Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thúc đẩy thị trường nội tiêu & xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng & công nghệ sau thu hoạch " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.55 KB, 72 trang )

DỰ ÁN CARD 050/040 VIE
‘Thúc đẩy thị trường nội tiêu & xuất khẩu trái cây Việt Nam
thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng & công nghệ sau thu
hoạch”


Nghiên cứu về kinh tế và kinh tế xã hội ở nông trại xoài quy mô nhỏ và các
hợp tác xã ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam






Ông Robert Nissen
1
,Ông Nguyễn Duy Đức
2
, Cô San Trâm Anh
2
, Cô Trần Thị Kim
Oanh
2
, Ms. Trần Thị Ngọc Diệp
2
, Ông Vũ Công Khanh
2
, Ông Ngô Văn Bình
2
, Ông Lê
Minh Hùng


2
, Ông Trần Ngọc Linh
2
, Tiến sĩ. Nguyễn Minh Châu
3
, Ông Đoàn Hữu Tiến
3
,
Ông Tạ Minh Tuấn
3
, Tiến sĩ. Lê Thi Hồng
3
, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhat Hằng
3
, Tiến sĩ. Ian
Russel
4
, & Tiến sĩ. Marlo Rankin
4
.

1
Bộ Công Nghiệp Cơ Bản và Thủy Sản, Bang Queensland (DPI&F) , Maroochy Research
Station, PO Box 5083 SCMC, Queensland, Australia, 4560.
2
Phân Viện Cơ Điện NN và Công Nghệ Sau Thu Hoạch (SIAEP), 54 Trần Khánh Dư, Quận
1, thành phố Hồ Chi Minh City, Vietnam.
3
Viện nghiên cứu giống cây trồng miền Nam (SHRI) trước đây là viện cây ăn quả miền Nam
(SOFRI), Long Đinh-Châu Thành, P0 Box 203 Mỹ Tho Tiền Giang, Vietnam.

4
Trường đại học Queensland, Gatton College, School of Natural and Rural Systems
Management, Gatton Campus, Lawes Queensland, 4343, Australia.

© Bộ Công Nghiệp Cơ Bản & Thủy Sản bang Queensland, 2008. giữ bản quyền xuất bản.
Theo đạo luật bản quyền 1968 (Cth), cấm mọi hành vi sao chép (photo, sao chép điện tử
hay bất cứ hình thức nào), đưa lên mạng, truyền dẫn hay bất cứ hình thức xuất bản nào
trước khi được phép của Bộ Công Nghiệp Cơ Bản & Thủy Sản bang Queensland.
Mọi ý kiến xin gử
i về (Điện thoại: +61 7 3404 6999).
Hoặc người quản lý cục sở hữu trí tuệ Bộ Công Nghiệp Cơ Bản & Thủy Sản bang
Queensland. GPO Box 46 Brisbane Queensland 4001

Việc lưu trữ, tái xuất bản và phổ biến các tài liệu này cho mục đích giáo dục hoặc mục đích
thương mại khác là chủ quyền của tác giả, Việc tái bản hoặc các mục đích thương mại khác
không được phép nếu không có sự đồng ý củ
a tác giả.
Mục lục

TÓM LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ
ÁN 4
THÔNG TIN CƠ BẢN 6
THUẾ 22
MỐI QUAN TÂM VỀ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN CARD 29
PHẦN 2 (B):- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG XOÀI CÁT HÒA LỘC Ở
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊ KÔNG VIỆT NAM 34
VƯỜN CÂY QUY MÔ NÔNG TRẠI HAY HỘ GIA ĐÌNH 34
TỔNG SẢN LƯỢNG & SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ 34
QUY MÔ NÔNG HỘ 34
SẢN LƯỢNG NÔNG TRẠI 34

