Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu - phát triển và bảo tồn ngoại vi - MS4 " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.65 KB, 12 trang )

Phụ lục 2. Bản hướng dẫn cho việc xây dựng và quản lý rừng giống



Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
_________________________________________________________________________

Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ
các hoạt động nghiên cứu - phát triển và bảo tồn ngoại vi
(M· sè: 058/04VIE)



RỪNG GIỐNG
MS4: Hướng dẫn thực hành xây dựng và quản lý






Khongsak Pinyopusarerk


Tæ chøc hîp t¸c gi÷a CSIRO vµ Scion (ensis Genetics )
Canberra, Australia







th¸ng 8 - 2005
1. Giới thiệu
Thuật ngữ rừng giống (seed stand và seed production area) nhìn chung được định nghĩa là
“một lâm phần các cây trội được xây dựng và phát triển từ việc loại bỏ những cây có kiểu
hình không mong muốn và sau đó được canh tác nhằm sớm sản xuất hạt giống và cung cấp
giống đại trà”. Hai thuật ngữ này thường được xem xét trong các ngữ cảnh khác nhau. ë một
số nước, thuật ngữ (seed stand) được
định nghĩa là một rừng trồng đã được chuyển hóa để
cung cấp hạt giống, trong khi thuật ngữ “seed production stand” lại nói đến một diện tích rừng
tự nhiên đặc biệt được quản lý để cung cấp hạt giống. Tuy nhiên, ở một số nước khác, thuật
ngữ “seed production stand” lại thường được sử dụng để nói đến rừng trồng được quản lý
phục vụ việc sả
n xuất hạt giống. Trong bản hướng dẫn này “seed production stand” được định
nghĩa là một lâm phần sản xuất hạt giống được chuyển hoá từ các lâm phần rừng trồng có sẵn
hoặc từ lâm phần được trồng đặc biệt và được quản lý phục vụ cho mục đích sản xuất hạt
giống.
Các tổ chức trồng rừng lớn thường cần nhiều hạt gi
ống có chất lượng di truyền được cải thiện
nhằm tăng năng suất và sản lượng rừng trồng. Có một vài phương pháp khác nhau có thể áp
dụng nhằm thu được nguồn hạt giống có chất lượng di truyền cao. Xây dựng rừng giống là
một phương pháp đơn giản và chi phí thấp để sản xuất nguồn hạt giống được cải thiện bước
đầu về di truyền.
Rừ
ng giống là rừng được quản lý đặc biệt cho việc sản xuất giống. Chúng thường được sử
dụng như nguồn cung cấp giống tạm thời cho đến khi có một chương trình sản xuất giống tiến
bộ hơn được thực hiện, chẳng hạn như xây dựng vườn giống. Tuy nhiên, rừng giống là một
phương pháp rất hiệu quả để tạo ra nguồn cung cấ
p giống với giá thành phù hợp, song cần
phải nhấn mạnh lại chất lượng di truyền của hạt giống chỉ được cải thiện một phần nào. Mặc

dù, tổng giá trị của việc cải thiện chất lượng di truyền từ rừng giống được mong đợi là nhỏ,
nhưng hạt giống được thu hái từ rừng giống vẫn luôn có chất lượng di truyền tốt hơ
n hạt thu
hái đại trà trong các lâm phần thông thường, đặc biệt là khả năng thích nghi, hình dáng thân
và khả năng chống chịu sâu bệnh.
2. Rừng giống
Rừng giống có thể là các lâm phần được trồng đặc biệt nhằm mục đích sản xuất hạt giống hay
là các lâm phần sẵn có được quản lý để sản xuất hạt giống, đã được chứng minh nguồn gốc di
truyền là phù hợp.
2.1. Chuyể
n hoá Rừng giống từ các lâm phần rừng trồng sẵn có.
Cách nhanh nhất để tạo rừng giống là chuyển hoá các lâm phần rừng trồng trưởng thành sẵn
có của những cây chất lượng tốt, phù hợp với mục đích sản xuất hạt giống. Một rừng giống
cũng có thể được chuyển hoá từ một khảo nghiệm hậu thế hay khảo nghiệm xuất xứ. Không
có s
ự giới hạn về tuổi, nhưng các lâm phần này cũng nên đủ tuổi trưởng thành để sản xuất hạt
giống.
Một lâm phần rừng trồng phù hợp cho việc chuyển hoá thành rừng giống nên có những đặc
tính như sau:
(1) Thông tin rõ ràng về nguồn gốc hạt giống được sử dụng để xây dựng lâm phần.
Những hiểu biết về nguồn gốc địa lý và cơ sở di truy
ền là rất quan trọng để xác định khả
năng phù hợp của các lâm phần trước khi chuyển hoá thành rừng giống.


