Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các thủ khoa ĐH chia sẻ bí quyết giành điểm cao potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.19 KB, 5 trang )

Các thủ khoa ĐH chia sẻ bí quyết
giành điểm cao

Kỳ thi Đại học và Cao đẳng năm 2011 đang đến gần, để giúp các sỹ tử làm bài
thi đạt hiệu quả cao nhất, xin chia sẻ “bí quyết” luyện thi của các thủ khoa
giành điểm cao trong các kỳ tuyển sinh vừa qua.
Hiểu bản chất vấn đề

Tăng Văn Bình
Thủ khoa khối A, trường Đại học Ngoại Thương năm 2010
Không chỉ là thủ khoa trường Đại học Ngoại Thương với số điểm tuyệt đối 30/30
mà Tăng Văn Bình còn là thủ khoa của hàng triệu sỹ tử mùa thi năm đó.
Bình chia sẻ: “Học là cả một quá trình, ngay từ những năm cấp ba mình đã tập
trung vào việc học và trang bị những kiến thức cơ bản cho bản thân. Mình không
học khuya quá và luôn giữ tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng. Quan niệm của mình là:
“Học đến đâu, chắc đến đó”.
Để ghi nhớ các công thức, mình ghi vào một quyển vở. Đặc biệt, mình luôn tự
chứng minh lại và xâu chuỗi các công thức lại với nhau. Đây được coi như “bí
quyết vàng” giúp mình nâng cao khả năng tư duy và hiểu bản chất vấn đề một
cách hiệu quả.
Để rèn luyện kỹ năng làm bài và phản xạ tốt trước mỗi đề thi, mình thường giải lại
các đề thi đại học từ các năm trước. Nắm vững cấu trúc đề, tìm các dạng bài liên
quan và luyện cho đến khi nào thành thục mới thôi. Đồng thời, mình cũng thường
xuyên hệ thống lại kiến thức, kịp thời bổ sung những lỗ hổng thiếu hụt.
Ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà, thì hình thức học theo nhóm cũng giúp
mình rất nhiều. Chúng mình thường thảo luận với nhau trước mỗi bài tập khó, góp
ý và sửa sai cho nhau”.
Chàng thủ khoa xứ Nghệ cũng đưa ra lời khuyên “xương máu” đối với các sỹ tử:
“Khi vào làm bài thi, các bạn phải giữ cho tinh thần thật thoải mái và đặc biệt là
phải tự tin vào bản thân. Làm bài thật cẩn thận, đọc kỹ đề, nắm vững cấu trúc, làm
câu nào phải trình bày sạch sẽ, khoa học. Đối với các bài khó, nên thử bắt vào các


công thức đơn giản.
Ở môn Toán: Thi theo hình thức tự luận nên cần tranh thủ thời gian một cách tối
đa. Bài đơn giản có thể trình bày trực tiếp vào giấy thi, bài khó thì nên nháp các
công thức, định hình các bước một cách chắc chắn rồi mới viết vào bài. Các bài
toán cần trình bày logic, từng ý rõ ràng. Mạnh dạn áp dụng các cách giải hay, ngắn
gọn. Nên hạn chế việc gạch xóa càng nhiều càng tốt.
Môn Hóa, Lý: Thi trắc nghiệm nên cần rèn cho mình thói quen phản xạ nhanh
nhạy, ghi nhớ chắc các công thức. Đặc biệt, trong phần thi có các câu hỏi lý
thuyết, với rất nhiều từ hiểm để đánh lừa học sinh. Chính vì thế, các bạn cần phải
hiểu bản chất vấn đề, đọc kỹ từng câu chữ. Việc rèn luyện cách bấm máy tính
nhanh cũng rất hữu ích để tiết kiệm thời gian làm bài.
Nắm chắc ý chính