SỐ TRÁI & SỐ GIỎ TIÊU THỤ MỖI HECTA 34
THU NHẬP CỦA NÔNG TRẠI 35
CHI PHÍ TRỒNG CÂY TRONG TOÀN NÔNG TRẠI 37
TỔNG CHI PHÍ KHÁC CỦA NÔNG TRẠI 38
TỔNG LỢI NHUẬN CỦA NÔNG TRẠI 38
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NÔNG TRẠI 39
TỔNG CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NÔNG TRẠI 39
thỜI ĐIỂM BÁN XỔ CỦA NÔNG TRẠI 40
TIỀN LỢI THỰC CỦA NÔNG TRẠ
I 40
NHÀ THU MUA 40
SỐ LƯỢNG THU MUA BỞI NHÀ THU MUA 40
GIÁ MUA CỦA NGƯỜI THU MUA 41
GIÁ BÁN CỦA NGƯỜI THU MUA 41
CÁC CHI PHÍ KHÁC CỦA NHÀ THU MUA 42
TỔNG LỢI NHUẬN 43
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ THU MUA 43
CHÍ PHÍ VỐN 44
TỔNG CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ THU MUA 44
thỜI ĐIỂM BÁN XỔ CỦA NGƯỜI THU MUA 44
TIỀN LỜI THỰC CỦA NGƯỜI THU MUA 44
NHÀ BÁN SỈ : CHỢ ĐỊA PHƯƠNG 45
SỐ LƯỢNG KINH DOANH BỞI NHÀ BÁN SỈ 45
CHI PHÍ THU MUA SẢN PHẨM CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 45
GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 45
CHI PHÍ KHÁC CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 46
TỔNG LỢI NHUẬN CỦA NHÀ BÁN SỈ 47
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ BÁN SỈ 47
CHI PHÍ VỐN CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 48
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 48

THỜI Đ
IỂM BÁN XỔ CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 48
TIỀN LỜI THỰC CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 48
HỢP TÁC XÃ 49
SỐ LƯỢNG KINH DOANH BỞI HỢP TÁC XÃ 49
GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA HỢP TÁC XÃ 51
CHI PHÍ KHÁC CỦA HỢP TÁC XÃ 52
TỔNG LỢI NHUẬN CỦA HỢP TÁC XÃ 53
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH 53
CHI PHÍ VỐN CỦA HỢP TÁC XÃ 54
HỆ THỐNG BÁN LẺ (CỬA HÀNG TRÁI CÂY) 55
SẢN LƯỢNG Ở CỬA HÀNG BÁN LẺ 55
GÍA BÁN LẺ 55
GIÁ BÁN LẺ 55
CHI PHÍ BIẾN ĐỔI TRUNG BÌNH 56
LỢI NHUẬN BÁN LẺ 57
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CHO NGƯỜI BÁN LẺ 57
CHI PHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO NGƯỜI BÁN LẺ 58
TỔNG CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CHO NGƯỜI BÁN LẺ 58
ĐIỂM HÒA VỐN CHO NGƯỜI BÁN LẺ 58
LỢI NHUẬN RÒNG CHO NGƯỜI BÁN LẺ 59
PHẦN 2 (C):- SO SÁNH CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ TẠI CẤP NÔNG HỘ 60
CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG (NÔNG DÂN TRỒNG CHỈ CUNG
ỨNG CHO CHỢ ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA NGƯỜI THU MUA) 60
DOANH THU 60
THU NHẬP RÒNG 61
CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ CŨ NÔNG DÂN THƯỜNG ỨNG DỤNG ĐỂ CUNG
CẤP SẢN PHẨM LOẠI ĐẶC BIỆT VÀ HẠNG I CHO THỊ TRƯỜNG MỚI Ở THÀNH
PHỐ HCM 62
DOANH THU 63

