Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo kết quả chuyến tham quan ở Úc từ ngày 14 đến 24 tháng 7 năm 2006 " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.82 KB, 11 trang )

Báo cáo kết quả chuyến tham quan ở Úc từ ngày 14 đến 24 tháng 7 năm 2006
Người báo cáo: Đoàn Nhân Ái, Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Cây ăn quả Thừa
Thiên Huế
Tôi đã tham gia chuyến tham quan tại Úc 10 ngày theo dự án CARD 052/04 VIE " Quản lý bệnh
Phytopthora hại cây trồng ở Việt Nam"
Một cơ hội thật tốt cho tôi được thu thập nhiều thơng tin hữu ích và mở rộng kiến thức trên nhiều
lãnh vực từ những nơi tôi đã đi thăm, từ những trung tâm nghiên cứu, những nông trại, những
vườn ươm và từ nhiều nơi khác nữa. Tuy nhiên, trong báo cáo này tôi chỉ tập trung vào những
nghiên cứu và kỹ thuật canh tác liên quan đến cây trồng, nhất là các phương pháp quản lý bệnh
Phytophthora, và những vấn đề mới lạ đối với tôi.
1. Tổ chức chuyến tham quan:
Thời gian: từ ngày 14 đến 24 tháng 7 năm 2006
Nơi tham quan: bang New South Wales và bang Queensland.
Thành phần trong đoàn: Giáo sư David Guest, TS Rosalie, TS Andre, tôi, Thạc sĩ Nguyễn
Vĩnh Trường, và 9 sinh viên trường Đại học Sydney.
Tóm tắt chuyến tham quan
14/ 7

Buổi chiều

TS Andre chở tôi về Queensland DPI-Indooroopilly Research
Centre- ở Brisbane. Thăm Plant Pathology Building và Đại Học
Queensland
Nghỉ. Ở tại nhà nghỉ Lucia ở thành phố Brisbane.

15

cả ngày

Nghỉ


16

15 h - 18 h

TS. Andre chở tơi đến thị trấn Nambour. Có ghé thăm Beerburrum
State Forest.

17

12 h

Mọi thành viên trong đoàn tập trung tại nhà nghỉ Nambour Lodge

13 h -16 h30

Giáo sư David chở chúng tôi đến Trạm Nghiên cứu QDPI Maroochy

13h30-14h30

Thăm Công ty Sản xuất Giống Rau Withcott Seedlings.

15 h-17h

Đến Gatton Campus, thăm Trung tâm Native Floriculture. Qua đêm
tại đây.
Thăm nông trại Rau (cải củ đỏ (beetroot) và xà lách) ở Thung lũng
Lockyer.
đến Trạm Nghiên cứu Gatton

18


19

6 h20 -12h00

9 h15
11h
13 h30
17 h

20

GS David chở chúng tơi đi qua Thung lũng Lockyer, nhìn các nông
trại trồng rau
đến thi trấn Kingscliff ở lại nhà nghỉ Blue Water

9h10 -10h40
10h50-12h45

Thăm nông trại macadamia ở Bangalow
Thăm nông trại cà phê Zentveld.

15h00- 16h00
16h10-17h20

đến Woolongbar Campus- Viện North Coast - Nông nghiệp hữu cơ
thăm NSW DPI - Trung tâm Nghiên cứu cây trồng nhiệt đới

1



21

8h40 - 12h30
12h30- 15h30

2223
24

Thăm nông trại Graham Anderson-cây bơ và lạc tiên.
thăm Tropical Fruit World

16h00-20h30
cả ngày

đến sân bay Gold Coast, bay đến Sydney
nghỉ

cả ngày

Thăm trường Đại học Sydney, GS David Guest giới thiệu văn phịng
và phịng thí nghiệm. GS David thảo luận về những lớp tập huấn sẽ tổ
chức ở Việt Nam với TS Rosalie và tơi.

Bảng tóm tắt cho thấy GS David tổ chức chuyến tham quan hoàn hảo và tuyệt vời. Chỉ trong
vòng 6 ngày cho các hoạt động chính, tơi đã thăm 6 Trung tâm/Trạm Nghiên cứu, 5 nông trại
(gồm rau ăn củ, ăn lá; macadamia, cà phê, bơ, lạc tiên), 1 vườn ươm, 1 Công ty sản xuất
giống rau; ngồi ra tơi cịn thăm 2 phịng thí nghiệm. Nhưng tốt hơn nếu tơi được thăm thêm
nơng trại sản xuất hoa và chợ bán sản phẩm hoa-rau-quả.
2. Kết quả

