Tải bản đầy đủ (.docx) (305 trang)

Tuyển tập câu hỏi, bài tập trong sách bài tập Sinh 10 (Cả 3 bộ KNTT, CD, CTST)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 305 trang )

Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

NGUYỄN VIẾT TRUNG

0989093848
----------  ----------

TUYỂN TẬP CÂU HỎI
SÁCH BÀI TẬP
MÔN: SINH HỌC 10

NĂM HỌC 2023 - 2024

1


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

BÀI 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH HỌC MƠN SINH HỌC

1.

1

2.

1

3.

1



4.

1

5.

1

6.

1

7.

1

8.

1

9.

2

Phát triển bền vững là:
A. Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
B. Sự phát triển chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thể hệ tương lai nhưng không làm ảnh
hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.
C. Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng

đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
D. Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Khái niệm về phát triển bền vững được đưa ra ở đâu và vào năm nào?
A. Mỹ, 1982
B. Brazil, 1998
C. Anh, 2000
D. Brazil, 1992
Đạo đức sinh học là
A. Các nguyên tắt cần phải tân thủ trong nghiên cứu sinh học.
B. Các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học.
C. Các nguyên tắt, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan
đến đối tượng nghiên cứu là con người.
D. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan
đến đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật.
Trong các lĩnh vực sau đây, các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học bao gồm bao nhiêu lĩnh
vực?
☐Khoa học Trái Đất.
☐Tế bào học.
☐Động vật học.
☐Thiên văn học.
☐Vi sinh vật học.
☐Động lực học.
☐Giải phẫu học.
☐Sinh thái học và Môi trường.
☐Sinh thái học phân tử.
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội

dung sau đây?
1. Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, các loài sinh vật biến đổi gene.
2. Xây dựng các mơ hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn đề môi trường.
3. Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
4. Dựa vào các đặc điểm di truyền của tính trạng, dự đoán được khả năng mắc bệnh ở
đời con. Qua đó, tư vấn và sàng lọc trước sinh nhằm hạn chế tật dị ở thai nhi.
5. Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi khí hậu thời
tiết.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Thế kỉ XXI được gọi là thế kỉ của nghành
A. Di truyền học.
C. Tế bào học
B. Sinh học phân tử.
D. Công nghệ sinh học.
Nghề nào sau đây thuộc nghành Y học?
A. Bác sĩ, y tá, công nhân.
B. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lý.
C. Lập trình viên, nhân viên xét nghiệm.
D. Bảo vệ, kĩ thuật viên, y tá.
Ngành nào sau đây có vai trị bảo vệ mơi trường?
A. Thủy sản.
B. Y học.
C. Lâm Nghiệp.
D. Công nghệ thực phẩm.
Hãy xác định các nội dung sau đây là đúng hay sai.
2



Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

STT Nội dung

10.

2

11.

2

Đúng/Sai

1

Nghành Sinh học dùng các phương pháp khoa học để nghiên cứu và
trả lời các câu hỏi về sự sống.

2

Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, hiện nay, người ta đã tìm
ra được phương pháp chữa trị tất cả bệnh di truyền.

3

Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực sinh học phân tử là ácc phân tử
sinh học như DNA, protein...


4

Để giải thích một vấn đề nào đó liên quan đến sự sống, ta cầ phải dựa
trên kiến thức của một hoặc một số lĩnh vực sinh học.

5

Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nơng nghiệp góp
phần làm tăng sản lượng lương thực và chi phí sản xuất.

6

Hiện nay, nhiều vi khuẩn và tảo được sử dụng để xử lí ơ nhiễm môi
trường.

Phương pháp giải:
2: Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, hiện nay, người ta đã tìm ra được phương
pháp chữa trị một số bệnh di truyền.
6: Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng sản
lượng lương thực và tạo ra những giống cây sạch bệnh.
Lời giải chi tiết:
STT Nội dung
Đúng/Sai
1
Nghành Sinh học dùng các phương pháp khoa học để nghiên cứu và
Đúng
trả lời các câu hỏi về sự sống.
2
Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, hiện nay, người ta đã tìm
Sai

ra được phương pháp chữa trị tất cả bệnh di truyền.
3
Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực sinh học phân tử là ácc phân tử
Đúng
sinh học như DNA, protein...
4
Để giải thích một vấn đề nào đó liên quan đến sự sống, ta cầ phải
Đúng
dựa trên kiến thức của một hoặc một số lĩnh vực sinh học.
5
Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp góp
Sai
phần làm tăng sản lượng lương thực và chi phí sản xuất.
6
Hiện nay, nhiều vi khuẩn và tảo được sử dụng để xử lí ơ nhiễm mơi
Đúng
trường.
Sinh học có vai trò như thế nào trong việc phát triển bền vững môi trường sống?
Phương pháp giải:
Ngành Sinh học ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, sự phát triển kinh
tế - xã hội, sự phát triển bền vững mơi trường sống và những vấn đề tồn cầu
Lời giải chi tiết:
Sinh học đóng vai trị vơ cùng to lớn trong cơng cuộc phát triển bền vững mơi trường
sống: góp phần bảo vện sự đa dạng sinh học, xây dựng các mơ hình sinh thái để bảo vệ và
khơi phục mơi trường sống; các cơng trình nghiên cứu về di truyền, tế bào được áp dụng
trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene q hiếm của các lồi sinh vật có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Là học sinh, em có thể làm những gì để góp phần bảo vệ và khơi phục môi trường sống?
Phương pháp giải:
Môi trường sống quanh chúng ta ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi cá thể sống trong mơi trường

đó, là một học sinh hiểu rõ được sự hình thành của thế giới sống cần có thái độ tơn trọng,
giữ gìn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với phát triển bền vững.
3


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

12.

2

13.

2

14.

2

15.