1
(2) Tuổi lâm phần nên là tuổi trưởng thành để sản xuất hạt giống, nhưng không quá già
Những lâm phần này tuy không có giới hạn tuổi nhưng cũng cần phải đủ tuổi để việc
chọn lọc là đáng tin cậy và đủ tuổi thành thục sinh sản để sản xuất hạt giống. Những cây
cá thể phải có tán đủ dày và rộng để tạo tiềm năng sản xuất nhữ

ng mùa hạt giống bội
thu.
Hạt giống thu từ những cây quá già hoặc quá trẻ thường có chất lượng thấp hơn so với
hạt thu từ những cây ở độ tuổi trung bình. Hơn nữa, những cây già có xu thế không phát
triển tán nữa kể cả khi có tác động tỉa thưa.
(3) Các lâm phần nên có tỷ lệ sống cao và có nhiều cây sinh trưởng tốt và hình dáng thân đẹp
Một lâm phần phù hợp trước khi chuyển hoá cần có số l
ượng cây gần đủ như khi trồng
để tăng cường độ chọn lọc. Mật độ cuối cùng của một khu sản xuất hạt giống thường là
150 - 200 cây/ ha. Nên tiến hành một cuộc khảo sát ban đầu để khẳng định mật độ cây
có hình thái tốt tương ứng với mật độ cuối cùng của rừng giống.
(4) Không bị sâu bệnh
Lâm phần bị sâu bệnh chứng tỏ khả
năng thích nghi kém của nguồn hạt giống. Nếu lâm
phần bị tấn công rộng lớn của sâu bệnh thì không nên sử dụng lâm phần này cho việc
chuyển hoá rừng giống.
(5) Các cây trong lâm phần nên được chứng minh về khả năng ra hoa và kết quả tốt
Để tránh những sai xót sau này, việc điều tra chi tiết khả năng ra hoa và kết quả của các
loài cây dự tuyển trong một môi trường đặc biệt là điều ki
ện tiên quyết để xây dựng
rừng giống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loài cây nhập nội được dẫn giống
tới nơi mà khả năng ra hoa có thể kém hoặc không có khả năng kết hạt do không phù
hợp về điều kiện lập địa. Rừng giống không nên xây dựng trên các điều kiện môi trường
không thích hợp như những vùng dễ gặp khô hạn. Sự
có mặt của các nhân tố thụ phấn
cũng có thể là một yếu tố quan trọng khi xem xét xây dựng rừng giống.
(6) Lâm phần được chọn phải dễ dàng đi lại
Để thuận lợi cho việc chuyển hoá rừng giống và các hoạt động quản lý tiếp theo như thu
hái hạt giống đòi hỏi các lâm phần phải dễ dàng đi lại trong cả năm. Điều này có nghĩa
là khu vực này không nh

ững phải khá bằng phẳng mà còn phải thoát nước tốt. Lý tưởng
nhất là các lâm phần không ở các vùng quá sâu và xa, đặc biệt là quá xa nguồn lao động
địa phương để dễ dàng chăm sóc và quản lý.
(7) Các lâm phần được chọn không phải chịu sự khai thác thương mại.
Rừng giống sẽ được chăm sóc trong nhiều năm. Do đó cần phải đảm bảo rằng những
lâm phần được chọn là an toàn từ các hoạt độ
ng khai thác thương mại. Sự liên kết tốt
giữa các nhà quản lý rừng sẽ giúp tránh khỏi những mất mát đáng tiếc cho các rừng
giống có giá trị.
(8) Diện tích của rừng giống
Nói chung diện tích tối thiểu thích hợp để áp dụng các biện pháp quản lý cho một rừng
giống, đối với hầu hết các loài cây rừng, là 4 ha. Việc quản lý các lâm phần nhỏ sẽ là
không hiệu quả và nguy cơ nhiễm phấn t
ừ bên ngoài là rất lớn. Tuy nhiên, đối với một
số loài như Bạch đàn chỉ cần một diện tích nhỏ khoảng 0,5 ha cũng đủ, do khả năng

