Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Hướng dẫn thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình Vinhomes

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.08 MB, 160 trang )

HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CỌC KHOAN NHỒI
Mã số

: VH_XD22

Đơn vị phát hành

: Công ty cổ phần Vinhomes

Ngày phát hành

: 05/08/2020

Phạm vi áp dụng

: Khối xây dựng Vinhomes

THỨ TỰ

TRÌNH TỰ THI CƠNG

PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA

U CẦU NGHIỆM THU VÀ SAI SỐ
CHO PHÉP

BƯỚC 1 Định vị cọc, hạ ống casing
1
2


Kiểm tra cao độ mặt đất tự
nhiên
Định vị tim cọc (Miệng
casing)

Máy tồn đạc, thủy bình
Máy tồn đạc

≤5cm

3

Hạ ống casing

Thước Nivo

4

Kiểm tra cao độ đỉnh casing

Máy toàn đạc

cầu kiểm tra độ thẳng đứng bằng thước
Nivo
- Yêu cầu gia cố nền đảm bảo ống Casing luôn
cao hơn mặt đất tự nhiên 30cm
- Yêu cầu đo cao độ đỉnh casing trước khi khoan
cọc
Cao hơn mặt đất tự nhiên tối thiểu 30 cm


5

Độ thẳng đứng casing

Máy tồn đạc

Độ nghiêng casing ≤ 1%

- u

BƯỚC 2 Cơng tác khoan tạo lỗ
- Nghiệm

1

Kiểm tra đường kính gàu
khoan

Thước mét

2

Kiểm tra thiết bị khoan: độ
thẳng đứng cần khoan

Dây dọi, máy tồn đạc,
kiểm tra theo 2 phương
vng góc

3


4

thu trước khi khoan
- Sai số: 1 cm
- Yêu cầu độ mở răng gầu bằng đường kính
cọc. Phải được tư vấn giám sát nghiệm thu
trước khi khoan
Độ nghiêng cần khoan ≤ 1%
- Khoan bằng thiết bị chun dụng có sự kiểm
sốt cân bằng
- Tốc độ rút cần khoang <0,5m/s
- Không được khoan bằng máy khoan giàn

Bentonite:
1. Khối lượng riêng: 1.05 ÷ 1.15g/ml
2. Độ nhớt: 18÷45 giây
3. Hàm lượng cát:<6%
Kiểm tra dung dịch trước khi
4. Độ PH: 7-9
khoan (PH, độ nhớt, tỉ trọng, Dụng cụ chuyên dụng
Polyme
hàm lượng cát..)
1. Khối lượng riêng: 1,01 ÷ 1.04g/ml
2. Độ nhớt: 32÷45 giây
3. Hàm lượng cát:<1% 4. Độ PH: 8-10.5
Hoặc theo quy định của từng nhà sản xuất
Thước dây khơng dãn, trực Ghi nhận vị trí chiều sâu có sự thay đổi của lớp
Kiểm tra chiều sâu các lớp
quan

đất, đánh giá lớp đất theo hố khoan địa chất tham
địa chất cọc
khảo.


5

Kiểm tra chiều sâu chạm sỏi Thước dây không dãn
(đá)

- Yêu cầu kiểm tra Sỏi, đá (chiều sâu lớp đất tựa
mũi cọc) theo yêu cầu của thiết kế đối với 100%
số lượng cọc. ( theo quy định trong hồ sơ thiết
kế theo từng khu vực và tiêu chuẩn hiện hành)
- Từng khu vực Nhà thầu cần thử nghiệm độ lắng
trong Dung dịch khoan theo địa chất (Bentonite
và Polyme) và đệ trình BQL phê duyệt trước khi
khoan đại trà:

6

Kiểm tra dung dịch giữ thành Dụng cụ chuyên dụng
trong lúc khoan

7

Kiểm tra chiều sâu kết thúc
khoan tạo lỗ

Thước dây không dãn,

quả rọi tiêu chuẩn

A. Bentonite:
1. Khối lượng riêng: 1.05 ÷ 1.15g/ml
2. Độ nhớt: 18÷45 giây
3. Hàm lượng cát:<6%
4. Độ PH: 7-9
B. Polyme
1. Khối lượng riêng: 1,01 ÷ 1.04g/ml
2. Độ nhớt: 32÷45 giây
3. Hàm lượng cát:<1% 4. Độ PH: 8-10.5
Hoặc theo quy định của từng nhà sản xuất hoặc
theo quy định của từng nhà sản xuất
± 10 cm

yêu cầu thiết kế, nếu TK khơng quy định
lấy giá trị ≤1%
- u cầu có cán bộ kiểm tra nhà thầu thực hiện
bước này
(số lượng cọc phải thực hiện 100%)
- Theo

8

Bước 3

Kiểm tra độ thẳng đứng
của Hố Khoan

Koden


Kiểm tra nghiệm thu lồng
thép

1.
2. Cự

1

Số lượng, đường kính, kích
thước thép chủ, thép đai

Thước dây, thước mét

2

Kiểm tra số lượng, đường
kính và hàn nối ống siêu âm

Thước kẹp, bẳng trực
quan

3

Kiểm tra kích thước, chủng
loại, số lượng con kê

Bằng trực quan

BƯỚC 4 Kiểm tra công tác vét lắng


Dùng gầu vét, kiểm tra
bằng thước dây không
dãn và quả dọi

ly giữa các cốt thép chủ: ± 10 mm
ly cốt đai hoặc cốt lị xo: ± 20 mm
4. Đường kính lồng thép: ± 10mm
5. Độ dài lồng thép : ± 50 mm
- Phải kiểm tra hàn kín ống (kiểm tra kỹ mối hàn
và măng xông)
- Phải bịt mặt trên ống siêu âm và ống quan trắc
(nếu có) bằng thép bản sau khi kiểm tra xong
3. Cự

Tối thiểu bằng chiều sâu kết thúc khoan
- Sau khi vét lắng lần 1, yêu cầu dừng chờ tối
thiểu 30 phút vét lắng lần 2 để kiểm tra tốc độ
lắng (đo tại thời điểm sau khi vét lắng và sau
khi đợi tối thiểu 30 phút, các công tác như
Koden có thể phối hợp để khơng tăng thời gian
chờ)
- Kiểm tra cao độ đỉnh Casing trước và sau khi
vét lắng


BƯỚC 5 Kiểm tra dung dịch giữ
thành trước lúc hạ lồng

Bước 6


Dụng cụ chuyên dụng

A. Bentonite:
1. Khối lượng riêng: 1.05 ÷ 1.15g/ml
2. Độ nhớt: 18÷45 giây
3. Hàm lượng cát:<6%
4. Độ PH: 7-9
B. Polyme
1. Khối lượng riêng: 1,01 ÷ 1.04g/ml
2. Độ nhớt: 32÷45 giây
3. Hàm lượng cát:<1% 4. Độ PH: 8-10.5
Hoặc theo quy định của từng nhà sản xuất

Kiểm tra công tác hạ lồng
thép

1

Kiểm tra cao độ casing trước
Máy toàn đạc
lúc hạ lồng thép

2

Thời gian từ lúc vét lắng lần
2 đến thời điểm hạ lồng thép

Không quá 1 giờ.
chủ: tối thiểu 3 mối buộc và khoảng cách

các mối nối tối đa 20cm
2. Thép đai vị trí nối lồng: buộc 100% vào thép
chủ.
3. Hàn nối lồng: chiều dài mối hàn tối thiểu 5 cm
(tối thiểu hàn 03 vị trí/1 đoạn nối)
1. Thép

3

Kiểm tra chất lượng mối
nối lồng thép.

Bằng trực quan, thước
mét

4

Kiểm tra số lượng đai nối
lồng

Bằng trực quan

5

Kiểm tra mối hàn nối ống
siêu âm (nếu có)

Bơm nước thử kín

Bước 7

1

Kiểm tra cơng tác hạ ống đổ
Kiểm tra kích thước, vệ sinh Bằng trực quan, thước
và độ kín nước của ống đổ
mét

Số lượng, chiều dài ống Đáy ống đổ cách đáy cọc <= 0,3m
1. Thổi rửa bằng bơm
hút ( ưu tiên cho địa chất
mũi cọc dạng cát, cát lẫn
sỏi, sạn sỏi nhỏ)
2. Thổi rửa bằng máy
nén khí yêu cầu:
- Đặt đầu máy nén khí
(Con chuột) từ H/2 Kiểm tra nghiệm thu cơng 2H/3 với H là chiều sâu Cốt đảm bảo đáy lắng ≤ 5 cm
BƯỚC 8 tác thổi rửa lần 2
cọc
(kiểm tra cốt ống casing; cốt vét lắng cọc, cốt
(trước khi đổ bê tông)
- Áp lực thổi tối đa 7 Atm thổi rửa)
- Áp lực thổi duy trì tối
thiểu 5 Atm
- Trong quá trình thổi rửa,
yêu cầu cấp bù 100%
dung dịch Ben mới đảm
bảo độ hụt mực nước
dung dịch trong hố khoan
nhỏ hơn 2m.
2


Kiểm tra tổ hợp ống đổ

Đường kính trong ống đổ ≥ 200 mm


BƯỚC 9

Kiểm tra dung dịch giữ
Dụng cụ chuyên dụng
thành trước khi đổ bê tơng

A. Bentonite:
1. Khối lượng riêng: 1.05 ÷ 1.15g/ml
2. Độ nhớt: 18÷45 giây
3. Hàm lượng cát:<6%
4. Độ PH: 7-9
B. Polyme
1. Khối lượng riêng: 1,01 ÷ 1.04g/ml
2. Độ nhớt: 32÷45 giây
3. Hàm lượng cát:<1% 4. Độ PH: 8-10.5
Hoặc theo quy định của từng nhà sản xuấtHoặc
theo quy định của từng nhà sản xuất
* Yêu cầu kiểm tra dung dịch khoan tại vị trí
cách đáy hố khoan 50cm bằng thiết bị chuyên
dụng
* Trước khi đổ bê tông nếu kiểm tra mẫu với dung
dịch bentonize có khối lượng riêng vượt quá 1,25
g/cm³, hàm lượng cát lớn hơn 8 %, độ nhớt q 28
s thì phải có biện pháp thổi rửa đáy lỗ khoan để

đảm bảo chất lượng cọc ( TCVN 9395:2012)
- Phải

BƯỚC
10

có đủ từ 3 xe đổ bê tơng với cọc D800; 4
xe với cọc D1000; D1200 và 6 xe cho cọc từ
D1500, cọc barrette thì mới được đổ bê tơng
- Yêu cầu dùng phễu lớn tối thiểu 1m3 để cắt cầu
đổ bê tông xe đầu tiên là bắt buộc.
Ghi chú:
- Quy định này áp dụng cho loại xe có khối tích
6m3/xe. Trường hợp, cơng trường sử dụng xe
khối tích khác có thể được quy đổi tương ứng
hoặc theo khối tích các loại cọc có đường kính
và chiều dài khác nhau nhưng đảm bảo số lượng
xe có mặt tại cơng trường cho loạt đổ bê tông
đầu tiên phải đảm bảo tối thiểu bằng 1/3 thể tích
bê tơng cọc.
- Trường hợp trạm trộn bê tông nằm trong Dự án,
Ban quản lý xây dựng căn cứ vào thực tế để tính
tốn và đề xuất phương án phù hợp đảm bảo
hiệu quả công việc cũng như đáp ứng tiêu chuẩn
cho phép nhưng vẫn phải đảm bảo loạt đổ bê
tơng đầu tiên có khối tích tối thiểu bằng 1/3 thể
tích bê tơng cọc.

