Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở VN với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính - MS4 " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.36 KB, 14 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development

Báo cáo tiến độ dự án

029/05VIE
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên
cây điều ở VN với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính


MS4: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦ̀N THỨ HAI


Keith Christian, Renkang Peng và Lã Phạm Lân







Ngày 20 tháng 4 năm 2007

1
1. Thông tin cơ quan tham gia
Tên dự án
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại
trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là
nhân tố chính
Cơ quan Việt Nam
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam



Chủ nhiệm phía Việt Nam
Ông Lã Phạm Lân
Cơ quan Úc
Trường Đại học Charles Darwin
Chủ nhiệm phía Úc
Dr Keith Christian and Dr Renkang Peng
Thời gian bắt đầu
Tháng 2, 2006
Thời gian hoàn thành (dự kiến)
Tháng 1, 2009
Giai đoạn báo cáo
Tháng 9, 2006 – Tháng 2, 2007

Đầu mối liên hệ
Úc: Chủ nhiệm
Họ và tên
Keith Christian
Điện thoại:
61 8 89466706
Chứ́c vụ
Phó Giáo sư
Fax:
61 8 89466847
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:


Úc: Quản lý

Họ và tên
Jenny Carter
Điện thoại:
61 08 89466708
Chứ́c vụ
TP, Phòng Quản lý nghiên cứu
Fax:
61 8 89467199
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:


Việt Nam
Họ và tên
Lã Phạm Lân
Điện thoại:
84 0913829560
Chứ́c vụ
TP, Phòng Nghiên cứu Bảo vệ
Th
ực vật
Fax:
84 8 8297650
Cơ quan
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam
Email:




2
2. Tóm tắt dự án
















Cây điều là một cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều được Nhà nước
xem là một chương trình trọng điểm quốc gia. Từ năm 2002 sản lượng điều có gia tăng nhưng
việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nông
dân, gia súc, môi trường. Chương trình IPM trên cây điều có sử dụng kiế
n vàng là thành phần
chính do trường Đại học Charles Darwin (CDU) triển khai không sử dụng thuốc hóa học độc
hại sẽ cho kết quả tốt về năng suất. Dự án này đã ứng dụng và triển khai chương trình IPM
trong điều kiện của Việt Nam. Những hoạt động dự kiến cho giai đoạn 6 tháng lần thứ hai đã
hoàn thành. Lớp huấn luyện giảng viên TOT tại hai trung tâm đã hoàn thành tốt. 12 bài giảng
đã
được chuyển giao cho học viên lớp TOT. Kỹ thuật kiến vàng đã được thành viên của CDU

chuyển giao đến các thành viên của IAS trong dự án và học viên lớp TOT. Việc soạn thảo tài
liệu Quy trình IPM đã được thực hiện thông suốt. 70 ảnh chụp đã được thu thập để chuẩn bị
cho các áp-phích IPM. Trường đại học CDU cũng đã thỏa hiệp với dự án về một suất học
tiến sỹ cho mộ
t thành viên của IAS trong thời gian 3 năm và thực hiện công việc liên quan
đến hoạt động của dự án.
3. Tóm tắt công việc đã thực hiện
Những hoạt động đề xuất trong 6 tháng đã được hoàn thành. Phần sau là kết quả tóm
tắt của mỗi hoạt động.
Lớp TOT năm thứ nhất đã tiến hành tốt đẹp từ đầu dự án. Đợt tập huấn tháng 9 triển
khai từ 25 tháng 9 đến 2 tháng 10. Vì phụ thuộc vào các học viên TOT phải tham gia
phòng trừ rầy nâu (vấn đề ưu tiên của Bộ NN&PTNT), lớp tập huấn tháng 11/2006 đã
kế
t hợp với lớp tập huấn tháng 1/2007, và được thực hiện từ 29/1–10/2/2007. Tổng số
12 bài giảng đã được chuyển giao cho học viên, bao gồm các 7 nội dung: sâu hại
chính trên cây điều và biện pháp phòng trừ, bệnh hại chính và biện pháp quản lý,
thiên địch sâu hại điều, phương pháp sử dụng kiến vàng trên cây điều, nguyên tắc của
IPM, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong IPM và canh tác cây đi
ều. Với sự chỉ
dẫn của các giảng viên, các học viên đã tự quan sát, đánh giá, và thực hành trong lô
trình diễn IPM, và họ đã hiểu được cơ chế kiểm soát dịch hai của kiến vàng, và sử
dụng kiến vàng trong vườn điều. Một nông dân có nhiều năm kinh nghiệm sử dụng
kiến vàng trên cây cam quýt được mời đến nói chuyện với học viên, nhằm tận dụng
kinh nghiệm địa phương v
ề sử dụng kiến vàng.
Chuyên gia của CDU đã chuyển giao thành công kỹ thuật sử dụng kiến vàng đến các
thành viên IAS và học viên lớp TOT. Tổng số 14 đàn kiến vàng đã được thả lên cây
điều và duy trì tại hai điểm trình diễn. Trong quá trình thả các đàn kiến, chúng tôi đã
ứng dụng thành công kinh nghiệm địa phương để giải quyết một số vấn đề xảy ra do
sự cạnh tranh của các loài kiến khác nhau. Trong giai

đoạn thu thoạch, cần lưu ý rằng
sản phẩm hạt điều đã sáng và đẹp hơn so với lô do nông dân quản lý. Người nông dân
chủ vườn điều ở Bình Phước đã vui mừng với kết quả này.
Chương trình IPM đã tiến triển thuận lợi. Công việc tập trung vào thu thập dữ liệu
đồng ruộng và theo dõi định kỳ vườn trình diễn. Chúng tôi đã thu thập đủ dữ li
ệu trên
đồng ruộng và nuôi sâu trong phòng thí nghiệm để sử dụng cho tài liệu của chương
trình IPM.

