và chuyển nghĩa của một số đơn vị từ để làm rõ
sự chuyển nghĩa danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ và danh từ mang thuộc
tính nghĩa tính từ. Trên cơ sở đó, làm rõ hơn nội dung của sự chuyển nghĩa
của đơn vị thực từ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể như sau:

2


- Tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ sở luận cho luận án;
- Xác định cách hiểu về bản chất nghĩa từ vựng danh từ, sự chuyển nghĩa
mang thuộc tính nghĩa đại từ và sự chuyển nghĩa mang thuộc tính nghĩa tính
từ (nghiên cứu trường hợp);
- Miêu tả, phân tích nội dung ngữ nghĩa, biểu hiện ngữ nghĩa, tiến trình
phát triển nghĩa, chuyển nghĩa của một số đơn vị danh từ mang thuộc tính
nghĩa đại từ và danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ (nghiên cứu trường hợp).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các danh từ mang thuộc tính nghĩa
đại từ và các danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ trong tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu đặc trưng nghĩa của các danh từ mang thuộc tính

nghĩa đại từ và danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ (nghiên cứu trường
hợp). Cụ thể là: danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ (bác, cơ, ơng, bà, cha,
mẹ), nghĩa danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ (anh hùng, bình dân, cách
mạng, phúc, quê, sách vở, bụi, gan);
- Luận án nghiên cứu sự chuyển biến nghĩa của những đơn vị thực từ
mang thuộc tính nghĩa ở ba phạm vi chính là danh từ, đại từ và tính từ (nghiên
cứu trường hợp);
- Ngữ nghĩa của các đơn vị nghiên cứu được thể hiện trong lời định nghĩa
các mục từ thuộc các cơng trình Từ điển tiếng Việt cũng như từ nghĩa của văn
cảnh/ngữ cảnh mà từ hoạt động.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng các phương pháp, thủ pháp sau:
4.1.1 Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được dùng để miêu tả nghĩa của các danh từ và đặc

3


trưng sự chuyển nghĩa của danh từ, đại từ và tính từ trong tiếng Việt.
4.1.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa
Sử dụng phương pháp này, luận án muốn chỉ ra đặc trưng cấu trúc nghĩa
của từ ở mặt đồng đại và lịch đại. Về mặt đồng đại, nghĩa của từ được phân
tích để chỉ ra các đặc trưng về cấu trúc, thứ bậc của các nghĩa, nét nghĩa. Về
mặt lịch đại, nghĩa của từ được so sánh theo một tiến trình lịch sử. Cụ thể, luận án phân
tích sự chuyển biến nghĩa của từ thuộc từ loại này\từ loại khác được thể hiện
trong lời định nghĩa của các công trình Từ điển tiếng Việt xuất bản từ những
năm 1895-1896 đến 2012 để thấy được tiến trình phát triển nghĩa của các từ
loại thực từ (chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ và danh
từ mang thuộc tính nghĩa tính từ). Từ đó xác định đặc trưng nghĩa của các đơn vị

chuyển nghĩa từ loại đó.
Các phương pháp trên được sử dụng để phân tích sự chuyển nghĩa của
danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ và danh từ mang thuộc tính nghĩa tính
từ. Quán triệt nghĩa của hai bình diện trên tức là phân tích thành tố nghĩa bao
gồm: nghĩa được cấu tạo từ các nét nghĩa hay các nét nghĩa là thành tố cấu tạo
nghĩa từ vựng. Các nghĩa từ vựng trong hệ thống con ngữ nghĩa tạo nên cơ
cấu nghĩa của từ đa nghĩa. Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong
luận án.
4.1.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study)
Trong luận án, các đơn vị từ vựng được lựa chọn nghiên cứu là những
đơn vị mang tính điển hình. Nhóm các danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ
được luận án lựa chọn là bác, cô, ông, bà, cha, mẹ; các danh từ mang thuộc
tính nghĩa tính từ được lựa chọn nghiên cứu là anh hùng, bình dân, cách
mạng, phúc, quê, sách vở, bụi, gan.
4.1.4. Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp thống kê được sử dụng để xác định số lượng các danh từ mang
thuộc tính nghĩa đại từ và tính từ trong Từ điển tiếng Việt; tần số xuất hiện các
ngữ cảnh danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ và tính từ trong Chương trình

