Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

chuyên đề du lịch đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.92 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
Bản Nháp
CHUYÊN ĐỀ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM
NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
TẠI HUYỆN CÔN ĐẢO

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths: VÕ HỒNG PHƯỢNG LÊ CHÍ HIẾU
MSSV: 4094416
Lớp: QTKD Du Lịch khóa 35
NĂM 2012
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
ii
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
MỤC LỤC
Chương 1: Thực trạng thu hút khách du lịch tại Côn Đảo và tiềm năng
phát triển 1
1.1. Khái quát về huyện Côn Đảo 1
1.1.1. Vị trí địa lý và tình hình dân số 1
1.1.2. Tình hình kinh tế chung tại Côn Đảo 2
1.2. Thực trạng tình hình thu hút khách du lịch của Côn Đảo những năm qua
(2009-2011) 3
1.2.1. Lượng khách du lịch 3
1.2.2. Doanh thu từ du lịch 4
1.2.3. Cơ cấu khách du lịch 5


1.3. Các nhân tố phát triển du lịch Côn Đảo 6
1.3.1. Những điểm đến hấp dẫn 6
1.3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 6
1.3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 7
1.3.2. Khả năng tiếp cận nơi đến 9
1.3.3. Nơi ăn nghỉ 10
1.3.3.1. Dịch vụ lưu trú 11
1.3.3.2. Dịch vụ ăn uống 12
1.3.4. Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ 13
1.3.4.1. Các dịch vụ hỗ trợ 13
1.3.4.2. Ngân hàng 14
1.3.4.3. Bưu chính- viễn thông 14
1.3.4.4. Dịch vụ y tế 14
1.3.4.5. Dịch vụ bảo hiểm 15
1.3.5. Các hoạt động bổ sung 15
1.3.6. Một số yếu tố khác 16
1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch Côn Đảo 16
1.4.1. Thuận lợi 16
1.4.2. Khó khăn 18
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
iii
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
1.5. Đánh giá tổng quát cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch Côn
Đảo 19
1.5.1. Cơ hội 19
1.5.2. Thách thức 20
1.5.3. Dự báo sự phát triển của ngành du lịch Côn Đảo 21
Chương 2: Một số giải pháp và định hướng phát triển du lịch Côn Đảo
trong thời gian tới 22
2.1. Một số định hướng phát triển du lịch Côn Đảo 22

2.1.1. Gắn kết du lịch với Thương mại- dịch vụ 22
2.1.2. Phát triển du lịch theo các loại hình du lịch 23
2.1.3. Phát triển du lịch Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch-dịch vụ chất
lượng cao 23
2.2. Một số giải pháp phát triển du lịch Côn Đảo 24
Phần kết luận và kiến nghị 26
1. Kết luận 26
2. Kiến nghị 26
Tài liệu tham khảo 28
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
iv
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Côn Đảo
2009-2011 4
Hình 1.2. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của hoạt động du lịch ở Côn Đảo
những năm qua 2009-2011 4
Hình 1.3. Biểu đồ Cơ cấu khách du lịch nội địa và quốc tế đến Côn Đảo
2009-2011 5
Hình 1.4. Biểu đồ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam những năm 2007-2011
19
DẠNH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê lượt khách du lịch nội địa và quốc tế đến Côn Đảo
những năm qua 2009-2011 3
Bảng 1.2. Thống kê doanh thu từ hoạt động du lịch của Côn Đảo những năm
qua 2009-2011 4
Bảng 1.3. Cơ cấu khách du lịch đến Côn Đảo qua các năm 2009-2-11 5
Bảng 1.4. Một số khách sạn/resort, số phòng ở Côn Đảo 11
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
v

Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay trên Thế giới, du lịch là một ngành kinh tế quan trọng mang
lại nguồn thu lớn cho mỗi quốc gia. Đây được xem là ngành công nghiệp
không khói, một ngành công nghiệp xuất khẩu tại chỗ, ít tốn chi phí và không
gây ô nhiễm môi trường, tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu
người dân ở các nước. Mặt khác, Du lịch còn làm tăng nguồn thu ngoại tệ,
thúc đẩy các ngành kinh tế khác như công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, thủ
công nghiệp, phát triển mạnh. Nhận thức được vị thế và tầm quan trọng của
du lịch nên tất cả các quốc gia trên Thế giới đều đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng
cao chất lượng các dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách từ khắp nơi, trong
đó có Việt Nam.
Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một hòn đảo gắn liền với
những đau thương mất mát của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mỹ, nhưng giờ đây Côn Đảo đang vươn mình mạnh mẽ
vượt qua quá khứ đau thương trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn cho cả
du khách trong và ngoài nước. Ngành du lịch của Côn Đảo đang phát triển
qua từng ngày, không những tập trung vào các khu di tích lịch sử mà ngày
càng đa dạng với các loại hình du lịch hấp dẫn khác. Theo “Báo cáo kết quả
hoạt động du lịch 5 năm (2005-2010) và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn
2011-2015 của Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”,
năm 2009 doanh thu từ du lịch của toàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đạt 1.563.38
tỷ đồng, đón 7.730.690 lượt khách, tăng 14,3% so với năm 2008, năm 2010
doanh thu đạt 1.782 tỷ đồng, đón 8.735.000 lượt khách, trong đó ngành du
lịch Côn Đảo đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển du lịch của
cả tỉnh. Mặc dù vậy, du lịch ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói chung và Côn Đảo
nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà ngành du lịch nơi
đây đang có. Sự phát triển du lịch của Côn Đảo vẫn còn nhiều hạn chế như
sản phẩm du lịch còn thiếu tính đa dạng và đặc trưng, tính mùa vụ trong hoạt

