Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bài thảo luận nước thải nhóm 3 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.09 KB, 17 trang )

Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BÀI THẢO LUẬN
Môn:
KỸ THUẬT XỬ LÝ
NƯỚC THẢI
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp : K43KTM.01
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI
CỦA NGÀNH SẢN XUẤT RƯỢU.
DANH SÁCH NHÓM:
1. NGÔ THỊ DUYÊN
2. ĐÀO THÀNH ĐÔ
3. NGÔ MINH ĐỨC
4. HÀ THỊ GIANG
Nội dung chính:
I. Giới thiệu
II. Sơ đồ công nghệ sản xuất rượu, cồn etylic
III. Công nghệ sản xuất
IV. Các dạng chất thải và hướng xử lý
V. Phương án xử lý nước thải sản xuất rượu
VI. Kết luận
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 1
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
I. Giới thiệu
Rượu chiết xuất từ gạo hoặc tinh bột, điều này giúp ích cho cuộc sống hàng ngày
của con người và đồng thời cũng được ứng dụng nhiều trong công nghệ chế biến
thức ăn và dược phẩm. Ở một số nước còn cùng cồn để pha vào xăng nhằm giảm
chi phí và bảo vệ môi trường. Rượu còn là nguyên liệu cho một số ngành công
nghệ khác như sản xuất axit axetic, axit xitric. Và rượu cũng có thể làm chất đốt vì
1g cồn khi đốt sinh ra 7 cal.


Công nghệ sản xuất rượu đã và đang là một công nghệ chuyên nghiệp lâu đời ở
nhiều nước trên thế giới. Phương pháp truyền thống là dựa vào kinh nghiệm và kỹ
thuật thủ công. Nhưng ngày nay, những thiết bị tự động hoá đang được đưa dần
vào sử dụng để tăng hiệu quả sản xuất và đồng thời kiểm soát được chất lượng
cũng như cải thiện được vấn đề vệ sinh trong quá trình sản xuất.
1. Tình hình sản xuất rượu ở nước ta
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 2
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Hiện nay ở nước ta chỉ có ba cơ sở làm ra được cồn loại I đạt TCVN – 71. Đó là
Công ty Rượu Bia Đồng Xuân Phú Thọ, Công ty Rượu Hà Nội và Nhà máy rượu
Bình Tây. Tỷ lệ loại I cũng chưa nhiều, riêng rượu Đồng Xuân đạt 70 – 80%.
Ngoài ba cơ sở trên, các cơ sở sản xuất còn lại chỉ làm ra được cồn loại II hoặc
thấp hơn và hầu hết là cồn từ rỉ đường.
Công ty Rượu Hà Nội có công suất thiết kế 10 triệu lít/năm và Nhà máy rượu Bình
Tây có công suất thiết kế 20 triệu lít/năm. Nhưng năm 1997, cả 2 nhà máy chỉ sản
xuất được 3,28 triệu lít rượu. Năm 1998 Công ty rượu Hà Nội nâng sản lượng lên
4,2 triệu lít rượu và 1,7 triệu lít cồn.
Ngoài ra, cả nước còn có 26 doanh nghiệp quốc doanh với tổng công suất thiết kế
khoảng 25,8 triệu lít/năm. Tuy nhiên năm 1997 chỉ sản xuất được 13,53 triệu lít.
Trong 26 doanh nghiệp này chỉ có 3 doanh nghiệp có công suất 1,8 triệu lít/năm
trở lên là Công ty rượu nước giải khát Thăng Long, Công ty rượu Đồng Xuân và
Công ty Đường rượu Việt Trì.
Các cơ sở sản xuất tư nhân và cổ phần có tổng công suất thiết kế là 4,55 triệu
lít/năm. Vốn đầu tư 6,9 tỷ đồng. Sản lượng thực tế sản xuất: năm 1995 khoảng
1,63 triệu lít, năm 1996: 1,84 triệu lít, năm 1997: 2,53 triệu lít.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: do chính sách mở cửa của Nhà nước,
mấy năm gần đây các đối tác nước ngoài đã sang Việt Nam liên doanh để sản xuất
rượư. Sản lượng rượu mùi và rượu trắng của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài
tăng nhanh trong những năm 1995 đến năm 2000. Năm 2000 đạt 1,6 triệu lít/năm.
2. Tình hình sản xuất trên thế giới:

Cồn rượu được con người xem là sản phẩm thực phẩm nhưng cũng lại là sản phẩm
có nguy cơ độc hại đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, sản lượng cồn mà thế giới
sản xuất ra hàng năm vẫn ngày càng tăng thêm.
Sản lượng cồn sản xuất ở một số nước cho trong bảng sau:
Hình 1. Sản lượng cồn sản xuất ở một số nước (năm 1958)
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 3
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Hầu hết các nước trên thế giới đều dùng cồn để pha chế rượu và cho các nhu cầu
khác nhau như: y tế, nhiên liệu và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
Tuỳ theo tình hình phát triển ở mỗi nước, tỷ lệ cồn dùng trong các ngành rất đa
dạng và khác nhau.
Ở các nước có công nghiệp rượu vang phát triển như Italia, Tây Ban Nha, Môn đô
va,… cồn được dùng để tăng thêm nồng độ rượu. Một lượng khá lớn cồn được
dùng để pha chế các loại rượu mạnh, cao độ như Whisky, Rartin, Brandy,
Napoleon, Rhum,…
Rượu và các đồ uống có rượu chiếm một vị trí đáng kể trong công nghiệp thực
phẩm. Chúng rất đa dạng, tuỳ theo truyền thống và thị hiếu của người tiêu dùng mà
các nhà sản xuất làm ra nhiều loại rượu mang tên khác nhau. Tuy nhiên có thể chi
thành 3 loại chính: rượu mạnh cao độ có nồng độ trên 30% thể tích, rượu thông
thường có nồng độ từ 15 – 30% thể tích, và rượu nhẹ có nồng độ dưới 15% thể
tích.
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 4
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
II. Sơ đồ công nghệ sản xuất rượu, cồn etylic
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 5
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Quy trình công nghệ sản xuất rượu cồn
III. Công nghệ sản xuất
Nguyên liệu:
Các nguyên liệu có thể chuyển hóa thành đường đều có thể sản xuất cồn, rượu

Nguyên liệu chứa tinh bột: lúa, gạo, ngô, khoai, sắn
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 6
Hầm (105 - 110
0
C)
Nấu (2 - 4at)
Làm lạnh (60
0
C)
Đường hóa (60
0
C)
Làm lạnh (30
0
C)
Lên men (7
0
rượu)
Nước vệ
sinh
Nước nóng
Chưng thô (40
0
rượu)
Tháp tr/gian (45 - 50
0
)
Nước, hơi
Nước, hơi
Nước nóng

Nước thải
2
3
4
5
Hương liệu,
bao bì, vỏ chai
Bụi tinh bột
Nước nóng
Nước
Nấm men
Nước
Nước, hơi
Nước nóng
Nước nóng
Chuẩn bị nguyên liệu
1
Chưng tinh (cồn
>90
0
)
Pha chế rượu
Gạo, sắn, ngô
Nước
Nước vệ sinh
Nước, hơi
Men giống
Nước
Nước vệ
sinh

Bã men
Nước nóng
Nước nóng
Chai vỡ
Nước thải đáy
Nước thải đáy, aldehyt
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nguyên liệu chứa đường: rỉ đường, hoa quả (mía, củ cải đường  sản xuất đường
 tận dụng sản xuất cồn, rượu)
Nguyên liệu chứa xenllulo: gỗ, giấy (thủy phân  tinh bột)  sản xuất cồn công
nghiệp chủ yếu
* Thành phần rỉ đường
Chất khô: 80 – 82% (trong đó đường 60%)
Vô cơ: 8 – 10%
Hữu cơ: 30 – 32%
Khoáng, vitamin, nguyên tố vi lượng
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chủ yếu mà các nhà máy rượu ở nước ta thường sử dụng là sắn, sau
đó là ngô và một phần gạo hoặc tấm.
Nguyên liệu chứa đường - rỉ đường: mật rỉ hay rỉ đường là thứ phẩm của công
nghệ sản xuất đường, thường chiếm từ 3 – 5% so với lượng mía đưa vào sản xuất.
Tỷ lệ này phụ thuộc vào chất lượng mía và công nghệ sản xuất.
Từ 1 tấn mật rỉ chúng ta có thể thu được: 300 lít cồn 100
o
, 50 kg nấm men bánh
mì, 160 kg CO
2
lỏng, 14 kg glyxerin, 14,2 kg mì chính và một số sản phẩm khác.
Nghiền nguyên liệu nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc màng tế bào thực vật, tạo điều
kiện giải phóng các hạt tinh bột khỏi các mô. Trước đây nguyên liệu đưa vào nấu