4


tra cứu ngữ cảnh tiếng Việt của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.
Các kết quả thống kê được tổng hợp dưới hình thức bảng biểu và được hệ
thống hóa qua các sơ đồ để biểu hiện kết quả nghiên cứu.
4.1.5. Theo suốt các phương pháp, thủ pháp đã nêu trên là hai phương pháp
luận cơ bản trong nghiên cứu khoa học là diễn dịch và quy nạp.
4.2. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
- Để chứng minh cho những nhận định đưa ra, luận án sử dụng tư liệu,
ngữ liệu của Từ điển tiếng Việt (từ điển giải thích nghĩa để phân tích, miêu tả

nghĩa trong từ điển), gồm bảy cuốn từ điển sau: Đại Nam quấc âm tự vị
(Huình Tịnh Paulus Của), Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến Đức), Tự điển
Việt Nam phổ thơng (Đào Văn Tập), Việt Nam tân tự điển (Thanh Nghị), Từ
điển tiếng Việt (Văn Tân), Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức), Từ điển tiếng Việt
(Hồng Phê). Đây là các cơng trình Từ điển ngữ văn điển hình, được biên
soạn bởi các nhà ngơn ngữ học có uy tín và từ điển trải dài theo tiến trình thời
gian lịch sử từ cuối thế kỉ XIX cho đến nay. Chúng tôi cho rằng, các cơng
trình từ điển trên cung cấp một bức tranh toàn cảnh và thành tựu của Từ điển
tiếng Việt theo tiến trình thời gian đầy đủ và chân thực nhất. Đó cũng là
nguồn ngữ liệu khá đầy đủ để chúng tôi thực hiện nghiên cứu hiện tượng
chuyển nghĩa của luận án. Việc đối chiếu ý nghĩa của các từ ngữ được ghi
trong bảy cơng trình từ điển nói trên và được trải dài theo nhiều giai đoạn
khác nhau trong lịch sử là một trong những cơ sở cho thấy tiến trình phát triển
nghĩa của các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt. Trên cơ sở định nghĩa của các
từ điển này, luận án rút ra được những nét nghĩa để so sánh, tìm ra nét nghĩa
nào thuộc danh từ, nét nghĩa nào thuộc đại từ và tính từ.
- Nguồn ngữ liệu nữa được luận án sử dụng là các ngữ cảnh có sự hiện
diện của các đơn vị từ vựng đang được xem xét. Để thực hiện được điều này,
luận án khai thác và sử dụng các ngữ cảnh/văn cảnh trong Chương trình tra

5


cứu ngữ cảnh tiếng Việt của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam1.
Đây là chương trình quản lý hơn ba mươi triệu âm tiết thuộc các từ ngữ tiếng
Việt trong nhiều thể loại (truyện, thơ, ca dao, báo chí, ...). Các nét nghĩa được
thể hiện trong lời định nghĩa của từ điển và trong những văn cảnh có liên quan.
Trên cơ sở đó luận án có nguồn ngữ liệu về các đơn vị chuyển nghĩa
của danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ và danh từ mang thuộc tính nghĩa
tính từ. Các đơn vị từ vựng này bản chất là nghĩa danh từ nhưng mang thuộc