2.1. Trạm Nghiên cứu Maroochy (MRS)1: MRS thuộc Queensland Department of Primary
Industries &Fishery (DPI&F) tọa lạc ở Sunshine Coast- thị trấn Nambour, cách Brisbane 100
km về phía bắc.
TS Roger Broadley trình bày những hoạt động và những thành đạt của trạm về 4 lãnh vực của
Queensland DPI&F: Khoa học cây trồng và cây rừng, Công nghệ Cần Nghiên cứu Cấp thiết,
An toàn sinh học và Phân vùng (Horticulture & Forestry Science, Emerging Technologies,
Biosecurity and Regional Delivery). Riêng về Khoa học Cây trồng có trách nhiệm nghiên cứu
và phát triển cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, mục đích nâng cao năng suất, bền vững và thị
trường của tất cả lãnh vực sản xuất cây trồng.
Tuy nhiên trong thực tế, MRS chỉ chuyên về cây ăn quả và hạt á nhiệt đới và cây ôn đới như
cây yêu cầu nhiệt độ thấp (low-chill stone fruit) (cây ôn đới), bơ, chuối á nhiệt đới, cây có
múi, mãng cầu (Annona cherymola) hoặc mãng cầu lai, macamadia, lạc tiên, dâu tây, hồng
ngọt (cây á nhiệt đới) và xoài, dứa (cây nhiệt đới). Theo tơi hình như trạm này quan tâm đến
cây trồng á nhiệt đới hơn là nhiệt đới, có lẽ do trạm MRS ở trung tâm vùng á nhiệt đới.
Cán bộ MRS đã và đang đóng vai trị quan trọng trong vịêc phát triển khoảng 10 loài mới về
cây ăn quả và hạt á nhiệt đới, giá trị khoảng 650 triệu đơ la Úc ở Queensland, trong đó chuối
270-300 triệu đơ la, cây có múi 100 triệu, bơ 70 triệu, xồi 70 triệu đô la, cây ôn đới 15 triệu,
mãng cầu 6 triệu, lạc tiên 4 triệu, macamadia 150 triệu đô la (hầu hết ở NSW và
Queensland),...Sản xuất chuối đạt giá trị cao nhất, giống Cavendish chiếm 95%.
Ngồi ra MRS cịn là một trong những nơi của thế giới lưu giữ phôi nguyên sinh
(germplasm) của chuối in vitro. Tuy nhiên theo tơi, cây ăn quả ơn đới mới có nhiều tiềm năng
vì khả năng sản xuất của Úc hiện chỉ đạt 45 triệu đơ la Úc trong khi đó nhu cầu thị trường
xuất khẩu ước khoảng 200 triệu đô la.

1

Source: Maroochy Research Station.

2



15 giống cây trồng mới được lai tạo ở MRS như là gừng, dây tây, cây ăn quả ôn đới, dứa và
mãng cầu á nhiệt đới. Đặc biệt có những giống mãng cầu mới năng suất cao, tự thụ phấn được
lai giữa 2 lồi A. squamosa x A. cherimola đóng vai trò quan trọng trong sản xuất ở Úc, gồm
các giống Maroochy Gold, Maroochy Star, Pink's Mammoth, Hillary White, African Pride;
giống mới nhất là Palethorpe nhưng chưa được sản xuất kinh doanh ở Úc (Dr Broadley cho
tôi biết điều này và tôi cũng đã nếm thử, giống này quả to nhưng vị hơi nhạt)
Chương trình quản lý sâu bệnh hại tổng hợp đã được thực hiện đối với dâu tây, cây ăn quả có
múi, cây ơn đới, bơ (sâu hại), và bệnh thối rễ trên cây bơ do Phytopthora gây ra và cây ăn quả
có múi (bệnh hại). Áp dụng phương pháp mới để phòng trừ bệnh thối rễ trên cây bơ do nấm
Phytopthora đã giúp nông dân tiết kiệm được 20 triệu đô la Úc. Thêm nữa, mạng lưới những
phịng thí nghiệm ni cây mơ tế bào và các vườn ươm đã cung ứng cây giống chuối sạch
bệnh, năng suất cao cho nhà làm vườn.
Công nghệ ứng dụng (Applied technology) cũng đã phát triển đối với chuối, dứa, gừng, đu đủ,
xồi, bơ, macamadia, mãng cầu á nhiệt đới. Cơng nghệ chuyển gen cũng đã thành công trên
chuối và dứa.
Sau hội thảo trong phịng, chúng tơi thăm Phịng Ni cấy mô tế bào thực vật và GS David
chở chúng tôi đi qua khu thí nghiệm ngồi đồng của Trạm này để xem một số thí nghiệm
đang thực hiện ở đây (chỉ ngồi trong xe để xem, Dr Broadley thuyết minh)
Theo tơi nghĩ, những thí nghiệm được thiết kế ở đây cũng tương tự như một số vườn thí
nghiệm tơi đã từng xem, nhưng điều đáng nói là hiệu quả nghiên cứu như Dr Broadley đã
trình bày trên đây thì có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng tiềm năng kinh tế của
Queensland.
2.2.. Trung tâm Nghiên cứu về hoa địa phương (The Centre for Native Floriculture
(CNF)): CNF thuộc Đại học Queensland ở Gatton Campus toạ lạc trên đại lộ Warrego, cách
thị trấn Gatton khoảng 7 km về phía đơng.
Giáo sư Daryl Joyce, Giám đốc Trung tâm, tiếp chúng tôi và trình bày những chương trình
hoạt động của Trung tâm và mời chúng tơi thăm khu thí nghiệm nằm trong khu vực trường
này.
Với đặc điểm đa dạng về khí hậu, thổ nhưỡng, Queens land có trên 8000 lồi hoa. Phần lớn

các loài này đã được sử dụng trong sản xuất kinh doanh. CNF do Tiến sĩ Margaret Johnston
thành lập với mục đích tạo nên sự cạnh tranh quốc tế, bền vững môi trường về công nghiệp
sản xuất hoa địa phương, và tạo công ăn việc làm tốt cho người dân ở bang Queensland.
Sự nghiên cứu và phát triển của CNF tập trung vào 3 chương trình: i) Chuỗi giá trị (Value
Chain Program) : cải tiến thị trường và phát triển sản phẩm (nghiên cứu thị trường), ii) Hoa
( Floriculture Program): phát triển những lồi mới có giá trị cao đáp ứng nhu cầu thị trường;
iii) Nâng cao năng lực ( Capacity Building Program): giáo dục và đào tạo.
Những hoạt động về hoa bao gồm: chọn lọc/lai tạo, nhân giống, kỹ thuật canh tác và sau thu
hoạch.