Kiểm tra cơng tác đổ bê
tông


- Độ

1

Độ sụt bê tông

2

Thời gian từ lúc trộn bê tông
đến thời điểm đổ

3
4

Côn rút sụt

Độ dâng bê tông
Thước dây không dãn
Chiều dài ống đổ ngậm trong
bê tông

sụt bê tơng được duy trì 3 đến 4h:
+ Cọc D<=1000 duy trì 3h
+ Cọc D>=1200 duy trì 4h
- Cọc đặt kingpost duy trì 4 đến 5h
(Tùy theo thực tế thi cơng cọc nhồi để lựa chọn
thời gian duy trì độ sụt đảm bảo độ sụt phải duy
trì tới khi kết thúc công tác đổ bê tông và đặt
kingpost)

(Với các Dự án đặc thù nếu có yêu cầu có thể
kiểm tra độ xịe bê tơng)
<=1,5h
(Trường hợp phát sinh khơng đảm bảo thời gian
trên cần báo cáo và đề xuất phương án).
>= 5,0 m


5

BƯỚC
11

Kiểm tra thể tích bê tơng thực Tính tốn
tế và so với kích thước lỗ cọc
theo lý thuyết
Hạ kingpost (Đối với cọc có
Kingpost)
Kiểm tra chất lượng kingpost
: mối hàn, số lượng ecu,
bulong, tai
Kiểm tra độ bằng phẳng bàn
dẫn hướng, tim bàn dẫn
hướng , tiến hành hạ và cố
định bàn dẫn hướng vào
casing
Kiểm tra phương kingpost
theo thiết kế

Máy siêu âm, thử từ (bột

từ)

4

Cao độ kingpost sau khi hạ

Máy toàn đạc

5

Cố định kingpost vào bàn dẫn
hướng

6

Thanh dẫn nối king post

1

2

3

BƯỚC
12
1
2
3

4


5

Không quá 20% so với lý thuyết. (Nếu vượt
quá 20% thì phải xem lại biện pháp giữ thành
hố khoan)

Máy toàn đạc

0.5 cm

Máy toàn đạc

Cơng tác lấp đầu cọc có
kingpost
Thời gian tiến hành lấp đầu
cọc
Bơm hút dung dịch khoan
trong hố cọc
Lấp base đến cao độ đỉnh
casing

± 1 cm

Phải thẳng với king post bằng xiết bulong (tối
thiểu sau 24h mới được tháo thanh dẫn)

Tối thiểu 24 h sau khi kết thúc đổ bê tông

Vật liệu lấp đầu theo phê duyệt của PTGĐ cho

từng dự án (hoặc tận dụng cát tốt, sỏi cuội khi
đào)

Tháo bàn dẫn hướng (đối với
cọc có kingpost) và rút nhổ
casing, đảm bảo casing được
giữ thẳng đứng và đồng trục Máy toàn đạc
với cọc trong thời gian nhổ
Lấp đầu cọc đến cos mặt đất Bằng trực quan
tự nhiên

Soạn thảo: Tổ công tác Vinhomes
Phê duyệt: Phó Tổng Giám đốc Khối Xây dựng Vinhomes

Vật liệu lấp đầu theo phê duyệt của PTGĐ cho
từng dự án (hoặc tận dụng cát tốt, sỏi cuội khi
đào)


HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC
BÊ TÔNG CỐT THÉP
VH_XD22
Mã số:
Đơn vị phát hành:
Công ty cổ phần Vinhomes
Ngày phát hành:
05/08/2020
Phạm vi áp dụng:
Khối xây dựng Vinhomes
_________________________________________________________________________________

Các từ viết tắt
TVGS : Tư vấn giám sát

KSTK : Kiểm soát thiết kế

TVTK : Tư vấn thiết kế TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
Danh mục thuyết minh:
A. Công tác cốp pha, đà giáo
o Yêu cầu kỹ thuật chung
o Cốp pha cột, vách
o Cốp pha dầm sàn, đài giằng, sàn hầm.
o Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ thi cơng
B. Cơng tác cốt thép
o Điều kiện bắt đầu thi công
o Trang thiết bị an tồn thi cơng cốt thép
o Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ thi cơng
o u cầu kỹ thuật
C. Công tác bê tông
o Điều kiện thi công
o Trang thiết bị an tồn thi cơng bê tơng
o Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ thi cơng
o u cầu kỹ thuật
D. Hệ thống biên bản nghiệm thu và biểu mẫu (kèm theo)
E. Sơ đồ Quy trình thi cơng và nghiệm thu (kèm theo)
o Quy trình thi cơng và nghiệm thu cột vách
o Quy trình thi cơng và nghiệm thu dầm sàn
o Quy trình thi cơng và nghiệm thu đài giằng sàn.

CĐT


: Chủ đầu tư

ATLĐ : An toàn lao động

A. Công tác cốp pha, đà giáo
1. Yêu cầu kỹ thuật chung
- Cốp pha và đà giáo phải được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, khơng gây
khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông, bề mặt nhẵn phẳng, đủ chiều dày, mối nối và cốp
pha đảm bảo kín khít, sạch sẽ trong q trình thi cơng. Các loại cốp pha đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng
theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo (nhôm, tấm lớn).
- Đối với cốp pha leo, trượt sẽ được tính tốn và có yêu cầu riêng.
- Phương án xử lý nền đất yếu (bùn, đất nhão, mùn xốp,...) phải được xử lý trước khi thi công. Phương
án thay hoặc gia cố bằng đất tốt, đệm cát, đóng cọc cừ tràm/ cọc tre gia cố. Với nền đất yếu phải được
THỬ TẢI tại hiện trường sau khi gia cố nền. Các kết quả theo dõi phải được ghi chép và xác nhận của
TVGS, KSTK, TVTK làm cơ sở phê duyệt biện pháp trước khi thi công đại trà.
- Lưu ý:
1


2.
a.
b.
c.
d.
3.
a.
b.
c.
d.
4.

-

-

 Tất cả cốp pha đà giáo sau khi lắp xong phải được thử tải, tỉ lệ theo quy định (đối với tầng 1, nhịp
lớn, chiều cao vượt từ trên 4m và những khu vực phải gia cố lại nền).
 Đối với đà giáo: Tuyệt đối không sử dụng vật tư của nhà thầu cung cấp không được kiểm định.
Cốp pha cột vách, đài giằng
Điều kiện bắt đầu thi công
Bản vẽ biện pháp thi công được phê duyệt.
Đã triển khai, nghiệm thu hệ tim trục, lưới trắc đạc.
Đã được nghiệm thu công tác thi công thép, chi tiết đặt chờ (nếu có).
Trang bị an tồn thi cơng
Cơng nhân được trang bị đầy đủ mũ bảo hộ, quần áo, găng tay, khẩu trang, dây đeo an toàn khi làm việc
độ cao >2m.
Công nhân các tổ đều trang bị đồ bảo hộ chun dùng cho nhiệm vụ của mình: thợ hàn có kính hàn,
găng tay hàn… Thợ điện có túi đeo dụng cụ, ủng, găng tay cách điện, kìm cách điện…
Sử dụng sàn thao tác cho các công tác trên cao, căng lưới an toàn, lan can an toàn, lưới chống bụi cho
các công tác trên cao…
Sử dụng các biển cấm, biển báo, biển hướng dẫn… ở các vị trí nguy hiểm, các vị trí cần thơng báo.
Các loại dây diện, dây hàn, bóng chiếu sáng... được treo cao, cách ly và sử dụng attomat chống giật cho
các tủ điện... Nối điện bằng phích cắm, máy hàn sử dụng dây mát đúng chủng loại.
Phía dưới dầm sàn đài giằng thi cơng có hố thu nước, máy bơm 24/24h, đèn chiếu sáng…
Trang thiết bị vật tư, máy móc
Vật tư chính như: Cốp pha 12 – 18mm, hộp 5x5, hộp 10x10, hộp 5x10, giáo chống tam giác 0,75m1m1,5m, ống nối, chân kích, bát kích, giằng ngắn-dài, giáo hồn thiện, sàn thao tác, tơn định
hình… các hệ ván khuôn tổ hợp (nhôm, gangform) được quy định riêng.
Vật tư phụ: đinh các loại, búa, ti chuồn, vít gỗ, tiren các loại, tăng đơ, dây cáp lụa, xà gồ, cọc cừ tràm…
Máy móc: máy bơm nước, máy khoan cầm tay, máy cắt gỗ, máy bắt vít, máy hàn, máy đầm cóc...
Sai số cho phép về cốp pha cột vách
Theo bảng 2, Điều 3.5.2 TCVN 4453 – 1995

Cốp pha dầm, sàn
Điều kiện bắt đầu thi công
Bản vẽ shop được phê duyệt.
Đã nghiệm thu vị trí cao độ mốc gửi, vị trí tim trục, cao độ dầm sàn.
Đã nghiệm thu cốt thép chờ cột, chờ dầm, chờ sàn phân đoạn thi công trước.
Đối với dầm sàn, đài giằng thi công trên nền đất: nghiệm thu cao độ bề mặt đất nền – bê tơng lót, cát
lót, cốp pha lót nền, xà gồ, cọc cừ tràm, hố thu nước.
Trang bị an tồn khi thi cơng (như điều A.2.b)
Trang thiết bị vật tư, máy móc (như điều A.2.c)
Sai số cho phép của cốp pha dầm sàn
Theo bảng 2, Điều 3.5.2 TCVN 4453-1995
Tháo dỡ cốp pha đà giáo:
Đối với cốp pha tại các khu vực mà khơng cịn chịu lực khi bê tơng đã đóng rắn như cột, vách, đài giằng,
thành dầm biên: Có thể tháo dỡ sau khi kết thúc đổ bê tông 12 – 24h tùy thuộc vào từng loại bê tông
được sử dụng.
Đối với cốp pha dầm sàn: tháo cốp pha theo “nguyên tắc 2,5 sàn”. Yêu cầu phải có 2 tầng cốp pha giáo
chống + 01 tầng chống điểm cho sàn sắp đổ. Đối với sàn mái cốp pha, đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê
tông đạt cường độ để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác giai đoạn
thi công sau.
2


- Đối với các hệ cốp pha nhôm đặc chủng tuân thủ theo các quy định hệ cốp pha, phù hợp với TCVN và
được thẩm định bởi đơn vị Chuyên ngành có uy tín.
B. Cơng tác cốt thép
1. Điều kiện bắt đầu thi cơng
Cốt thép phải được thí nghiệm tại các Phịng thí nghiệm hợp chuẩn và nghiệm thu theo các quy định
liên quan. Cốt thép được sử dụng phải có kết quả thí nghiệm Đạt.
1.1. Đối với cốt thép lắp dựng trước như đài giằng, cột vách, sàn đáy hầm
- Bản vẽ shop được phê duyệt.

