Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi - MS3 " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.9 KB, 8 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development


Chương trình Hợp tác Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (CARD)


Báo cáo tiến độ


062/04VIE: Nuôi thâm canh cá biển trong ao
bằng mương nổi




MS3: Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất


1
1. Đơn vị thực hiện
Tên dự án
Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng
mương nổi
Cơ quan thực hiện ở Việt Nam
Trường Đại học Thủy sản
Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam
TS. Hoàng Tùng
Đối tác Australia
Queensland Department of Primary


Industries & Fisheries
Chủ nhiệm dự án phía Australia
Mr Michael Burke
Ngày bắt đầu dự án
15/04/2005
(01/08/2005 ở Việt Nam)
Ngày kết thúc dự án (theo hợp đồng)
15/04/2007
Ngày kết thúc dự án (đề nghị điều chỉnh)
15/09/2007
Giai đoạn báo cáo
06 tháng đầu của Dự án

Địa chỉ liên lạc
Phía Australia: Trưởng nhóm
Tên:
Mr Michael Burke
Telephone:
+61 7 34002051
Chức vụ:
Nghiên cứu viên
Fax:
+61 7 34083535
Cơ quan:
DPI&F
Email:


Phía Australia: Đơn vị quản lý hành chính
Tên:

Michelle Robbins
Telephone:
+61 7 3346 2711
Chức vụ:
Senior Planning Officer,
R&D Coordination
Fax:
+61 7 3346 2727
Cơ quan:
DPI&F
Email:


Phía Việt Nam
Tên:
TS. Hoàng Tùng
Telephone:
+84.914 166 145
Chức vụ:
Trợ lý Hiệu trưởng về NC và QHQT
Fax:
+84.58.831147
Cơ quan:
Trường Đại học Thủy sản
Email:



1
2. Sơ lược về dự án

Dự án này nhắm đến việc xây dựng một mô hình ương nuôi ấu trùng và cá giống của các đối
tượng có giá trị kinh tế cho người nuôi cá biển ở Việt nam với các đặc tính dễ ứng dụng, có
hiệu quả kinh tế và không ảnh hưởng đến môi trường. Thông qua việc sử dụng các mương
nổi trong ao, dự án sẽ giúp người nuôi thiết lập một hệ thống ương ấu trùng/cá giống mang
tính thâm canh, có tuổi thọ cao và dễ quản lý chăm sóc. Nhờ vậy sẽ góp phần tích cực giảm
cho phí sản xuất và gia tăng lượng con giống cá biển hiện vẫn còn rất hạn chế ở cả Australia
và Việt nam. Dự án này cũng sẽ thử nghiệm mương nổi để nuôi thương phẩm các đối tượng
cá biển thông qua việc hợp tác với các nghiên cứu viên của Australia. Các nghiên cứu viên
của Bộ Công nghiệp Cơ bản và Nghề cá bang Queensland, Australia sẽ tư vấn, giúp đỡ phía
Việt nam về kỹ thuật quản lý hệ thống nuôi, quản lý chất lượng nước và xử lý chất thải. Các
đối tượng sẽ đưa vào thử nghiệm ương nuôi qua dự án này là cá Mú, cá Bớp và cá Chẽm. Tất
cả các thử nghiệm sẽ được thực hiện trong hệ thống nuôi khép kín, không đổ nước thải ra
môi trường xung quanh. Các kết quả thu được từ dự án sẽ được sử dụng một cách có hiệu
quả để đào tạo cán bộ và sinh viên của trường Đại học Thủy sản, người nuôi và các đơn vị
sản xuất có liên quan. Sự tham gia tích cực và đóng góp nhân vật lực của các cơ quan phối
hợp khác nhau vào hoạt động nghiên cứu chính là điểm đặc biệt của dự án này và sẽ giúp cho
nghiên cứu có tính gắn kết chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và có khả năng ứng dụng cao.