3


Cán bộ CNF đã chọn lọc những loài hoa thuộc chi (genus) Plilotus, có đặc điểm hình thái phù
hợp với cơng nghệ sản xuất hoa và với chương trình lai giống. CNF cũng có chương trình lai
giống và phát triển những loài hoa-chậu mới, giá trị cao được chọn từ những loài hoa địa
phương. Trong 50 loài được nghiên cứu lại, có vài lồi như Ozothamnus sp đã được thuần
hố và trồng kinh doanh; một số lồi khác có sẵn để bán; cịn nhiều lồi khó nhân giống như
Sticherus sp.
Những loài hoa được nhân giống theo nhiều cách khác nhau: giâm cành, chồi nách, chiết,
ghép cành, ghép mầm, thân, rễ,...và nuôi cấy mô tế bào thực vật. Ở CNF, phương pháp nhân
giống bằng nuôi cấy mô chỉ để sản xuất ra cây mẹ và được trồng nơi khu vực cách ly, không
sản xuất ra cây hoa giống cung ứng cho nhà làm vườn. Phương pháp nhân giống bằng hạt
cũng để với mục đích lai tạo ra giống mới.
Kỹ thuật canh tác nghiên cứu trên lồi Platysace lanceolata
Cơng nghệ sau thu hoạch nghiên cứu trên loài Backhousia myrtifolia và cây lai nhiệt đới
Grevillea hybrids.
Trong vườn ươm, GS Daryl Joyce trình bày những loài/giống hoa mà cán bộ ở đây nghiên
cứu. Những loài hoa này được trồng trong nhà và ở ngoài vườn.
Cây con được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mơ như lồi hoa Dianella,...được trồng

trong khay hoặc trong chậu nhỏ đặt trên những cái băng (bench) kim loại cao khoảng 0,8 m
hoặc trên những cái kệ cao ở trong nhà lưới được kiểm tra chặt chẽ về độ ẩm (như sương),
ánh sáng và nhiệt độ (bằng các phương tiện đặt bên trong); thực tế tơi thấy nóng và rất ẩm.
Vài loài hoa được nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Những loài nhiễm bệnh thối rễ
hoặc thối cổ rễ thì được ghép ( đoạn cành hoặc mầm) trên những gốc ghép hoặc là kháng
bệnh hoặc là chịu được những bệnh này.
Trồng cây con trên những băng cao và chọn gốc ghép kháng bệnh như nêu trên là hai trong
những phương pháp quản lý bệnh Phytophthora tốt nhất.
Một vài vật liệu dùng để phủ lên nhà ươm cây này được làm bằng vải, ny long, gương,...và có
màu sắc khác nhau: trắng, đen, đỏ hoặc trong suốt. Tôi nghĩ việc chọn màu và vật liệu che
phủ phụ thuộc vào đặc tính của lồi hoa được trồng trong nhà; có lẽ màu sắc của vật liệu che
phủ ảnh hưởng đến màu sắc của mỗi loài hoa. GS Joyce cũng giới thiệu chúng tơi một nhà
được che phủ bằng kính trong suốt có giá trị khoảng 1,2 triệu đô la Úc; bên trong nhà ánh
sáng, nhiệt độ, ẩm độ và nhiều yếu tố khác được kiểm soát bằng những phương tiện hiện đại
cho việc nghiên cứu (nhưng hiện nay nhà kính này vẫn chưa hoạt động)
Ở ngoài vườn, những chậu hoa được đặt trên nền sỏi để thốt nước tốt và ngăn khơng cho
tiếp xúc với đất (để phịng bệnh có nguồn gốc từ đất như Phytopthora, Fusarium,...)
Có một thí nghiệm ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng phát triển của
một loài hoa được thực hiện trong vườn này. Năng lượng mặt trời được sử dụng để vận hành
các thiết bị đo nhiệt độ khơng khí, nhiệt độ đất, ẩm độ đất, ẩm độ khơng khí,...
Theo như tơi biết, âm nhạc dường như cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các lồi hoa.
Khơng biết CNF có nghiên cứu vấn đề này không.