tính nghĩa đại từ và nghĩa tính từ. Cụ thể, luận án thu thập được 13 trường hợp
danh từ chuyển nghĩa mang thuộc tính nghĩa đại từ (đại từ xưng hơ) và 336
trường hợp danh từ chuyển nghĩa mang thuộc tính nghĩa tính từ (Có phụ lục
kèm theo). Tuy nhiên, vì dung lượng của luận án, chúng tôi chọn sáu trường
hợp danh từ chuyển nghĩa mang thuộc tính nghĩa đại từ (bác, cô, ông, bà, cha,
mẹ) và tám trường hợp danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ (anh hùng, bình
dân, cách mạng, phúc, quê, sách vở, bụi, gan) để miêu tả và phân tích. Để
minh chứng cho những nhận định, luận án thu thập 48 ngữ cảnh, trong đó có
26 ngữ cảnh liên quan danh từ chuyển nghĩa mang thuộc tính nghĩa đại từ và
22 ngữ cảnh liên quan danh từ chuyển nghĩa mang thuộc tính nghĩa tính từ
(Có phụ lục kèm theo).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm vào việc vận dụng luận về
ngơn ngữ học trong các lĩnh vực ngữ nghĩa học, từ điển học thực hành và các
lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, đa phạm vi trong ngơn ngữ học.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng trong việc học tập,
Được trích xuất từ Chương trình tra cứu ngữ cảnh tiếng Việt của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.
Đây là kho ngữ liệu thực tế được rút ra từ đầu sách, truyện, bài viết, bài in, báo mạng,... nhằm mục đích tra cứu
ngữ cảnh của các từ, cụm từ.
1

6


nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng
đóng góp vào việc biên soạn các mục từ trong từ điển giải thích được chính
xác, khoa học.
6. Ý nghĩa của luận án

6.1. Ý nghĩa luận
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giải thích và làm sáng tỏ đặc trưng
của sự chuyển nghĩa dựa vào các từ loại chính của thực từ đó là danh từ, đại
từ và tính từ. Xác định bản chất nghĩa từ vựng danh từ mang thuộc tính nghĩa
đại từ và danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ;
- Việc nghiên cứu góp phần làm rõ xu hướng biến đổi và phát triển
nghĩa từ vựng của tiếng Việt trong tiến trình thời gian;
- Bên cạnh đó, kết quả của luận án cũng mang ý nghĩa khác, là: (i) Góp
phần chứng minh sự biến đổi về nghĩa không ngừng trong hệ thống ngôn ngữ;
(ii) Thể hiện được sự nghiên cứu đa ngành, đa phạm vi trong ngôn ngữ, theo
hướng kết hợp đồng đại và lịch đại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ rõ sự biến đổi và phát triển nghĩa
trong nội bộ giữa các từ loại chính; sự biến đổi và biện chứng của q trình
chuyển nghĩa. Nó cũng giúp cho việc xác định cương vị của các đơn vị từ
vựng theo đặc trưng ngữ nghĩa.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án như một gợi ý có căn cứ khoa
học, một mặt giúp cho những nhà từ điển học có thể ứng dụng cụ thể vào việc
biên soạn từ điển; mặt khác góp phần giúp cho người học và người dạy tiếng Việt
trong nhà trường nắm bắt tốt hơn về nghĩa từ vựng.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nguồn ngữ liệu
khảo sát và Phụ lục, nội dung của luận án được thể hiện ở ba chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở luận

7


Luận án tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (tiếng
Anh, tiếng Hán) về hiện tượng chuyển nghĩa. Bên cạnh đó, luận án cũng hệ

thống hóa quan điểm luận về ngữ nghĩa học từ vựng; hiện tượng chuyển
nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng trong tiếng Việt; nghĩa của từ trong
từ loại tiếng Việt.
Chương 2: Đặc trưng chuyển biến nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa đại từ (Nghiên cứu trường hợp)
Luận án xác định phạm vi chuyển biến nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa của đại từ, nghiên cứu trường hợp với các từ chỉ quan hệ thân tộc, cụ thể
nghiên cứu các trường hợp sau: bác, cô, ông, bà, cha, mẹ. Khảo sát, thống kê và
phân tích sự chuyển biến nghĩa mang thuộc tính nghĩa đại từ và được minh
chứng trong các từ điển. Từ đó rút ra một số nhận xét thực tiễn về sự chuyển
biến nghĩa danh từ mang thuộc tính nghĩa của đại từ.
Chương 3: Đặc trưng chuyển biến nghĩa của danh từ mang thuộc tính
nghĩa tính từ (Nghiên cứu trường hợp)
Luận án tiến hành phân tích sự chuyển biến nghĩa của danh mang thuộc
tính nghĩa của tính từ và nghiên cứu các trường hợp sau: anh hùng, bình dân,
cách mạng, phúc, quê, sách vở, bụi, gan. Trên cơ sở đó đưa ra một số nhận
xét bước đầu về cơ chế biến đổi nghĩa danh từ mang thuộc tính nghĩa của tính
từ trong tiếng Việt.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Dẫn nhập
Trong chương này, sau khi điểm qua tình hình nghiên cứu trong và ngồi
nước về hiện tượng chuyển nghĩa, luận án xác định những tri thức luận làm
tiền đề triển khai đề tài luận án, tập trung các vấn đề sau: Lý thuyết ngữ nghĩa
học từ vựng; Hiện tượng chuyển nghĩa và chuyển nghĩa từ vựng trong tiếng
Việt; Nghĩa của từ trong từ loại tiếng Việt. Trên cơ sở đó, luận án khảo sát và

