Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giáo án bd hsg khtn sinh hô hấp tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.14 KB, 21 trang )

Ngày soạn
Ngày giảng
CHUN ĐỀ: HỆ HƠ HẤP
A. Hơ hấp và các cơ quan hô hấp
1. Khái niệm:
Thực chất hô hấp là một q trình hóa học xảy ra trong tế bào với sự tham
gia của ơ xi, giải phóng năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ và
được chuyển thành một dạng năng lượng dễ sử dụng. Hô hấp được chia thành
2 giai đoạn: hơ hấp ngồi và hơ hấp trong.

2. Hơ hấp ngồi:
Hơ hấp ngồi là sự thơng khí qua phổi để thực hiện q trình trao đổi khí
giữa máu và các phế nang trong phổi. Sự lưu thơng khí qua phổi được thực
hiện nhờ các cơ hơ hấp hoạt động. Bên cạnh đó, theo cơ chế khuếch tán từ nơi
1


có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cùng với điều kiện màng phế nang
của phổi và thành mao mạch rất mỏng tạo điều kiện thuận lợi cho sự khuếch
tán khí O2 có nồng độ cao từ phế nang vào mao mạch máu.
3. Hô hấp trong
Máu đỏ tươi giàu O2 được tim chuyển đến các tế bào. Tế bào có màng rất
mỏng tạo điều kiện cho O2 và CO2 khuếch tán dễ dàng qua màng tế bào và
mao mạch. Tế bào luôn tiêu dùng O 2 trong quá trình phân giải các hợp chất
hữu cơ để giải phịng năng lượng cần cho hoạt động sống của tế bào nên nồng
độ O2 luôn thấp hơn trong máu.
4. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

- Khoang mũi: được chia thành 2 phần nhờ vách ngăn cách là xương lá
mía. Hai thành bên có hệ thống xương xoăn. Thành khoang và các mảnh
xương xoăn được phủ một lớp biểu bì có lơng và nhiều tuyến nhày có khả


năng giữ bụi và diệt khuẩn. Dưới lớp biểu bì có một mạng lưới mao mạch
dày, nên khơng khí đi qua được sưởi ấm, làm ẩm. Vì vậy ta cần thở bằng mũi.
- Họng: có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho nhằm
diệt khuẩn trước khi khí đi xuống thanh quản.

2


- Thanh quản: Khơng khí từ ngồi qua khoang mũi, hầu rồi vào thanh
quản. Thanh quản gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau. Mảnh sụn lớn nhất là
sụn giáp mà ta có thể dễ dàng nhìn thấy từ phía trước.
Thanh quản nằm phía trước thực quản. Nhờ sụn thanh thiệt nên khi nuốt
thức ăn sẽ tự động đậy lại thanh quản làm thức ăn khơng lọt vào khí quản.
Thanh quản còn lại cơ quan phát âm. Trong hai thành bên của thanh quản
có các dây thanh âm, chăng từ trước ra sau thành khe thanh âm. Độ căng của
dây thanh âm phụ thuộc vào độ mở của khe thanh âm phụ thuộc vào hoạt
động của các cơ thanh quản làm thay đổi âm phát ra. Tiếng nói của con người
do sự phối hợp của âm phát ra từ thanh quản với sự tham gia của lưỡi, răng và
môi mà thành.
- Khí quản: nằm trước thực quản, tiếp nối thanh quản, dài khoảng 12cm,
cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết
chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục, đầu dưới phân thành hai
phế quản đi vào hai lá phổi.
- Phế quản: cấu tạo bởi các vịng sụn, trong phổi thì là các thớ cơ, phế
quản phân nhánh nhỏ dần và tận cùng là các phế nang