3
Trong giai đoạn báo cáo, tổng số 70 hình ảnh đã được chuẩn bị cho các áp-phích IPM.
Những hình ảnh bao gồm các loài sâu hại, thiên địch, tập quán của kiến vàng, thả
kiến, và quản lý các đàn kiến, và kiểm soát sự cạnh tranh giữa các loài kiến trong
vườn điều.
Vì tác dụng tốt của dự án tại Việt Nam, Trường đại học Charles Darwin đã có một
cam kết với dự án là cấp một suấ
t học bổng Tiến sỹ cho một thành viên của IAS trong
thời gian 3 năm làm việc với dự án IPM trên cây điều này.
Ông Lã Phạm Lân được chỉ định là chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm về nhân sự và
kinh phí của dự án phía Việt Nam, vì Dr Phạm Văn Biên, chủ nhiệm dự án, nghỉ hưu
từ tháng 11/2006.
Tiến độ của lớp TOT được đính kèm ở cuối bản báo cáo.
4. Mở đầu và Cơ sở
Mục đích của dự án là gia tăng năng suất cây điều và cải thiện chất lượng của hạt
điều.
Mục tiêu cụ thể bao gồm (1) Thực hiện lớp huấn luyện TOT IPM trên cây điều cho
các giảng viên sẽ thực hiện lớp FFS tại địa phương, (2) Xây dựng quy trình IPM trên
cây điều và một bộ áp-phích trong điều kiện của Việt Nam, và (3) Đánh giá hiệu quả

của mô hình FFS về gia tăng kiến thức nông dân và giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong

sản xuất điều.
Dự án kỳ vọng đạt được 120 giảng viên TOT từ 8 tỉnh trồng điều và 3750 nông dân
được học tập qua lớp FFS. Xây dựng một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật IPM cây điều,
và bộ áp-phích. Và đánh giá hiệu quả của lớp FFS về tăng cường kiến th
ức người
nông dân trong canh tác điều.
Dự án sẽ tập trung về (1) Ứng dụng phương pháp nông dân cùng tham gia thí nghiệm,
có liên quan đến lớp TOT và FFS, và (2) Xây dựng quy trình IPM cây điều, bộ áp-
phích thông qua những kết quả đồng ruộng, thí nghiệm thực hiện bởi thí nghiệm viên,
học viên TOT, và tham dự viên của lớp FFS.
Phương pháp triển khai bao gồm thiết lập vườn trình diễn cho lớp TOT, lớp huấn
luyện TOT và FFS, xây dựng quy trình và áp-phích IPM, điều tra cơ b
ản. 8 tỉnh trồng
điều chính, có diện tích cây điều 300.700 ha, chiếm khoảng 86% diện tích điều cả
nước, là trong vùng dự án.
5. Tiến độ thực hiện
Theo khung dự án, bản báo cáo trình bày các hoạt động I, III và IV của bản dự án đề
nghị. Phần sau là tiến độ của mỗi hoạt động.
5.1 Các nét chính của hoạt động
Hoạt động I bao gồm 3 khía cạnh: I(i), I(ii) and I(iii). I(i) Xác định khu vực dự án
thuộc 6 tỉnh có tham gia dự án, và I(ii) Lựa chọn giảng viên IPM ở mỗi vùng dự án
để thực hiện lớp tập huấn TOT về IPM trên cây điều đã được báo cáo trước đ
ây trong
báo cáo 6 tháng lần thứ nhất.
I (iii) Lớp tập huấn TOT về IPM trên cây điều

4
Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2006 – tháng 2/2007, chúng tôi đã lập kế hoạch tổ
chức 3 lớp: (1) từ 13 – 19/9/2006 (lớp tháng 9), (2) từ 24/11 – 2/12/2006 (lớp tháng
11 – 12), và (3) từ 10 – 16/1/2007 (lớp tháng 1). Tuy nhiên, dịch rầy nâu bộc phát đã

đe dọa nền sản xuất lúa của Việt Nam, việc phòng chống rầy nâu là vấn đề ưu tiên đối
với các chi cục Bảo vệ Thực vật các tỉnh. Hầu hết các học viên lớp TOT đều liên quan
đến chiế
n dịch này trong khoảng thời gian từ tháng 9/2006 – 1/2007. Vì thế lớp tập
huấn TOT bị chậm lại. Lớp tháng 9 chậm lại 2 tuần, đã được triển khai từ 25/9 – 1/10/
2006. Lớp tháng 11–12 kết hợp với lớp tháng 1 và được tổ chức từ 29/1 – 9/2/2007
(lớp kết hợp tháng 1). Báo cáo trình bày kết quả của lớp tập huấn tháng 9, lớp kết hợp
tháng 1, việc thiết lập các đàn kiến ở vườn trình diễn, và ti
ến độ thực hiện bản hướng
dẫn IPM cây điều và các áp-phích.
(1) Lớp tập huấn tháng 9
Lớp tập huấn tháng 9 được tiến hành từ 25/9 – 1/10/2006 tại Đồng Nai, và từ 26/9 –
2/10/2006 tại Bình Phước. Lớp được tổ chức trong giai đoạn cây điều ra chồi non, vì
vậy lớp tập huấn chú trọng đến việc tuyển chọn giống, sử dụng phân bón hợp lý, sử
dụng thuố
c trừ sâu trong chương trình IPM, bệnh hại cây điều và biện pháp kiểm soát,
kiến vàng và các thiên địch khác. Các bài giảng được liệt kê trong bảng 1. Các học
viên rất quan tâm đến bài giảng và phần thực hành, họ cũng hài lòng với phương pháp
tập huấn (Phụ lục 1).
(2) Lớp tập huấn kết hợp tháng 1
Lớp được tổ chức từ 29/1 – 9/2/2007 tại Đồng Nai, và từ 30/1 – 10/2/2007 tại Bình
Phước. Lớp tổ chức vào thời
điểm cây điều ở giai đoạn cuối ra hoa và tạo hạt. Nội
dung tập huấn chú trọng đến vấn đề sinh học của kiến vàng, phương pháp sử dụng
kiến vàng trong vườn điều, những trở ngại của việc sử dụng kiến vàng và biện pháp
hạn chế, các sâu và bệnh hại quan trọng trên cây điều. Các bài giảng được liệt kê
trong bảng 2. Các học viên đ
ã thích thú với bài giảng và phần thực hành (Phụ lục 1).
Với sự hướng dẫn của các giảng viên, các học viên lớp TOT đã hiểu rõ cơ chế kiểm
soát của kiến vàng đối với sâu hại cây điều, và phương pháp sử dụng kiến vàng. Lớp