3. Tóm tắt báo cáo
Giai đoạn đầu của dự án tập trung vào việc chế tạo, lắp đặt mương nổi cũng như các trang
thiết bị cần thiết để phục vụ nghiên cứu, trình diễn và đào tạo tại Trung tâm Nghiên cứu
NTTS Bribie Island (BIARC) và Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang. Thử nghiệm ban đầu
tại BIARC đã thành công với hai đối tượng nuôi ở mật độ cao. Cá sẽ được tiếp tục nuôi đến
khi đạt kích cỡ thương phẩm trong thời gian là 6 tháng. Thử nghiệm ở Việt Nam chỉ có thể
được thực hiện từ tháng 2/2006 khi có cá giống. Học viên cao học đầu tiên của Việt Nam đã
được tập huấn tại BIARC từ tháng 10-12/2005. Chuyến thăm quan Australia nhằm học tập
kinh nghiệm và thảo luận các vấn đề có liên quan đến công tác triển khai dự án cũng đã được
tổ chức cho 3 cán bộ của Trường Đại học Thủy sản vào tháng 11/2005. Hội thảo khuyến ngư
dự kiến sẽ được tổ chức vào 01/2006 ở Australia và 02/2006 tại Việt Nam. Sự chậm trể trong
việc ký kết hợp đồng khiến cho dự án gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập cá giống để

triển khai nghiên cứu cả ở Australia và Việt Nam.
4. Giới thiệu dự án
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đóng vài trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt
nam và đã được FAO đánh giá là một trong những hoạt động hiệu quả giúp xoá đói giảm
nghèo. Việt nam đặt chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2010 là sản xuất 2 triệu tấn sản phẩm thủy
sản trong đó NTTS chiếm tỉ trọng lớn với đối tượng nuôi tập trung vào nhóm cá biển. Chỉ
tiêu đầy tham vọng này có nhiều khả năng sẽ thành hiện thực với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ
thuật của Bộ Thủy sản, các tổ chức tài trợ quốc tế trong đó có chương trình CARD. Tương tự
như vậy, ở Australia nghề NTTS đã phát triển hết sức mạnh mẽ trong 5 năm trở lại đây với
các đối tượng nuôi ngày càng được nhiều người quan tâm như cá Chẽm, cá Cam và gần đây
là cá Bớp, cá Mú.
Tuy vậy ở cả hai quốc gia, sự phát triển của nghề nuôi cá biển còn bị hạn chế do thiếu
một môt hình nuôi với đầu tư thấp và tính ổn định cao, giúp hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất

2
lợi lên môi trường xung quanh. Ở Việt nam, cá biển được nuôi chủ yếu trong lồng và một
phần trong các ao ven biển với con giống thu gom từ tự nhiên là chính. Để làm giảm áp lực
khai thác con giống lên các quần đàn tự nhiên và cung cấp đủ cá giống cho hoạt động nuôi
thương phẩm, các cơ quan trường viện đã tập trung nhiều công sức nghiên cứu sản xuất nhân
tạo con giống các loài các có giá trị kinh tế cao như cá Mú, cá Chẽm và cá Bớp. Tuy nhiên,
mặc dù có thể cho cá đẻ và tạo ra một lượng lớn cá bột, việc ương nuôi chúng thành cá giống
vẫn còn khó khăn do thiếu một hệ thống ương hiệu quả, dễ vận hành và có tính an toàn cao
khiến cho nghề nuôi cá biển của Việt nam vẫn chưa thể phát trỉên một cách mạnh mẽ được.
Ương cá giống trong bể rất tốn kém trong khi kích thước cá lại quá nhỏ để có thể ương trong
lồng lưới hoặc tỉ lệ sống thấp, khó quản lý khi ương trong ao đất.
Tại Queensland nuôi cá biển trong lồng từ lâu được coi là một hình thức gây ảnh
hưởng xấu cho các rạn san hô và các hệ sinh thái nhạy cảm tương tự khác. Các qui chế ngặt
nghèo áp dụng cho nghề nuôi lồng tại Queensland cho thấy khả năng phát triển hình thức
nuôi này vô cùng hạn chế. Vì thế cần phải nghiên cứu tìm ra công nghệ nuôi mới, vừa đảm
bảo không gây nguy hại cho môi trường, vừa đem lại lợi nhuận cho người nuôi để có thể tiếp

