Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận công nghệ protein-enzyme ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.38 KB, 20 trang )

THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
PHẦN 1: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ENZYME PROTEASE
1. ĐỊNH NGHĨA:
Protease là các enzyme xúc tác sự thủy phân liên kết peptit (CO-
NH) trong phân tử protein và các cơ chất tương tự.
Nhiều Protease có khả năng liên kết este và vận chuyển acid amin
2. phân loại
Dựa vào vị trí tác động trên mạch polypeptide, exopeptidase được phân
chia thành 2 loại:
- Aminopeptidase: xúc tác sự thủy phân liên kết peptit ở đầu nitơ
của mạch polypeptit.
- Cacboxypeptidase: xúc tác sự thủy phân liên kết peptit ở đầu cacbon của
mạch polypeptit.
Dựa vào động học của cơ chế xúc tác endopeptidase dược chia thành 4 nhóm:
- Serin proteinase: là những proteinase có chứa nhóm (-OH) của gốc
serin có vai trò quan trọng đối với hoạt động xúc tác của enzyme.
- Cysteine proteinase: các proteinase chứa nhóm (-SH).
- Aspartic proteinase: thuộc nhón pepsin ( pepsin bao gồm các
enzyme tiêu hóa như chimosin, rennin, pepsin…)
- Metallo proteinase: là nhóm được tìm thấy ở vi khuẩn, nấm mốc
3. Đặc điểm và tính chất
Các công trình nghiên cứu Protease vi sinh vật ngày càng nhiều.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy ngay cả các Protease của cùng một loài
vi sinh vật cũng có thể khác nhau về nhiều tính chất. Căn cứ vào cơ chất
phản ứng, pH hoạt động thích hợp,… các nhà khoa học đã phân loại các
Protease vi sinh vật thành bốn nhóm như sau:
P-xerin; P-thiol; P-kim loại; P-acid
Có thể tóm tắt những đặc tính của các nhóm Proteinase này ở bảng
1.1
NHÓM: MHNK TRANG 1


Hình 1.1. Phản ứng thủy phân liên kết peptide
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Bảng 1.1 Một số tính chất của Protease (P) vi sinh vật
Nhóm Nguồn E Chất kìm hãm Đặc điểm
TTHĐ
pH tối thích
P Xerin Bac.subtilis
Bac.pumilus
Str.griseus
Str.fradiae
Art hrobacter B22
Asp.oryzae
Asp.flavus
Asp.sojae
E.coli
DFP
+
Xerin Kiềm
P-tiol Streplococcus
Clostridium histoly-
ticum
Indoaxeta-mit
Ps.cloromer-
curbenzoat
-SH 7,5
7,0
P kim
loại
Bac.subtilus
Bac.subtilus NRRL

B3411
Bac. Subtilisamy
Losaccarilicis
Bac. Megaterium
Psuedomonasaerugin
oa
Atreptomeces
naraensis
Asp. Oryzae
Acremonium kiliense
Clostridiumhisttolyti
um
EDTA
++
1,10octa-
fenantrolin
Kim loại hóa
trị hai
Trung tính
NHÓM: MHNK TRANG 2
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
P Acid Asp.niger
Asp.Awamori
Sailoi,penicillium
Janthinellum
Rhizopus chinensis
Mucor pucillus
Endothia parasilica
Dizoaxetil
Dlnorlox-inmetil

