Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.16 KB, 15 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development


Đánh Giá Dự Án

Dự án số: 029/05/VIE


Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều
ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính





Renkang Peng, Keith Christian và Lã Phạm Lân



Tháng 4 năm 2009




1
1 Thông tin cơ quan tham gia

Tên dự án
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại
trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là


nhân tố chính
Cơ quan phía Việt Nam
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Chủ nhiệm phía Việt Nam
Ông Lã Phạm Lân
Cơ quan phía Úc Trường Đại học Charles Darwin
Australian Personnel
GS. Keith Christian và TS. Renkang Peng
Thời gian bắt đầu
Tháng 2, 2006
Thời gian hoàn thành (dự kiến)
Tháng 1, 2009
Thời gian hoàn thành (thực tế)

Giai đoạn báo cáo
Tháng 12, 2008

Đầu mối liên hệ
Úc: Chủ nhiệm
Họ và tên
Keith Christian
Điện thoại:
61 8 89466706
Chứ́c vụ
Giáo sư
Fax:
61 8 89466847
Cơ quan
Đại học Charles Darwin

Email:


Úc: Quản lý
Họ và tên
Jenny Carter
Điện thoại:
61 08 89466708
Chứ́c vụ
Trưởng Phòng, Phòng Quản lý
Nghiên cứu
Fax:
61 8 89467199
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:


Việt Nam
Họ và tên
Lã Phạm Lân
Điện thoại:
84 0913829560
Chứ́c vụ
TP, Phòng Nghiên cứu Bảo vệ
Thực vật
Fax:
84 8 8297650
Cơ quan
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông

nghiệp miền Nam
Email:



2
Tóm tắt

Việc đánh giá dự án được thực hiện trong thời gian tháng 11 và 12/2008 bằng phiếu câu
hỏi tiêu chuẩn. Tổng số 220 phiếu điều tra được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn những
nông dân đã tham dự lớp tập huấn FFS năm thứ nhất, đã hoàn thành trong thời gian tháng
4-5/2008, ở 10 huyện trồng điều thuộc 5 tỉnh trồng điều chính. Tổng số phiếu đã thu lại là
197 phiếu. So sánh với kết quả điều tra trước dự án, những câu hỏi lần này chú trọng đến 6
nội dung:
1. Vai trò của phụ nữ trong canh tác điều,
2. Kỹ thuật canh tác điều,
3. Sức khỏe nông dân và môi trường canh tác,
4. Kiến thức nông dân về bệnh hại điều, sâu hại và thiên địch,
5. Ý kiến của nông dân về kiến vàng chú trọng đến năng suất và chất lượng hạt, và
6. Ý kiến nông dân về lớp huấn luyện FFS.

Vai trò của người phụ nữ không khác biệt nhau trong thời gian trước và sau khi tập huấn
FFS. Điều này có thể do thời gian quá ngắn (7 tháng sau khi lớp tập huấn hoàn thành) để
có thể có những thay đổi trong sự tham gia lao động của gia đình. Về lâu dài, chúng tôi hy
vọng sự tham gia của phụ nữ trong sản xuất điều của nông hộ nhỏ sẽ được thúc đẩy bởi vì
quy trình cải tiến tổng hợp trong sản xuất điều (ICI) có sử dụng kiến vàng là thành phần
chính không đòi hỏi nhiều về sức lực và không liên quan đến việc phun thuốc trừ sâu độc
hại.

Kiến thức của người nông dân về những hoạt động canh tác thông thường đã được cải

thiện có ý nghĩa. Kỹ thuật canh tác được chú trọng đến 7 hoạt động chính: làm cỏ, che phủ
đất, tưới nước, xén tỉa, bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, và thuốc trừ cỏ. So sánh với tỷ lệ
nông dân thực hiện những kỹ thuật canh tác này trước khi được tập huấn, có 35%, 49%,
28%, 31%, và hơn 18% nông dân đã cải tiến việc làm cỏ, che phủ đất, tưới nước, xén tỉa,
bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, và thuốc trừ cỏ, theo thứ tự, sau khi tham dự lớp tập huấn
FFS. So sánh với tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu trước khi được tập huấn, có ít hơn
24% nông dân sử dụng thuốc trừ sâu sau khi được tham dự lớp FFS. Ngoài ra, có trên 92%
nông dân đã có đủ kiến thức về nguyên tắc và phương thức thực hiện những hoạt động
canh tác nêu trên. Tỷ lệ nông dân có sử dụng thuốc trừ cỏ tương đương nhau giữa điều tra
trước và sau khi được tập huấn, và lý do có thể có đã được thảo luận.

Sức khỏe của nông dân và môi trường nông nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể. Trong điều
tra cơ bản, 80% nông dân đã bị ảnh hưởng với nhiều triệu chứng của ngộ độc thuốc trừ
sâu, và 92% nông dân nhận định rằng việc phun thuốc trừ sâu đã gây nên ảnh hưởng xấu
đến môi trường canh tác. Sau khi được tập huấn, 95% nông dân tin tưởng rằng sức khỏe
của họ sẽ được cải thiện rất nhiều khi sử dụng kiến vàng là thành phần chính để quản lý
vườn điều. Tương tự, 89% nông dân tin tưởng rằng sẽ có một sự cải thiện môi trường canh
tác khi sử dụng kiến vàng.

