Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.54 KB, 38 trang )


1

Ministry of Agriculture & Rural Development

Báo cáo tổng kết dự án


Gồm có Báo cáo 6 tháng lần thứ 6








Renkang Peng, Keith Christian,
Lã Phạm Lân và Nguyễn Thanh Bình

Tháng 9, 2009

1
Mục lục

1. Thông tin cơ quan _____________________________________________________ 2
2. Tóm tắt dự án _________________________________________________________ 3
3. Tóm tắt việc đã thực hiện _______________________________________________ 3
4. Mục tiêu dự án và phương pháp thực hiện _________________________________ 3
5. Tiến độ thực hiện ______________________________________________________ 8
5.1 Hoạt động 6 tháng lần thứ 6 _______________________________________________ 8


5.2 Sự hoàn thành đối với những mục tiêu của dự án ____________________________ 8
5.3 Đối tượng hưởng lợi ____________________________________________________ 16
5.4 Tăng cường năng lực____________________________ Error! Bookmark not defined.
5.5 Quản lý dự án ___________________________________________________________ 18
6. Báo cáo về những vấn đề giao thoa ______________________________________ 18
6.1 Môi trường _____________________________________________________________ 18
6.2 Vần đề giới tính và xã hội__________________________________________________ 18
7. Vấn đề triển khai và sự bền vững ________________________________________ 19
7.1 Triển khai ______________________________________________________________ 19
7.2 Sự bền vững ___________________________________________________________ 19
7.3 Những vấn đề khác _____________________________________________________ 19
8. Các bước quan trọng kế tiếp ____________________________________________ 19
9. Kết luận ____________________________________________________________ 19
10. Công bố pháp lý ____________________________________________________ 24
11. Bảng và Hình ______________________________________________________31
12. Tham khảo ________________________________________________________ 37

2
1. Thông tin cơ quan tham gia
Tên dự án
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch
hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến
vàng là nhân tố chính
Cơ quan phía Việt Nam
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền
Nam

Chủ nhiệm phía Việt Nam
Ông Lã Phạm Lân
Cơ quan phía Úc

Trường Đại học Charles Darwin
Australian Personnel
GS. Keith Christian và TS. Renkang Peng
Thời gian bắt đầu
Tháng 2, 2006
Thời gian hoàn thành (dự kiến)
Tháng 1, 2009
Thời gian hoàn thành (thực tế)
Tháng 4, 2009
Giai đoạn báo cáo
Tháng 9/08 – Tháng 4/09 (báo cáo 6 tháng lần
thứ 6)
Tháng 2/2006 – Tháng 4/2009 (báo cáo tổng
kết)

Đầu mối liên hệ
Úc: Chủ nhiệm
Họ và tên:
Keith Christian
Điện thoại:
61 8 89466706
Chứ́c vụ:
Professor
Fax:
61 8 89466847
Cơ quan:
Đại học Charles Darwin
Email:



Úc: Quản lý
Họ và tên:
Jenny Carter
Điện thoại:
61 08 89466708
Chức vụ:
Trưởng phòng, Phòng Quản lý
nghiên cứu
Fax:
61 8 89467199
Cơ quan:
Đại học Charles Darwin
Email:


Việt Nam
Họ và tên:
Lã Phạm Lân
Điện thoại:
84 0913829560
Chức vụ:
TP, Phòng Nghiên cứu Bảo vệ
Thực vật
Fax:
84 8 38297650
Cơ quan:
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam
Email:




3
2. Tóm tắt dự án
















3. Tóm tắt công việc đã thực hiện
Bản báo cáo tổng kết này bao gồm báo cáo cáo tiến độ 6 tháng lần thứ 6 nên phần tóm
tắt chính này gồm có phần tóm tắt của tiến độ 6 tháng lần thứ 6 và phần tóm tắt của
dự án đối với mục tiêu của dự án, kết quả đạt được và những hoạt động.
3.1. Hoạt động của 6 tháng lần thứ 6
Trong 6 tháng lần thứ 6 của dự án, 5 hoạt động sau đây đã được hoàn thành.
• Tổ chức và hoàn thành lớp tập huấn FFS năm thứ hai tại 10 tỉnh trồng điều,
• Hoàn thành các thí nghiệm đồng ruộng trong vườn trình diễn,
• Hoàn thành quy trình IPM cây điều,
• Hoàn thành sách Hướng dẫn IPM có hình ảnh minh họa, và

• Điều tra cơ bản lần 2, so sánh với kết quả lần 1.

Tổng số 70 lớp FFS tại 9 tỉnh trồng điều, với sự hỗ
trợ tích cực của các Chi cục Bảo
vệ Thực vật tỉnh, đã hoàn thành do các học viên TOT năm thứ nhất và thứ hai. Thời
gian tập huấn của mỗi lớp FFS được bao gồm các thời điểm quan trọng: ra lá non và
trước ra hoa, ra hoa và đậu trái non, và thu hoạch, lớp được tập trung từ 9 – 10 lần
(mỗi lần 2 ngày). Tổng số 1750 nông dân trồng điều đã tốt nghiệp từ 70 lớp tập hu
ấn.
Các nông dân dự lớp FFS đều rất hài lòng với nội dung của lớp tập huấn ICI, phương
pháp giảng dạy, và kết quả của vườn thực tập. Đại bộ phận nông dân dự lớp FFS bằng
lòng sử dụng kiến vàng trong vườn của họ trong mùa tới. Do ảnh hưởng tích cực của
lớp FFS đang được tổ chức mà đã có nhu cầu cao của nông dân trồng điều tạ
i địa
phương cần được tập huấn về chương trình ICI.

Sau khi kết thúc thí nghiệm hai năm hợp tác với chương trình huấn luyện TOT, sự
hoạt động của vườn trình diễn ở Bình Phước đã chấm dứt trong tháng 9/2008 bởi vì
người chủ vườn muốn thay thế cây điều bằng cây trồng khác. Tuy nhiên, thí nghiệm
Cây điều là một cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều được nhà
nước xem là một chương trình trọng điểm quốc gia. Từ năm 2002 sản lượng điều có
gia tăng nhưng việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe
của nông dân, gia súc và môi trường. Chương trình IPM trên cây điều có sử dụng kiến
vàng do trường
Đại học Charles Darwin (CDU) đề xuất không sử dụng thuốc hóa học
độc hại nhưng đạt kết quả tốt về năng suất và chất lượng hạt. Dự án ứng dụng chương
trình IPM này để phát triển và triển khai một chương trình cải tiến tổng hợp cây điều
(ICI) trong điều kiện Việt Nam. Mục tiêu của dự án đã được hoàn thành. Sách Cẩm
nang và Hướng dẫn thực hi
ện chương trình ICI đã được soạn thảo và sử dụng cho lớp

TOT và FFS, và có nhận được nhiều góp ý tốt. Dự án đã đạt được 113 giảng viên TOT
có năng lực, họ đã tổ chức được thành công 98 lớp FFS, với 2.448 nông dân có trình
độ. Vườn trình diễn đã đạt hiệu quả nhiều hơn 13% trong lô ICI so với lô nông dân.
Trên 95% nông dân tham dự lớp FFS hài lòng với nội dung tập huấn, phương pháp
tập huấn và hiệu quả củ
a vườn trình diễn. Dự án đã tạo ra được 9 lợi ích cho hộ trồng
điều sản xuất nhỏ và 7 lãnh vực về tăng cường năng lực, và sự cải thiện về điều kiện
môi trường sản xuất, sức khỏe người trồng, sự bền vững cho cây trồng. Hiện vẫn có
nhu cầu cao cần được tập huấn của những hộ trồng
điều tại địa phương.

4
đồng ruộng tại hai vườn trình diễn ở Đồng Nai còn tiếp tục, và hoàn thành thành công.
Kết quả chính là:
(1) Vấn đề kiến ma trong vườn của ông Bi đã được giải quyết thành công,
(2) Kiến vàng được duy trì ở mức độ cao và ổn định trong năm,
(3) Sâu hại chính trong vườn điều này là bọ xít muỗi, bọ cánh cứng đục ngọn, sâu
cuốn là, sâu đục phồng lá, rệp sáp giả, và rầy m
ềm. Nhìn chung, mức độ thiệt
hại trung bình của hoa hoặc hạt non do mỗi loại sâu hại kể trên tương đương
nhau giữa lô nông dân và lô IPM,
(4) Năng suất hạt trung bình trên cây của lô IPM tương đương hoặc cao hơn lô
nông dân, và hạt sạch hơn và sáng hơn, và
(5) So sánh với lô nông dân, lợi nhuận cuối cùng của lô ICI cao hơn 13%.

Quyển Cẩm nang về chương trình cải tiến tổng hợp cây điều (ICI) có sử d
ụng kiến
vàng là thành phần chính đã được triển khai đến giảng viên ICI và khuyến nông viên
ở Việt Nam, và đã được sử dụng cho lớp TOT. Quyển Hướng dẫn có hình ảnh đã
được triển khai và sử dụng cho lớp tập huấn FFS. Hai tài liệu này đã nhận được những

góp ý tốt.

Điều tra cơ bản lần 2 được thực hiện trong thời gian từ tháng 11-12/2008 với phiếu
câu hỏi soạn sẵ
n. Tổng số 220 phiếu câu hỏi đã được thực hiện với những nông dân
đã tốt nghiệp lớp FFS năm thứ nhất, hoàn thành trong thời gian tháng 4-5/2008, tại 10
huyện trồng điều thuộc năm tỉnh trồng điều chính. Tổng số phiếu điều tra thu lại là
197 phiếu. Sau khi được dự lớp FFS, kiến thức của người nông dân và kỹ năng đồng
ruộng đã đượ
c nâng cao ở các lãnh vực:
(1) Kỹ thuật canh tác,
(2) Sức khỏe người nông dân và môi trường canh tác,
(3) Sâu hại cây điều, bệnh hại, và thiên địch, và
(4) Ý kiến của nông dân về sử dụng kiến vàng liên quan đến năng suất và chất
lượng hạt điều.

Trên 95% nông dân hài lòng với chương trình tập huấn FFS, với phương pháp tập
huấn, và kết quả của vườn trình diễn c
ủa lớp FFS. Chương trình tập huấn ICI đã thành
công và được nông dân trồng điều ủng hộ.
3.2. Sự hoàn thành của dự án đối với mục tiêu của dự án, kết quả, và
hoạt động
Sự hoàn thành của dự án được đối chiếu với mục tiêu của dự án và đầu ra của dự án.
Mục tiêu của dự án là:
(1) Thực hiện lớp huấn luyện TOT về chươ
ng trình ICI trên cây điều cho các
giảng viên TOT để có năng lực thực hiện lớp tập huấn FFS tại địa phương,
(2) Xây dựng quy trình IPM trên cây điều và sách hướng dẫn có hình ảnh minh
họa sử dụng được trong điều kiện của Việt Nam trên cơ sở chương trình IPM
đã phát triển tại Úc, và

(3) Đánh giá hiệu quả của kiểu mẫu FFS về gia tăng kiến thức nông dân và giảm
s
ử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất điều.

