Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

TẬP HUẤN CHO NÔNG DÂN: Thiết kế bài giảng và phương pháp tập huấn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.97 KB, 62 trang )

DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP


CHƯƠNG TRÌNH CARD TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ




TÀI LIỆU TẬP HUẤN




TẬP HUẤN CHO NÔNG DÂN:
Thiết kế bài giảng và phương pháp tập huấn













DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG



Chủ đề Nội dung
Chủ đề 1:
Các bước quan trọng trong
việc chuẩn bị tập huấn có
hiệu quả- Chu kỳ tập huấn.
1.1 Đánh giá nhu cầu tập huấn
1.2 Thiết kế tài liệu tập huấn
1.3 Giảng dạy
1.4 Đánh giá kết quả tập huấn
Chủ đề 2:
Đánh giá nhu cầu tập huấn
2.1 Xác định đối tượng tập huấn và sự cần thiết của việc
xác định nhu cầu tập huấn của những đối tượng đó.
2.2 Những vấn đề mà một đợt đánh giá nhu cầu tập huấn
phải giải quyết được là gì?
2.3 Các phương pháp cần thiết để tiền hành đánh giá nhu
cầu tập huấn.
2.4 Xác định các khoá tập huấn.
2.5 Các vấn đề có thể nảy sinh khi tiến hành đánhgiá nhu
cầu tập huấn và các biện pháp khắc phục.
Chủ đề 3:
Thiết kế khoá tập huấn:
Mục tiêu và nội dung
3.1 Xác định mục tiêu và mục đích cuả toàn bộ khoá tập
huấn
3.2.Vạch ra những nội dung tập huấn
3.3 Mục tiêu cho từng chủ đề
Chủ đề 4:
Thiết kế khoá tập huấn:

Phương pháp tập huấn
4.1 Hoạt động hướng dẫn là gì?
4.2 Cơ sở để phát triển hoạt động hướng dẫn như thế nào?
4.3 Phương pháp tập huấn là gì?
4.4 Những thuận lợi và khó khăn của mỗi phương pháp?
4.5 Các vấn đề về giới
Chủ đề 5:
Giảng dạy:
Các kĩ năng cần thiết cho cán
bộ tập huấn
5.1 Những kĩ năng tập huấn cần thiết cho một người
hướng dẫn là gì?
5.2 Làm thế nào để có được những kĩ năng đó?
Chủ đề 6:
Thời gian biểu, công tác hậu
cần và thực hành
6.1 Xác định thời gian biểu
6.2 Địa điểm
6.3 Tài liệu tập huấn
6.4 Các dụng cụ hỗ trợ giảng dạy
6.5 Đi thực tế
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Chủ đề 7:
Chuẩn bị giáo trình tập huấn
7.1 Chỉnh sửa các giáo trình tập huấn
7.2 Bài tập để chuẩn bị cho một giáo trình tập huấn
Chủ đề 8:
Đánh giá nhu cầu tập huấn;
giám sát và đánh giá tập

huấn
8.1 04 cấp đánh giá tập huấn của Kirkpatrick
8.2 Đánh giá
- Đánh giá là gì? Trong suốt hay vào cuối khoá tập huấn
- Những điều cần biết?
- Cách thức tiến hành đánh giá?
8.3 Đánh giá
- Mục đích của việc đánh giá khoá tập huấn là gì?
- Cách thức tiến hành vi
ệc đánh giá?

DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP


CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN

Thời
gian
Nội dung Phương pháp giảng dạy
Ngày 1
08:00 Khai mạc
08:15 Làm quen
08:45 Nguyện vọng và các quy tắc
09:00 Các nhóm làm việc
09:15 Khái quát về toàn khoá học và thời
gian biểu

09:50 Công tác hậu cần
10:00 Giải lao
10:15

Chủ đề 1: Chu kì tập huấn- Các
bước chuẩn bị cho một khoá tập
huấn có hiệu qủa
1.1 Đánh giá nhu cầu tập huấn
1.2 Thiết kế khoá tập huấn
1.3 Giảng dạy
1.4 Đánh giá kết quả tập huấn
Giới thiệu: (20 phút)
Bài tập nhóm 1:Học viên hồi tưởng lại những
hoạt động chính của mỗi bước trong chu kì tập
huấn và bổ sung thêm những yếu tố cần thiết
cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam (30
phút); trình bày (10 phút).
11:15 Hỏi & đáp
11:30 Nghỉ trưa
13:30
Chủ đề 2: Đánh giá nhu cầu tập
huấn
2.1. Xác định đối tượng tập huấn
và sự cần thiểt của việc xác định
nhu cầu tập huấn của những đối
tượng đó.
Giới thiệu: (30 phút)
Bài tập nhóm 2: Học viên thảo luận vấn đề về
đối tượng tập huấn (bao gồm các vấn đ`ề về
giới và dân tộc); suy nghĩ về nguyên nhân tại
sao cần phải xác định nhu cầu tập huấn (40
phút) và trình bày (20 phút)
15:00 Giải lao
15:15 2.2. Các vấn đề mà việc đánh giá

nhu cầu tập huấn cần phải giải
quyết
Giới thiệu: (30 phút)
Bài tập nhóm 3: Suy nghĩ về những câu hỏi cần
được giải đáp bằng việc phân tích nhu cầu tập
huấn- thảo luận (40 phút) và trình bày (20 phút)
16:45 Hỏi, đáp, giám sát Phản hồi từ phía học viên
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

17:00 Kết thúc ngày 1
Ngày 2
07:45 Ôn tập và đáp lại những phản hồi
08:00 2.3. Phương pháp tiến hành đánh
giá nhu cầu tập huấn (khảo sát, hội
thảo và phương pháp có sự tham
gia)
Giới thiệu: (30 phút)
Bài tập nhóm 4: Học viên tự nghĩ ra những
phương pháp; liệt kê thuận lợi và khó khăn của
mỗi phương pháp (6 phút); trình bày (30 phút)

10:00 Giảo lao
10:15 2.4. Xác định các khoá tập huấn
2.5. Các vấn đề có thể nảy sinh khi
tiến hành đánh giá nhu cầu tập
huấn và các phương pháp khắc
phục
Trình bày (15 phút)
Bài tập nhóm 5: Học viên suy nghĩ đến những
vấn đề và khó khăn có thể có và phân loại theo

mức độ quan trọng; các phương thức để khắc
phục (30 phút) sau đó trình bày (15 phút)