rượu thường để nguyên dạng hạt hoặc lát to, ngày nay nguyên liệu được nghiền
nhỏ với mức độ khác nhau rồi đưa vào nấu ở áp suất và nhiệt độ phù hợp nhằm
biến tinh bột thành dạng hoà tan. Hiện nay nguyên liệu được nghiền trên nhiều
kiểu máy khác nhau. Ở nước ta, tại các nhà máy rượu thường dùng máy nghiền
búa.
Giai đoạn này phát sinh bụi, không phức tạp lắm.
2. Nấu – hầm
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 7
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Trong các dạng nguyên liệu như gạo, ngô, khoai, sắn,… hạt tinh bột luôn nằm
trong các màng tế bào. Khi nghiền chỉ một phần các màng đó bị phá vỡ, phần lớn
màng tế bào còn lại sẽ ngăn cản sự tiếp xúc của enzym amylaza với tinh bột. Mặt
khác, ở trạng thái không hoà tan, amylaza tác dụng lên tinh bột rất chậm và kém
hiệu quả.
Mục đích: thủy phân  phá vỡ màng tinh bột để vi snh vật dễ thâm nhập
Điều kiện: nấu ở nhiệt độ cao: 105 – 110
0
C; áp suất cao: 3 – 4 atm  cháo 
phóng sang nồi hầm nhừ (không cần tốn năng lượng vì tận dụng năng lượng do nấu
ở áp suất cao).
Nấu nguyên liệu có thể thực hiện theo một trong ba phương pháp: gián đoạn, bán
liên tục và liên tục. Ở nước ta, các nhà máy rượu dùng chủ yếu phương pháp nấu
gián đoạn. Đặc điểm của phương pháp là toàn bộ quá trình nấu đều thực hiện trong
cùng một nồi. Phương pháp có ưu điểm là tốn ít vật liệu để chế tạo thiết bị, thao tác
đơn giản, nhưng có nhược điểm là tốn hơi hơn vì không sử dụng được hơi thứ, nấu
lâu ở áp suất và nhiệt độ cao nên gây tổn thất nhiều đường.
Quá trình nấu được thực hiện như sau:
Cho toàn bộ lượng nước vào nối với tỷ lệ 3,4 – 4 lít/kg nguyênliệu tuỳ thuộc hàm
lượng tinh bột. Cho cánh khuấy làm việc rồi đổ bột vào, đậy kín nắp và bắt đầu
xông hơi sao cho 45 – 60 phút thì áp suất trong nồi đạt yêu cầu. Lúc đầu cần mở