động du lịch còn khá cao, môi trường tự nhiên và xã hội chưa thật sự ổn định,
nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch vẫn còn thiếu cả về số lượng và
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
vi
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
chất lượng, các thủ tục triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch của chính
quyền còn chậm, …
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề du lịch của
mình là “Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch tại
huyện Côn Đảo” nhằm mục tiêu tìm hiểu, phân tích thực trạng ngành du lịch
của Côn Đảo để từ những nghiên cứu thực tiễn đó đề xuất giải pháp để phát
triển du lịch ở huyện Côn Đảo.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của Côn Đảo
nhằm chỉ ra những khó khăn và lợi thế của ngành du lịch Côn Đảo trong thời
gian qua (2009-2011).
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển
du lịch của Côn Đảo.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố phát triển du lịch tại huyện Côn
Đảo.
Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Côn
Đảo một cách hiệu quả.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu ở huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
3.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu được lấy chỉ yếu từ năm 2009-2011
3.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Phân tích và đánh giá tiềm
năng phát triển ngành du lịch tại huyện Côn Đảo” là tập trung nghiên cứu
tài nguyên du lịch, số lượng khách du lịch đến Côn Đảo và một số nhân tố
khác ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của Côn Đảo.
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
vii
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
3.4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung đề tài đi sâu vào việc phân tích, đánh giá tiềm năng phát
triển du lịch của Côn Đảo từ năm 2009-2011, từ đó đề ra giải pháp phát triển
du lịch Côn Đảo trong thời gian tới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, số liệu thu thập trong đề
tài là số liệu thứ cấp từ các nguồn internet, niên giám thống kê, tổng cục
thống kê, sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu,…
4.2. Phương pháp phân tích.
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, tức là dựa
vào số liệu thu thập được trong những năm 2009-2011 sau đó đưa ra nhận xét
về thực trạng phát triển du lịch của Côn Đảo những năm qua.
Mục tiêu 2: Các nguồn lực phát triển du lịch của huyện Côn Đảo
theo mô hình 5A
Mục tiêu 3: Từ việc mô tả, so sánh, phân tích trên sử dụng
phương pháp quy nạp và suy luận để đề xuất những giải pháp phát triển
ngành du lịch Côn Đảo trong thời gian tới.
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
viii
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Chương 1
THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI

CÔN ĐẢO VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
1.1. Khái quát về huyện Côn Đảo
1.1.1. Vị trí địa lý và tình hình dân số
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ nằm giữa đại dương, cách
Thành Phố Vũng Tàu khoảng 185 km, cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng
230 km, và cách cửa Sông Hậu- Cần Thơ 83 km. Diện tích tự nhiên khoảng
75,15 km
2
, trong đó đảo lớn nhất là Côn Đảo- đây là trung tâm kinh tế- chính
trị- văn hóa- xã hội của cả huyện Côn Đảo.
Các đảo của huyện Côn Đảo bao gồm:
1. Côn Đảo hay Côn Lôn, Côn Sơn, Phú Hải, diện tích 51,52 km
2
2. Hòn Côn Lôn nhỏ hay Hòn Bà, Phú Sơn, diện tích 5,45 km
2
3. Hòn Bảy Cạnh hay Bãi Cạnh, Phú Hòa, diện tích 5,5 km
2
4. Hòn Cao hay Phú Lệ, diện tích 1,8 km
2
5. Hòn Bông Lan hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2 km
2
6. Hòn Vung hay Phú Vinh, diện tích 0,15 km
2

7. Hòn Ngọc hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 4,4 km
2
8. Hòn Trứng hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ, 0,1 km
2
9. Hòn Tài Lớn hay Phú Bình, 0,38 km
2

10. Hòn Tài nhỏ hay hòn Thỏ, Phú An, 0,1 km
2
11. Hòn Trác Lớn hay Phú Hưng, 0,25 km
2
12. Hòn Trác Nhỏ hay Phú Thịnh, 0,1 km
2
13. Hòn Tre Lớn hay Phú Hòa, 0,75 km
2
14. Hòn Tre nhỏ hay Phú Hội, 0,25 km
2
15. Hòn Anh hay hòn Trứng Lớn
16.Hòn Em hay hòn Trứng nhỏ.
Côn Đảo chỉ có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng
huyện đến địa bàn dân cư, không có chính quyền cấp xã, phường thị trấn.
Trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội của huyện là Thị Trấn Côn Đảo,
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
1
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
nằm giữa sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm, nơi đây tập trung đông dân cư,
các khu resort phục vụ du khách và các cơ quan hành chính của huyện.
Côn Đảo được thiên nhiên ưu đãi được thiên nhiên ưu đãi với một vùng
đồi núi nhấp nhô trên biển, làn nước trong xanh, đường bờ biển dài gần 200
km với rất nhiều bãi biển đẹp như Đầm Trầu, Đất Dốc, Bãi Cạnh, Hòn Câu,
… Môi trường trên đảo còn khá hoang sơ, không khí trong lành, mát mẻ,
nhiệt độ trung bình trông năm là khoảng 26-27
0
.
Ngoài ra, Côn Đảo còn có một vườn quốc gia với diện tích 19.998 ha bao
gồm cả rừng và trên mặt biển. Vườn quốc gia với rất nhiều loài động thực
vật, đặc biệt là các loài đặc hữu của Côn Đảo. Cùng với đó là những di tích

lịch sử Nhà Tù Côn Đảo, một trong những điểm nổi tiếng nhất về huyện Côn
Đảo.
Dân số trên đảo vào khoảng 6500 người, tập trung chủ yếu ở đảo lớn nhất
là Côn Đảo. Mật độ dân số trung bình vào khoảng 60 người/km
2
. Đây cũng là
nguồn lực chủ yếu và quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế xã hội của
huyện Côn Đảo.
1.1.2. Tình hình kinh tế chung tại Côn Đảo
Ngoài việc phát triển du lịch, Côn Đảo cùng còn có các thế mạnh về kinh
tế khác. Trong đó, Côn Đảo có một ngư trường rộng lớn, ngư dân các tỉnh tập
trung ngày càng nhiều, riêng đội tàu đánh bắt cá của Côn Đảo cũng khá lớn,
hằng năm đánh bắt khoảng 10.000 tấn hải sản. Trong tương lai Côn Đảo sẽ
xây thêm bốn cảng biển với đầy đủ các công trình dịch vụ cho nhu cầu tiếp
nhận hàng hóa.
Côn Đảo nằm trên trung tâm khai thác dầu khí của nước ta với các mỏ
dầu khí Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Lan Tây,… Côn Đảo cũng nằm trên
đường hàng hải quốc tế. Từ Nam ra Bắc là đến các nước Nhật Bản, Đài
Loan, Hàn Quốc, từ Bắc xuống Nam là các nước Malaysia, Singapore,…
Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển các dịch vụ hàng hải.
Với việc xây dựng sân bay Côn Đảo kết nối với trung tâm kinh tế lớn nhất
cả nước là Thành Phố Hồ Chí Minh, đồng thời đưa nhiều tàu chuyên chở
hàng hóa, du khách ra Côn Đảo đã làm cho kinh tế của huyện đang ngày
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
2
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch Côn Đảo đang vươn mình trở
thành một điểm đến nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Theo thống kê của tỉnh
Bà Rịa- Vũng Tàu thì thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt khoảng 25
triệu đồng, dịch vụ du lịch chiếm 82,75% GDP, giá trị sản xuất công nghiệp