4


2.3. Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Nhiệt đới (CTH): Trung tâm này thuộc NSW DPI
toạ lạc ở vùng NSW North Coast.
Giống như Queensland, điều kiện tự nhiên ở North Coast NSW cũng tạo nên sự đa dạng cây
trồng. Những năm gần đây, ngoài những cây truyền thống như chuối, bơ; nhiều cây mới đã

được trồng kinh doanh, giá trị khoảng 280 triệu đô la Úc bao gồm cây macamadia, blueberry,
cà phê, ô liu, pencan, hồng, vải, cây ăn quả có múi,...khoai tây, cà chua, xà lách,...và chè do
khoảng 3000 nhà làm vườn trồng trên 16.000 ha.
Đến Trung tâm này, chúng tôi gặp một thanh niên trẻ giới thiệu về những cây ăn quả nhiệt
đới được trồng ở đây.
Chuối Ba Lùn (Tiêu, Gìa Lùn) được trồng hàng đơi xi theo chiều dốc đồi theo hướng bắcnam. Những buồng chuối được bao bằng bao ny long màu xanh để tránh rám (cháy) nắng,
tránh sâu hại và tạo điều kiện cho các quả cùng chín đều nhau.
Đến vườn macamadia, anh ta chỉ cho chúng tơi thấy vài lồi sâu hại và thiên địch của nó. Anh
ta ni một lồi ong rất nhỏ (hình như là lồi ong mắt đỏ Trichogrammatoidea crytophlebiae
rồi thả chúng vào vườn cây. Những con ong này tìm và đẻ trứng của nó vào trong trứng của
lồi sâu đục hạt quả macamadia (Crytophlebia ombrodelta) ; có nghĩa là ong mắt đỏ ký sinh
trứng sâu đục hạt macamadia. Đây là biện pháp phịng trừ sinh học góp phần bảo vệ môi
trường, nhưng theo tôi áp dụng phương pháp này rất khó để điều khiển sự cân bằng giữa ong
ký sinh và sâu đục hạt. Vì thế điều tra mức ký sinh tự nhiên trong trứng của sâu đục quả rất
quan trọng.
Trong vườn này tôi cũng phát hiện ra một cây macamadia bị nhiễm bệnh chảy nhựa có lẽ do
nấm Phytopthora gây ra.
Anh thanh niên trẻ này cũng rất nhiệt tình giới thiệu với chúng tôi một vài cây ăn quả khác
như mãng cầu, bơ, mít, khế mà hình như anh ta khơng chun về những lồi này.
2..4. Viện North Coast- bang New South Wales- khu Woolongbar:
Ơng Dave Forrest nói về hệ thống canh tác hữu cơ.
Ông Dave Forrest đã thành lập một cơng ty "gia đình" có tên là Organicforrest toạ lạc ở vùng
sâu của cảng Byron, phía nam của thị trấn Kingscliff. Ông ta đã canh tác hữu cơ trên 25 năm,
cung cấp quả và rau hữu cơ tươi, hạt macamadia và cà phê cho các chợ địa phương và các
chợ thành phố.
Thực hiện canh tác hữu cơ có nghĩa là sản xuất cây trồng khơng dùng hố chất, tăng cường
phân hữu cơ và/hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thực vật, áp dụng biện pháp
sinh học để phòng trừ sâu bệnh, trồng cây sống thường xuyên, chịu bóng để phủ đất giữa các
hàng cây và dưới tán cây. Ông Forrest cũng hướng dẫn chúng tôi cách làm phân hữu cơ bằng
các vật liệu sẵn có trên đồng, cách thiết kế một vườn theo canh tác hữu cơ như trồng đa canh,

luân canh,...tủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ,...Những cách làm này cũng là phương pháp tốt
nhất để quản lý bệnh Phytophthora.
2.5. Trạm Nghiên cứu Gatton (GRS): GRS thuộc Queensland DPI&F, Trạm ở thị trấn
Gatton, phía tây của Brisbane.

5


Tiến sĩ Timothy O'Hare chỉ giới thiệu về giống cà chua mới rất giàu vitamin A. TS Timothy
cịn nói về khả năng chống bệnh ung thư của một số loài rau thuộc họ Thập tự Brassicaceae
do một nhóm dự án của DPI&F đã nghiên cứu trong 2 năm. Rau Thập tự có chứa một hố
chất thực vật biến đổi thành isothiocyanates khi ta nhai rau. Vài isothiocyanates có thể tạo ra
enzyme detoxification thúc đẩy việc tiêu huỷ chất gây ung thư trong cơ thể con người.
Isothiocyanates được liên kết để giảm sự phát triển của các loại ung thư. Cải củ (radish),
daiko (một loại rau của Nhật) và cải bông xanh (broccoli) đứng hàng đầu bảng về chống ung
thư.
2.6. Trung tâm Nghiên cứu Indooroopilly (IRC): IRC thuộc Queensland DPI toạ lạc ở
vùng Indooroopilly-thành phố Brisbane.
TS Andre giới thiệu văn phòng làm việc và phịng thí nghiệm của ơng.
Đặc biệt nơi đây tơi gặp TS Roger Shivas. Ơng giới thiệu về một "Thư viện về bệnh hại thực
vật". Hàng ngàn mẫu bệnh và ký chủ của nó gồm virus, viroid, phytoplasma, vi khuẩn,
nấm,...và men (yeast) đã được thu thập từ Úc và từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có
nhiều mẫu lấy từ Việt Nam. Mỗi mẫu được giữ trong bao giấy nhỏ hoặc trong lọ nhỏ được cất
giữ trong "thư viện" lạnh được dùng để phục vụ nghiên cứu và kiểm dịch thực vật. Những
mẫu bệnh chia thành 3 nhóm: nguồn gốc Úc, khơng có ở Úc và hiện có tại Úc từ nước ngồi.
Tơi khơng hiểu tại sao TS Shivas lại giữ những mẫu bệnh "khơng có ở Úc" tại thư viện này ở
Úc, mà không giữ ở nơi khác ngồi Úc.
2.7. Nơng trại macamadia ở Bangalow: TS Andre giới thiệu về sinh học cây macadamia,
bệnh đốm vỏ (husk spot) và máy thu hoạch.
Chỉ có macamadia là cây có nguồn gốc Úc (cịn gọi là Queensland nut) được trồng kinh