- Đã nghiệm thu cao độ đất nền, chiều dày bê tơng lót, mốc gửi, kiểm tra tim trục.
- Nghiệm thu cốt thép – bê tông ngàm vào đài của cọc nhồi, thép chờ đài giằng, sàn cột vách, thép sử
dụng ren và coupler chờ sẵn.
- Nghiệm thu vệ sinh chân cột vách, vệ sinh kingpost, đục tẩy mạch ngừng, gioăng chống thấm phân đoạn
thi cơng trước.
- Kích thước, vị trí các lỗ mở kỹ thuật đảm bảo theo hồ sơ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật.
1.2. Đối với cốt thép lắp dựng sau khi vào cốp pha như dầm sàn B0 – B1 – B2...
- Đã nghiệm thu cao độ sàn, mốc gửi dầm sàn.
- Đã nghiệm thu nền đất, độ kín khít, ổn định, vị trí kích thước, bề mặt ván khuôn
- Đã nghiệm thu vệ sinh ván khuôn, đục tẩy mạch ngừng, thép chờ....
* Chú ý: đối với các sàn có diện tích thi cơng lớn, cơng tác thi cơng cốp pha và cốt thép có thể tiến hành
đồng thời nhưng việc kiểm tra, nghiệm vẫn phải tuân thủ từng bước như trên cho mỗi khu vực thi công.
2. Trang thiết bị an toàn: (Tương tự điều A.2.b)
3. Trang thiết bị vật tư, máy móc
- Vật tư chính: thép các chủng loại, coupler ...
- Vật tư phụ: que hàn, thép ly, kìm cộng lực, nắp bịt, ni long, bạt phủ, hóa chất đánh rỉ như B05, B07,
inofos...
- Máy móc: máy cắt, máy uốn, máy tiện ren, máy hàn, máy đánh rỉ, máy mài…
- Kho bãi chứa, bãi gia công được đổ bê tông, thép kê cao >10cm so mặt nền, sử dụng bạt che phủ.
4. Yêu cầu kỹ thuật chung
4.1. Về công tác lăp dựng cốt thép
- Cốt thép gia cơng lắp dựng đúng hình dáng, chủng loại, quy cách, số lượng, đường kính... tuân thủ hồ
sơ thiết kế được duyệt.
- Việc nối và neo cốt thép tuân thủ hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Việc cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng biện pháp cơ học.
- Việc hàn cốt thép chịu lực phải được sự chấp thuận của thiết kế.
- Cốt thép sau khi lắp dựng phải đảm bảo sự ổn định, chắc chắn, chiều dày lớp bảo vệ, quy cách – số
lượng con kê.
- Cốt thép phải vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp dựng (khơng dính dầu mỡ, bùn đất, khơng có vảy sắt và các
lớp gỉ).

- Đối với những thanh thép bị giảm tiết diện do làm sạch không được phép quá 2% đường kính. Nếu q
thì loại thép này chỉ được sử dụng với đường kính thực tế cịn lại.
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng trước khi lắp dựng.
4.2. Các sai lệch đối với cốt thép đã lắp dựng Theo bảng 9, Điều 4.6.6 TCVN 4453-1995
5. Đối với cơng tác thi cơng cốt thép có sử dụng coupler (tuân thủ theo TCVN 8163 : 2009)
5.1. Đối với ống ren (coupler)
- Bề mặt khơng bị rạn nứt hoặc có các khuyết tật khác mà mắt thường nhìn thấy được.
- Chiều dài và đường kính ngồi phù hợp với u cầu thiết kế.
3


- Sai lệch đường kính đỉnh ren so với thiết kế là ± 0.15mm
- Tiết diện và đường kính chân ren: Có thể vặn vào ống ren một cách thuận lợi cả hai chiều và đạt đến
chiều dài thích hợp.
5.2. Đối với đầu ren tiện của thép
- Ren đều, chiều rộng phần ren bị sứt mẻ vượt quá 0,25 bước ren có tổng chiều dài khơng vượt q chu
vi của một ren trụ.
- Độ dài đầu ren phải đáp ứng được yêu cầu của thiết kế. Với kiểu nối tiêu chuẩn, độ dài này có sai số cho
phép là 1 bước ren.
- Có thể vặn vào một cách thuận lợi và đạt được chiều dài vặn một cách thích hợp.
5.3. Lắp mối nối bằng ống ren
- Mối nối phải được vặn chặt. Trị số mômen lực vặn chặt phải phù hợp với quy định trong bảng dưới đây:
Bảng trị số mơmen vặn (xiết) nhỏ nhất khi lắp mối nối
Đường kính cốt thép, mm
≤16
18 đến 20
22 đến 25
28 đến 32
36 đến 40
Mo men vặn nhỏ nhất, N.m

100
180
240
300
360
Chú thích: Khi đường kính cốt thép khác nhau thì lấy momen vặn tương ứng với đường kính thép
nhỏ hơn.
Với những mối nối đã được lắp đặt hoàn chỉnh, ở mỗi đầu nối ren phần ren lộ ra khỏi ống nối không
được dài quá 1 bước ren.
C. Công tác bê tông
1. Điều kiện đổ bê tơng
- Đã được nghiệm thu hồn thành cơng tác cốt pha, cốt thép, trắc đạc và hệ thống ME đặt chờ (nếu có).
Lưu ý: kiểm tra cữ đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
- Sau khi công tác cốt pha cốt thép và vệ sinh được nghiệm thu, thì tiến hành cơng tác thi cơng mạch
ngừng sàn (nếu có). Sử dụng hộp 5x5, 10x10, xà gồ, gỗ dán, lưới mắt cáo gioăng (nếu có), xốp, bọc
nilong... để thi cơng mạch ngừng.
- Tại các vị trí mạch ngừng thì trước khi đổ bê tông phải được đục tẩy, vệ sinh và tưới sika latex và xi
măng theo tỷ lệ 1 lít sika latex : 1 lít nước : 4 kg ximăng (hoặc theo chỉ dẫn nhà sản xuất).
- Tại vị trí cần sử dụng gioăng để chống thấm sàn đảm bảo đúng kỹ thuật: đảm bảo độ ngậm trong bê
tông, và phải được vệ sinh sạch sẽ. Nếu gioăng bị bong, hở thì phải xử lý bằng bằng giăng trương nở.
- Báo kế hoạch về nhân sự, máy móc, nhà cung cấp và phiếu báo đổ, sơ đồ tổ chức thi công đổ bê tông
được TVGS, CĐT phê duyệt.
2. u cầu kỹ thuật
- Việc đổ bê tơng phải có biện pháp cố định cốt thép không được làm sai lệch vệ trí cốt thép, vị trí cốp
pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
- Đối với bê tông khối lớn nhà thầu phải đệ trình BP để TVTK, TVGS và CĐT phê duyệt
- Bê tông phải được đổ liên tục tránh sự phân tầng/ tạo mạch ngừng ngoài ý muốn. Với khối đổ <200m3
thời gian đổ liên tục không quá 4h.
- Đối với cột, bê tông được đổ thành từng lớp, mỗi lớp cao không quá 40(cm); Trong q trình đổ bê tơng
dùng búa cao su để gõ quanh chu vi cột.

- Để tránh sự phân tầng chiều cao rơi tự do của bê tông không vượt quá 1.5m. Nếu có chiều cao rơi tự do
lớn hơn 1.5m phải dùng ống vòi voi hoặc máng nghiêng.
- Sau 12h – 24h thì có thể tiến hành cơng tác tháo dỡ cốp pha thành nhưng phải luôn đảm bảo bê tông đã
ninh kết. Bê tông sẽ được đổ cuốn chiếu từ trong ra ngoài và từ xa tới gần.
- Khi đổ bê tơng gặp trời mưa phải có biện pháp che chắn để nước mưa không lẫn vào bê tông. Nếu phải
ngừng đổ bê tơng vì một lý do nào đó phải đợi bê tơng đạt cường độ tối thiểu 25kG/cm2 mới được tiếp
4


tục, trước khi đổ lại phải xử lý bề mặt như đã nêu ở trên. Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho
bê tơng đựợc đầm kĩ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kĩ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và
bọt khí khơng cịn nữa.
- Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm khơng vượt q 1.5 bán kính tác dụng của đầm và phải
cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm.
- Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi cơng nên bố trí ở khoảng 1/3
đoạn giữa nhịp dầm.
- Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi cơng nên bố trí ở trong hai
khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng dài 1/4 nhịp).
- Mạch ngừng thi công nằm ngang nên đặt ở vị trí bằng chiều cao cốp pha.
Lưu ý: Sau khi kết thúc đổ bê tông, nhà thầu phải lập hồn cơng (đánh dấu điểm do cao độ), kiểm soát
cao độ và đảm bảo sai số về cao độ. Đối với các khu vực sai số lớn cần phải xử lý ngay bằng sika chuyên
dụng.
3. Bảo dưỡng bê tông
- Bảo dưỡng ban đầu: Sau khi đổ bê tông xong, dùng bạt nilong phủ lên bề mặt bê tông (chỉ tiến hành
tưới nước sau khi kết thúc đổ bê tông 4 – 6h để tránh phá hoại).
- Bảo dưỡng tiếp theo (đối với tất cả các kết cấu): tiến hành ngay sau khi bảo dưỡng ban đầu kết thúc.
- Thời gian tưới nước dưỡng ẩm kéo dài đến khi bê tông đạt cường độ 50% R28. Thời gian bảo dưỡng
phụ thuộc vùng khí hậu và theo mùa.
- Trong suốt quá trình bảo dưỡng, khơng được để bê tơng khơ trắng mặt.
- Quy trình bảo dưỡng bê tơng phải được TVGS phê duyệt. Công tác bảo dưỡng phải được theo dõi và