ước đạt 59,76 tỷ đồng, tổng doanh thu thương mại dịch vụ đạt 679 tỷ đồng,
trong đó dịch vụ du lịch chiếm khoảng 120 tỷ đồng.
1.2. Thực trạng tình hình thu hút khách du lịch của Côn Đảo nhưng năm
qua (2009-2011)
1.2.1. Lượng khách du lịch
Lượng khách du lịch đến Côn Đảo ngày càng tăng, đặc biệt là trong
năm 2010 đã có bước đột phá so với năm 2009 cả về lượt khách quốc tế và
nội địa. Theo báo cáo của Ban Quản Lý các khu du lịch tại Côn Đảo trong
năm 2010, huyện Côn Đảo đã đón khoảng 40.323 lượt khách đến tham quan
du lịch, nghỉ dưỡng, trong đó có gần 4000 lượt khách quốc tế.
Bảng 1.1 BẢNG THỐNG KÊ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA VÀ
QUỐC TẾ ĐẾN CÔN ĐẢO QUA CÁC NĂM 2009-1011
Đơn vị:lượt khách
Năm 2009
2010 2011
Lượt khách
Tăng so với
năm 2009
Lượt khách
Tăng so với
năm 2010
Khách Quốc
Tế
2.083 4.000 92% 12.508 212,7%
Khách nội địa 26.115 36.323 39% 47.408 30,5%
Tổng lượt
khách
28.198 40.323 43% 59.916 48,6%
Nguồn: Tổng hợp từ website dulichcondao.info
Nhận xét: Lượng khách quốc tế đến Côn Đảo tăng rất nhanh qua các

năm, đặc biệt là năm 2011, lượng khách quốc tế ước đạt 12.058 lượt khách,
tăng 212,7% so với năm 2010. Trong khi đó, tổng lượt du khách và khách nội
địa đến Côn Đảo tăng khá ổn định qua các năm từ 2009-2011, trung bình là
trên 40% một năm.
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
3
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Hình 1.1. Biểu đồ tăng trưởng lượt khách du lịch nội địa và quốc tế
đến với Côn Đảo 2009-2011
1.2.2. Doanh thu từ du lịch
Bảng 1.2 BẢNG THỐNG KÊ DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO QUA CÁC NĂM 2009-2011
Năm 2009
2010 2011
Doanh
thu
Tăng so với
năm 2009
Doanh
thu
Tăng so với
năm 2010
Doanh thu từ
hoạt động du
lịch (tỷ đồng)
26,7 55 106% 119,896 115%
Nguồn: Tổng hợp từ website dulichcondao.info
Doanh thu từ hoạt động du lịch của Côn Đảo cũng tăng dần qua các
năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu GDP của toàn huyện Côn Đảo
chiếm 82,75% GDP (theo thống kê của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu).

Hình 1.2. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của hoạt động du lịch
ở Côn Đảo 2009-2011
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
4
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Nhận xét: Do lượng khách du lịch tăng nhanh trong thời gian qua
(2009-2011) nên doanh thu từ các hoạt động du lịch của Côn Đảo cũng tăng
theo. Trung bình là tăng trên 100% mỗi năm, đặc biệt là trong năm 2011
doanh thu đã đạt 119,896 tỷ đồng, đạt 171% kế hoạch cả năm của huyện Côn
Đảo và tăng 115% so với năm 2010. Sự tăng trưởng đột biến của doanh thu
là do số khách du lịch tăng vọt trong 2 năm qua, đây là những du khách có
khả năng chi trả cao trong các hoạt động du lịch vui chơi giải trí, nên doanh
thu từ du lịch tăng đáng kể.
1.2.3. Cơ cấu khách du lịch
Bảng 1.3 CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CÔN ĐẢO
QUA CÁC NĂM 2009-2011
Năm 2009 2010 2011
Khách nội địa (%) 91,02 90,1 79,2
Khách quốc tế (%) 8,98 9,9 20,8
Tổng (%) 100 100 100
Nguồn: tổng hợp từ website condao.com.vn
Nhận xét: từ bảng thống kê cơ cấu khách du lịch đến Côn Đảo chúng ta
có thể thấy rõ sự tăng trưởng rất nhanh của lượng khách du lịch quốc tế, đặc
biệt là trong năm 2011 đã tăng 20,8% so với năm 2010, đạt 12.508 lượt
khách. Lượng khách nội địa chủ yếu là tham quan các di tích lịch sử ở Côn
Đảo, ngược lại thì du khách quốc tế đến Côn Đảo chủ yếu là để tham quan,
nghỉ dưỡng.
Hình 1.3. Cơ cấu khách du lịch nội địa và quốc tế
đến Côn Đảo 2009-2011
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu

5
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Đặc biệt, trong sự đa dạng hóa thành phần khách du lịch, năm 2011 có
một sự kiện lớn, tác động tích cực đến sự phát triển du lịch Côn Đảo trong
tương lai đó là có sự xuất hiện những vị khách đặc biệt tham quan nghỉ
dưỡng một tuần tại Côn Đảo, họ là gia đình ngôi sao điện ảnh lừng danh
Hollywood Angelina Jolie- Prad Pitt nghỉ dưỡng tại khi resort cao cấp- Six
Senses Côn Đảo. Điều này vô tình đã trở thành một chương trình quảng bá
vô cùng hiệu quả cho du lịch Côn Đảo.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của Côn Đảo
Trong chuyên đề này sẽ áp dụng mô hình 5A (các yếu tố cấu thành nơi
đến) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Côn Đảo từ
đó đề xuất các giải pháp để phát triển ngành du lịch.
- Attractions: những điểm đến hấp dẫn.
- Access: khả năng tiếp cận nơi đến.
- Accommodation: nơi ăn nghỉ.
- Amenities: các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ.
- Activities: các hoạt động bổ sung.
1.3.1. Những điểm đến hấp dẫn (Attractions)
Đây là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên sự hấp dẫn của một điểm
đến du lịch, là động cơ chủ yếu cho các chuyến đi du lịch, là hạt nhân của sản
phẩm du lịch. Nhìn chung nó được xem là tài nguyên du lịch của một điểm
đến du lịch.
Côn Đảo có đầy đủ cả tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du
lịch nhân văn. Đây là một điều kiện tuyệt vời để thu hút du khách.
1.3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: Địa hình chủ yếu của Côn Đảo là các đảo nhỏ với các
ngọn núi thấp, bao quanh là các bãi biển còn rất hoang sơ, hấp dẫn du khách,
cát trắng, vàng cũng là địa hình chủ yếu ở Côn Đảo. Các ngọn núi có cảnh
quan rất đẹp với thảm thực vật phong phú, có thể phát triển rất tốt loại hình

du lịch leo núi, thám hiểm. Bên cạnh đó là các bãi biển còn mang dấu ấn
thiên nhiên, hoang sơ, sạch sẽ, không bị tác động nhiều của con người.
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
6
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Những điểm du lịch nổi bật với tài nguyên về địa hình: Bản thân
các hòn đảo đã là một cảnh quan du lịch tuyệt vời, nhưng mỗi khu vực lại là
một cảnh quan du lịch hấp dẫn riêng, lôi cuốn du khách.
- Tiêu biểu cho các địa điểm du lịch gắn với núi ở Côn Đảo là núi
Thánh Giá, được xem là nóc nhà Côn Đảo với độ cao 577 mét, du khách có
thể ngắm nhìn toàn bộ Côn Sơn từ trên cao, không khí mát mẻ, rất thích hợp
để nghỉ ngơi, thư giãn.
- Bãi An Hải là một bãi biển dài nằm trên trung tâm huyện Côn Đảo,
với dãi cát trắng trãi dài, nước biển trong xanh rất thích hợp cho du khách
nghỉ dưỡng và tham quan thiên nhiên.
- Bãi Nhát có khung cảnh thiên nhiên rất hoang sơ, ít bị tác động của
con người, ở đây rất thích hợp cho loại hình du lịch huấn luyện thể thao, chèo
thuyền,…
- Ngoài ra còn có các bãi biển hấp dẫn khác như Bãi Đầm Trầu, Bãi
San Hô, hòn Bảy Cạnh,…
Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên ở Côn Đảo là rất phong phú
và đa dạng.
Khí hậu: Côn Đảo có khí hậu nhiệt đới, một năm có 2 mùa là mùa
khô và mùa mưa, nhiệt độ trung bình là 27 độ, số giờ nắng trung bình là
khoảng 2500 giờ/ năm. Du lịch Côn Đảo từ tháng 2 đến tháng 7 là tốt nhất vì
gió nhẹ, khí hậu mát mẻ và biển êm ả. Điều kiện này rất thích hợp cho các du
khách phương Tây, họ đến để tham quan thiên nhiên và nghỉ dưỡng với cái
ấm áp của nắng Côn Đảo.
Khí hậu là một lợi thế cũng như khó khăn trong việc phát triển du
lịch Côn Đảo. Thời tiết thường hay biến động bất ngờ nên việc phát triển du

lịch còn gặp rất nhiều khó khăn.
Thủy văn: Côn Đảo không có sông rạch, chỉ có các con suối chảy ra
biển, nguồn nước ngầm thì rất dồi dào nhưng ở sâu bên trong đất, ngoài ra
Côn Đảo cũng có một số hồ nước, lớn nhất là hồ Quang Trung và An Hải.
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
7
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Tài nguyên du lịch về thủy văn ở Côn Đảo là không đáng kể, đây là
một điểm yếu trong du lịch ở Côn Đảo cần được khắc phục trong thời gian
tới.
Thế giới động thực vật: Hiện nay Côn Đảo đã được quy hoạch trở
thành vườn Quốc Gia Côn Đảo chủ yếu là rừng nguyên sinh, trong đó có hơn
882 loài thực vật và 150 loài động vất. Đặc biệt có một số loài chỉ có ở Côn
Đảo như Sóc đen Côn Đảo, Thạch Sùng có cánh Côn Đảo, chim điên mặt
xanh, ghầm ghì trắng, chim bồ câu Nicba, chim nhiệt đới. Ngoài ra, vùng
biển Côn Đảo cũng rất đa dạng về hệ sinh thái với 285 loài san hô cứng, 84
loài rong biển, 202 loài cá, 153 loài thâm mềm, 130 loài giun nhiều tơ, 110
loài giáp xác, 46 loài da gai, và chiếm khoảng 9 loại cỏ trên thế giới. Côn
Đảo còn có những loài động vật biển quý hiếm trên Thế Giới như cá đồi mồi,
rùa da, cá voi đen, cá nược, bò biển Dugong. Điều đó cho thấy tài nguyên về
thế giới động thực vật tại Côn Đảo là vô cùng phong phú.
Thế giới động, thực vật tại Côn Đảo là một lợi thế vô cùng to lớn so
với những nơi khác, đây là một điểm mạnh cần phát huy tối đa để nâng cao
sức cạnh tranh trong du lịch của Côn Đảo.
1.3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Các giá trị văn hóa lịch sử, thành tựu kinh tế chính trị cũng là một sự
hấp dẫn đối với du khách. Nó có sức hút đặc biệt với những du khách có trình
độ cao, hiểu biết, du khách thường đi du lịch với mục đích tham quan và
nghiên cứu. Trong đó đa phần khách nội địa đến thăm các di tích lịch sử nhà
tù.