Kiến thức của người nông dân về sâu hại, bệnh hại, và thiên địch được cải thiện đáng kể.
Trong điều tra cơ bản trước dự án, người nông dân chỉ nhận biết được trung bình chưa đến
1 loài sâu hại, và 37% nông dân đã không thể phân biệt được các loài sâu hại. Sau khi được
tập huấn, người nông dân có thể nhận biết được trung bình 3,3 loài. Có trên 85% nông dân
nhận biết được bọ xít muỗi, sâu đục cành và sâu đục thân-rễ, và trên 20% nông dân có thể
nhận biết được bọ trĩ, bọ cánh cứng đục ngọn, sâu đục cành, sâu róm đỏ, và rệp sáp giả, là

3
những loài sâu hại chính trong vườn điều. Trong điều tra cơ bản, người nông dân chỉ nhận
biết được trung bình chưa đến 1 loại bệnh, và 37% nông dân không biết được loại bệnh
nào. Sau khi được tập huấn, người nông dân có thể nhận biết được trung bình 2 loài bệnh,

và 92% nông dân có thể nhận biết được loại bệnh quan trọng nhất là thán thư. Trong điều
tra cơ bản, đa số nông dân không có kiến thức về thiên địch, nhưng sau lớp FFS, người
nông dân có thể nhận biết được trung bình 2,2 loài thiên địch và 100% nông dân hiểu biết
rất rõ về kiến vàng.

Người nông dân đã tiếp thu được kiến thức về vai trò của kiến vàng trong vườn điều sau
khi được tham dự lớp FFS. Trong điều tra cơ bản, người nông dân ít biết về kiến vàng.
Mặc dù có 49% nông dân biết rằng kiến vàng có lợi trong vườn điều của họ, nhưng họ
không chắc rằng họ sẽ sử dụng kiến vàng. Sau khi tham dự lớp FFS, những điểm lý thú sau
đây đã nổi trội:
(1) 93% nông dân chắc chắn rằng kiến vàng có thể kiểm soát những loài sâu hại chính
trong vườn điều, và kiến vàng có ích cho cây điều,
(2) 86% nông dân chắc chắn rằng kiến vàng sẽ giúp cải thiện năng suất điều,
(3) 80% nông dân chắc chắn rằng kiến vang sẽ cải thiện chất lượng hạt điều,
(4) 80% nông dân sẽ sử dụng kiến vàng,
(5) 83% nông dân đã biết cách sử dụng kiến vàng, và
(6) 89% nông dân sẽ chuyển giao cách sử dụng kiến vàng đến bạn bè và những nông
dân khác.
Ngoài ra, 92% nông dân bày tỏ sự quan tâm của họ được tập huấn thêm trong tương lai để
quản lý tốt các đàn kiến.

Người nông dân rất hài lòng về lớp huấn luyện FFS. 196 nông dân đã góp ý về chất lượng
của lớp tập huấn FFS. Tỷ lệ nông dân hài lòng về chương trình tập huấn, phương pháp tập
huấn, và kết quả của vườn trình diễn là 98%, 95% và 96%, theo thứ tự. Tổng số 128 nông
dân đã có góp ý hữu ích cho lớp tập huấn FFS, trong đó có nhu cầu cao về lớp tập huấn
FFS tại địa phương, yêu cầu có nhiều cơ hội được tập huấn, lớp FFS có nhiều thực hành
hơn về quản lý kiến vàng, và có nhiều phương tiện học tập hơn.

Kết quả nêu trên cho thấy rằng chương trình huấn luyện rộng rãi và tập trung với chương
trình ICI là thành công và được sự chấp nhận của nông dân. Vườn trình diễn học tập FFS

và vườn của nông dân có kiến vàng đã cung cấp cho người nông dân hình ảnh đầy đủ về
kiến vàng đem lại lợi ích cho họ như thế nào.




4
Mở đầu

Việc đánh giá dự án được thực hiện trong thời gian tháng 11 và 12/2008 với phiếu câu hỏi
tiêu chuẩn (Phụ lục 1) dưới hình thức phỏng vấn những nông dân đã hoàn thành lớp tập
huấn FFS năm thứ 1. Để so sánh với dữ liệu thu thập của điều tra cơ bản vào đầu dự án,
những câu hỏi chú trọng đến 7 nội dung:
(1) Thông tin chung về nông dân,
(2) Vai trò phụ nữ trong canh tác điều,
(3) Kỹ thuật canh tác điều,
(4) Sức khỏe nông dân và môi trường canh tác,
(5) Kiến thức của nông dân về bệnh hại điều, sâu hại và thiên địch,
(6) Ý kiến nông dân về kiến vàng chú trọng đến năng suất và chất lượng hạt, và
(7) Ý kiến của nông dân về lớp huấn luyện FFS.

Mỗi nội dung gồm có một số câu hỏi được chú trọng đến sự thay đổi “trước” và “sau” khi
dự lớp tập huấn FFS. Vì cuộc điều tra được thực hiện trong thời kỳ cây điều ra hoa (tháng
11-12), vào 7 tháng sau khi hoàn thành lớp tập huấn năm thứ nhất, lợi ích kinh tế như là
năng suất và chất lượng hạt, không thể đánh giá được. Tuy nhiên, chúng tôi đã soạn những
câu hỏi liên quan đến vấn đề để người nông dân có thể có ý kiến dựa trên những quan sát
của họ về tình trạng phát triển của vườn điều được quản lý với quy trình cải tiến tổng hợp
trên cây điều (ICI) mà lớp FFS đã giới thiệu.