LỢI NHUẬN 63
CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ CÓ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN GAP CHO THỊ TRƯỜNG
M
ỚI Ở TP HCM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM HẠNG I (NGÀY TẾT VÀ THỊ TRƯỜNG Ở TP
HCM) 64
DOANH THU 65
LỢI NHUẬN 65
NHỮNG QUẢN LÝ CẢI TIẾN MỚI THEO HƯỚNG GAP CHO HTX XOÀI CÁT HÒA
LỘC DỰA TRÊN NHỮNG TIÊU CHUẨN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG METRO 66
DOANH THU 67
LỢI NHUẬN 67
TỔNG KẾT 68
TÌNH TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN Ở ĐBSCL VIỆT NAM 68
SO SÁNH KINH TẾ CỦA CHUỖI CUNG Ứ
NG/GIÁ TRỊ 69
CÁC NGHỊ QUYẾT VÀ THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN ĐƯỢC BAN HÀNH BỞI CHÍNH
PHỦ VIỆT NAM ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN TRONG BÁO CÁO NÀY 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

TÓM LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ VÀ
THỰC HIỆN DỰ ÁN

CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI
Tốc độ tăng dân số trung bình ở Việt Nam vào đầu những năm 1990 là 3.5% nhưng
hiện nay nó giảm xuống còn 1.35%. Điều này có thể là do sự giảm tốc độ sinh sản, do việc
giáo dục tốt hơn đối với những người dân tộc thiểu số, những tộc người này trước đây có gia
đình rất đông và do sự tăng mức số
ng của người dân. Ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tốc
độ tăng dân số là 2%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình ở Việt Nam là 0.65%.
Thực hiện chính sách “ đổi mới” và giảm đói nghèo của chính phủ Việt Nam đã mang

lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo. Tỷ lệ đói nghèo bình quân ở Việt Nam
hiện nay là 19%. Tỷ lệ đói nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cử
u Long vẫn ở mức 13.3% , thêm
vào đó có đến 20% hộ chỉ sống trên giới hạn sự nghèo khổ. Tình trạng suy thoái kinh tế có thể
cho thấy sự thay đổi tỷ lệ đói nghèo, người dân từ các thành phố phải trở về lại quê nhà do sự
các công ty phá sản, do việc cắt giảm nhân công ở các công ty.
Theo báo cáo của diễn đàn hợp tác kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng
bằng Sông Cửu Long cung cấp 90% sả
n lượng gạo, 70% sản lượng trái cây và 60% sản phẩm
thủy sản nước ngọt cho xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, khi nhắc đến Đồng bằng Sông Cửu
Long, người ta nghĩ ngay đến những điểm thuận lợi nỗi bậc của nó là một vùng giàu thực
phẩm nhưng nghèo về kiến thức. Việc giáo dục và đào tạo của con người ở vùng này rất kém.
Ví dụ, số l
ượng học sinh trong vùng ở trường hướng nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhất. Do trình độ
dân trí thấp so với cả nước nên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn chưa đạt được tiềm năng
thực sự, những vùng sản xuất nông nghiệp chưa ổn định và tỷ lệ nghèo đói sẽ tăng lên nếu
điều này vẫn tiếp diễn. Những người nông dân có tri thức cao tỏ ra hiể
u được vấn đề này và
đã áp dụng những công nghệ mới để giải quyết chúng, trong khi những người nông dân có
trình độ thấp hơn vẫn tiếp tục sử dụng phương thức sản xuất truyền thống và cho rằng việc
giải quyết vấn đề này thuộc về trách nhiệm người khác.
Khoảng 40% diện tích đất của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng acid
sunfat (ASS). Acid sunfat từ các vùng
đất trống bị nhiễm ASS, thông qua kênh mương, đất
canh tác và mô đất chảy vào hệ thống nước ngọt và chảy ra biển, làm chết hoặc tăng nguy cơ
gây bệnh cho các sinh vật sống ở biển. Đất mặn ở các vùng giáp ranh với biển cũng cản trở sự
phát triển của nông nghiệp. việc phát triển mới và cải tạo các vườn cây ăn quả có sẵn yêu cầu
đất phải được chuyển
đổi hoặc cải tạo và phải có kế hoạch quản lý để loại bỏ sự chảy acid và
đào thải chất dinh dưỡng từ vùng đất canh tác vào môi trường.