Di tích lịch sử văn hóa: Khi nói đến Côn Đảo thì hầu hết khách du
lịch đều nhắc đến các di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo, đó thực sự là một điểm
đến du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách, nhưng bên cạnh đó Côn Đảo
cũng có những di tích lịch sử hấp dẫn khác như chùa, miếu, nhà khách,… Tất
cả tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách.
Một số di tích lịch sử văn hóa ở Côn Đảo: Miếu Bà, đền An Hải,
nhà tù Côn Đảo, nhà khách Vãng Lai, Chúa ngục Côn Đảo, khu di tích nhà tù
Côn Đảo, di tích Ma Thiên Lãnh, nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu, …
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
8
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Có thể thấy các di tích lịch sử văn hóa là một tiềm năng lớn lao mà
Côn Đảo đã đưa vào khai thác trong du lịch, tuy nhiên du khách đến tham
quan chủ yếu là khách nội địa, trong khi lượng khách quốc tế đến tham quan
các di tích rất ít, trong năm 2011 100% trong tổng 47.408 du khách nội địa
đều tham quan các di tích lịch sử Cách Mạng, trong khỉ chỉ có 765 trong tổng
12.058 du khách quốc tế đến thăm các di tích lịch sử Cách Mạng, chiếm
khoảng 6% (theo Khách du lịch quốc tế bén duyên với Côn Đảo-
condao.com.vn). Điều này ra một thách thức đối với ngành du lịch Côn Đảo
về xác định nhu cầu du lịch của các thành phần khách du lịch.
Các lễ hôi: Côn Đảo có một số lễ hội gắn liền với truyền thống văn
hóa, tín ngưỡng của người dân trên Đảo, nhưng tiêu biểu nhất là lễ hội giỗ bà
Phi Yến để tưởng nhớ sự can đảm và trinh tiết của bà Phi Yến- thứ phi của
vua Gia Long (Nguyễn Ánh). Bên cạnh đó còn có các lễ hội không thường
xuyên như tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
Các lễ hội ở Côn Đảo vẫn chưa được đầu tư, hầu hết là theo tính
ngưỡng của người dân, không thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách.
Đây là một điểm yếu nhưng có thể khắc phục được.
1.3.2. Khả năng tiếp cận nơi đến (Access)
Khả năng tiếp cận nơi đến phụ thuộc vào vị trí địa lý, hệ thống giao

thông và các phương tiện vận chuyển. Côn Đảo là một quần đảo ngoài vùng
biển khơi nên việc tiếp cận nơi đến rất khó khăn. Điều này phụ thuộc vào các
hãng hàng không và các cảng biển.
Phương tiện hàng không là cách tốt nhất và nhanh nhất có thể tiếp cận
với một địa điểm du lịch hấp dẫn như Côn Đảo, vì thế từ những năm đầu thế
kỉ 21 thì Côn Đảo đã có kế hoạch xây dựng sân bay phục vụ nhu cầu đi lại
của người dân cũng như du khách muốn đến tham quan, du lịch Côn Đảo.
Hiện nay ở Côn Đảo có một sân bay cỡ nhỏ tên là sân bay Cỏ Ống, được xây
dựng năm 2003 và hoàn thành vào năm 2005, có thể tiếp nhận cùng lúc
khoảng 3 loại máy bay tầm trung như ATR-72, CRJ-900 và một chiếc dự
phòng. Nhà ga sân bay có thể phục vụ 300 khách/giờ, tổng lượt khách phục
vụ khoảng 5000 khách/năm. Năm 2010 cảng hàng không Côn Đảo đã thực
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
9
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
hiện 1.947 lần cất và hạ cánh (tăng 48% so với năm 2009) phục vụ 94.305
lượt khách đi và đến (tăng 40% so với năm 2009) (theo Condaolife.com).
Hiện nay, đã có các chuyến bay từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến Côn Đảo,
Cần Thơ- Côn Đảo, Hà Nội- Côn Đảo,… Nhờ vậy du lịch Côn Đảo đang
được hưởng lợi lớn. Trong tương lai, chính phủ sẽ tiếp tục mở rộng sân bay
Cỏ Ống để có thể tiếp nhận các loại máy bay như A320, A321.
Ngoài ra, hiện nay phương tiện phổ biến nhất để đến Côn Đảo là tàu,
thuyền. Côn Đảo được bao quanh bởi vùng biển rộng lớn, nhưng khoảng
cách đến đất liền tương đối gần nên việc ra đảo bằng thuyền là hoàn toàn hợp
lý. Trong đó lớn nhất và nổi tiếng nhất là cảng Bến Đầm, đây là một cảng
biển vừa phục vụ nhu cầu tránh bão, bốc dỡ hàng hóa, tiếp nhiên liệu còn là
nơi tiếp nhận các chuyến tàu du lịch từ đất liền, hàng tuần có 5 chuyến tàu
lớn có 100 giường năm và khoảng 3 tàu chở hàng từ 50 đến 250 tấn cập cảng.
Trong tương lai thì cảng Bến Đầm sẽ mở rộng quy mô ra thành 4 cảng nhỏ để
phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.Tuy nhiên, hầu hết các cảng biển

