Đề thi thử ĐH-CĐ môn lịch sử năm 2011
Dưới đây là bộ đề thi thử vào ĐH-CĐ môn lịch sử năm 2011, của Câu Lạc Bộ
Sử học trẻ :
ĐỀ THI THỬ SỐ 1
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Tại sao ngày 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương ? Nêu
chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra
trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Câu II (3,0 điểm)
Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta đã giải quyết hai
nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào ? Phân tích sự sáng tạo của Đảng trong
việc giải quyết hai nhiệm vụ đó.
Câu III (2,0 điểm)
Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 – 3 – 1975 nêu
rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải
phóng miền Nam…”. Nghị quyết đó đã đưa đến thắng lợi nào trong cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ
Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trình bày những thành tựu và khó khăn
của các nước Mĩ Latinh trong thời kỳ xây dựng đất nước.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu
cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong
những năm 70 và 80 của thế kỷ XX.
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 2
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu II (3,0 điểm)
Tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối kháng chiến toàn diện ?
Kháng chiến toàn diện đã thể hiện trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp
và sự can thiệp của đế quốc Mĩ (1946 – 1954) như thế nào ?
Câu III (3,0 điểm)
Bốn thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu sự phá
sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt
Nam ? Hãy giải thích vì sao ?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị cấp cao Ianta (2 – 1945) và phân
tích hệ quả của những quyết định đó.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì
Chiến tranh lạnh.
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 3
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định
Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên
Phủ ?
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964) :“Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta
đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và
con người đều đổi mới”.
Câu III (2,0 điểm)
Nêu những thành tựu và yếu kém về kinh tế – xã hội ở nước ta trong kế hoạch Nhà
nước 5 năm 1986 – 1990 thực hiện đường lối Đổi mới.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ đầu
thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp ước
Bali năm 1976. Triển vọng của ASEAN ?
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 4
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc
đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 (thế kỷ XX).
Câu II (3,0 điểm)
Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đều triệu tập hội nghị ? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội nghị, hãy
cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập đến là gì ?
Câu III (2,0 điểm)
Nêu những lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt quân
sự, chính trị và ngoại giao trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ (1969 – 1973).
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập và công cuộc xây dựng
đất nước của nhân dân Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tại sao tình hình các nước Trung Đông luôn căng thẳng, không ổn định ? Hãy
trình bày một số nét chính về sự khởi đầu của cuộc xung đột giữa Ixraen với
Palextin và tình hình khu vực từ năm 1993 đến năm 2005.
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 5
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Hãy phân tích bài học kinh nghiệm về bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang
trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Câu II (2,0 điểm)
Trong thời kỳ 1954 – 1954, thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã buộc thực
dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta ? Nêu
âm mưu của Pháp, chủ trương của Ta và kết quả của chiến dịch đó.
Câu III (3,0 điểm)
Sự kết hợp tài tình giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao được thể hiện
như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta từ năm
1954 đến năm 1975 ?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu
chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 – 2000.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu ? Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã làm những gì với vai trò kế tục
Liên Xô trong những năm 1991 – 2000 ?