nghiên cứu chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ và danh từ
mang thuộc tính nghĩa tính từ trong tiếng Việt.
Trước tiên, chúng tôi xác định nội hàm của thuật ngữ "chuyển nghĩa"
trong luận án. Chuyển nghĩa (Change meaning, shift meaning) còn gọi biến
đổi nghĩa (Semantic Change). Chuyển nghĩa theo cách hiểu của chúng tôi trong
luận án này là sự chuyển biến nghĩa (sự biến đổi nghĩa) thuộc từ loại thực từ.
Chuyển biến là "biến đổi sang trạng thái khác với trước, thường là theo hướng
tích cực" [80, tr. 188]. Như vậy, giá trị của sự chuyển biến nghĩa là sự thay
đổi nội dung nghĩa, tức là có thể chuyển biến nghĩa của danh từ/đại từ và danh
từ/tính từ, nghĩa từ vựng này/nghĩa từ vựng khác qua một số nhóm từ cụ thể là
nhóm danh từ thân tộc/đại từ xưng hơ và nhóm danh từ có chuyển nghĩa tính
chất. Luận án sẽ đi vào tìm hiểu sự chuyển biến nghĩa ấy trong tiếng Việt một loại hình ngơn ngữ đơn lập phân tiết điển hình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
Hiện tượng chuyển nghĩa nói chung đã được các nhà ngôn ngữ học trên
thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
chuyển nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa đại từ và danh từ mang
thuộc tính nghĩa tính từ chưa được nghiên cứu sâu.

9


1.2.1. Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa ở ngồi nước và
trong nước
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa ở ngồi nước
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu chuyển nghĩa trên thế giới, luận án
chọn hai ngôn ngữ là tiếng Anh - thuộc ngơn ngữ biến hình và tiếng Hán - ngơn
ngữ cùng loại hình với tiếng Việt - ngơn ngữ đơn lập. Mục đích chọn hai loại
hình ngơn ngữ khác nhau để chứng minh có sự chuyển nghĩa trong các ngơn
ngữ, tuy hình thức biểu hiện của mỗi ngơn ngữ khơng giống nhau.
a. Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Anh

Hiện tượng chuyển nghĩa là nội dung được quan tâm trong các nghiên
cứu về nghĩa của từ, biến đổi và phát triển nghĩa. Nghiên cứu về chuyển nghĩa
thường được gắn với nghiên cứu về nghĩa hoặc phát triển nghĩa của từ.
Nghiên cứu về hiện tượng này trong tiếng Anh đã có từ thời cổ đại, tiếp tục
phát triển ở đầu thế kỉ XIX và phát triển mạnh đến ngày nay. Tuy nhiên, từ
góc độ ngôn ngữ học cấu trúc, nghiên cứu về nghĩa nói chung và nghiên cứu
hiện tượng chuyển nghĩa của từ nói riêng, có thể phân thành ba thời kì chính
là thời kì tiền cấu trúc luận, thời kì cấu trúc luận và thời kì hậu cấu trúc luận.
Thời kì tiền cấu trúc luận, các nghiên cứu về chuyển nghĩa của từ chủ
yếu đi tìm các quy luật chuyển nghĩa của từ, trước hết từ góc độ thời gian lịch
sử, như Agathon Benary, Karl Reisig, Oskar Hey, Friedrich Haase, v.v. Tiêu
biểu cho giai đoạn này là cơng trình Essai de Sesmantique (Sciece des
significations) của Michel Breál [154]. Cùng với nghiên cứu các quy luật
chuyển nghĩa của từ, các tác giả cũng đã giải sự chuyển nghĩa theo quan điểm
lịch sử. Nghiên cứu và giải sự chuyển nghĩa trong giai đoạn này gắn với các
tên tuổi như Ch.Ogden, V.Lady Welly, Peirce, Richards, v.v. Trong thời kì
tiền cấu trúc luận, các tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của sự chuyển nghĩa,
trong đó nhấn mạnh đến nhân tố biểu cảm.
Thời kì cấu trúc luận, các nhà nghiên cứu tiếp tục quan tâm đến sự