ở Côn Đảo đều có quy mô nhỏ, kém tiện nghi.
Nhìn chung khả năng tiếp cận Côn Đảo là tương đối tốt, trong tương
lai thì các hãng hàng không và các cảng biển sẽ tiếp tục được đầu tư và mở
rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của du khách và người dân
trên đảo.
1.3.3. Nơi ăn nghỉ (Accommodation)
Thông tin đầu tiên mà khách du lịch muốn biết tại điểm đến du lịch là
có một nơi nghỉ ngơi thoải mái, một nơi có thể thưởng thức những món ăn
ngon đặc sắc của điểm du lịch. Từ đó dịch vụ lưu trú và ăn uống không đơn
thuần là chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách mà bản thân nó cũng là
một sự hấp dẫn du khách. Hiện nay, hệ thống nhà hàng, khách sạn, resort ở
Côn Đảo đã và đang xây dựng theo hướng phục vụ tốt nhất nhu cầu của
khách du lịch.
1.3.3.1. Dịch vụ lưu trú
Hiện nay, Côn Đảo không có nhiều các khách sạn, tiêu biểu nhất
cho hệ thông khách sạn ở Côn Đảo là Sài Gòn Côn Đảo Resort, Côn Đảo
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
10
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Seatravel Resort, Côn Đảo Resort và Côn Đảo ATC Resort, giá phòng từ 38
USD/phòng/đêm đến 110 USD/phòng/đêm. Tất cả các khách sạn trên đều
được xếp hạng 3 sao, nằm cạnh bờ biển hoặc trung tâm Côn Đảo. Đặc biệt
Côn Đảo đã có khu Resort 5 sao mang tên Resort Six Senses Côn Đảo với lối
kiến trúc đẹp, nội thất đều làm bằng gỗ, màu sắc hài hòa mang phong cách
hiện đại. Các khách sạn ở nơi đây đều mang một phong cách đó là gần gũi
với thiên nhiên, khung cảnh của khách sạn thường gắn với cây cối tự nhiên,
tạo cho du khách những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn thật sự thoải mái.
Bảng 1.4. Một số khách sạn/resort, số phòng ở Côn Đảo
Khách sạn/ Resort Số phòng Địa chỉ liên hệ
Sài Gòn Côn Đảo

Resort
120 phòng
Trung tâm Côn Đảo
Điện thoại: 064.3830336-3830337-3830338
Côn Đảo Resort
45 phòng
7 villa
Trung tâm Côn Đảo
Điện thoại: 064.3608358-3608478-3831579
Côn Đảo ATC
Resort
67 phòng
Số , đường Tôn Đức Thắng, T.Trấn
Côn Đảo
Côn Đảo Seatravel
Resort
12
Bungalow
Số 6, Nguyễn Đức Thuận, Biển An Hải,
huyện Côn Đảo
Six Senses
Côn Đảo
50 biệt thự
Biển Đất Dốc, huyện Côn Đảo
Điện thoại: (84-64) 3831222-3831456
Nguồn: Tổng hợp từ internet
Bên cạnh các khách sạn là hệ thống nhà nghỉ cũng tương đối nhiều
với giá từ 250.000 đồng/phòng/đêm đến 300.000 đồng/phòng/đêm, ngoài ra
các khách du lịch ngày nay thường muốn thâm nhập vào cuộc sống của người
dân, nên loại hình du lịch Homestay cũng sẽ là một hướng đi mới trong

tương lai của Côn Đảo.
Sức chứa du lịch của Côn Đảo là không cao lắm do hệ thống khách
sạn và nhà nghỉ vẫn còn hạn chế, tuy nhiên trong tương lai với rất nhiều kế
hoạch xây dựng các khách sạn, resort, khu du lịch thì khả năng đáp ứng nhu
cầu lưu trú của du khách sẽ tăng lên đáng kể.
1.3.3.2. Dịch vụ ăn uống
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
11
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Với lợi thế nằm trong ngư trường đánh bắt thủy hải sản, Côn Đảo
luôn có nguồn nguyên liệu hải sản sản tươi ngon nhất phục vụ cho du khách,
các nhà hàng trên Côn Đảo ngày càng nhiều, cùng với các món đặc sản đang
trở thành một sức hấp dẫn đối với du khách. Hệ thống nhà hàng trên Côn Đảo
thường gắn liền với các khu resort và khách sạn, điều này tạo thuận lợi cho
du khách có thể thưởng thức các món ăn ngon, các món đặc sản ngay tại
phòng hoặc trong khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp của các khu Resort.
Các nhà hàng nổi bật ở Côn Đảo.
- Nhà hàng Poulo Condore Côn Đảo.
- Nhà hàng Côn Đảo Seatravel Resort.
- Nhà hàng Dugong Côn Đảo.
- Nhà hàng hải sản Nam Hải- Côn Đảo.
- Nhà hàng Phương Hạnh.
- Nhà hàng Lan Hương.
- Quán Sơn Phước Lộc.
- Quán Tri Kỷ.
Các món ăn đặc sản của Côn Đảo như:
- Ốc Vú Nàng: là một loại ốc quý hiểm ở Côn Đảo có thể chế biến
các món nướng, luộc, trộn gỏi đều rất ngon;
- Mắm Nhum: đây là loại mắm rất ngon và hiếm, có tiền chưa chắc
mua được, du khách nào được thưởng thức món Mắm Nhum xem như là rất

may mắn khi được đến Côn Đảo.
- Mắm Hào: một món ăn phổ biến của người dân Côn Đảo, mỗi du
khách đi Côn Đảo đều phải mang về nhà một chai mắm Hào để làm quà.
- Mứt hạt bàng: có hai loại ngọt và mặn, chỉ có ở hòn đảo này,
hương vị rất ngon và rất đặc biệt.
1.3.4. Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ (Amenities)
Các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ y tế, ngân hàng, viễn thông, bảo
hiểm, không chỉ phục vụ người dân địa phương cũng như du khách mà còn
góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương. Côn Đảo là một hòn đảo
du lịch mới, tất cả còn đang trong quá trình phát triển, những dịch vụ hỗ trợ
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
12
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
còn chưa phát triển, nhưng với những kế hoạch đầu tư trong tương lai, thì
Côn Đảo sẽ đáp úng tốt nhất những gì du khách cần.
1.3.4.1. Các dịch vụ hỗ trợ
Côn Đảo vẫn chưa có taxi nên việc đi lại của du khách là thuê xe
máy (giá thuê từ 120.000 đồng/ngày đến 150.000 đồng/ngày) hoặc ô tô (giá
thuê khoảng 800.000 đồng/ngày). Bên cạnh đó du khách cũng có thể thuê xe
đạp với giá rê hơn để đi tham quan du lịch các cảnh đẹp trên đảo.
Ở Côn Đảo hiện nay cũng có một số resort mở dịch vụ Spa phục vụ
nhu cầu của khách du lịch, nổi bật trong số đó là Resort Six Senses Côn Đảo
với chất lượng rất tốt. Tuy nhiên thái độ phục vụ của nhân viên đang là một
vấn đề bức xúc đối với du khách, đặc biệt là khách Việt. Đây là một sai lầm
vô cùng to lớn đối với cung cách phục vụ khách hàng của Resort.
Hầu hết các khách sạn và Resort ở Côn Đảo đều có một quầy bả nhỏ
phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và một số du khách Việt Nam, nổi
bật trong các Bar ở Côn Đảo là nhà hàng Paulo Condore, Côn Đảo Resort.
Các trung tâm mua sắm chưa xuất hiện ở Côn Đảo, tuy nhiên trong kế hoạch
phát triển du lịch Côn Đảo 1742/QĐ-BKHĐT của Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch

và Đầu Tư thì trong tương lại sẽ xây dựng một trung tâm mua sắm ở Côn
Đảo nhằm tăng khả năng thu hút khách và tăng doanh thu từ du lịch.
1.3.4.2. Ngân hàng
Ngân hàng là một trong những dịch vụ bổ sung cho ngành du lịch,
giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, giúp du khách trao đổi tiền, góp phần
tích cực phát triển kinh tế Côn Đảo cũng như ngành du lịch. Tuy nhiên hiện
nay ở Côn Đảo chỉ có một ngân hàng duy nhất mở văn phòng giao dịch đó là
ngân hàng Công Thương Vietinbank. Vietinbank đã tồn tại và phục vụ nhu
cầu trao đổi tiền của người dân cũng như du khách hơn 20 năm. Bên cạnh đó
còn có các máy rút tiền tự động của các ngân hàng SCB (ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn), VCB (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
Việt Nam- Vietcombank).
1.3.4.3. Bưu chính- Viễn thông
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
13
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Nhu cầu thông tin liên lạc giữa đất liền và các đảo của huyện Côn
Đảo là rất cần thiết, năm 2008 Trung Tâm Viễn Thông ở Côn Đảo đã được
xây dụng, tách ra với dịch vụ bưu chính nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của
người dân cũng như du khách. Điều đặc biệt là huyện Côn Đảo là huyện có tỷ
lệ người dân sử dụng điện thoại cao nhất nước với tỷ lệ 20/100 hộ dân có
điện thoại, đa số là điện thoại cố định. Về điện thoại di động thì hiện nay ở
Côn Đảo ba mạng điện thoại là Mobifone, Viettel, Vinaphone đều đã phủ
sóng và chất lượng tương đối tốt. Bên cạnh đó, dịch vụ Internet cũng đã có
mặt tại huyện Côn Đảo từ năm 2000, với đường truyền cáp quang, dần dần
đang được thay thế bởi đường truyền tốc độ cao ADSL. Dịch vụ bưu chính-
viễn thông ở Côn Đảo khá tốt, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dân
và du khách.
1.3.4.4. Dịch vụ y tế
Ở Côn Đảo hiện nay có Trung Tâm Y Tế Quân Dân Y với tỷ lệ bác

sĩ thuộc hàng cao nhất nước với 6 bác sĩ/6.500 dân và 31 giường bệnh/6.500
dân (chỉ tiêu cả nước là 6 bác sĩ/10.000 dân và 23,4 giường bệnh/10.000
dân). Đội ngũ bác sĩ ở Côn Đảo có trình độ chuyên môn rất cao, đã thực hiện
thành công nhiều ca phẫu thuật thành công. Đây là một điều may mắn và
hạnh phúc đối với mỗi người dân trên đảo. Nằm trên đường Lê Hồng Phong
cũng có một bệnh viện phục vụ nhu cầu y tế của người dân và du khách. Tuy
nhiên vấn đề khó khăn là Trung Tâm này lại nằm trên đảo Côn Lôn (Côn
Đảo) nên việc đi lại vô cùng khó khăn, cầu đường chưa liên thông được các
địa bạn dân cư, mặt khác người dân các đảo khác muốn đến khám bệnh cũng
gặp khá nhiều trắc trở. Ngành y tế nơi đây cần có biện pháp khách phục để
đáp ứng tốt nhu cầu khám và chữa bệnh cho người dân.
1.3.4.5. Bảo hiểm
Ở Côn Đảo hiện nay chưa có mở các chi nhánh bảo hiểm, hầu hết
các vần đề bảo hiểm là do các công ty lữ hành mua cho du khách trong tour
trọn gói. Đây là một điểm yếu của ngành du lịch Côn Đảo vì nhu cầu bảo
hiểm, bảo vệ bản thân đang ngày càng quan trọng.
1.3.5. Các hoạt động bổ sung
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
14
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
Ngoài nhu cầu tham quan các cảnh đẹp, nghỉ dưỡng tại các khu Resort
thì du khách cũng cần những hoạt động bổ sung để thỏa mãn nhu cầu giải trí
ngoài thời gian đi tham quan, nghỉ dưỡng.
Một trong những hoạt động bổ sung phổ biến nhất ở Côn Đảo hiện
nay là lặn ngắm san hô, du khách có thể lặn xem san hô ở hầu hết các hòn
đảo ở quần đảo Côn Đảo. Hệ thống san hô ở Côn Đảo được xem là phong
phú bậc nhất ở Việt Nam.
Bên cạnh đó là dịch vụ không phải ai cũng được tham gia, đó là đi
xem Vich đẻ. Du khách mất khoangr1 giờ để đến hòn Bảy Cạnh xem Vich đẻ
nhưng chi phí cho hoạt động này thường rất cao (có thể lên đến 150