Những mục tiêu này đã được hoàn thành thành công. Tổng số 113 giảng viên TOT đã
tốt nghiệp từ lớp huấn luyện TOT, và họ có đủ năng lực thực hiện lớp tập huấn FFS.

5
Những giảng viên TOT này đã tổ chức thành công 98 lớp FFS tại địa phương, với
tổng số 2.448 nông dân có kiến thức.

Quy trình cây điều “Chương trình cải tiến tổng hợp cây điều (ICI) có sử dụng kiến
vàng là thành phần chính – Sổ tay giảng viên chương trình ICI và khuyến nông
viên ở Việt Nam” đã được soạn thảo xong. Sổ tay gồm các nội dung
• Đặc tính thực vật cây đi
ều,
• Tuyển chọn dòng,
• Kỹ thuật canh tác,
• Bệnh hại và biện pháp kiểm soát,
• Côn trùng hại và sự gây hại,
• Thiên địch,
• Biện pháp kiểm soát tổng hợp,
• Vai trò của kiến vàng,
• Chăm sóc kiến vàng,
• Thu hoạch,
• Bảng liệt kê kỹ thuật ICI ở các giai đoạn sinh trưởng của cây điều, và
• Bốn ph
ụ lục hướng dẫn tổ chức lớp TOT và FFS, và kiểm tra định kỳ dịch hại
và kiến vàng.


Sách hướng dẫn ICI có hình ảnh “Chương trình cải tiến tổng hợp cây điều (ICI) có
sử dụng kiến vàng là thành phần chính – Sách Hướng dẫn cho người trồng điều
ở Việt Nam” đã soạn thảo xong. Sách gồm các nội dung
• Chọn lựa giống trồng,
• Kỹ
thuật canh tác cải tiến,
• Bệnh hại chính,
• Côn trùng hại chính,
• Thiên địch,
• Kiểm soát dịch hại tổng hợp,
• Vai trò của kiến vàng,
• Kỹ thuật chăm sóc kiến vàng, và
• Tóm lược chương trình ICI.

Chúng tôi đã nhận được nhiều góp ý tốt về 2 tài liệu từ các giảng viên chính TOT, các
giảng viên TOT, và Chi cục trưởng các Chi cục Bảo vệ Thực vật.

Hiệu qu
ả của lớp tập huấn FFS về kiến thức người nông dân và kỹ năng đồng ruộng
được đánh giá qua điều tra cơ bản. Trên 95% nông dân rất hài lòng với nội dung tập
huấn, phương pháp tập huấn, và kết quả của vườn trình diễn của lớp FFS. Hơn 80%
nông dân chắc chắn rằng kiến vàng có khả năng kiểm soát côn trùng hại chính và sẽ
cải thiện được n
ăng suất vườn điều và chất lượng hạt điều. Trên 80% nông dân đã biết
cách sử dụng kiến vàng, và sẽ ứng dụng kiến vàng và bảo cho bạn bè và nông dân
khác sử dụng kiến vàng. Kiến thức của người nông dân về côn trùng hại, bệnh hại,
thiên địch cũng như kỹ năng đồng ruộng đã được nâng cao đáng kể. Sau khi dự lớp
tập huấn FFS, có 24
% nông dân ngưng sử dụng thuốc trừ sâu bởi vì sự gây hại của
côn trùng hại giảm đáng kể vì kiến vàng. Khi người nông dân tiếp thu được nhiều và

nhiều kinh nghiệm hơn nữa về sử dụng kiến vàng, tỷ lệ nông dân hiện tại (24%) có sử
dụng kiến vàng sẽ gia tăng đáng kể. Ngoài ra, có 92% nông dân thể hiện kiến thức
đầy đủ về sử dụng thuốc trừ
sâu khi nào và sử dụng ra sao một cách hợp lý.

6
Đối tượng hưởng lợi
Theo kết quả điều tra đối với 197 nông dân trồng điều đã được bồi dưỡng từ các lớp
FFS năm thứ nhất, lợi ích từ dự án của những hộ sản xuất nhỏ trồng điều gồm có:
• Kiến thức về kỹ thuật canh tác được nâng cao,
• Kiến thức về sâu hại, bệnh hại, và vai trò của thiên địch được nâng cao,
• Hệ thống kiểm soát dịch hại có sử dụng kiến vàng là thành phần chính có hiệu
quả kinh tế,
• Việc giảm đáng kể sử dụng thuốc trừ sâu trong khi năng suất được giữ cao,
• Chất lượng hạt điều được cải thiện đáng kể,
• Cơ hội sản xuất hạt đ
iều ‘hữu cơ’,
• Sự cải thiện về môi trường trong đó người nông dân đang sống, và
• Sức khỏe của người nông dân được cải thiện.

Kết quả của vườn trình diễn đã gợi ý rằng, so với lợi nhuận từ kiểu canh tác thông
thường, hộ sản xuất nhỏ có thể đạt lợi nhuận nhiều hơn 13% khi họ áp dụ
ng chương
trình ICI.
Tăng cường năng lực
7 lãnh vực về tăng cường năng lực sau đây đã được tạo nên:
• Sổ tay ICI cho giảng viên TOT và khuyến nông viên đã được soạn thảo và sử
dụng cho lớp TOT.
• Sách hướng dẫn ICI có hình ảnh dành cho người trồng điều ở Việt Nam đã
được soạn thảo và được sử dụng bởi các giảng viên TOT trong lớp FFS.


Tổng số 6 thành viên của Viện KHKTNNMN được huấn luyện chuyên sâu về
phương pháp sử dụng kiến vàng. Hiện nay họ có thể thực hiện tốt và giảng dạy
thành công kỹ thuật sử dụng kiến vàng.
• Tổng số 113 giảng viên TOT tốt nghiệp từ 2 khóa huấn luyện TOT có đầy đủ
kiến thức về chương trình ICI, và có năng lực tổ chức lớp FFS tại địa ph
ương.
• Tổng số 2448 nông dân trồng điều đã tốt nghiệp từ các lớp FFS có kiến thức
được nâng cao về kỹ thuật đồng ruộng, sâu hại, bệnh hại, và thiên địch, lợi ích
của kiến vàng và chi phí giảm, v.v.
• Trường Đại học Charles Darwin đã cấp một học bổng Ph.D. cho một thành
viên của IAS trong thời gian 3 năm để thực hiện công việc trong dự án liên
quan đến ch
ương trình cải thiện tổng hợp trên cây điều.
• Hai nhân viên của Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã ở miền Bắc đã được
huấn luyện tổng quát về kỹ thuật chăm sóc kiến vàng.
Quản lý dự án
Từ khi dự án bắt đầu, chủ nhiệm dự án và các nghiên cứu viên chính đã quản lý tốt dự
án. Họ đã phối hợp với nhau để thực hiện các v
ườn trình diễn và các lớp TOT, FFS,
và soạn thảo quyển Sổ tay ICI và sách Hướng dẫn có hình ảnh.
Môi trường
Môi trường canh tác đã được cải thiện tích cực với sự triển khai của dự án. Kết quả
điều tra nông dân sau khi được tập huấn FFS cho thấy, 89% nông dân tin tưởng rằng

7
sẽ có sự cải thiện đáng kể của môi trường canh tác và 95% nông dân tin tưởng rằng
sức khỏe của họ được cải thiện đáng kể.
Vấn đề giới tính và xã hội
Trong tập huấn FFS, phụ nữ và người dân tộc ít người được khuyến khích tham gia.

Trong mỗi lớp có 20-30% phụ nữ tham gia. Ngoài ra, chúng tôi cũng có người dân tộc
ít người tham gia quản lý vườn trình diễn lớp TOT. Kết quả
điều tra cho thấy vai trò
của người phụ nữ không có sự khác biệt vào trước và sau khi tập huấn, bởi vì thời
gian (chỉ có 7 tháng sau khi lớp tập huấn chấm dứt) quá ngắn để có thể có những thay
đổi thấy được trong sự tham gia lao động của gia đình, nhưng về lâu dài, chúng tôi kỳ
vọng sự tham gia của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất của nông hộ nhỏ sẽ đượ
c
thúc đẩy bởi vì chương trình ICI có sử dụng kiến vàng là thành phần chính không đòi
hỏi nhiều về sức lực và không liên quan đến vệc phun thuốc trừ sâu độc hại.
Sự triển khai
Sự triển khai của chương trình ICI đã được thực hiện thành công và hoàn thành. Trên
95% nông dân hài lòng về chương trình tập huấn FFS, phương pháp tập huấn, và kết
quả của vườn trình diễn, chỉ rằng chương trình ICI đã được chấp nh
ận. Điều quan
trọng là có nhu cầu cần được tập huấn về chương trình ICI đối với nhưng nông hộ nhỏ
trồng điều chưa được tập huấn. Đó là do hiệu quả tích cực từ những nông dân đã hoàn
thành lớp tập huấn FFS. Nhu cầu cao về lớp tập huấn FFS sẽ kích thích Chi cục Bảo
vệ Thực vật địa phương với sự ủ
ng hộ của chính quyền địa phương tiếp tục triển khai
chương trình ICI sau khi dự án chấm dứt.
Sự bền vững
Sự bền vững của nền sản xuất điều ở Việt Nam là trọng tâm của dự án. Tất cả các mục
tiêu, cách tiếp cận, phương pháp triển khai và chương trình huấn luyện đều liên kết
với vấn đề này. Dự án đã cho thấy rằ
ng sử dụng kiến vàng là thành phần chính để
quản lý sâu hại chính trên cây điều có lợi nhuận và có hiệu quả. Phần lớn nông dân dự
lớp FFS góp ý rằng chương trình ICI sẽ đạt được một nền sản xuất điều bền vững bởi
vì những kỹ thuật canh tác sử dụng trong chương trình ICI sẽ cải thiện cấu trúc đất và
độ phì nhiêu của đất. Sự giảm đáng kể

thuốc trừ sâu độc hại cũng sẽ giúp cho vườn
điều hồi phục từ mối liên hệ mất cân bằng hiện tại giữa dịch hại và thiên địch.
Những vấn đề khác
Các giảng viên chính của lớp TOT, các giảng viên TOT, các kỹ thuật viên bảo vệ thực
vật trong các tỉnh có trồng điều và các nông dân đã tốt nghiệp từ lớp FFS rất thích thú
có được quyển tài liệu v
ề sách Sổ tay ICI và Hướng dẫn ICI có hình ảnh để tham khảo
và hướng dẫn nông dân khác. Theo báo giá của Nhà Xuất bản nông nghiệp TpHCM,
chi phí in sách cần được hỗ trợ thêm Au$3200 từ Văn phòng CARD để hoàn thành
3000 bản quyển Hướng dẫn ICI và 500 bản cho quyển Sổ tay ICI.
4. Mục tiêu của dự án và phương pháp
Mục tiêu của dự án là gia tăng năng suất điều và chất lượng hạt điều và cải thiện môi
trường qua việc sử dụng kiến vàng và sử dụng thuốc trừ sâu không độc hại. Mục tiêu
cụ thể của dự án gồm có:

8
(1) Tổ chức lớp huấn luyện TOT về IPM trên cây điều cho các giảng viên TOT sẽ tổ
chức thực hiện lớp FFS tại địa phương,
(2) Xây dựng quy trình IPM trên cây điều và sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa
để sử dụng trong điều kiện của Việt Nam trên cơ sở quy trình đã được thực hiện ở Úc,

(3) Đánh giá hiệu quả của mô hình FFS về gia tăng ki
ến thức nông dân và giảm sử
dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất điều.
Dự án kỳ vọng đạt được 120 giảng viên TOT từ 8 tỉnh trồng điều và 3750 nông dân
được học tập qua các lớp FFS. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật IPM cây điều, và sổ tay
hướng dẫn có hình ảnh minh họa sẽ được soạn thảo. Hiệu quả của lớp FFS về tăng
cườ
ng kiến thức người nông dân trong canh tác điều sẽ được đánh giá.
Dự án sẽ chú trọng về (1) Sử dụng phương pháp nông dân cùng tham gia thí nghiệm,

có liên quan đến lớp TOT và FFS, và (2) Xây dựng quy trình IPM cây điều, sổ tay
hướng dẫn có hình ảnh minh họa dựa trên những kết quả điều tra đồng ruộng, quan sát
và thí nghiệm thực hiện bởi thí nghiệm viên, học viên TOT, và học viên của lớp FFS.
Phương pháp triển khai gồm có thiết lậ
p vườn trình diễn cho lớp TOT, lớp huấn luyện
TOT và FFS, xây dựng tài liệu kỹ thuật về quy trình IPM và sổ tay hướng dẫn IPM,
và điều tra cơ bản. Vùng dự án là 8 tỉnh trồng điều chính, có diện tích cây điều
300.700 ha, chiếm khoảng 86% diện tích điều cả nước.
5. Tiến độ thực hiện
Theo khung dự án, bản báo cáo này sẽ gồm hai lãnh vực: (1) hoạt động 6 tháng lần
thứ 6 và (2) những đạt được của dự án đối với mục tiêu của dự án, đầu ra, và hoạt
động.
5.1. Hoạt động trong 6 tháng lần thứ 6
Trong 6 tháng lần thứ 6, theo kế hoạch có 5 hoạt động được thực hiện và hoàn thành.
1. Tổ chức và hoàn thành lần tập huấn nông dân FFS năm thứ hai tại 10 tỉnh có
trồng điề
u
2. Hoàn thành các thí nghiệm tại vườn trình diễn,
3. Hoàn thành quy trình cải tiến ICI trên cây điều,
4. Hoàn thành sách hướng dẫn ICI có hình ảnh, và
5. Tổ chức điều tra lần thứ hai, và so sánh kết quả với lần điều tra đầu tiên.
Phần sau đây là tiến độ thực hiện đối với những hoạt động đề nghị.
5.1.1. Lớp tập huấn nông dân FFS tại mười tỉnh có tr
ồng điều
Trong số 81 lớp FFS tại 10 tỉnh trồng điều theo kế hoạch (Peng et al. 2008f), 70 lớp
FFS, với sự hỗ trợ tích cực của chi cục Bảo vệ Thực vật, đã hoàn thành thành công
bởi các học viên TOT năm thứ nhất và năm thứ hai (Bảng 1). Có 11 lớp bị thiếu là do:
(1) Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ thự
c hiện 10 lớp nhưng
giấy tờ chứng từ quyết toán quá phức tạp để hoàn thành đựa đến sự thất bại

trong việc ký hợp đồng triển khai với IAS (để thực hiện lớp FFS, mỗi Chi cục
Bảo vệ Thực vật cần phải ký hợp đồng với IAS, có đầy đủ các chứng từ chứng
minh để quyết toán theo quy định của Phòng Tài vụ của IAS) (Bảng 1), và

9
(2) Các học viên TOT của Chi cục BVTV Bà Rịa – Vũng Tàu và Trà Vinh quá
bận rộn với công việc phòng trừ sâu hại lúa (việc ưu tiên của tỉnh) để tổ chức
với số lượng lớp FFS theo kế hoạch (Bảng 1).

Các lớp FFS bắt đầu từ giữa tháng 10/2008 hoặc tháng 2/2009 và hoàn thành trong
tháng 4/2009 tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương (Bảng 1). Thời gian tập huấn
của mỗi l
ớp FFS bao gồm các giai đoạn quan trọng: trước ra hoa, ra hoa kết trái và thu
hoạch. Mỗi lớp FFS có 9 – 10 lần tập trung, và mỗi lần kéo dài 2 ngày. Tổng số 1750
nông dân đã hoàn thành chương trình tập huấn từ 70 lớp FFS (Bảng 1). Kết quả chính
và góp ý chính từ những nông dân dự FFS được tóm tắt như sau:
(1) Nông dân lớp FFS hài lòng chấp nhận chương trình ICI bởi vì chương trình
này không cần nhiều đầu tư, nhưng duy trì được năng suất cao và chất lượng
hạt. Đặc biệt người nông dân đề cặp rằng kỹ thuật kiến vàng rất hữu ích cho
những vườn điều trồng ở nơi đất dốc khó sử dụng thuốc trừ sâu.
(2) Hiện tại, người trồng điều chỉ có thể thu lợi nhuận thấp do giá cả cao của thuốc
trừ sâu, phân bón, và thuốc trừ bệnh, và sự không ổn định của giá đ
iều hạt.
Những điều này đã đưa đến hậu quả sự dịch chuyển từ cây điều sang cây cao
su có giá cả cao hơn. Bởi vì chi phí của chương trình ICI thấp, phần lớn người
nông dân sẽ không đốn bỏ cây điều, mà tiếp tục sản xuất (xin xem Bảng 5 và 9
về phân tích kinh tế).
(3) Chính quyền địa phương và Hội Nông dân rất hưởng ứng chương trình ICI, và
họ h
ết sức hỗ trợ các lớp FFS, như là tổ chức nông dân, chọn lựa nơi tổ chức

lớp tập huấn và vườn trình diễn, cung cấp điều kiện thích hợp cho nông dân di
chuyển giữa các xã, ấp, v.v.
(4) Nông dân dự lớp FFS rất hài lòng với nội dung tập huấn, phương pháp, và kết
quả của vườn trình diễn của lớp FFS.
(5) Sau khi được trông thấy tận mắt hiệu qu
ả kiểm soát nhiều loại sâu hại của kiến
vàng tại vườn thực tập của lớp FFS và tại vườn của mình, phần lớn người nông
dân dự lớp FFS sẽ sử dụng trong một phần vườn của họ trong mùa tới để thử
nghiệm và để làm quen với phương pháp quản lý kiến vàng.
(6) Nông dân dự lớp FFS rất hài lòng vì kiến thức của họ được nâng cao về sâu và
b
ệnh hại.
(7) Đa số nông dân hài lòng với sự cải thiện của môi trường họ đang sống và làm
việc bởi vì thuốc trừ sâu độc hại không cần thiết sử dụng trong chương trình
ICI.
(8) Do ảnh hưởng tích cực của lớp FFS đang tiến hành, đã có nhu cầu cao của
nông dân trồng điều địa phương cần được tập huấn chương trình ICI.
(9) Phần l
ớn nông dân FFS cần có nhiều cơ hội được tập huấn, lớp FFS có nhiều
thời gian thực tập hơn, nhất là với kiến vàng.
(10) Sách Hướng dẫn ICI có hình ảnh rất cần thiết cho nông dân tham khảo sau
này.

Bởi vì có một số nông dân trong lớp FFS năm thứ nhất bày tỏ sự quan tâm về khía
cạnh kiến vàng bảo vệ rầy mềm và rệp sáp giả, trong thời điểm này, các giảng viên
TOT
đã có tập trung về vấn đề này và thu thập dữ liệu đồng ruộng để trình bày hiệu
quả kiểm soát rầy mềm và rệp sáp giả của thiên địch. Điều này đã làm nhẹ đi sự quan
tâm của nông dân về sự thiệt hại gây nên bởi rầy mềm và rệp sáp giả sau khi sử dụng
kiến vàng.




10
5.1.2. Thí nghiệm trong vườn trình diễn

Ba vườn trình diễn được sử dụng cho dự án từ năm thứ hai của dự án. Việc theo dõi
vườn trình diễn ở Bình Phước chấm dứt từ tháng 9/2008 sau khi chúng tôi chấm dứt
thí nghiệm hai năm trong hợp tác với lớp tập huấn TOT hai năm. Bởi vì một số cây
trong vườn bị thiệt hại nặng do gió trong mùa mưa năm 2008, và chủ vườn muốn đốn
b
ỏ để trồng cây trồng khác. Tuy nhiên, hai vườn trình diễn ở Đồng Nai vẫn còn được
theo dõi trong năm thứ 3.

Trong vườn trình diễn ở Đồng Nai (vườn ông Bi), thí nghiệm năm thứ ba đã kết thúc
thành công. Sau khi kiến ma được xác định là yếu tố chính gây nên sự thất bại trong
kiểm soát côn trùng hại chính của kiến vàng trong năm thứ nhất và năm thứ hai (Peng
et al. 2008d), để tránh sự cạnh tranh giữa kiến vàng và kiến ma, đàn kiế
n vàng có sẵn
ở các cây hàng bìa được sử dụng cùng với việc chăm sóc các cây hàng bìa này.
Phương pháp này thành công với việc duy trì quần thể kiến vàng cao và ổn định trên
cây điều. Kết quả được tóm tắt như sau:
(1) Độ phong phú của kiến vàng ở mức độ trên 60% trong thời gian từ 11/2008
đến 5/2009, quần thể kiến vàng ổn định trong suốt thời gian cây điều ra hoa và
kết trái (Hình 1).
(2) Kết quả quan sát định kỳ cho th
ấy, ngược với kết quả của 2 năm đầu (Peng et
al., 2008d), kiến vàng có hành vi bình thường, và rất hoạt động thu lượm thức
ăn trên các chồi non, hoa và trái hạt đang phát triển. Không có sự cạnh tranh
giữa kiến vàng và kiến ma.