Việc tạo dựng các nông trại và các vườn cây ăn quả đạt yêu cầu là cần thiết để đảm
bảo không bị thất thoát nước, phân bón, hóa chất và đất vào môi trường. Đây là vấn đề chính
của GAP. Vấn đề này thường bị bỏ sót ho
ặc bị lờ đi vì chi phí của việc tái thiết lập nông trại
và việc cắt giảm diện tích sản xuất để đảm bảo rằng môi trường được bảo vệ. Không có sự
khuyến khích hoặc khoản tiền trợ cấp nào từ chính phủ và những người nông dân buộc phải
bỏ tiền túi cho những chi phí này nên làm giảm khả năng thực hiện nó. Mặc dù việc áp dụng
nó sẽ mang lạ
i nhiều lợi ích lớn về xã hội, sinh thái và môi trường, làm giảm phạm vi ảnh
hưởng của các mầm bệnh, giúp môi trường sạch hơn, lượng chất gây ô nhiễm được giảm đi và
sức khỏe của con người sẽ tốt hơn.
Những người nông dân và những người khác khi sử dụng thuốc trừ sâu thường không
để ý đến các mối nguy, các hướng dẫn an toàn và các phương pháp bảo vệ thiết yếu. Đ
iều tra
cho thấy 11% các trường hợp nhiễm độc ở nước ta là do thuốc trừ sâu. Năm 1999, ở Việt
Nam có gần 840 ca nhiễm độc xẩy ra ở 53 tỉnh thành. Theo điều tra của cục bảo vệ thực vật,
so với những vùng sản xuất khác thì ở miền Nam Việt Nam 80% nông dân sử dụng thuốc trừ
sâu như một vật tư thiết yếu trong hoạt động sản xuất c
ủa họ. Việc sử dụng quá liều và không
đúng hóa chất sẽ gây ảnh hưởng bất lợi trong việc đạt được tiêu chuẩn GAP và việc đảm bảo
chất lượng cho xoài và bưởi cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án CARD các vấn đề về môi trường cũng được đưa ra
thảo luận trong các cuộc hội thảo với nông dân. Các vấn đề đó là:
• Tạp nhiễm nguồn nước tưới tiêu
• Việc thải bỏ của nước bẩn và sản phẩm tạp nhiễm từ kênh mương.
• Phương pháp áp dụng phun hóa chất nông nghiệp và cách phun.
• Loại, lượng phân bón và phươ
ng pháp sử dụng chúng để giảm ô nhiễm môi trường.
• Phương pháp kết hợp trồng trọt và chăn nuôi và hành động thực tiễn.
Thực hành sản xuất kém ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có thể gây ô nhiễm đất và nguồn

nước rất nghiêm trọng. Đó là do:
• Quản lý và cải tạo đất không hợp lý (đặc biệt là đất nhiễm acid sulphate (ASS))
• Quản lý nước và hệ thống tưới tiêu không đ
úng
• Sử dụng không đúng và không thay đổi hóa chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, chất kích
thích sinh trưởng v.v…)
• Dùng phân bón không đúng (cả phân hữu cơ và vô cơ)
Điều này có thể dẫn tới hậu quả:
• Tăng độ mặn của nước
• Giảm sản lượng mùa vụ và nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương
• Ô nhiễm lan rộng, các mối nguy về ch
ất độc và các bệnh truyền nhiễm tăng lên cho
dân cư ở địa phương.
• Phá hủy cân bằng hệ sinh thái của địa phương
• Giảm sự thuê mướn nhân công do giảm năng suất.
Việt Nam cần phải phát triển các tổ chức kinh doanh nông nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều nhóm
nông dân đang cố gắng thực hiện việc này nhưng họ gặp phải nhiều khó khăn. Một khó khăn
lớn nhất là việc vay tiền từ các ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh của họ do các
ngân hàng thực hiện việc ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước vay. Ở Việt Nam đa số
người dân sống ở nông thôn, do đó cần phải có chính sách phát triển kinh tế xã hội thuận lợi
cho vùng nông thôn.
Các việc làm cần thiết để phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ là:
1. Phát triển tiếp thị và thương mạ
i
• Đào tạo để họ hiểu chuỗi cung ứng: giúp họ nhận thức được tầm quan trọng
của tất cả những người tham gia và vai trò của họ trong chuỗi cung ứng (nội
địa và xuất khẩu)
• Đào tạo cách xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng: hiểu được tầm quan
trọng của việc phát triển chuỗi cung ứng, sau đó xây dựng chuỗi cung ứng
riêng của họ