11:15 Hỏi & đáp
11:30 Nghỉ trưa
13:30
Chủ để 3: Thiết kế khoá tập
huấn: Mục tiêu và nôi dung
3.1 Xác định mục đích và mục tiêu
của toàn bộ khoá học
Giới thiệu khái niệm học theo khả
năng
Xác định mục đích và mục tiêu tập
huấn



Giải thích khái niệm (20 phút)
Bài tập nhóm 6: Học viên xác định và viết ra
những mục tiêu và mục đích của toàn bộ đã đề
ra và các nhu cầu tập huấn đ
ã được xác định (40
phút); trình bày (20 phút)
15:00 Giải lao
15:15 3.2. Vạch ra nội dung tập huấn
Những phần chính của đề cương
tập huấn là gì?
Cách thức tổ chức nội dung của
khoá tập huấn
Giải thích và cho ví dụ về đề cương tập huấn

(15 phút)
Bài tập nhóm 7: đưa ra đề tài và yêu cầu học
viên xâu chuỗi và giải thích lí do tại sao họ làm
như thế (45 phút); trình bày và đưa ra kết luận
(30 phút)
16:45 Hỏi, đáp và giám sát
17:00 Kết thúc ngày 2
Ngày 3
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

7:45 Ôn tập và đáp lại những phản hồi
08:00 3.2 Vạch ra những nội dung tập
huấn (tiếp theo)
Giới thiệu (30 phút)
Bài tập nhóm 8: Mỗi nhóm phát triển một
chương trình đào tạo nhằm đạt được những mục
tiêu của toàn bộ khoá học (đã xác định trong
phần trước) (60 phút) và trình bày (30 phút)
10:00 Giải lao
10:15 Nhận xét
11:15 Hỏi, đáp
11:30 Nghỉ trưa
13:30 3.3. Các mục tiêu của mỗi chủ đề
(đề cập đến tập huấn dựa trên năng
lực)
Giới thiệu (15 phút)
Bài tập nhóm 9: yêu cầu học viên viết ra mục
tiêu tập huấn cho mỗi chủ đề trong chương trình
đã được phát triển trong phần trước đó (20
phút); trình bày (10 phút)



14:15
Chủ đề 4: Thiết kế khoá tập
huấn: Các phương pháp tập
huấn
4.1 Như thế nào là một hoạt động
hướng dẫn?
4.2 Cơ sở để phát triển một hoạt
động hướng dẫn là gì?
Người hướng dẫn giải thích và cho ví dụ
15:00 Giải lao
15:15 Cơ sở để phát triển một hoạt động
hướng dẫn là gì? (tiếp)

Bài tập nhóm 10: Mỗi nhóm phát triển các hoạt
động hướng dẫn cho mỗi mục tiêu đã được phát
triển trong phần trước (60 phút); trình bày (30
phút)
16:45 Hỏi và đáp
17:00 Kết thúc ngày 3
Ngày 4
07:45 Ôn tập và đáp lại những phản hồi
08:00 4.3 Các phương pháp tập huấn?
4.4 Những thuận lợi và khó khăn
của mỗi phương pháp tập huấn?
Giới thiệu (30 phút)
Bài tập nhóm 11: Các bài tập nối- xác định
phương pháp phù hợp cho các mục tiêu tập
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP


Phương pháp tập huấn nào phù
hợp với mục tiêu đào tạo nào?
4.5. Các vấn đề về giới
huấn (45 phút)

Bài tập nhóm 12: Suy nghĩ đến những ảnh
hưởng của các vấn đề về giới đối với sự thành
công của khoá tập huấn và những cách thức
đảm bảo cả nam giới và nữ giới đều có cơ hội
như nhau trong việc tham gia các khoá tập huấn
10:00 Giải lao
10:15 Nhận xét về hoạt động nhóm
11:15 Hỏi và đáp
11:30 Nghỉ trưa
13:30
Chủ đề 5: Giảng dạy: Các kĩ
năng tập huấn cho người hướng
dẫn
5.1 Những kĩ năng tập huấn cần
thiết cho một người hướng dẫn
là gì?
5.2 Làm cách nào để có được
những kĩ năng đó?

Thảo luận nhóm (60 phút và trình bày 30 phút)
Bài tập 13: động não và phân cấp
15:00 Giải lao
15:15
Chủ đề 6: Thời gian biểu, hậu

cần và thực hành

6.1 Thời gian biểu
6.2 Địa điểm
6.3 Tài liệu tập huấn
6.4 Dụng cụ hỗ trợ giảng dạy
6.5 Đi thực tế
Bài tập 14-21
Động não và trao đổi kinh nghiệm
Những kinh nghiệm tốt nhất
16:45 Hỏi và đáp
17:00 Kết thúc ngày 4
Ngày 5
07:45 Ôn tập và đáp lại những phản hồi
08:00
Chủ đề 7: Chuẩn bị giáo trình
viết
7.1 Chỉnh sửa các giáo trình tập
huấn
7.2 Sách bài tập cho các học viên
Người hướng dẫn giải thích và cho ví dụ (30
phút)

Bài tập nhóm 22: chuẩn bị tài liệu cho một chủ
đề (30 phút); thảo luận các đặc điểm tài liệu
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

và sách cho giảng viên
7.3 Bài tập chuẩn bị giáo trình tập
huấn

(30 phút)
09:30
Chủ đề 8: Đánh giá, tiến hành và
đánh giá khoá tập huấn
8.1. Đánh giá
Đánh giá là gì? Trong suốt hay vào
cuối khoá tập huấn
Những điều cần biết?
-Cách thức tiến hành đánh giá?
Người hướng dẫn giải thích và yêu cầu học viên
cho ý kiến
10:00 Giải lao
10:15 8.2. Đánh giá
- Mục đích của việc đánh giá
khoá tập huấn?
- Cách thức tiến hành đánh giá?
Giới thiệu: 30 phút
Bài tập nhóm 23: học viên nhận xét và xem xét
lại mẫu đánh giá (30 phút); trình bày và đưa ra
kết luận (30 phút)
11:15 Hỏi và đáp
11:30 Nghỉ trưa
13:30 Đánh giá và kết luận

DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ 1: QUY TRÌNH TẬP HUẤN
10

CÁC BƯỚC QUAN TRỌNG TRONG VIỆC CHUẨN BỊ KHOÁ TẬP HUẤN HIỆU
QUẢ
10
CHỦ ĐỀ 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU TẬP HUẤN 17
CHỦ ĐỀ 3: THIẾT KẾ KHOÁ TẬP HUẤN: MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG 26
CHỦ ĐỀ 4: THIẾT KẾ KHOÁ TẬP HUẤN: PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN 33
CHỦ ĐỀ 5: NHỮNG KĨ NĂNG TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 46
CHỦ ĐỀ 6: THỜI GIAN BIỂU, HẬU CẦN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ 50
CHỦ ĐỀ 7: CHUẨN BỊ GIÁO TRÌNH VIẾT 54
CHỦ ĐỀ 8: ĐÁNH GIÁ KHOÁ TẬP HUẤN, GIÁM SÁT VÀ ĐỊNH GIÁ TẬP HUẤN
56
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

CHỦ ĐỀ 1: QUY TRÌNH TẬP HUẤN
CÁC BƯỚC QUAN TRỌNG TRONG VIỆC CHUẨN BỊ KHOÁ TẬP HUẤN HIỆU
QUẢ


Các mục tiêu của chủ đề
Cuối mỗi chủ đề, học viên có thể:
- Liệt kê những bước quan trọng trong việc chuẩn bị cho khoá tập huấn hiệu quả (quy trình
tập huấn)
- Giải thích lí do tại sao chúng ta lại áp dụng những bước chuẩn bị đó
Phương pháp truyền đạt
Trong chủ đề này, chúng tôi mong muốn giới thiệu cho học viên các bước quan trọng để

chuẩn bị thiết kế chương trình tập huấn hiệu quả. Trong mỗi bước chuẩn bị, học viên cần phải
nắm và hiểu được lí do tại sao chúng ta lại áp dụng những bước này trong công tác chuẩn bị. Các
vấn đề khác có liên quan đển việc sử dụng những bước này sẽ được giải thích rõ trong những chủ
đề tiếp theo. Từ đó, các phương pháp giảng dạy được áp dụng trong chủ đề này chủ yếu là giải

thích, tiến hành làm việc theo nhóm, đặt câu hỏi và khuyến khích học viên trả lời.
Nội dung chủ đề
1.1. Đánh giá nhu cầu tập huấn
a. Mục tiêu học tập
Cuối phần này, các học viên có thể trả lời được các câu hỏi:
- Đánh giá nhu cầu tập huấn là gì?
- Tại sao chúng ta lại tiến hành đánh giá nhu cầu tập huấn trước khi tiến hành tổ chức
khoá tập huấn?
b. Phương pháp
Người hướng dẫn giải thích khái niệm đánh giá nhu cầu tập huấn sau đó khuyến khích
học viên đưa ra ý kiến về tầm quan trọng của việc đánh giá nhu cầu tập huấn trong các hoạt động
đã tiến hành trước đó. Tiếp theo người hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra kết luận về lí do tiến hành
việc đánh giá nhu cầu tập hu
ấn trong công tác chuẩn bị khoá tập huấn hiệu quả.
c. Kiến thức truyền đạt
Thông thường khi gặp vấn đề về việc trình bày hay tồn tại sự không nhất quán, việc đầu
tiên cần làm là lên kế hoạch và tiến hành chương trình đào tạo. Trước khi tiến hành thiết kế
chương trình, điều quan trọng là cần quyết định xem liệu chương trình đó có cần thiết hay không.
Và khi đã xác đị
nh được ý nghĩa của việc tập huấn thì người thiết kế chương trình cần tiến hành
một đợt đánh giá để xác định nội dung cũng như đối tượng mục tiêu. Điều này sẽ giúp xác định
lượng thời gian cần thiết để đạt được những mục tiêu đào tạo. Nếu những cán bộ tập huấn không
thể tiến hành những bước này thì thời gian cũ
ng như chi phí có thể bị thất thoát và vấn đề sẽ
không được giải quyết.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Nhu cầu tập huấn cụ thể của học viên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các mục tiêu tập
huấn, việc chọn lựa các hoạt động và các chiến lược tập huấn. Càng hiểu rõ về các đối tượng học
viên thì khả năng thiết kế được một chương trình tập huấn có hiệu quả cũng sẽ cao.

1.2. Thiết kế tập huấn
a. Mục tiêu học tập
Cuối phần này, học viên có thể trả lời được câu hỏi:
- Những bước quan trọng trong việc thiết kế chương trình tập huấn là gì?
- Tại sao chúng ta lại áp dụng những bước này vào trong việc thiết kế chương trình tập
huấn?
b. Phương pháp truyền đạt
Người hướng dẫn sẽ giải thích các bước thiết kế tập huấn và kêu gọi sự đóng góp c
ủa các
học viên với những kinh nghiệm họ đã có trước đó cũng như việc xác định tầm quan trọng của
mỗi bước. Tiếp theo, người hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra kết luận về sự cần thiết của từng
bước trong việc thiết kế chương trình tập huấn để đạt được một chương trình tập huấn hiệu qu
ả.
c. Kiến thức truyền đạt
• Bước 1. Xác định mục tiêu và mục đích tập huấn
Sau khi đã đánh giá được nhu cầu và mong muốn của các học viên thì việc xác định mục
tiêu và mục đích của toàn bộ khoá tập huấn sẽ dễ dàng hơn. Những mục tiêu và mục đích này
cung cấp tiêu chuẩn cho việc:
- Xác định kết quả mong muốn
- Lập đề cương nội dung tập huấn
- Lên kế hoạch cho các hoạt động tập huấn
- Lựa chọn và phát triển các tài liệu tập huấn
- Thiết kế quy trình đánh giá
- Chương trình giao tiếp nên chú ý đến những học viên và những đối tượng khác như cán bộ
quản lí hay giám sát viên.
- Đảm bảo tập huấn mang tính thực tế và phù hợp với những mục tiêu đã đề ra
Mục đích tập huấn nên bao quát, phải chỉ ra được đối tượng bị ảnh hưởng và hiệu quả mang lại
như thế nào.
• Bước 2. Nội dung đề cương tập huấn
Nội dung đề cương tập huấn phải bao gồm tất cả những hoạt động quan trọng mà việc tập