3


Mặt trong tồn bộ đường hơ hấp được lót lớp tế bào biểu bì có lơng rung

và có nhiều tuyến nhày nằm xen kẽ, có nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp chống
bụi bặm, vi khuẩn và các vật lạ có kích thước nhỏ lọt vào.
- Phổi: là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp, nơi diễn ra q trình
trao đổi khí giữa cơ thể với mơi trường bên ngồi. Phổi bao gồm lá phổi phải
có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy. Bao ngồi 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp màng
ngồi dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
Đơn vị cấu tạo và chức năng của phổi là phế nang. Sự trao đổi khí giữa khơng
khí với máu đến phổi được thực hiện ở các phế nang (thông qua thành phế
nang rất mỏng) với hệ thống mạng lưới mao mạch dày đặc bao quanh phế
nang. Số lượng phế nang rất lớn (700-800 triệu) nên bề mặt trao đổi khí của
phổi có thể đạt tới 100m2.
B. Hoạt động hơ hấp
1. Cử động hơ hấp
Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi thường xun được thơng khí,
để có đủ O2 cung cấp cho máu. Một lần hít vào và một lần thở ra được coi là
cử động hô hấp. Số cử động hô hấp trong một phút là nhịp hơ hấp.
Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của xương lồng ngực, cơ
hoành, cơ liên sườn nhằm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể
tích lồng ngực khi thở ra.

4


2. Dung tích sống

Là tổng thể tích khí khi ta hít và gắng sức và thở ra gắng sức. Ngồi ra
Dung tích tồn phổi cịn bao gồm cả một lượng khí cặn ln tồn dư trong
phổi. Chính vì vậy việc hít vào gắng sức và thở ra gắng sức đóng vai trị quan
trọng trong việc loại bỏ bớt lượng khí cặn trong phổi giúp lá phổi luôn khỏe
mạnh.

3. Sự trao đổi khí ở phổi

5


Như vậy, trong phổi xảy ra một quá trình trao đổi các chất khí giữa máu
trong mạng lưới mao mạch bao quanh phế nang với khơng khí từ ngồi vào
chứa trong phế nang, thơng qua lớp biểu bì rất mỏng của phế nang và thành
mao mạch.
Máu từ các tế bào của cơ thể trở về tim và được chuyển lên phổi theo các
động mạch phổi. Tại phổi, xảy ra hiện tượng khuếch tán của các khí từ nơi có
nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp: O2 từ phổi vào máu và khí CO2 từ máu
vào phổi.
4. Sự trao đổi khí ở tế bào
Máu từ phổi về tim rồi theo vịng tuần hồn lớn phân phối tới các tế bào
của cơ thể. Trong tế bào thường xuyên xảy ra q trình ơ xi hóa các chất hữu
cơ có trong tế bào để tạo thành năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống
của tế bào. Do đó, nồng độ O 2 trong tế bào luôn luôn thấp hơn nồng độ O 2
trong máu đi tới tế bào, nhưng nồng độ CO2 lại cao hơn. Vì vậy, xảy ra quá
trình trao đổi khí giữa tế bào và máu (qua nước mô): O 2 khuếch tán qua thành
mao mạch và màng tế bào vào tế bào, cịn khí CO 2 thì ngược lại, từ tế bào
được chuyển vào máu.

6


Cụ thể, hai q trình hơ hấp có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau như sơ đồ
sau:

C. Vệ sinh hô hấp

1. Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
Có rất nhiều tác nhân gây hại cho đường hơ hấp và hoạt động hô hấp ở các
mức độ khác nhau. Dưới đây là các tác nhân chủ yếu gây độc hại cho đường
hô hấp:
- Bụi: Do các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác, khí thải
của máy móc sử dụng nguyên liệu. Nếu > 100000 hạt/ml sẽ vượt quá khả
năng lọc sạch đường dẫn khí và gây bệnh bụi phổi.
- Nito ơ xit: từ khí thải ô tô, xe máy,… gây viêm, sưng lớp niêm mạc,
cản trở trao đổi khí ở phổi, có thể gây chết ở liều cao.
- Lưu huỳnh ơ xit (SO2): khí thải sinh hoạt và công nghiệp, làm cho các
bệnh hô hấp thêm trầm trọng.
7