để tạo ra cải tiến có giá trị cho toàn bộ thành viên của chuỗi.
• Phân tích và phát triển thị trường: hiểu được thị trường, từng khâu của thị
trường, điều chỉnh sản phẩm của họ để đáp ứng nhu cầu đặt ra của thị trường,
phát triển các sản phẩm mới.
2. Khía cạnh công nghệ bao gồm máy móc và thiết bị
• Thông tin/kiến thứ
c về công nghệ mới
• Bổ sung/áp dụng công nghệ mới
• Đánh giá các thiết bị công nghệ mới để tạo ra giá trị gia tăng.
• Hiệu quả của việc sử dụng thiết bị mới (giảm thời gian nhàn rỗi)
3. Phát triển kinh doanh
• Thành lập các hiệp hội: có bộ luật chỉ đạo, đưa ra các luật lệ cho các thành viên
v.v…
• Phát triển kinh doanh mẫu: thành l
ập công ty, kết cấu công ty: kế hoạch kinh
doanh, bao gồm kế hoạch thị trường và kế hoạch tài chính v.v
• Đào tạo và phát triển các kỹ năng thầu khoán.


PHÂN TÍCH KINH TẾ
Những người nông dân áp dụng chuỗi cung ứng truyền thống thu được lợi nhuận
khoảng 6,514 VNĐ (A$0.45) cho mỗi kg sản phẩm. Những nông dân áp dụng hệ thống sản
xuất mới GAP và phát triển thị trường mới sẽ thu được khoảng 15,423 VNĐ (A$1.07) cho
mỗi kg sản phẩm. Những người nông dân tham gia thực hiện GAP và thực hiện tốt, cộng với
phát triển thị trường mới sẽ
nhận được khoảng 21,793VNĐ (A$1.51) cho mỗi kg sản phẩm.
Họ nhận cao gấp 3 lần nếu họ vào hợp tác xã và thực hiện tốt hệ thống GAP bao gồm hệ
thống thực hành nông nghiệp tốt trước và sau thu hoạch và phát triển chuỗi cung ứng mới đến
thành phố Hồ Chí Minh. Vào hợp tác xã về căn bản sẽ giúp giảm chi phí của việc thực hiện hệ
thống GAP và phát triển các thị tr