este
COOH Acid
3.1. Cấu trúc trung tâm hoạt động (TTHĐ) của Protease
Trong TTHĐ của Protease vi sinh vật ngoài gốc acid amin đặc
trưng cho từng nhóm còn có một số gốc acid amin khác. Các kết quả
nghiên cứu chung về TTHĐ của một số Protease vi sinh vật cho phép rút
ra một số nhận xét chung như sau:
- TTHĐ của Protease đủ lớn và bao gồm một số gốc aa và trong
một số trường hợp còn có cả cofactơ kim loại.
+ Các Protease kim loại có TTHĐ lớn hơn vào khoảng 21
0
A, có thể
phân biệt thành sáu phần dưới TTHĐ (subsite), mỗi phần dưới TTHĐ
tương ứng với mỗi gốc aa trong phân tử cơ chất.
+ Đối với các Protease acid, theo nhiều nghiên cứu cấu trúc TTHĐ
của các tinh thể Protease acid của Phizopus chinenis và Endothia
parasilica đã cho thấy phân tử các Protease này gồm có hai hạt, giữa
chúng có khe hở vào khoảng 20
0
A. Khe hở này là phần xúc tác của các E,
các gốc Asp-35 và Asp-215 xếp đối diện nhau trong khe ấy.
- Đối với các Protease không chứa cysteine, TTHĐ của chúng có
tính mềm dẻo hơn vì cấu trúc không gian của chúng không được giữ vững
bởi các cầu disulphide.
NHÓM: MHNK TRANG 3
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Mặc dù TTHĐ của các Protease vi sinh vật có khác nhau nhưng
các enzyme này đều xúc tác cho phản ứng thủy phân liên kết peptide theo
cùng một cơ chế chung như sau:
Trong đó: E: enzyme, S: cơ chất, enzyme - S: Phức chất enzym- cơ

chất, P
1
: Là sản phẩm đầu tiên của phản ứng, P
2
: Là sản phẩm thứ hai của
phản ứng.
3.2. nguồn thu nhận protease
Protease phân bố ở thực vật, động vật, vi sinh vật. Tuy nhiên
nguồn enzyme ở vi sinh vật phong phú nhất, có ở hầu hết các vi sinh vật
như vi khuẩn, nấm mốc và xạ khuẩn… có thể nói vi sinh vật là nguồn
nguyên liệu thích hợp nhất để sản xuất enzyme ở quy mô lớn dùng trong
công nghệ và đời sống
Nguồn enzyme từ vi sinh vật dần dần thay thế enzyme từ động vật
và thực vật do hàng loạt những ưu điểm về sinh lý vi sinh vật và về kỹ
thuật sản xuất được liệt kê như sau:
+ Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa một khối lượng cơ chất lớn
hơn khối lượng cơ thể chúng hàng ngàn lần sau một ngày đêm.
+ Enzyme thu nhận từ vi sinh vật có hoạt tính cao.
+ Tốc độ sinh sản của vi sinh vật mạnh, trong thời gian ngắn có thể
thu được lượng sinh khối vi sinh vật rất lớn, giúp trong một thời gian
ngắn thu được một lượng enzyme nhiều hoặc lượng các sản phẩm trao đổi
chất cao.
3.3. đặc điểm nguồn vi sinh vật để sản xuất enzyme protease:
Trong nuôi cấy vi sinh vật thu nhận enzyme có một số kỹ thuật
chung và một số kỹ thuật riêng.
Những kỹ thuật chung bao gồm:
NHÓM: MHNK TRANG 4
E + S enzyme – S enzyme – S + P
1
enzyme + P

2
Hình 1.4 Cơ chế xúc tác TTHĐ Enxyme
Hình 1 Baccillus subtilis
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
+ Kỹ thuật tạo giống
+ Lựa chọn phương pháp nuôi cấy
+ Thiết kế thiết bị nuôi cấy
+ Kỹ thuật lên men
+ Tách, tinh chế thu nhận Enzyme.
- Nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp mạnh Protease, các
enzyme này có thể ở trong tế bào hoặc được tiết vào môi trường nuôi cấy.
Một số Protease ngoại bào đã sản xuất quy mô công nghiệp và được sử
dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, trong nông nghiệp và trong
y học.
- Nguồn vi sinh vật thu nhận enzyme Protease chủ yếu gồm: vi
khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn.
Vi khuẩn:
Protease trong vi khuẩn có thể sinh ra 2 loai enzyme
endopeptidase và exopeptidase. Do đó Protease của vi khuẩn có tính đặc
hiệu cơ chất cao. Chúng có khả năng phân hủy tới 80% các liên kết
peptide trong phân tử protein.
Bacillus subtilis là chưng vi khuẩn có khả năng tổng hợp manh nhất protease
Ngoài ra còn có một số chủng khác B.mesentericus, B.thermorpoteoliticus
và một số giống thuộc chi Clostridiu.
NHÓM: MHNK TRANG 5
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Nấm mốc:
Nhiều loại nấm mốc có khả năng tổng hợp một lượng lớn Protease được
ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm như các chủng: Aspergillus oryzae, A.
terricola, A. fumigatus, A. saitoi, Penicilliumchysogenum)…các loại nấm mốc