huấn cần thực hiện. Việc phát triển mẫu thiết kế tập huấn bao gồm việc tổ chức các hoạt
động
học tập để từ đó có thể đạt được kết quả đề ra. Đây là quy trình tập huấn. Hầu hết các khoá tập
huấn được chia thành 3 phần chính: phần giới thiệu, phần học chính, phần tổng kết và đánh giá.
Phần giới thiệu: tạo nên một môi trường học tập tích cực.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Phần học: Đây là phần chính của chương trình. Trong phần này học viên được khuyến
khích tham gia vào hoạt động hướng dẫn được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu học tập.
Phần trình bày, tổng kết và đánh giá: Phần này nên hỗ trợ cho việc kết nối việc tập huấn với
việc thực hiện và phát triển cảm nhận tích cực khi kết thúc.
Bước 3: Phát triển các hoạt động hướng dẫn
Khi phát triển các hoạt động này nên chọn lựa những chiến lược tập huấn có thể hỗ trợ
trong việc đạt được những mục tiêu học tập. Ví dụ việc phát triển kĩ năng đạt được tốt nhất thông
qua việc cho ví dụ, thực hành và đưa ra nhận xét trong khi việc tiếp thu thông tin có thể đạt được
thông qua phần giới thiệu của cán bộ hướng dẫn, thảo luận nhóm hay các công việc làm theo
nhóm. Lưu ý người dân học tập theo nhiều cách: một số học tốt nhất bằng cách nghe, một số khác
thì đọc và đa số là bằng thực hành. Một thiết kế tập huấn có hiệu quả phải kết hợp các chiến lược
tập huấn, bao gồm:
- Cách thức học tập của học viên
- Các quy tắc học tập của người lớn
- Quy mô nhóm
- Kinh nghiệm đã có và/hoặc trình độ văn hoá của học viên
- Các kiểu kĩ năng hay thông tin cần được trình bày
- Phong cách của cán bộ tập huấn
• Bước 4: Chuẩn bị giáo trình tập huấn
Bước này được thực hiện nhằm tạo ra tài liệu tập huấn cung cấp kế hoạch tập huấn chi tiết
bao gồm mục tiêu và mục đích; các hoạt động học tập cụ thể và thời gian phân phối cho mỗi hoạt
động; phần hướng dẫn và các điểm chính trong mỗi hoạt động cũng như người phụ trách cho mỗi
hoạt động.

1.3. Tiến hành tập huấn
a. Mục tiêu học tập
Cuối phần này học viên có thể trả lời được câu hỏi:
- Các hoạt động trong phần tiến hành tập huấn là gì?
b. Phương pháp truyền đạt
Học viên được m
ời tham gia đóng góp kinh nghiệm về những vấn đề có thể ảnh hưởng
đến chất lượng của hoạt động đào tạo. Cán bộ hướng dẫn cũng cần chỉ ra được tầm quan trọng
của việc tiến hành tập huấn đối với sự thành công của hoạt động tập huấn.
c. Kiến thức truyền đạt
Sau khi đã có được giáo trình tập huấn bao quát được các bước được thảo luận trong
những phần trước thì hoạt động tập huấn nên được tiến hành. Khi tiến hành tập huấn, những cán
bộ tổ chức cần lưu ý đến những vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng tập huấn như việc lên
thời gian cho hoạt động tập huấn, địa điểm, các dụng cụ hỗ trợ, những tài li
ệu cần thiết khác và đi
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

thực tế. Các vấn đề này có thể được giải quyết nhằm tạo ra điều kiện tốt nhẩt cho các học viên
tham gia vào lớp tập huấn.
1.4 Đánh giá học viên và đánh giá tập huấn
a. Mục tiêu
Cuối phần này học viên có thể:
- Giải thích được khái niệm đánh giá học viên và đánh giá tập huấn
- Giải thích được những khác biệt giữa đánh giá học viên và đánh giá tập huấn
- Hiểu được lí do tiến hành đánh giá học viên và đánh giá tập huấn
b. Phương pháp truyền đạt
Học viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến về tính cần thiết của việc đánh giá
học viên và đánh giá tập huấn cũng như sự khác biệt giữa chúng. Cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết
và chỉ ra tầm quan trọng của việc đánh giá học viên và đánh giá tập huấn đối với sự thành công
của việc tập huấn.

c. Kiến thức truyền đạt
* Đánh giá khả năng trình bày của học viên
Trong hay ngay sau khi hoàn tất khoá tập huấn cần phải nắm được mức độ thấu hiểu đối
với những kiến thức đã được trình bày của học viên; khả năng áp dụng những kĩ năng họ đã được
học và thái độ của họ đã chuyển biến như thế nào; liệu họ đã đạt được những mục tiêu học tập đề
ra chưa?
* Đánh giá hoạt động tập huấn: Chúng ta thường tiến hành 2 kiểu đánh giá tập huấn
sau khi kết thúc khoá tập huấn (nếu có thể):
+ Đánh giá hoạt động tập huấn: Thuật ngữ đánh giá thường được sử dụng để mô tả phản
ứng của học viên đối với khoá tập huấn để từ đó những cán bộ tổ chức có thể biết được những
yếu tố và những phương pháp hướng dẫn khác nhau mà họ nghĩ đến đã được áp dụng như thế
nào. Để có thể phát triển được một hoạt động tập huấn có hiệu quả hơn trong tương lai, đi
ều cần
thiết là phải đánh giá hoạt động đó ở nhiều khía cạnh như đánh giá nhu cầu tập huấn, mục tiêu
khoá học, bài giảng, các hoạt động hướng dẫn, cách thức truyền đạt và các dụng cụ hỗ trợ tập
huấn.
+ Đánh giá ảnh hưởng: Tuy nhiên, việc đánh giá tập huấn là một quá trình theo chu kì
được thực sự bắt đầu trước khi việc tập huấn được thiết kế và được tiếp tục thông qua tập huấn và
được mở rộng với hành vi và thể hiện của học viên vào những tháng sau khi việc tập huấn được
hoàn tất.
Bài tập 1. (30 phút kể cả thời gian trình bày)
Chuẩn bị làm việc theo nhóm để nhớ lại những gì đã được giải thích và được đặt trong bối cảnh
hoạt động tập huấn của họ.
- H
ọc viên hoàn thành phần khái niệm và lí do của mỗi bước trong quy trình tập huấn
- Học viên bổ sung những tính chất đặc trưng quan trọng để có thể tiến hành một hoạt động
tập huấn có hiệu quả trong bối cảnh của nông dân Việt Nam
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

