Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong DN.Phân tích tình hình đầu tư của hệ thống DNNN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.26 KB, 3 trang )

Câu 12: Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong DN.Phân tích tình hình đầu tư của hệ
thống DNNN
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DN
1. Khái niệm:
* Đầu tư phát triển (ĐTPT): là bộ phận cơ bản của đầu tư , là việc sử dụng vốn trong hiện tại vào
hoạt động nào đó , là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới ,
năng lực sản xuất mới và vì mục tiêu phát triển.
* Đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp :là hoạt động sử dụng vốn cùng các nguồn lực khác trong
hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thªm tài sản của DN, tạo thêm việc làm và nâng cao đời
sống các thành viên trong DN.
2. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển trong DN
- Đầu tư tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận
- Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của DN
- Đầu tư tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đầu tư góp phần đổi mới công nghệ, trình độ khoa học kĩ thuật trong sản xuất sản phẩm của DN
- Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3. Những nội dung cơ bản của ĐTPT trong doanh nghiệp
a. Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị ở doanh nghiệp
Được xem là đầu tư dài hạn và việc đầu tư này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của DN
trong tương lai.
- Đầu tư vào TSCĐ qua mua sắm trực tiếp : là việc DN bỏ vốn mua lại các cơ sở dã có sẵn để tiếp
tục sử dụng và phát huy hiệu quả của nó. Hình thức này chủ yếu được sử dụng ở các nước phát triển
thông qua sát nhập và thôn tính.Với hình thức này thì DN sẽ chỉ phải bỏ ra một khoản vốn vừa phải ( ít
hơn so với đầu tư mới ) như vậy DN có thể tiết kiệm được một khoản chi phí và dành nó cho các hoạt
động khác.
- Đầu tư vào xây dựng cơ bản :để tiến hành được các hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN bắt
buộc phải có một lượng vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, không chỉ DN mà bất kì tổ chức nào muốn tồn
tại và hoạt động phải đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư XDCB gồm : đầu tư xây dựng hệ thông nhà
xưởng, công trình và đầu tư vào máy móc thiết bị. Đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, trụ sở, cơ
quan… là đầu tư bắt buộc ban đầu, bất kì một DN nào củng phải bỏ ra một khoản vốn để tiến hành xây
dựng cơ sở vật chất ban đầu cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh . Có nhà xưởng rồi, muốn sản xuất


ra các sản phẩm phải mua sắm thiết bị,bên cạnh đó sau một thời gian sử dụng máy móc thiết bị sẽ bị
hỏng, khấu hao phải tiến hành bỏ chi phí để mua sắm cũng như sửa chữa mới.
b. Đầu tư bổ sung hàng dự trữ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hoá, nguyên vật liệu là cần thiết khách quan vì
duy trì dự trữ hàng hoá có vai trò:
- Đảm bảo sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất. Khi
cung và cầu về một loại hàng hoá dự trữ nào đó không đều đặn giữa các thời kì thì việc duy trì thường
xuyên một lượng dự trữ nhằm tích luỹ đủ cho thời kì cao điểm là một vấn đề hết sức cần thiết. Nhờ duy
trì dự trữ, quá trinh sản xuất sẽ được tiến hành liên tục tránh sự thiếu hụt đứt quãng của quá trình sản
xuất.
- Đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng trong bất cứ thời điểm nào.Đây cũng là cách tốt nhất
duy trì và tăng số lượng khách hàng của DN. Trong nền kinh tế thị trường, việc duy trì một khách hàng
là rất khó khăn, ngược lại để mất đi một khách hàng thì vô cùng dễ dàng. Vì vậy, DN cũng cần phải bỏ
ra một số chi phí nhất định để thoả mãn nhu cầu của họ.
Dự trữ hàng hoá là một yêu cầu khách quan của DN bởi vì có những hàng hoá mà thời gian sản
xuất và tiêu dùng là không cùng lúc, hoặc là địa điểm tiêu dùng khác nhau vì vậy cần phải có thời gian
và chi phí đầu tư cho việc dự trữ và bảo quản hàng hoá.
Hàng dự trữ là hàng hoá mà DN giữ lại trong kho bao gồm cả vật tư nguyên liệu, bán thành phẩm
và thành phẩm.
c. Đầu tư cho GD-ĐT
Nguồn nhân lực trong DN bao gồm :Cán bộ quản lí, công nhân sản xuất và cán bộ nghiên cứu
khoa học. Đối với từng loại phải có chính sách đào tạo riêng nhưng đều phải liên tục được tu dưỡng rèn
luyện nghiên cứu học tập để nâng cao kinh nghiệm, trình độ tay nghề.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bắt đầu từ khâu tuyển người lao động. Đây là
cơ sở để có được lực lượng lao động tốt, bởi vậy khâu tuyển người đòi hỏi cần phải rất khắt khe cẩn thận
nhất.Tiếp đến là quá trình nâng cao khả năng lao động của người lao động thường xuyên.Trong điều
kiện đổi mới hiện nay rất nhiều công nghệ hiện đại đã và đang được ứng dụng trong các loại hình DN
nước ta.Vì vậy việc đào tạo lao động là yêu cầu vô cùng quan trọng .Cuối cùng là việc khen thưởng tổ
chức các hoạt động về tinh thần giúp người lao động hăng say trong công việc từ đó nâng cao năng suất
lao động.Nhờ có chính sách đào tạo lao động để DN đạt được những thành công to lớn, góp phần không