2
sinh sản lớn (sai quả). Diện tích được chọn nên là hình càng vuông càng tốt, vì trong đó
khả năng thụ phấn chéo giữa các cây sẽ dễ dàng hơn so với những hình khối dài.
(9) Cách ly
Sự cách ly kém sẽ là một bất lợi phổ biến của rừng giống được chuyển hoá từ các lâm
phần rừng trồng sẵn có. Thông thường những lâm phần này được chọn từ những rừng
trồng thuần loài và thành thụ
c. Nên hầu như không thể loại bỏ hoàn toàn việc nhiễm
phấn của những loại phấn lạc. Tuy nhiên, xây dựng khu cách ly hay khu pha loãng phấn
xung quanh rừng giống có thể làm giảm bớt sự nhiễm phấn. Khu pha loãng phấn có thể
là một khu mở, khoảng 200m. Những loài cây được trồng trong khu pha loãng phấn
chắc chắn phải là loài không thể lai giống với các loài cần sản xuất hạt giống.
2.2. Phát triển rừng giống từ các r
ừng trồng đặtc biệt

Khi một rừng giống được phát triển từ một rừng trồng mới được xây dựng đặc biệt cho mục
đích sản xuất giống, thì các vấn đề sau đây cần được xem xét:
Yêu cầu lập địa
Môi trường tại khu vực xây dựng rừng giống phải đại diện cho rừng trồng sản xuất
trong vùng, vì việc chọn lọc đầu tiên s
ẽ là những cá thể ưu trội trong những môi trường
như vậy. Điều quan trọng để lựa chọn lập địa là càng đồng điều càng tốt, nếu không
việc quản lý trong tương lai sẽ là rất khó khăn.
Cần kiểm tra để chắc chắn rằng những loài cây cần xây dựng rừng giống đã ra hoa kết
quả trong môi trường định lựa chọn. Việc kiểm tra các lâm phầ
n sẵn có sẽ trả lời có
đúng là loài này đã ra hoa kết quả hay chưa.
Một số chi tiết kỹ thuật như diện tích và khoảng cách ly cho rừng giống, cũng được đề
cấp tương tự như phần chuyển hoá rừng giống từ các lâm phần rừng trồng.
Nguồn hạt giống
Nguồn hạt giống nên được lấy từ một số lượng lớn các cây bố m
ẹ không có quan hệ di
truyền của một hay nhiều xuất xứ phù hợp. Việc sử dụng một hay nhiều xuất xứ thích
hợp đảm bảo rằng cây sẽ thích nghi hơn với lập địa trồng rừng. Riêng khả năng thích
nghi được cải thiện cũng đã làm cho công tác thu thập nguồn hạt giống trở nên có giá
trị. Ở hầu hết các loài, các chỉ tiêu chất lượng như độ thẳ
ng thân và ở một số loài là chất
lượng cành, cũng sẽ được cải thiện.
Chuẩn bị lập địa
Cần phải phát dọn thực bì, cày rạch hàng và làm cỏ trước khi trồng
Khoảng cách trồng
Rừng giống nên được trồng với khoảng cách gần. Khoảng cách ban đầu là 3 x 2 m (mật
độ 1666 cây/ ha) là phù hợp cho hầu hết các loài Bạch đàn nhiệt đới. Khoảng cách rộng
hơn 4 x 2m (mật độ 1250 cây/ ha) hay 3 x 3 m (m
ật độ 1100 cây/ ha) thì phù hợp hơn

với hầu hết các loài Keo. Mật độ cây ban đầu cao cho phép tỉa thưa chọn lọc sớm và
mạnh, vì vậy những cây ưu trội và kiều hình đẹp nhất có thể giữ lại. Cùng đó, một
khoảng cách rộng được mở ra sẽ giúp tán cây phát triển đầy đủ và sai quả.
Bón phân.