(3) Số trung bình chồi non và hoa tương đương nhau giữa lô IPM và lô nông dân
(Bảng 2).
(4) Các loại côn trùng hại chính trong vườn gồm có bọ xít muỗi, bọ cánh cứng
đục ngọn, sâu cuốn lá, sâu đục phồng lá, rệp sáp gi
ả và rầy mềm (Bảng 3).
Mức độ thiệt hại trung bình trên hoa và trái non do mỗi loại dịch hại tương
đương nhau giữa lô nông dân và lô IPM, ngoại trừ mức độ gây hại của rầy
mềm cao trong lô IPM so với lô nông dân (Bảng 3). Tuy nhiên, sự thiệt hại do
rầy mềm thấp hơn 2% (Bảng 3).
(5) Năng suất hạt trung bình trên cây của lô IPM cao hơn lô nông dân (Bảng 4).
Cũng vậy hạt trong lô IPM sạch hơn và có màu sắc sáng hơn hạt c
ủa lô nông
dân.
(6) Lợi nhuận thuần trong lô nông dân là 11.684.000 đồng/ha (Bảng 5), trong khi
lợi nhuận của lô ICI là 13.698.000 đồng/ha (Bảng 5). So với lô nông dân, lô
ICI đạt lợi nhuận thuần cao hơn 17.2%.

Vườn trình diễn ở Hưng Lộc cũng có hoàn thành thành công. Kết quả chính được tóm
tắt như sau:
(1) Độ phong phú của kiến vàng trên 50% trong thời gian 11/2008 đến tháng
5/2009, quần thể kiến vàng ổn định trong thời kỳ cây điều ra hoa và kết trái
(tháng 1 – 3; Hình 2).
(2) Kết quả quan sát ngoài đồng cho thấy kiến vàng rất hoạt động thu lượm thức
ăn trên chồi non, hoa, và trái hạt đang phát triển trên cây điều, trong khi đó
kiến ma thu lượm thức ăn trên cỏ hoà bản, cỏ lá rộng và các chồi non tái sinh
của gốc điều đã đốn giữa các hàng cây. Không có sự cạnh tranh giữa kiến
vàng và kiến ma.
(3) Số chồi non và hoa trung bình tương đương nhau giữa lô IPM và lô nông dân
(Bảng 6).


11
(4) Kết quả quan sát định kỳ cho thấy những loại côn trùng hại chính trong vườn
gồm có bọ xít muỗi, bọ cánh cứng đục ngọn, sâu cuốn lá, sâu đục phồng lá,
rệp sáp giả và rầy mềm (Bảng 7). Mức thiệt hại trung bình của các chồi non,
hoa, hoặc hạt non do bọ cánh cứng đục ngọn, sâu cuốn lá, sâu đục phồng lá
tương đương nhau giữa lô nông dân và lô IPM (Bảng 7). Mặc dù bọ xít muỗi
trong lô IPM cao hơ
n so với lô nông dân (Bảng 7), sự thiệt hại do bọ xít muỗi
là thấp hơn < 5 %, và thấp hơn ngưỡng thiệt hại đề xuất bởi Peng et al. (1997).
Sự thiệt hại do rệp sáp giả và rầy mềm trong lô IPM cao hơn so với lô nông
dân, nhưng mức thiệt hại trung bình là < 1% và < 2% đối với rệp sáp giả và
rầy mềm, theo thứ tự (Bảng 7).
(5) Năng suất hạt trung bình trên cây tương đương nhau giữa lô IPM và lô nông
dân (Bảng 8), nh
ưng hạt trong lô IPM có sạch hơn và sáng hơn so với lô nông
dân.
(6) Lợi nhuận thuần của lô nông dân đạt 4.005.400 đồng/ha (Bảng 9), trong khi đó
của lô ICI đạt 4.376.600 đồng/ha (Bảng 9). So sánh với lô nông dân, lô ICI đạt
lợi nhuận thuần cao hơn 9,3%. Kết quả này xác định rằng kết quả đạt được
trong năm 2007-08 rằng lô ICI đạt lợi nhuận thuần cao hơn lô nông dân
13,3%.

5.1.3. Quy trình ICI trên cây điều

Quy trình ICI trên cây điều đã
được soạn thảo. Sổ tay chương trình ICI có sử dụng
kiến vàng là thành phần chính – dành cho giảng viên ICI và khuyến nông viên đã
hoàn thành trong tháng 10/2008. Bản tiếng Anh đã đệ trình cho Văn phòng CARD, và
được chấp thuận. Bản tiếng Việt đã đệ trình trong tháng 9/2009.


Quyển Sổ tay gồm có 9 phần cùng với 4 phụ lục về hướng dẫn thực hiện lớp tập huấn
TOT, lớp tập huấn nông dân (FFS), và biểu mẫu điều tra đồng ru
ộng (Peng et al.,
2008a).
• Phần 1 cung cấp tổng quan về ngành sản xuất điều trong nước và thế giới, và
những cơ hội trong tương lai, nêu ra những mục tiêu của quốc gia và nhu cầu
cần có một chương trình ICI tiết kiệm chi phí.
• Phần 2 và 3 trình bày phương pháp tiếp cận trên cơ sở sinh thái, chi tiết ảnh
hưởng của các yếu tố vô sinh và hữu sinh đến sức sản xuất của cây đ
iều, và
trình diễn phương pháp áp dụng những kỹ thuật canh tác được cập nhật để
trồng cây điều khỏe.
• Phần 4 và 5 trình bày về sâu hại, bệnh hại, tầm quan trọng kinh tế đến sản xuất
điều, thiên địch, mối quan hệ với kiến vàng, và chiến lược kiểm soát. Thông
tin sử dụng trong 2 phần này có xuất xứ chủ yếu từ những thí nghiệm, đi
ều tra
và nuôi sâu trong phòng thí nghiệm thực hiện trong thời gian của dự án.
• Phần 6 trình bày kết quả của vườn trình diễn, nêu ra hiệu quả của việc sử dụng
kiến vàng để quản lý phức hệ sâu hại và tầm quan trọng của việc duy trì quần
thể kiến vàng cao và ổn định.
• Phần 7 mô tả cơ sở sinh học và sinh thái học của kiến vàng và cung cấp kỹ
năng quả
n lý đàn kiến vàng.
• Phần 8 gợi ý một kiểu mẫu trồng mới một vườn điều liên quan đến sử dụng
kiến vàng.
• Phần 9 cung cấp bảng liệt kê công việc của chương trình ICI theo các giai
đoạn sinh trưởng của cây điều cùng với những chi tiết tham khảo cho các phần
liên quan của quyển Sổ tay.

12


5.1.4. Sách Hướng dẫn ICI cây điều có hình ảnh

Quyển Hướng dẫn ICI có hình ảnh dành cho người trồng điều ở Việt Nam được hoàn
thành trong tháng 10/2008. Bản tiếng Anh đã đệ trình cho Văn phòng CARD trong
tháng 10/2008, và đã được chấp thuận. Bản tiếng Việt đã đệ trình trong tháng 4/ 2009.

Quyền sách gồm có 7 phần với 321 hình ảnh và biểu đồ (Peng et al., 2008b).
• Phần 1: có 41 hình ảnh và biểu đồ mô tả những kỹ
thuật canh tác chính để đạt
một vườn điều khỏe mạnh,
• Phần 2: có 198 hình ảnh và biểu đồ trình bày những loại sâu hại chính, thiên
địch của chúng, và biện pháp kiểm soát liên quan đến kiến vàng,
• Phần 3: có 14 hình ảnh trình bày những bệnh hại chính và biện pháp kiểm
soát,
• Phần 4: có 4 hình ảnh và biểu đồ trình bày tóm lược kết quả năng suất và chất
lượng hạt của vườn trình diễn, nh
ấn mạnh vai trò của kiến vàng,
• Phần 5: có 30 hình ảnh mô tả đặc điểm sinh thái và sinh học của kiến vàng,
• Phần 6: có 34 hình ảnh và biểu đồ mô tả từng bước kỹ thuật sử dụng kiến
vàng, và
• Phần 7: bảng liệt kê công việc nhằm nhắc nhở người trồng điều thực hiện các
biện pháp kỹ thuật đúng thời điểm.

5.1.5. Điều tra lần thứ hai, so sánh với kết quả cuộc điều tra lần thứ nhất

Điều tra cơ bản lần thứ hai được thực hiện trong thời gian 10-12/2008 với phiếu câu
hỏi soạn sẵn. Tổng số 220 phiếu đã được thực hiện đối với những nông dân đã tham
dự và hoàn thành lớp FFS năm thứ nhất trong tháng 4-5/2008, tại 10 huyện thuộc năm
tỉnh trồng điều. Tổng số phiếu thu lại là 197 phiếu. Kết quả của cuộc điều tra này

được so sánh với kết quả điều tra vào thời gian đầu của dự án (Peng et al., 2006a).
Nhìn chung, kiến thức của người nông dân và kỹ năng đồng ruộng được nâng cao
đáng kể sau khi được tập huấn ở các lãnh vực sau:
(1) Kỹ thuật canh tác thông thường,
(2) Sức khỏ
e người nông dân và môi trường canh tác,
(3) Côn trùng hại điều, bệnh hại điều và thiên địch, và
(4) Sự sử dụng kiến vàng của người nông dân liên quan đến năng suất và chất
lượng hạt (Peng et al., 2009 - báo cáo đánh giá).

Trong số 196 nông dân góp ý về chất lượng tập huấn FFS, có 98%, 95% và 96% nông
dân hài lòng về chương trình tập huấn của lớp FFS, phương pháp tập huấn, và kết quả
của vườn trình diễn của lớ
p FFS, theo thứ tự. Chương trình huấn luyện rộng rãi và tập
trung của chương trình ICI cây điều là thành công và được sự hoan nghênh của người
trồng điều (Peng et al., 2009). Vườn trình diễn FFS và vườn của người nông dân có
kiến vàng đã cung cấp cho người nông dân về kiến vàng một bức ảnh đầy đủ về kiến
vàng có thể đem lại lợi ích cho họ như thế nào.