doanh, khoảng 800 người trồng trên 16.000 ha, hầu hết ở NSW 60% và Queensland 40%.
Macamadia là cây thường xanh (khơng rụng lá theo mùa), dạng cây trung bình đến lớn. Cây
đã cho trái có thể ra hàng ngàn chùm hoa mỗi năm. Chùm hoa mọc rủ xuống dài khoảng 1015 cm và có khoảng 200-400 hoa/chùm màu kem đến trắng tinh, chùm hoa mọc sâu bên
trong tán cây từ những cành cứng, khơng giống như các lồi cây ăn quả khác. Dưới 5% hoa
được đậu quả và nhiều hoa bị rụng trong vòng 5-6 tuần sau khi thụ tinh. Quả thuần thục
trong vòng 5-6 tháng nhưng hầu hết bị rụng tự nhiên.
Husk spot gây ra bởi Pseudocercospora macadamiae là bệnh nguy hiểm đối với cây
macamadia ở Úc. Bệnh đã được phát hiện ở những vùng trọng điểm macamadia ở
Queensland và NSW. Nó chưa được tìm thấy ở những quốc gia khác có trồng macamadia.
Sau khi ra hoa khoảng 1-2 tháng thì bệnh đã xâm nhiễm và triệu chứng thể hiện trong vòng 34 tháng sau phụ thuộc vào nhiệt độ và giống trồng, quả non nhiễm bệnh sẽ bị rụng. Triệu
chứng ban đầu là những đốm úa vàng tái, sau đó những đốm lan rộng và trở thành màu nâu
vàng, hạn chế mô vỏ phát triển cho đến khi hạt thành thục. TS Andre chỉ chúng tôi xem triệu
chứng bệnh trên vỏ quả non ở nông trại này. Nấm bệnh có thể gây thiệt hại trầm trọng, làm
rụng trái non; trái non này có hàm lượng dầu < 70% thường sẽ không thuần thục và không
phù hợp cho việc chế biến.
Biện pháp phòng trừ bệnh này được khuyến cáo ở Úc là kết hợp hài hoà các biện pháp phun
thuốc trừ bệnh, biện pháp canh tác, dùng giống kháng. Tuy nhiên hiện nay ở Úc vẫn chưa
chọn được giống nào kháng bệnh hoàn toàn.

6


Ở nơng trại macamadia này, có 7 giống được trồng theo từng lô một. Sự thụ phấn chéo giữa
các giống làm tăng số lượng và chất lượng hạt. Theo ông Flemming, một trợ lý của TS Andre,
sự khác nhau về chất lượng, về giá cả của hạt macamadia cũng là nguyên nhân trồng vài
giống trên một nông trại để giảm rủi ro trong sản xuất.
Hàng cây macamadia hướng lên xuống theo chiều dốc và theo hướng bắc-nam. Điều này cho
thấy, hướng hàng được quan tâm hơn là nguy cơ xói mịn đất trên đất dốc, có lẽ do lượng
mưa thấp (ở Nambour 1730mm/năm; ở Gatton, phía tây Brisbane có lẽ khơ hơn nữa) làm
giảm nguy cơ xói mịn đất trong khi hàng cây theo hướng bắc-nam thì cả 2 phía của hàng cây