USD/khách) do hoạt động này nằm trong sự quản lý trực tiếp của Ban Quản
Lý Rừng Quốc Gia.
Ngoài ra nếu du khách có thời gian rãnh có thể tham gia hoạt động câu
cá. Hoạt động này được chia ra làm hai loại: câu cá giải trí (nửa ngày hoặc
một ngày) và câu các chuyên nghiệp (từ hai đến ba ngày). Cả hai loại này đều
thu hút rất đông du khách.
Nhìn chung các hoạt động bổ sung ở Côn Đảo còn chưa phát triển, chỉ
ở dạng tiềm năng, cần các cấp, các ngành đầu tư hơn nữa để nâng cao khả
năng cạnh tranh.
1.3.6. Một số yếu tố khác
Nguồn nhân lực : Bất cứ một địa điểm du lịch nào cũng cần có một
đội ngũ nhân lực phục vụ trong các hoạt động du lịch thật chuyên nghiệp, có
trình độ cao. Trên các diễn đàn tư vấn du lịch, có rất nhiều khách du lịch cho
biết họ rất khó chịu với cách phục vụ du khách của các nhân viên làm việc
trong các khu Resort ở Côn Đảo. Đây chỉ là số ít, tuy nhiên nó cũng ảnh
hưởng xấu đến hình ảnh của cả ngành du lịch nơi đây. Vì thế các hoạt động
đào tạo nguồn nhân lực cần được tổ chức tốt hơn, các chính sách thu hút
nhân tài càng phải được xem trọng hơn. Mặt khác, các cấp lãnh đạo cũng cần
được trang bị những kiến thức phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch trong
tương lai.
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
15
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
An ninh chính trị : Ngày nay vấn đề an toàn đã được du khách quan
tâm rất nhiều, họ chỉ đến tham quan du lịch ở những nơi thật sự an toàn cho
bản thân và gia đình. Trong quá khứ Côn Đảo được biết đến như một địa
ngục trần gian, luôn rình rập sự nguy hiểm, Côn Đảo lại là một hòn đảo ở xa
đất liền nên vấn đề an ninh càng phải quan tâm hơn. Do đó, cần phải tập
trung giữ vững nền an ninh chính trị tại Côn Đảo, tạo sự yên tâm cho du
khách khi đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng.

1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch Côn Đảo
Từ những phân tích các yếu tố trong mô hình 5A đối với du lịch Côn Đảo,
có thể nhận thấy rõ được những khó khăn cũng như thuận lợi của việc phát
triển ngành du lịch nơi đây. Nếu phát huy những thuận lợi đồng thời khắc
phục và cải thiện những mặt khó khăn ở Côn Đảo thì ngành du lịch Côn Đảo
thực sự sẽ cất cánh trong tương lai.
2.4.1. Thuận lợi
Thuận lợi đầu tiên đó là Côn Đảo nằm trên trục giao thông Âu- Á, trên
đường vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của các nước, điều này là do
điều kiện tự nhiên mang lại, Côn Đảo có thể năm bắt lợi thế này trở thành
một điểm nghỉ ngơi cho tàu thuyền, thủy thủ, đồng thời có thể trở thành một
nơi tiếp nhiên liệu, nguyên liệu cho các tàu thương nhân.
Những phân tích thực trạng trên cho thấy, Côn Đảo có lợi thế rất lớn
về tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn. Với rất nhiều bãi biển cát
trắng trải dài, nước biển trong xanh, hệ động thực vật vô cùng phong phú,
đặc biệt là vườn Quốc Gia Côn Đảo là một thuận lợi vô cùng to lớn. Nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn với những di tích lịch sử về nhà tù Côn Đảo,
cùng những kiến trúc đền, nhà Chúa Đảo là một trong những điểm nhấn cho
sự hấp dẫn du lịch của Côn Đảo. Điều này cho thấy thuận lợi lớn nhất của
Côn Đảo là tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn- nhân tố quan trọng nhất
để phát triển du lịch của một địa phương.
Bên cạnh đó, Côn Đảo cũng có thế mạnh về dịch vụ ăn uống, là nơi có
nguồn thủy hải sản dồi dào, cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cung cấp
cho du khách. Các dịch vụ hỗ trợ ở Côn Đảo cũng tương đối hoàn thiện hơn
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
16
Chuyên đề du lịch: Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển ngành du lịch Côn Đảo
những nơi khác, việc liên lạc với đất liền đã dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này
rất thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh du lịch Côn Đảo với các du khách có
nhu cầu đi lịch.

Những chính sách đầu tư, định hướng phát triển du lịch cho Côn Đảo
của chính phủ và các ngành chức năng cũng tạo lợi thế hơn cho Côn Đảo.
Ngày 25.10.2005 Côn Đảo đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt đề án
phát triển kinh tế- xã hội Côn Đảo đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 thành khu kinh tế du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn
tạo các di tích lịch sử và vườn Quốc Gia Côn Đảo. Điều này thật sự tạo nên
sức bật cho ngành du lịch Côn Đảo trong suốt những năm qua, tập trung các
nguồn lực kinh tế, nhân lực nhằm phát triển du lịch nơi đây. Các cấp, các
ngành quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân
đồng thời góp phần thúc đẩy ngành du lịch nơi đây. Nền an ninh chính trị
cũng là một lợi thế hơn so với những nơi khác. Sự an ninh, an toàn được
chính quyền đặt lên hàng đầu, du khách sẽ an tâm khi đến đây du lịch.
Người dân trên đảo cũng thân thiện, cởi mở, tạo sự thoải mái cho du
khách, các tệ nạn trên đảo cung không nhiều, du khách có thể yên tâm khi
đến với một hòn ngọc du lịch này.
1.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở
Côn Đảo. Đầu tiền là hệ thống cơ sở hạ tầng, dù hoạt động du lịch đã trở
thành một hoạt động thường xuyên và liên tục ở Côn Đảo, lượng khách du
lịch tăng qua mỗi năm nhưng hệ thống nhà hàng-khách sạn ở Côn Đảo vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Khách du lịch có rất ít sự lựa chọn
các dịch vụ lưu trú ở đây khi chỉ có khoảng 5 Resort và một vài khách sạn,
các nhà hàng thì hầu như không có, chỉ có một vài nhà hàng nằm ngoài hệ
thống khách sạn- Resort. Một khó khăn mang tính khách quan di địa hình của
Côn Đảo đó là hệ thống giao thông giữa các đảo và các khu vực trên đảo còn
chưa tốt, việc di chuyển rất khó khăn và tốn thời gian.
Các dịch vụ bổ sung và các dịch vụ hỗ trợ du lịch còn rất yếu kém,
trên đảo vẫn chưa có Taxi, các dịch vụ như Spa, trung tâm mua sắm, các
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Lê Chí Hiếu
17

×