13
5.2. Sự hoàn thành của dự án đối với mục tiêu, đầu ra, và hoạt động
của dự án
Mục tiêu cụ thể của dự án gồm có
(1) Tổ chức lớp huấn luyện TOT về IPM trên cây điều cho các giảng viên TOT sẽ
thực hiện lớp FFS tại địa phương,
(2) Xây dựng quy trình IPM trên cây điều và sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa
để sử dụng trong điều kiệ
n của Việt Nam trên cơ sở quy trình đã được thực hiện ở Úc,


(3) Đánh giá hiệu quả của mô hình FFS về gia tăng kiến thức nông dân và giảm sử
dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất điều.
Ở đây, chúng tôi cần đề cặp đến tên của dự án là “Triển khai chương trình IPM có sử
dụng kiến vàng là nhân tố chính cho người trồng điều ở Việt Nam”, và từ ngữ “IPM”
có ý nghĩa là quản lý tổng hợp dịch hại và “dịch hại” liên quan đến côn trùng hại,
bệnh hại, và cỏ dại. Thực ra lớp huấn luyện TOT và FFS và quy trình cây điều (sổ tay
và hướng dẫn) không chỉ đề cặp đến côn trùng hại, bệnh hại và cỏ dại nhưng cũng chú
trọng đến việc chọn lựa giống điều và một loạt những chiến lược đồng ruộ
ng. Vì vậy,
cụm từ “chương trình cải tiến tổng hợp cây điều (ICI)” được sử dụng thay cho cụm từ
“chương trình quản lý tổng hợp dịch hại (IPM). Cụm từ “ICI” sẽ được sử dụng trong
quyển sổ tay và quyển hướng dẫn có hình ảnh, và cụm từ này được sử dụng trong
phần còn lại của bản báo cáo.

5.2.1. Lớp huấn luyện TOT về IPM cây đi
ều cho các giảng viên TOT để tổ chức
thực hiện lớp FFS tại địa phương

Mục tiêu này đã hoàn thành. Tổng số 113 giảng viên TOT đã tốt nghiệp từ chương
trình huấn luyện TOT (56 học viên năm thứ nhất và 57 học viên năm thứ hai (Peng et
al., 2008e); Bảng 10), và họ rất có năng lực trong tổ chức thực hiện lớp tập huấn FFS
(Peng et al., 2008c). Những giảng viên TOT này đã thực hiện thành công 98 l
ớp FFS
ở địa phương, với kết quả là 2,448 nông dân đã tốt nghiệp với kiến thức được nâng
cao và kỹ năng đồng ruộng được nâng cao liên quan đến chương trình ICI (Bảng 10;
Peng et al., 2009). Sự phân phối số lượng giảng viên TOT, số lớp FFS và nông dân tốt
nghiệp từ các lớp FFS của mỗi tỉnh được trình bày trong Bảng 10.

So sánh với số lượng 120 học viên TOT đề xuất, chỉ có 113 học viên TOT tốt nghiệp

do tùy thuộc vào số lượng nhân viên có sẵn của các chi cục BVTV đã có kinh nghiệm
về IPM hoặc FFS. So với số lượng nông dân 3750 nông dân đề xuất, chỉ có 2448 nông
dân tham gia lớp FFS. Sự thiếu hụt 1302 nông dân có nguyên do chính từ
(1) Thời điểm của sự bùng phát rầy nâu trên lúa trùng lặp với thời điểm tổ chức
lớp FFS trong 2007 và 2008 (lúa là cây trồng chính quan trọng nhất ở Việt
Nam). Từ đó các học viên TOT đã rất bận rộ
n để tổ chức nhiều lớp FFS theo
kế hoạch đề ra,
(2) Sự thiếu hụt kinh phí do sự lạm phát ở Việt Nam. Vì vậy, kinh phí liên quan
đến lớp FFS không thể trang trải đủ cho tập huấn 3750 nông dân, và
(3) Chứng từ thanh toán liên quan đến hợp đồng giữa IAS và các chi cục BVTV
khá phức tạp vì vậy các giảng viên thuộc chi cục BVTV tỉnh Bình Dương đã
từ chối ký hợp đồng thực hiện, kế
t quả là không có lớp FFS trong năm thứ hai
của chương trình tập huấn FFS trong tỉnh Bình Dương (Bảng 1).

14

5.2.2. Xây dựng quy trình IPM trên cây điều và sách hướng dẫn IPM cây điều
có hình ảnh thực hiện trong điều kiện Việt Nam

Mục tiêu này đã được hoàn thành. Quy trình IPM trên cây điều được xây dựng dựa
trên những thí nghiệm đồng ruộng dài hạn và điều tra đồng ruộng ở những tỉnh trồng
điều chính (Peng et al., 2008d). Quy trình này có đề tựa là “Chương trình cải tiến tổng
hợp cây đi
ều (ICI) có sử dụng kiến vàng là thành phần chính – Sổ tay cho người huấn
luyện và khuyến nông ở Việt Nam”. Theo kế hoạch, quyển sổ tay gồm có những
thông tin được cập nhật về
• Đặc tính thực vật cây điều,
• Tuyển chọn giống trồng,

• Kỹ thuật canh tác,
• Bệnh hại điều và biện pháp kiểm soát,
• Côn trùng hại điều và sự
gây hại,
• Thiên địch,
• Biện pháp tổng hợp,
• Vai trò của kiến vàng,
• Chăm sóc kiến vàng,
• Thu hoạch,
• Bảng liệt kê công việc của quy trình ICI ở các giai đoạn sinh trưởng khác
nhau, và
• Bốn phụ lục về hướng dẫn tổ chức lớp TOT và FFS và điều tra định kỳ sự gây
hại của dịch hại và sự phong phú của kiế
n vàng (Peng et al., 2008a).

Sách hướng dẫn ICI trên cây điều có hình ảnh minh họa cũng được xây dựng dựa theo
những kết quả thí nghiệm đồng ruộng dài hạn, những điều tra đồng ruộng, và nuôi sâu
trong phòng thí nghiệm (Peng et al., 2008d), kiểu trình bày này tốt hơn là các áp-
phích mà chúng tôi đã đề xuất ban đầu. Sách hướng dẫn gồm các lãnh vực
• Chọn lựa giống trồng,
• Kỹ thuật canh tác tiên tiến,
• Nh
ững loại bệnh hại chính,
• Những loại côn trùng hại chính,
• Những loại thiên địch chính,
• Biện pháp kiểm soát tổng hợp,
• Vai trò của kiến vàng,
• Kỹ thuật chăm sóc kiến vàng, và
• Tóm lược chương trình ICI (Peng et al., 2008b).


Trước khi đệ trình bản thảo sổ tay ICI và sách hướng dẫn ICI cho Văn phòng CARD,
chúng tôi đã nhận được những góp ý chính từ các giảng viên TOT, học viên TOT, và
Chi cục trưở
ng các chi cục BVTV tỉnh:
(1) Quyển sổ tay có thiết kế tốt và dễ thực hiện,
(2) Cả hai quyển sổ tay và hướng dẫn sẽ ứng dụng được trong điều kiện canh tác
cây điều cụ thể ở Việt Nam, và
(3) Sách hướng dẫn có hình ảnh rất có ích cho người trồng điều.

Bản tiếng Anh của quyển sổ tay và hướng dẫn có hình ảnh
đã được sự chấp thuận của
Văn phòng CARD với những góp ý tốt (xin xem Báo cáo đánh giá quy trình IPM trên

15
cây điều). Bản tiếng Việt của quyển hướng dẫn ICI có hình ảnh đã được đệ trình, và
bản tiếng Việt của quyển sổ tay ICI, có rất nhiều từ để dịch, sẽ được đệ trình trong
tháng 9/2009.

5.2.3. Hiệu quả của mô hình FFS trong tăng cường kiến thức của người nông
dân và giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác điều

Hiệu quả củ
a lớp tập huấn FFS đến kiến thức của người nông dân và kỹ năng canh tác
đã được đánh giá qua cuộc điều tra. Trong số 197 phiếu điều tra thu về từ các nông
dân đã tham dự lớp FFS năm thứ nhất, có trên 95% nông dân hài lòng với nội dung
tập huấn, phương pháp tập huấn, và kết quả của vườn trình diễn FFS. Có trên 80%
nông dân chắc chắn rằng kiến vàng có thể kiểm soát nhữ
ng loại côn trùng hại chính và
cải thiện tốt năng suất và chất lượng hạt điều. Có trên 80% nông dân biết cách sử
dụng kiến vàng, sẽ sử dụng kiến vàng, và sẽ nói cho bạn bè và nông dân khác sử dụng

kiến vàng. Kiến thức của người nông dân trồng điều về các loại côn trùng hại, bệnh
hại, và thiên địch cũng như các kỹ năng canh tác thông thường đã được nâng cao rõ
rệt (xin xem Peng et al., 2009 về
chi tiết).

Với mối quan tâm về việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu, 91% nông dân đã sử dụng
thuốc trừ sâu trước khi dự lớp FFS nhưng sau đó chỉ có 67% nông dân có sử dụng
thuốc trừ sâu, kết quả là giảm 24% (Peng et al., 2009), do sự gây hại của sâu hại trong
vườn giảm đi sau khi sử dụng kiến vàng trong vườn. Tuy nhiên, với sự ứng dụng
chương trình ICI, chúng tôi kỳ vọng t
ỷ lệ nông dân có sử dụng thuốc trừ sâu hiện tại
(67%) sẽ giảm xuống trong tương lai khi mà người nông dân có nhiều và nhiều kinh
nghiệm hơn nữa về sử dụng kiến vàng. Ngoài ra có khoảng 92% nông dân thể hiện sự
hiểu biết về thời điểm sử dụng và cách sử dụng thuốc trừ sâu trong vườn điều (Peng et
al., 2009). Mặt khác, trong kết quả điều tra cơ bả
n, có khoảng 80% nông dân đã trải
qua kinh nghiệm về những triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu trong khi họ sử dụng và
sau khi sử dụng thuốc trừ sâu (Peng et al., 2006a).
5.3. Đối tượng hưởng lợi
5.3.1. Đối tượng hưởng lợi trong 6-tháng lần thứ 6 của dự án (9/2008 – 4/2009)

Theo phản hồi từ các học viên TOT và từ các nông dân FFS năm thứ hai, các nông
dân bày tỏ sự quan tâm của họ đến lớp tập huấn FFS b
ởi vì họ đã thấy kết quả về sự
kiểm soát của kiến vàng đối với các sâu hại chính trong vườn thực tập của lớp FFS và
trong vườn của họ. Họ cũng tin tưởng rằng sức khỏe của bản thân và môi trường sẽ
được cải thiện bởi vì không có thuốc trừ sâu độc hại được sử dụng trong chương trình
ICI. Do ảnh hưởng của các nông dân đã tham dự l
ớp FFS nhiều nông hộ nhỏ trồng
điều trong vùng đã yêu cầu được tập huấn FFS (Peng et al., 2009).