Dữ liệu của cuộc điều tra được phân tích và xử lý thống kê Pearson Chi-square để đánh giá

sự khác nhau của những hoạt động canh tác vào trước và sau lớp tập huấn FFS.


5
1. Thông tin chung về nông dân

Tổng số 220 phiếu câu hỏi đã được thực hiện với những nông dân đã hoàn thành lớp tập
huấn FFS năm thứ nhất trong tháng 4-5/2008, tại 10 huyện trồng điều thuộc 5 tỉnh trồng
điều chính (Bình Phước, Đồng Nai, Dak Lak, Bình Thuận và Ninh Thuận). Tổng số 197
phiếu được thu lại gồm có: 169 nam và 28 nữ. Tuổi trung bình của người trồng điều là 47
(±10) tuổi, số năm kinh nghiệm trồng điều là 12 (±5) năm, và trình độ học lực trung bình là
lớp 8 (±4). Thông tin thu thập trong cuộc điều tra này tương tự như kết quả điều tra vào
trước dự án.

2. Vai trò của phụ nữ trong canh tác điều

Phụ nữ đã giữ vai trò quan trọng trong sản xuất điều. Bảng 1 cho thấy khoảng 60% công
việc đồng áng do người đàn ông thực hiện, và 30% do phụ nữ. Số liệu cho thấy không có
sự khác biệt tỷ lệ thời gian tham gia giữa thời gian trước và sau khi được tập huấn FFS
(Bảng 1). Điều này có thể do trong một thời gian quá ngắn, 7 tháng sau khi hoàn thành lớp
FFS, chưa có sự thay đổi trong việc tham gia lao động của các thành viên trong gia đình.
Về lâu dài, chúng tôi kỳ vọng sự tham gia của người phụ nữ trong lãnh vực sản xuất điều
của nông hộ nhỏ sẽ được thúc đẩy, bởi vì chương trình ICI có sử dụng kiến vàng là thành
phần chính không có yêu cầu nhiều về sức lực và không liên quan đến sử dụng thuốc trừ
sâu độc hại. Điều này có thể được thấy được trong vài năm tới khi người nông dân dần dần
ứng dụng hệ thống canh tác mới.

Bảng 1. Tỷ lệ thời gian tham gia canh tác điều của các thành viên trong gia đình vào trước
và sau tham dự lớp tập huấn FFS. Tháng 12-2008.
Thành viên gia đình Trước FFS

(% thời gian)
Sau FFS
(% thời gian)
Chồng 57,5 59,1
Vợ 32,0 30,0
Con trai 6,4 8,3
Con gái 4,1 3,1
Tổng cộng 100 100

3. Kỹ thuật canh tác điều

Cuộc điều tra bao gồm 7 hoạt động đồng ruộng chính để hiểu được sự thay đổi mà người
trồng điều đã thực hiện sau khi hoàn thành lớp tập huấn FFS. Những hoạt động này gồm có
làm cỏ tay, che phủ đất, tưới nước, xén tỉa, bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc trừ
cỏ. Đối với mỗi hoạt động đồng ruộng này, người nông dân được hỏi rằng họ đã thực hiện
những gì vào trước và sau khi được tập huấn. Chúng tôi cũng so sánh kết quả này với kết
quả thu thập được của điều tra cơ bản càng nhiều càng tốt.

3.1 Làm cỏ

Kiến thức của người nông dân về sự quan trọng của làm cỏ tay đã được cải thiện có ý
nghĩa. Tổng số 197 người đã có ý kiến về câu hỏi này. Trước khi được tập huấn, có 96
(49%) nông dân làm cỏ tay. Sau khi được tập huấn, 165 (84%) nông dân đã thực hiện hoạt
động này (Bảng 2). Tỷ lệ nông dân có làm cỏ tay vào sau khi được tập huấn cao hơn 35%
so với trước khi được tập huấn, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 2).

6
Trong số 197 nông dân, 98% người đã có những hiểu biết đầy đủ về thời điểm và phương
cách làm cỏ trong vườn điều có sử dụng kiến vàng.


Bảng 2. Bảng 2 chiều về số nông dân có làm cỏ tay vào trước và sau tham dự lớp tập huấn
FFS.
Làm cỏ tay Trước FFS Sau FFS Cộng
Có 96 165 261
Không 101 32 133
Cộng 197 197 394
Pearson Chi-square χ
2
= 52.500; P < 0.001; df = 1.

3.2. Che phủ đất

Số nông dân nhận biết được lợi ích của viêc che phủ đất trong vườn điều có gia tăng một
cách ý nghĩa. Tổng số 184 nông dân đã có ý kiến về câu hỏi này. Trước khi được tập huấn,
14 (8%) nông dân có che phủ đất, kết quả này rất gần với kết quả điều tra cơ bản cho thấy
rằng việc che phủ đất là không phổ biến (Xem báo cáo điều tra cơ bản). Sau khi được dự
lớp FFS, 104 (57%) nông dân đã thực hiện việc che phủ đất (Bảng 3). Tỷ lệ nông dân có
thực hiện che phủ đất sau khi tập huấn cao hơn 49% so với trước khi được tập huấn, và sự
gia tăng này rất có ý nghĩa (Bảng 3).