2

Lời giải chi tiết:
Là học sinh, để bảo vệ mơi trường sống em có thể;
- Tích cực tham gia các hoạt động trồng cây xanh tại các nơi công cộng.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường sống.
- Không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định.
- Không sử dụng các vận dụng khó phân huỷ như chai nhựa, túi nilon....
Em hãy đánh giá những việc là, sau đây có vi phạm đạo đức sinh học hay khơng. Giải

thích.
a) Sử dụng vi khuẩn E. Coli là, vector chuyển gene.
b) Nuôi cấy tế bào gốc ở người để tạo thành một cá thể mới.
c) Nuôi cấy mô thực vật để nhân giống cây quý hiếm.
d) Dùng xác người là, vật nghiên cứu, thí nghiệm.
Phương pháp giải:
Đạo đức sinh học ra đời với nhiệm vụ đưa ra những quy tắc, các giá trị đạo đức trong khoa
học nghiên cứu sự sống cũng như ứng dụng trong khoa học vào thực tiễn nhằm đảm bảo
an toàn tối đa cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
Lời giải chi tiết:
a) Không vi phạm đạo đức sinh học vì hiện nay E.coli là vector chuyển gene được sử dụng
phổ biến trong công nghệ gene để tạo nhiều chế phẩm sinh học phục vụ cho đời sống con
người.
b) Vi phạm đạo đức sinh học vì hiện nay các nước trên thế giới nghiêm cấm nhân bản vơ
tính con người.
c) Khơng vi phạm đạo đức sinh học vì việc nhân nhanh các giớng cây quý hiếm để bảo vệ
sự đa dạng sinh học.
d) Có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu được sự đồng ý cuat người thân hay người đăng kí hiến tặng xác, nội
tạng thì khơng vi phạm đạo đức sinh học. Lúc này, việc sử dụng xác ngưuodi để nghiên
cứu hồn tồn vì mục đích khoa học.
- Trường hợp 2: Nếu chưa được sự đồng ý của gười thân hay người đăng ksu hiến tặng thì
việc sử dụng xác người để ngheien cứu là bất hợp pháp, vi phạm đạo đức sinh học.
Nêu một số ví dụ để thấy được vai trị quan trọng của sinh học đối với đời sống hàng
ngày.
Phương pháp giải:
Ngành Sinh học ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, sự phát triển kinh
tế - xã hội, sự phát triển bền vững môi trường và những vấn đề toàn cầu.
Lời giải chi tiết:
Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học đã tạo ra những sản phẩm có lợi cho con người như

tạo ra các loài sinh vật mang gene người để sản xuất hormone, protein..; tạo ra các giống
cây trồng sạch bệnh; nhiều loài sinh vậy mang những đặc tính tốt được tạo ra bằng
phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào...
Theo em, trong tương lai, nghành Sinh học sẽ phát triển như thế nào?
Phương pháp giải:
Trong tương lai. Nghành Sinh học có thể mang lại nhiều thành tựu mới nhằm phục vự đời
sống con người và phát triển kinh tế - xã hội như: xử lí ơ nhiễm mơi trường; tạo được
nhiều giống vật ni, cây trồng; áp dụng liệu pháp gene và liệu pháp tế bào gốc trong điều
trị bệnh; tạo ra năng lượng sinh học;...
Lời giải chi tiết:
Trong tương lai. Nghành Sinh học có thể mang lại nhiều thành tựu mới nhằm phục vự đời
sống con người và phát triển kinh tế - xã hội như: xử lí ơ nhiễm mơi trường; tạo được
nhiều giống vật nuôi, cây trồng; áp dụng liệu pháp gene và liệu pháp tế bào gốc trong điều
trị bệnh; tạo ra năng lượng sinh học;...
Ngành Y- dược học đã đóng góp những gì cho đời sống con người.
4


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

16.

2

17.

2

18.


2

19.

2

Phương pháp giải:
Vai trò nghành Y học: Phát triển các kĩ thuật cấy nghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản,
liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người
Vai trò nghành Dược học: sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,.. nhằm
phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người.
Lời giải chi tiết:
Những thành tựu của ngành Y -dược học đã đem đến nhiều cơ hội chữa bệnh và chăm sóc
sức khỏe cho con người như: cấy nghép nội tạng, kĩ thuật và phẫu thuật nội soi, nhiều kĩ
thuật hôc trợ sinh sản phát triển( hỗ trợ cho các cắp vợ chồng hiếm muộn, khó sinh con tự
nhiên..), tư vấn y học, sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm các dị tật thai nhi, ứng dụng
công nghệ để dự phòng các bệnh truyền nhiễm, sảm xuất vaccine phòng bệnh ở người
cũng nhiw các vật dụng thiết bị y tế hiện đại.
Nếu diện tích rừng bị suy giảm sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Phương pháp giải:
Rừng là mơi trường sinh sống của nhiều lồi sinh vật.
Cây đóng vai trị quang hợp tạo ra khí oxygen qua đó rừng giúp điều hịa khơng khí, rễ
cây cắm sâu vào đất vai trị giữ đất trống xói mịn.
Ngồi ra rừng cịn là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp...
Lời giải chi tiết:
Hậu quả do diện tích rừng suy giảm là:
 Mất mơi trường sống của nhiều loài sinh vật -> suy giảm đa dạng sinh học.
 Khi có thiên tai dễ gây nên các hiện tượng lũ lụt, xói mịn.
 Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng cao gây hiệu ứng nhà kính.
Hãy chọn một hiện tượng liên quan đến thế giới sống mà em quan sát được ở môi trường