Lợi nhuận thuần từ vườn trình diễn gợi ý rằng, so với lợi nhuận từ cách quản lý thông
thường, nông hộ có khả năng đạt được lợi nhuận 13,3% nhiều hơn khi họ áp dụng
chương trình ICI.

5.3.2. Đối tượng hưởng lợi từ dự án (2/2006 – 4/2009)

Từ kế
t quả điều tra 197 nông dân trồng điều đã tham dự lớp FFS năm thứ nhất (Peng
et al., 2009), lợi ích từ dự án của nông hộ nhỏ trồng điều được tóm lược như sau:

16
(1) Kiến thức được nâng cao về kỹ thuật canh tác, bao gồm
a. Tầm quan trọng của việc chọn lựa giống trồng,
b. Kỹ năng trồng cây,
c. Kỹ thuật xén tỉa,
d. Nguyên tắc trồng xen,
e. Tầm quan trọng của phân hữu cơ,
f. Phương pháp áp dụng phân hóa học,
g. Làm phân compost,
h. Tưới nước và
i. Thu hoạch.
(2)
Kiến thức được nâng cao về
a. Côn trùng hại,
b. Bệnh hại, và
c. Vai trò của thiên địch trong vườn điều.
(3) Hệ thống kiểm soát dịch hại có sử dụng kiến vàng là thành phần chính tiên
tiến và có hiệu quả kinh tế,
(4) Sự giảm đáng kể thuốc trừ sâu trong khi vẫn duy trì được năng suất điều cao,

(5) Chất lượng hạt
điều được cải thiện đáng kể do sử dụng kiến vàng,
(6) Cơ hội sản xuất hạt điều “hữu cơ”,
(7) Sự cải thiện môi trường người nông dân đang sinh sống, và
(8) Sức khỏe người nông dân được cải thiện.

Vườn trình diễn gợi ý rằng, so với lợi nhuận thuần của vườn được quản lý theo cách
thong thườ
ng, nông hộ nhỏ có thể đạt được lợi nhuận với 13.3% cao hơn khi họ áp
dụng chương trình ICI.
5.4. Tăng cường năng lực
5.4.1. Tăng cường năng lực torng 6-tháng lần thứ 6 của dự án (9/2008 – 4/2009)

Trong khoảng thời gian 6-tháng lần thứ 6, Dr Peng đã đến thăm Việt Nam trong tháng
10/2008 để kiểm tra vườn trình diễn và các hoạt động tập huấn lớp FFS. Tại vườn
trình diễn ở Đồ
ng Nai, kiến ma vẫn còn cạnh tranh với kiến vàng bởi vì có sự khó
khăn trong việc duy trì cỏ dại hòa bản và lá rộng do sự phát triển của tán cây, và mật
độ quần thể kiến ma còn rất cao trong lô IPM. Tuy nhiên, trong một khảo sát kỹ
lưỡng, TS Peng tìm thấy có một quần thể kiến vàng, đang cư ngụ trên những cây tràm
(Acacia sp.) trồng ở bờ ranh vườn, đã phát tán quần thể sang một số cây trong lô nông
dân mà kiến ma đã chiếm c
ứ những cây này trước đó, và giờ đã bị kiến vàng chiếm cứ
và đuổi kiến ma vào hướng giữa lô. Kiểu phát triển này cũng được nhận thấy ở bờ
khác của cây hàng rào. Với kiểu phát triển lý thú này, Dr Peng đã cùng làm việc chặc
chẽ với các thành viên IAS để cải tiến điểm trình diển này bằng cách sử dụng một số
cây của lô nông dân sáp nhập vào lô IPM và một số cây của lô IPM sáp nhậ
p vào lô
nông dân để sử dụng mối quan hệ hỗ tương tích cực này, hơn là tốn kém nhiều thời
gian để phòng trừ kiến ma đang khu trú ở trung tâm lô IPM với một quần thể quá cao

để có thể phòng trừ được.

Về kiểm tra tiến độ hoạt động của tổ chức lớp FFS, Dr Peng đã đến tham 5 lớp FFS
tại 4 tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tại mỗi lớp FFS, ông
ta
đã tham dự lớp FFS đang được thực hiện do 1 hoặc 2 học viên TOT, và hoạt động
đồng ruộng. Ông ta đã phỏng vấn nông dân FFS về chủ đề được tập huấn và phương

17
pháp tập huấn, và họ đã học được những gì, họ cần những gì cho sự quản lý vườn điều
tốt nhất. DR Peng cũng trả lời nhiều câu hỏi do nông dân đặt ra. Vào cuối mỗi lớp
FFS, Dr Peng đã thảo luận trao đổi thông tin với các giảng viên TOT và Chi cục
trưởng chi cục BVTV và đưa một số góp ý để nâng cao chất lượng tập huấn FFS trong
tương lai. Những góp ý gồm có:
(1)
Điều kiện lý tưởng là chọn và có được ít nhất một nông dân có ít nhiều hiểu
biết về kiến vàng cho mỗi lớp FFS,
(2) Học viên TOT cần để cho nông dân thực tập tại vườn nhiều hơn nữa để trình
diễn một cách chọn lọc những biện pháp kỹ thuật khác nhau, và
(3) Tài liệu học tập là sách hướng dẫn có hình ảnh rất cần thiết để nâng cao chất
lượng t
ập huấn lớp FFS.

5.4.2. Vấn đề tăng cường năng lực của dự án (2/2006 – 4/2009)

Mục tiêu chính của dự án là giúp cho nông hộ nhỏ sản xuất điều năng suất gia tăng và
chất lượng hạt được cải thiện thông qua việc xây dựng và triển khai chương trình ICI
trên cơ sở chương trình IPM có sử dụng kiến vàng là thành phần chính đã được
trường đại học Charles Darwin xây dựng. Để hoàn thành, chúng tôi
đã thực hiện việc

huấn luyện chuyên sâu về kỹ thuật kiến vàng và những phương pháp kỹ thuật đồng
ruộng tiên tiến cùng với thí nghiệm đồng ruộng dài hạn và điều tra đại trà diện rộng.
Chi tiết của những hoạt động này trong việc huấn luyện và thí nghiệm đồng ruộng đã
được trình bày trong báo cáo 6 tháng các lần thứ nhất, thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5
(Peng et al., 2006b; 2007a
, b; 2008e, f), và sau đây là tóm lược sự hoàn thành về tăng
cường năng lực.
(1) Sổ tay ICI dành cho học viên TOT và khuyến nông viên ở Việt Nam đã được
xây dựng và dùng cho lớp huấn luyện TOT. Bản tiếng Anh của quyển sổ tay
ICI đã được Văn phòng CARD chấp thuận, và bản tiếng Việt sẽ được đệ trình
trong tháng 9/2009.
(2) Quyển hướng dẫn ICI dành cho người trồng điều
ở Việt Nam đã được xây
dựng và được các giảng viên TOT sử dụng trong lớp tập huấn FFS. Bản tiếng
Anh đã được Văn phòng CARD chấp thuận, và bản tiếng Việt được đệ trình
trong tháng 4/2009.
(3) Tổng số 113 học TOT đã hoàn thành từ hai trung tâm huấn luyện TOT với
kiến thức đầy đủ về chương trình ICI, và họ có năng lực tại các lớp tập huấn
FFS ở đị
a phương.
(4) Tổng số 2448 nông dân trồng điều đã hoàn thành từ khóa tập huấn FFS với
kiến thức được nâng cao về kỹ thuật đồng ruộng, côn trùng hại, sâu hại, và
thiên địch, và lợi ích của kiến vàng, gồm có chi phí được tiết kiệm, v.v.
(5) Tổng số 6 thành viên của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
(IAS) đã được tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật kiế
n vàng. Hiện nay, các thành
viên IAS có thể thực hiện và truyền đạt thành công kỹ thuật kiến vàng (Peng et
al., 2006b, 2007a).
(6) Trường Đại học Charles Darwin đã cấp một học bổng Ph.D. cho 1 thành viên
IAS (Ông Nguyễn Thanh Bình) trong thời gian 3 năm để làm việc trong dự án

liên quan đến chương trình ICI cây điều.
(7) Hai nhân viên từ Chương trình Bảo tồn Tê tê châu Á, Vườn Quốc Gia Cúc
Phương (Ông Thái và phụ tá) đã được tập huấn bao quát về kỹ thuật kiế
n
vàng. Sau khi nhận thấy rằng kiến vàng là thức ăn tốt nhất để nuôi dưỡng con
tê tê (tịch thu được từ buôn lậu), nhân viên bảo tồn động vật đã liên hệ với
chúng tôi mong muốn được tham dự lớp huấn luyện để mà thiết lập một vườn

18
nuôi kiến. Để giúp đỡ chương trình bảo tồn động vật quý hiếm, chúng tôi nhiệt
tình ủng hộ và đồng ý ông Thái và phụ tá tham dự lớp huấn luyện.
5.5. Quản lý dự án
Giáo sự Keith Christian và TS Renkang Peng có nhiệm vụ điều phối chung dự án và
và sẽ họp lại báo cáo những nhu cầu đòi hỏi với sự đóng góp từ phía Việt Nam khi
cần thiết.

TS Peng theo dõi các hoạt động của dự án, và ông ta cũ
ng có nhiệm vụ kiểm tra tiến
độ đối với sự triển khai của chương trình ICI, huấn luyện thành viên dự án thuộc IAS
về kỹ thuật kiến vàng và kỹ thuật đồng ruộng tiên tiến, một phần lớp huấn luyện TOT,
giải quyết vấn đề phát sinh từ vườn trình diễn, phân tích dữ liệu, xây dựng tài liệu sổ
tay ICI, và hướng dẫn ICI có hình ảnh.

Từ khi dự án triển khai, ông Lân chị
u trách nhiệm quản lý nhân sự và kinh phí dự án
phía Việt Nam. Ông ta cũng quản lý các vườn trình diễn với sự giúp đỡ của 2 thí
nghiệm viên và cộng tác chặt chẽ với 10 chi cục BVTV tỉnh về lớp tập huấn FFS.

6. Báo cáo về những vấn đề giao thoa
6.1. Môi trường và sức khỏe

Môi trường canh tác được cải thiện tích cực với sự triển khai của dự án. Thí nghiệm
đồng ruộng dài hạn đặt trong vườn trình diễn đã cho thấy thiên địch của côn trùng hại
điều trong lô IPM nhiều hơn lô nông dân (Peng et al., 2008b).