3
Việc sử dụng phân bón với liều lượng cân đối ở giai đoạn đầu được khuyến cáo nhằm
xây dựng thành công rừng giống. Loại và tỷ lệ phân bón được sử dụng nên dựa vào ý
kiến của giới chuyên môn địa phương. Nếu không, khuyến cáo sử dụng phân bón NPK
tỷ lệ 15:15:15 với khối lượng 100 g/cây, bón xung quanh gốc cây với bán kính 30 cm.
Phân bón nên được sử dụng sau khi trồng một tháng.
3. Chọn lọ
c cây cho rừng giống
Tiêu chuẩn mong muốn của những cây được giữ lại trong rừng giống là tương tự, nhưng ít
nghiêm ngặt hơn, với những tiêu chuẩn được đòi hỏi đối với việc chọn lọc cây trội sử dụng
trong các chương trình cải thiện giống tập trung. Chỉ những cây có tầng tán ưu trội và trội thì
được xem xét giữ lại bởi tiềm năng sinh trưởng và sả
n xuất hạt giống của chúng. Đối với
những lâm phần trưởng thành có sẵn khi chuyển hoá thành rừng giống thì những cây tỏ ra có
tiềm năng sản xuất hạt giống sẽ được ưu tiên, cho dù trước đây khi sinh trưởng trong một lâm
phần mật độ cây quá dày chúng không thể hiện ưu thế này. Thời vụ thu hái hạt tốt nhất
thường là sau khi tỉa thưa mạnh những cây ít quả.
Tiêu chí chọn lọ
c cây có thể rất khác nhau giữa các loài và giữa các nhu cầu về sản phẩm cuối
cùng song đối với các loài cây lấy gỗ cần phải có một số đặc tính sau đây:
(1) Sinh trưởng nhanh
(2) Thân đơn trục và thẳng
(3) Tán lá phát triển tốt
(4) Cành nhỏ với gốc phân cành lớn
(5) Tỉa thưa tự nhiên tốt

(6) Không bị sâu bệnh
Không nên giữ lại những cây dưới tiêu chuẩn, b
ất chấp khoảng cách. Điều cần thiết để cây sai
quả là tán cây phải được phơi nắng và chiếu sáng ít nhất từ 3 phía. Khi trong đám chỉ có một
vài cây có kiểu hình tốt nhưng có biểu hiện cạnh tranh về không gian và ánh sáng thì phải loại
bỏ chỉ để lại những cây tốt nhất trong đám để chúng có thể tiếp nhận đủ ánh sáng. Ngược lại
nếu có một đám cây chỉ có một số
cây là có kiểu hình kém nhưng do điều kiện lập địa không
tốt vẫn phải chặt bỏ toàn bộ, ngay cả khi sẽ tạo ra một khoảng trống lớn trong rừng.
Việc chọn cây nên được tiến hành theo từng đám nhỏ để dễ so sánh. Mỗi một nhóm 16 cây (4
x 4) sẽ phù hợp cho việc quan sát. Việc chia lâm phần thành những đám nhỏ sẽ tạo điều kiện
để những cây giữ lạ
i sau lần tỉa thưa cuối cùng được phân bố đồng đều hơn. Những cây không
đáp ứng được tiêu chuẩn chọn lọc sẽ được đánh dấu để tỉa thưa. Các dải băng màu có thể
được sử dụng phục vụ cho mục đích này.
Một số loài cây đơn tính khác gốc như phi lao (với sự tách biệt cây đực và cây cái). Khi tỉa
thưa cần phải quan tâm để đảm bảo
đủ số lượng cây đực tạo điều kiện thụ phấn tốt. Tuy nhiên
chưa có quy định về tỷ lệ cây đực/ cây cái giữ lại, song tỷ lệ cây đực/cây cái là 30/70 dường
như là hợp lý.
Tính đồng nhất của các cây ban đầu trong một rừng giống nhìn chung không được biết đến.
Sau lần tỉa thưa cuối cùng, số lượng cây để lại trên mỗi một lâm phần đã được tính đế
n. Điều
này liên quan đến việc đánh giá khả năng ra hoa và hình thành quả của từng cây trong tương
lai.
4. Kỹ thuật tỉa thưa rừng giống
Tỉa thưa là việc cần làm cho sự phát triển của rừng giống. Việc loại bỏ những cây cá thể có
kiểu hình xấu nhằm tăng thêm chất lượng di truyền cho hạt giống thông qua thụ phấn chéo
giữa những cây được giữ lại. C
ũng cần lưu ý rằng đối với một số loài cây sai quả có thể cũng