sống xung quanh và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đặt ra các câu hỏi liên quan đến hiện tượng trên.
b) Cho biết lĩnh vực nào của sinh học có thể giúp em trả lời các câu hỏi đó.
Phương pháp giải:
HS nên chọn các vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như ô nhiễm môi trường,
mèo bắt chuộy, đồ ăn lâu ngày bị thiu,..
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Mẹ em tận dụng các rác thải hữu cơ để ủ làm phân bón cho cây
a) Tại sao rác thải hữu cơ lại có thể ủ làm phân bón?
b) Lĩnh vực vi sinh vật có thể giải thích được lý do trên, đó là do các vi sinh vật đã phân
hủy rác thải hữu cơ thành các chất dinh dưỡng mà cây có thể hấp thụ.
Đề xuất một ý tưởng có ứng dụng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và chi sẻ ý
tưởng đó tới bạn bè.
Phương pháp giải:
HS nên chọn các vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
Lời giải chi tiết:
Tự tìm hiểu và làm nước rửa tay sinh học( ví dụ quả bồ hịn) nhằm hạn chế các chất tẩy
rửa thải ra ngồi mơi trường.
Theo hướng dẫn quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế năm 2013
có nêu: Các hướng dẫn quốc tế và quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đều
nhấn mạnh rằng:” Tất cả các nghiên cứu trên đối tượng con người cần được tuân thủ vưới
ba nguyên tắt cơ bản: tôn trọng con người, hướng thiện và công bằng”. Em hãy phân tích
tái ao các nghiên sinh học cần phải tuân thủ ba nguyên tắc trên.
Lời giải chi tiết:
 Tôn trọng con người:khi tiến hành các nghiên cứu cần phải tôn trọng quyền tự
nguyện lựa chọn tham gia nghiên cứu của đối tượng có đủ năng lực đưa ra quyết
định và bảo vệ những đối tượng khơng có khả năng tự quyết định có thể tham gia
nghiên cứu hay khơng, bảo vệ những đối tượng bị phụ thuộc hoặc dễ bị tổn thương
5



Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

20.

2

21.

2

22.

2

khỏi những điều gây hại và lệ thuộc.Đảm bảo đối tượng có quyền từ chối tham gia
hay rút lui khỏi nghiên cứu.
 Hướng thiện: cần phải tối đa hố lợi ích và tối thiểu hố các điều gây hại.Nghiên
cứu được những lợi ích dự kiến, tránh gây hại cho người tham gia nghiên cứu,hoặc
nếu có nguy cơ gây hại nào đó thì phải ở mức chấp nhận được và lợi ích dự kiến
phải vượt trội so với nguy cơ gây hại. Đối tượng cần được đảm bảo an toàn cũng
như được điều trị một cách tốt nhất nếu có những biến cố bất lợi do nghiên cứu
gây ra. Điều này đòi hỏi thiết kế nghiên cứu hợp lí và người thực hiện nghiên cứu
phải có đủ năng lực chuyên môn, chú trọng bảo vệ đối tượng nghiên cứu.
 Cơng bằng:cần phân bổ cơng bằng cả lợi ích và nguy cơ rủi ro cho những đối
tượng tham gia nghiên cứu cũng như những chăm sóc mà đối tượng tham gia
nghiên cứu được hưởng. Nghĩa vụ của người thực hiện nghiên cứu là phải đối xử
với mọi đối tượng nghiên cứu một cách đúng đắn và phù hợp về mặt đạo đức, đảm
bảo mỗi cá nhân tham gia vào nghiên cứu nhận được tất cả những gì mà họ có
quyền được hưởng.

Tin sinh học nghiên cứu những gì? Nêu một số ứng dụng của tin sinh học.
Phương pháp giải:
Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chun dụng, các thuật
tốn, mơ hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lớn nhằm
sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
- Tin sinh học nghiên cứu phát triển hoặc ứng dụng các công cụ và phương pháp tính tốn
để mở rộng việc sử dụng dữ liệu sinh học, y tế, hành vi hoặc sức khỏe, bao gồm cả những
dữ liệu để thu thập, lưu trữ, tổ chức, phân tích hoặc trực quan hóa dữ liệu đó. Trong đó có
một số lĩnh vực nghiên cứu chính như: Phân tích trình tự, Bảo tồn đa dạng sinh học, Mức
độ biểu hiện gene, Nhận diện protein, Dự đoán cấu trúc protein,...
- Một số ứng dụng của tin sinh học:
 Dùng phần mềm máy tính tìm kiếm các gene và so sánh các hệ gene của các loài
với nhau để tìm mối quan hệ tiến hóa giữa các lồi sinh vật.
 Sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý thông tin của bệnh nhân giúp các bác sĩ đưa ra
được biện pháp chữa bệnh được hiệu quả nhất
Lĩnh vực sinh học nào có thể tạo ra đủ nguồn lương thực và thực phẩm ni sống tồn bộ
dân số trên Trái Đất trong vài thế kỉ tới khi mà diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và
phải hướng tới sự phát triển bền vững?
Phương pháp giải:
Các lĩnh vực trong nghiên cứu sinh học đem lại nhiều ứng dụng trong mọi mặt của đời
sống xã hội con người như y - dược học, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông lâm - ngư nghiệp,...
Lời giải chi tiết:
- Lĩnh vực sinh học có thể tạo ra đủ nguồn lương thực và thực phẩm ni sống tồn bộ
dân số trên Trái Đất trong vài thế kỉ tới khi mà diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và
phải hướng tới sự phát triển bền vững là lĩnh vực Công nghệ sinh học với việc ứng dụng
của các kỹ thuật như canh tác thủy canh, canh tác khí canh, canh tác trên tấm phim nhựa
hoặc trồng trên các giá thể…
- Những kĩ thuật trên không những giúp tạo ra nhiều năng suất hơn khi diện tích canh tác
ngày càng thu hẹp mà còn hướng tới sự phát triển bền vững.

Hãy mô tả thành tựu sinh học mới mà em cho là ấn tượng nhất.
Lời giải chi tiết:
Thành tựu sinh học mà em cho là ấn tượng nhất là: bằng việc ứng dụng công nghệ sinh
học trong nông nghiệp đã tạo ra một số giống lúa mới của Việt Nam như DR1, DR2.
Những giống lúa này có đặc tính tốt đặc biệt: chịu rét, đẻ nhánh khỏe và tập trung, thấp
cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8-9 tấn/ha. Đây là giống lúa có triển vọng đưa ra sản xuất
6


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

23.