- Cacbon ơ xit (CO): khí thải cơng nghiệp, sinh hoạt, khói thuốc lá… làm
giảm hiệu quả hơ hấp, có thể gây chết do phân tử CO liên kết chặt chẽ với Hb
trong hồng cầu. Làm các phân tử O2 không thể liên kết với Hb, làm cơ thể
thiếu O2 trầm trọng trong thời gian ngắn gây tử vong.
- Các chất độc hại (nicotin, nitrơzamin…): Khói thuốc là làm liệt lớp
lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư
phổi, ngồi ra cịn làm lắng đọng các chất độc trong phổi dẫn tới ung thư
phổi.
- Các vi sinh vật gây bệnh: Có sẵn trong khơng khí, bệnh viện, mơi
trường thiếu vệ sinh, các bệnh viêm đường dẫn khí gây tổn thương đường hơ
hấp, có thể gây tử vong.
2. Các biện pháp bảo vệ
Biện pháp
Tác dụng
- Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường - Điều hồ thành phần khơng khí
phố, nơi cơng cộng, trường học, (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic)

1

bệnh viện và nơi ở.

theo hướng có lợi cho hơ hấp.

- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ - Hạn chế ô nhiễm khơng khí từ bụi.
sinh và ở những nơi có hại.
- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có - Hạn chế ơ nhiễm khơng khí từ vi
2

đủ nắng, gió tránh ẩm thấp.

sinh vật gây bệnh.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có - Hạn chế ơ nhiễm khơng khí từ các

3

thải ra các khí độc.

chất khí độc (NO2; SOx; CO2;

- Không hút thuốc lá và vận động nicôtin...)

mọi người không nên hút thuốc.
3. Luyện tập hệ hô hấp
Tập thở thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có được tổng dung tích của phổi là

tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu, nhờ vậy mà có được dung tích sống lý
tưởng.
Luyện tập để thở bình thường, mỗi nhịp sâu hơn và giảm số nhịp thở trong
mỗi phút cũng có tác dụng làm tăng hiệu quả hơ hấp.

8


Ngày soạn
Ngày giảng
CHUYÊN ĐỀ: HỆ TUẦN HOÀN
A. Lý thuyết
1. Máu và môi trường trong cơ thể
* Máu
- Khái niệm: Máu là một tổ chức lỏng được vận chuyển trong mạch máu,
bảo đảm sự điều hòa hoạt động và liên lạc giữa các cơ quan trong cơ thể, vận
chuyển các chất dinh dưỡng, ô xi đến từng tế bào và mang đi các sản phẩm
không cần thiết cho tế bào để đưa ra ngồi cơ thể, điều hịa nhiệt độ và bảo vệ
cơ thể.
- Cấu tạo: Máu thuộc loại mô liên kết bao gồm hai thành phần chính là
huyết tương và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Trong đó:
+ Huyết tương: chiếm 55% thể tích máu, là thể dịch lỏng màu vàng nhạt,
vị hơi mặn. Trong huyết tương có 90% nước; 7% protein; 1% muối khống;
0.12% đường; 1 phần nhỏ chất béo, chất thải, chất tiết do các tế bào sinh ra.
Lượng nước trong máu luôn luôn chiếm tỉ lệ nhất định.
Huyết tương có chức năng duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thơng dễ
dàng trong hệ mạch và là mơi trường hịa tan để vận chuyển các chất.
+ Hồng cầu: là các tế bào khơng có nhân, hình đĩa lõm hai mặt, tồn tại
trong cơ thể khoảng 120 – 130 ngày. Khi kết hợp với O 2 thì có màu đỏ tươi,
khi kết hợp với CO2 thì thành máu đỏ thẫm.

Hồng cầu có chức năng vận chuyển các chất khí O2 và CO2. Đồng thời còn
tham gia vào hệ đệm Protein nhằm điều hòa độ pH của máu.
+ Bạch cầu là những tế bào có nhân và có hình dạng khơng nhất định, vận
chuyển bằng châng giả và bao gồm năm loại: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu
trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu limpho, bạch cầu đơn nhân.

9


Chức năng của bạch cầu là tham gia bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập
của vi khuẩn thông qua các cơ chế: thực bào, tạo kháng thể tiêu hóa kháng
nguyên, tiết protein đặc hiệu để phá hủy tế bào nhiễm bệnh.
+ Tiểu cầu: là những mảnh chất tế bào của tế bào mẹ tiểu cầu, có cấu tạo
đơn giản, dễ bị phá hủy khi tổn thương, kích thước và hình dạng khơng ổn
định.
Chức năng của tiểu cầu là: tham gia vào q trình đơng máu, làm co mạch
máu, làm co cục máu đông.
 Môi trường trong cơ thể
- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết bảo
đảm sự liên hệ thường xuyên giữa tế bào với mơi trường ngồi. Mơi trường
trong thường xun liên hệ với mơi trường ngồi thơng qua các hệ cơ quan
như da, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ hơ hấp.