học đã hoàn thành với sự quan sát, thực hành, đánh giá của các học viên đối với sâu
hại chính trong vườn điều trình diễn và vườn do nông dân quản lý.
(3) Thiết lập các đàn kiến trong vườn trình diễn
Trong giai đoạn cây điều trước ra hoa, là thời điểm tốt nhất để thả kiến trong vườn
trình diễn, TS Peng đã đến Việt Nam vào ngày 20/11/2006 để chuyển giao kỹ thuật
kiến vàng cho các học viên lớp tháng 11–12. Học viên TOT thuộc chi cục Bảo vệ
Thực vật các tỉnh phải tham gia phòng chống rầy nâu trong thời điểm này, lớp tập
huấ
n tháng 11–12 phải chậm lại. Vì vậy, TS Peng đã chuyển giao kỹ thuật kiến vàng
cho các thành viên của IAS, và các nông dân chủ vườn điều trình diễn, tổ chức thành
một nhóm cùng làm việc. Các thành viên tham gia công việc thả kiến trình bày trong
bảng 3. Sau đó, các thành viên của IAS đã triển khai kỹ thuật sử dụng kiến vàng cho
các học viên TOT trong lớp tập huấn tháng 1, và các học viên đã có nhiều thời gian để
thực tập. Toàn bộ việc triển khai kỹ thuậ
t kiến vàng bao gồm (1) xác định loài kiến
trên từng cây trong vườn trình diễn, (2) đặt bẫy các loài kiến cạnh tranh với kiến vàng,
(3) Xác định các đàn kiến vàng, (4) Thả kiến, (5) Tạo nhóm các cây điều được thả
kiến chung một đàn, và (6) Quản lý đàn kiến trong lô IPM.
Xác định loài kiến trên các cây trong vườn trình diễn lô IPM

5
Kiến vàng không hiện diện trong cả 2 vườn trình diễn vì thuốc trừ sâu được sử dụng
thường xuyên, nhưng trong vườn có một số loài kiến cạnh tranh với kiến vàng. Ở lô
IPM Bình Phước loài kiến điên, Anoplolepis gracilipes, rất phổ biến, sống trên tất cả
các cây trong vườn. Ở lô IPM Đồng Nai, kiến crematogaster, Crematogaster sp. cư
ngụ trên khoảng 1/3 số cây, và kiến đen nhỏ, Tapinoma melanocephalum, sống rất
nhiề
u trên các cây còn lại.
Đặt bẫy các loài kiến cạnh tranh
Thuốc bẫy kiến (Amdro và Campaign) đem từ Úc đến được thử nghiệm để trừ kiến

với nhiều loại môi trường khác nhau, nhưng không diệt được kiến. Ở Bình Phước, qua
quan sát hành vi của kiến điên, thấy rằng các tổ của kiến điên nằm ở dưới các lá khô
rơi rụng trên mặt đất. Để giảm quần thể của ki
ến điên, chúng tôi cào lớp lá rơi dưới
gốc để lộ ra các tổ kiến, và phun thuốc trừ sâu dạng tiếp xúc (Motox® 5EC ). Việc
phun thuốc được lập lại trong ngày kế tiếp trên một vài cây mà không tìm thấy tổ kiến
trong ngày hôm trước. Sau hai ngày, quần thể kiến điên đã bị loại trừ khỏi cây điều,
và các đàn kiến vàng được thả vào 8 ngày sau đó. Ở Đồng Nai, kiến crematogaster
làm tổ trên cành đi
ều, và kiến đen nhỏ làm tổ dưới đất, hoặc gần gốc cây. Thuốc trừ
sâu tiếp xúc không có hiệu quả diệt hai loài kiến này. Sau khi thảo luận với nông dân
địa phương, chúng tôi được góp ý nên sử dụng cá tươi xay nhuyễn trộn với Regent®
(Fipronil) có hiệu quả trừ được nhiều loài kiến. Vì vậy, chúng tôi đã thử trộn đầu cá
xay nhuyễn (800 g) với Regent® (0.8g), thấy rằng loại bẫy này rất hấp dẫn hai loại
kiến trên. Kết quả đánh giá trong ngày kế tiếp tại tổ của kiến crematogaster cho thấy
hầu hết kiến đã chết trong tổ, kể cả kiến chúa. Sự hoạt động của kiến đen nhỏ cũng
giảm xuống đáng kể. Các đàn kiến vàng đã được thả vào vườn sau đó 7 ngày.
Xác định các đàn kiến vàng
Vì kiến vàng rất mẫn c
ảm đối với thuốc trừ sâu, và việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu
trong vùng trồng điều, chúng tôi đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm các đàn kiến
vàng trong khu vực gần vườn trình diễn. Sau những nỗ lực tìm kiến, chúng tôi đã xác
định được đủ số đàn kiến ở khu vực ngoại ô thị xã Đồng Xoài, Bình Phước, và gần
khu vực dân cư thị xã Trảng Bom, Đồng Nai, nơi mà thu
ốc trừ sâu ít hoặc không bao
giờ sử dụng. Tổng số 13 đàn kiến ở Bình Phước và 17 đàn kiến ở Đồng Nai đã được
xác định (Bảng 4). Quá trình xác định đàn kiến được mô tả chi tiết trong quy trình
IPM.
Thả kiến
7 đàn kiến trong 13 đàn tìm kiếm ở Đồng Xoài, Bình Phước và 7 đàn kiến trong tổng

số 17 đàn tìm kiếm ở Trảng Bom, Đồng Nai đã được thả trong vườ
n trình diễn.
Phương pháp thu thập và dụng cụ cần thiết cho việc thả kiến được mô tả chi tiết trong
quy trình IPM.
Phân nhóm các cây để thả kiến
Tùy theo kích thước của các đàn kiến thu thập, các cây điều trong lô IPM ở Bình
Phước được phân thành 7 nhóm. Số cây mỗi nhóm từ 4–9 cây, trung bình là 6,7
cây/nhóm. Mỗi nhóm cây chỉ được thả một đàn kiến. Các cây trong nhóm được nối
liền nhau bằng dây nilong để tăng cường sự hoạt động c
ủa kiến, nếu các cành điều
không giao tán với nhau. Ranh giới giữa các nhóm được giữ cho các cành không giao
nhau, và được xén tỉa để tránh các đàn kiến đánh nhau.