tục phát triển nghề nuôi cá biển. Nhu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn khi ngày càng có
nhiều người nuôi tôm ở Australia muốn tìm kiếm đối tượng nuôi khác do thị trường tôm cung
đã vượt quá cầu và người nuôi luôn phải cạnh tranh với nguồn tôm nhập khẩu có giá rẻ hơ
sản xuất trong nước. Hiện nay tại Australia, chưa hề có một mô hình nuôi thâm canh cá biển
nào tái sử dụng nước 100% (không thay nước). Việc xây dựng các bể nuôi tuần hoàn, tái sử
dụng nước rất đắt tiền và không tận dụng được ưu thế về khí hậu (ôn hoà, thuận lợi cho nghề
NTTS) ở Queensland và hệ thống ao đầm mà người dân hiện có.
Dự án CARD này sẽ giải quyết các khó khăn nêu trên bằng cách xây dựng một hệ
thống nuôi mới, bền vững hơn cho nghề nuôi hải sản. Hệ thống này còn có thể được ứng
dụng vào các thủy vực nước ngọt trong nội địa. Hệ thống nuôi mới mà dự án xây dựng là sự
kết hợp sáng tạo giữa công nghệ nuôi cá bằng mương nổi với nguyên tắc xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học. Các mương nổi, làm bằng plastic hay vật liệu rẻ tiền, đã được
thử nghiệm thành công ở Nhật, Australia và Mỹ. Chúng hoạt động như là một hệ thống nuôi
nước chảy với lưu tốc rất ổn định, vì thế cho phép nâng mật độ nuôi lên rất cao (tới 100
kg/m
3
) với chi phí đầu tư và vận hành thấp. So với nuôi cá trong lồng lưới, sử dụng mương
nổi đem lại hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (tiết kiệm thức ăn), giảm lượng chất thải đến 30%
và giảm 50% nhân công. Việc kết hợp sử dụng mương nổi với xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học sẽ cho phép xây dựng hệ thống nuôi bán mở hoặc kín hoàn toàn, nhờ vậy làm
giảm đáng kể ảnh hưởng có thể của NTTS lên môi trường. Điểm đặc biệt của hệ thống này
chính là ở khả năng ứng dụng cao của nó cho các nông hộ nuôi ở qui mô nhỏ. Họ có thể sử
dụng hệ thống ao đìa đã có sẵn mà không phải sửa đổi hay đầu tư thêm nhiều. Dự án này hy
vọng sẽ góp phần nâng cao sản lượng cá biển giống và tận dụng các ao nuôi tôm hiện đang bị
bỏ hoang do dịch bệnh ở vùng duyên hải. Mục tiêu của dự án hoàn toàn phù hợp với mục tiêu
của chương trình CARD: sử dụng công nghệ đơn giản có hiệu quả để giải quyết các vấn đề
xã hội, môi trường và phát triển năng lực cán bộ của quốc gia.

5. Tiến độ thực hiện
5.1 Các kết quả chính

• Thử nghiệm đã được triển khai tại Australia trong khi công tác chuẩn bị đang được
tiến hành ở Việt Nam.
• Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu ở Việt Nam đã được chế tạo và lắp đặt.

3
• Các hoạt động đào tạo và khuyến ngư được thực hiện đúng kế hoạch với sự tham
gia tích cực của các bên liên quan. Công việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa
2 đối tác chính (Australia và Việt Nam) và các cơ quan lien quan đã được thiết lập.

5.2 Lợi ích của các bên
Phía Australia
• Thương thảo với các cơ sở hợp tác đã đảm bảo nguồn cung cấp trứng cá cho thử
nghiệm từ một số cơ sở sản xuất và cơ quan nghiên cứu. Hiện tại dự án đang lập kế
hoạch chế tạo mương nổi với các cơ sở này để thực hiện thử nghiệm ương cá giống
tại chính cơ sở của họ.
• Việc ứng dụng mương nổi vào ương nuôi cá biển với mật độ cao đã được trình diễn
cho nhiều đơn vị sản xuất và đào tạo trong giai đoạn đầu của dự án.
• Dự kiến sẽ triển khai một chương trình vào giữa năm 2006 giới thiệu khả năng sử
dụng các ao nuôi tôm ven biển để nuôi cá theo mô hình sử dụng mương nổi.

Phía Việt Nam
• Bằng cách hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa, Trường Đại
học Thủy sản mong muốn đem lại nhiều lợi ích thiết thực, nhanh chóng cho người
nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương. Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ dự án,
nếu muốn, người dân có thể thực hiện các thử nghiệm của riêng họ, đặc biệt là sau
khi các thử nghiệm ban đầu của dự án đã thành công.
• Kế hoạch chi tiết để triển khai Hội thảo Giới thiệu Khả năng sử dụng mương nổi
trong Nuôi trồng Thủy sản đã được xây dựng để thực hiện vào tháng 02/2006 cho
khoảng 5-60 hộ dân. Theo kế hoạch cũ thì hội thảo này được tổ chức vào tháng
11/2005 nhưng lũ lụt tại Khánh Hòa không cho phép thực hiện công việc này.