Theo kết quả điều tra nông dân đã hoàn thành lớp FFS năm thứ nhất, có 89% nông
dân tin tưởng rằng môi trường canh tác của họ được cải thiện một cách có ý nghĩ
a và
95% nông dân tin tưởng rằng sức khỏe của họ cũng được cải thiện đáng kể (Peng et
al., 2009), bởi vì không có việc phun thuốc trừ sâu độc hại trong chương trình ICI
này. Mặt khác, trước khi dự lớp FFS, có khoảng 80% nông dân đã bị ảnh hưởng với
nhiều triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu, và 92% nông dân nhận biết rằng sử dụng
thuốc trừ sâu đã gây nên những ảnh hưởng xấ
u đến môi trường canh tác (Peng et al.,
2006a).
6.2. Vấn đề giới tính và xã hội
Trong việc huấn luyện FFS, phụ nữ và dân tộc ít người rất được khuyến khích tham
dự. Trong mỗi lớp có từ 20-30% phụ nữ. Vườn trình diễn lớp TOT của chúng tôi cũng
có người dân tộc ít người tham gia trong việc quản lý.

Kết quả điều tra nông dân đã tham dự lớp FFS năm thứ nhất cho thấy rằng không có
sự khác bi
ệt về vai trò của người phụ nữ vào trước và sau khi tham dự lớp FFS (Peng
et al., 2009). Thực ra thời gian quá ngắn (chỉ có 7 tháng sau khi hoàn thành lớp FFS)
để có thể có những thay đổi thấy được trong sự tham gia lao động của gia đình. Về lâu
dài, chúng tôi kỳ vọng sự tham gia của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất của
nông hộ nhỏ sẽ được thúc đẩy bởi vì chương trình ICI có sử dụng kiến vàng là thành
phần chính không đ
òi hỏi nhiều về sức lực và không liên quan đến việc phun thuốc
trừ sâu độc hại.


19
7. Vấn đề triển khai và sự bền vững
7.1. Vấn đề triển khai
Việc triển khai của chương trình ICI là thành công. Kết quả điều tra nông dân hoàn
thành lớp FFS năm thứ nhất cho thấy rằng người nông dân rất hài lòng với chương
trình tập huấn FFS. Trong số 196 nông dân có góp ý về chất lượng của việc tập huấn
FFS, có 98%, 95% và 96% nông dân hài lòng về chương trình FFS, phương pháp tập
huấn, và kết quả của vườn trình diễn FFS, theo thứ tự. Điều này gợ
i ý rằng sự triển
khai của chương trình ICI là thành công.

Ngoài ra, hiện có nhu cầu cao về lớp tập huấn FFS của chương trình ICI của những
nông hộ nhỏ trồng điều chưa được tập huấn. Đó là do tác động tích cực của những
nông dân đã được tham dự tập huấn lớp FFS. Nhu cầu cao này sẽ kích thích các chi
cục BVTV tỉnh và chính quyền địa phương tiếp tục triển khai chương trình ICI để đ
áp
ứng nhu cầu đòi hỏi của người trồng điều sau khi dự án chấm dứt.
7.2. Sự bền vững
Sự bền vững của nền sản xuất điều ở Việt Nam là trọng tâm của dự án. Mục tiêu của
dự án, phương pháp tiếp cận, phương pháp triển khai và chương trình huấn luyện đều
liên kết với vần đề này. Từ kết quả c
ủa lớp FFS và vườn trình diễn, việc sử dụng kiến
vàng là thành phần chính để quản lý côn trùng hại điều là có hiệu quả và có lợi nhuận.
Phần lớn nông dân FFS phát biểu rằng chương trình IPM này sẽ đạt được một nền sản
xuất điều bền vững bởi vì kỹ thuật đồng ruộng sử dụng trong chương trình ICI sẽ cải
thiện cấu trúc đất và độ phì đấ
t. Cũng vậy, việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu độc hại sẽ
giúp cho vườn điều phục hồi nhanh chóng từ mối liên hệ mất cân bằng hiện tại giữa
dịch hại và thiên địch.
7.3. Những vấn đề khác

Các giảng viên chính TOT, các giảng viên TOT, cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật tại
các tỉnh có trồng điều và nông dân đã hoàn thành lớp tập huấ
n FFS rất thích thú có
quyển hướng dẫn ICI có hình ảnh và sổ tay ICI để tham khảo và để truyền đạt cho các
nông dân khác. Theo báo giá của Nhà Xuất bản Nông nghiệp tại TpHCM, tổng chi phí
để in 3000 bản quyển hướng dẫn ICI có hình ảnh và 500 bản quyển sổ tay ICI là
Au$7200. Dự án đã dự trù một khoản Au$4000 cho mục đích này. Vì vậy, chúng tôi
thỉnh cầu sự hỗ trợ thiếu hụt Au$3200 từ Văn phòng CARD.
7.4. Sự chọn lựa
Không có trong báo cáo này.
8. Các bước quan trọng kế tiếp
Không có trong báo cáo này.

20
9. Kết luận
Bởi vì báo cáo tổng kết này gồm có báo cáo 6-tháng lần thứ 6, kết luận sẽ bao gồm
kết luận của hoạt động 6-tháng lần thứ 6 và kết luận về sự hoàn thành của dự án đối
với mục tiêu, đầu ra, và hoạt động của dự án.
9.1. Kết luận về hoạt động của 6-tháng lần thứ 6
Trong 6 tháng cuối của dự án, 5 hoạt động sau đây đã hoàn thành thành công.
• Tổ
chức và thực hiện chương trình tập huấn lớp FFS năm thứ hai tại mười tỉnh
có trồng điều,
• Hoàn thành các thí nghiệm đồng ruộng tại vườn trình diễn,
• Hoàn thành quy trình IPM trên cây điều,
• Hoàn thành quyển hướng dẫn IPM cây điều có hình ảnh, và
• Tổ chức điều tra nông dân lần thứ hai và so sánh với kết quả điều tra cơ bản
lần th
ứ nhất.


Tổng số 70 lớp FFS đã được các giảng viên lớp TOT năm thứ nhất và thứ hai tổ chức
thành công tại 9 tỉnh trồng điều. Thời gian tập huấn của mỗi lớp FFS trải qua 3 thời
điểm quan trọng của cây điều: trước ra hoa, ra hoa và kết quả và thu hoạch. Trong
thời gian tập huấn, mỗi lớp có 9 – 10 lần tập trung, mỗi lần kéo dài 2 ngày. Tổng số
1750 nông dân đã hoàn thành từ 70 lớp tập huấn FFS. Những nông dân dự lớp FFS rất
hài lòng với nội dung tập huấn về ICI, phương pháp và kết quả của vườn trình diễn
FFS. Có trên 80% nông dân FFS ước muốn sử dụng kiến vàng trong vườn vào mùa
tới. Phần lớn nông dân FFS đã có đề nghị với chính quyền địa phương thành lập “Câu
lạc bộ ICI” để truyền đạt kiến thức IPM đến các nông dân khác trong vùng. Do ảnh
hưởng tích cự
c của lớp FFS hiện tại, đả có nhu cầu cao của người nông dân trồng điều
ở địa phương cần được tập huấn chương trình ICI.

Hai vườn trình diễn tại Đồng Nai đã tiếp tục trong năm cuối của dự án. Thí nghiệm
đồng ruộng của hai vườn trình diễn này hoàn thành thành công. Kết quả chính như
sau:
• Vấn đề kiến ma trong vườn của ông Bi đã được giải quy
ết thành công,
• Kiến vàng được duy trì ở mức độ cao và ổn định trong năm,
• Những côn trùng hại chính trong vườn là bọ xít muỗi, bọ cánh cứng đục ngọn,
sâu cuốn lá, sâu đục phồng lá, rệp sáp giả và rầy mềm. Nhìn chung, mức thiệt
hại trung bình trên hoa hoặc hạt non gây ra do mỗi loại dịch hại là tương
đương nhau giữa lô nông dân và lô IPM,
• Năng suất hạt trung bình trên cây là tương đương hoặc cao hơn trong lô IPM
so vớ
i lô nông dân, hạt có sạch hơn và sáng hơn trong lô IPM so với lô nông
dân, và
• So với lô nông dân, lơi nhuận thuần của lô ICI cao hơn 13%.

Quy trình IPM trên cây điều đã được xây dựng. Sổ tay chương trình cải tiến tổng hợp

(ICI) cây điều có sử dụng kiến vàng là thành phần chính – dành cho huấn luyện viên
ICI và khuyến nông viên, đã hoàn thành.

Quyển hướng dẫn ICI có hình ảnh – dành cho người trồng điều và huấn luyện viên
TOT tại Việt Nam
đã hoàn thành.


21
Cuộc điều tra lần thứ hai được tổ chức trong thời gian tháng 11-12/2008 sử dụng
phiếu câu hỏi soạn sẵn. Kiến thức người nông dân và kỹ năng đồng ruộng đã được
nâng cao vào sau lớp tập huấn FFS về các lãnh vực
(1) Kỹ thuật đồng ruộng,
(2) Sức khỏe nông dân và môi trường canh tác,
(3) Côn trùng hại điều, bệnh hại điều, và thiên đị
ch, và
(4) Việc sử dụng kiến vàng của người nông dân liên quan đến năng suất và chất
lượng hạt.

Trên 95% nông dân hài lòng với chương trình tập huấn FFS, phương pháp tập huấn
và kết quả của vườn trình diễn.
9.2. Kết luận về sự hoàn thành của dự án đối với mục tiêu, đầu ra, và
hoạt động của dự án
Mục tiêu của dự án gồm có:
(1) Tổ
chức lớp huấn luyện TOT IPM trên cây điều cho các giảng viên TOT sẽ
thực hiện lớp FFS tại địa phương của họ,
(2) Xây dựng quy trình IPM trên cây điều và sổ tay hướng dẫn IPM có hình ảnh
minh họa sẽ sử dụng trong điều kiện của Việt Nam trên cơ sở quy trình đã
được thực hiện ở Úc, và

(3) Đánh giá hiệu quả của mô hình FFS về gia tăng kiến thứ
c nông dân và giảm sử
dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất điều.
Những mục tiêu này đã hoàn thành. Tổng số 113 học viên TOT đã tốt nghiệp từ
chương trình huấn luyện TOT, và họ có năng lực thực hiện lớp tập huấn FFS. Những
học viên TOT này đã tổ chức thành công 98 lớp FFS tại địa phương, với 2448 nông
dân được tập huấn về ICI có kiến thứ
c và kỹ năng canh tác được nâng cao. Lý do vì
sao số lượng nông dân FFS thấp hơn số dự kiến đã được trình bày.