ghi chép vào nhật ký hàng ngày.
4. Các sai lệch cho phép khi thi công kết cấu BTCT
Theo bảng 20, Điều 7.2.2 TCVN 4453 – 1995
5. Trang thiết bị an toàn (Tương tự điều A.2.b)
6. Trang bị vật tư, máy móc
- Máy móc thi cơng: máy đầm dùi, máy đánh mặt, máy thủy bình, máy bơm nước…
- Vật tư: bay, thước cán phẳng, bạt ni long…
- Hóa chất antisol, sika latex…
D. HỆ THỐNG BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ BIỂU MẪU
Hệ thống biên bản nghiệm thu, biểu mẫu thiết lập được phê duyệt bởi Đoàn TVGS (Vinhomes) và CĐT
E. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THI CƠNG VÀ NGHIỆM THU
Sơ đồ quy trình thi công và nghiệm thu thiết lập được phê duyệt bởi TVGS (Vinhomes) và CĐT.

Soạn thảo: Tổ công tác Vinhomes
Phê duyệt: Phó Tổng Giám đốc Khối Xây dựng Vinhomes

5


6


7


HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC
Mã số:

VH_XD22


Đơn vị phát hành:

Công ty cổ phần Vinhomes

Ngày phát hành:

05/08/2020

Phạm vi áp dụng:

Khối xây dựng Vinhomes

Các từ viết tắt
DƯL:
Dự ứng lực
I. Chuẩn bị thiết bị
1. Thiết bị thi công sàn DƯL bao gồm:
- Kích thuỷ lực, bơm dầu thuỷ lực, máy bơm vữa, máy trộn vữa, đồng hồ đo áp lực, máy cắt cáp
các loại, máy dập đầu neo, thước đo trị dãn dài, thước dây các loại: 5m, 10m, 30m...
2. Thiết bị khác bao gồm:
- Thiết bị điện, nâng hạ, bơm nước, nén khí… có sẵn tại hiện trường.
- Đối với kích thuỷ lực:
- Phải kiểm định tại các phịng thí nghiệm LAS, trước khi đưa vào sử dụng tại cơng trình để xác định
đường cong quan hệ giữa lực căng kéo (kN) và số đọc của đồng hồ (MPa). Thời gian kiểm định xác định
theo tình hình sử dụng của kích hoặc trong q trình sử dụng có xuất hiện những hiện tượng khơng bình
thường phải kiểm nghiệm lại thiết bị kéo căng (thông thường 12 tháng kiểm định lại kích thủy lực và 6
tháng đối với đồng hồ áp lực).
II. Chuẩn bị vật liệu
1. Bê tông

Cấp phối bê tông xem hồ sơ thiết kế.
2. Cốt thép thường
Theo hồ sơ thiết kế.
3. Vật liệu DƯL
3.1 Cáp DƯL
Thép DƯL dạng xoắn 7 sợi, độ chùng thấp, không vỏ bọc sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM
A416 Grade 270 hoặc có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng tương đương khác theo chỉ dẫn kỹ
thuật và phải được sự chấp thuận của tư vấn thiết kế ,CĐT
a. Tính năng cơ lý:
Đường kính danh định (Nominal Diameter)

: D (mm)

Tiết diện ngang (Nominal area)

: A (mm2 )

Trọng lượng danh định (Nominal Weight)

: W (kg/m)

Giới hạn bền (Tensile strength)

: T (Mpa)

Giới hạn chảy (Yield strength)

: Y (Mpa)

Giới hạn kéo đứt (Min. breaking load)


: Pgh (kN)

Modul đàn hồi (Young’s modulus)

: E = 1,95.105 Mpa=195Gpa
1


Loại cáp thơng dụng dùng cho cơng trình dân dụng có 2 loại:
 Loại 1: D= 12.7mm, A= 98.7mm2, Y= 1670 Mpa, T=1860(Mpa), Pgh= T x A= 1860x 98.7=
183.6 (kN).Lực kéo thiết kế Pk= 80% Pgh= 0.8x 183.6=146.9 (kN)
 Loại 2: D= 15.2mm, A= 140mm2, Y= 1670 Mpa, T=1860(Mpa), Pgh= T x A= 1860x
140= 260.7 (kN). Lực căng kéo thiết kế Pk= 80% Pgh= 0.8x 260.7~209 (kN)
b. Hồ sơ và nguồn gốc xuất xứ gồm:
- Nhãn mác trên mỗi sợi cáp chỉ dõ số cuộn, số mẻ;
- Chứng chỉ CO, CQ cho mỗi lô về công trường;
- Chất lượng cáp theo TC ASTM A416 Grade 270.
(phải được CĐT phê duyệt về nguồn gốc xuất xứ loại cáp, VD: xuất xứ từ Asean, Ấn Độ,…)
c. Lấy mẫu thí nghiệm:
- Cáp về công trường tiến hành lấy 02 tổ mẫu (mỗi tổ 03 đoạn cáp dài 1~1,5m tùy theo thiết bị dùng để
thí nghiệm) để thí nghiệm. Lấy 01 tổ đem thí nghiệm, 01 tổ lưu tại cơng trường. Thí nghiệm này thực
hiện mỗi lần cho 20 tấn cáp.
3.2 Đầu neo sống, đầu neo chết
a. Đầu neo sống
- Đầu neo sống gồm có: đế neo, khóa neo và nêm phù hợp cho từng loại cáp
Hồ sơ và nguồn gốc xuất xứ gồm:
 Nhãn mác trên đế neo, khóa neo;
 Chứng chỉ CO, CQ cho mỗi lô về công trường;
 Chất lượng neo tiêu chuẩn ETAG 013.

b. Đầu neo chết kiểu H
- Được tạo ra từ những sợi cáp được đánh rối củ hành đường kính 40mm.
- Kính thước của đầu neo chết được quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế và thỏa mãn chiều dài không nhỏ
hơn 865mm, chiều rộng không nhỏ hơn 300mm.
- Thép thường dùng gia cường đầu neo chết quy định trong hồ sơ thiết kế.
3.3 Các vật liệu khác
- Ống gen: Được sản xuất từ tôn mạ kẽm Độ dày của ống gen phải theo thiết kế được phê duyệt và phải
đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất dày tối thiểu 0.27mm, với gờ xoắn ốc, ống gen được sản xuất với hình
dạng khác nhau phụ thuộc số lượng bó cáp trong một tao cáp, chiều dài từ 4m – 6m. Đường kính ống
gen theo quy định của thiết kế, phải lớn hơn đường kính danh định của bó cáp, ít nhất 6mm, diện tích
cắt ngang phải gấp ít nhất 2 lần so với diện tích bó cáp (theo ACI 376-11).
- Ống nối dùng để liên kết giữa các ống gen: bằng ống gen có đường kính lơn hơn hoặc chủng loại phù
hợp theo thiết kế. Chiều dài ống nối nhỏ nhất là 200mm hoặc lớn hơn 4 lần đường kính ống gen; Các
ống gen phải gắn các ống thơng khí và thốt vữa tại các điểm thấp nhất, cao nhất và tại neo theo, được
chấp thuận bởi TVGS.
- Van bơm vữa: Được lắp tại hai đầu neo sống, đầu neo chết, tại những vị trí trung gian phải đặt tại các vị
trí cao nhất đảm bảo khí và nước có thể thốt ra ngồi. Khoảng cách tối đa giữa hai van bơm 15m.
- Vòi bơm: Liên kết với van bơm, đảm bảo thị ra ngồi mặt bê tông 400mm.
3.4 Hỗn hợp vữa
a. Vật liệu
- Xi măng Pclăng PC40 hoặc PCB40 thơng thường bao 50kg.
- Nước sạch, khơng có tác nhân ăn mịn kim loại.
- Phụ gia Sika Intraplast Z-HV tác dụng trương nở, tăng độ nhớt (trợ bơm), giảm tách nước, ngăn sự kết
tinh sớm cho vữa (hoặc loại có tính năng tương đương).
- Phụ gia Sika NN tác dụng tăng độ nhớt (trợ bơm), giảm lượng nước sử dụng cho vữa (hoặc loại có tính
năng tương đương). - Ngồi ra có một số phụ gia khác tùy theo nhà thầu thi công.


b. Cấp phối
- Theo cấp phối đề xuất của nhà thầu thi cơng, phải được thí nghiệm trộn thử để xác định các chỉ tiêu 30

ngày trước khi thực hiện công tác bơm.
- Thời gian trộn tối thiểu 5 phút. c. Thử vữa
- Vữa trộn theo cấp phối phê duyệt cho nhà thầu phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
Độ chảy:
 Độ chảy của vữa được xác định bằng đo thời gian cần thiết (t) cho 1 lít vữa chảy qua phễu
hình cơn, t <=25 giây (11-30 giây theo “PTI Guide Specification for Grouting”) theo BS EN
447:2007, Grout for prestressing tendons. Basic requirement.
 Nếu thời gian chảy sớm hơn 11 giây thì tăng thời gian trộn hoặc thêm xi măng, nếu thời gian
chảy lâu hơn 25 giây tăng thêm phụ gia Sika NN.