- Nước mơ: Được sinh ra từ dịng máu chảy trong mao mạch. Khi máu
qua mao mạch, huyết tương ngấm qua thành mao mạch vào khe của tất cả các
tế bào tạo thành dịch trong đó có các protein, lipit, gluxit, các chất thải và
muối. Nước mô bao quanh tất cả các tế bào, cung cấp chất dinh dưỡng và
nhận lại chất thải, CO2 của tế bào.
2. Chức năng sinh lý của máu:


10


- Hô hấp: vận chuyển ô xi từ phổi đến tế bào và CO 2 từ tế bào vào phổi
từ đó khí CO2 được thải ra ngồi thơng qua q trình hơ hấp.
- Dinh dưỡng: máu vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột
non đến các tế bào để cung cấp nguyên liệu cho tế bào và cơ thế.
- Bài tiết: Máu vận chuyển các sản phảm thải tạo ra từ quá trình trao đổi
chất như ure, axit uric từ tế bào đến thận và các tuyến mồ hôi nhằn bài tiết các
chất thải ra khỏi cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt: Máu mang nhiệt độ cao từ các cơ quan bên trong
đẩy ra ngoài nhằm cân bằng nhiệt lượng, giúp thân nhiệt luôn ổn định cho dù
nhiệt độ bên ngồi ln thay đổi.
- Bảo vệ cơ thể: máu đảm bảo sự cân bằng nồng độ các chất hịa tan, áp
suất thẩm thấp, độ pH của mơi trường trong cơ thể.
- Đảm bảo tính thống nhất giữa các hệ cơ quan.
3. Miễn dịch:
- Khái niệm: Miễn dịch là hiện tượng cơ thể không bị mắc bệnh nào nào
đó dù đang ở trong mơi trường có mầm bệnh. Có 2 loại miễn dịch: miên dịch
tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Miễn dịch tự nhiên: là khả năng của cơ thể khơng bị mắc một sơ bệnh
nào đó ngay từ khi mới sinh ra hoặc trong quá trình sống. Có 2 loại là: miễn
dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm.
+ Miễn dịch bẩm sinh: là khi cơ thể mới sinh ra không bị mắc một số bệnh
nhất định như: bệnh của các loài khác như lở mồm long móng ở bị, tai xanh ở
lợn,…
+ Miễn dịch tập nhiễm: là sau khi bị bệnh, kháng thể vẫn còn trong cơ thể
nên khi bị vi khuẩn xâm nhập lại sẽ không bị bệnh hoặc bị bệnh nhẹ như: thủy
đậu, quai bị,…
- Miễn dịch nhân tạo: là gây cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng cách

tiêm chủng phòng bệnh. Trong đó:

11


+ Miễn dịch chủ động: ta tiêm chủng vào cơ thể những vi khuẩn đã được
làm yếu hoặc đã chết để cơ thể tạo ra chất kháng độc dự trữ gọi là kháng thể
như: sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt,…
+ Miễn dịch thụ động: là quá trình tiêm thẳng kháng thể được lấy từ huyết
thanh của những con vật đã có thể kháng được bệnh. Tuy nhiên miễn dịch này
chỉ giữ trong thời gian ngắn như bệnh dại khi bị chó dại cắn.