Ngoài ra, 92% nông dân đã hiểu rõ thời điểm thực hiện và cách che phủ đất trong vườn
điều.

Bảng 3. Bảng 2 chiều về số lượng nông dân có thực hiện việc che phủ đất vào trước và
sau khi tham dự lớp tập huấn FFS.
Che phủ đất Trước FFS Sau FFS Cộng
Có 14 104 118
Không 170 80 250
Cộng 184 184 368
Pearson Chi-square χ

2
= 98.677; P < 0.001; df = 1.

3.3. Tưới nước

Kiến thức của nông dân về sự quan trọng của việc tưới nước trong thời kỳ ra hoa và đậu
trái non đã được cải thiện có ý nghĩa. Trong số 184 nông dân trả lời câu hỏi này, 58 (32%)
người đã tưới nước cho vườn điều trước khi được tập huấn (Bảng 4). Sau khi được tham
dự lớp FFS, 111 (60%) người đã thực hiện việc tưới nước (Bảng 4), cho thấy có gia tăng
28% so với trước khi dự lớp FFS.

Trong số 184 nông dân, 93% nông dân hiểu biết rõ thời điểm và cách tưới nước cho vườn
điều của họ.

Bảng 4. Bảng 2 chiều về số lượng nông dân có thực hiện việc tưới nước vào trước và sau
khi tham dự lớp tập huấn FFS.
Tưới nước Trước FFS Sau FFS Cộng
Có 58 111 169
Không 126 73 199
Cộng 184 184 368
Pearson Chi-square statistics χ
2
= 31.661; P < 0.001; df = 1.

7
3.4. Xén tỉa

Kiến thức người nông dân về việc xén tỉa được cải thiện đáng kể. Trong số 196 người trả
lời về hoạt động này, 107 (55%) người đã có xén tỉa trước khi được tập huấn, tỷ lệ này
tương đương với kết quả điều tra cơ bản. Sau khi được dự lớp FFS, 169 (86%) người đã

xén tỉa vườn điều của mình, so với trước khi tập huấn tỷ lệ gia tăng là 31%, và có ý nghĩa
thống kê (Bảng 5).

Khi nông dân được hỏi về thời điểm và phương pháp xén tỉa, 94% người đã hiểu rõ kỹ
thuật xén tỉa, và sử dụng công cụ xén tỉa thích hợp. Ngược lại, trong kết quả điều tra cơ
bản, phần lớn các vườn không được xén tỉa hợp lý.

Bảng 5. Bảng 2 chiều về số lượng nông dân có thực hiện việc xén tỉa vào trước và sau khi
tham dự lớp tập huấn FFS.
Xén tỉa Trước FFS Sau FFS Cộng
Có 107 169 276
Không 89 27 116
Cộng 196 196 392
Pearson Chi-square statistics χ
2
= 47.065; P < 0.001; df = 1.

3.5. Bón phân

Kiến thức của người nông dân về tầm quan trọng của việc bón phân được cải thiện một
cách có ý nghĩa. Trong số 196 nông dân trả lời câu hỏi này, 154 (79%) nông dân đã có bón
phân (đa số là phân bón hóa học) vào trước khi được tập huấn (Bảng 6). Kết quả này tương
tự như kết quả điều tra cơ bản, là 84% nông dân có sử dụng phân bón (chủ yếu là phân hóa
học). Sau khi được tập huấn ở lớp FFS, 190 (97%) nông dân đã có bón phân kết hợp hóa
học và phân chuồng, tỷ lệ gia tăng là 18% so với trước khi được tập huấn ở lớp FFS, và sự
gia tăng này rất có ý nghĩa (Bảng 6).

Khi người nông dân được hỏi về thời điểm và phương pháp bón phân, 99% nông dân đã
biết rõ nguyên tắc sử dụng phân bón hóa học và phân chuồng.


Bảng 6. Bảng 2 chiều về số lượng nông dân có thực hiện việc bón phân vào trước và sau
khi tham dự lớp tập huấn FFS.
Bón phân Trước FFS Sau FFS Cộng
Có 154 190 344
Không 42 6 48
Cộng 196 196 392
Pearson Chi-square statistics χ
2
= 30.548; P < 0.001; df = 1.

3.6. Sử dụng thuốc trừ sâu

Kiến thức người nông dân về sử dụng thuốc trừ sâu đã được cải thiện một cách có ý nghĩa.
Tổng số 197 nông dân đã trả lời câu hỏi này. Trước khi được tập huấn có 180 (91%) nông
dân phun thuốc trừ sâu (Bảng 7). Kết quả này tương tự như kết quả điều tra cơ bản là có
83% nông dân sử dụng thuốc trừ sâu (xem Báo cáo điều tra cơ bản). Sau khi dự lớp tập
huấn FFS, 133 (67%) nông dân có sử dụng thuốc trừ sâu, cho thấy có giảm 24% so với
trước khi dự tập huấn, và mức giảm này rất có ý nghĩa (Bảng 7). Tỷ lệ giảm này có nguyên

8
nhân từ sự thiệt hại do sâu giảm đi sau khi người nông dân sử dụng kiến vàng trong vườn.
Tuy nhiên, với sự ứng dụng của chương trình ICI, chúng tôi hy vọng tỷ lệ hiện tại (67%)
về người nông dân có sử dụng thuốc trừ sâu sẽ giảm xuống trong tương lai, khi mà người
nông dân có nhiều kinh nghiệm hơn nữa về sử dụng kiến vàng.