Độ tách nước, độ thay đổi thể tích
 Dùng 3 ống nhựa trong suốt đường kính 60mm÷80mm dài khoảng 1m có nắp chụp kín 2 đầu.
Lắp đặt ống thẳng đứng, cố định ống để ngăn chuyển vị hay dao động.
 Cắt 3 sợi cáp chiều dài 900mm bỏ vào trong ống.
 Đổ vữa đều đảm bảo khơng khí không bị kẹt lại trong vữa cho đến khi vữa ngập đầu cáp
10mm, dùng bút đánh dấu vị trí của vữa trên thành ống, ghi lại thời gian t0, h0. Bịt đầu ống
lại để giảm thiểu sự bay hơi nước.
 Sau 3h và 24h ghi lại chiều cao của vữa hv, và chiều cao nước rỉ ra hw.
 Độ tách nước = hw/ h0x 100% ≤ 2% theo BS EN 447:2007, Grout for prestressing tendons.
Basic requirement.
 Độ thay đổi thể tích = (hv – ho)/ h0x 100% thuộc khoảng -1% đến +5% theo BS EN 447:2007,
Grout for prestressing tendons. Basic requirement.
Kiểm tra cường độ chịu nén của vữa
 Lấy 02 tổ mẫu, mỗi tổ 3 viên kích thước 70x70x70mm hoặc 100x100x100mm, tiến hành nén
theo TCVN 6016÷1995. Một tổ nén R7 ngày, một tổ nén R28.
 Cường chịu độ nén của vữa theo phê duyệt của hồ sơ thiết kế.
III. Biện pháp thi cơng và trình tự thi cơng
Nhà thầu phải lập BPTC, trình tự thi cơng để CĐT phê duyệt theo CNPQ
- Bước 1: Lắp dựng cốp pha, đà giáo
 Công tác lắp dựng cốp pha, đà giáo trong quá trình xây lắp phải đảm bảo đúng theo thiết và kế tuân

thủ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453 – 1995 “Kết cấu BTCT – qui phạm thi công và nghiệm thu”.
 Cốp pha sàn tại vị trí đầu dầm được kéo dài ra 650mm kể từ mép sàn để làm sàn thao tác thi công
DƯL. Copha bịt đầu dầm sẽ được lắp đặt sau khi công việc lắp neo công tác đã hoàn tất.
 Sau khi nghiệm thu xong cốp pha, đà giáo tiến hành xác định vị trí đặt neo, thép DƯL theo bản vẽ
thi công.
3


-

-

-

-

-

 Vị trí đặt neo và đường cáp DƯL được xác định bằng thước dây và được đánh dấu bằng sơn lên cốp
pha theo bản vẽ thiết kế.
Bước 2: Lắp dựng cốt thép thường của sàn (lớp dưới) và thép đai, cáp dự ứng lực trong dầm
 Lắp đặt cốt thép đai và cốt thép chủ của dầm kết hợp với lắp đặt các bó cáp nằm trong dầm và thép
lớp dưới sàn.
 Sau khi việc hồn tất cơng việc lắp đặt thép dầm bo xung quanh, cáp nằm trong dầm và lớp thép
dưới của sàn, định vị các lỗ kỹ thuật, việc rải thép thường sẽ dừng lại. Mặt bằng thi công được giao
cho nhà thầu thi công cáp DƯL.
Bước 3: Lắp đặt neo và cáp DƯL
 Hộc neo và bát neo được lắp đặt đúng vị trí đã được đánh dấu trên cốp pha đầu dầm biên và được
liên kết chặt chẽ với cốp pha thành theo đúng thiết kế.
 Dùng sơn màu kết hợp căng dây đánh dấu vị trí cáp DƯL theo hồ sơ thiết kế, sơn màu này sẽ lưu

lại đáy bê tông để biết vị trí cáp DƯL. Đánh dấu các mốc cao độ của các bó cáp trên bề mặt ván
khn.
 Sai số cho phép về vị trí trục đường cáp là: ±5mm (±1/4 inch) theo phương đứng (phương profile),
trong một số trường hợp đặc biệt cho phép ±12,7mm (±1/2 inch) và ±100mm theo phương ngang.
 Sử dụng con kê thép để tạo hình dạng quĩ đạo của cáp đối với cao độ trên 50mm, dung sai cao độ
±5mm, phương ngang ± 20mm.
 Có thể tạo profile bằng cách dùng dây thép buộc 1mm buộc treo bó cáp lên đai thép của lớp thép
trên tại những vị trí cao nhất profile bó cáp DƯL, tại những vị trí profile thấp nhất được buộc vào
lớp thép dưới của sàn.
(Lưu ý: phải có giá đỡ và liên kết chặt với bó cáp theo đúng cao độ thiết kế và đảm bảo không được
xê dịch khi đổ bê tông)
Bước 4: Lắp dựng cốt thép thường của sàn (lớp trên) và thép đai
 Sau khi các bó cáp đã được lắp đặt vào vị trí, tiến hành lắp đặt lớp thép gia cường đầu neo, đầu cột,
lắp đặt đúng theo thiết kế và tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995.
 Nếu vị trí cốt thép chủ hoặc thép đai cắt qua các bó cáp DƯL và đế neo thì được phép dịch cốt thép
thường khỏi vị trí đó, sao cho đảm bảo khoảng cách an tồn vừa đủ khơng làm thay đổi vị trí của
thép DƯL.
Bước 5: Lắp ống thông hơi
 Các ống thông hơi (ống bơm vữa) được lắp đặt và định vị vào lớp cốt thép trên, và được lắp đặt vào
các vị trí 2 đầu của bó cáp. Trường hợp bó cáp dài >15m thì phải bố trí thêm ống thơng hơi ở vị cao
nhất của bó cáp. Khoảng cách lớn nhất giữa 2 ống là 15m được quấn kín đầu khi lắp đặt
 Trong quá trình lắp đặt nghiêm cấm việc hàn hồ quang, hàn hơi hoặc các tác nhân gây tác
động nhiệt vào cáp DƯL.
(ống bơm vữa phải được bọc kín liên kết với ống gen tránh việc bê tơng chui vào ống gen làm tắc
ống gen)
Bước 6: Đổ bê tông dầm, sàn
 Bê tông dầm, sàn được đổ liên tục theo thiết kế. Thi công đổ bê tông dầm tuân thủ theo tiêu chuẩn
TCVN 4453 – 1995.
 Nếu phải bố trí mạch ngừng thi cơng, u cầu thiết kế chỉ định vị trí trên bản vẽ để khơng làm ảnh
hưởng đến quá trình kéo căng cáp DƯL, cũng như kết cấu sàn DƯL. Tốt nhất, khơng nên có mạch

ngừng trong dầm BT DƯL.
 Thao tác đầm bê tông tại khu vực đầu neo được thực hiện một cách cẩn thận để vừa đảm bảo độ chắc
chắn của bê tông, lại vừa đảm bảo không làm xê dịch các bộ phận neo và cáp DƯL.


 Do bê tơng DƯL có mác cao, nên việc bảo dưỡng sàn BT sau khi đổ rất quan trọng. Nhà thầu thi
công BTCT nên lựa chọn phương pháp bảo dưỡng thích hợp để dầm, sàn BT khơng bị nứt trong quá
trình ninh kết.
- Bước 7: Tháo cốp pha thành và khuôn neo
 Sau khi đổ bê tông 24 giờ thì tiến hành tháo cốp pha đầu dầm, sàn.
 Việc tháo cốp pha thành và khuôn neo cần tiến hành cẩn thận để không làm vỡ BT tại khu vực đầu
neo.
 Trong khi tháo cốp pha thành và khuôn neo cần kiểm tra lại cấu tạo đầu neo. Nếu phát hiện có hiện
tượng nứt vỡ BT, hoặc xê dịch các vị trí các bộ phận neo, cáp DƯL cần thơng báo ngày cho TVGS
để xử lý.
- Bước 8: Kéo căng cáp DƯL
 Việc kéo căng sẽ được tiến hành thực hiện bằng hệ thống bơm dầu và kích thuỷ lực chuyên dụng để
kéo căng cáp DƯL.
 Lực kéo căng của tao cáp được thiết kế quy định và xác định trên đồng hồ đo áp lực (áp kế) tại hồ
sơ kiểm định thiết bị căng kéo do các cơ quan đo lường nhà nước cấp cho từng loại thiết bị và chỉ
có giá trị thời gian nhất định.
 Cơng tác kéo căng được thực hiện sau khi bê tông đạt cường độ theo cường độ cho phép kéo căng
của hồ sơ thiết kế. Cường độ này được xác định bằng việc thử mẫu với bê tông thương phẩm thời
gian khoảng 3 đến 7 ngày sau khi đổ bê tông.
 Kéo căng được thực hiện từng sợi một tại mỗi đường cáp.
 Kéo khử trùng với áp lực kéo =10% (tùy theo biện pháp thi công được phê duyệt) lực thiết kế Pk xịt
sơn lấy mốc. Kéo 50% Pk cho đường cáp đó. Tiến hành kéo khử trùng và kéo 50% lực thiết kế Pk
một vòng hết tất cả các đường cáp.
 Kéo 100% lực thiết kế Pk, đo độ dãn dài của cáp DƯL.
 Trong trường hợp cáp có 2 đầu neo kéo quy trình thực hiện tương tự cho mỗi đầu neo kéo (đối với

đầu kéo thứ 2, bỏ qua giai đoạn kéo khử trùng và kéo 50% Pk).
 Đối với một bó cáp có nhiều đường cáp, kéo đường cáp ở giữa trước rồi kéo các đường hai bên.
 Ghi lại tên, lực kéo căng, và độ dãn dài của đường cáp vào bảng báo cáo.
Chú ý chung:
 Trong trường hợp không đạt tỷ lệ trị số dãn dài, có thể kéo bù với lực kéo bù là 5% lực kéo căng
thiết kế.
 Lưu ý: Cần phải xác đinh nguyên nhân không đạt giãn dài. Việc kéo bù rất nguy hiểm và nên là biện
pháp cuối cùng, do nếu nguyên nhân dãn dài không đạt là do bị kẹt cáp, cố tình kéo tăng lực có thể
bị đứt cáp. Trong các tình huống khơng đạt dãn dài cần xác định nguyên nhân trước sau khi xác định
được nguyên nhân yêu cầu đơn vị thiết kế đưa ra biện pháp sử lý.
 Sai số cho phép so sánh trị dãn dài thực tế đo được với thiết kế tính tốn là -10% ~ +7% trị dãn dài
tính tốn.
- Bước 9: Cắt đầu cáp thao tác kỹ thuật
 Sau khi có báo cáo về kết quả kéo căng, TVGS kiểm tra thấy số liệu chuẩn theo quy định sẽ cho tiến
hành cắt các đầu cáp thao tác kỹ thuật.
 Việc cắt các đầu cáp thao tác kỹ thuật cáp được tiến hành bằng máy cắt cáp cầm tay với đĩa cắt mài
mòn. - Đầu thừa để dài bằng 2 lần đường kính cáp kể từ đầu neo.
 Sau khi kết thúc việc cắt đầu cáp kỹ thuật, cần nhanh chóng tiến hành công việc bảo vệ đầu neo, đảm
bảo cáp DƯL khơng bị ăn mịn dưới tác động của mơi trường.
 Công việc bảo vệ đầu neo được tiến hành như sau:
o Vệ sinh lỗ neo.
5