4. Đơng máu và nguyên tắc truyền máu
 Đông máu: là hiện tượng máu bị đông khi ra khỏi thành mạch
- Nguyên nhân đông máu: Do các sợi tơ máu được tạo thành trong quá
trình vỡ ra của tiểu cầu tiết ra enzim kết hợp với các ion Canxi trong máu làm
thành một mạng lưới và giữ các hồng cầu thành một cục máu đông lại ở
miệng vết thương.
- Sơ đồ đông máu:

12


- Ý nghĩa: Giúp cơ thể chống lại sự mất máu.
 Ngưng máu: là hiện tượng các kháng thể có trong huyết tương máu
người nhận gây kết dính với kháng nguyên trong hồng cầu của người cho, làm
xuất hiện cục máu đông trong máu người nhận.
- Ý nghĩa: là phán ứng miễn dịch của cơ thể trong quá trình truyền máu
xét nghiệm.
 Các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu:

- Các nhóm máu ở người: Khi dùng hồng cầu của một người trộn với
huyết tương của những người khác và ngược lại, Lanstâynơ nhận thấy: có hai
loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B; có hai loại kháng thể trong huyết
tương là α (gây kết dính với A)và β (gây kết dính với B). Từ đó ơng tổng hợp
được 4 nhóm máu chính: O ; A ; B ; AB. Trong đó:
Nhóm máu O: hơng cầu khơng có A và B; huyết tương có cả α và β
Nhóm máu A: hồng cầu chỉ có A, huyết tương khơng có α, chỉ có β
Nhóm máu B: hồng cầu chỉ có B, huyết tương khơng có β, chỉ có α
Nhóm máu AB: hồng cầu có cả A và B; huyết tương khơng có α và β
Sơ đồ truyền máu :

13


A
A

O
O

AB
AB

B
B

- Ngun tắc truyền máu:
+ Xét nghiệm kỹ, tìm nhóm máu phù hợp để truyền tránh hiện tượng
ngưng máu.
+Xét nghiệm các loại vi khuẩn, vi rút có trong máu người cho.

+ Vô trùng dụng cụ y tế, tránh nhiễm bệnh.
 Bài tập áp dụng:
B1: Có 4 người A, B, C, D có 4 nhóm máu khác nhau. Lấy máu của A và
C truyền cho B không xảy ra tai biến. Lấy máu C truyền cho A hoặc D truyền
cho C xảy ra tai biến. Tìm nhóm máu mỗi người.
Giải: Vì B nhận được máu của A và C không xảy ra tai biến nên B có
nhóm máu AB.
Lấy máu của C truyền cho A xảy ra tai biến chứng tỏ C khơng phải nhóm
máu O. Lấy máu của D truyền cho C xảy ra tai biến chứng tỏ D cũng khơng
có nhóm máu O. Vậy nên ta có kết luận:
A có nhóm máu O
B có nhóm máu AB
C có nhóm máu A hoặc B
D có nhóm máu B hoặc A
B2: Lấy máu 4 người Bảo, Minh, Hùng, Tuấn mỗi người một nhóm máu
khác nhau rồi tách ra huyết tương và hồng cầu. Sau đó cho hồng cầu trộn với
huyết tương thu được kết quả như bảng sau:
Huyết tương
Hồng cầu

Bảo

Minh
14

Hùng

Tuấn



Bảo
Minh
+
Hùng
+
Tuấn
+
Xác định nhóm máu mỗi người.

-

+
+

+
+
-

Giải: Bảo nhóm máu O
Minh nhóm máu AB
Hùng nhóm máu A hoặc B
Tuấn nhóm máu B hoặc A
5. Tuần hồn máu và lưu thơng bạch huyết
 Tuần hoàn máu
- Cấu tạo hệ tuần hoàn: bao gồm Tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch,
mao mạch) và hệ bạch huyết. Trong đó:
+ Tim: là một túi cơ có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất ở dưới. Tâm
nhĩ và tâm thất ở mỗi bên thơng với nhau và có van tim ngăn cách. Tâm nhĩ
có lỗ thơng với các tĩnh mạch, tâm thất có lỗ thơng với các động mạch.
+ Hệ mạch: bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch có