Thông qua hội thảo, nguyên tắc thiết kê và vận hành mương nổi và hệ thống
mương nổi làm thí nghiệm sẽ được giới thiệu với người dân. Kinh nghiệm về sử
dụng mương nổi ở cả hai quốc gia sẽ được trao đổi tại hội thảo với sự tham gia của
các chuyên gia phía Australia. Hy vọng sau khi được tiếp cận với những thông tin
này, các cá nhân và đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản sẽ tự chế
tạo hệ thống mương nổi và ứng dụng nó một cách sáng tạo vào hoạt động ngành
nghề của mình. Điều này sẽ giúp phổ biến rộng rãi ý tưởng sử dụng mương nổi và
thử nghiệm nhiều mô hình khác nhau trong các điều kiện sản xuất khác biệt.
5.3 Xây dựng năng lực
Phía Australia
• Một số cán bộ của BIARC đã được tập huấn về cách thức xây dựng và vận hành
mương nổi. Trong số này có 2 cán bộ chính là Blair Chilton và Paul Palmer. Việc
thu gom cá Giò bố mẹ sẽ được triển khai lại vào giữa năm 2006. Đây sẽ là số cá bố
mẹ đầu tiên được lưu giữ trong điều kiện nhân tạo tại Australia.
Phía Việt Nam
• KS. Ngô Văn Mạnh – giảng viên của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học
Thủy sản (hiện là học viên cao học) đã hoàn tất đợt tập huấn 3 tháng tại Australia
(từ 10-12/2005). Tại đây KS. Mạnh đã làm quen với việc thiết kế, chế tạo và vận
hành mương nổi. KS. Mạnh cũng đã tham gia vào các thử nghiệm đầu tiên trên cá
Chẽm ở Australia. Hiện tại KS. Mạnh tiếp tục tham gia công việc nghiên cứu ở Việt
nam.

4
• Đã tiến hành ký hợp đồng tuyển dụng 2 công nhân kỹ thuật từ tháng 10/2005 với
KS. Nguyễn Mạnh Hùng và từ tháng 11/2005 với KS. Huỳnh Kim Khánh để thực
hiện các công việc của Dự án tại điểm nghiên cứu. Hai cán bộ này sẽ được tập huấn
về quản lý và phân tích chất lượng nước và sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động
phát triển nghề nuôi cá biển của Trường Đại học Thủy sản và Trung tâm Khuyến
ngư Khánh Hòa khi dự án kết thúc.
• BIARC tổ chức chuyến thăm và làm việc tại Australia cho Trưởng nhóm nghiên

cứu phía Việt nam và 2 cán bộ của Trường Đại học Thủy sản. Các thành viên của
đoàn công tác đã đến thăm hệ thống mương nổi tại BIARC và các trại nuôi cá, thảo
luận với các cán bộ kỹ thuật về cách thức thiết kế, chế tạo và vận hành mương nổi.
Đoàn công tác cũng đã làm việc với lãnh đạo QDPI&F để củng cố mối quan hệ hợp
tác giữa 2 bên, cũng như các hỗ trợ cho hoạt động của dự án; thảo luận với TS.
Adrian Collins về việc triển khai các hoạt động của Dự án, chiến lược nghiên cứu
và công tác phối hợp tổ chức hội thảo vào tháng 2/2006 tại Việt Nam.
• Tập huấn về phân tích và quan trắc chất lượng nước đang được chuẩn bị và sẽ được
triển khai vào tháng 2/2006 cho các cán bộ dự án và một số giảng viên trẻ của Khoa
Nuôi trồng Thuỷ sản.
5.4 Quảng bá thông tin về dự án
• Thông tin sơ lược về dự án được đăng tải trên trang web của Khoa Nuôi trồng Thủy
sản, Trường Đại học Thủy sản.
• Dự kiến sẽ đăng một bài báo trên tạp chí khoa học trong nước hoặc nước ngoài như
The Advocate (Global Aquaculture Alliance) hoặc World Aquaculture Magazine
(World Aquaculture Society) để giới thiệu về dự án. Các thông tin đã thu thập được
khi xây dựng dự án cũng sẽ được sử dụng để minh họa cho bài báo này.
• Đã gửi một poster giới thiệu dự án đến hội nghị của Hội những người nuôi tôm và
cá Chẽm của Australia tại Gold Coast từ ngày 24-27/09/2005.
• Các cá nhân tham gia Hội thảo giới thiệu mô hình tại Việt Nam vào tháng 02/2006
sẽ được tặng một áo thun có in tên của dự án. Hoạt động này nhằm quảng bá dự án
và cơ quan tài trợ. Tin về hội thảo sẽ được đưa trên đài truyền hình địa phương và
quốc gia ở Việt Nam.
5.5 Quản lý dự án
• Hợp đồng phối hợp triển khai nghiên cứu khoa học đã được ký kết giữa Trường Đại
học Thủy sản và Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa. Theo yêu cầu của Trưởng
nhóm nghiên cứu, Trường Đại học Thủy sản đã ra quyết định cử các cán bộ tham
gia dự án với phân công trách nhiệm rõ ràng. Các văn bản có liên quan đến dự án đã
được gửi đến Phòng Khoa học Công nghệ, Phòng Kế hoạch Tài chính để thực hiện
công tác quản lý.

