Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kiến Thức Trọng Tâm Khtn 8. Bài 1,2,3.Docx.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.27 KB, 6 trang )

Tài liệu ơn tập KHTN 8 - Phân mơn Hóa học

GV: Nguyễn Võ Hoài Thương

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM KHTN 8( PHÂN MƠN HĨA HỌC)
Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
I. Sự biến đổi chất
1. Sự biến đổi vật lí
Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước, … nhưng
vẫn giữ ngun là chất ban đầu.
Ví dụ:
- Hồ tan đường vào nước.
- Đun sôi nước.
2. Sự biến đổi hố học
Biến đổi hố học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
Ví dụ:
- Trứng để lâu ngày bị thối.
- Đốt cháy than.
II. Phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hố học
- Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước, … mà vẫn giữ nguyên là
chất ban đầu được gọi là biến đổi vật lí.
- Khi chất bị biến đổi tạo ra chất khác, được gọi là biến đổi hố học.
Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
I. Phản ứng hố học là gì?
Phản ứng hố học là q trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất tham gia phản ứng, chất tạo
thành sau phản ứng được gọi là chất sản phẩm.
Ví dụ:
Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt (iron) và bột lưu huỳnh (sulfur) ta được hợp chất iron(II)
sulfide (FeS).
+ Chất tham gia phản ứng là sắt và lưu huỳnh.


+ Chất sản phẩm là iron(II) sulfide.
II. Diễn biến của phản ứng hoá học
- Các biến đổi hoá học xảy ra khi có sự phá vỡ liên kết trong các chất tham gia phản
ứng và sự hình thành các liên kết mới để tạo ra chất sản phẩm.
- Trong phản ứng hố học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử
này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Số
nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.
III. Dấu hiệu có phản ứng hố học xảy ra
Để nhận biết có phản ứng hố học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất khơng tan
(kết tủa); …
- Có sự toả nhiệt và phát sáng
IV. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt
1. Khái niệm
Phản ứng hố học khi xảy ra ln kèm theo sự toả ra hoặc thu vào năng lượng (thường
dưới dạng nhiệt), năng lượng này được gọi là năng lượng của phản ứng hoá học.
+ Phản ứng toả ra năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng toả nhiệt. Phản
ứng toả nhiệt làm nóng mơi trường xung quanh.
Ví dụ: Phản ứng đốt cháy than; phản ứng đốt cháy xăng, dầu trong các động cơ; …
+ Phản ứng thu vào năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng thu nhiệt. Phản
ứng thu nhiệt làm lạnh môi trường xung quanh.
1


Tài liệu ơn tập KHTN 8 - Phân mơn Hóa học

GV: Nguyễn Võ Hồi Thương

Ví dụ: Phản ứng nung vơi (phân huỷ CaCO3 thành CaO và CO2).
2. Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt

- Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng toả nhiệt có ứng dụng chính là cung cấp
năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay
máy phát điện hoạt động.
- Nhiệt năng thu được khi đốt cháy các nhiên liệu như than, xăng, dầu, … có thể được
dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, … Than được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu
trong công nghiệp. Xăng, dầu được sử dụng chủ yếu trong vận hành các máy móc,
phương tiện giao thơng như: xe máy, ơ tơ, tàu thuỷ, …
Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học
I. Định luật bảo tồn khối lượng
Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như sau: Trong một phản ứng hoá học,
tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia
phản ứng.
II. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
1. Phương trình bảo tồn khối lượng
Giả sử có sơ đồ phản ứng hố học của các chất:
A+B→C+D
Kí hiệu: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất đã tham gia và tạo
thành sau phản ứng.
Phương trình bảo toàn khối lượng:
mA + mB = mC + mD
2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại (n là
tổng số chất phản ứng và chất sản phẩm).
III. Phương trình hố học
1. Phương trình hố học là gì?
Phương trình hố học là cách thức biểu diễn phản ứng hố học bằng cơng thức hoá học
của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.
2. Các bước lập phương trình hố học
Việc lập phương trình hố học có thể được tiến hành theo bốn bước.
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng gồm cơng thức hố học của các chất phản ứng và

chất sản phẩm.
Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử các chất tham gia
phản ứng và các chất sản phẩm. Nếu có nguyên tố mà số ngun tử khơng bằng nhau
thì cần phải cân bằng.
Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi ngun tố.
Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hố học.
*Lưu ý: Nếu trong các chất phản ứng và các chất sản phẩm có nhóm ngun tử khơng
thay đổi trước và sau phản ứng (ví dụ nhóm OH, SO4…) thì coi cả nhóm nguyên tử đó
như là một đơn vị để cân bằng.
3. Ý nghĩa của phương trình hố học
Phương trình hố học cho biết:
- Các chất phản ứng và các chất sản phẩm.
- Tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng
đúng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình hố học.