nhỏ trong chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược cạnh tranh của mình.
d. Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đổi mới công nghệ
Khi DN muốn tạo ra sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt
động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ.
Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ là vô cùng cần thiết đối với các DN, là con đường nâng
cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại phát triển của DN trên thị trường.Tuy nhiên, đầu tư nghiên cứu
hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao.
Trong nền kinh tế thị trường mọi thứ luôn luôn biến đổi và một DN muốn đứng vững trên thị
trường và phát triển bền vững luôn được người tiêu dùng đón nhận thì DN cũng phải luôn biến đổi theo
kịp những đòi hỏi của công nghệ mới.Muốn vậy DN cần phải có chiến lược đầu tư cho nghiên cứu và
ứng dụng khoa học công nghệ một cách thoả đáng
e. Đầu tư vào các tài sản vô hình khác :
Ở đây ta xét đến đầu tư vào chất lượng sản phẩm.
Chất lượng luôn là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh của DN trên thị
trườngChất lượng hàng hoá tốt sẽ giúp DN tạo uy tín, danh tiếng tốt tới người tiêu dùng. Là cơ sở cho sự
tồn tại và phát triển lâu dài cho DN. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp
các loại lợi ích của DN, người tiêu dùng, xã hội, người lao động.
Nâng cao chất lượng sp sẽ làm mở rộng thị trường nhờ chất lượng cao hơn và giá thấp hơn. Từ đó
dẫn đến tăng sản xuất, đảm bảo việc làm tăng thu nhập cho người lao động
Ngoài ra còn có đầu tư vào quảng cáo,thương hiệu.(tự bịa thêm)
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA HỆ THỐNG DNNN
1. Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị ở doanh nghiệp
Các DN từ trước tới nay đã rất chú trọng tới việc đầu tư vào nhà xưởng và vật kiến trúc. Các
DNNN được ưu tiên hơn so với các loại hình DN khác về cơ sở hạ tầng, đất đai và nguồn vốn hỗ trợ cho
việc đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc, văn phòng nên có lợi thế về mặt bằng. Theo Bộ công
nghiệp, việc đổi mới máy móc thiết bị đã đóng góp tăng trưởng 30 -40% GDP toàn ngành
Tuy nhiên DNNN Việt Nam hiện nay đầu tư vào xây dựng nhà xưởng chưa mang lại hiệu quả kinh
tế cao.Vẫn còn một số mặt hạn chế,khó khăn như sau:Khó khăn về điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng
,Khó khăn về hệ thống điện nước,Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng diễn ra khá phổ
biến, gây ra thiệt hại to lớn cho nhà nước, bức xúc cho toàn xã hội,Tình trạng chạy và bán dự án diễn ra

rất bất cập,Đầu tư xây dựng cơ bản tràn lan dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản.
Theo Bộ công nghiệp, việc đổi mới máy móc thiết bị đã đóng góp tăng trưởng 30 -40% GDP toàn
ngành
2. Đầu tư bổ sung hàng dự trữ
Nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu : Theo thống kê thì quy mô hàng hoá nhập khẩu 2006 bằng
khoảng 75% GDP, trong đó riêng nguyên liệu nhập khẩu đã bằng khoảng 52-53% GDP
Công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển : hầu hết các ngành công nghiệp lớn ở Việt Nam
đang phải dựa chủ yếu vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Điển hình như ngành Dệt may. Xuất khẩu
hàng năm của ngành này lên đến hàng tỷ USD (gần 8 tỷ USD trong năm 2007) nhưng phần lớn số ngoại
tệ thu được này phải chi trả nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của chính ngành
này.
Chưa lập được kế hoạch tồn trữ hợp lí : Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có một hệ thống
kế hoạch kinh doanh cụ thể, kế hoạch giữa các bộ phận tách rời nhau, chưa có sự phối hợp và thống
nhất, kế hoạch bán hàng đưa ra chỉ dựa trên thông tin từ khách hàng và thị trường mà bỏ qua khả năng
đáp ứng thực tế trong sản xuất và ngân sách tài chính của doanh nghiệp chưa có khả năng dự đoán chính
xác nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, vẫn xảy ra hiện tượng hàng tồn trữ bị
thiếu hụt hay được dự trữ quá nhiều trong kì sản xuất. Chính điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
3. Đầu tư cho GD-ĐT
DNNN hiện đang sử dụng một lực lượng lao động đông đảo nhưng năng suất lao động thấp, hiệu
quả hoạt động chưa cao. Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2007 nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng
được 30% so với nguồn cầu tăng 142% và chất lượng nhân lực chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của các
DN.
4. Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đổi mới công nghệ
nhiều DN chưa quan tâm đến KHCN, chưa dành khoản tài chính cụ thể để đầu tư cho hoạt động
này đa số các DNNN, hiệu quả đầu tư cho KHCN còn rất thấp dẫn đến năng suất lao động tăng chậm
so với các khu vực khác. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển của các tổng công ty dao động trong
khoảng từ 0,05% - 0,1% trên tổng doanh thu (các nước là 5 - 6%).
5) Đầu tư vào các tài sản vô hình khác :
Về thương hiệu mặc dù các doanh nghiệp NN đã có nhận thức tốt hơn về thương hiệu nhưng họ

đều đang đứng trước một bài toán khó khăn là không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng thương hiệu. Một
thuận lợi cho các DN hiện nay là việc tôn vinh quảng bá thương hiệu đã được các cơ quan chức năng và
tổ chức kinh tế xã hội quan tâm. Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk): được hình thành từ năm 1976,
công ty đã lớn mạnh và trở thành DN hàng đầu của ngành CN chế biến sữa, chiếm lĩnh 75% thị phần sữa
Việt Nam. Ngoài ra thương hiệu này cũng được biết đến trên thị trường nước ngoài: Mỹ, Canada, Pháp,
Đức

×