Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách làm bài thi ĐH CĐ môn hóa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.34 KB, 3 trang )

Cách làm bài thi ĐH CĐ
môn hóa

Khi làm bài thi môn hóa học, phần nhiều các bạn bị mất điểm ở phần bài tập
lý thuyết, khiến điểm số không được tuyệt đối, dù các bài tập tính toán có thể
hoàn thành khá dễ dàng.

Chính vì vậy việc học lý thuyết và biết vận dụng lý thuyết đã học để phát triển kỹ
năng giải các bài tập lý thuyết là vô cùng quan trọng (vì số câu hỏi lý thuyết thuần
túy như trong sách vở chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong bài thi).
Bài tập tính toán phần hóa vô cơ thường gắn liền với các định luật, trong khi bài
tập tính toán phần hóa hữu cơ, nếu có sử dụng, thường là các định luật bảo toàn
khối lượng hoặc bảo toàn nguyên tử các nguyên tố. Cần nhớ rằng đa số bài tập
tính toán nếu có phức tạp là do các bạn không vận dụng các định luật phù hợp
hoặc sử dụng sai. Trong trường hợp này, nên quay về cách thông thường là viết
các phương trình phản ứng, rồi lập hệ phương trình toán học hơn là loay hoay, mất
thời gian vô ích với các phương pháp mà bản thân không nắm được rành rẽ.
Trong quá trình làm bài môn hóa học, lưu ý có những câu chỉ sử dụng phần dẫn
sẽ không thể có câu trả lời do dữ kiện chưa đầy đủ. Đây là dạng câu hỏi không
khó, nhưng dễ gây lúng túng. Với các câu kiểu này, phương pháp loại trừ là rất
phù hợp. Cuối cùng, với những bài tập tính toán còn nghi ngờ kết quả, hãy kiểm
tra lại bằng cách thế đáp số tìm được vào đề để kiểm chứng với dữ kiện đề cho.
Với những bài tập lý thuyết hãy cố gắng loại trừ ở mức độ cao nhất.
Cần chú ý một số vấn đề sau.
- Ôn lại các vấn đề lý thuyết (theo ba phần) chủ yếu nằm trong chương trình
THPT, vì với môn hóa học nếu không học thuộc lí thuyết thì không thể làm được
bài tập.
- Ôn cách làm các dạng bài tập (mỗi dạng bài tập nên làm một vài bài). Như: Bài
tập về toán đẩy kim loại, về phản ứng nhiệt nhôm, về phản ứng giữa oxit hoặc axit
với dung dịch kiềm, về xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất vô cơ,
về anđehit, ancol, xeton, axit cacboxylic, este…, về tính chất lưỡng tính của


Al(OH)3 và Cr(OH)3 …
- Để giải nhanh một số bài tập định lượng, các bạn chú ý một số phương pháp giải
nhanh (có thể xem ở một hoặc hai tài liệu tham khảo), như: Phương pháp đường
chéo, bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích…
Đề thi vào các trường ĐH, CĐ thường có khoảng một nửa bài tập lí thuyết và còn
lại là bài tập tính toán, vì vậy cần làm nhanh và chắc chắn bài tập lí thuyết để có
thời gian làm bài tập tính toán. Khi gặp bài tập khó và dài, nên tóm tắt đề bài sẽ dễ
tìm ra cách giải hơn. (Nên làm một số đề thi trắc nghiệm theo cấu trúc mới của
Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng – Bộ GD & ĐT ban hành trong một số tài
liệu tham khảo để tập phân chia thời gian làm bài hợp lí và thấy phần kiến thức
nào chưa nắm vững thì ôn tập lại cho kịp thời).
Ngoài ra, các bạn nên làm lại đề thi những năm trước. Làm không phải để “trúng
tủ” mà là để tổng duyệt những kiến thức đã được tích lũy, đồng thời kiểm tra năng
lực tư duy, kỹ năng giải các bài tập khó đang ở mức độ nào, đã thành thạo chưa.

×