2

đại trà.
Phát triển bền vững là gì? Hãy nêu một việc làm cụ thể mà em có thể thực hiện để góp
phần vào sự phát triển bền vững.
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung lý thuyết phát triển bền vững:
- Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại,
nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ
tương lai.
- Phát triển bền vững đòi hỏi mỗi người trong xã hội cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Việc trang bị kiến thức tối thiểu về sinh
học không những giúp chúng ta trở thành nhà tiêu dùng thông thái, biết cách bảo vệ sức
khỏe bản thân mà còn xây dựng xã hội phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.
Lời giải chi tiết:
- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng
không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

- Một việc làm cụ thể để góp phần vào sự phát triển bền vững: bảo vệ môi trường nước và
sử dụng bền vững tài nguyên nước qua việc khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm.

BÀI 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC
Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu
khoa học?
A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả
→ Rút ra kết luận.
B. Quan sát →Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm
→ Rút ra kết luận.
C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả
1. 1 → Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra
kết luận.
Lời giải chi tiết:
Trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học: Quan sát và thu thập dữ liệu → Đặt câu
hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả
→ Rút ra kết luận.
⇒ Chọn đáp án C
Cơng việc nào dưới đây là cơng việc chính của một nhà sinh học hoạt động trong lĩnh vực hóa sinh
học?
A. Nghiên cứu các bào quan cấu tạo nên tế bào.
B. Nghiên cứu hệ thống phân loại các sinh vật.
C. Nghiên cứu các phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào.
2. 1
D. Nghiên cứu sự truyền tin tế bào.
Lời giải chi tiết:
Cơng việc chính của một nhà sinh học hoạt động trong lĩnh vực hóa sinh học là nghiên cứu các
phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào.
⇒ Chọn đáp án C

3. 2 Cho các hiện tượng sau:
 Các loài cỏ dại dễ dàng mọc lên trên mặt đất đã được cày xới và ẩm ướt.
 Một số lồi động vật như lươn, cá thịi lịi, ếch,... sống trong bùn.
Khi được cho quan sát các hiện tượng trên, có hai nhóm học sinh đưa ra hai quan điểm khác nhau
như sau:
Nhóm1: Sinh vật được sinh ra theo một cách ngẫu nhiên (từ bùn,đất,...).
Nhóm2: Sinh vật được sinh ra từ sinh vật.
7


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

Em đồng tình với quan điểm của nhóm nào? Hãy chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và trình
bày rõ cách thức tiến hành để chứng minh quan điểm của em.
Phương pháp giải:
Đưa ra các phương pháp nghiên cứu để chứng minh giả thuyết.
Lời giải chi tiết:
Đồng tình với quan điểm của nhóm 2. Để chứng minh, có thể dùng phương pháp làm việc trong
phịng thí nghiệm. Cụ thể, sử dụng một chất dinh dưỡng bất kì (sữa, nước đường) và tiến hành ba
thí nghiệm sau:
 Thí nghiệm1: Cho dung dịch vào một bình thuỷ tinh hở. Sau một thời gian, chất dinh
dưỡng này sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Đem dung dịch quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy
vô số vi sinh vật đang phát triển, chúng phân giải các chất dinh dưỡng để cung cấp năng
lượng cho cơ thể làm chất dinh dưỡng trong bình bị hư hỏng nhanh chóng.
 Thí nghiệm 2: Cho dung dịch vào một bình thuỷ tinh đậy kín và đun sôi. Sau vài ngày,
dung dịch vẫn không bị hư hỏng. Có nghĩa là các vi sinh vật đã bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao
nên chúng không gây hư hỏng chất dinh dưỡng.
 Thí nghiệm 3: Cho dung dịch vào một bình thuỷ tinh hở và đun sơi. Sau vài ngày, chất dinh
dưỡng vẫn không bị hư hỏng.
→ Thông qua ba thí nghiệm trên đã chứng tỏ sinh vật được sinh ra từ sinh vật chứ không phải theo

một cách ngẫu nhiên.
Em hãy cho biết các hình ảnh sau đây đang mô tả phương pháp nghiên cứu và học tập nào của
môn Sinh học?

4. 2

Phương pháp giải:
Lựa chọn phương pháp phù hợp với các hình
Lời giải chi tiết:
a) Phương pháp thực nghiệm khoa học.
b) Phương pháp quan sát
c) Phương pháp làm việc trong phịng thí nghiệm.
5. 2 Hãy sắp xếp các bước sau đây theo thứ tự vào sơ đồ hình 2.2 cho đúng với tiến trình nghiên cứu
mơn Sinh học:
- Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
- Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát thực địa.
- Quan sát.
- Xây dựng giả thuyết và đặt câu hỏi nghiên cứu.

8


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

6. 2

7. 2

8. 2


9. 2

Phương pháp giải:
Quan sát Hình 2.2
Lời giải chi tiết:
Tiến trình nghiên cứu mơn Sinh học:
1. Quan sát.
2. Xây dựng giả thuyết và đặt câu hỏi nghiên cứu.
3. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
4. Điều tra, khảo sát thực địa.
5. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
Tại sao trong tiến trình nghiên cứu cần phải có bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm?
Phương pháp giải:
Bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm giúp kiểm chứng lại giả thuyết.
Lời giải chi tiết:
Trong tiến trình nghiên cứu phải có bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng lại giả
thuyết đã đề ra, từ đó, kết luận được giả thuyết đã đề ra, từ đó, kết luận được giả thuyết đúng hay
sai, chấp nhận hay loại bỏ giả thuyết.
Khi làm báo cáo kết quả nghiên cứu, chúng ta cần báo cáo những nội dung gì?
Phương pháp giải:
Báo cáo kết quả nguyên cứu để cơng bố kết quả nghiên cứu do đó báo cáo cần rõ ràng, minh bạch.
Lời giải chi tiết:
Trong báo cáo phải nêu rõ được: lí do chọn đề tài; mục đích, giả thuyết, đối tượng, phương pháp
và phạm vi nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; kết luận và kiến nghị.
Hãy tìm hiểu và cho biết chức năng của các vật dụng và thiết bị sau đây: kính hiển vi điện tử, máy
li tâm, cân điện tử, tủ sấy, bộ tiêu bản cố định (tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào vi sinh
vật,...).
Lời giải chi tiết:
 Kính hiển vi điện tử dùng để quan sát những vật thể có kích thước rất nhỏ(virus, ngun tử,

