Để làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học.
Để làm tốt bài thi môn Hóa học, các bạn cần lưu ý: Đặc điểm chung của đề thi
trắc nghiệm môn Hóa học là phạm vi ra đề rất rộng. Đối với những nội dung cụ
thể để làm bài trắc nghiệm các bạn cần phải nắm vững trọng tâm từng bài, nhận ra
sự liên hệ kiến thức giữa các bài để trả lời những câu hỏi loại tổng hợp. Và biết
cách giải toán, để có thể giải nhanh, gọn, chọn ra phương án đúng: Cần thuộc công
thức tính số mol, cân bằng phương trình để xác định tỷ lệ số mol các chất đề bài
cho và hỏi. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi của các dạng bài tập sẽ được ra trong
đề thi trắc nghiệm môn Hóa học.
Một mẹo nhỏ giúp cho các bạn tìm được nhanh và chính xác phương án đúng
trong câu trắc nghiệm môn Hóa học đó chính là: cần nhớ các khái niệm, tính chất
và biết cách vận dụng từng trường hợp cụ thể vào bài tập để chọn phương án đúng.
Khi nhận đề thi điều đầu tiên các bạn cần đọc thật kỹ từng câu từng chữ nhằm
tránh bị sai sót, đồng thời nắm chắc nội dung mà đề thi yêu cầu cần trả lời. Đặc
biệt cần chú ý tới các từ có ý phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”… Ngoài
ra, trong quá trình lựa chọn phương án đúng, nếu các bạn thấy mình xác định được
phương án đúng thì cũng hãy đọc hết tất cả các phương án được cho đã rồi hãy
quyết định chọn. Điều này sẽ tránh sai sót và khẳng định thêm chắc chắn cho
phương án bạn đã chọn là đúng.
CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC (2010).
(Nguồn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT)
*
Đề thi tốt nghiệp THPT:
I. Phần chung cho tất cả thí sinh 32 câu:
- Este, lipit: 2 câu.
- Cacbonhidrat: 1 câu.
- Amin, Amino Axit, Protein: 3 câu.
- Polime, vật liệu polime: 1 câu.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ: 6 câu.
- Đại cương về kim loại: 3 câu.
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 6 câu.
- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng: 3 câu.
- Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ: 6 câu.
II: Phần riêng.
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần A hoặc B
A- Theo chương trình Chuẩn (8 câu):
- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat: 2 câu.
- Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2 câu.
- Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất
của chúng: 2 câu.
- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các
vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 2 câu.
B- Theo chương trình Nâng cao (8 câu):
- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat: 2 câu.
- Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2 câu.
- Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất
của chúng: 2 câu.
- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các
vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 2 câu.
*
Đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên: 40 câu.
- Este, lipit: 3.
- Cacbonhidrat: 2
- Amin, Amino Axit, Protein: 4.
- Polime, vật liệu polime:2
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ: 6.
- Đại cương về kim loại: 4.
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 7.
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, thiếc; các hợp chất của chúng: 4.
- Phân biệt một số chất vô cơ: 1.
- Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ: 6.
* Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
I- Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu).
- Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2.
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2.
- Sự điện li: 1.
- Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen;
các hợp chất của chúng: 3.
- Đại cương về kim loại: 2.
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6.
- Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2.
- Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2
- Este, lipit: 2
- Amin, amino axit, protein: 3
- Cacbonhidrat: 1
- Polime, vật liệu polime: 1.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6
II- Phần riêng:
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu):
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2
- Đại cương về kim loại:1
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2
- Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1
- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 1.