ường mới ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống GAP và đảm bảo chất lượng mới này dựa trên cơ sở:
• Áp dụng phương pháp thu hoạch và xử lý mới, sử dụng giỏ lưới, giảm số lượng trái
trên cây, không ném hoặc làm rơi hoặc dùng tay thu hoạch quả, kéo cắt với túi lưới
được dùng để thu hoạch quả, cắt quả với cuống dài, cắt quả với cuống ngắn và
để lại
cuống quả để suberise cháy mủ bằng cách không cho mủ dính vào quả.
• Đảm bảo chất lượng, hàng năm đưa ra bảng tiêu chuẩn về độ trưởng thành, phân cở,
phân loại quả và các khuyết tật cho phép và đáp ứng những tiêu chuẩn này.
• Việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch như điều kiện vệ sinh, nhúng nước nóng để
phòng trừ bệnh, tiêu chuẩn phân loại và đóng gói.
• Đ
óng gói quả vào các thùng cách nhiệt để loại bỏ sự tổn thương, sự tạp nhiễm và hư
hỏng quả
• Để quả trong phòng lạnh và sử dụng phòng dấm chín.
• Thuê người phân loại và đóng gói đã được huấn luyện để đảm bảo chất lượng khi bao
gói ở nhà vườn.
So sánh nông trại trồng xoài và trồng lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy nông trại
trồng cây ăn trái cho lợ
i nhuận cao hơn đáng kể. Lợi nhuận này đạt được nhờ áp dụng hệ
thống GAP và áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trước và sau khi thu hoạch cùng với việc
chiếm lĩnh các thị trường nội địa có tiềm năng là các thành phố lớn ở Việt Nam.
Ví dụ: nông dân trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long trồng trung bình 2 vụ mỗi năm.
Trung bình thu hoạch khoảng 4.8 tấn/ha với thu nhập khoảng 3,652 VN
Đ/kg gạo (Berg 2002,
pp.100 và 102). Do đó, các nông dân trồng xoài Cát Hòa Lộc có thu nhập cao gấp 7 lần so với
các nông dân trồng lúa.
THÔNG TIN CƠ BẢN
Năm 2003, Việt Nam có khoảng 670.000 ha đất sản xuất rau quả, với sản lượng đạt
khoảng 5.7 triệu tấn. Gần 85% các hộ nông dân ở nông thôn trồng ít nhất 1 loại cây ăn quả và

85% rau quả sản xuất ra được tiêu thụ nội địa.
Chính phủ Việt Nam đưa ra mục tiêu đạt 1 tỉ USD cho rau qu
ả xuất khẩu năm 2010.
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã cho rằng có 11 loại trái cây có tiềm lực xuất khẩu. Trong danh
sách 11 loại trái cây, có 2 loại quả (xoài và bưởi) được thử nghiệm trong dự án CARD. Tuy
nhiên trong năm 2002 xuất khẩu của Việt Nam giảm khoảng 30%, điều này cho thấy sự cần
thiết phải cải tiến sự cạnh tranh trong hoạt động của chuỗi cung ứng ở Việt Nam (VCNI, báo
cáo USAID năm 2003).
Ngành kinh doanh rau quả của Việt Nam chịu ảnh hưởng của việc mở rộng và hội
nhập toàn cầu. Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung
Quốc về thị trường xuất khẩu (Ford et al., 2003). Rất khó khăn để cạnh tranh với Thái Lan,
giả thuyết đưa ra là nghề làm vườn cần phải phát triển đáng kể để có thể cạnh tranh toàn diện.
Ví dụ, theo bộ nông nghiệp và phát tri
ển nông thôn, năm 2008, diện tích trồng cam nội địa ở
tỉnh Hà Giang là dư thừa với 8.000 tấn không bán được. Giá cam nội địa bị sụt giảm mạnh và
sản lượng tăng, cam được nhập khẩu từ Trung Quốc vì hình dạng đẹp và giá thấp hơn. Sự dư
thừa cũng xẩy ra với quả dứa ở tỉnh Ninh Bình, quả na ở tỉnh Lạng Sơn và quả vải ở t
ỉnh Bắc
Giang ( Việt Nam news, 2009).
Việt Nam đang trải qua cạnh tranh khốc liệt vì Trung Quốc và Thái Lan đã ký hiệp
ước mậu dịch tự do với việc cắt giảm thuế quan đến mức 0 cho 188 loại rau quả và Trung
Quốc gia nhập WTO, thực hiện các yêu cầu kiểm dịch chặt chẽ gây ảnh hưởng rất mạnh đến
việc xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Ford và cộng sự (2003) phân tích tính cạnh tranh của ngành kinh doanh trái cây của
Vi
ệt Nam đã xác định các vấn đề như chất lượng kém, sản lượng không ổn định, không có
tiêu chuẩn chất lượng, công nghệ trước và sau thu hoạch kém, thiếu sự phối hợp trong khâu
tiếp thị và ít nắm bắt thông tin về chuỗi cung ứng, về giá cả và nhu cầu của khách hàng là các
nguyên nhân hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của ngành công nghiệp rau quả ở Việt Nam.
Chương trình cộng tác với chính phủ Úc về nông nghiệ