phân tử) mà kính hiển vi quang học khơng thể quan sát được.
 Máy li tâm dùng để tách riêng các thành phần có tỉ trọng khác nhau trong một dung dịch.
 Cân điện tử dùng để xác định khối lượng của một vật.
 Tủ sấy dùng để khử trùng, làm khô các dụng cụ thí nghiệm.
 Bộ tiêu bản cố định (tế bào thực vật, tế bào động vật,tế bào vi sinh vật,...)dùng để quan sát
hình dạng,cấu tạo tế bào.
Hiện nay, đã có những ngân hàng dữ liệu nào đang được sử dụng? Chúng có vai trị gì trong
nghiên cứu sinh học?
Phương pháp giải:
Việc sử dụng máy tính để phân tích và lưu trữ các dữ liệu sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc
lực cho sinh học và công nghệ sinh học.
9


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

10. 2

11. 2

12. 2

13. 2

Lời giải chi tiết:
 Một số ngân hàng dữ liệu như: GenBank; EMBL (European Molecular Bioinformatic
Laboratory); PDB (Protein Data Bank); SCOP (Structural Classification of Proteins
Database); PRINTS (protein motif fingerprint database),...
 Các ngân hàng dữ liệu sinh học phân tử phục vụ cho việc tìm kiếm trình tự DNA ở các sinh
vật khác nhau, dự đoán cấu trúc và chức năng của protein, so sánh trình tự tương đồng của

protein đểxác định mối quan hệ giữa các lồi,...
Một người nơng dân cho rằng: “Chỉ cần quan sát biểu hiện bên ngoài của lúa là có thể khẳng định
được lúa đang bị thiếu nguyên tố nào". Em đánh giá như thế nào về ý kiến của người nông dân
này?
Phương pháp giải:
Để đưa ra một kết luận sinh học ta cần kết hợp từ nhiều phương pháp khác nhau để đưa ra giả
thuyết và kiểm tra kết quả.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến này chưa hoàn toàn đúng vì nếu chỉ sử dụng phương pháp quan sát thì chỉ nhận biết được
cây thiếu ngun tố khống nào khi cây có biểu hiện đặc trưng. Trong trường hợp cây thiếu các
ngun tố khống khác nhau lại có biểu hiện giống nhau thì cần phối hợp thêm phương pháp thực
nghiệm khoa học mới cho kết quả chính xác.
Hãy giải thích tại sao việc ứng dụng tin sinh học đã giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra cho y –
dược học.
Phương pháp giải:
Tin sinh học là nghàng khoa học sử dụng máy tính để phân tích và lưu trữ các dữ liệu sinh học, đã
trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học
Lời giải chi tiết:
Việc ứng dụng tin sinh học đã giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra cho y – dược học và cơng nghệ
sinh học vì tin sinh học có thể giúp dị tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó
phát hiện và điều trị sớm; so sánh hệ gene (hay DNA) nhằm xác định quan hệ huyết thống, truy
tìm thủ phạm, xác định quan hệ họ hàng giữa các loài; xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở
dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn,...
Em hãy xây dựng giả thuyết và đặt câu hỏi nghiên cứu cho các vấn đề sau:
a) Tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
b) Đem chậu cây từ ngoài sáng vào trong tối vài ngày, lá cây sẽ bị vàng.
c) Để quả còn sống chung với những quả chín thì các quả sống sẽ chín nhanh hơn.
Phương pháp giải:
Dựa trên kết kết quả quan sát được để đặt ra vấn đề cần nghiên cứu. Đây là bước đưa ra giả thuyết
hay câu hỏi cần phải kiểm chứng để biết đúng sai.

Lời giải chi tiết:
a) Tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
 Giả thuyết: Khi tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp giảm hàm lượng cholesterol
trong máu.
 Câu hỏi nghiên cứu: Có phải cholesterol được dùng để cung cấp năng lượng cho cơ thể?
b) Đem chậu cây từ ngoài sáng vào trong tối vài ngày, lá cây sẽ bị vàng.
 Giả thuyết: Khi ở trong tối, cây không thực hiện được quang hợp→thiếu chất dinh dưỡng
→ diệp lục bị phân giải.
 Câu hỏi nghiên cứu: Có phải diệp lục bị phân giải để cung cấp lượng chất dinh dưỡng bị
thiếu hụt cho cây?
c) Để quả cịn sống chung với những quả chín thì các quả sống sẽ chín nhanh hơn.
 Giả thuyết: Quả chín đã tác động làm cho các quả sống chín nhanh hơn.
 Câu hỏi nghiên cứu: Có phải quả chín đã tiết ra các chất hố học kích thích q trình chín?
Cho các nội dung sau:
- Vệ sinh an tồn thực phẩm.
- Phịng chống sự lây lan của dịch bệnh.
10


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

- Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
a) Hãy chọn một trong các nội dung trên và tiến hành lập phiếu câu hỏi để khảo sát các vấn đề liên
quan đến nội dung đó mà em muốn nghiên cứu.
b) Sử dụng phiếu câu hỏi đã lập để khảo sát và tiến hành thống kê dữ liệu khảo sát được.
c) Dựa trên kết quả thống kê, em hãy đưa ra nhận xét và kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp giải:
 Phiếu câu hỏi gồm các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm hoặc trả lời ngắn. HS có thể sử dụng
phiếu khảo sát bằng giấy hoặc các công cụ trực tuyến.
 Lưu ý: Khi làm phiếu khảo sát, cần phải nêu rõ mục đích khảo sát là gì và khơng u cầu

người được khảo sát cung cấp thơng tin cá nhân để có kết quả khảo sát khách quan.
Lời giải chi tiết:
a) Ví dụ: Nội dung khảo sát là Mức độ ô nhiễm tại địa phương.
Câu 1: Hiện nay, mức độ ô nhiễm tại địa phương của anh/chị như thế nào?
A. Khơng ơ nhiễm.
B. Trung bình.
C. Nghiêm trọng.
D. Rất nghiêm trọng.
b) Thống kê kết quả khảo sát theo mẫu sau:

c) Từ kết quả thống kê khảo sát, HS rút ra nhận xét và kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Darwin là nhà khoa học lỗi lạc đã đưa ra học thuyết tiến hóa Chọn lọc tự nhiên và tự mình làm rất
nhiều thí nghiệm về kiểm chứng học thuyết của mình. Khi quan sát thấy các cây nắp ấm bắt và ăn
thịt các lồi cơn trùng, ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng cây sống ở vùng đất thiếu nitrogen nên
chúng phải bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen. Theo em, ông đã làm thí nghiệm
như thế nào để tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết của mình?
Phương pháp giải:
Các nhà sinh học ln tn theo một quy trình nghiên cứu khoa học bao gồm các bước theo trình
tự: Quan sát và thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế và tiến hành
thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
14. 2
Lời giải chi tiết:
Sau khi tiến hành quan sát, thu thập dữ liệu và đặt câu hỏi sau đó hình thành giả thuyết, để có thể
tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết của mình, Darwin đã thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm
chứng bằng cách thiết kế hai lơ thí nghiệm. Trong đó, cả hai lơ cùng trồng cây nắp ấm có cùng độ
tuổi sinh lý với số lượng cây như nhau và đặt trong cùng một điều kiện mơi trường. Ở lơ thí
nghiệm, ơng cho thêm nitrogen vào trong đất cịn ở lơ đối chứng khơng có nitrogen. Sau thời gian
quan sát và phân tích, ơng thấy cây nắp ấm sống ở vùng đất có nitrogen sẽ không bắt côn trùng và
ngược lại, cây nắp ấm ở lơ đối chứng khơng có nitrogen vẫn hoạt động bắt côn trùng và phân giải
protein để lấy nitrogen. Từ đó đã khẳng định giả thuyết của ơng đưa ra là đúng.

15. 2 Để kiểm tra một giả thuyết người ta thường kiểm tra dự đoán của giả thuyết. Dự đốn được trình
bày dưới dạng: Nếu … thì … Nếu giả thuyết là đúng thì điều tất yếu sẽ xảy ra là…
Hãy đưa ra dự đoán của giả thuyết và thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết cho rằng CO2 cần
cho quá trình quang hợp ở cây xanh.
Phương pháp giải:
Dự đoán được giả thuyết và biết cách thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết
Lời giải chi tiết:
- Dự đốn: Nếu khơng có CO2 thì khơng có sự quang hợp ở cây xanh. Nếu giả thuyết là đúng thì
11


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

điều tất yếu sẽ xảy ra là CO2 cần thiết cho quang hợp của cây.
- Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng cho giả thuyết:
Thí nghiệm chứng minh cây sử dụng khí CO2 để chế tạo tinh bột

Đặt 2 chậu cây vào chỗ tối trong khoảng 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết
Đặt mỗi cây lên một tấm kính ướt. Dùng hai chng thủy tinh A và B úp ra ngồi mỗi chậu
cây. Trong đó, ở chuông A cho thêm cốc nước chứa dung dịch nước vơi trong.
 Đặt cả 2 chng ở chỗ có nắng, sau khoảng 5-6 tiếng, ngắt lá mỗi cây để thử bằng dung
dịch iot
- Kết quả:
 Lá cây ở chuông A có màu vàng, chng B có màu xanh tím
 Trong lá cây A khơng có tinh bột, cây B có tinh bột
- Kết luận:
 Ngồi việc cây cần nước, cây cịn cần khí cacbonic để chế tạo tinh bột.
Một bạn học sinh quan sát các lá cây rừng nhiệt đới và nhận thấy nhiều lá cây thường có chóp
nhọn. Bạn tự hỏi: Lá có chóp nhọn đem lại lợi ích gì cho cây? Em hãy đưa ra giả thuyết cho hiện
tượng mà bạn đã quan sát được và tìm cách kiểm chứng giả thuyết của mình.

Phương pháp giải:
Hình dáng cây là đặc điểm giúp cho cây nhận được nhiều lợi ích, từ đó giúp cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển.
16. 2 Lời giải chi tiết:
- Lá cây có hình chóp làm giảm sức cản gió và giữ cho cây đứng thẳng. Phần lớn lá cây có dạng lá
kim và lá vảy thay vì lá rộng và lá bẹt. Đây là lợi thế trong vùng khí hậu đơi khi có tinh thể băng
gây bào mịn.
-Cây thường xanh, hay được biết đến là cây lá kim, thường mọc ở những nơi có mùa đơng khắc
nghiệt. Dạng hình chóp giống như kim tự tháp sẽ giúp cây tự duy trì độ ẩm và rũ bỏ tuyết nặng
bám trên cành.



BÀI 3. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
Cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. Các cấp tổ chức dưới cơ thể.
B. Các cấp tổ chức trên cơ thể.
1. 1 C. Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống.
D. Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.
Phương pháp giải:
Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống được gọi là cấp độ tổ chức của thế giới sống.
2. 1 Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm?
12


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

3. 1

4. 1


5. 1

6. 1

7. 1

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Có 3 đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống bao gồm: tổ chức theo nguyên tắc thức bậc, hệ
thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật,
D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.
Phương pháp giải:
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, có nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở
để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà khơng có ở các vật
khơng sống?
(1) Có khả năng tự điều chỉnh.
(2) Liên tục tiến hoá.
(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(4) Diễn ra q trình trao đổi chất với mơi trường.
(5) Đều được cấu tạo từ tế bào.
A.1.