Ngoài ra, có khoảng 92% nông dân hiểu rõ về thời điểm sử dụng và cách sử dụng thuốc trừ
sâu trong vườn điều. Mặt khác, trong kết quả điều tra cơ bản, có khoảng 80% nông dân đã
trải qua nhiều kinh nghiệm về những triệu chứng ngộ độc trong khi sử dụng và sau khi sử
dụng thuốc trừ sâu.


Bảng 7. Bảng 2 chiều về số lượng nông dân có phun thuốc trừ sâu vào trước và sau khi
tham dự lớp tập huấn FFS.
Phun thuốc trừ sâu Trước FFS Sau FFS Cộng
Có 180 133 313
Không 17 64 81
Cộng 197 197 394
Pearson Chi-square statistics χ
2
= 34.329; P < 0.001; df = 1.

3.7. Sử dụng thuốc trừ cỏ

196 nông dân đã trả lời câu hỏi này, trong đó, có 152 (78%) nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ
vào trước khi được tập huấn (Bảng 8). Sau khi dự lớp tập huấn FFS, 147 (75%) nông dân
có sử dụng thuốc trừ cỏ. Tỷ lệ nông dân có sử dụng thuốc trừ cỏ vào lúc trước và sau khi
dự lớp tập huấn tương đương nhau (Bảng 8). Những bất lợi của việc sử dụng thuốc trừ cỏ
đã được nhấn mạnh trong cẩm nang ICI và sách hướng dẫn có hình ảnh. Rất tiếc là người
nông dân không nêu lý do sử dụng thuốc trừ cỏ. Nếu việc sử dụng thuốc trừ cỏ không liên
quan đến vấn đề thiếu công lao động để làm cỏ, những bất lợi của thuốc trừ cỏ có thể
không được nhấn mạnh hoặc có thể loại bỏ trong chương trình tập huấn FFS. Chúng tôi sẽ
gởi kết quả này đến các Chi cục bảo vệ thực vật để họ quan tâm đến cho lớp tập huấn kế
tiếp.

Bảng 8. Bảng 2 chiều về số lượng nông dân có sử dụng thuốc trừ cỏ trước và sau khi tham
dự lớp tập huấn FFS.
Sử dụng thuốc trừ cỏ Trước FFS Sau FFS Cộng
Có 152 147 299
Không 44 49 93
Cộng 196 196 392
Pearson Chi-square statistics χ

2
= 0.352; P = 0.553; df = 1.


4. Sức khỏe nông dân và môi trường canh tác

Sức khỏe của nông dân và môi trường canh tác đã được cải thiện rất nhiều. Trong kết quả
điều tra cơ bản, 80% nông dân cho rằng sức khỏe họ bị ảnh hưởng độc của thuốc trừ sâu,
và 92% nông dân nhận biết được việc phun thuốc trừ sâu đã gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường, bao gồm sự ô nhiễm về nước, không khí, và đất, sự giảm sút quần thể các côn
trùng có lợi, nhiều cơ hội cho sự bùng phát dịch hại, và ảnh hưởng xấu đến gia súc. Trong
điều tra này, hai câu hỏi về vấn đề này được soạn thảo để đo lường sự thay đổi về sức khỏe
của người nông dân và môi trường canh tác. Trong số 196 nông dân trả lời câu hỏi này,

9
186 (95%) và 175 (89%) nông dân đã tin tưởng rằng sức khỏe của họ và môi trường canh
tác, theo thứ tự, sẽ được cải thiện sau khi áp dụng chương trình ICI có sử dụng kiến vàng là
thành phần chính.


5. Kiến thức của người nông dân về bệnh hại điều, sâu hại và
thiên địch

Ba câu hỏi được soạn thảo để đo lường kiến thức của người nông dân về bệnh hại, sâu hại,
và thiên địch của chúng.

5.1. Sâu hại

Kiến thức của người nông dân về sâu hại điều được cải thiện đáng kể. Trong điều tra cơ
bản, người nông dân chỉ có thể nhận dạng trung bình chưa đến 1 loài sâu hại, và có 37%

người không thể nhận dạng một loài sâu hại nào (Bảng 9). Sau khi được tập huấn ở lớp
FFS, có 197 người trả lời câu hỏi này. Người nông dân có thể nhận dạng trung bình 3,3
loài, và trong số đó 58% có thể nhận dạng từ 3 hoặc 4 loài, và 16% có thể nhận dạng trên 4
loài (Bảng 9). Đối với những loài sâu hại chính, có trên 85% nông dân có thể nhận biết bọ
xít muỗi và sâu đục thân-rễ, và trên 20% nông dân có thể nhận biết được bọ trĩ, bọ cánh
cứng đục ngọn, sâu đục cành, sâu róm đỏ, và rệp sáp giả. Kiến thức được cải thiện này đã
mang đến cho người nông dân sự tự tin trong những kiểm tra định kỳ của họ về sâu hại
trong vườn, những hoạt động đồng ruộng.