4
không đạt được sản lượng như mong muốn trong một vài năm sau khi tỉa thưa, bởi vì chúng
cần có thời gian để phát triển tán lớn hơn. Mật độ cuối cùng 150 - 200 cây/ ha được xem là
phù hợp cho việc thụ phấn chéo và sản xuất hạt giống cho những năm tiếp theo đối với hầu
hết các loài cây trồng rừng thương mại.
Cuờng độ tỉa thưa
Mỗi rừng giố
ng nên tiến hành tỉa thưa ít nhất 2 đến 3 lần liên tục để loại bỏ những cây
xấu. Mỗi lần tỉa thưa khoảng 50% tổng số cây.
Việc tỉa thưa một lâm phần sẽ gặp những rủi ro như điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khô
cháy có thể là một vấn đề ở những khu vực nóng ẩm, trong khi đó gió thổi lại là một
v
ấn đề bình thường ở khu vực có gió mạnh. Việc tỉa thưa theo từng bước, không được
làm toàn bộ trong một lần, sẽ cho phép những cây giữ lại điều chỉnh và thích nghi với
điều kiện mới. Quá trình tỉa thưa được trình bày ở sơ đồ 1 - 6.
Thời gian tỉa thưa
Thời gian tỉa thưa nên chọn làm sao tránh được các ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ, không
tiến hành tỉa thưa trong mùa mư
a bão hoặc gió mạnh vì có thể phá hoại tán cây. Nếu
khô cháy là một rủi ro chính thì chỉ tiến hành tỉa thưa trước khi mùa mưa.
Đối với những rừng giống được chuyển hoá từ các lâm phần rừng trồng đặc biệt, thời
gian tỉa thưa sẽ dựa vào tốc độ sinh trưởng đạt được. Mục đích của việc tiến hành tỉa
thưa này là để hạn chế sự cạnh tranh giữ
a các tán cây liền nhau (chỉ tiến hành trước khi
tán cây giao nhau). Đối với nhiều loài Bạch đàn và Keo nhiệt đới, tốc độ sinh trưởng ở
giai đoạn đầu rất nhanh, sẽ đòi hỏi phải tiến hành việc tỉa thưa lần đầu ở giai đoạn 24
tháng tuổi sau khi trồng. Tỉa thưa lần hai và lần cuối được tiến hành lần lượt vào giai
đoạn 4 và 6 năm tuổi.
Chỉ d

ẫn kỹ thuật tỉa thưa cần đặc biệt quan tâm bởi vì việc làm tổn thương tới những cây
để lại có thể dẫn đến sự suy thoái khả năng sản xuất hạt giống. Việc tỉa thưa cẩu thả là
một nguyên nhân chung dẫn đến những vấn đề sau này trong rừng giống.
5. Quản lý rừng giống
Sản xuất hạt giống nên được quản lý và duy trì một cách phù h
ợp để đảm bảo tiềm năng sản
xuất giống cao nhất.
Thu dọn vật liệu chặt tỉa
Sau khi tỉa thưa phải thu dọn sạch vật liệu chặt tỉa đã chất đống trên mặt đất. Việc dọn
sạch vật liệu chặt tỉa tạo điều kiện đi lại và chăm sóc rừng giống một cách dễ dàng và
giảm b
ớt nguồn phát sinh sâu bệnh và nguồn vật liệu gây cháy rừng.
Làm cỏ
Nếu rừng giống được coi là quản lý hiệu quả thì sinh trưởng của lớp thực bì dưới tán
rừng cũng phải được kiểm soát. Sinh trưởng của cỏ dại có thể được kiểm soát bằng việc
nhổ cỏ bằng tay thường xuyên hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ một cách cẩn trọng. Do đó cây
trong r
ừng giống sẽ không bị hạn chế sinh trưởng bởi phải cạnh tranh với cỏ dại. Việc
kiểm soát cỏ dại trong rừng giống sẽ là yêu cầu cần thiết trong suốt quá trình tồn tại bởi
vì việc tỉa thưa chọn lọc sẽ để lại những khoảng trống lớn giữa các cây. Khi cây đạt đến