o Có thể sử dụng bê tơng đá mi mác tương đương mác dầm, sàn (có thêm phụ gia nở) để bịt
hốc neo.
 Vữa xi măng được trét vào lỗ neo đảm bảo độ chắc đặc, tránh sự xâm thực của môi trường (dự kiến
thời gian từ khi bắt đầu cắt đầu cáp thừa đến khi kết thúc công tác bịt lỗ neo trong 03 ngày).
 Việc bơm vữa được tiến hành sau khi công tác bịt đầu neo đã được hồn tất ít nhất là 3 ngày, với
việc vữa chèn hốc neo đã đủ độ cứng, sàn đã được thu dọn đà giáo, cột chống,… mặt sàn phải được

thu dọn vệ sinh sạch sẽ không làm ảnh hưởng đến cơng tác bơm vữa. Thời gian bơm vữa thích hợp
nhất là sau khi kết quả kéo căng đã được nghiệm thu, nhưng không được để lâu quá 45 ngày, sau
khi kéo căng.
 Trước khi bơm vữa vào ống, vữa bơm được trộn bằng máy trộn vữa cưỡng bức, thời gian trộn tối
thiểu là 5 phút. Trong vòng 5 – 20 phút sau khi trộn, vữa phải được bơm ngay vào ống ghen bằng
máy bơm vữa chuyên dụng thông qua các lỗ thơng hơi hoặc tại vị trí đầu neo cơng tác. Sau khi bơm,
vữa bơm phải được chảy tràn qua lỗ thông hơi. Chỉ được ngừng bơm khi vữa bơm đã được chèn lấp
đầy các ống ghen. Vữa bơm cần lấy mẫu để kiểm tra cường độ vữa bơm tại thùng trộn theo tiêu
chuẩn lấy mẫu vữa bơm TCVN.
- Bước 10: Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo
 Công việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo chỉ được tiến hành sau khi cơng việc kéo căng cáp DƯL đã được
hồn thành với yêu cầu cáp không đứt, neo không tụt, (thể hiện trong báo cáo kết quả kéo căng cáp
DƯL). Khác với kết cấu BTCT thơng thường, sàn BT ULT có thể tháo dỡ sớm hơn do sự làm việc
của kết cấu đăc biệt này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ
 thuật. - Việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo được tiến hành một cách cẩn thận. Điều kiện bắt buộc khi tháo
dỡ copha là tất cả các cáp DƯL bên trên phải được kéo căng toàn bộ và đáp ứng các yêu cầu thiết
kế.
 Sau khi tháo xong tồn bộ copha, đà giáo, nhà thầu thi cơng copha phải tiến hành chống lại ít nhất 4
chồng giáo tại vị trí giữa dầm, sàn sau khi tồn bộ cốp pha đã được dỡ bỏ. Số lượng tầng chống bù
phụ thuộc vào tải trọng thiết kế của sàn đủ chịu tải trọng bê tông tươi bên trên nhưng phải có ít nhất
03 tầng liên tục tính từ tầng đang thi công trở xuống đảm bảo biện pháp chống lại giáo chống như
trên.
- Bước 11: An tồn và nghiệm thu
Cơng tác an tồn trong thi cơng DƯL
o Trong q trình thi cơng, việc kiểm tra an tồn phải được tiến hành thường xuyên.
o Thiết bị thi công DƯL, đặc biệt các thiết bị có sử dụng điện áp cao, thiết bị bơm cao áp, máy cắt
tần số cao, thiết bị treo… trước khi đưa vào sử dụng tại cơng trình cần phải được kiểm tra nghiêm
ngặt và được vận hành thử. Các thiết bị treo cần phải tải theo tiêu chuẩn an toàn của thiết bị
nâng.
o Cán bộ kỹ thuật và cơng nhân thi cơng DƯL phải có am hiểu về công nghệ và kinh nghiệm trong

lĩnh vực này. Công nhân vận hành thiết bị thi công DƯL phải tuân thủ theo quy trình và chỉ dẫn
của nhà chế tạo. Trong khi tiến hành kéo căng cáp tuyệt đối không được đứng phía sau kích kéo,
phía đối diện với đầu kéo căng, hoặc tại vị trí kẹp giữa thiết bị kéo căng và cơng trình. Cơng
nhân làm cơng tác cắt cốt thép kéo căng bằng máy cắt tần số cao, trộn vữa và thao tác bơm vữa
trên cơng trình phải đeo kính bảo hiểm.
o Ngồi các u cầu trên, cơng tác thi công DƯL phải tuân thủ các tiêu chuẩn an tồn khác có liên
quan.
Nghiệm thu kết cấu bê tơng DƯL
o Các tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu kết cấu bê tông DƯL bao gồm:
 Tài liệu thiết kế;
 Tài liệu về sửa đổi thiết kế và thay đổi cốt thép (nếu có);


 Các chứng chỉ hợp chuẩn chất lượng của vật liệu;
 Phiếu kết quả thí nghiệm và các vật liệu: Bê tông, vữa bơm, thép, neo…;
 Phiếu kiểm định thiết bị thi công DƯL;
 Các bản ghi kết quả kéo căng của tất cả các bó cáp;
 Báo cáo kết quả bơm vữa;
 Các biên bản nghiệm thu các phần bị che khuất, nghiệm thu gia đoạn;
 Tài liệu về xử lý các vấn đề kỹ thuật tại hiện trường;
 Bản vẽ hồn cơng: cao độ cáp; mặt bằng vị trí cáp
 Các tài liệu khác.
o Lưu ý kiểm tra công tác đánh dấu cáp trên sàn/trần bê tông
o Nghiệm thu kết cấu bê tơng DƯL ngồi việc xem xét các tài liệu liên quan phải thực hiện việc
kiểm tra ngoại quan kết cấu.
o Khi các tài liệu và kiểm tra ngoại quan chứng tỏ rằng kết quả thi công phù hợp với tiêu chuẩn
hiện hành thì kết cấu bê tông DƯL được nghiệm thu.
IV. Biện pháp xử lý các sự cố nếu có.
TT


Sự cố

Tụt neo
1

2

3

Nguyên nhân
+ Nêm, neo và cáp khơng đồng bộ
hoặc bị lỗi trong q trình chế tạo.
+ Do thiết bị kéo căng chưa đồng bộ
+ Cường độ bê tông sàn không đạt
thiết kế.

Vỡ BT
khi kéo
căng cáp

+ Do BT tại vùng kéo căng chưa đạt
cường độ yêu cầu khi kéo căng.
+ Do quá trình đổ BT chưa đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật

Đứt cáp

+ Do cáp bị lỗi trong quá trình sản
xuất.
+ Do quá trình tạo profile cho cáp

khơng đảm bảo
+ Do trong q trình lắp đặt bị mỏ
hàn chạm vào.
+ Do thiết bị kéo căng chưa đồng bộ

Biện pháp xử lý
Tuỳ theo sự cố cụ thể mà xử lý ngoài hiện
trường và được sự đồng ý của TVTK. Có
thể thực hiện xử lý bằng cách nhổ neo, thay
nêm neo khác rồi thực hiện kéo căng theo
trình tự kéo căng.
Tuỳ theo sự cố cụ thể mà xử lý ngồi hiện
trường và được sự đồng ý của TVTK. Có
thể thực hiện xử lý bằng cách nhả neo, xử lý
vùng BT không đảm bảo cường độ (bằng
cách đục tẩy BT, vệ sinh sạch, đổ BT có phụ
gia khơng co, phụ gia tăng cường độ,..). Khi
BT đổ bù đạt cường độ, thực hiện kéo căng
theo quy trình.
Tuỳ theo sự cố cụ thể xử lý ngoài hiện
trường và được sự đồng ý của TVTK.
Thực hiện thay thế cáp mới hoặc nối cáp
bằng khớp nối chuyên dụng sau đó thực
hiện kéo căng cáp theo quy trình.

Soạn thảo: Tổ cơng tác Vinhomes
Phê duyệt: Phó Tổng Giám đốc Khối Xây dựng Vinhomes

7



HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC
LẮP GHÉP CẤU KIỆN BTCT ĐÚC SẴN
Mã số:
Đơn vị phát hành:
Ngày phát hành:
Phạm vi áp dụng:

Các từ viết tắt
TCVN

VH_XD22
Công ty Cổ phần Vinhomes
10/08/2020
Khối xây dựng Vinhomes

Tiêu chuẩn Việt Nam

CĐT

Chủ đầu tư

I. Trình tự thi công nghiệm thu công tác lắp ghép cấu kiện BTCT đúc sẵn
1. Đặt hàng và
nghiệm thu cấu
kiện tại xưởng

2. Vận chuyển
cấu kiện đến
công trường


3. Nghiệm thu
cấu kiện tại
công trường

7. Đổ và nghiệm
thu công tác bê
tông topping

6. Tiến hành lắp
đặt và nghiệm
thu mối nối

4. Tiến hành
lắp ghép cấu
kiện

5. Nghiệm thu
lắp đặt cấu
kiện

II. Các quy định đối với công tác thi công kết cấu bê tông lắp ghép
1. Quy định chung:
1.1. Công tác lắp ghép cấu kiện bê tông phải do các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm thực hiện.
1.2. Trước khi thi công lắp ghép cấu kiện bê tông, đơn vị thi công phải lập "Biện pháp tổ chức thi
công", lập bản vẽ thiết kế lắp ghép và được Chủ đầu tư (CĐT) phê duyệt.
1.3. Trong "Biện pháp tổ chức thi công" lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn, cần có nội dung sau:









 Chọn phương tiện cẩu lắp, chú ý: tính tốn trọng lượng sơ bộ của các cấu kiện để bố trí mặt bằng
cẩu lắp phù hợp, tầm vươn xa của cẩu, phạm vi bán kính cẩu tương đương với các cấp tải trọng cẩu; 
 Phân chia mặt bằng thi công theo các phân khu, lập tiến độ chi tiết các bước thi công, thống kê số
lượng, chủng loại cấu kiện cho các phân khu để phối hợp giữa các công tác triển khai: thi công cột
chờ, sản xuất và cung cấp cấu kiện, lắp đặt cấu kiện cho hợp lý;
 Trình tự lắp ghép cấu kiện;
 Những biện pháp bảo đảm độ chính xác lắp ghép;
 Bảo đảm độ cứng của kết cấu và khơng biến dạng trong q trình lắp ghép cấu kiện hoặc tổ hợp cấu
kiện vào vị trí thiết kế, cũng như đảm bảo độ bền vững và ổn định của tồn bộ cơng trình;
 Có biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp cấu kiện và lắp các thiết bị công nghệ và thiết bị kỹ
thuật vệ sinh, thơng gió,...
 Bảo đảm sự đồng bộ của q trình lắp ghép.