van xả để đuổi hết không khí và khí không ngưng cho tới khi van xả thoát ra chỉ có
hơi nước bão hoà. Đóng bớt van xả và khi áp suất đạt tới áp suất nấu ta bắt đầu tính
thời gian. Áp suất và nhiệt độ nấu cao hay thấp là tuỳ theo trạng thái của nguyên
liệu, bột to nhỏ hay chưa nghiền. Đối với bột thường nấu ở áp suất 3 – 3,5 kg/cm
2
,
thời gian duy trì 60 – 70 phút. Còn ngô hạt hay sắn lát thì phải nấu ở áp suất 4,5 –
5 kg/cm
2
trong khoảng 80 – 90 phút. Tốt nhất là nên nghiền nguyên liệu và nấu ở
3– 3,5 kg/cm
2
tương đương nhiệt độ 130 – 140
o
C. Nấu xong ta mở van từ từ và
phóng cháo sang thùng đường hoá. Thời gian phóng cháo 10 – 15 phút. Toàn bộ
chu kỳ nấu kéo dài khoản 2,5 – 3 giờ.
3. Đường hóa
Nấu xong, tinh bột trong dịch cháo đã chuyển sang trạng thái hoà tan nhưng chưa
thể lên men trực tiếp để biến thành rượu được mà phải trải qua quá trình thuỷ phân
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 8
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
do xúc tác của amylaza để biến thành đường. Quá trình trên được gọi là đường hoá
và đóng vai trò quan trọng trong công nghệ sản xuất cồn etylic. Nó quyết định
phần lớn hiệu suất thu hồi rượu do giảm bớt hoặc gia tăng đường và tinh bột sót
sau khi lên men.
Đường hoá dịch cháo nấu có thể tiến hành theo phương pháp gián đoạn hoặc liên
tục trên các sơ đồ thiết bị khác nhau, nhưng dù theo phương pháp nào thì quá trình
đường hoá cũng bao gồm:
+ Làm lạnh dịch cháo tới nhiệt độ đường hoá.

+ Cho chế phẩm amylaza vào dịch cháo và giữ ở nhiệt độ trên trong thời gian xác
định để amylaza chuyển hoá tinh bột thành đường.
+ Làm lạnh dịch đường hoá tới nhiệt độ lên men.
Phản ứng:
Q OHmC )OH(C
6126
C60 Amilaza, Enzim
n112212
0
+ →
 cắt mạch tinh bột  đường
60
0
C  làm lạnh: lấy nhiệt (ống xoắn, cánh khuấy n = 60 vòng/phút).
Muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình thuỷ phân tinh bột thì vấn đề quan trọng
trước tiên là chọn tác nhân đường hoá.
Công nghệ cũ: sản xuất bằng nấm mốc, bánh men  dây chuyền cồng kềnh.
Hiện nay, đa số sử dụng enzim
Thời gian đường hóa: 15 – 20 phút
4. Lên men
Đường hoá xong, dịch đường được làm lạnh tới 28 – 32
o
C và bơm vào thùng lên
men (còn gọi là thùng ủ). Ở đây dưới tác dụng của nấm men, đường sẽ biến thành
rượu và khí cacbonic cùng với nhiều sản phẩm trung gian khác. Lên men xong ta
thu được hỗn hợp gồm rượu – nước – bã gọi là giấm chín hay cơm hèm.
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 9
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Phản ứng:
Q 2CO OHH2C OHC

252
C30 VSV,men
6126
0
+↑+ →
1kg cồn  0,95 kg CO
2
; 1 lít cồn  0,75 kg CO
2
.
 đây là CO
2
thực phẩm nên độ tinh khiết và an toàn cao  sản xuất nước giải
khát có gaz.
Chất dinh dưỡng N, P (có trong phân đạm, phân lân): 10 – 18%, pH = 4,5 – 5,2
(duy trì pH = H
2
SO
4
)
Nhân men: sau 1 ngày, thể tích tăng 10 lần. Trong dây chuyền phải có hệ thống
nhân men: để đảm bảo lên men  bổ sug men giống hoặc tận dụng men tốt trong
thùng. Chu kỳ lên men 3 ngày.
Tốc độ lên men:
+ Ngày đầu: VSV tăng rất nhanh theo cấp số nhân (4h đầu cấp khí tạo sinh khối
nấm men)
+ Ngày 2: sau 48 giờ: lên men chính, cồn sinh ra chủ yếu
+ Ngày 3: sau 72 giờ: dừng lên men (do đường đã bị chuyển hóa hết) sản phẩm
có độ rượu 7
0