Kiến thức của người nông dân về những triệu chứng thiệt hại ban đầu và phương pháp
kiểm soát sâu đục thân-rễ, và sâu đục cành được cải thiện rất rõ. Đây là hai loại sâu đục
quan trọng nhất có thể gây chết cây điều. Để kiểm soát, ngoài kiến vàng, việc phát hiện
những triệu chứng ban đầu rất quan trọng để loại trừ chúng bằng biện pháp thủ công bắt
bằng tay. Trong kết quả điều tra cơ bản, đa số nông dân không thể nhận biết được triệu
chứng thiệt hại ban đầu, và họ không biết cách phòng trừ sâu hại này. Sau khi dự lớp FFS,
trong số 197 nông dân trả lời câu hỏi này, 92% người đã có thể nhận biết được hai loài sâu
hại này và những triệu chứng gây hại ban đầu, và họ cũng có thể bày tỏ sự hiểu biết về
những kỹ thuật phòng trừ và phương pháp kiểm tra.

Bảng 9. Số lượng sâu hại nhận biết được bởi người nông dân trong kết quả điều tra cơ bản
và người nông dân đã hoàn thành lớp tập huấn FFS.
Tỷ lệ nông dân nhận biết được
(%)
Số lượng loài sâu hại nhận biết
Điều tra cơ bản Sau lớp FFS
Không 37 0
1 loài 37 3
2 loài 20 23
3 loài 6 36
4 loài 0 22

5 loài 0 10
6 loài 0 5
7 loài 0 1



10
5.2. Bệnh hại

Kiến thức của người nông dân về bệnh hại cây điều được cải thiện đáng kể. Trong kết quả
điều tra cơ bản, người nông dân chỉ nhận biết được trung bình chưa đến 1 loại bệnh, và
37% nông dân không thể nhận biết được một loại bệnh hại nào (Bảng 10). Sau khi dự lớp
tập huấn FFS, tổng số 182 nông dân đã trả lời câu hỏi này, và họ có thể nhận biết được
trung bình 2 loại bệnh, và 29% nông dân có thể nhận biết được trên 2 loại bệnh (Bảng 10).
Sau khi dự lớp tập huấn FFS, 92% nông dân có thể nhận biết được bệnh thán thư, là loại
bệnh quan trọng nhất, 50% nông dân biết được bệnh nấm hồng, 20% biết được bệnh chảy
nhựa thân cành, và 10% có thể biết được bệnh phấn trắng. Kiến thức về bệnh hại này rất
quan trọng cho người nông dân để kiểm tra định kỳ và quản lý bệnh trong vườn.

Bảng 10. Số lượng các bệnh hại điều nông dân có thể nhận biết được trong điều tra cơ bản
và sau lớp tập huấn FFS.
Tỷ lệ nông dân nhận biết được
(%)
Số lượng các loại bệnh nhận biết
Điều tra cơ bản Sau lớp FFS
0 37 0
1 loại 37 29
2 loại 20 42
3 loại 6 27
4 loại 0 2



5.3. Thiên địch

Kiến thức của người nông dân về thiên địch của sâu hại điều được cải thiện rõ rệt. Trong
kết quả điều tra cơ bản, có 46% nông dân không có kiến thức về thiên địch. Mặc dù có
54% nông dân trả lời “có” cho câu hỏi này, nhưng phần lớn họ chỉ biết 1 hoặc 2 nhóm
thiên địch ăn mồi phổ biến. 191 nông dân đã trả lời câu hỏi này trong cuộc điều tra sau khi
dự lớp FFS. Kết quả cho thấy rằng người nông dân có thể nhận biết trung bình 2,2 loài
thiên địch. Trong số 191 nông dân, có 27% biết được nhiều hơn 3 loài thiên địch. Nếu xét
về những thiên địch quan trọng trong vườn điều, 100% nông dân đã biết kiến vàng, và
phần lớn họ đều biết các loài bọ ngựa, bọ rùa, ruồi ăn rệp, nhện, và ong ký sinh.


6. Ý kiến nông dân về kiến vàng

Người nông dân đã tiếp thu được kiến thức về những thuận lợi của việc sử dụng kiến vàng
trong vườn điều sau khi được tham dự lớp FFS. Theo kết quả điều tra cơ bản, người nông
dân trồng điều biết rất ít về kiến vàng (Bảng 11). Mặc dù có 49% nông dân biết rằng kiến
vàng có lợi trong vườn điều của họ, nhưng không người nào chắc rằng họ sẽ sử dụng kiến
vàng. Trong cuộc điều tra này, tổng số 195 nông dân đã trả lời 10 câu hỏi về việc sử dụng
kiến vàng căn cứ theo những quan sát của họ, và việc quản lý trong vườn trình diễn FFS và
trong vườn điều của họ. Sau khi dự lớp tập huấn FFS, 100% nông dân biết kiến vàng rất rõ.
Đa số nông dân đã bày tỏ sự quan tâm của họ trong vấn đề sử dụng kiến vàng, và có 7
điểm lý thú nổi bật sau đây:
(1) 93% nông dân chắc chắn rằng kiến vàng có thể kiểm soát những loài sâu hại chính
trong vườn điều,

11
(2) 93% nông dân chắc chắn rằng kiến vàng có ích cho vườn điều của họ,

(3) 86% nông dân chắc chắn rằng kiến vàng sẽ giúp cải thiện năng suất điều,
(4) 80% nông dân chắc chắn rằng kiến vàng sẽ cải thiện chất lượng hạt điều,
(5) 80% nông dân sẽ sử dụng kiến vàng,
(6) 83% nông dân đã biết cách sử dụng kiến vàng, và
(7) 89% nông dân sẽ chuyển giao cách sử dụng kiến vàng đến bạn bè và những nông
dân khác (Bảng 11).