1







1.4. Khi chọn các loại cần trục, máy, thiết bị lắp ghép cơng trình, cần tn theo biện pháp kỹ thuật thi
công và biện pháp tổ chức thi công đã lập và chú ý đến những vấn đề sau:
 Kích thước, khối lượng kết cấu;
 Hình dạng, kích thước cơng trình;

 Đặc điểm của khu vực lắp ghép.
1.5. Trong điều kiện cho phép nên có giải pháp cơ giới hóa đồng bộ dây chuyền công nghệ lắp ghép từ
khâu vận chuyển, xếp dỡ cho đến khâu lắp đặt cấu kiện vào vị trí thiết kế.
Nên sử dụng các thiết bị gá lắp và các phương tiện cơ giới nhỏ, các cơng cụ cầm tay có năng suất
cao nhằm giảm lao động thủ cơng trong lắp ghép và hồn thiện cơng trình.
1.6. Trước khi lắp ghép cơng trình, phải hồn thành các cơng tác chuẩn bị gồm một số hoặc tồn bộ các
vấn đề sau:
 Làm đường tạm phục vụ thi công. Đường đảm bảo không lún, lầy, trơn trượt và phải đảm bảo thi
công liên tục;



 Làm kho, lán, sân bãi cạnh cơng trình, trang bị các bệ gá xếp dỡ cấu kiện trong phạm vi hoạt động
của cầu trục;



 Cường độ bê tông của sản phẩm xuất xưởng phải phù hợp với quy định của thiết kế, trường hợp
thiết kế không quy định cần phải bằng hoặc lớn hơn 80% cường độ nén ở tuổi 28 ngày theo yêu cầu
thiết kế, được xác định bằng kết quả thí nghiệm nén mẫu của nhà sản xuất;

 Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị lắp ghép và bố trí đúng vị trí xác định trong dây chuyền
cơng nghệ của thiết kế tổ chức thi công;

 Lắp đặt, kiểm tra đà giáo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công;

 Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
1.7. Nên tiến hành lắp ghép cấu kiện lấy trực tiếp từ phương tiện vận chuyển. Khi khơng có điều kiện
thì có thể xếp cấu kiện tại các kho bãi trên cơng trường nhưng cần chú ý đến trình tự theo biện
pháp lắp ghép.

1.8. Để đảm bảo chất lượng công tác lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn, phải tiến hành kiểm tra trong
tất cả các công đoạn của quá trình lắp ghép theo quy định của TCVN 4055:1995 và các tiêu chuẩn,
quy định hiện hành về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
2. Vận chuyển, kê xếp, nghiệm thu cấu kiện tại công trường:
2.1. Các cấu kiện chuyển đến công trường phải phù hợp với thiết kế và các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)
hiện hành về loại sản phẩm này. Không chấp nhận các cấu kiện đúc sẵn khơng có chứng chỉ và
khơng có dấu kiểm tra chất lượng của KCS.
2.2. Trước khi lắp ghép, tất cả các cấu kiện phải được kiểm tra, nghiệm thu theo những u cầu kỹ
thuật sau:



 Hình dạng bên ngồi của cấu kiện không được biến dạng, sứt mẻ, nứt quá giới hạn cho phép, phải
đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 9114:2012; đảm bảo
độ chính xác vị trí các khe, các chỗ lõm, hốc, các lỗ chờ lắp ghép, vị trí các chi tiết đặt sẵn, cốt thép
chờ, chi tiết định vị, vị trí các lỗ cẩu, chất lượng thép móc cẩu (tiết diện, chủng loại thép làm móc,
sự biến dạng của móc cẩu khi xếp dỡ vận chuyển);
 Mặt ngồi của sản phẩm khơng được có vết nứt hoặc rỗ vượt quá giới hạn cho phép. Màu sắc và
trang trí phải phù hợp với thiết kế (nếu có u cầu).

2


2.3. Trên các dầm lắp ghép cần đánh dấu trọng tâm, trục định vị theo các phương.



 Đối với những cấu kiện có mặt trên và mặt dưới khó phân biệt với nhau hoặc có cốt thép chịu lực
khơng đối xứng mà khơng có móc cẩu để phân biệt thì phải ghi chữ "trên" hoặc đánh dấu mũi tên
lên trên ngay từ khi sản xuất để đặt đúng vị trí khi vận chuyển, kê xếp và lắp ghép.


 Đối với những cấu kiện khơng được phép lật cũng phải có những dấu hiệu chỉ dẫn rõ ràng và thích
 hợp.
 Phải ghi tên cấu kiện đầy đủ để thuận tiện cho công tác lắp đặt.
2.4. Đơn vị sản xuất cần cung cấp đầy đủ và đồng bộ theo đơn đặt hàng của CĐT các cấu kiện đúc sẵn,
kèm theo các chi tiết liên kết. Mác thép của chi tiết kèm theo phải phù hợp với mác thép của các
chi tiết liên kết đã đặt sẵn trong cấu kiện.
2.5. Các cấu kiện đúc sẵn khi chuyển từ nơi sản xuất đến nơi lắp ghép cần tránh để hư hỏng. Đơn vị sản
xuất có trách nhiệm cẩu, xếp các cấu kiện lên phương tiện vận chuyển khi xuất xưởng sản phẩm.
CĐT có trách nhiệm nghiệm thu, tiếp nhận, cẩu xếp cấu kiện và bảo quản trên công trường.
Lịch vận chuyển các cấu kiện đúc sẵn đến công trường (thời gian, thứ tự theo số lượng và chủng
loại) cần phù hợp với trình tự lắp ghép quy định trong thiết kế tổ chức thi công và theo đúng tiến
độ thi công.
2.6. Chiều dài của phương tiện vận chuyển phải phù hợp với chiều dài cấu kiện. Chiều dài phần thừa
không được vượt quá chiều dài cho phép trong quy định thiết kế về kê xếp vận chuyển cấu kiện.
2.7. Khi vận chuyển các cấu kiện đúc sẵn, cần tuân theo các yêu cầu sau:
 Bốc, xếp các cấu kiện đúc sẵn lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp trên công trường phải theo
đúng sơ đồ giằng néo móc cẩu đã chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công. Việc xếp đặt phải đảm bảo
 đúng trình tự và vị trí quy định trong thiết kế cũng như hướng dẫn của đơn vị sản xuất;
  Các cấu kiện được kê xếp và vận chuyển ở tư thế nằm ngang;



 Các cấu kiện cần được kê, tựa trên các tấm đệm, chèn, lót chun dùng bằng gỗ và phải đặt đúng vị
trí được quy định theo quy trình kê xếp sản phẩm của nhà sản xuất. Chiều cao gối kê phải cao hơn
móc cẩu và thép chờ của dầm, tấm sàn và chiều cao vai cột. Trong mọi trường hợp, không được đập
ngang móc cẩu hoặc thép chờ để kê xếp cấu kiện. Chiều dài gối kê phải thừa ra ngoài cạnh cấu kiện
ít nhất là 5cm. Khi xếp nhiều cấu kiện chồng lên nhau, phải xếp các tấm có cùng chiều dài và các
gối kê phải đặt cùng một điểm theo chiều thẳng đứng;


 Khi kê xếp các cấu kiện chồng lên nhau, nếu gối kê không đặt được cùng một điểm theo phương
thẳng đứng (có thể do vướng móc cẩu, thép chờ, vai đỡ…), thì phải đặt gối kê về phía tâm cấu kiện,
 tránh đặt ra phía ngồi dễ gây nứt cấu kiện.
 Khi xếp cấu kiện thành nhiều lớp trên công trường, cần chú ý những vấn đề sau đây:
 Bảo đảm kê xếp và nâng chuyển cấu kiện dễ dàng khi lắp ghép, không gây hư hỏng các cấu kiện
 bên cạnh;

 Chiều cao xếp chồng các lớp cấu kiện được xác định theo điều kiện kỹ thuật và điều kiện an toàn,
 và được chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công;

 Chiều rộng lối đi giữa các chồng không nhỏ hơn 0,7m. Khoảng các giữa các chồng kề nhau không
 nhỏ hơn 0,2m;
 Không xếp các cấu kiện lên lối đi của cần trục và trên đường thi công.

3


3. Lắp ghép cấu kiện:
3.1. Yêu cầu chung
3.1.1. Chỉ lắp ghép những cấu kiện bảo đảm chất lượng (có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất
và phiếu kiểm tra sau khi vận chuyển, kê xếp, bảo quản). Trong phiếu kiểm tra, phải ghi rõ
kích thước hình học, chất lượng cấu kiện, độ tin cậy của các móc neo. Tất cả số liệu kiểm tra
đều phải phù hợp với thiết kế.
3.1.2. Chỉ lắp ghép cấu kiện khi các kết cấu đỡ, gối tựa… đã được nghiệm thu.
3.1.3. Trong quá trình lắp ghép, phải thường xuyên kiểm tra độ chính xác lắp đặt cấu kiện và xác
định vị trí thực tế cấu kiện đã được lắp đặt bằng máy trắc đạc. Các kết quả kiểm tra (sau khi
liên kết cố định) phải ghi trong bản vẽ hồn cơng. Các cấu kiện có đầu chờ thép neo vào cột,
vách phải chú ý đến cấu tạo chi tiết của các cấu kiện đó để xác định cấu kiện nào lắp trước,
cấu kiện nào lắp sau (được xác định căn cứ vào chiều dày lớp bảo vệ cốt thép dầm, kích
thước, vị trí dầm theo bản vẽ thiết kế).