(dấm chín) có thể đưa đi chưng cất
( nếu để lên men tiếp  bị axit hoá  mất độ rượu, pH giảm)
Để duy trì 30
0
C:
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 10
Tốc độ
lên men
t48 7224
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
+ Làm lạnh: tưới nước ngoài vỏ thùng
+ Tốc độ lên men (hiệu quả quá trình lên men): áp suất phụ thuộc: pH = 4,5 – 5,2;
nhiệt độ = 30
0
C; tốc độ khuấy trộn
+ Lượng CO
2
sinh ra  VSV bám vào bọt khí đi lên. CO
2
thoát ra ngoài hỗn hợp
 VSV lắng xuống  VSV được đảo trộn đều.
+ Sau 1 mẻ phải vệ sinh thiết bị.
Nếu nguyên liệu là rỉ đường : Pha loãng  thanh trùng  làm lạnh  lên men
 (không phải đường hóa)
5. Chưng cất
Nhằm tách hết rượu trong dấm  thu hồi cồn
Tách các tạp chất: ngoàI nấm men còn có các chủng khác  chúng chuyển hóa
chất hữu cơ thành tạp chất không mong muốn như aldehyt, rượu bậc cao…
Cần độ tinh khiết cao  dùng nhiều tháp chưng luyện. Thường dùng 3 tháp (ngoàI
ra có thể 5, 6 tháp).

SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 11
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
a.Thá
p thô
Nhằm tách hết rượu trong dấm (không để sót, tránh thất thoát)
Hay dùng tháp đĩa lưới, chóp (thường 20 đĩa, thép không rỉ). Dấm chín có bã lớn
 hay bị tắc (phần tinh bột trơ, không chuyển hóa được)  cấu tạo tháp phải đơn
giản, tránh tắc.
Nguyên lý: sục hơi nước trực tiếp, đun sôi ở đáy tháp (hiệu quả nhất)
Nước thải: SS cao (bã), nhiệt độ cao, hữu cơ BOD
5
cao (20.000 mg/l). nước thải
đáy có độ rượu < 1
0
C.
b. Tháp trung gian
Nhằm tách tạp chất nhẹ như rượu metylic, aldehyt
10% cồn  cồn đầu (90
0
rượu)  không dùng được, sử dụng làm cồn công nghiệp
(nguyên liệu đánh vecni)
Trao đổi nhiệt gián tiếp (qua ống xoắn), tháp khoảng 30 – 40 đĩa
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 12
F (dấm chín 7
0
)
Rượu thô 40
0
Nước thải đáy (SS cao, t
0

cao,
BOD > vài chục nghìn mg/l)
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
c. Tháp tinh chế
Nhằm tách rượu ra khỏi thap aldehyt  45
0
Qua tháp tinh sẽ tách nốt các tạp chất nặng (rượu bậc cao propylic, isobutylic,
axit )
chuoi_daufusel_Dau
42
SOH
 →
(mùi thơm do rượu bậc cao)
Cấu tạo: tháp 40 – 60 đĩa
Đun sôi đáy tháp bằng hơi nước trực tiếp.
Sản phẩm: thu cồn > 90
0
ở đỉnh, đáy chủ yếu là nước, cồn sót khống chế < 1
0
C.
 Đối với cả 3 tháp, nước thải chủ yếu ở đáy tháp chưng thô và tinh và nước
ngưng tụ làm lạnh.
IV. Các dạng chất thải và hướng xử lý
*/ Khí thải
Khí lò hơi: bụi, SO
2
, CO
2
, CO, NO
x

 dùng xyclon, sau đó hấp thụ
CO
2
của quá trình lên men (là CO
2
thực phẩm  độ tinh khiết, an toàn cao)  tận
thu (hấp thụ)  hóa lỏng  nạp chai  cấp cho 1 số quá trình sản xuất
Có thể dùng phương pháp hóa học: lắng, lọc, oxi hóa bằng KMnO
4
 nén  đóng
chai  CO
2
dùng cho sản xuất nước giải khát
Bụi tinh bột của nhà máy xay nghiền nguyên liệu:  dùng lọc túi tay áo để thu hồi
đưa vào dây chuyền sản xuất hoặc có thể làm thức ăn gia súc.
*/ Chất thải rắn
Chủ yếu xỉ than: tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng, san đường
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 13
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Bao bì, vỏ chai hỏng: thu hồi, tái sinh
Men của quá trình lên men: thu hồi 30% men tốt  quay lại làm giống. Phần dư
dùng làm thức ăn gia súc (có độ đạm cao).
Bã của đáy tháp thô: chất xơ, xenlulo…  thu hồi bằng thiết bị lắng, lọc  thức
ăn gia súc
*/ Nước thải
Nước làm mát ở công đoạn nấu đường hóa, lên men, chưng cất (lượng nước dùng
ở đỉnh tháp chưng)  lượng nước rất lớn. Do trao đổi nhiệt gián tiếp nên không bị
ô nhiễm mà chỉ có nhiệt độ cao  giải nhiệt (như phun lên ở giàn cho tỏa nhiệt) 
tuần hoàn.
Nước từ đáy tháp chưng và nước vệ sinh thùng lên men  hàm lượng chất hữu cơ