đều tiếp nhận tối đa ánh sáng mặt trời, nhất là vào mùa đơng. Ngồi ra, ở độ dốc từ 8-15 %,
hàng cây phải chạy lên xuống theo chiều dốc thì máy nơng nghiệp hoạt động mới an toàn.
Điều này khác với Việt Nam, nơi trung tâm vùng nhiệt đới có lượng mưa nhiều và đầy ánh
sáng mặt trời quanh năm. Trên đất dốc, hàng cây phải trồng theo đường đồng mức kết hợp
với hệ thống bảo tồn đất và nước.
TS Andre cũng giới thiệu 2 cái máy thu hoạch macamadia: một máy nhỏ vận hành bằng tay
dùng cho vườn nhỏ và một máy lớn vận hành bằng máy dùng cho vườn lớn; tuy vậy về cơ
chế thu hoạch thì tương tự nhau. Khi trục trịn mang nhiều sợi mềm như những ngón tay
quay thì những 'ngón tay' này sẽ kẹp những quả macamadia đã rơi nằm trên mặt đất dưới tán
cây rồi chuyển những quả này đến thùng chứa. Sau khi thu hoạch, những quả này được phân
loại ngay trong nhà kho bằng máy (tôi đã thấy ông Femming chạy máy phân loại hạt này)
2.8. Nông trại cà phê Zentveld - ơng chủ trại Zentveld nói về những hoạt động của nông trại:
canh tác và chế biến cà phê.
Đầu tiên, ông Zentveld mời chúng tôi vào nhà để nếm thử cà phê do ông sản xuất. Cà phê quá
thơm ngon.
Ra vườn cà phê, ông Zentveld và TS David (khơng phải GS David Guest) trình bày về sự
canh tác cà phê ở nông trại.
Cách đây 20 năm, nông trại này trồng bơ và bị thiệt hại kinh tế rất nặng nề do bệnh thối rễ
Phytopthora gây ra. Biện pháp luân canh được áp dụng liền sau đó, cây cà phê thay cho cây
bơ đã góp phần phịng trừ bệnh thối rễ có hiệu quả.
Hiện nay, 35.000 cây cà phê được trồng trên 17 ha mà chỉ do 2 người quản lý. Vườn này
được thiết kế tương tự như vườn macamadia mà tôi vừa thăm.
Dr David đã chọn được giống cà phê Arabica K7 từ 24 giống thu thập từ Nam Phi, Kenya và
từ nhiều quốc gia khác, và giống K7 được trồng ở nông trại này. Giống cà phê K7 có chất
lượng rất cao và kháng bệnh gỉ sắt cà phê, là bệnh hại nghiêm trọng trên các giống cà phê
thuộc loài C. Arabica. Đặc biệt những năm trở lại đây, vào mùa đông mép lá cà phê bị chuyển
màu vàng do biên độ nhiệt trong ngày cao, chứ khơng do phân bón hay bệnh như nhiều người
lầm tưởng.
Hơn 6 năm qua, những công nghệ tiên tiến, hệ thống tưới nhỏ giọt và IPM (chương trình
Quản lý dịch hại tổng hợp) đã được thực hiện và làm tăng sản lượng cà phê lên 40% và sản

phẩm cà phê sạch.
Ơng Zentveld cũng chỉ cho chúng tơi xem máy thu hoạch cà phê giá 70.000 đô la Úc và máy
phân loại, chế biến 250.000 đô la Úc.

7


2.9. Nông trại củ cải đỏ (beetroot) và xà lách ở thung lũng Lockyer: GS David chở chúng
tôi đi qua vùng trồng rau rộng mênh mông ở thung lũng Lockyer và dừng lại thăm cánh đồng
trồng củ cải đỏ, sau đó thăm ruộng xà lách. TS Ken Jackson and TS Timothy J. O'Hare giới
thiệu về lịch sử trồng rau ở thung lũng này và về sản xuất củ cải đỏ và xà lách trên đồng
ruộng.
Thung lũng Lockyer nằm về phía tây thành phố Brisbane, đi xe từ Brisbane đến thung lũng
mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Thung lũng Lockyer là vùng nổi tiếng về sản xuất rau chất
lượng cao, trị giá 128 triệu đơ la Úc (năm 2000), trong đó củ cải đỏ 6 triệu đô la.
Củ cải đỏ là một trong những loại rau chủ lực ở Queensland. Củ cải đỏ khơng có chất béo, ít
calo, nhiều chất xơ và trong nhiều năm được sử dụng để chữa ung thư.(?)
Trên đồng rau, củ cải đỏ được trồng với mật độ cao, tán lá giao nhau, và trên loại đất rất tốt,
giàu mùn. Năng suất khoảng 25-30 tấn/ha.
Bệnh nguồn gốc từ đất là vấn đề lớn đối với việc sản xuất củ cải đỏ, nhất là những vùng thoát
nước kém. Bệnh thối đen rễ do nấm Aphanomyces cochlioides gây ra, nấm phát sinh phát
triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt. Sự xâm nhiễm và phát triển của bệnh thích hợp thời tiết
ấm áp, ẩm độ đất cao, bệnh sẽ gây hại nặng. Nên trồng củ cải đỏ trên luống cao, tránh vùng
thốt nước kém. Ngồi ra bệnh đốm lá cũng là bệnh phổ biến do nấm Cercospora beticola &
Phoma betae gây ra, các loài nấm này sống trên tàn dư cây củ cải đỏ ở trong đất, trên cỏ dại
và trên hạt cải. Để phòng trừ bệnh này, nên dùng thuốc trừ bệnh và áp dụng biện pháp luân
canh.
Ts Ken Jackson cũng giới thiệu về một máy thu hoạch củ cải đỏ đang vận hành trên ruộng.
Máy chạy dọc theo luống rau, một bộ phận trục ngang có những "ngón tay kim loại" lắp đặt
dưới máy sát mặt đất; khi trục quay thì các 'ngón tay' sẽ đào bới và nhặt củ cải và củ được