này có khả năng tổng hợp cả ba loại P: acid, kiềm và trung tính. Nấm mốc đen
tổng hợp chủ yếu các Protease acid, có khả năng thủy phân protein ở pH 2,5-3.
Một số nấm mốc khác như: A. candidatus, P. cameberti, P.
roqueforti… cũng có khả năng tổng hợp Protease có khả năng đông tụ
sữa sử dụng trong sản xuất phomát.
Xạ khuẩn:
Về phương diện tổng hợp Protease, xạ khuẩn được nghiên cứu ít
hơn vi khuẩn và nấm mốc. Tuy nhiên, người ta cũng đã tìm được một số
chủng có khả năng tổng hợp cao như: Streptomyces grieus, S. fradiae, S.
trerimosus…
Các chế phẩm xạ khuẩn được biết nhiều là pronase (Nhật) được tách chiết
từ S.grieus, enzyme này có đặc tính đặc hiệu rộng, có khả năng thủy phân
tới 90% liên kết peptide của nhiều protein thành acid amin
NHÓM: MHNK TRANG 6
Hình 2: Aspergillus
oryzae
Hình 3: Condium of Aspergillus oryzae
Hình 4: Xạ khuẩn
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Bảng 1.2 Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp mạnh Protease
(P)
VSV Ghi chú
Vi
khuẩn
Bac. Subtilispha
Bac. Cireulans
Bac. Sphaericus
Bac. Thermophilus
Bac. Aerothermophilus
Bac. Thermoacidurans

Bac.Thermoproteoly ticus
Bac. Brevis
Bac. Licheniformis
Bac. Mesenlericus
Bac. Megaterium
Bac. Cereus
Bac. Pumilus
Cl. Perfringens
Cl. Histolyticum
Cl. Sporogens
Ps. Aerruginosa
P trung tính, P kiềm (subtillzin)
P kiềm
P trung tính
P Trung tính, P acid
P acid và P kiềm
{ colagenase
P trung tính,P kiềm
Xạ
khuẩn
Str. Griseus
Str. Rimosus
Str. fradiae
Str. faeca is
Str. reetus var. pro-teolyticus
Dùng trong kỹ nghệ ở Nhật, Mỹ, gồm ít
nhất 11 enzyme với cơ chất procolagen
phân giải 70% đến aa có 5 P, hai
peptidase (lơxinamino-peptidase,
cacboxypeptidase), hai P: P- serin.

Nấm
mốc
Asp. Oryzae
Asp. Satoi
Asp. Awamori
Asp. Niegr
Asp. Shirousami
P-kim loại, P xerin, có 3 loại
P acid, P trung tính, P kiềm.
P acid (aspergilopepti- dase A)
P acid
Hai P acid
P acid
NHÓM: MHNK TRANG 7
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Asp. Fumigatus
Asp. Tericola
Asp. Candidus
Asp. Ochraceus
Asp. Sojae
Asp. Flavus
Pen. Janthinellum
Pen. Chrysogenum
Pen. Cyaneo fulvum
Mucor. Pusillus
Rh. Chinensis
Ph. Delemar
Ph. Niveus
Ph. Nodous
Ph. Pseudokinensis

Ph. Peka
Phymatorrichum omnivorum
Hai P: Pacid, và P kiềm
P acid có tác dụng làm đông sữa
P trung tính
P kiềm
Hai P: P kiềm và P trung tính
P acid
P kiềm
P acid có tác dụng làm đông sữa đã được
dùng ở Nhật để thay thế cho rennin.
NHÓM: MHNK TRANG 8
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Chương II: sản xuất enzyme protease từ nấm mốc Aspergillus
oryzae:
1. giới thiệu chung về nấm mốc Aspergillus oryzae:

Aspergillus oryzae
Asp. oryzae là một loại nấm vi thể thuộc bộ Plectascales, lớp
Ascomycetes ( nang khuẩn ). Cơ thể sinh trưởng của nó là một hệ sợi bao
gồm những sợi rất mảnh, chiều ngang 5-7 µm, phân nhánh rất nhiều và có
vách ngang , chia sợi thành nhiều bao tế bào ( nấm đa bào ). Từ những sợi
nằm ngang này hình thành những sợi đứng thằng gọi là cuống đính bào
tử, ở đó có cơ quan sinh sản vô tính. Cuống đính bào tử của Asp.oryzae
thường dài 1-2 mm nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phía đầu
cuống đính bào tử phồng lên gọi là bọng. Từ bọng này phân chia thành
những tế bào nhỏ, thuôn, dài, gọi là những tế bào hình chai. Đầu các tế
bào hình chai phân chia thành những bào tử đính vào nhau, nên gọi là
đính bào tử. Đính bào tử của Asp.oryzae có màu vàng lục hay màu vàng
hoa cau…

Đặc điểm của giống Asp.oryzae giàu các enzyme thủy phân nội bào
và ngoại bào ( amylase, protease, pectinasa,… ), ta rất hay gặp chúng ở
các kho nguyên liệu, trong các thùng chứa đựng bột, gạo… đã hết nhưng
NHÓM: MHNK TRANG 9
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
không được rửa sạch, ở cặn bã bia, bã rượu, ở lỏi ngô, ở bã sắn… Chúng
mọc và phát triển có khi thành lớp mốc, có màu sắc đen, vàng… Màu do
các bào tử già có màu sắc. Các bào tử này, dễ bị gió cuốn bay xa và rơi
vào đâu khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ mọc thành mốc mới.
NHÓM: MHNK TRANG 10
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Quy trình thu nhận enzyme protease từ nấm mốc Asp.oryzae
NHÓM: MHNK TRANG 11
Thu nhận sinh khối
(enzyme thô)
Chế phẩm enzyme
thô đem tinh chế
Nghiền mịn
Trích ly
Chế phẩm ezyme
thô đem sử dụng
Khoáng hỗn hợp
Nguyên liệu dinh dưỡng (bột
bắp, cao nấm men, pepton)
Hấp thanh trùng
Làm nguội đến 30
0
C
Nước
Đỗ lên khay

Giống Asp.oryzae
Nuôi cấy ở nhiệt độ
phòng
0,5-2%
Dùng trong
chăn nuôi
Lọc
Kết tủa enzyme
Thu nhận kết tủa
Sấy
Tinh chế

Chế phẩm ezyme
Kỹ thuật
Thu nhận enzyme
protease tinh khiết
Sấy
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Giải thích quy trình:
Sau khi đã trộn giống, môi trường được trải đều ra các khay với
chiều dài 2-3cm, rồi được đưa vào phòng nuôi cấy, đặt trên những giá đỡ.
Các giá đỡ này được thiết kế sao cho lượng không khí được lưu thông
thường xuyên. Phòng nuôi cấy phải có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và độ
ẩm không khí. Nhiệt độ thích hợp cho nấm sợi phát triển là 28-32
0
C.
Nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá đều ảnh hưởng không tốt cho nấm sợi
phát triển.
Trong quá trình nuôi cấy, ta hoàn toàn không cần điều chỉnh pH.
Môi trường bán rắn là môi trường tĩnh nên sự thay đổi pH ở một vùng