Đối với câu hỏi số 9 (Bảng 11), 92% nông dân bày tỏ sự quan tâm được tập huấn thêm
trong tương lai để có thể quản lý các đàn kiến vàng tốt hơn (Bảng 11), bởi vì đến nay họ đã
nhận biết được những lợi ích khi có kiến vàng trong vườn điều của mình.

Liên quan đến những góp ý của nông dân về việc sử dụng kiến vàng trong vườn điều (Câu
hỏi số 10; Bảng 11), 73% nông dân đã bày tỏ mối quan tâm về hành vi hung hăng của kiến
vàng, chủ yếu là những khó khăn trong thu hoạch, và xén tỉa. Mối lo ngại này có thể được
giải quyết theo những chỉ dẫn của sách hướng dẫn có hình ảnh, và vấn đề này cần được
nhấn mạnh trong lớp FFS trong tương lai.

Để kết luận, dữ liệu nhận được sau khi triển khai lớp tập huấn FFS cho thấy rằng chương
trình huấn luyện rộng rãi và tập trung về sinh học của kiến vàng là thích hợp, và vườn trình
diễn cũng như vườn của nông dân đã có sẵn kiến vàng đã cung cấp cho người nông dân
một sự hiểu biết về kiến vàng có thể đem lại lợi ích cho họ như thế nào.

Bảng 11. Ý kiến của nông dân về kiến vàng vào trước và sau khi dự tập huấn FFS.
Tỷ lệ nông dân
Câu hỏi
Điều tra cơ bản Sau FFS
1. Ông / bà có biết kiến vàng không (có/không)? 8% chọn
“không”
100% chọn
“có”

2. Ông / bà có chắc rằng kiến vàng có thể kiểm soát
các sâu hại điều chính (chắc chắn/không chắc?
29% chọn
“không chắc”
93% chọn
“chắc chắn”
3. Sự hiện diện của kiến vàng là tốt cho vườn điều (tốt
/ không tốt)?
49% chọn “tốt” 93% chọn
“tốt”
4. Ông / bà có chắc rằng kiến vàng sẽ cải thiện năng
suất vườn điều (chắc/ không chắc)?
__ 86% chọn
“chắc chắn”
5. Ông / bà có chắc rằng kiến vàng sẽ cải thiện chất
lượng hạt điều (chắc / không)?
__ 80% chọn
“Chắc chắn”
6. Ông / bà có chắc rằng sẽ sử dụng kiến vàng trong
vườn của mình (chắc chắn/ không chắc)?

100% chọn
“không chắc”
80% chọn
“chắc chắn”
7. Ông / bà có chắc chắn rằng mình biết cách sử dụng
kiến vàng đúng cách trong vườn (chắc chắn / không
chắc)?
__ 83% chọn
“Chắc chắn”

8. Ông / bà có chắc rằng mình sẽ chuyển giao với
người thân hoặc bạn bè cách sử dụng kiến vàng trong
vườn điều (chắc chắn/ không chắc)?
__ 89% chọn
“Chắc chắn”
9. Ông / bà có cần tập huấn thêm về quản lý các đàn
kiến vàng (có / không)?
__ 92% chọn
“có”
10. Ông / bà có đóng góp ý kiến gì về sử dụng kiến
vàng (có / không)?
__ 73% chọn
“có”


12
7. Ý kiến nông dân về lớp tập huấn FFS

Người nông dân rất hài lòng về lớp tập huấn FFS. Trong số 196 nông dân góp ý về chất
lượng của lớp FFS, 98% đã hài lòng về chương trình tập huấn FFS, 95% hài lòng về
phương pháp tập huấn, và 96% hài lòng về kết quả của vườn trình diễn (Bảng 12).

Bảng 12. Ý kiến của nông dân về chất lượng của lớp tập huấn FFS.
Câu hỏi Ý kiến của
nông dân
1. Ông / bà có hài lòng về chương trình tập huấn FFS (hài lòng / không
hài lòng)?
98% chọn ‘hài
lòng’
2. Ông / bà có hài lòng về phương pháp tập huấn (hài lòng / không hài

lòng)?
95% chọn ‘hài
lòng’
3. Ông / bà có hài lòng về kết quả của vườn trình diễn (hài lòng / không
hài lòng)?
96% chọn ‘hài
lòng’

Nhiều ý kiến hữu ích cho lớp FFS trong tương lai đã được ghi nhận. Có 128 người góp ý
cho sự cải thiện chương trình huấn luyện trong tương lai. Những ý kiến quan trọng nhất
được trình bày trong bảng 13, cho thấy một nhu cầu cao về lớp tập huấn FFS, về có nhiều
cơ hội được thực hành nhiều hơn về quản lý kiến vàng, và nhiều phương tiện học tập hơn.
Người nông dân cũng đề nghị rằng lớp tập huấn được tổ chức càng sát với các giai đoạn
sinh trưởng của cây điều càng tốt. Những ý kiến hữu ích này sẽ được chuyển đến các Chi
cục Bảo vệ Thực vật để họ cải tiến lại lớp tập huấn FFS. Ngoài ra, quyển sách hướng dẫn
có hình ảnh cần được in và phát cho những nông dân đã hoàn thành lớp FFS, và những
người đang được huấn luyện.

Bảng 13. Ý kiến của nông dân và đề nghị cho lớp tập huấn trong tương lai.