cao, nhiệt độ cao  sản xuất nấm men sinh khối làm thức ăn gia súc hoặc xử lý
yếm khí  xử lý hiếu khí
Nước thải vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, đáy tháp tinh  mức độ ô nhiễm thấp  xử
lý hiếu khí
V. Phương án xử lý nước thải sản xuất rượu
Có nhiều phương pháp ứng dụng xử lý nước thải các nhà máy rượu như:
+ Sử dụng màng lọc
+ Phương pháp hóa học
+ Phương pháp sinh học
Trong các phương pháp trên, phương pháp xử lý bằng sinh học cho hiệu quả tối
ưu và được sử dụng rộng rãi nhất.
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 14
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Dây chuyền xử lý nước thải:
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 15
Nước thải
Đường nước
Đường bùn
Bể tiếp nhận
Bể điều hòa
Bể lắng 1
Bể UASB
Bể lắng 2
Bể Aroten
Bể khử trùng
Bể nén bùn
Nguồn tiếp nhận
San lấp
Máy nén bùn
Song chắn rác

Nước sau tách bùn
Chôn lấp
Đường khí
Đường cát
Máy thổi

khí
Làm phân
bón
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
VI. Kết luận
Theo lý thuyết thì rượu có thể được điều chế từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ từ
dầu mỏ cũng có thể sản xuất được rượu. Nhưng hầu hết hiện nay người ta đều sản
xuất rượu từ các nguyên liệu chứa đường và tinh bột. Và các công đoạn chính để
sản xuất ra rượu như đã trình bày ở bài thảo luận này.
Sự tác động rõ rệt nhất tới môi trường là việc đốt nhiên liệu để cung cấp hơi nấu
nguyên liệu. Mặc dù hiện nay đã thay việc đốt than bằng đốt dầu diezen, nhưng
nguồn dầu mỏ rồi cũng sẽ cạn kiệt và dù sao thì vẫn sinh ra các khí làm ô nhiễm
môi trường.
Thêm nữa là khi dùng men ta mới chỉ quan tâm tới các enzym chủ yếu để thủy
phân tinh bột và lên men rượu, những chủng sinh vật khác ta chưa kiểm soát hết
được. Mặc dù đây là thiếu sót về mặt khoa học, nhưng cho tới hiện nay vẫn chưa
có sự thông báo nào về sự xuất hiện và nguy hại của các chủng vi sinh vật lạ được
thải ra trong quá trình sản xuất rượu.
Hiện nay các thiết bị tự động hóa đã tham gia vào qui trình sản xuất giúp nâng cao
hiệu suất và năng suất. Hi vọng trong tương lai, công nghệ sản xuất rượu có thể đạt
được tiêu chuẩn công nghệ không chất thải, và mang lại nhiều lợi ích hơn cho con
người.
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 16
Bài thảo luận _ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Tài liệu tham khảo :
1. Bài giảng Các quá trình sản xuất cơ bản – Trường ĐHKTCN Thái Nguyên
2. Trang web của vụ KH–CN, Bộ công nghiệp
3. Bài tiểu luận : Tìm hiểu công nghệ sản xuất rượu và các dòng thải chính- Viện
KH & CN Môi Trường-Trường ĐHBK Hà Nội
4. Trang web yeumoitruong.com
SVTH: NHÓM 3 . LỚP 43V Trang 17

×