10


chuyển nghĩa của từ. Tuy nhiên, nghiên cứu ngữ nghĩa giai đoạn này được
thực hiện cùng với tâm lý học thực nghiệm và logic tốn. Nghiên cứu ngữ
nghĩa nói chung, sự chuyển nghĩa nói riêng gắn với các nhà nghiên cứu
Bloomfield, A.Taski, B. Russell, G.Frege, R.Montague, v.v. Thời kì này, các
tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của sự chuyển nghĩa, khác với thời kì tiền cấu
trúc luận nhấn mạnh nhân tố biểu cảm, trong giai đoạn này, các nhà nghiên
cứu lại nhấn mạnh đến nhân tố hiệu quả.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà đi trước, những năm tiếp
theo của thế kỉ XX, có nhiều nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Khác với những nghiên cứu thời kì tiền cấu trúc luận và cấu trúc luận, nghiên
cứu ngữ nghĩa theo hướng logic, các nghiên cứu giai đoạn này được mở rộng
ra nhiều lĩnh vực khác, như triết học, tâm lý học, lịch sử, xã hội học, v.v.
Nghiên cứu chuyển nghĩa theo hướng này được khởi xướng bởi W. Wundt
(1990), sau đó là các tác giả khác như K.Nyrop (1913), H.Paul (1920). Những
nghiên cứu ban đầu này đã có tác dụng thúc đẩy nghiên cứu chuyển nghĩa.
Nghiên cứu chuyển nghĩa theo hướng này đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, đặc biệt là thiết lập các quy luật biến đổi nghĩa. Nhiều nhà nghiên cứu
đã bàn đến nội dung này, như G.Stern; C. Reisig; F. Hasse; v.v. Tiêu biểu cho
nghiên cứu theo hướng này là cơng trình Meaning and change of meaning:
with special reference to the English language của G. Stern (1931) [146],
trong đó cung cấp những lý thuyết cơ sở về ngữ nghĩa, các quy luật chuyển
nghĩa và giải thích các quy luật chuyển nghĩa, sau đó là thảo luận về chức
năng của ngơn ngữ, ngữ nghĩa của từ, nguyên nhân và điều kiện biến đổi
nghĩa,... Ngồi ra, cuốn sách cịn chỉ ra bảy lớp hạng biến đổi nghĩa, bao gồm:
sự thay thế (substitution), sự loại suy (analogy), rút ngắn (shortening), định
danh (nomination), chuyển đổi (transfer-regular), sự đổi trật tự (permutation),
sự tương xứng (adequation). Sau này, S. Ullmann trong cơng trình Các
ngun lý Ngữ nghĩa học [116] kế thừa và chỉ ra các nhân tố làm thay đổi

11


nghĩa của từ gồm: cách gián đoạn di truyền (discontinuous), sự mơ hồ trong ý
nghĩa (vagueness), mất nguồn đối (loss of motivation), tồn tại đa nghĩa
(flexibility), văn cảnh tối nghĩa (ambiguous contexts) và cấu trúc của vốn từ
(structure of the vocabulary).
Theo Wellander - người đại diện cho khuynh hướng nghiên cứu theo