5
chiều cao xấp xỉ 10 m việc kiểm soát cỏ dại có thể tiến hành bằng cách chăn thả gia súc
trong khu rừng giống đó.
Kiểm soát tái sinh chồi
Đối với những loài có khả năng tái sinh chồi mạnh như Bạch đàn, việc cần thiết là phải
làm chết những gốc cây sau khi tỉa thưa để ngăn cản sự tái sinh. Thuốc trừ cỏ
Glyphosate, chẳng hạn như thuốc Round-up,
đã tỏ ra có hiệu quả khi phun hay quét
chúng ngay lập tức lên trên mặt cắt của gốc cây sau khi chặt tỉa. Việc áp dụng nhiều lần

có thể là rất cần thiết để đảm bảo 100% gốc cây đã chết.
Bón phân
Bón phân nên được sử dụng kết hợp với việc tỉa thưa. Việc tăng cường thể trạng của cây
từ tỉa thưa và bón phân sẽ tạo điều ki
ện cho cây sinh trưởng tốt, tán lá dày và xum xuê,
ra hoa và kết quả tốt. Việc sử dụng thường xuyên những loại phân bón chứa đạm chỉ
làm tăng khả năng sinh trưởng của thảm thực bì. Nên sử dụng các loại phân chứa lân,
kali và dinh dưỡng vi lượng trước và trong quá trình ra hoa.
Phân ranh giới
Đường ranh giới bên ngoài khu rừng giống nên được đánh dấu bằng những điểm mốc
cố định rõ ràng. Một mốc giới rõ ràng nên được thi
ết lập để chỉ rõ mục đích của lâm
phần và trách nhiệm của cơ quan quản lý nó.
Bảo vệ
Phải xây dựng đường băng cản lửa (rộng 10 m hoặc hơn) xung quanh mỗi rừng giống
và phải duy trì liên tục. Nếu cần có thể xây dựng một hàng rào quanh rừng giống để hạn
chế việc cắt cỏ cho gia súc hay những hoạt động của con người và động vật hoang dã,
đó là nguyên nhân gây tổn thưởng đến cây giống.
6. Lưu trữ thông tin
Công việc ghi chép và lưu giữ đầy đủ các thông tin trong rừng giống có vai trò rất quan trọng.
Những thông tin cần ghi chép như sau:
- Loài
- Nguồn gốc hạt giống
- Địa điểm
- Năm xây dựng rừng giống
- Điều kiện thời tiết (lượng mưa, nhiệt độ )
- Điều kiện đất đai
- Các chế
độ lâm sinh (thời gian tỉa thưa, kiểm soát cỏ dại, sử dụng phân bón )
- Đặc tính vật hậu học

- Thu hái hạt giống hàng năm (khối lượng hạt, số lượng cây được thu hái hạt)
Điều quan trọng là theo dõi quá trình ra hoa, hình thành quả. Các quá trình này bị ảnh hưởng
bởi các biện pháp canh tác lâm sinh.
7. Thu hái hạt
Trước thời gian thu hái hạt, cần tiến hành một cuộc điều tra sơ thám để xác định số lượ
ng quả
hiện có có đủ để thu hái hay không. Việc này có thể được tiến hành bằng cách kiểm tra những
cây ở một số khu vực nhỏ trong rừng giống. Không nên tiến hành thu hái nếu chỉ có một số ít