p và phát triển nông thôn được
thực hiện từ năm 2005 nói về sự hạn chế nghiêm trọng thông qua việc xác định giải pháp cho
nhà đầu tư của chính phủ và bộ phận công nghiệp. Nó chú trọng vào toàn bộ hệ thống của
chuỗi cung ứng và xác định khâu nào có thể mang lại lợi nhuận. Dự án sẽ lắp đầy khoảng
trống và giảm điểm yếu trong công nghệ sau thu hoạch, tăng chất lượng s
ản phẩm và tạo sự
ổn định, tổ chức thành từng nhóm và xây dựng kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng.
Trong phạm vi dự án CARD này, xoài và bưởi là 2 loại quả được lựa chọn để nghiên
cứu. Xoài được lựa chọn vì nó là loại trái cây quan trọng với sản lượng cao 33.000 ha ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long và 9200 ha ở Khánh Hòa, một tỉnh miền trung Việt Nam. Bưởi có
diện tích khoảng 9.000 ha ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nh
ững người nông dân trồng
xoài và bưởi ở những vùng này tập hợp thành các nhóm và hoạt động kinh doanh để cải thiện
thu nhập của họ. Dự án CARD đã hỗ trợ để cải thiện công nghệ sau thu hoạch, cung cấp kiến
thức về chuỗi cung ứng và cải thiện công nghệ.
Các mục tiêu của dự án CARD 050/04 VIE “ cải tiến thị trường xuất khẩu và nội địa cho
rau quả Việt Nam thông qua cải ti
ến công nghệ sau thu hoạch và quản lý chuỗi cung ứng” là :
• Cải tiến công nghệ sau thu hoạch để sản xuất ra xoài chất lượng cao (quản lý dịch hại
tổng hợp, quản lý mùa vụ tổng hợp, kiểm soát ruồi đục quả, chỉ dẫn thu hoạch, giảm
dư lượng thuốc trừ sâu, cải thiện môi trường và sức khỏe con người v.v…
• Cải thiện công nghệ sau thu hoạch xoài và bưở
i ( ví dụ quản lý chuỗi cung ứng lạnh,
đóng gói, nhúng sau thu hoạch, làm chín bằng etylen, phủ sáp, rửa và tác nhân làm
ướt, đảm bảo chất lượng)
• Cải thiện tiêu chuẩn chất lượng và chương trình đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi.
Phương pháp và việc phát triển công nghệ cho 2 loại quả này thông qua dự án này sẽ
được mở rộng áp dụng cho những loại rau quả khác.
• Vạch ra chuỗi cung ứng hiện tại cho thị
trường nội địa và xuất khẩu (cộng hòa nhân

dân trung hoa và Châu Âu), với sự chú trọng đặc biệt trong xác định khách hàng, các
sở thích, nhu cầu của khách hàng và mục tiêu là mang lại lợi nhuận cho nông dân.
• Giúp đỡ khi thành lập và quản lý quy mô nhỏ của nhóm thị trường.
• Hiểu rõ và có thể cải thiện chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp rau quả của Việt
Nam

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Như một phần của dự án CARD, trong Milestone 9, d
ự án phải báo cáo sự cải thiện hoạt
động của chuỗi cung ứng cho xoài và bưởi. Đó là:
• Dẫn chứng bằng tài liệu về cải thiện chất lượng, số lượng và giá trị đạt được bởi các
nhóm, bao gồm các dẫn chứng về giảm tổn thất sau thu hoạch.
• Phân tích lợi ích kinh tế xã hội và kết quả của dự án, bao gồm dòng thu nhập, sử dụng
phươ
ng pháp đóng gói thích hợp và thuê mướn người dân tại vùng trồng.