6
Các cây trong vườn trình diễn ở Đồng Nai được phân thành 7 nhóm. Mỗi nhóm có từ
6 – 12 cây, trung bình là 8,6 cây/nhóm. Tổng số 7 đàn kiến đã được thả, và việc quản
lý các cây trong nhóm tương tự như ở điểm Bình Phước.
Quản lý đàn kiến vàng trong lô IPM
Sau khi các đàn kiến vàng được thả lên cây trong lô IPM, kỹ thuật quan sát và quản lý
đàn kiến đã được chuyển giao cho các thành viên IAS để duy trì đàn kiến trong lô
IPM.
III. Soạn thảo tài liệu quy trình IPM cây đi
ều
Việc soạn thảo tài liệu quy trình IPM được thực hiện thông suốt. Công việc chủ yếu là
thu thập dữ liệu đồng ruộng, các quan sát theo dõi định kỳ lô trình diễn IPM trong giai
đoạn cây điều ra chồi non (III (i)), trước ra hoa và kết trái (III (ii)), và thu hoạch (III
(iii)). Dữ liệu đã được thu thập và xử lý trong giai đoạn điều ra chồi hon (III (i)) được
trình bày trong báo cáo 6-tháng trước, và dữ liệu của giai đoạn trước ra hoa và kết trái
(III (ii)) được báo báo dưới đây.
III(ii) Dữ liệu đồng ruộng, quan sát định kỳ, thí nghiệm tiến hành trong vườn

trình diễn giai đoạn trước ra hoa và kết trái
Vì máy hút côn trùng bị hỏng nên việc lấy mẫu định kỳ thành phần sâu hại và thiên
địch không thực hiện được cho đến tháng 12/2006. Việc quan sát định kỳ sâu hại tại
vườn trình diễn ở Đồng Nai và Bình Phước được tiến hành từ tháng 9/2006, và việc
theo dõi sự phát triển củ
a đàn kiến được tiến hành từ tháng 12/2006. Dữ liệu đang
được phân tích và sẽ báo cáo trong kỳ tới.
Đã tiến hành điều tra sâu hại và thiên địch trên cùng một số vườn đã điều tra 5 tháng
trước tại Đồng Nai, Bà Ria – Vũng Tàu, và Bình Phước. Vườn tại Bà Rịa – Vũng Tàu
do nông dân phun thuốc ngoài ý muốn nên dữ liệu của vườn này không thể so sánh
với dữ liệu thu thập được trong tháng 6/2006. Vườn của ông Hộ ra chồ
i liên tục nên
chúng tôi không thể đánh giá sự thiệt hại do sâu trong mối liên hệ với kiến vàng và
kiến crematogaster. Dữ liệu thu thập từ vườn của ông Quang ở Bình Phước trình bày
ở bảng 5, cho thấy rằng (1) vào thời điểm này trong năm, sâu hại quan trọng nhất là
bọ đục nõn (Alcides sp.) và bọ xít muỗi (Helopeltis antonii), (2) những cây có kiến
vàng cư ngụ bị hai loài sâu hại này tấn công ít hơn có ý nghĩa so với cây có kiến đen
nhỏ cư ngụ hoặc không có kiến. Kết quả sẽ được trình bày trong lớp TOT kế tiếp. So
sánh về sự phân bố của kiến vàng trong tháng 6 và tháng 12 (Hình 1), thấy rằng có hai
điểm lý thú như sau: (1) đàn kiến vàng trong vườn đã phát triển với tỷ lệ 37% trong
tháng 6 lên đến 74% trong tháng 12 (Bảng 6); (2) bởi vì đàn kiến đã gia tăng trong
tháng 12, nên tỷ lệ chồi bị hại do bọ đục nõn đã giảm xuống từ 24,4% trong tháng 6
còn 3,3% trong tháng 12, và do b
ọ xít muỗi đã giảm từ 5,8% trong tháng 6 xuống còn
0,9% trong tháng 12. Với điểm thứ nhất, chúng tôi cũng thấy rằng mức độ phát triển
quần thể cao của kiến vàng trong tháng 12 là do sự phát tán của 3 đàn kiến từ 3 phía
của vườn (Hình 1). Đây là điều rất lý thú. Theo kết quả điều tra cơ bản, phần lớn các
vườn điều không có kiến vàng cư ngụ vì thuốc trừ sâu thườ
ng xuyên được sử dụng.
Vì vậy, chúng tôi giả định rằng, nông dân sẽ phải sử dụng 15 đàn kiến để thả cho 1,5

ha điều. Tuy nhiên, với kết quả của hình 1, người nông dân chỉ cần sử dụng một số ít
đàn kiến và thả chúng vào một góc vườn. Sau một mùa mưa, mỗi đàn sẽ phát triển lan
dần ra nhiều cây trong vườn, nếu người nông dân áp dụng thích hợp quy trình quản lý
đàn kiế
n. Khả năng phát triển của đàn kiến vàng dự kiến sẽ được thảo luận nhiều
trong lớp tập huấn TOT kế tiếp.

7
Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập đủ dữ liệu từ những quan sát ngoài đồng, nuôi sâu
trong phòng cho các phần của quy trình, vào giai đoạn trước ra hoa và ra hoa, như
sau:
- Quản lý cây điều bao gồm làm cỏ và bón phân,
- Thành phần sâu hại và bệnh hại chính, và
- Các thiên địch thông thường.
IV. Soạn thảo các áp-phích IPM cây điều
IV(i) Những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ từ các điều tra đồng ruộng, điều tra
định kỳ,
quan sát và thí nghiệm cho lớp TOT đã được báo cáo trong báo cáo 6-tháng trước về
giai đoạn điều ra chồi non.
IV(ii) Những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ từ các điều tra đồng ruộng, điều tra định kỳ,
quan sát và thí nghiệm cho lớp TOT vào giai đoạn điều trước ra hoa và ra hoa
Trong giai đoạn cây điều trước ra hoa và ra hoa, tổng số 70 hình ảnh đã được thu thập
cho so
ạn thảo áp-phích IPM; 6 hình ảnh về sâu hại, 17 hình ảnh về thiên địch, 7 hình
ảnh về hành vi của kiến vàng, 22 hình ảnh về thả kiến và quản lý đàn kiến, và 18 hình
ảnh về kiểm soát sự cạnh tranh giữa các loài kiến bao gồm bẫy bả kiến. Chúng tôi sẽ
chọn lựa kỹ lưỡng các hình ảnh này với sự góp ý của học viên và nông dân.
5.2 Đối tượng hưởng lợi
Đối tượng sản xuất nhỏ hưở
ng lợi từ dự án, theo điều tra cơ bản, đã được mô tả trong