nhiệm vụ dẫn máu từ tim đến các cơ quan, là một mạch dày gồm 3 lớp. Tĩnh
mạch làm nhiệm vụ dẫn máu từ các cơ quan về tim, là một mạch cũng có 3
lớp nhưng mỏng hơn và lớp sợi cơ đàn hồi. Mao mạch là những mạch nhỏ
nhất, kết thành mạng lưới nối liền giữa động mạch và tĩnh mạch nhỏ với nhau
- Chức năng:
+ Giúp luân chuyển máu và thực hiện quá trình trao đổi chất
+ Tham gia bảo vệ cơ thể
+ Tham gia vào quá trình đơng máu
- Các vịng tuần hồn máu:
+ Vịng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm nhĩ phải chảy xuống tâm thất phải rồi
dồn vào động mạch phổi. Động mạch phổi ra khỏi tim đi vào phổi, ở đây máu
từ đỏ thẫm chuyển sang màu đỏ tươi sau đó dồn vào tĩnh mạch phổi. Tĩnh
mạch phổi chuyển máu đỏ tươi về tâm nhĩ trái.
15


+ Vịng tuần hồn lớn: Máu từ tâm nhĩ trái đổ xuống tâm thất trái sau đó
tim co bóp, đẩy máu vào động mạch chủ. Động mạch chủ đẩy máu đi ni cơ
thể, từ đó máu từ màu đỏ tươi chuyển thành màu đỏ thẫm, sau đó đổ về tĩnh
mạch chủ. Tĩnh mạch chủ thu hồi máu sau đó chuyển về tâm nhĩ phải.

- Chức năng 2 vịng tuần hồn:
+ Vịng tuần hồn nhỏ: có chức năng đưa máu lên phổi, biến máu từ đỏ
thẫm thành đỏ tươi sau đó chuyển máu về tim để đi ni cơ thể.
+ Vịng tuần hồn lớn: có chức năng đẩy máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, đồng
thời thu hồi máu đỏ thẫm về tim để tiếp tục thực hiện vịng tuần hồn nhỏ.
 Hệ bạch huyết:
16



- Khái niệm: Các mao mạch bạch huyết bắt đầu là các túi kín nằm giữa khe
các tế bào, tập hợp lại thành các mạch bạch huyết lớn dần và đổ vào các hạch
bạch huyết, các mạch từ hạch bạch huyết dồn lại thành hai tĩnh mạch bạch
huyết lớn nhất.
- Cấu tạo: là một thể dịch trong suốt màu vàng nhạt gồm huyết tương và
hồng cầu.
+ Phân hệ lớn: thu hạch huyết ở nửa phải và phần trên của cơ thể sau đó đổ
vào tĩnh mạch chủ trên.
+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể tạo thành tĩnh
mạch bạch huyết ngực sau đó đổ vào tĩnh mạch chủ trên.
- Chức năng:
+ Thu nhận và chuyển đi những sản phẩm do tế bào thải ra
+ Tham gia bảo vệ cơ thể
+ Mang chất mỡ và các vitanmin tan trong dầu do ruột hấp thụ chuyển về
tim.

17


 Tim và mạch máu
- Tim:
+ Vị trí: Nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi, hơi lệch về trái, từ xương
sườn thức 2 đến xương sườn thứ 4.
+ Cấu tạo ngồi : Tim có hình chóp lớn bằng nắm tay nặng chừng 300g,
đỉnh quay xuống dưới, đáy lên trên. Bên ngồi được bao bọc bởi một màng
tim bằng mơ liên kết, mặt trong màng tim tiết ra một chất dịch giúp tim hoạt
động dễ dàng.
+ Cấu tạo trong:
- Tim gồm 4 ngăn: trên là 2 tâm nhĩ, dưới là 2 tâm thất. Giữa tâm thát và
tâm nhĩ có lỗ thông gọi là van tim, van hai lá ở bên trái, van ba lá ở bên phải.

Giữa hai nửa trái phải của tim có vách ngăn kín.
- Thành tim gồm:
Tâm thất:
+ Lớp ngồi: là bó cơ dọc
+ Lớp giữa: cơ vòng riêng cho mỗi tâm thất đặc biệt là tâm thất trái
+ Lớp trong: cơ dọc chung cho hai tâm thất
Tâm nhĩ:
+ Lớp ngồi là bó sợi ngang chung cho cả 2 tâm nhĩ
+ Lớp trong là những bó sợi cơ dọc, riêng cho mỗi tâm nhĩ
- Mạch máu:
+ Động mạch và tĩnh mạch: đều có 3 lớp: Mơ nội bì, mơ cơ trơn, mơ liên
kết. Tuy nhiên ở động mạch lớp mơ nội bì hẹp hơn, mơ cơ trơn và mơ liên kết
dày hơn. Ngồi ra ở tĩnh mạch, mơ nội bì rộng, bên trong có van nhằm giúp
máu lưu thơng theo 1 chiều.
+ Mao mạch: chỉ có 1 lớp mơ nội bì, nhằm giúp q trình trao đổi O 2 và
chất dinh dưỡng từ máu vào tế bào một cách thuận lợi.
- Thần kinh tim