B.4.
C.3.
D.2.
Phương pháp giải:
Những đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà khơng có ở các vật khơng sống:
(1) Có khả năng tự điều chỉnh.
(2) Liên tục tiến hoá.
(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với mơi trường.
Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
A. Cơ thể, quần thể, quần xã–hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã–hệ sinh thái, sinh quyển.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã–hệ sinh thái.
Phương pháp giải:
Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã- hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Vật sống khác với vật khơng sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
A. Có khả năng di chuyển
B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu
C. Được cấu tạo từ tế bào
D. Có cấu tạo phức tạp
Lời giải chi tiết:
- Vật sống: là những vật có khả năng trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ
các chất thải). Qua đó giúp cho chúng lớn lên và sinh sản.
- Vật không sống: là những vật không có khả năng trao đổi chất với mơi trường, khơng có sự lớn lên
và sinh sản.
Đặc điểm chỉ có được do sự sắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi

A. Đặc điểm mới
B. Đặc điểm nổi trội

C. Đặc điểm phức tạp
D. Đặc điểm đặc trưng
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm nổi trội là đặc điểm chỉ có được do sựsắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên
hệ thống.
13


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

Phương án nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống?
A. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Hệ cơ quan → Cơ quan → Cơ thể →
Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
B. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể →
Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
C. Nguyên tử → Phân tử → Tế bào → Bào quan → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể →
8. 1
Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
D. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Cơ thể → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan →
Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô
→ Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
Các đặc điểm chung của thế giới sống bao gồm:
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa.
B. Tổ chức phức tạp, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa.
C. Tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, hệ thống khép kín và liên tục tiến hóa.
D. Hệ mở, tự điều chỉnh, tổ chức từ loại chưa có cấu tạo tế bào như virus với các sinh vật đa bào và
9. 1 không ngừng tiến hóa.
Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung của thế giới sống:
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh
- Thế giới sống liên tục tiến hóa
Hãy hồn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống.

10. 2 Phương pháp giải:
Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: Phân tử → bào quan → mô→ cơ quan→ hệ cơ quan
→ cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển. Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể,
quần xã- hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Lời giải chi tiết:
(1)Tế bào —> Cơ thể —> (2) Quần thể —> (3) Quần xã – Hệ sinh thái —> (4) Sinh quyển.
Kể tên các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống. Trong đó, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại
sao?
Phương pháp giải:
 Các cấp độ tổ chức cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã–hệ sinh thái.
 Trong đó, cấp độ tổ chức cơ bản nhất là tế bào vì tế bào.
 Mọi hoạt động sống của cơ thể đều dựa trên cơ sở hoạt động sống của tế bào, sự sinh trưởng
và phát triển của cơ thể dựa trên sự phân chia và lớn lên của tế bào.
11. 2 Lời giải chi tiết:
 Các cấp độ tổ chức cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã–hệ sinh thái.
 Trong đó, cấp độ tổ chức cơ bản nhất là tế bào vì tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống
và tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của sự sống.
 Mọi hoạt động sống của cơ thể đều dựa trên cơ sở hoạt động sống của tế bào, sự sinh trưởng
và phát triển của cơ thể dựa trên sự phân chia và lớn lên của tế bào. Do đó,tế bào chính là
đơn vị tổ chức cơ bản nhất của sự sống.Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng
của sự sống.
12. 2 Các hình ảnh sau đây mô tả cấp độ tổ chức nào của thế giới sống?

14



Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

Phương pháp giải:
Dựa vào hình điền tên cấp độ tổ chức nào của thế giới sống.
Lời giải chi tiết:
a) Quần thể.
b) Quần xã.
c) Cơ quan.
d) Phân tử.
e) Cơ thể.
Có ý kiến cho rằng: "Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”.
Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích.
Phương pháp giải:
Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa các hoạt động
13. 2
sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến đó là đúng. Vì khả năng tự điều chỉnh đảm bảo tính bền vững và tương đối ổn định của hệ
thống sống.
Các ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?
a) Khi nồng độ NaCl trong máu tăng cao do ăn nhiều muối, thận sẽ tăng cường bài xuất NaCl qua
nước tiểu.
b) Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của 1012 tế bào
thần kinh tạo nên bộ não của con người giúp con người có trí thơng minh, tư duy và sáng tạo.
c) Thực vật sử dụng CO2 cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và tham gia hô hấp trả lại
14. 2 CO2 cho môi trường.
d) Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với nhau.
Lời giải chi tiết:

a) Khả năng tự điều chỉnh.
b) Cấu tạo theo nguyên tắc thứ bậc.
c) Hệ thống mở.
d) Liên tục tiến hoá.
15. 2 Quan sát Hình 3.2, hãy:
a) Đặt tên cho Hình 3.2 và cho biết hình đó đang mơ tả q trình gì.
b) Cho biết q trình đó diễn ra nhờ những cơ chế nào.

15


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

Phương pháp giải:
 Sơ đồ tiến hóa của động vật có xương sống.
 Các cơ chế phát sinh biến dị luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mạt di truyền.
Lời giải chi tiết:
a) Tên hình: Sơ đồ sự tiến hố của động vật có xương sống. Hình 3.2 mơ tả q trình tiến hố của
động vật.
b) Q trình tiến hố của sinh vật nhờ các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gene, đột biến nhiễm sắc
thể) luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mặt di truyền.
Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người. Nếu cơ chế tự điều chỉnh này khơng hoạt
động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào?
Phương pháp giải:
Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hịa, duy trì sự cân bằng
động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ 1: Cơ thể lúc hoạt động mạnh, chuyển hóa năng lượng tăng, nhiệt sinh ra nhiều gây nóng cơ
thể. Lúc đó cơ thể có cơ chế đổ mồ hơi để thải nhiệt qua da ra bên ngoài, làm mát cơ thể. Khi cơ thể
16. 2