6
cây kết quả. Hạt thu hái từ những cây này chắc chắn sẽ có chất lượng di truyền kém bởi vì sự
thụ phấn chéo chỉ xảy ra giữa một số ít cây mang hoa. Cũng cần khuyến cáo rằng không nên
thu hái hạt giống trên những cây ra hoa quá sớm hoặc quá muộn trong cùng một mùa.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để thu hái hạt giống. Nhưng hầu hết phương thứuc thu
hái hạt gống phủ biến là thu hái trên cây đứng trên toàn b
ộ diện tích rừng giống, và trộn lẫn
chúng thành một lô hạt (seedlot). Người trèo cây thu hái thường được thuê để cưa cành. Tuy
nhiên phương thức này có thể chi phí cao và cần được xem xét để thực hiện chỉ khi nhu cầu
hạt giống cao. Nên lưu ý rằng nếu cành bị cưa quá nhiều để thu hái hạt thì sẽ phải mất vài
năm để tán phát triển đầy đủ và cây sai quả trở lại.
Một rừng giống có thể
được chia thành nhiều phần. Mỗi phần được xác định cho việc thu hái
hạt trong từng năm riêng biệt. Bằng việc chia rừng giống thành một vài lâm phần nhỏ hơn,
những cây đã thu hái sẽ cần có đủ thời gian để hồi phục và phát triển tán để tiếp tục cung cấp
hạt giống. Phương thức này cũng đảm bảo rằng hạt giống sẽ được cung cấp liên tục từ r
ừng
giống.
8. Kết luận
Rừng giống có ba thuộc tính quan trọng sau đây:
(1) Hạt giống thu hái từ rừng giống sẽ có chất lượng di truyền tốt hơn so với hạt giống

được thu hái xô bồ mang tính chất thương mại từ các rừng trồng thông thường, đặc
biệt là tính thích nghi, khả năng sinh trưởng, hình dáng thân và khả năng chống chịu
sâu bệnh.
(2) Khi rừng giống được xây d
ựng từ rừng trồng đặc biệt phục vụ cho mục đích này,
nguồn gốc địa lý rõ ràng của từng cây bố mẹ được biết rõ, vì thế hạt giống được sản
xuất ra là từ các nguồn giống thích hợp.
(3) Rừng giống là những nguồn giống thích nghi tốt, đáng tin cậy với giá cả vừa phải và
dễ chấp nhận.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh r
ằng rừng giống chỉ cung cấp vật liệu giống tạm thời có chất lượng
di truyền cải thiện một bước để đáp ứng nhu cầu tạm thời. Rừng giống sẽ là lỗi thời khi vườn
giống được xây dựng và sẵn sàng cung cấp giống chất lượng di truyền cao hơn.



7
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Dòng: Một quần thể của các cá thể đồng nhất về tính di truyền có được thông qua quá trình
nhân giống sinh dưỡng.

Gia đình: Gia đình là những cá thể có cùng bố mẹ
- Gia đình nửa Sib (half-sib) là gia đình gồm các cá thể cùng một bố hoặc mẹ (thông
thường là từ cùng một mẹ).Cây bố không biết, thông qua thụ phấn tự do
- Gia đình cả Sib (Full-sib) là gia đình gồm các cá thể cùng chung bố mẹ. Được t
ạo ra
từ việc thụ phấn có kiểm soát (lai nhân tạo)

Kiểu gen: Khả năng di truyền của cây khi những yếu tố môi trường đã bị loại trừ chỉ được

xác định bởi các gen của cây

Lai cận huyết: Tạo ra thế hệ con bằng việc lai giống giữa các cây có quan hệ họ hàng gần
gũi, thường là tự thụ phấn. Nếu quá trình này diễn ra qua nhiều thế hệ s
ẽ bộc lộ những
tính trạng lặn, không mong muốn.

Nòi địa phương: Một quần thể của một loài đã thích ứng với điều kiện hoàn cảnh mới (“xa
lạ”) sau một hay một vài thế hệ

Cá thể đầu dòng: Là cây gốc mà từ đó một dòng được nhân ra.