18


Cơ tim là dạng cơ đặc biệt có cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động như
cơ trơn: tự động và liên tục, các hạch thần kinh năm trên vách tim giúp tim
hoạt động một cách tự động gồm 3 loại hạch thần kinh: hạch xoang, hạch nhĩ
thất, bó Hiss.

 Hoạt động của tim
- Chu kì co giãn tim: mỗi phút co chừng 70-75 lần, chu kì co giãn của tim
gồm có 3 pha: pha nhĩ co: đẩy máu xuống tâm thất (khoảng 0,1s), pha thất co:
2 tâm nhĩ giãn ra và 2 tâm thất co lại đẩy máu vào động mạch phổi và động

mạch chủ (0,3s), pha giãn chung: tồn bộ tim giãn ra(0,4s).
- Sự co bóp nhịp nhàng của tim đảm bảo cho dịng máu lưu thơng liên tục
trong hệ mạch.
- Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi?
Mỗi phút một tâm thất đẩy đi lượng máu khoảng 5.25l ở người trưởng
thành nhưng không mệt mỏi. Vì một chu kì co của tim là 0,8s trong đó pha
nhĩ co là 0,1s nên tâm nhĩ được nghỉ 0,7s, pha thất co là 0,3s nên tâm thất
được nghỉ 0,5s, trong đó pha giãn chung là 0,4s tim được nghỉ hoàn toàn, là
thời gian đủ để cơ tim phục hồi hoàn toàn
6. Huyết áp
19


- Khái niệm: Là áp lực của máu lên thành mạch.
- Huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất giãn và
với từng loại mạch có huyết áp khác nhau, trong động mạch chủ, vận tốc của
máu khoảng 0.5m/s, trong các mao mạch chỉ cịn 0.001m/s, nhờ đó mà sự trao
đổi chất diễn ra dễ dàng. Huyết áp giảm xuống thấp nhất khi ở tĩnh mạch chủ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi huyết áp:
+ Do van tim hở, hẹp, khi cơ thể hoạt động mạnh làm huyết áp tăng.
+ Khi mạch đàn hồi kém, co giãn không đều làm huyết áp tăng
+ Độ đậm đặc của máu tăng cao làm huyết áp tăng.
7. Vận chuyển máu qua hệ mạch
Máu chảy trong hệ mạch với những vận tốc khác nhau. Huyết áp cao
nhất ở động mạch (0.5m/s) và giảm dần, nhỏ nhất ở mao mạch (0,001m/s)
nhờ đó mà sự trao đổi chất diễn ra dễ dàng.
Huyết áp ở động mạch được hỗ trợ và điều hòa bởi sự co giãn của
thành mạch. Ở tĩnh mạch, sức đẩy của tim còn rất nhỏ, sự vận chuyển máu
qua tĩnh mạch về tim được hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của
các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút

của tâm nhĩ khi giãn ra.
- Các yếu tố ảnh giúp máu vận chuyển liên tục và theo một chiều trong
mạch:
+ Sự co giãn của tim: tim co đẩy máu vào động mạch, tim giãn ra tạo
lực hút từ tĩnh mạch về tim
+ Sự co giãn của động mạch và sự co bóp của các cơ quanh thành tĩnh
mạch đẩy máu đi
+ Sự thay đổi thể tích và áp suất của lồng ngực khi hô hấp hỗ trợ lực
đẩy và hút máu của tim
+ Các van tĩnh mạch: giúp máu từ mạch này di chuyển theo chiều
hướng lên để về tim mà không bị chảy ngược xuống do tác dụng của trọng
lực.
20



×