2


Tài liệu ơn tập KHTN 8 - Phân mơn Hóa học

GV: Nguyễn Võ Hoài Thương

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ KHTN VÀ
QUY TẮC AN TOÀN THỰC HÀNH
Câu 1:(NB) Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn?
A. Thìa thủy tinh B. Đũa thủy tinh C. Kẹp gắp Dụng cụ bất kì có thể khuấy được
Câu 2:(NB) Dụng cụ nào dùng để đựng trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các
chất ở nhiệt độ cao?
A. Cốc

B. Bình tam giác
C. Ống nghiệm
D. Bát sứ
Câu 3:(NB) Nếu dùng để kẹp ống nghiệm thì nên đặt kẹp ở vị trí nào?
A. ở vị trí gần miệng ống nghiệm
B. ở vị trí 1/2 ống nghiệm
C. ở vị trí 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống
D. ở vị trí 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống
Câu 4: (NB)Hóa chất dễ cháy nổ là:
A. Carbon ( C)
B. Calcium hydroxide (Ca(OH) 2)
C. Sulfur (S)
D. Hydrogen (H 2)
Câu 5: (NB) Khi sử dụng hóa chất chúng ta cần phải:
A. Ngửi, nếm hóa chất.
B. Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
C. Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất.
D. Đổ hóa chất trực tiếp vào cống thốt nước hoặc đổ ra môi trường.
Câu 6: (NB) Chọn đáp án đúng, đầy đủ nhất. Nhãn hóa chất cho biết:
A. Tên hóa chất
B. Kí hiệu hóa học
C. Hình ảnh hóa chất
D. Các thơng tin cần thiết và chủ yếu về hóa chất
BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÝ. BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
Câu 1.NB Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?
A. Nước hồ bị bốc hơi khi trời nắng.
B. Diêm bị cháy khi quẹt vào vỏ hộp diêm.
C. Thịt bị cháy khi nướng.
D. Pháo hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ.
Câu 2.NB Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng biến đổi vật lí là

A. chỉ biến đổi về trạng thái.
B. có sinh ra chất mới.
C. biến đổi về hình dạng. D. khối lượng thay đổi.
Câu 3.NB. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
A. Muối ăn hịa vào nước thành nước muối.
B. Mở lọ nước hoa thấy có mùi thơm.
C. Cồn bay hơi khi mở nắp.
D. Bật bếp ga thấy lửa màu xanh.
Câu 4.NB Xé vụn mẩu giấy là hiện tượng của
A. sự biến đổi hóa học.
B. sự biến đổi vật lí.
C. khơng phải cả hai hiện tượng trên.
D. sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học.
Câu 5.TH Sự biến đổi nào sau đây không phải là biến đổi hóa học?
A. Hơi nến cháy trong khơng khí tạo thành khí carbonic và hơi nước.
B. Hịa tan muối ăn vào nước tạo thành dung dịch muối.
C. Sắt (iron) cháy trong lưu huỳnh (sulfur) tạo thành muối iron (II) sulfide.
D. Khí hydrogen cháy trong oxygen tạo thành nước.
3


Tài liệu ơn tập KHTN 8 - Phân mơn Hóa học

GV: Nguyễn Võ Hồi Thương

Câu 6.TH Cho các q trình sau:
- Sắt (iron) được cắt nhỏ và tán thành đinh.
- Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
- Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
- Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.

- Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dịng điện đi qua.
Số q trình xảy ra biến đổi hóa học là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 7.VD Trong số những quá trình dưới đây:
(a) Lưu huỳnh (sulfur) cháy trong khí oxygen tạo ra chất khí mùi hắc (sulfur dioxide).
(b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
(c) Trong lị nung đá vơi, calcium carbonate chuyển dần thành vơi sống (calcium
oxide) và khí carbon dioxide thốt ra ngồi.
(d) Cồn để trong lọ khơng kín bị bay hơi.
(e) Dây sắt (iron) được cắt thành từng đoạn nhỏ và tán đinh.
(f) Xích xe đạp bằng thép lâu ngày bị phủ một lớp gỉ màu đỏ nâu.
(g) Để rượu nhạt lâu ngày ngồi khơng khí, rượu nhạt bị lên men thành giấm (acetic
acid) chua.
(h) Vào mùa đông, ở một số nơi trên trái đất có hiện tượng tuyết rơi.
Hãy cho biết quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
A. (a), (b), (e), (f), (g).
B. (a), (c), (f), (g).
C. (a), (b), (c), (f), (h).
D. (a), (d), (f), (g).
Câu 8.VD Lái xe sau khi uống rượu thường dễ gây tai nạn nên để đảm bảo an toàn khi
tham gia giao thông, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn bằng cách
dùng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là
do
A. rượu tác dụng với chất có trong dụng cụ tạo ra chất mới.
B. rượu làm hơi thở nóng hơn nên máy ghi nhận được.
C. rượu làm hơi thở khô hơn nên máy máy ghi độ ẩm thay đổi.
D. rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được.

BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA
PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Câu 1 NB. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra phản ứng hóa học hóa học?
A. Muối ăn hịa vào nước thành nước muối.
B. Bật bếp ga thấy lửa màu xanh.
C. Cồn bay hơi khi mở nắp.
D. Mở lọ nước hoa thấy mùi thơm.
Câu 2 NB. Phản ứng hóa học là
A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.
B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
C. sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.
D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.
 sodium oxide là
Câu 3NB. Sản phẩm của phản ứng: sodium + oxygen  
A. sodium.
B. oxygen.
C. sodium oxide.
D. sodium và oxygen.
 aluminium
Câu 4.NB Chất phản ứng của phản ứng: aluminium + chlorine  
chloride là
4


Tài liệu ơn tập KHTN 8 - Phân mơn Hóa học

GV: Nguyễn Võ Hoài Thương

A. aluminium.
B. aluminium chloride.

C. chlorine.
D. aluminium và chlorine.
Câu 5NB. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho mơi trường.
B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.
Câu 6. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
C. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
D. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.
Câu 7.TH Các câu sau, câu nào sai?
A. Trong phản ứng hoá học các nguyên tử được bảo tồn.
B. Trong phản ứng hố học, các ngun tử bị phân chia.
C. Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phân chia.
D. Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phá vỡ.
Câu 8.TH Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nung đá vơi CaCO3.
B. Phản ứng đốt cháy khí gas.
C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước.
D. Phản ứng phân hủy đường.
Câu 9.TH Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Phản ứng cháy của C2H5OH.
B. Phản ứng nung đá vôi ( CaCO3).
C. Phản ứng cháy của sulfur (S) trong khơng khí
D. Phản ứng cháy
của carbon (C) trong khí O2
Câu 10.VD Cho các q trình sau:
(a) Sắt (iron) được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

(b) Vành xe đạp bằng sắt (iron) bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
(c) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
(d) Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
Số quá trình xảy ra phản ứng hóa học là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN KHỐI LƯỢNG
PHƯƠNG TRÌNH HĨA HỌC
Câu 1NB: Điền vào chỗ trống: "Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các
chất sản phẩm ... tổng khối lượng của các chất phản ứng."
A. lớn hơn
B. nhỏ hơn
C. bằng
D. nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 2NB: Sơ đồ phản ứng hóa học của các chất: A + B ⇒ C + D. Phương trình bảo
tồn khối lượng là:
A. m A +mC =mB +mD
B. m A +m D=mC +mB
m
+m
=m
+m
C. A B C D
D. m A +m B=mC − mD
Câu 3NB: Trong một phản ứng có n chất (bao gồm cả chất phản ứng và chất sản
phẩm), nếu biết khối lượng của bao nhiêu chất thì có thể tính được khối lượng của chất
cịn lại?
A. n −3

B. n – 2
C. n – 4
D. n - 1
Câu 4NB: Có mấy bước lập phương trình hóa học?
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 5TH: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng
của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?
5


Tài liệu ơn tập KHTN 8 - Phân mơn Hóa học

GV: Nguyễn Võ Hồi Thương

A. Tăng
B. Giảm
C. Khơng thay đổi
D. Không thể biết
Câu 6TH: Cho biết tỉ lệ giữa các chất tham gia phản ứng trong phương trình sau:
Ba ( OH )2+ CuSO 4 → Cu ( OH )2+ BaS O4 ↓

A. 1 : 1
B. 1 : 2
C. 2 : 1
D. 2 : 3
Câu 7 TH: Điền vào chỗ trống: ... Al +...O2 →... A l 2 O3
A. 2, 3, 1

B. 4, 3, 2
C. 4, 2, 3
D. 2, 3, 2
Câu 8VD: Cho một thanh nhôm tác dụng với dung dịch hydrochloric acid thu được
26,7 gam muối nhơm và thấy có 0,6 gam khí hydrogen thốt ra. Tổng khối lượng của
các chất phản ứng là:
A. 26 gam
B. 27,3 gam
C. 26,1 gam D. 25,5

6



×