báo cáo 6-tháng trước. Đây là năm thứ nhất lớp TOT đang triển khai, lớp FFS chưa
được triển khai cho đến tháng 8/2007. Vì vậy, vào giai đoạn này, chưa có báo cáo về
phân tích đối tượng sản xuất nhỏ được hưởng lợi từ dự án.
5.3 Tăng cường năng lực
TS Peng đã đến Việt Nam trong tháng 11/2006 để làm việc với các thành viên IAS v

kỹ thuật kiến vàng, và ông ta cũng đã đến Việt nam vào tháng 3/2007 để kiểm tra việc
quản lý các đàn kiến. Kết quả cho thấy các thành viên IAS và học viên TOT có khả
năng thực hiện thành công kỹ thuật kiến vàng, và hiện nay họ đã quen thuộc với toàn
bộ quá trình công việc như chuẩn bị vườn thả kiến, kiểm soát sự cạnh tranh của các
loài kiến, xác định các đàn kiến, thả kiến
đã thu thập vào vườn điều, và quản lý duy trì
sự phát triển của đàn kiến. Dưới sự hướng dẫn của TS Peng, họ cũng đã thu thập
nhiều kinh nghiệm về đánh giá sự phong phú của đàn kiến và mức độ thiệt hại do sâu
hại.
Vì tác dụng tốt của dự án tại Việt Nam, trường Đại học Charles Darwin đã thỏa hiệp
với dự án là cấp m
ột suất học bổng tiến sĩ cho một thành viên của IAS (ông Nguyễn
Thanh Bình) trong thời hạn 3 năm làm việc với dự án liên quan đến chương trình IPM
trên cây điều. Ông Nguyễn Thanh Bình đã bắt đầu khóa học từ 31/3/2007.
5.4 Công khai
Hoạt động của dự án bao gồm lớp tập huấn TOT đã được công bố trên đài phát thanh,
và báo Nông nghiệp. Biểu tượng của AusAID luôn được trình bày trong các hoạt
động.

8
5.5 Quản lý dự án
TS Phạm Văn Biên, là chủ nhiệm dự án, nay đã nghỉ hưu từ tháng 11/2006, ông Lã
Phạm Lân được chỉ định là chủ nhiệm dự án hiện tại. Ông Lân chịu trách nhiệm quản
lý nhân sự và kinh phí dự án phía Việt Nam. Ông ta sẽ quản lý hai trung tâm huấn

luyện và điểm trình diễn. Trong khoảng thời gian báo cáo, ông Nguyễn Thanh Bình
chịu trách nhiệm một trung tâm huấn luyện và đểm trình diễn tại Đồng Nai. Từ
31/3/2007, ông Bình b
ắt đầu chương trình học tiến sĩ có liên quan đến dự án, và ông
ta sẽ sử dụng hai điểm trình diễn là một phần trong chương trình nghiên cứu. Vì vậy,
ông Lân có thể được ông Bình trợ giúp trong quản lý hai điểm trình diễn. GS Keith
Christian và TS Renkang Peng có nhiệm vụ điều phối chung dự án và sẽ họp lại báo
cáo những nhu cầu đòi hỏi với sự đóng góp từ phía Việt Nam khi cần thiết. TS Peng
hiện đang theo dõi các ho
ạt động, và ông ta cũng có nhiệm vụ đối với sự triển khai
của dự án, một phần lớp huấn luyện TOT, và phân tích dữ liệu.
6. Báo cáo về những vấn đề giao thoa
6.1 Môi trường
Theo kết quả điều tra cơ bản, thuốc trừ sâu đã có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người
nông dân, gia súc và môi trường, như đã báo cáo trong báo cáo 6-tháng trước. Môi
trường và sức khỏe người nông dân sẽ được cải thiện thành công với sự thực hiện
chương trình IPM trên cây điều. Chúng tôi đã thả các đàn kiến vào các vườn trình
diễn trong tháng 11/2006. Trong giai đoạn điều ra hoa và kết trái, chúng tôi không s

dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào. Trong giai đoạn thu hoạch, người chủ vườn nói
rằng hạt điều từ lô IPM rất sáng và sạch hơn hạt trong lô do ông ta quản lý. Họ tin
tưởng rằng chương trình IPM trên cây điều chắc chắn sẽ cải thiện được môi trường
canh tác.
6.2 Vấn đề giới tính và xã hội
Theo kết quả điều tra cơ bản, phụ nữ
đã giữ một vai trò quan trọng trong ngành trồng
điều. Vào khoảng 40% lao động phụ nữ đã tham gia các khâu quản lý vườn điều, như
làm cỏ, xén tỉa, bón phân, thu hoạch, v.v. Vì kỹ thuật ứng dụng kiến vàng không đòi
hỏi nhiều về sức lực, và không độc hại như phun thuốc trừ sâu, sự thấp nhận của nó sẽ
thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong ngành trồng điề

u sản xuất nhỏ.
7. Vấn đề triển khai và sự bền vững
7.1 Vấn đề và những giới hạn
Các thành viên CDU thường xuyên nhận thông tin từ các thành viên chính phía Việt
nam, kết quả là sự chậm trễ của báo cáo này. Hiện ông Lân là chủ nhiệm dự án, chúng
tôi hy vọng rằng sự thông tin với phía Việt nam sẽ được cải thiện.
7.2 Những lựa chọn
Không có trong báo cáo này.