ở mơi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ
thể.
Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người ln ln được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra
mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hịa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể khơng cịn khả
năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật. VD: Nếu cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong
máu, làm cho lượng đường tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Ví dụ 3: Mắt người khi nhìn khơng rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện
chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.
Nếu các phân tử DNA ln tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống có liên tục tiến hóa
được khơng? Giải thích
Phương pháp giải:
"Tiến hóa" là "q trình hồn thiện", biến đổi dần để hoàn thiện hơn các bộ phận, chức năng của các
sinh vật để phù hợp hơn với điều kiện sinh tồn cũng đang dần thay đổi.
Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế
hệ nối tiếp nhau. Các q trình tiến hóa làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao
17. 2 gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như ADN và protein.
Lời giải chi tiết:
Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống khơng liên tục tiến
hóa được. Bởi nhờ được kế thừa thơng tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu, các sinh vật
trên Trái Đất đều có những điểm chung. Tuy nhiên, các sinh vật ln có những cơ chế phát sinh các
biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc và giữ lại các
dạng sống thích nghi với mơi trường khác nhau → các sinh vật tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau
tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.
BÀI 4. KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO
16


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

1) 1


2) 1

3) 1

4) 1

5) 1

Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Phương pháp giải:
Học thuyết tế bào có những nội dung cơ bản sau:
 Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
 Các tế báo là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
 Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Tác giả của học thuyết tế bào là
A. Schleiden và Schwann.
B. Schleiden và Leeuwenhoek.
C. Schwann và Robert Hooke.
D. Robert Hooke và Leeuwenhoek.
Phương pháp giải:
Cơng trình nghiên cứu của Schleiden và Schwann cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực
vật và động vật.
Lời giải chi tiết:

Đáp án A.
Đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống là
A. Phân tử.
B. Nguyên Tử.
C. Tế bào.
D. Bào quan.
Phương pháp giải:
Học thuyết tế bào có nội dung cơ bản sau: Các tế báo là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Ai là người đầu tiên có những quan sát và mô tả về tế bào sống?
A. R. Hooke
B. A.V. Leeuwenhoek
C. M. Schleiden
D. T. Schwann
Phương pháp giải:
- Học thuyết tế bào có nội dung khái quát như sau: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một
hoặc nhiều tế bào; Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống; Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có
trước. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá
trình phân chia.
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao
đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều
chỉnh và thích nghi.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là:
A. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. Sinh vật được hình thành từ tế bào.
B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
C. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ tế
bào có trước.

D. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống và tế bào
được sinh ra từ tế bào có trước.
Phương pháp giải:
- Học thuyết tế bào có nội dung khái quát như sau: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một
hoặc nhiều tế bào; Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống; Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có
trước. Tế bào chứa DNA, thơng tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá
trình phân chia.
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao
17


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

6) 1

7) 1

8) 1

đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều
chỉnh và thích nghi.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương
sống khác?
A. Nitrogen (N)
B. Calcium (Ca)
C. Kẽm (Zn)
D. Sodium (Na)
Phương pháp giải:

- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung mơi hịa tan
nhiều hợp chất, làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả cá sinh vật cần các nguyên tố giống nhau với hàm lượng giống nhau.
B. Sắt (Fe) là một nguyên tố đại lượng cho tất cả các sinh vật.
C. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ.
D. Carbon, hdrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 90% khối lượng cơ thể.
Phương pháp giải:
- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung mơi hịa tan
nhiều hợp chất, làm mơi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trị điều hịa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.

Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây đóng vai trị quan trọng dối với cơ thể con người?
A. Sắt (Fe)
B. Nickel (Ni)
C. Aluminium (Al)
D. Lithium (Li)
Phương pháp giải:
- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung mơi hịa tan
nhiều hợp chất, làm mơi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trị điều hịa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
18


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

9) 1

10) 1

11) 1

Chọn đáp án A.
Khoảng 25 trong số 92 nguyên tố trong tự nhiên được coi là cần thiết cho sự sống. Bốn nguyên tố

nào trong số 25 nguyên tố này chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể?
A. Carbon (C), sodium (Na), calcium (Ca), nitrogen (N).
A. Carbon (C), cobalt (Co), phosphorus (P), hydrogen (H).
A. Oxygen (O), hydrogen (H), calcium (Ca), sodium (Na).
A. Carbon (C), hydrogen (H), nitrogen (N), oxygen (O).
Phương pháp giải:
- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung mơi hịa tan
nhiều hợp chất, làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
Ở người, nguyên tố nào có hàm lượng thấp nhất trong số các nguyên tố dưới đây?
A. Hydrogen
B. Phosphorus
C. Nitrogen
D. Oxygen
Phương pháp giải:
- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.

- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung mơi hịa tan
nhiều hợp chất, làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trị điều hịa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Loại liên kết nào dưới đây mà nguyên tử carbon có nhiều khả năng hình thành nhất với các nguyên
tử khác?
A. Liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết hydrogen
D. Liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
Phương pháp giải:
- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung môi hịa tan
nhiều hợp chất, làm mơi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trị điều hịa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
19


Tuyển tập các câu hỏi trong sách bài tập Sinh 10 (gồm đầy đủ cả 3 bộ:KNTT, CD, CTST) - GV: Nguyễn Viết Trung

12) 1


13) 1

14) 1

Lời giải chi tiết:
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
Những phát biểu nào sau đây mơ tả đúng về các ngun tử carbon có trong tất cả phân tử hữu cơ?
(1) Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác.
(2) Chúng có thể hình thành nhiều loại liên kết cộng hóa trị.
(3) Chúng tạo mạch xương sống cho các phân tử hữu cơ.
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)
Phương pháp giải:
- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung mơi hịa tan
nhiều hợp chất, làm mơi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trị điều hịa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
Có tối đa bao nhiêu electron mà một nguyên tử carbon có thể chia sẻ với các nguyên tử khác?
A. 2

B. 4
C. 6
D. 8
Phương pháp giải:
- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung mơi hịa tan
nhiều hợp chất, làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Trong một phân tử nước, hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen bằng
A. Liên kết hydrogen
B. Liên kết cộng hóa trị khơng phân cực
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết ion
Phương pháp giải:
- Nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, S,…) chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên
các hợp chất chính trong tế bào. Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho
hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu
tạo nhiều loại enzyme,…)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về
cấu trúc của các hợp chất.
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình
thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. Do vậy, nước là dung mơi hịa tan

nhiều hợp chất, làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều
phản ứng hóa học; đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
20



×