lịch sử quan niệm: “sự chuyển hóa ý nghĩa là một q trình lịch sử, chỉ khi
nào nó được chứng thực trong quá trình thực tế trưởng thành của nó, q
trình này mới được trưởng thành một cách vừa ý” [Dẫn theo Đào Duy Anh, 1,
tr.50]. Với phương châm này, các nhà nghiên cứu chú trọng đi tìm sự trả lời
cho câu hỏi là ý nghĩa mới của từ nảy sinh như thế nào trong lịch sử. Họ cho
rằng kết quả của quá trình chuyển nghĩa được bảo lưu trong ý nghĩa mới của
từ. Các nhà nghiên cứu về hiện tượng này cũng đi đến thống nhất là nguyên
nhân chủ yếu của hiện tượng chuyển nghĩa là do sự biến đổi của lịch sự xã
hội. Lịch sử xã hội thay đổi kéo theo sự thay đổi/biến đổi/ chuyển nghĩa của
từ. Cùng với việc đi tìm nguyên nhân nảy sinh ý nghĩa của từ, các tác giả
cũng đưa ra các nhận định khác nhau về các hình thức phát triển nghĩa của từ.
Mặc dù vẫn còn một số tranh cãi, tuy nhiên theo nhiều nhà ngôn ngôn ngữ
trong tiếng Anh có bốn hình thức phát triển nghĩa là mở rộng, thu hẹp, chia
nhánh và chuyển đổi.
Một nội dung quan trọng được các nhà ngôn ngữ học quan tâm khi
nghiên cứu nghĩa của từ nói chung, sự chuyển nghĩa của từ nói riêng chính là
tìm ra các những ngun nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát
triển nghĩa của từ. Từ những góc nhìn khác nhau, đối với mỗi ngôn ngữ khác
nhau, các tác giả đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau. Theo
Aitchison, có hai nguyên nhân chính nguyên nhân chủ quan do đặc điểm
thuộc về bản chất của ngôn ngữ và tâm lý của người sử dụng và nguyên nhân
khách quan thuộc về yếu tố xã hội. Đồng quan điểm trên, nhưng F.de Sausure
lại nhấn mạnh đến yếu tố dân tộc, theo ông: “phong tục của một dân tộc có

12


tác động mạnh đến ngôn ngữ và mặt khác trong chừng mực khá quan trọng
chính ngơn ngữ làm nên dân tộc” [36]. Ngược lại một số tác giả khác, tiêu
biểu là Fromkin cho rằng có hai ngun nhân chính cho hiện tượng này là do

sự tái cấu trúc ngôn ngữ trong quá trình học tiếng của trẻ và sự thay đổi tâm
sinh lý của người học qua nhiều thế hệ. Lyons cho rằng nguyên nhân của sự
thay đổi ngôn ngữ chính là sự thay đổi của xã hội.
Những năm gần đây, hiện tượng chuyển nghĩa được nghiên cứu nhiều
hơn với nhiều nội dung hơn, có thể kể đến các tác giả như J. Williams (1976,
1980), A. Lehrer (1974, 1981), A. F. Kitay (1987) (nghiên cứu theo trường
nghĩa); hay như E. Sweeter (1990), B. Heine (1991), S. Kemmer (1992), P.J.
Hopper và E.C. Traugott (1993) (nghiên cứu theo hướng ngữ pháp hóa và
ngữ dụng học), ...
Như vậy, nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Anh đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng. Các nghiên cứu này đã đứng từ nhiều góc
nhìn khác nhau như logic, tâm lý, lịch sử, triết học, xã hội,... để bàn luận, giải
thích các quy luật chuyển nghĩa, các lớp nghĩa và các nguyên nhân chuyển
nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa nói riêng, nghĩa của từ nói chung luôn luôn
vận động không ngừng nên việc nghiên cứu này vẫn cịn là cơng việc tiếp tục
trong tương lai của các nhà nghiên cứu.
b. Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Hán
Những năm gần đây, hiện tượng chuyển nghĩa từ trong tiếng Hán cũng
được tập trung nghiên cứu và các nghiên cứu đó chủ yếu tiếp cận từ hai góc độ:
cấu trúc truyền thống và tri nhận luận. Từ góc độ cấu trúc truyền thống thể
hiện trên bốn phương diện sau: (i) Nguồn gốc đặc trưng của hiện tượng chuyển
nghĩa từ trong tiếng Hán; (ii) Bản chất của chuyển nghĩa và tính chất chuyển
hố từ là hoạt dụng hay kiêm loại, cách sử dụng là dùng lâm thời hay dùng cố
định; (iii) Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển nghĩa; (iv) Từ góc độ từ
vựng - ngữ pháp và ngữ dụng để tìm hiểu quá trình chuyển nghĩa từ. Từ góc độ