Ý kiến Số nông dân có ý kiến
Mở them nhiều lớp FFS ở nhiều điểm ở địa phương với nhiều
điểm trình diễn
51
Mở nhiều lớp tập huấn FFS với nhiều thời gian thực tập, nhất
là về kiến vàng
44
Thêm nhiều phương tiện học tập 32
Lớp tập huấn FFS được tổ chức càng gần với từng giai đoạn
sinh trưởng của cây điều càng tốt để nông dân áp dụng

20



13
Phụ lục 1
Phiếu điều tra nông dân sau tham dự lớp FFS
về ICI cây điều


Ngày phỏng vấn: Người phỏng vấn:

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên nông dân:
2. Giới tính:
3. Tuổi:
4. Trình độ văn hóa:
5. Xã:
4. Huyện/Tỉnh:
10. Năm kinh nghiệm trồng điều (số năm):

II. Vai trò của phụ nữ trong tham gia canh tác điều

1. Trước khi học lớp FFS
Tỷ lệ (%) thời gian tham gia canh tác điều
Chồng Vợ Con trai Con gái

2. Sau khi học lớp FFS
Tỷ lệ (%) thời gian tham gia canh tác điều

Chồng Vợ Con trai Con gái

III. Kỹ thuật canh tác

1. Trước khi học lớp FFS, những kỹ thuật canh tác nào ông/bà đã áp dụng?
Làm cỏ (có/không): Che phủ đất (có/không):
Tưới nước (có/không): Xén tỉa (có/không):
Phun thuốc trừ sâu (có/không): Phun thuốc trừ cỏ (có/không):
Bón phân (có/không):

2. Sau khi học hớp FFS, những kỹ thuật canh tác nào ông/bà đã áp dụng?
Làm cỏ (có/không): Che phủ đất (có/không):
Tưới nước (có/không): Xén tỉa (có/không):
Phun thuốc trừ sâu (có/không): Phun thuốc trừ cỏ (có/không):
Bón phân (có/không):

3. Sau khi học lớp FFS, những kỹ thuật sau đây được áp dụng ra sao và khi nào:
a. Bón phân:
b. Làm cỏ thích hợp:
c. Xén tỉa:
d. Phun thuốc trừ sâu:
e. Che phủ đất:


14
IV. Sự cải thiện về sức khỏe người nông dân và môi trường nông nghiệp

1. Sức khỏe ông / bà có được cải thiện sau khi ứng dụng kiến vàng thay vì sử dụng thuốc
trừ sâu?
2. Môi trường canh tác có được cải thiện sau khi ứng dụng kiến vàng thay vì sử dụng thuốc

trừ sâu?

V. Kiến thức người nông dân về sâu bệnh hại điều, thiên địch

1. Sau lớp FFS, ông/bà nhận biết được mấy loại sâu hại điều, vui lòng kể tên?
2. Sau lớp FFS, ông/bà nhận biết được mấy loại bệnh hại điều, vui lòng kể tên?
3. Sau lớp FFS, ông/bà nhận biết được những loài côn trùng và động vật có ích nào, vui
lòng kể tên?
4. Sau lớp FFS, ông/bà quản lý những cây điều bị hại nặng do sâu đục thân-rễ, và sâu đục
cành như thế nào?

VI. Ý kiến người nông dân về kiến vàng

1. Sau lớp FFS, ông/bà có chắc chắn rằng kiến vàng có thể kiểm soát được những sâu hại
chính trong vườn điều? (chắc chắn / không chắc)
2. Sau lớp FFS, ông/bà có chắc chắn rằng kiến vàng tốt cho vườn điều? (chắc chắn / không
chắc)
3. Sau lớp FFS, ông/bà có chắc chắn rằng sẽ sử dụng kiến vàng trong vườn của mình?
(chắc chắn / không chắc)
4. Ông/bà có chắc chắn rằng mình biết rõ cách sử dụng kiến vàng một cách thích hợp trong
vườn của mình? (chắc chắn / không chắc)
5. Ông/bà có chắc chắn rằng kiến vàng sẽ giúp cải thiện năng suất vườn điều của mình?
(chắc chắn / không chắc)
6. Ông/bà có chắc chắn rằng kiến vàng sẽ giúp cải thiện chất lượng của hạt điều trong vườn
của minh? (chắc chắn / không chắc)
7. Ông/bà có chắc chắn rằng mình sẽ chuyển giao kỹ thuật sử dụng kiến vàng cho người
thân hoặc bạn bè để sử dụng trong vườn của họ? (chắc chắn / không chắc)
8. Ông/bà có nhu cầu được tập huấn thêm nữa không về quản lý các đàn kiến vàng? (có /
không)
9. Ông/bà có góp ý gì không về việc sử dụng kiến (có / không)? Nếu có, xin vui lòng kể ra.


VII. Ý kiến nông dân về lớp tập huấn FFS
1. Ông/bà có hài lòng không về chương trình tập huấn FFS? (hài lòng/không hài lòng)
2. Ông/bà có hài lòng không về phương pháp tập huấn? (hài lòng/không hài lòng)
3. Ông/bà có hài lòng không về kết quả của vườn trình diễn? (hài lòng/không hài lòng)
4. Ông/bà có góp ý gì cho những lớp tập huấn trong tương lai? Nếu có, xin vui lòng kể ra.

×