CHU KÌ TẬP HUẤN


Bước 1


Bước 2

Bước 3

Bước 4















DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Đáp án
Bước 1
Đánh giá
nhu cầu tập huấn

Bước 2
Thiết kế tập huấn
Bước 3
Truyền đạt
Bước 4
Đánh giá học viên và
đánh giá khoá tập huấn
Khái niệm: ĐGNCTH
được tiến hành nhằm
giải thích những tính
chất khác nhau của học
viên có thể ảnh hưởng
đến kết quả học tập của
họ như:
- Giới tính
- Độ tuổi
- Dân tộc
- Trình độ văn hoá
- Kinh nghiệm
- Nhu cầu học tập và
mong muốn
…….
Khái niệm: Thiết kế tập huấn là công tác chuẩn bị
cho việc tập huấn và bao gồm những bước sau
- Xác định mục tiêu và mục đích tập huấn
- Lập đề cương nội dung tập huấn (nên bao gồm
tất cả những hoạt động quan trọng mà việc tập
huấn cần thực hiện)
- Phát triển các hoạt động hướng dẫn
- Chuẩn bị giáo trình tập huấn


Khái niệm: Việc
truyền đạt là cách
thức để tiến hành
hoạt động tập huấn
Khái niệm: Sự khác biệt
giữa đánh giá học viên và
đánh giá khoá tập huấn
- Đánh giá học viên: Các
mục tiêu của khoá học
được đáp ứng như thế
nào?
- Đánh giá tập huấn
+ Việc đánh giá cuối khoá
tập huấn thể hiện độ hài
lòng của học viên đối với
hoạt động tập huấn
+ Ảnh hưởng của việc
đánh giá thể hiện thay đổi
trong hành vi và cách thể
hiện của người học trong
công việc nhờ vào hoạt
động tập huấn
Lí do: ĐGNCTH là một
hoạt động cần thiết vì
những vấn đề nêu trên
tham gia tích cực vào
việc phát triển các mục
Lí do:
• Việc xác định rõ mục tiêu và mục đích tập

huấn đề ra tiêu chuẩn cho việc:
- Xác định những kết quả mong đợi
Lí do:
Các vấn đề cần
được giải quyết để
tạo điều kiện tốt
nhất cho học viên
Lí do: Điều cần thiết là
phải nắm bắt được:
- Liệu những mục tiêu học
tập có đạt được hay
không?
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

tiêu học tập đồng thời
hướng dẫn chọn lựa
những hoạt động và
chiến lược tập huấn
- Lập đề cương nội dung tập huấn
- Lên kế hoạch cho những hoạt động tập huấn cụ
thể
- Chọn lựa và phát triển các tài liệu tập huấn
- Thiết kế các quy trình đánh giá
- Chương trình giao tiếp có ý nghĩa đối với học
viên và các đối tượng khác
- Đảm bảo hoạt động tập huấn mang tính thực tiễn
và phù hợp với mục đích đề ra
• Việc lập đề cương nội dung tập huấn đảm bảo
quy trình học tập đi đúng hướng và cán bộ
hướng dẫn hiểu rõ được quy trình tập huấn

• Phát triển các hoạt động hướng dẫn: Chọn lựa
các chiến lược tập huấn có thể hỗ trợ trong việc
thoả mãn những nhu cầu học tập
• Chuẩn bị giáo trình tập huấn: làm rõ những
thắc mắc về chương trình tập huấn
tham gia vào lớp
tập huấn
- Mức độ hài lòng của học
viên như thế nào?
- Những ảnh hưởng của
hoạt động tập huấn là
gì?
Điều quan trọng là phải
điều chỉnh hoạt động tập
huấn để đạt được hiệu quả
cao hơn

DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

CHỦ ĐỀ 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU TẬP HUẤN

Mục tiêu học tập theo chủ đề
Cuối chủ đề này học viên có khả năng
- Phát triển kế hoạch đánh giá nhu cầu tập huấn theo hoàn cảnh và địa điểm công tác
- Phân tích những dữ liệu đánh giá và thông tin để quyết định đối tượng cần được tập huấn,
những điều họ cần biết, cách thức và thời gian tiến hành
- Quyết định thành phần hưởng lợi trong quy trình tập huấn
- Quyết định những khoá học cần thiết
Phương pháp truyền đạt
Trong chủ đề này, học viên sẽ phát triển được những kĩ năng đánh giá nhu cầu tập huấn.

Nhờ đó cán bộ hướng dẫn chủ yếu giải thích những vấn đề lí thuyết như khái niệm, các thuận lợi và
khó khăn của các phương pháp thu thập dữ liệu, v.v. Việc chia sẻ những kinh nghiệm học viên có
được trong khoá tập huấn họ tổ chức có một vai trò rất quan trọng. Các kĩ năng của học viên sẽ
được cải thiện khi họ tiến hành những bài tập nhóm. Cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra nhận
xét trong mỗi bài tập nhóm.
Nội dung chủ đề
2.1. Xác định đối tượng tập huấn mục tiêu
a. Mục tiêu học tập
Sau khi phần này kết thúc, các học viên có thể xác định được những đối tượng mục tiêu
b. Phương pháp truyền đạt
Học viên được yêu cầu hồi tưởng lại lí do của hoạt động đánh giá nhu cầu tập huấn đã được
đề cập trong phần trước. Cán bộ hướng dẫn giải thích vai trò của việc xác định đối tượng tập huấn
m
ục tiêu. Sau đó học viên được yêu cầu đóng góp kinh nghiệm để xác định đối tượng tập huấn mục
tiêu trong hoạt động tập huấn mà họ tổ chức. Sau bài tập nhóm này, cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết
và đưa ra kết luận.
c. Kiến thức truyền đạt
Những đối tượng tập huấn khác nhau có những nhu cầu tập huấn, phong cách học tập và
những vấn đề khác nhau như thời gian rảnh, địa điểm, v.v. Việc xác định đối tượng tập huấn mục
tiêu là cơ sở cho những bước tiếp theo của việc thiết kế hoạt động tập huấn. Có nhiều cách để xác
định đối tượng mục tiêu bao gồm việc quan sát, thảo luận nhóm, cách thức tiến hành phỏng vấn lấy
thông tin chính, v.v. Trong số đó 3 vấn đề cần được giải thích là:
- Những vấn đề thực tiễn có thể được giải quyết trong hoạt động tập huấn
- Ai có thể giải quyết được vấn đề?
- Ai cần kiến thức để giải quyết những vấn đề đó?
Chú ý:
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