13


tri nhận luận, các nhà Hán ngữ tập trung vào chuyển nghĩa trong nội bộ thực từ

và các nghiên cứu tập trung chủ yếu là từ danh từ/động từ/tính từ.
Dựa vào đặc trưng ngữ nghĩa, theo Trình Trì (2015) [163] có thể thấy
sự thay đổi của nghĩa gọi tên và nghĩa tính chất là sơ sở của q trình chuyển
nghĩa từ loại từ danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ. Đàm Cảnh Xuân
(2001) [157] chỉ ra nét nghĩa rộng của một từ bao gồm hai yếu tố là nghĩa
khái niệm (nghĩa hẹp) và nghĩa kèm theo, tương ứng với nghĩa của danh từ và
nghĩa của tính từ. Nghĩa khái niệm là nghĩa cơ bản, phản ánh đặc trưng của sự
vật, hiện tượng. Tác giả đưa ra công thức của “nghĩa khái niệm = nghĩa tố tính
chất (cịn gọi là nghĩa tính chất nội tại) + nghĩa tố thuộc loại”. Nghĩa kèm theo
sẽ bao gồm nghĩa nội tại (còn gọi nghĩa tính chất kèm theo), nghĩa tình cảm,
nghĩa phong cách, v.v. Khi nghĩa tính chất nội tại và nghĩa kèm theo kết hợp
với nhau để trở thành nghĩa tính chất cho nên “có một số từ nếu nghĩa tính
chất kèm theo dùng lâu, dùng nhiều sẽ dần dần dẫn đến xu thế ổn định, thì có
khả năng cố định trong nghĩa của từ, từ đó chuyển biến nghĩa tính chất nội
tại”. Trong cơng trình "Cơ sở ngữ nghĩa và các vấn đề liên quan đến danh từ
chuyển loại tính từ" (1998), Đàm Cảnh Xuân cũng chỉ ra: nghĩa tính chất các
tiểu loại danh từ có thứ tự từ mạnh đến yếu, từ danh từ trừu tượng > danh từ
chỉ người > danh từ chỉ vật > danh từ chuyên hữu [156, tr. 368-377]. Đây là
một trong những quan điểm đầu tiên về sự hình thành của hiện tượng chuyển
nghĩa của danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ trong tiếng Hán hiện đại và
có ý nghĩa lớn. Sau này có hàng loạt các tác giả cũng kế thừa quan điểm đó
như Trương Quốc Hiến (2006), Giả Quân Phương (2008), Kasevich VB., v.v.
Tiếp cận từ góc độ tri nhận, có nhiều hướng nghiên cứu mới. Từ luận
phạm trù hố trong ngơn ngữ, Lưu Chính Quang (2006) đưa ra một số đặc
trưng cơ chế tri nhận của hiện tượng danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ
trong tiếng Hán. So với các nghiên cứu trước đây, cơng trình này khơng chỉ
miêu tả mà giải thích cơ chế của sự chuyển nghĩa bao gồm “tính nhị nguyên