chuyển vào thùng chứa, thùng chứa được kéo bởi chiếc máy kéo chạy song song với máy thu
hoạch.
Ở ruộng xà lách, mỗi hàng xà lách đều có lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Xà lách trồng ở đây
hình như có nguồn gốc ở Ý, có lá rất to và đường kính cây xà lách khoảng 40cm. Xà lách
được thu hoạch bằng máy và TS Tim giới thiệu về máy này. Không giống như máy thu hoạch
củ cải đỏ, máy thu hoạch xà lách phải có sự hỗ trợ của con người. Một vài người nhổ cây xà
lách lên, cắt bỏ phần rễ rồi đặt úp chúng lên một cái giàn được gắn vào một bên máy thu
hoạch. Máy thu hoạch chạy rất chậm. Cây xà lách tiếp tục được chuyển lên vào trong một
thùng xe lớn sau khi nó chạy qua bộ phận phun nước để rửa sạch.
Trong xe, xà lách được đóng vào thùng cac-tông và rồi được chuyển ra một chiếc xe tải lớn
đang đỗ sẵn ở ngồi đường. Cơng việc thu hoạch và đóng gói xà lách được hồn thành ngay
tại đồng ruộng.
Sử dụng máy thu hoạch thực sự tiết kiệm thời gian và công lao động. Ứơc chi giá cả của nó
rẻ hơn để nơng dân Việt Nam có thể sử dụng được.
2.10. Công ty Rau Withcott: Một phụ nữ đã đón đồn và giới thiệu hoạt động của cơng ty
qua băng video.
Công ty Withcott do ông bà Graham và Wendy Erhart thành lập và hiện ở vùng
Postman'Ridge- bang Queensland.

8


Mỗi năm công ty Withcott sản xuất trên 350 triệu cây giống rau chất lượng cao. Ngồi ra cịn
sản xuất cây giống có nguồn gốc địa phương như macamadia, bạch đàn và grevillea. Đặc biệt
để hạn chế sự tác động của bệnh hại, công ty đã sản xuất cây giống ghép trên cà chua, bầu bí
các loại. Tất cả những cây con giống được gieo trồng trong những cái khay loại 198, 240
hoặc 198 lỗ (cells), gieo trồng trong khay mang lại nhiều thuận lợi như giảm thời gian gieo
trồng, giảm số lượng hạt giống, có lợi nhuận hơn,...Cơng ty rất quan tâm đến khâu làm vệ
sinh trong tất cả các công đoạn sản xuất; tất cả cây con được trồng trên băng nhôm cao để
tránh bệnh từ đất; tất cả các khay, giá, thùng, sọt đều được sát trùng trước khi đưa vào lại

trong vườn ươm. Trong khu vực vườn ươm, xe cộ vào vườn được quản lý rất chặt chẽ, phảỉ
triệt để tuân theo sự kiểm tra vệ sinh nghiêm ngặt; chân sạch đất; cây con nhiễm bệnh khơng
được mang vào vườn ươm.
2.11. Nơng trại Graham Anderson: Ơng Graham Anderson và vài thành viên trong nơng
trại tiếp đón chúng tôi và giới thiệu về sản xuất bơ và lạc tiên ở nơng trại này.
CÂY BƠ
Ơng Anderson cho rằng Phytophthora là bệnh cần quan tâm nhất. Vì thế, để quản lý bệnh
Phytophthora có hiệu quả, sản xuất trong nơng trại phải triệt để tuân theo qui trình nghiêm
ngặt sau đây:
Trong vườn ươm bơ:
- Chọn giống gốc ghép chịu được bệnh Phytophthora. Cho đến nay, ở Úc chưa chọn được
giống bơ kháng bệnh Phytophthora.
- Chọn quả/hạt giống không bị bệnh để gieo làm gốc ghép.
- Vật liệu trộn bầu sạch bệnh.
- Cành ghép được chọn từ cây mẹ khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh hại, nhất là bệnh
Phytophthora. Đoạn cành ghép tốt có thể cất giữ 3 tháng ở khoảng 40C.
- Chậu, bầu đất đặt trên những băng kim loại cao khỏang 0,6 m theo hướng bắc-nam.
- Vị trí chỗ ghép cành ngọn trên gốc ghép phải xa mặt đất, trên 35 cm tính từ mặt đất.
- Cơng tác vệ sinh được thực hiện trong các công đoạn sản xuất cây giống. Ủng,
giày,...được sát trùng bằng thuốc trừ bệnh (vôi bột, thuốc gốc đồng,...) trước khi vào trong
vườn ươm và những nơi khác nếu cần thiết. Các dụng cụ làm vườn như găng tay, ủng,
cuốc, dao,...sau khi dùng đều được sát trùng sạch sẽ và cất trong nhà kho.
- Chăm sóc cho cây con khoẻ mạnh cũng góp phần phịng bệnh.
Ngồi ra, ơng Rick, người quản lý vườm ươm trình bày cách chăm sóc cây bơ con: cách gieo
hạt, cách cấy (ra ngơi), bón phân,...Để tạo điều kiện cho hạt dễ nẩy mầm, cắt bỏ phần đỉnh
hạt, dày khoảng 1cm và rồi gieo hạt vào trong khay đặt trên những cái băng cao trong nhà
lưới nóng và ẩm. Khi cây con cao khoảng 10 cm thì ra ngơi sang bầu lớn hơn màu trắng tinh.
Thật đặc biệt, theo ông Rick sở dĩ ông dùng bầu trắng thay cho bầu đen (là loại bầu thường
dùng), để giữ nhiệt độ đất trong bầu ln ở khoảng 25 0C là điều kiện thích hợp cho cây bơ
con sinh trưởng tốt. Đây là lần đầu tiên tôi thấy người sử dụng bầu màu trắng tinh.