-Trong quá trình học cán bộ hướng dẫn đề cập những vấn đề về giới và dân tộc trong bước
xác định đối tượng mục tiêu. Bởi vì vai trò của những nhóm này thường bị đánh giá thấp và họ

thường là những người thực sự cần có kiến thức.
- Cán bộ hướng dẫn sử dụng những kết quả của việc đánh giá nhu cầu đào tạo của dự án
Agribiz ở mỗi tỉnh như là một thí dụ cho việc xác định đối tập huấn mục tiêu.
Bài tập 2. Thảo luận (40 phút) và trình bày (20 phút)
Trong nhóm, học viên được yêu cầu thảo luận những cách thức xác định đối tượng mục tiêu và báo
cáo lại.
Đáp án
Làm thế nào để xác định đối tượng tập
huấn mục tiêu
• Xác định đối tượng mục tiêu
- Xác định những vấ
n đề liên quan đến
tính hiệu quả thấp của việc thể hiện của
những người dân vùng nông thôn và
nhận thức được tính nghiêm trọng của
vấn đề
- Xác định người có thể giải quyết vấn đề
- Trong đó xác định người cần kiến thức
để giải quyết vấn đề này

2.2. Những vấn đề mà việc đánh giá nhu cầu đào tạo cần phải đáp ứng
a. Mục tiêu học tập
Sau khi phần này kết thúc, học viên có thể liệt kê những câu hỏi cần được làm rõ thong qua
phân tích nhu cầu tập huấn.
b. Phương pháp truyền đạt
5 vấn đề nêu trên là những vấn đề mang tính thực tiễn, cho thấy khía cạnh quan trọng của một hoạt
động đánh giá nhu cầu đào tạo tốt. Cán bộ hướng dẫn cần phải giải thích cho học viên tầm quan
trọng của mỗi vấn đề. Tiếp đó đưa ra một trong những ví dụ có được từ những đánh giá nhu cầu đào
tạo của dự án Agribiz được tiến hành trước đó ở 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Kon tum và
Quảng Ngãi và khuyến khích học viên nhận xét. Bên cạnh đó, học viên được yêu cầu làm vi

ệc theo
nhóm, điều này đòi hỏi họ phải cụ thể hoá 5 vấn đề trên bằng những câu hỏi chi tiết khác nhau. Cán
bộ hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra nhận xét.
c. Kiến thức truyền đạt
Thông tin một đánh giá nhu cầu tập huấn (TNA) có thể cung cấp:
- Những điều kiện kinh tế xã hội của học viên sẽ tiết lộ khả năng học tập của những đối
tượng mục tiêu
- Những vai trò và trách nhiệm hiện nay của học viên giúp chúng ta biết được biểu hiện,
kinh nghiệm cũng như những khó khăn và rắc rối trong công việc.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

- Việc tập huấn trước đây có cùng chủ đề: đề tài, thời lượng, những phương pháp giảng dạy,
mức độ hài lòng của đối tượng mục tiêu đối với những khoá học trước sẽ thể hiện được những kiến
thức mà họ đã có được.
- Việc hiểu được lí do không có học viên và những yếu tố khác có thể làm giảm hiệu quả
của những họat động tập huấn trước đó có thể giúp chúng ta hiểu được điều kiện học tập trong hoạt
động tập huấn.
- Những nhu cầu và mong muốn cụ thể đối với khoá học là rất quan trọng bởi vì điều này có
thể cung cấp những thông tin để tiến hành những bước tiếp theo ví dụ đó là cơ sở cho việc đặt mục
tiêu tập huấn, chuẩn bị thiết kế tập huấn và đánh giá học viên cũng như đánh giá khoá tập huấn.
Bài tập 3. Thảo luận (40 phút) và trình bày (20 phút)
Học viên làm việc theo nhóm: Suy nghĩ những câu hỏi cần được trả lời bằng cách phân tích
nhu cầu đào tạo, thảo luận và trình bày báo cáo.
Đáp án. Ví dụ của dự án Agribiz
Hạng mục Nam Nữ Kinh Dân tộc
thiểu số
• Những đặc điểm kinh tế xã hội
- Giới tính
- Tuổi
- Dân tộc

- Trình độ văn hoá
- Kinh nghiệm
- Địa điểm
…….

• Mô tả công việc của học viên
- Nghề nghiệp
- Thời gian phân bố cho công việc
- Những rắc rối và khó khăn trong
công việc
…….

• Kinh nghiệm trong những lần tập
huấn trước
- Tên khoá học
- Thời lượng
- Phương pháp giảng dạy
- Mức độ hài lòng

DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

• Lí do không tham gia
- Phí cao
- Thời gian không phù hợp
- Kiến thức lỗi thời
- Không có ích

• Nhu cầu và mong muốn cụ thể
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin

- Kinh tế trang trại
- …….

• Những yếu tố làm giảm tính hiệu
quả của đợt tập huấn trước
- Thời gian tiến hành tập huấn
- Các vấn đề hậu cần
- Phương pháp giảng dạy
- ……….