3.1.4. Trước khi kết thúc việc kiểm tra, căn chỉnh và cố định cấu kiện, không lắp lên đó các cấu
kiện khác nếu khơng được phép của thiết kế.
3.1.5. Trong quá trình lắp ghép, phải đảm bảo độ cứng và độ ổn định kết cấu dưới tác động của tải
trọng bản thân, tải trọng thi công lắp ghép và gió bão. Trên cơ sở đó, cần thực hiện đúng các
quy định về kê, đệm và liên kết các bộ phận cấu tạo.
3.1.6. Việc lắp ghép cấu kiện phải bắt đầu từ bộ phận cứng của công trình, các chi tiết liên kết, lõi
cứng, vách cứng…
Đối với các nhà và cơng trình có chiều dài và chiều cao lớn thì cần tiến hành lắp ghép theo
từng đơn nguyên ổn định không gian (theo khẩu độ, tầng, khe nhiệt…).
3.1.7. Việc lắp ghép các cấu kiện tầng trên (nhà nhiều tầng) cần tiến hành sau khi bê tông sàn đổ tại
chỗ, các mối nối liên kết của các kết cấu chịu lực tầng dưới đạt cường độ theo chỉ dẫn trong
thiết kế. Nếu thiết kế không quy định, cường độ bê tông sàn và mối nối đổ tại chỗ của bê
tông cốt thép thường phải bằng hoặc lớn hơn 70% cường độ thiết kế. Đối với trường hợp sàn
bê tơng cốt thép đúc sẵn lắp ghép thì cường độ bê tông tại chỗ mối nối phải bằng hoặc lớn
hơn 70% của cấp B15.
3.1.8. Trong trường hợp độ cứng và độ ổn định của kết cấu, dưới tác động của tải trọng lắp ghép
được đảm bảo bằng các mối hàn, các mối nối lắp ghép, thì có thể tiếp tục lắp các tầng trên
nhà khi chưa đổ bê tông mối nối, nhưng phải có những chỉ dẫn cần thiết về trình tự lắp ghép
các cấu kiện, hàn liên kết và đổ bê tông mối nối.
3.1.9. Đối với nhà nhiều tầng mà độ ổn định của kết cấu lắp ghép được đảm bảo nhờ các liên kết
với tường thì phải xây tường đồng thời với việc lắp khung, hoặc chậm hơn lắp khung không
quá một tầng nhà. Vữa trong các mạch tường xây khi lắp cấu kiện tầng trên phải đạt cường
độ thiết kế.
4


3.1.10. Có thể áp dụng các liên kết tạm thời khi liên kết cố định không đảm bảo độ ổn định của kết
cấu trong giai đoạn lắp ghép, hoặc không thể đặt các liên kết này trước khi kết thúc việc
kiểm tra cấu kiện lắp ghép.
3.1.11. Việc kết hợp lắp ghép cấu kiện và lắp đặt thiết bị phải tiến hành theo thiết kế thi cơng, trong

đó có phối hợp các sơ đồ lắp ghép các tầng và các vùng, biểu đồ nâng cấu kiện và thiết bị
công nghệ.
3.1.12. Trước khi nâng cấu kiện, cần:


Làm sạch cấu kiện và vị trí mà cấu kiện sẽ được lắp: khơng làm sạch bằng nước mặn, nước có
tạp chất, dầu nhớt, khơng áp dụng các phương pháp đốt nóng để làm sạch sơn, dầu trên các chi
tiết cấu kiện lên bên mặt cấu kiện đã được trang trí, hồn thiện. Nên làm sạch bằng lau chùi, cạo
rửa, chải;



Kiểm tra chủng loại cấu kiện theo thiết kế;



Kiểm tra vị trí và dung sai của các chi tiết đặt sẵn, trục lắp ghép;



Lắp dựng đà giáo sàn thao tác theo yêu cầu của thiết kế tổ chức thi công và chuẩn bị chỗ nhận
cấu kiện, kiểm tra tại nơi làm việc các chi tiết liên kết và vật liệu phụ cần thiết cho lắp ghép; 



Kiểm tra độ tin cậy và độ chính xác các dụng cụ, thiết bị gá lắp.

3.1.13. Khi móc cáp và nâng cấu kiện, cần chú ý các vấn đề sau:



Nếu dùng cáp thép phải đặt đệm để tránh dập hỏng bê tông, bảo vệ cáp khỏi bị hư hại;



Khi nâng phải dùng cơ cấu kẹp giữa để đảm bảo phân phối đều tải trọng lên cấu kiện và lên các
nhánh cáp;



Dây móc cáp phải theo đúng tiêu chuẩn và có cơ cấu chun dùng để tháo móc.

3.1.14. Vịng móc cáp phải đặt đúng vị trí ghi trong thiết kế, bảo đảm nâng, chuyển cấu kiện lên vị trí
lắp đặt ở tư thế gần giống như thiết kế. Nếu điều kiện lắp ghép khơng cho phép, việc thay đổi vị
trí móc cáp cần phải được sự thỏa thuận của cơ quan thiết kế.
3.1.15. Việc sử dụng các kết cấu đã lắp đặt để liên kết vào đó các thiết bị nâng khác chỉ được phép khi
có ghi trong thiết kế thi cơng hoặc thiết kế cơng trình của đơn vị thiết kế.
3.1.16. Cấu kiện cần được nâng từ từ không giật, không đảo, không quay, kết hợp với dây chằng dẫn
hướng cấu kiện. Để dẫn hướng cấu kiện có thể sử dụng dây thừng bện có đường kính 20mm,
dây ni lơng hoặc cáp lụa mềm đường kính 8mm. Khi nâng các cấu kiện nằm ngang, tấm phẳng,
cần có 2 dây dẫn hướng ở hai đầu đối diện.
3.1.17. Không kéo lê các cấu kiện trong khi cẩu chuyển.
3.1.18. Phải đặt cấu kiện đúng vị trí thiết kế (đường trục, cao độ, gối đỡ…). Các cấu kiện có chi tiết đặt
sẵn đặc biệt hoặc các cơ cấu định vị thì phải lắp đặt theo các cơ cấu đó.
3.1.19. Chỉ được tháo móc cẩu sau khi đã liên kết chắc chắn cấu kiện bằng các liên kết tạm thời hoặc
liên kết cố định. Các liên kết tạm thời phải đảm bảo độ ổn định và khơng thay đổi vị trí cấu kiện
cho đến khi thực hiện xong các liên kết cố định.
3.1.20. Trước khi liên kết cố định, cần kiểm tra vị trí cấu kiện theo thiết kế. Các kết quả kiểm tra này
cần được ghi vào sổ nhật ký lắp ghép.
5



3.1.21. Cần bảo quản cẩn thận cấu kiện trong quá trình lắp ghép, tránh bị hư hỏng. Những cấu kiện hư
hỏng quá mức cho phép, phải được thay thế hoặc sửa chữa theo sự thỏa thuận của cơ quan thiết
kế và tư vấn giám sát thi công.
3.2. Lắp dầm
3.2.1. Phải bảo đảm đúng vị trí thiết kế của dầm trong quá trình lắp ghép. Dấu ghi trên cấu kiện lắp
phải trùng với dấu ghi trên gối đỡ (vai cột).
3.2.2. Phải kiểm tra độ xoay của dầm chữ T và dầm chữ L khi chúng được lắp đặt không đồng tâm.
Việc chèn nêm giữa các cấu kiện sàn và phần thân thẳng đứng của các dầm có thể giúp làm
giảm xoay. Khi lắp ghép tạm thời một bên của dầm chữ T, cần phải đặt trụ chống tạm thời bên
dưới cạnh chịu tải cho đến khi hoàn thành tải trọng cân đối, hoặc phải yêu cầu người thiết kế
hướng dẫn những mối nối tạm thời. Cần duy trì tải trọng cân bằng sang hai bên của dầm chữ T
bằng cách đặt các tấm sàn thay đổi sang các cạnh đối diện để ngăn chặn dầm bị vặn hoặc xoay.
3.2.3. Để giữ ổn định những dầm, kèo mái có độ mảnh lớn trong q trình vận chuyển, cẩu lắp cần có
biện pháp thi cơng đặc biệt như: Chọn dây cáp chằng có kích thước thích hợp hoặc thêm móc
phụ giữa dầm để giữ cân bằng tránh dầm bị lệch tâm và lật nghiêng có thể gây nên nứt gãy
dầm. Tốt hơn là nên sử dụng hai cần trục có dây cáp chằng thẳng đứng tại mỗi đầu dầm. Khi
cần thiết phải sử dụng kết cấu phụ kẹp giữ (nẹp ngang), đòn gánh cẩu hoặc giàn tăng cứng để
chống vặn, xoay. Nếu sử dụng giàn tăng cứng để lắp những cấu kiện như trên cần thận trọng
khi tháo giàn ra, sao cho chúng khơng va vào các cấu kiện được lắp trước đó. Cần có dây cáp
chằng hoặc trụ chống tạm thời để cố định các dầm có độ mảnh ngang cho đến khi chúng được
liên kết chắc chắn vào kết cấu.
3.3. Lắp tấm sàn
3.3.1. Trước khi lắp tấm sàn lên dầm phải kiểm tra kết cấu gối đỡ để xác định xem liệu tất cả các kích
thước có phù hợp với thiết kế và kiểm tra mặt đỡ tấm sàn để đảm bảo độ phẳng nhẵn. Chỉ được
lắp tấm sàn khi các kết cấu chịu lực đã ổn định bằng các liên kết cố định như chèn vữa không
co mối nối hoặc hàn, lắp bu lông liên kết. Dầm phải được chống đỡ bên dưới theo quy định của
thiết kế thi công hoặc chỉ dẫn của thiết kế cơng trình.
3.3.2. Trình tự và hướng lắp tấm sàn cần được ghi rõ trong thiết kế thi công và phải bảo đảm độ ổn
định cơng trình, đồng thời bảo đảm khả năng liên kết các tấm với kết cấu chịu lực. Diện tích

tiếp xúc của tấm lên gối tựa phải bảo đảm theo đúng chỉ dẫn của thiết kế.
3.3.3. Các tấm lắp cạnh nhau có thể xảy ra trường hợp các mặt đáy sàn và mái khơng ăn khớp với
nhau do có sự chênh lệch về độ vồng và độ dày. Có thể điều chỉnh trên cơng trường bằng kích
cây chống bên dưới, gia tải hoặc bằng các phương pháp tương tự để giảm tác động của độ vồng
khác nhau và sự sai khác theo đường thẳng đứng của các cấu kiện lắp cạnh nhau trước khi liên
kết các cấu kiện đó hoặc đổ lớp bê tông bù mặt sàn.
4. Kiểm tra, nghiệm thu công tác lắp ghép
4.1. Việc kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn cần thực hiện các yêu cầu
sau:



 Các cấu kiện phải được nghiệm thu theo TCVN 9114 – 2012 trước khi tiến hành lắp dựng;
 Đánh giá chất lượng công tác lắp ghép;
 Kiểm tra mức độ hồn thành của cơng trình (hay hạng mục cơng trình) sau khi đã lắp ghép xong và
khả năng tiến hành thi công các công việc tiếp theo;
6


×