Nhóm hạt thông thường: Hạt có kích cỡ từ nhỏ đến trung bình, thường có vỏ cứng, chịu
được vi
ệc sấy khô và nhiệt độ thấp, ví dụ như các loài keo, bạch đàn, phi lao, thông
Cất trữ ở điều kiện thông thường với hàm lượng độ ẩm hạt từ 5 - 7% và ở nhiệt độ 0 -
5
0
C
Có thể cất trữ hàng chục năm với hàm lượng độ ẩm hạt 2 - 4% và ở nhiệt độ 20
0
C

Lai chéo: Tạo ra thế hệ con bằng việc lai giống giữa các cây không có quan hệ họ hàng hoặc
có quan hệ họ hàng xa.

Kiểu hình: Là hình thái của cây mà ta quan sát được.Kiểu hình được xác định bởi sự tác động
qua lại giữa kiểu gen (G) với môi trường (E), được biểu diễn bằng công thức sau P = G
x E


Quần thể: Là một tập hợp các cá thể có khả năng giao phối được với nhau. Không tính đến
mức
độ quan hệ của các cá thể trong quần thể.

Hậu thế: Là những cây con mọc từ hạt của cây bố mẹ được biết trước

Xuất xứ: Vị trí địa lý nơi phân bố của một quần thể lấy vật liệu giống (hạt hay cây) hoặc
quần thể thực vật sinh trưởng ở một khu vực địa lý đặc trưng

Cá thể dòng vô tính:
Một thành viên cá thể của một dòng

Nhóm hạt ưa ẩm: Hạt có kích cỡ từ trung bình đến lớn, hạt nặng do hàm lượng độ ẩm cao
như các loài cây họ dầu, Quế, Mít Hạt không thể bị sấy khô xuống dưới 5% hàm lượng
độ ẩm. Hạt không thể cất trữ lâu dài trong điều kiện nhiệt độ thấp. Chịu được hàm lượng
độ ẩm tối thiểu là 20% và ở nhiệ
t độ từ 12 - 15
0
C đối với các loài cây nhiệt đới. Chỉ cất
trữ được trong một vài ngày đến một vài tháng.


8
Biểu 1. Một rừng trồng thành thục cho việc chuyển hoá thành rừng giống


Biểu 2. Rừng giống trớc khi tỉa thalầnđầu
Tỉa thatheonhóm:
Loại bỏ8 câycókiểu
hình xấu nhất trong

nhóm 16 cây
Mật độ cây ban đầu:
1250 cây/ha
Tiểu chuẩn chọn lọc:
- Sinh trởng
- Độ thẳng thân
- ítcànhnhánh






9
Biểu 3. Rừng giống- sau tỉa tha chọn lọc lần thú nhất

Mt cõy:
- Ban u : 1250 cõy/ha
- Sau ta tha: 550cõy/ha
Biểu 4. Rừng giống- sau tỉa tha chọn lọc lần thứ hai
Tỉa tha lần hai: tỉa bỏ
đi 50% tổng số cây còn
lại sau lần tỉa tha thứ
nhất
Mật độ cây:
- Ban đầu: 1250 cây/ha
-Sautỉatha lần1: 625
-Sautỉatha lần 2: 312
Thu hạt giống từ những cây còn lại, cây trội, những cây sau khi ra hoa
hàng loạt ngay sau khi tỉa tha






10
Biểu 5. Rừng giống- sau tỉa tha chọnlọclầnthứba
Tỉa tha lần ba: tỉa bỏ
đi 50% tổng số cây còn
lại sau lần tỉa tha thứ
hai
Mật độ cây:
- Ban đầu: 1250 cây/ha
-Sautỉatha lần 1: 625
-Sautỉatha lần 2: 312
-Sautỉatha lần 3: 150
Thu hạt giống từ những cây còn lại, cây trội, những cây
sau khi ra hoa hàng loạt ngay sau khi tỉa tha



Biểu 6. Toàn cảnh một rừng giống sau khi kết thúc tỉa tha


11

×