2.3. Những phương pháp được áp dụng trong việc đánh giá nhu cầu tập huấn
a. Mục tiêu
Cuối phần này học viên có thể giải thích được những thuận lợi và khó khăn của những
phương pháp đó trong việc thu thập thông tin.
b. Phương pháp truyền đạt
Cán bộ hướng dẫn liệt kê những phương pháp thu thập thông tin khác nhau và giải thích
những vấn đề chính trong việc áp dụng của từng phương pháp. Tiếp đ
ó học viên được yêu cầu tham
gia bài tập nhóm để chỉ ra những điểm tốt và hạn chế của mỗi phương pháp cũng như bối cảnh áp
dụng thích hợp nhất. Cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra kết luận.
c. Kiến thức truyền đạt
Có nhiều cách để thu thập thông tin, bao gồm:
• Khảo sát bằng bảng câu hỏi có cấu trúc
- Được áp d
ụng với một bảng những điều cần làm đã được chuẩn bị trước, điều này có nghĩa
là những dữ liệu được thu thập sẽ không cần phải mã hoá thành những biến.
- Nhấn mạnh những tiêu chuẩn khảo sát
- Cần phân tích những dữ liệu định lượng
• Khảo sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc hay không theo cấu trúc

DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

- Áp dụng mà không cần danh sách những điều cần làm
- Đối tượng phỏng vấn và người phỏng vấn thảo luận một vấn đề cụ thể
- Những câu hỏi “Như thế nào?” và “Tại sao?” được nhấn mạnh
- Cần tiến hành thu thập thông tin cá nhân, quan điểm và thái độ về những vấn đề nhạy cảm
Đối với những hình thức khảo sát bằng bảng hỏi nêu trên, có 4 bước quan trọng để tiến hành
một cuộc khảo sát:
- Chuẩn bị: (i) phân tích câu hỏi nghiên cứu, (ii) xác định thông tin cần thiết trong giản đồ kết
hợp, (iii) xác định người cung cấp những thông tin này.
- Tiến hành thăm dò và điều chỉnh bảng hỏi
- Tiến hành khảo sát
- Sau khi khảo sát, phỏng vấn viên cần xem lại những thông tin thu được để đảm bảo tính nhất
quán và đáng tin cậy
• Thảo luận nhóm tiêu điếm
- Đây là một buổi họp nhóm nhỏ (phỏng vấn theo nhóm) giữa 1 hay 2 người phỏng vấn và 1
đối tượng phỏng vấn để thảo luận một chủ đề cụ thể trong một hoàn cảnh thân mật.
- Đòi hỏi một cán bộ hướng dẫn có kinh nghiệm
- Quy mô lí tưởng của một nhóm tiêu điểm thường gồm 6-12 người => khuyến khích học viên
đóng góp ý kiến
- Nên thu thập những thông tin định tính về những ý kiến, ý tưởng và thái độ về một vấn đề
cụ thể và tạo dựng sự nhất trí cũng như làm rõ những thông tin trong tài liệu đang còn thiếu chi tiết.
• Quan sát
- Một quy trình thông thường về PO là thâm nhập vào bối cảnh thực để thu thập thông tin, lưu
trữ những thông tin đáng chú ý và phân tích chúng.
- Phỏng vấn viên có thể thu được thông tin ngay khi sự việc diễn ra.
- Cần ngăn chặn sự nhiễu những yếu tố giữa anh ấy/chị ấy và đối tượng nghiên cứu
- Phát hiện ra những tương tác phức tạp trong bối cảnh xã hội tự nhiên
- Phương pháp này mất nhiều thời gian để thu thập thông tin và có thể bị ảnh hưởng bởi định
kiến của người quan sát

• Một số vấn đề trong vi
ệc thu thập thông tin cho việc đánh giá nhu cầu tập huấn
- Đặc điểm công việc của học viên: Điều những người làm một công việc cụ thể cần thực
hiện được là gì? Những kĩ năng và kiến thức nào cần cho việc thực hiện được những nhiệm vụ công
việc đề ra là gì?
- Phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là ai?- Người làm công, giám sát viên, người đ
iều hành
hay khách hàng. Anh/chị cần tìm hiểu điều gì? Những mong muốn của những đối tượng đó được
đáp ứng như thế nào? Những gì mà chúng cần được cải thiện hay thay đổi? Những vấn đề về giới
trong việc chọn lựa đối tượng phỏng vấn.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Những câu hỏi anh/chị sử dụng là gì?
Đối với người làm công: Những lớp tập huấn nào anh/chị đã tham gia? Chúng đã giúp
anh/chị những gì trong công việc của mình? Những kĩ năng và kiến thức gì có thể giúp anh/chị cải
thiện cách thức làm việc của mình?
Đối với giám sát viên và cán bộ điều hành: Những mong muốn đối với công việc của
anh/chị là gì? Chúng được thoả mãn đến mức độ nào? Các khoá tập huấn đã cung cấp được những
gì? Và hiệu quả cuả những khoá tập huấn ra sao?
Đối với khách hàng: Mong muốn của anh/chị đối với công việc là gì? Nhu cầu của khách
hàng anh/chị được đáp ứng tới mức độ nào? Điều gì có thể cải thiện được dịch vụ khách hàng?
- Những nhóm tiêu điểm
Trong những trường hợp nào anh/chị cân nhắc việc sử dụng nhóm tiêu đ
iểm? Để xác định
cách thức cải thiện quy trình tập huấn; nắm được nhu cầu đào tạo của nhóm; xác định những gì
người làm công cần để có thể sử dụng được những kĩ năng họ học được khi quay trở lại công việc là
gì? Anh/chị chọn lựa học viên như thế nào?- Điều này phụ thuộc vào mục đích cuả nhóm tiêu điểm.
- Giám sát công việc hay xem xét nh
ững sản phẩm của công việc:
+ Những điều cần quan sát là gì? Quy trình công việc, báo cáo và thông tin ghi nhận được

thực tế
+ Ai sẽ tiến hành quan sát? Đội ngũ tập huấn
+ Anh/chị hi vọng sẽ xác định được gì thông qua việc quan sát: Thực tế tiến hành công việc
có gì khác so với mô tả công việc? Những kĩ năng và kiến thức gì cần thiết để thực hiện những
nhiệm vụ trên? Đối với những kĩ năng đã được truyền đạt trong lớp tập huấn: Những kĩ năng này có
được ứng dụng trong thực tế hay không? Tại sao có và nếu không thì tại sao? Chúng có được áp
dụng theo cách thức mà chúng được truyền đạt hay không? Mọi người có sử dụng những kĩ năng và
kiến thức đó theo cùng một cách không? Chính xác là theo đúng cách mà những kiến thức đó được
truyền đạt hay không? Nếu không thì tại sao?- Tại sao một số người có thể áp dụng chúng trong khi
một số khác lại không? Những điều gì trong công việc có thể gây cản trở hay hỗ trợ những người
này trong việc sử dụng những kĩ năng đó? Những ví dụ có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động
tập huấn?
Bài tập 4. Bài tập nhóm cho việc thu thập thông tin để đánh giá nhu cầu đ
ào tạo
(60 phút) và trình bày (30 phút),làm theo nhóm
Liệt kê càng nhiều phương pháp thu thập thông tin về cộng đồng có thể hỗ trợ anh/chị trong việc
xác định nhu cầu đao tạo càng tốt
Bên cạnh mỗi phương pháp, xác định: a) những thuận lợi, b) những ràng buộc của phương pháp:
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP


Phương pháp Thuận lợi Ràng buộc
Quan sát
Hội thảo/Thảo luận nhóm
Khảo sát bằng bảng hỏi
Phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu
trúc

Đáp án
Phương pháp Thuận lợi Ràng buộc

Quan sát Trực tiếp Không nhất quán, không
đáng tin cậy, định kiến và
mất thời gian
Hội thảo/Thảo luận
nhóm
Làm rõ dữ liệu, tạo sự nhất trí,
viễn cảnh nhóm
Dữ liệu định tính
Định kiến của người tiến
hành
Khảo sát bằng bảng hỏi Dữ liệu định lượng, phù hợp
với phân tích thống kê
Khó có được những dữ liệu
phức tạp và nhạy cảm
Phỏng vấn bằng bảng
hỏi bán cấu trúc
Tính chính xác của thông tin
cao
Khó đưa ra cẩu hỏi và ghi
chép thông tin
Đòi hỏi cán bộ hướng dẫn
có kinh nghiệm
2.4 Xác định khoá tập huấn
a. Mục tiêu
Dựa trên những đối tượng tập huấn mục tiêu và những nhu cầu tập huấn đã xác định, cán bộ
tập huấn có thể xác định được những khoá học cần thiết.
b. Phương pháp truyền đạt
Học viên được yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm trong việc xác định những khoá tập huấn họ đã
tiến hành trước đây. Tiếp theo, cán bộ h
ướng dẫn sẽ trình bày dựa trên những khoá tập huấn của dự

án Agribiz và yêu cầu học viên đưa ra ý kiến nhận xét. Cán bộ hướng dẫn tiếp đó sẽ tổng kết và đưa
ra kết luận.
c. Kiến thức truyền đạt
Khóa tập huấn được xác định dựa trên 3 yếu tố sau:
- Nhu cầu tập huấn của đối tượng tập huấn mục tiêu (quan trọng nhất)
-
Đặc điểm kinh tế- xã hội của đối tượng tập huấn mục tiêu
- Hoàn cảnh thực tế của địa phương
Ví dụ: 4 bài giảng của dự án Agribiz
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

2.5 Xác định những yếu tố có thể làm giảm hiệu quả của hoạt động tập huấn và những biện
pháp khắc phục
a. Mục tiêu
- Xác định những yếu tố có thể làm giảm hiệu quả của họat động tập huấn
- Xác định biện pháp khắc phục
b. Phương pháp truyền đạt
Cán bộ hướng dẫn sẽ chỉ ra những yếu tố có thể làm giảm hiệu quả của hoạt động tập huấn
và những biện pháp khắc phục. Học viên được yêu cầu làm việc theo nhóm để chia sẻ kinh nghiệm
về những khó khăn trong việc tiến hành tập huấn mà họ đã gặp phải trong những khóa học trước và
cách thức khắc phục. Cán bộ hướng dẫn sẽ tổng kết và đưa ra nhận xét đối với phần trình bày của
học viên.
c. Kiến thức truyền đạt
• Xác định những yếu tố có thể làm giảm hiệu quả của hoạt động tập huấn
Sau khi đã xác định được chính xác nhu cầu tập huấn thì việc thiết kế tập huấn bao gồm đề
cương, giáo trình, v.v sẽ được phát triển. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm giảm hiệu quả của
hoạt động tậ
p huấn nếu cán bộ tập huấn không xác định được những khó khăn có liên quan tới học
viên và cách thức tổ chức bài giảng để phù hợp với nhu cầu của học viên.
- Việc tham gia không thỏa đáng của học viên

- Phương pháp giảng dạy không phù hợp
• Biện pháp khắc phục những vấn đề trên
* Tình trạng tham gia không thỏa đáng của học viên:
- Xác định mức phí tham gia tập huấn hợp lí
- Xác định chính xác thời điểm học viên có thể tham gia vào hoạt động tập huấn
- Xác định chính xác thời lượng của khóa tập huấn để đảm bảo học viên có thể tham gia từ
đầu đến cuối khóa học.
* Những phương pháp truyền đạt không phù hợp
- Hiểu rõ phong cách học của học viên. Trên thực tế, một số học bằng cách đọc, số
khác
bằng cách nghe và đa số là bằng cách thực hiện
- Các hoạt động hướng dẫn phải phù hợp với phong cách học tập của học viên
- Nên nhấn mạnh vào tính ứng dụng của kiến thức được truyền đạt
- Các hoạt động theo nhóm nên phù hợp với bối cảnh thực tế
- Các phương pháp giảng dạy nên phù hợp với kiểu học, ví dụ kiến thức, kĩ năng hay thái độ
- Những chủ đề nên phù hợp với việc đánh giá nhu cầu đào tạo
* Nên lưu ý rằng phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số cần được quan tâm nhiều hơn những
đối tượng khác bởi vì họ thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc tham gia tập huấn hơn.
Bài tập 5.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Bài tập nhóm về những vấn đề và khó khăn
Học viên cần suy nghĩ đến những vấn đề và khó khăn rồi phân cấp chúng theo mức độ quan trọng
đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục

Những vấn đề/khó khăn của anh
(chị)/chị là gì?
Mức Biện pháp
khắc phục








1. Suy nghĩ đến tất cả những khó khăn và ràng buộc có thể làm giảm hiệu quả của các hoạt động
tập huấn
2. Mọi người tham gia phân cấp mỗi khó khăn và ràng buộc theo mức độ quan trọng của nó đối
với sự thành công của khóa tập huấn (số lớn nhất thể hiện tầm quan trọng cao nhất và số 1 thể
hiện mức độ quan trọng ít nhất).
3. Phân thêm cấp cho mỗi khó khăn hay ràng buộc
4. So sánh những kết quả và thảo luận cách thức khắc phục những khó khăn đó

×