• Lịch trao đổi thông tin và phương thức phối hợp đã được thống nhất giữa Trưởng
nhóm nghiên cứu ở 2 phía: Việt Nam và Australia.
• Yêu cầu chuyển kinh phí lần 1 của phía Việt Nam đã được QDPI&F đáp ứng để
triển khai hoạt động trong 6 tháng đầu của dự án.


5
6. Báo cáo về các vấn đề cần quan tâm
6.1 Môi trường
Sẽ được đề cập đến trong báo cáo 1 năm
6.2 Những vấn đề về giới và xã hội
Sẽ được đề cập đến trong báo cáo 1 năm

7. Các vấn đề có liên quan đến việc triển khai và tính bền
vững của dự án
7.1 Khó khăn
• Sự hạn chế về nguồn cung cấp cá giống và vấn đề dịch bệnh là những khó khăn lớn
cho phía Việt Nam.
• Do chậm trễ trong thoả thuận hợp đồng Dự án đã được triển khai chậm hơn nhiều so
với dự định vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn về chất lượng nước. Lý do là kinh phí không
về kịp để xây dựng lại hệ thống ao trước khi thả cá.
7.2 Giải pháp
• Linh động trong việc thay đổi đối tượng thử nghiệm để giải quyết khó khăn về nguồn
giống (với điều kiện là lý do thay đổi phải được trình bày rõ ràng).
7.3 Tính bền vững
• Không phải là vấn đề cần quan tâm vì ngày càng có nhiều đơn vị quan tâm, tham gia
thực hiện dự án.
8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo
Phía Việt Nam (giai đoạn từ 02 đến 08/2006)
• Kiểm tra, vận hành thử hệ thống thí nghiệm và các trang thiết bị hỗ trợ nghiên cứu

• Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho công nhân kỹ thuật
• Tổ chức Hội thảo Giới thiệu Mô hình Mương nổi cho người dân địa phương
• Triển khai thử nghiệm trên cá Chẽm, cá Măng hoặc cá Ngựa, cá Giò.
• Viết báo cáo khoa học gửi đăng
• Viết báo cáo tiến độ (12 tháng)

Phía Australia (giai đoạn từ tháng 02 đến 08/2006)
• Hoàn chỉnh hệ thống thu gom chất thải cho mương nổi, bao gồm luôn cả việc mua
sắm các thiết bị có liên quan và thu thập mẫu nước để đánh giá khả năng thu gom
chất thải và các ảnh hưởng lên chất lượng nước.
• Đánh giá mức độ thích hợp của điều kiện ao nuôi đối với đối tượng thả nuôi ghép.
• Kiểm tra vận hành thử hệ thống thí nghiệm và các trang thiết bị hỗ trợ
• Hỗ trợ nghiên cứu và hoạt động đào tạo cho cán bộ của Trường Đại học Thủy sản
• Tham gia vào các hoạt động khuyến ngư ở Việt nam và Australia

6
• Chuẩn bị thông tin quảng bá về dự án và các báo cáo kết quả nghiên cứu.
9. Kết luận
Dự án đang triển khai tốt theo đúng tiến độ ở cả Australia và Việt Nam. Sự chậm trễ vướng
phải trong việc ký kết hợp đồng triển khai dự án khiến cho Dự án sẽ phải kéo dài thêm 5
tháng nữa so với kế hoạch ban đầu. Lý do là cá giống để làm thí nghiệm chỉ có theo mùa.

7

×