9
7.3 Sự bền vững
Sự bền vững của ngành sản xuất điều ở Việt Nam là trọng tâm của dự án. Tất cả các
mục tiêu, giải pháp, phương pháp thực thi và chương trình huấn luyện đều liên kết với
vấn đề này. Trong lớp TOT, chúng tôi đã tạo được sự tin tưởng cho các học viên về sử
dụng kiến vàng là thành phần chính để quản lý vườn điều.
Đây là một bước đi có ý
nghĩa cho sự bền vững của ngành trồng điều trong tương lai.
8. Các bước quan trọng kế tiếp
Sau đây là các hoạt động quan trọng kế tiếp trong 6 tháng tới:
1. Quản lý vườn điều trình diễn,
2. Hoàn thành lớp tập huấn TOT năm thứ nhất,
3. Bắt đầu lớp huấn luyện FFS ở 8 tỉnh trồng điều do các học viên TOT thực
hiện,
4. Bắt đầu lớp huấn luyện TOT năm thứ hai,
5. Phân tích dữ liệu đồng ruộng cho vi
ệc soạn thảo quy trình IPM, và
6. Thu thập hình ảnh sâu hại, bệnh hại, và thiên địch trong giai đoạn kết trái, thu
hoạch, và sau thu hoạch cho các áp-phích.



9. Kết luận
Những hoạt động dự kiến của dự án cho giai đoạn 6-tháng lần thứ hai đã hoàn thành.
Lớp tập huấn TOT năm thứ nhất đã thành công từ khi khởi đầu. Lớp tập huấn tháng 9
đã tiến hành từ 25/9 – 2/10/2006. Vì các học viên TOT phải tham gia chiến dịch
phòng chống rầy nâu (vấn đề ưu tiên của Bộ NN&PTNT), lớp tập huấn tháng tháng
11/2006 đã kết hợp với lớp tháng 1/2007, và đã thự
c hiện từ 29/1 – 10/2/2007. Tổng
số 12 bài giảng đã được chuyển giao đến các học viên TOT, các bài giảng bao gồm 7
vấn đề: sâu hại quan trọng trên cây điều và biện pháp phòng trừ, bệnh hại quan trọng
trên cây điều và biện pháp quản lý, thiên địch của sâu hại trên cây điều, phương pháp
sử dụng kiến vàng trên cây điều, nguyên tắc IPM, và sử dụng hợp lý thuốc trừ dịch
hại trong hệ thố
ng IPM và trong sản xuất điều. Các học viên đã hiểu rõ cơ nguyên
kiểm soát sâu hại của kiến vàng, và các sử dụng kiến vàng trong vườn điều, thong qua
việc tự quan sát, đánh giá, và thực tập ở vườn trình diễn IPM. Để tận dụng kiến thức
địa phương về kiến vàng, chúng tôi đã mời một nông dân trồng cam quýt nuôi kiến
vàng có nhiều kinh nghiệm đến trao đổi với các học viên.
Kỹ thuật ki
ến vàng đã được thành viên CDU chuyển giao thành công đến các thành
viên dự án IAS, và học viên TOT. Tổng số 14 đàn kiến vàng đã được thiết lập và duy
trì tại hai vườn trình diễn. Trong lúc thiết lập các đàn kiến, chúng tôi đã vận dụng kiến
thức địa phương để giải quyết vấn đề cạnh tranh giữa các loài kiến. Vào giai đoạn thu
hoạch, các hạt điều của lô IPM có màu sáng hơn và sạch hơn so với lô do nông dân
qu
ản lý. Chủ vườn điều ở Bình Phước vui vẻ với kết quả này.
Việc soạn thảo quy trình IPM tiến hành thuận lợi. Công việc chủ yếu là thu thập dữ
liệu điều tra ngoài đồng và theo dõi định kỳ vườn trình diễn. Chúng tôi cũng thu thập
đủ dữ liệu quan sát ngoài đồng và trong phòng cho vài phần của quy trình soạn thảo.

10

Trong giai đoạn cây điều trước ra hoa và ra hoa, đã thu thập 70 hình ảnh cho việc
soạn thảo các áp-phích IPM. Đây là những hình ảnh về sâu hại, thiên địch, kiến vàng,
hành vi của kiến vàng, thả kiến lên cây, quản lý đàn kiến, và kiểm soát sự cạnh tranh
giữa các loài kiến.
Dự án đã được các thành viên CDU và IAS quản lý tốt.
Nhờ có hiệu quả tốt của dự án ở Việt Nam, trường Đại học Charles Darwin đ
ã thỏa
hiệp với dự án là cấp một học bổng tiến sĩ thời hạn 3 năm cho một thành viên của IAS
để làm việc cho dự án liên quan đến chương trình IPM cây điều.
Ông Lã Phạm Lân được chỉ định là chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm về nhân sự và
kinh phí phía Việt Nam, vì TS Phạm Văn Biên nguyên chủ nhiệm dụ án về nghỉ hưu
tháng 11/2006.
Tiến độ của lớp TOT đính kèm ở
cuối bản báo cáo.


11
Phụ lục 1
Tiến độ của lớp huấn luyện TOT năm thứ nhất
(tháng 8/2006 – tháng 2/2007)

Lớp tập huấn TOT tiến triển tốt từ đầu dự án. Lớp tập huấn tháng 9/2006 thực hiện
đúng thời gian, từ 25/9 – 1/10/2006 ở Trung tâm Đồng Nai, và từ 26/9 – 2/10/2006 ở
trung tâm Bình Phước. Bởi vì phụ thuộc vào các học viên TOT tham gia phòng trừ tầy
nâu (vấn đề ưu tiên của Bộ NN&PTNT), lớp tập huấn tháng 11/2006 đã kết hợp với
lớp tháng 1/2007, và được thực hiện từ 29/1 – 9/2/2007 ở trung tâm Đồng Nai, và từ
30/1 – 10/2/2007 ở trung tâm Bình Phước. Tổng số 12 bài giảng đã được chuyển giao
cho lớp huấn luyện TOT, các bài giảng bao gồm 7 nội dung: sâu hại chính trên cây
điều và biện pháp phòng trừ, bệnh hại chính và biện pháp quản lý, thiên địch sâu hại
điều, phương pháp sử dụng kiến vàng trên cây điều, nguyên tắc IPM, sử dụng hợp lý