Quy trình trên cây điều “Chương trình cải tiến tổng hợp trên cây điều (ICI) có sử
dụng kiến vàng là thành phần chính – Sổ tay cho giảng viên ICI và khuyến nông
viên ở Việt Nam” đã hoàn thành theo dự kiến. Sổ tay gồm có
• Đặc tính thực vật cây điều,
• Tuyển chọn giống trồng,
• Kỹ thuật canh tác,
• Bệnh hại điều và biện pháp kiểm soát,
• Côn trùng hại điều và sự gây hại,
• Thiên địch,
• Biện pháp tổng hợp,
• Vai trò của kiến vàng,
• Chăm sóc kiến vàng,
• Thu hoạch, và
• Bảng liệt kê công việc cần thực hiện ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Sách hướng dẫn ICI cũng được hoàn thành theo dự
kiến, gồm có các nội dung
• Chọn lựa giống trồng,
• Kỹ thuật canh tác tiên tiến,
• Những loại bệnh hại chính,


22
• Những loại côn trùng hại chính,
• Những loại thiên địch chính,
• Biện pháp kiểm soát tổng hợp,
• Vai trò của kiến vàng, và
• Kỹ thuật chăm sóc kiến vàng.

Hai tài liệu này đã nhận được nhiều góp ý tích cực từ các giảng viên TOT, các học
viên TOT, và Chi cục trưởng các chi cục BVTV tỉnh. Bản tiếng Anh của quyển sổ tay
ICI và hướng dẫn ICI đã được Văn phòng CARD chấp thu
ận với những góp ý tốt.
Bản tiếng Việt của quyển hướng dẫn ICI đã được đệ trình và bản tiếng Việt của quyển
sổ tay sẽ được đệ trình trong tháng 9/2009.

Hiệu quả của chương trình tập huấn FFS về kiến thức và kỹ năng canh tác của người
nông dân đã được đánh giá qua cuộc điều tra lần thứ hai. Có trên 95% nông dân hài
lòng với nội dung lớ
p tập huấn FFS, phương pháp tập huấn và kết quả của vườn trình
diễn. Có trên 80% nông dân chắc chắn rằng kiến vàng có thể kiểm soát những loại
côn trùng hại chính và cải thiện năng suất và chất lượng hạt điều. Có trên 80% nông
dân biết cách sử dụng kiến vàng, sẽ sử dụng kiến vàng, và sẽ chỉ cho bạn bè và nông
dân khác sử dụng kiến vàng. Kiến thức của người nông dân v
ề các loại côn trùng hại,
bệnh hại, và thiên địch cũng như các kỹ năng canh tác thông thường đã được nâng cao
rõ rệt.

Trước khi được tập huấn ở lớp FFS, có 91% nông dân sử dụng thuốc trừ sâu, và 80%
nông dân đã có kinh nghiệm về những triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu trong khi sử
dụng và sau khi sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, sau khi được tập huấn, có 67%

nông dân có sử dụng thuốc trừ sâu,
đưa đến giảm sử dụng thuốc 24%. Kết quả này do
sự gây hại của côn trùng hại giảm đáng kể sau khi sử dụng kiến vàng trong vườn của
họ. Tuy nhiên, với sự ứng dụng chương trình ICI, chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ nông dân có
sử dụng thuốc trừ sâu hiện tại (67%) sẽ giảm xuống trong tương lai khi mà người
nông dân có nhiều và nhiều kinh nghiệm hơn nữa về sử
dụng kiến vàng. Ngoài ra có
khoảng 92% nông dân đã thể hiện sự hiểu biết về thời điểm sử dụng và cách sử dụng
thuốc trừ sâu một cách thích hợp trong vườn điều của họ.
Đối tượng hưởng lợi
Theo kết quả điều tra 197 nông dân trồng điều đã tốt nghiệp từ lớp FFS năm thứ nhất,
lợi ích từ d
ự ánh của những nông hộ nhỏ là:
• Kiến thức về kỹ thuật canh tác điều được nâng cao,
• Kiến thức về côn trùng hại, bệnh hại và vài trò của kiến vàng được nâng cao,
• Hệ thống kiểm soát dịch hại có sử dụng kiến vàng là thành phần chính có hiệu
quả kinh tế,
• Sự giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu trong khi vẫn duy trì
được năng
suất cao,
• Chất lượng hạt điều được cải thiện đáng kể,
• Tiềm năng sản xuất hạt điều “hữu cơ”,
• Sự cải thiện môi trường mà người nông dân đang sinh sống, và
• Sức khỏe người nông dân được cải thiện.
Vườn trình diễn cho thấy rằng so với lợi nhuận thuần có đượ
c từ vườn được quản lý
theo cách thông thường, nông hộ sản xuất nhỏ có thể đạt lợi nhuận thuần 13% nhiều
hơn khi họ áp dụng chương trình ICI.

23

Tăng cường năng lực
Chi tiết về việc huấn luyện và thí nghiệm đồng ruộng đã được trình bày trong các báo
cáo 6 tháng lần thứ 1, lần thứ 2, lần thứ 3, lần thứ 4 và lần thứ 5, và phần sau đây là
tóm tắt kết quả sự hoàn thành về tăng cường năng lực.
• Quyển sổ tay ICI cho giảng viên TOT và khuyến nông viên ở Việt Nam đã
được xây dựng và sử dụng trong l
ớp huấn luyện TOT.
• Quyển hướng dẫn ICI có hình ảnh minh họa cho người trồng điều ở Việt Nam
đã được xây dựng và giảng viên TOT sử dụng trong lớp tập huấn FFS.
• Tổng số 6 thành viên của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
(IAS) đã được tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật kiến vàng. Hiện nay, thành
viên IAS có thể thực hiện và truyền đạt thành công kỹ
thuật kiến vàng.
• Tổng số 113 giảng viên TOT đã tốt nghiệp từ hai trung tâm huấn luyện TOT
có kiến thức đầy đủ về chương trình ICI, có năng lực huấn luyện tại các lớp
FFS ở địa phương.
• Tổng số 2448 nông dân trồng điều đã tốt nghiệp từ lớp tập huấn FFS có kiến
thức được nâng cao về kỹ thuật đồng ruộ
ng, côn trùng hại điều, bệnh hại và
thiên địch, lợi ích từ kiến vàng và chiết giảm chi phí, v.v.
• Trường đại học Charles Darwin đã cấp một học bổng Ph.D. cho một thành
viên của IAS trong thời gian 3 năm làm việc trong dự án liên quan đến chương
trình ICI cây điều.
• Hai nhân viên của Chương trình Bảo tồn Tê tê châu Á đã được huấn luyện bao
quát về kỹ thuật kiến vàng.
Quản lý dự án
Từ khi d
ự án được triển khai, chủ nhiệm dự án và các nghiên cứu viên chính đã quản
lý dự án trôi chảy. Họ đã phối hợp với nhau để tổ chức vườn trình diễn, lớp huấn
luyện TOT và FFS, và để xây dựng và triển khai quyển sổ tay và hướng dẫn ICI thành

công.
Môi trường
Môi trường canh tác đã được cải thiện rõ rệt với sự triển khai của dự án. Trong kết
quả điều tra nông dân sau đượ
c dự tập huấn FFS, có 89% nông dân tin tưởng rằng có
sự cải thiện một cách có ý nghĩa môi trường canh tác của họ và 95% nông dân tin
tưởng rằng sức khỏe của họ sẽ được cải thiện đáng kể.
Vấn đề giới tính và xã hội
Trong chương trình tập huấn FFS, phụ nữ và người dân tộc ít người hết sức được
khuyến khích tham dự. Trong mỗi lớp FFS, có vào khoảng 20-30% phụ
nữ. Chúng tôi
cũng có người dân tộc ít người tham gia trong quản lý vườn trình diễn TOT. Mặc dù
kết quả điều tra chưa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về vai trò của phụ nữ vào trước
và sau lớp huấn luyện FFS, điều này có thể do thời gian quá ngắn (chỉ có 7 tháng sau
lớp FFS) để có thể có sự thay đổi trong sự tham gia lao động torng gia đình, về lâu
dài, chúng tôi kỳ vọng sự tham gia của người phụ nữ
trong hoạt động sản xuất của
nông hộ nhỏ sẽ được thúc đẩy bởi vì chương trình cải tiến tổng hợp trên cây điều
(ICI) có sử dụng kiến vàng là thành phần chính không đòi hỏi nhiều sức lực và không
liên quan đến việc phun thuốc trừ sâu độc hại.

24
Vấn đề triển khai
Việc triển khai của chương trình ICI được thực hiện thành công và hoàn thành. Có
trên 95% nông dân hài lòng về chương trình tập huấn FFS, phương pháp tập huấn, và
kết quả của vườn trình diễn, cho thấy rằng chương trình ICI được triển khai thành
công. Điều quan trọng là những nông hộ sản xuất nhỏ chưa được tập huấn có nhu cầu
cao cần được tập huấn tại các lớ
p FFS về chương trình ICI do tác động tích cực của
những nông dân đã được tham dự lớp FFS. Nhu cầu cao về tập huấn FFS sẽ kích thích

chi cục BVTV tỉnh dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tiếp tục triển khai
chương trình ICI sau khi dự án kết thúc.
Sự bền vững
Sự bền vững của nền sản xuất điều ở Việt Nam là trọng tâm của dự
án. Mục tiêu của
dự án, phương pháp tiếp cận, phương pháp triển khai và chương trình huấn luyện đều
liên kết với sự bền vững. Dự án đã cho thấy sử dụng kiến vàng là thành phần chính để
quản lý côn trùng hại điều là có hiệu quả và có lợi nhuận. Phần lớn nông dân FFS phát
biểu rằng chương trình IPM này sẽ đạt được một nền sản xuất điều bền v
ững bởi vì kỹ
thuật đồng ruộng sử dụng trong chương trình ICI sẽ cải thiện cấu trúc đất đai và độ
phì đất. Ngoài ra, việc giảm đáng kể sự sử dụng thuốc trừ sâu độc hại sẽ giúp cho
vườn điều phục hồi mối liên hệ mất cân bằng hiện tại giữa dịch hại và thiên địch.
Những vấn đề khác
Các giảng viên chính TOT, các gi
ảng viên TOT, cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật tại
các tỉnh có trồng điều và nông dân tốt nghiệp từ lớp FFS rất mong muốn có quyển
hướng dẫn ICI có hình ảnh và sổ tay ICI để tham khảo và để truyền đạt cho các nông
dân khác. Theo báo giá của Nhà Xuất bản Nông nghiệp tại TpHCM, ngoài phần kinh
phí dự kiến, chúng tôi thỉnh cầu sự hỗ trợ thêm Au$3200 từ Văn phòng CARD để in
3000 bản quyển h
ướng dẫn ICI có hình ảnh và 500 bản quyển sổ tay ICI.





















×