14



là phi phạm trù hoá và kết cấu khái niệm” [160]. Điều này xuất phát từ đặc
trưng của mỗi từ loại, danh từ với nghĩa định danh, gọi tên sự vật, hiện tượng;
cịn tính từ mang nghĩa tính chất, trần thuật.
Về loại hình chuyển nghĩa từ danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ, có
nhiều quan điểm khác nhau. Trình Quyên (2004) trong “Khảo sát đo lường
nét nghĩa chức năng từ ngữ trong “Từ điển tiếng Hán hiện đại”’ đã đưa ra các
loại hình chuyển biến nghĩa là: 1. “từ sự vật cụ thể dẫn đến chỉ sự vật có trạng
thái nào đó”; 2. “từ sự vật trừu tượng dẫn đến chỉ sự vật có tính chất nào đó”
[162]. Theo tác giả Giả Quân Phương (2008), loại hình chuyển nghĩa từ loại có
ba loại là “loại bao hàm ngữ tố, loại hàm chứa ngữ nghĩa, loại có ngữ cảnh”
[158]. Mỗi tác giả dựa trên quan điểm và lập luận khác nhau để phân chia loại
hình chuyển nghĩa từ loại, điểm thống nhất trong nghiên cứu của họ đó là dựa
vào đặc trưng từ loại để phân chia.
Theo Nhậm Kha (2016), không chỉ dựa vào đặc trưng ngữ nghĩa để
giải hiện tượng chuyển nghĩa, một số nghiên cứu chỉ ra phương thức và con
đường chuyển nghĩa của danh từ có thuộc tính tính từ. Muốn thực hiện được
q trình danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ cần căn cứ vào đặc tính
(special) và lượng tính (quality) bởi đây là điều kiện tiên quyết để phát sinh
sự chuyển hoá [159].
Như vậy, các tác giả kể trên đã nghiên cứu theo hướng chuyển nghĩa
dẫn đến hệ quả biến đổi nghĩa và cao hơn là dẫn đến chuyển loại từ thuộc từ
loại danh từ sang từ thuộc từ loại khác (tính từ). Các cơng trình nghiên cứu
theo hướng truyền thống đã xuất phát từ ngữ nghĩa để giải quá trình chuyển
nghĩa danh từ có thuộc tính tính từ. Tuy nhiên, có thể thấy, những cơng trình
nghiên cứu kể trên mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả, chưa đi sâu giải thích đặc
điểm, cũng như đưa ra đặc trưng cơ bản khi chuyển nghĩa danh từ có thuộc
tính tính từ.

15



1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa ở trong nước
Khi nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa, các nhà Việt ngữ học tập trung
vào hai khuynh hướng: chuyển nghĩa trong nội bộ từ đa nghĩa và chuyển
nghĩa là biến đổi, chuyển biến nghĩa dẫn đến chuyển loại.
Khuynh hướng thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về chuyển nghĩa
trong nội bộ từ đa nghĩa thường bàn về các nội dung như phương thức chuyển
nghĩa, nguyên nhân chuyển nghĩa, mối quan hệ giữa nghĩa cũ và nghĩa mới.
Có thể kể đến các nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp,...
Nghiên cứu về phương thức chuyển nghĩa đã có nhiều cơng trình quan
tâm, hầu hết các nhà ngơn ngữ học đều cho rằng trong tiếng Việt có hai
phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng và liên
tưởng tương cận đó là phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và phương thức
chuyển nghĩa hoán dụ. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng mỗi ngơn ngữ có
các phương thức, cách thức chuyển nghĩa riêng. Dựa trên sự liên tưởng khác
nhau do sự chi phối của nền văn hóa dân tộc tạo nên các cách thức chuyển
nghĩa khác nhau của từ. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, có thể kể đến
các cơng trình như Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của
Nguyễn Đức Tồn [104]; Tâm lý văn hóa người Việt phản ánh chuyển nghĩa từ
của Kỳ Quảng Mưu [68]; Về hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng
Việt của Hoàng Dũng và Tăng Thị Tuyết Mai [28], v.v.
Nguyên nhân của sự chuyển nghĩa cũng là vấn đề được các tác giả đề cập
đến khi bàn về sự phát triển nghĩa của từ. Theo Đỗ Hữu Châu (1998), sự phát
triển nghĩa của từ tiếng Việt vì nguyên nhân đơn giản nhằm đáp ứng nhu cầu
tạo thêm từ mới giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là tính vơ hạn của sự vật
hiện tượng trong thực tế khách quan với một bên là tính hữu hạn của các yếu
tố ngôn ngữ. Theo tác giả, động lực thúc đẩy sự chuyển nghĩa chính là: 1/“Do
bản thân sự thay đổi của sự vật hiện tượng được gọi tên làm cho từ phải thay
đổi cấu trúc khái niệm”; 2/ “Do sự kiêng kỵ cũng khiến nghĩa của từ biến đổi”.


16


×