thuốc bảo vệ thực vật trong hệ thống IPM và canh tác cây điều. Sau đây là mô tả tóm
tắ
t của từng nội dung bài giảng và góp ý chung của học viên.
(1) Sâu hại chính trên cây điều và biện pháp phòng trừ
Chúng tôi chú trọng đến 7 loài sâu hại chính quan trọng trên cây điều: bọ xít muỗi
(Helopeltis antonii), hai loài sâu đục chồi non (một loài là Alcides sp., loài kia chưa
định danh), sâu đục trái và hạt điều (Nephopteryx sp), sâu đục cành (một loài chưa
định danh), và hai loài sâu đục thân (Plocaederus obesus và Plocaederus
ferrugineus). Đối với mỗi loài sâu hại, tầm quan trọng kinh tế, triệu chứng gây h
ại,
đặc điểm của loài, hành vi sinh hoạt của loài, và sinh hoạt hoàn, và biện pháp phòng
trừ đã được nêu rõ. Học viên đã có nhiều thời gian thực tập trong vườn điều.
Qua lớp huấn luyện, học viên đã học được phương pháp chẩn đoán, nhận dạng từng
loài, đánh giá mức độ gây hại, và phương pháp quản lý loài sâu hại này. Các học viên
thích thú với chủ đề này, họ cho biết rằng thự
c tập đồng ruộng đã cung cấp cho họ
những hiểu biết rõ ràng thêm điều đã được đọc trong sách. Ngoài ra, chúng tôi cũng
đề cặp đến những đối tượng sâu hại thứ yếu thường gặp trên cây điều (như là câu cấu
xanh Hypomeces sp.), sâu ăn lá (Lamida sp.), sâu bao, bọ xít mép, rầy mềm, rệp dính.
Dựa vào kết quả kiểm tra đồng ruộng, và số liệu đồng ruộng thu thập trong 8 tháng
qua, chúng tôi th
ấy rằng sâu cuốn lá, và sâu đục lòn lá (sâu phỏng lá) là 2 loài sâu hại
phổ biến trong vườn điều. Chúng tôi đã có thông tin về loài sâu đục lòn lá qua nuôi
trong phòng thí nghiệm, và sẽ chuyển giao cho lớp TOT.
(2) Bệnh hại chính trên cây điều, và biện pháp quản lý
Học viên TOT được cung cấp thông tin tổng quát về bệnh hại điều, bao gồm dịch tễ
bệnh, nguyên tắc phòng trừ, và phương pháp phòng trừ. Giảng viên đã cùng ra đồng
với học viên hướng dẫ
n họ phân biệt triệu chứng bệnh khác nhau, và đánh giá sự thiệt
hại do bệnh. Những bệnh thông thường như bệnh do nấm (thán thư, đốm lá, thối thân,

thối trái), và do vi khuẩn (đốm đen trái) được mô tả chi tiết. Học viên đã vui mừng với
bài giảng và phần thực hành, và hiện nay họ đã có khả năng nhận diện triệu chứng
bệnh thán thư trên các phần của cây. Bệnh này rất quan tr
ọng trên cây điều ở Việt
Nam, và các học viên đã hài lòng về áp dụng nguyên tắc IPM đối với bệnh này, và họ
đã có khả năng truyền đạt đến người trồng điều những gì đã học.

(3) Thiên địch sâu hại điều

12
Chủ đề này giới thiệu về hệ sinh thái bao gồm chuỗi thức ăn, mạng lưới thức ăn, yếu
tố sinh học và cơ lý ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong vườn điều, đánh giá hệ sinh thái
bằng cácc chỉ số đa dạng, và phức hệ thiên địch sâu hại trong vườn điều và vấn đề bảo
vệ thiên địch. Kiến vàng được nhấ
n mạnh với hiệu quả kiểm soát nhiều loại côn trùng
gây hại ở những vùng trồng điều khác nhau trên thế giới. Qua dã ngoại, các học viên
đã ghi nhận được hiệu quả kiểm soát của kiến vàng đối với bọ xít muỗi, bọ đục nõn,
là những loại côn trùng hại quan trọng nhất trên cây điều ở Việt Nam. Với sự hướng
dẫn của giảng viên, các học viên cũng đ
ã biết được cách quản lý những sâu hại thứ
yếu khác như rầy mềm, rệp dính vốn có mối quan hệ hỗ tương với kiến vàng. Học
viên cũng rất thích thú về tính toán chỉ số đa dạng cho các vườn điều được quản lý
khác nhau.
(4) Sử dụng kiến vàng trong vườn điều
Đây là phần chính của chương trình. Mỗi giai đoạn của lớp TOT, chúng tôi cung cấp
cho các họ
c viên thông tin cả hai chiều rộng và sâu về sinh học kiến vàng, và quản lý
kiến vàng ở giai đoạn phát triển khác nhau của cây điều. Giảng viên đã làm việc kề
cận với các học viên, để cho học viên có nhiều thời gian quan sát và quản lý đàn kiến
trong vườn. Tập huấn chú trọng đến hiệu quả kiểm soát sâu hại chính của kiến vàng,