nào đó ít khi ảnh hưởng đến toàn bộ khối môi trường.
Thời gian nuôi nấm sợi thu nhận enzyme vào khoảng 36-60 giờ.
Điều này còn phụ thuộc vào chủng nấm mốc Asp.oryzae và điều kiện môi
trường cũng như phụ thuộc vào điệu kiện nuôi cấy.
Quá trình phát triển của nấm mốc trong môi trường bán rắn khi
nuôi bằng phương pháp bề mặt này trải qua các giai đoạn sau:
. Giai đoạn 1: Giai đoạn này kéo dài 10-14 giờ kể từ thời gian bắt
đầu nuôi cấy. Enzyme mới bắt đầu đươc hình thành. Trong giai đoạn này
phải đặc biệt quan tâm đến chế độ nhiệt độ. Tuyệt đối không được đưa
nhiệt độ cao quá 30
0
C vì thời kỳ đầu này giống rất mẫn cảm với nhiệt độ.
. Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài 14-18 giờ. Enzym protease
được tổng hợp mạnh. Lượng O
2
trong không khí giảm và CO
2
sẽ tăng
dần, do đó trong giai đoạn này cần phải được thông khí mạnh và nhiệt độ
cố gắng duy trì trong khoảng 29-30
0
C là tốt nhất.
. Giai đoạn 3: Giai đoạn này kéo dài 10-20 giờ. Quá trình trao đổi
chất yếu dần, do đó mức độ giảm chất dinh dưỡng sẽ chậm lại. Nhiệt độ
của khối môi trường giảm, do đó làm giảm lượng không khí môi trường
xuống 20-25 thể tích không khí /thể tích phòng nuôi cấy/ 1giờ. Nhiệt dộ
nuôi duy trì ở 30
0
C, trong giai đoạn này, bào tử được hình thành nhiều do
NHÓM: MHNK TRANG 12

THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
đó lượng Enzym protease tạo ra sẽ giảm xuống. Chính vì thế việc xác
định thời điểm cần thiết để thu nhận enzym rất cần thiết.
4.5.2.3 Thu nhận sản phẩm:
Kết thúc quá trình nuôi cấy ta thu nhận được chế phẩm enzym
protease, chế phẩm này được gọi là chế phẩm enzym thô.
Tùy theo mục đích sử dụng ta có thể dùng chế phầm thô này ngay
không cần phải quá trình tinh sạch. Trong những trường hợp cần thiết
khác, ta phải tiến hành làm sạch enzym. Để sản xuất enzym tinh khiết
người ta phả tiến hành như sau:
. Nghiền mịn
Toàn bộ khối lượng enzym thô protease được đem đi nghiền nhỏ.
Mục đích của qúa trình này là vừa phá vỡ thành tế bào vừa làm nhỏ các
thành phần của chế phẩm thô. Khi thành tế bào được phá vỡ, các enzym
nội bào chưa thoát ra khỏi tế bào sẽ dễ dàng thoát khỏi tế bào. Phần lớn
enzym protease ngoại bào khi được tổng hợp và thoát khỏi tế bào ngay
lập tức thấm vào thành phần môi trường. Khi ta nghiền nhỏ, enzym thoát
ra khỏi các thành phần này dễ dàng hơn.
Trong khi nghiền người ta thường sử dụng những chất trợ nghiền
như cát thạch anh và bột thủy tinh. Các chất này là những chất vô cơ
không tham gia vào phản ứng và khả năng tăng mức độ ma sát trước khi
sử dụng cát thạch anh và bột thủy tinh phải được rửa sạch, sấy khô ở
nhiệt độ lớn hơn 100
0
C để loại bỏ nước và tiêu diệt vi sinh vật.
. Trích ly: Sau khi nghiền mịn, người ta cho nước vào để trích ly
enzym protease. Các loại enzyme thủy phân có khả năng tan trong nước
nên người ta thường dùng nước như một dung môi hòa tan. Cứ một phần
chế phẩm enzym thô, người ta cho 4-5 phần nước, khuấy nhẹ và sau đó
lọc lấy dịch, phần bã thu riêng dùng làm thực phẩm gia súc (chú ý cần