Ơng Anderson cũng trình bày rất kỹ về cách chọn cành ghép tốt (đoạn ngọn), đây là một vấn
đề lớn trong nhân giống cây bơ bằng phương pháp ghép ngọn (shoot tip).
Trong vườn trồng bơ:

9


Vườn cây chưa mang trái: Cây con (ghép) được trồng hàng đôi trên luống cao theo hướng
bắc-nam. Rơm cây cao lương được dùng để tủ gốc dày khoảng 10 cm. Đặc biệt, người ta
dùng bao ni lông trắng bọc quanh gốc cây để giảm cành thực sinh, tránh thiệt hại do súc vật
như thỏ,... gây ra, tránh thuốc trừ cỏ, ngồi ra cịn để giữ cho gốc cây được khơ ráo hơn (ngăn
rơm không cho tủ sát gốc)
Trong vườn cây đã cho trái: cây bơ được trồng trong vườn nhà, cây già trên 30 tuổi nhưng giá
rất cao, 26-30 đô la Úc/kg. Vài cây bị nhiễm bệnh thối rễ Phytophthora và được phịng trừ
bằng cách tăng cường bón phân gà và vật liệu hữu cơ, tủ gốc, và tiêm thuốc trừ bệnh
phosphonat vào thân cây hoặc xử lý thuốc gốc đồng. Một người chỉ chúng tôi xem những rễ
cây bị nhiễm bệnh thối rễ Phytophthora. Ơng Luke trình diễn cách tiêm thuốc vào thân cây bơ.
CÂY LẠC TIÊN
Cây lạc tiên trồng trong vườn là cây ghép có gốc ghép tránh được vài vấn đề về hệ rễ và
mầm ghép là giống lạc tiên tím (Passiflora edulis f. edulis x P. edulis f. flavicarpa). Ở Úc,
giống lạc tiên tím được trồng kinh doanh hơn là lạc tiên vàng.
Cây lạc tiên được trồng hàng đơn theo hướng bắc-nam để che bóng cho những quả rơi dưới
tán tốt hơn, tránh thiệt hại do rám nắng; ngồi những lợi ích do trồng hàng cây theo hướng
bắc-nam như đã trình bày trên. Lạc tiên cũng được trồng trên luống (khơng cao như trồng bơ)
để thốt nước tốt. Điều đáng chú ý là mỗi gốc lạc tiên được bao quanh bởi một cái ống rộng
khoảng 10cm và cao khoảng 50 cm để giảm chồi bên, để bảo vệ vỏ khỏi bị cháy nắng, bị súc
vật gây hại ...và tránh thuốc trừ cỏ.
Sâu bệnh hại chính yêu cầu đặc biệt lưu ý gồm ruồi đục quả, rệp đỏ (sâu hại), bệnh đốm
alternate, héo do fusarium, PWV.
Bệnh Phytophthora có khả năng trở thành vấn đề chính, cần lưu ý thường xuyên.

II.12. Khu du lịch Thế Giới Cây Ăn Quả Nhiệt Đới: chỉ khoảng 15 phút đi xe từ thị trấn
Kingscliff về phía tây-nam là đến đây, một khu du lịch tuyệt vời nằm bên đại lộ Pacific. Vị
quản lý khu du lịch này mời chúng tôi vào một gian hàng trái cây để nếm và ăn những loại
trái cây được sản xuất tại vườn này. Tôi đã lần lượt thử một vài loại trái cây, lạ nhất là trái sô
cô la (hồng đen), thanh long vàng ăn rất ngon. Hình như người Úc thích ăn vị hơi chua hơn là
ngọt.
Sau đó, chúng tơi được chở bằng một chiếc xe mà 'đầu máy' là một chiếc máy kéo đi qua khu
vườn cây ăn quả nhiệt đới. Nơi đây cây ăn quả rất đa dạng phân theo nguồn gốc của nó. Có
14 khu vườn nghiên cứu (rearch garden) có tên là Inca Garden, the Amazon Garden, the
Chinese Garden,...Tôi thăm được một vài vườn trong đó như vườn Tropical Berry (có 14 loại
quả mọng nước khác nhau, hầu hết thu thập từ Nam Mỹ), vườn Ấn Độ (có 50 giống xồi) và
vườn Đơng Nam Á. Tơi có dịp được xem nhiều lồi cây ăn quả như măng cụt vàng, sa pơ chê
khoai lang, sa pô chê trắng, thanh long vàng mà tôi chưa bao giờ được thấy (dù tôi sống cả
đời mình ở vùng nhiệt đới)
Hết sức tiếc là tơi khơng có cơ hội để thăm vườn Bush Tucker có khoảng 100 loài cây ăn quả
gốc Úc.

10


3. Kết luận:
Mặc dù thời gian tham quan hơi ngắn nhưng tôi đã thu thập được nhiều thông tin hữu ích về
quản lý, về hoạt động của các trung tâm/trạm nghiên cứu ở Úc cũng như những phương pháp
canh tác, thu hoạch rau quả, nhất là phương pháp quản lý bệnh Phytophthora. Những kiến
thức và kinh nghiệm tôi học được rất có gía trị và ý nghĩa đối với cơng việc tôi đang làm. Tôi
cũng xin chân thành cám ơn GS David Guest, TS Andre Drenth, TS Rosalie Daniel và nhiều
người khác đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian tham quan ở Úc.

11




×