sinh học của kiến vàng, trở ngại trong sử dụng kiến vàng và bi
ện pháp khắc phục, và
phương pháp quản lý đàn kiến trong vườn điều.
Giảng viên hướng dẫn các học viên thực hiện một số quan sát ngoài đồng trên các
vườn điều được quản lý khác nhau cũng như trong vườn điều đối chứng, để cho họ tự
phát hiện hiệu quả phòng trừ sâu hại của kiến vàng. Qua so sánh các cây điều có và
không có kiến vàng các học viên đã tin tưởng năng l
ực kiểm soát của kiến vàng đối
với sâu hại như bọ xít muỗi, bọ đục nõn, sâu đục trái, sâu đục hạt.
Việc hiểu rõ sinh học, sinh thái của kiến vàng rất quan trọng để có thể sử dụng kiến
vàng tốt hơn. Dưới dự hướng dẫn của giảng viên, các học viên đã quan sát kỹ lưỡng
về hình thái của kiến vàng, chu kỳ sinh trưởng, hành vi của kiến trong cùng một đàn
và gi
ữa các đàn khác nhau, và cấu trúc của đàn kiến.
Dù kiến vàng là tác nhân phòng trừ sinh học có hiệu quả đối với nhiều loại sâu hại,
kiến vàng có một số bất lợi như có tính hung hãn gây khó chịu cho nông dân trong
giai đoạn thu hoạch, nuôi dưỡng bảo vệ rầy mềm, và rệp dính là những loài gây hại
cho cây điều. Các giảng viên sử dụng dữ liệu ngoài đồng, kinh nghiệm của nông dân,
và cập nhật kiến thức
để trình bày những phương pháp có sẵn để giải quyết các bất lợi
này.
Chúng tôi sử dụng kiến vàng dựa theo hành vi của đàn kiến. Dưới sự hướng dẫn của
giảng viên, các học viên đã có thời gian quan sát hành vi của kiến giữa các đàn để xác
định các đàn khác nhau, để thu thập các đàn kiến một cách thích hợp, thả các đàn kiến
trong vườn điều, và quản lý đàn kiến trong vườn lâu dài. Các họ
c viên rất thích thú về
bài giảng này, và hầu hết các học viên đã tin tưởng có khả năng chuyển giao kiến thức
và kỹ thuật đến nông dân.
Vì một số nông dân sử dụng kiến vàng theo phương pháp cổ truyền (sử dụng kiến ở
mức độ tổ mà không quan tâm đến đàn kiến) trên cây có múi ở đồng bằng sông Cửu

Long, và họ đã có một số kinh nghiệm cơ bản về kiến vàng. Để
tận dụng kiến thức
của nông dân, chúng tôi đã mời Ông Diệu, nông dân ở tỉnh Tiền Giang, đã sử dụng
kiến vàng trong nhiều năm (24 năm) đến trao đổi kinh nghiệm với học viên. Và họ đã
có cơ hội tiếp xúc thảo luận với nông dân về ứng dụng kiến vàng trong vườn điều.


13

(5) Nguyên tắc IPM
Trên quan điểm sinh thái, bài giảng nhằm tạo cho học viên khả năng có thể hiểu rõ mà
sử dụng thành công những phương pháp có nền tảng sinh thái để giảm thiểu sự thiệt
hại do sâu hại và nâng cao năng suất cây điều. Bài giảng bao gồm 3 chủ đề: IPM là gì,
vì sao cần áp dụng IPM, và ứng dụng IPM trong sản xuất điều. Căn cứ vào thông tin
hiện tại về sản xu
ất cây điều ở Việt Nam đã có thông qua điều tra cơ bản 8 tỉnh trồng
điều, việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng đã gây nên vấn đề về sức khỏe cho ngườI
nông dân, và gia súc, và môi trường. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của sự bền vững và cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp,
giới thiệu các chi
ến lược của IPM, và sử dụng những mô hình có sẵn được trình bày
trong các tài liệu như là những ví dụ để trình bày những biện pháp phối hợp trong mô
hình phát huy ra sao trong mối liên hệ với hệ sinh thái nông nghiệp. Ở chủ đề cuối,
chúng tôi trình bày mô hình IPM trong vườn điều. Chúng tôi chia thời gian một năm
làm nhiều khoảng tương ứng với các giai đoạn phát triển của cây điều trong năm, có
lien kết với dữ liệu ghi nh
ận được trong vườn trình diễn. Trong mỗi giai đoạn, chúng
tôi giới thiệu những phương pháp quản lý khác nhau và trình bày cách áp dụng những
phương pháp này ra sao trong vườn điều. Bài giảng này được học viên thảo luận
nhiều dựa trên kiến thức thu nhận được trong lớp tập huấn, và dữ liệu thu thập từ

vườn trình diễn và điều tra đồng ruộng.
(6) Sử dụng thích hợp thuốc trừ sâu trong hệ th
ống IPM
Nhằm chọn lựa được một phạm vi thuốc trừ sâu thích hợp cho chương trình IPM cây
điều, bài giảng này nhằm cung cấp cho học viên kiến thức về những nhóm thuốc trừ
dịch hại khác nhau, và chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của mỗi nhóm, liên quan
đến hiệu lực trừ dịch hại và ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt chúng tôi giới thiệu
m
ột số loại thuốc ít độc hại tương thích với chương trình IPM cây điều, như dầu
khoáng, BT, dầu nim, Applaud, và thời gian và phương cách áp dụng trừ dịch hại mà
không ảnh hưởng đến kiến vàng hay môi trường. Học viên rất thích thú vớI bài giảng,
và họ cũng mong muốn có được cơ hội thực hành phương pháp này.
(7) Kỹ thuật canh tác cây điều
Đa số học viên có nhiều kinh nghiệm về IPM trên cây lúa và cây rau, nhưng họ
không
có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây điều, là một phần quan trọng của chương
trình IPM cây điều. Canh tác cây điều hợp lý chưa được chú ý nhiều ở Việt Nam cho
đến năm 1999. Từ mốc thời gian này, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền
Nam với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã thực hiện một loạt
các nghiên cứu trong nước và đi tham quan nước ngoài nhằm m
ục đích cải thiện
ngành sản xuất điều. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về canh tác cây điều của IAS,
một số những khuyến cáo cho ngành trồng điều đã được Bộ NN&PTNT chứng nhận
và cho phép phổ biến. Những khuyến cáo bao gồm giống mới, sử dụng phân bón hợp
lý, kỹ thuật xén tỉa, làm cỏ và thu hoạch. Theo những thông tin này, chúng tôi đã mời
một s
ố các nhà nghiên cứu của IAS có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực này hướng
dẫn các học viên về kỹ thuật đồng ruộng. Phần bài giảng này bao gồm điều kiện sinh
thái canh tác của cây điều (đất, độ pH, khí hậu), thiết lập vườn điều (mùa trồng, mật
độ trồng, cây giống, kỹ thuật trồng), và quản lý vườn điều (làm cỏ, xen canh, xén tỉa,

bón phân). Các học viên đã có nhiều thời gian thu nh
ận kinh nghiệm qua các lần thực
hành. Học cũng cho biết rằng bài giảng này rất hữu ích cho họ trong việc triển khai
chương trình IPM đến vườn điều nông dân và cho lớp FFS.

14

×