NHÓM: MHNK TRANG 13
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
loại bỏ cát thạch anh và bột thủy tinh ra khỏi hỗn hợp bã rồi mới cho gia
súc ăn).
Dịch thu nhận được vẫn ở dạng chế phẩm enzym thô vì trong đó có chứa
nước, các chất hòa tan khác từ khối môi trường nuôi cấy. Việc tiếp theo là
làm sao tách enzym ra khỏi vật chất này.
. Kết tủa enzym protease
Để làm việc trên người ta tiến hành kết tủa enzyme nhờ những tác
nhân gây tủa. Trong công nghệ tinh chế enzyme, người ta thường dùng
cồn và sunfat amon. Hai tác nhân kết tủa này dễ tìm kiếm và giá rẻ so với
những tác nhân gây tủa khác.
Trong khi tiến hành kết tủa, người ta phải làm lạnh cả dung dịch
enzym thô và cả những tác nhân kết tủa để tránh làm mất hoạt tính
enzym. Khi đổ chất làm kết tủa enzym vào dung dịch enzym thô phải hết
sức từ từ để tránh hiện tượng biến tính.
Các enzym sẽ được tạo kết tủa và lắng xuống đáy, tiến hành gạn và
lọc thu nhận kết tủa ở dạng paste (độ ẩm lớn hơn 70%W).
Ở trạng thái này enzym rất dễ bị biến tính vì còn nhiều nước để dễ
bảo quản người ta sấy kết tủa enzyn protease ở 40
O
C cho đến khi độ ẩm
cuối cùng đạt 5-8% W (thiết bị sấy thường dùng là máy sấy phun sương.
Trong nhiều trường hợp chế phẩm enzyme protease ở dạng kết tủa vẫn
hoàn toàn chưa sạch về mặt hóa học vì trong đó còn chứa một số enzym
ngoài enzyme ta quan tâm.
NHÓM: MHNK TRANG 14
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
Trong quá trình thu nhận enzyme protease cần một số thiết bị để cần
thiết như:

Nồi hấp khử trùng môi trùng
Mục đích của quá trình thanh trùng là tiêu diệt hoàn toàn vi sinh
vật tạp nhiểm còn tại trong môi trường dinh dưỡng, ngoài quá trình gia
nhiệt sẽ làm cho môi trường dinh dưỡng chuyển hóa vi sinh vật dễ dàng
đồng hóa chất dinh dưỡng trong môi trương nuôi cấy.
Ta tiến hành thanh trùng trong thời gian 45- 60 phút, áp suất 1at,
nhiệt độ 118 – 125
0
C.

. Máy nghiền búa: Loại thiết bị này được dùng để nghiên cứu các
chủng nấm mốc.
Sản phẩm ban đầu có kích thước các tiểu phần nhỏ đến 50 mm qua
đoạn ống ở trên nắp của thiết bị, được cho vào tâm rôto một cách liên tục,
dưới tác động của lực ly tâm sản phẩm qua khoảng giữa các búa bị va đập
nhiều lần và bị vỡ ra.

. Máy trích ly:
Để trích ly enzyme, acid amin và các chất khác từ vật liệu rắn trong
điều kiện sản xuất lớn, người ta ứng dụng trích ly tác động liên tục.
Bộ nạp liệu kiểu vít tải chuyển pha rắn của canh trường nấm mốc
vào phần trên của cột nạp liệu. Canh trường nấm mốc từ cột nạp liệu qua
cột chuyển nằm ngang vào cột nâng và sau khi vắt thì thải ra ngoài.Nước
NHÓM: MHNK TRANG 15
Thiết bị nghiền búa
Máy sấy phun sương LPG
Thiết bị sấy phun hình đáy bằng
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
dâng lên trong cột nạp liệu được bảo hòa liên tục và sau khi qua bộ lọc thì
đưa ra ngoài. Thời gian trích ly 40-60 phút ở 25

0
C.

. Máy sấy phun sương
Không khí đi qua bộ lọc và bộ gia nhiệt được đưa vào bộ phân phối
không khí ở trên đỉnh thiết bị; khí nóng được đưa vào buồng sấy đều theo
hình xoáy trôn ốc. Nguyên liệu dạng lỏng từ máng nguyên liệu đi qua bộ
lọc được bơm lên bộ phun sương ở trên đỉnh của buồng sấy làm nguyên
liệu trở thành dạng hạt sương cực nhỏ, khi tiếp xúc với khí nóng, lượng
nước có trong nguyên liệu nhanh chóng bay hơi, nguyên liệu dạng lỏng
được sấy khô thành thành phẩm trong thời gian cực ngắn. Thành phẩm
được phần đáy của buồng sấy và bộ phân li gió xoáy đùn ra ngoài, phần
khí thừa còn lại được quạt gió hút và đẩy ra ngoài.
NHÓM: MHNK TRANG 16
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE

. Thiết bị lọc: Máy lọc chân không dạng thùng quay: Loại này được
ứng dụng để tách sinh khối vi sinh vật khỏi dung dịch canh trường.
Chất lỏng canh trường chảy vào nhánh trên của băng tải và khi
chuyển dịch trên các phòng chân không, phần chiết qua lỗ lọc vào các
khoang, còn các tiểu phần rắn của huyền phù bị giữ lại trên bề mặt của
băng tải.
NHÓM: MHNK TRANG 17
Sơ đồ thiết bị lọc chân không dạng thùng quay tác động liên tục
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG CỦA ENZYME PROTEASE TỪ
NẤM MỐC APS. ORYZAE:
Protease không những được ứng dụng nhiều trong y dược, hóa học,
trong nông nghiệp, mà trong công nghiệp Protease chiếm vai trò quan
trọng, việc sử dụng enzyme trong công nghiệp là đa dạng, phong phú và

đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Thử nhìn thống kê sơ bộ sau đây về các
lãnh vực đã dùng Protease ta có thể thấy được sự đa dạng: công nghiệp
thịt, công nghiệp chế biến cá, công nghiệp chế biến sữa, công nghiệp
bánh mì, bánh kẹo, công nghiệp bia, công nghiệp sản xuất sữa khô và bột
trứng, công nghiệp hương phẩm và mỹ phẩm, công nghiệp dệt, công
nghiệp da, công nghiệp phim ảnh, công nghiệp y học…
Nhưng chủ yếu enzyme protease chiết xuất từ nấm mốc Aps.
oryzae trong sản xuất Bia:
- Chế phẩm Protease có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng độ
bền của bia và rút ngắn thời gian lọc. Protease của Aps. oryzae được dùng
để thủy phân protein trong hạt ngũ cốc, tạo điều kiện xử lý bia tốt hơn.
Ứng dụng enzyme Protease để làm trong và ổn định chất lượng
nước quả và rượu vang - một trong những nguyên nhân chính gây khó
khăn cho việc làm trong nước quả và gây đục nước quả là protein.
Ngoài ra, Protease còn được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều
ngành khác như:
- Điều chế dịch đạm thủy phân dùng làm chất dinh dưỡng, chất
tăng vị trong thực phẩm và sản xuất một số thức ăn kiêng.
- Protease của nấm mốc và vi khuẩn phối hợp với amylase tạo
thành hỗn hợp enzyme dùng làm thức ăn gia súc có độ tiêu hóa cao, có ý
nghĩa lớn trong chăn nuôi gia súc và gia cầm.
- Điều chế môi trường dinh dưỡng của vi sinh vật để sản xuất
vaccine, kháng sinh,…
NHÓM: MHNK TRANG 18
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
- Sản xuất keo động vật, chất giặt tổng hợp để giặt tẩy các chất bẩn
protein, sản xuất mỹ phẩm, …
NHÓM: MHNK TRANG 19
THU NHẬN PROTEASE TỪ NẤM MỐC ASP.ORYZAE
PHẦN III: KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận ta thấy việc ứng dụng các vi sinh vật vào công
nghiệp của thế giới là thành quả mới nhằm giảm thiểu sử dụng các chất
hóa học để sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiểm môi trường sống của con
người.
Ở Việt Nam bước đầu đa có nhiều nghiên cứu ứng dụng các
enzyme trong chế biến nông sản, thực phẩm, nhất là trong lĩnh vực sản
xuất bia, rượu, chế biến tinh bột (Viện công nghiệp thực phẩm, Viện công
nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội…).
Việc nghiên cứu các enzyme phục vụ nông nghiệp, công nghiệp cũng
được quan tâm và có các kết quả đáng khích lệ.
Ta thấy sử dụng nấm mốc để sản xuất protease là một bước dọt phá
mới của nghành công nghệ sinh học và qua bài tiểu luận cho ta hiểu hơng
vai trò của vi sinh vật trong đời sống của xã hội cung như trong tương lai
khi công nghệ sinh học đang phát triển
Nắm được đặc tính sinh lý của vi sinh vật.
Biết được một số nhóm vi sinh vật chính có thể sản xuất enzyme Protease
ứng dụng trong công nghiệp.
NHÓM: MHNK TRANG 20

×