Đặng Hải Lộc
Thủ khoa khối D1, HV Báo Chí Tuyên Truyền, năm 2008
“Kinh nghiệm ôn thi của mình là học thật chắc, với lý thuyết thì nắm các ý chính,
phần bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có
điểm. Học như vậy lúc đi thi tâm trạng cũng thấy tự tin hơn, thi xong cũng không
thấy lo sai phần nọ phần kia.
Đối với môn Toán, phương pháp học tốt nhất có lẽ là luyện tập thật nhiều. Các
dạng toán là muôn hình vạn trạng, chỉ có luyện tập thật nhiều, làm thật nhiều dạng
khác nhau mới có thể thuần thục được.
Với môn văn, phương pháp học của mình là nắm chắc kiến thức cơ bản và tăng
cường đọc tích lũy. Nhiều khi chỉ đọc bài bình luận trên báo, truyện nhưng khi vào
phòng thi, nó lại trở thành những nguồn tư liệu rất quý giá.
Với tiếng Anh, ngoài việc thường xuyên trau dồi vốn từ vựng, thì điều quan trọng
không kém là ghi nhớ chắc chắn các quy tắc ngữ pháp. Khi đã có vốn từ và cấu
trúc ngữ pháp, thì bài tập tiếng Anh sẽ trở nên rất đơn giản”.
Với Lộc, một kỷ niệm khó quên khi thi đại học: “Trong bài thi môn Toán khối D
kỳ thi Đại học năm đó, mình đã gặp phải một sai lầm mà tới giờ vẫn chưa thể

quên. Trong khi làm bài, mình đã giành quá nhiều thời gian để giải bài toán khó
cuối cùng, tới khi giải được thì cũng chỉ còn 10 phút để soát lại toàn bài. Vì không
cẩn thận nên mình đã bỏ sót một lỗi nhỏ ở bài đơn giản. Cuối cùng thì mình vẫn bị
trừ điểm, đáng tiếc là số điểm bị trừ bằng đúng số điểm mình có được từ việc giải
bài toán khó kia. Đối với mình, đây thật sự là một bài học “bỏ mồi bắt bóng” khó
quên”.
Tự học

Vũ Thu Thảo
Thủ khoa khối C, Đại học Sư Phạm Hà Nội năm 2010)
Là thí sinh duy nhất trong cả nước đạt 27.5 khối C (Văn 8,5, Lịch sử 9,75, Địa lí
9,25) mùa thi năm đó, tuy nhiên bí quyết của Thảo lại chủ yếu là tự học. Cô bạn
chia sẻ: “Mình không đi học thêm mà chỉ học ở trường thôi. Mình nghĩ rằng tiếp
thu và hiểu những gì thầy cô giảng giải trên lớp, tự thực hành bằng cách làm nhiều
bài tập là đã chắc thắng đến 80%.
Ngoài ra, việc phân bổ thời gian học một cách hợp lý cũng rất quan trọng. Buổi
tối, mình thường dành ba giờ đầu để học môn chung, ba giờ sau học môn thi đại
học. Các môn Văn, Sử , Địa mình cũng chia đều vào các ngày trong tuần, VD: thứ
Tối thứ 2 và 5: học Văn, thứ tư và thứ 7 học Địa, chủ nhật: Tổng kết lại những gì
đã ôn trong tuần….”.
Thảo cũng đưa ra lời khuyên đối với các sỹ tử khi vào phòng thi:
+Mùa thi là mùa hè nóng bức nhưng đừng quá chú ý tới cái nóng,cố quên đi nó để
làm bài. Vào phòng thi đừng quá sợ giám thị bởi vì giám thị chẳng làm gì khiến
mình run cả.
+Trước khi vào phòng hãy cố gắng đặt ra cho mình một mục tiêu, hãy nghĩ và
nhẩm thầm bài hát nói về thành công giúp bạn vững tin hơn.
+Cầm đề thi trên tay đừng quá run khi thấy câu khó, hãy đọc đề lướt qua một lượt
xem câu nào dễ làm trước câu nào khó làm sau.
+Phân chia thời gian làm mỗi câu cho hợp lí theo tỉ lệ điểm cho phù hợp.
+Không nên tập trung viết miên man vào một câu hoặc lĩnh vực mà mình tâm đắc

và biết rõ.
+Với vấn đề mà mình không chắc chắn thì tốt nhất là không nên bịa,không sáng
tạo kiến thức theo trí tưởng tượng của mình
+Không để ý tới những thí sinh khác và cũng không nên lo lắng và mất tập trung
khi thấy các bạn khác ào ào xin giấy thi.
+Giành mười phút cuối giờ để đọc lại và soát bài. Ghi thông tin các nhân cho đầy
đủ.”
Bí quyết giúp cô thủ khoa quê lúa này có thể bứt phá thành công là: “Đặt ra mục
tiêu và quyết tâm thực hiện bằng được các mục tiêu đó”. Thảo cho biết, khi ôn thi
và khi vào phòng thi mình luôn nghĩ đến hình ảnh bố mẹ vất vả nuôi mình ăn học,
nghĩ đến sự kỳ vọng của thầy cô, bạn bè, chính những động lực này đã giúp cô bạn
tự tin và bình tĩnh làm bài.

×