NHÓM NGHIÊN CỨU
Các thành viên Úc và cơ quan tổ chức là:
• Queensland Department of Primary Industries and Fisheries (DPI&F)
o Mr. Robert Nissen
• Trường đại học Queensland ( UQ)
o Tiến sĩ Marlo Rankin
o Tiến sĩ Lean Russell (Tiến sĩ Russell đại diện cho tiến sĩ Rankin vì tiến sĩ
Rankin không tham dự được)
Các thành viên Việt Nam và cơ quan tổ chức là:
• Phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (SIAEP)
o Ông Nguyễn Duy Đức
o Ông Vũ Công Khanh
o Cô San Trâm Anh
o Bà Trần Thị Kim Oanh

o Ông Nguyễn Thế Bình
o
Bà Trần Thị Ngọc Diệp
• Viện cây ăn quả Miền Nam
o Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu
o Ông Đoàn Hữu Tiến
o Ông Tạ Minh Tuấn

PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Vài phương pháp được sử dụng để thu thập số liệu về hoạt động của chuỗi cung ứng
xoài và bưởi ở Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam. Số liệu liên quan và thông tin được
thu thập từ internet, từ các báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD), từ
bộ phận thống kê của chính phủ Việt Nam (GSO), và văn phòng các tỉnh thuộc vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long. Thêm vào đó là các thông tin thu được từ internet, các báo cáo đã công
bố và cơ sở dữ liệu của tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO) và ngân hàng thế giới, tổ
chức kế hoạch hóa gia đình của liên hợp quốc (UNFPA, Population Reference Bureau and
U.S. Department of State).
Điều tra hoạ
t động chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
của Việt Nam được thực hiện để chứng minh hiệu quả của chuỗi cung ứng. Điều tra theo biểu
mẫu và quá trình phân tích được thực hiện và kiểm tra bởi cộng tác viên người Việt. Đây là
một phần trong việc hướng dẫn đào tạo do các cộng tác viên người Úc của dự án CARD
050/04VIE thực hiện. Mỗi chuỗi cung
ứng được cắt thành các khâu như gồm các nhóm, khách
hàng, nhà bán sỉ, nhà thu gom, nông dân. Việc điều tra toàn bộ được thực hiện thông qua
phỏng vấn và điều tra với các khách hàng, nhà bán sỉ, nhà thu gom, và những người nông dân
thuộc hoạt động của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ỏ huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, huyện
Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh ở
Việt Nam vào tháng 7 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006.
Mẫu đượ

c phân tầng ngẫu nhiên và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng
để thu thập số liệu điều tra xoài và bưởi. Với chuỗi cung ứng xoài, phỏng vấn được thực hiện
với 100 khách hàng, 560 nhà bán lẻ bao gồm 30 siêu thị, 46 cửa hàng cao cấp, 397 chợ bán lẻ
và 37 người bán hàng rong và các sạp ven đường. nhà bán lẻ đưa chia thành 4 nhóm dựa trên
sự phân loại theo danh sách. Những loại này là:
• Các siêu thị rộng hơn 250m
2
và bán cả các thực phẩm và rau quả.
• Các sạp trái cây cao cấp chỉ bán các loại rau quả chất lượng cao.
• Chợ bán lẻ trái cây và rau quả (chợ truyền thống như chợ trời).
• Xe đẩy, các sạp dọc đường và các người bán dạo ven đường.
Tiến hành điều tra việc bán xoài ở cả thời điểm chính vụ hoặc trái vụ. Phỏng vấn 98
người bán lẻ trong suốt mùa vụ
chính và 100 người bán lẻ khi trái vụ. Phỏng vấn 8 nhà bán sỉ
từ thành phố đến huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang và 10 nhà thu gom ở huyện Vĩnh Kim và
huyện Cái Bè. Thực hiện phỏng vấn 299 nhà bán sỉ, bao gồm các chợ đầu mối ở thành phố Hồ
chí Minh, các chợ nổi Tôn Thất Thuyết (hiện nay không còn hoạt động), Chợ Lớn, Chợ Thủ
Đức cũng như các chợ đầu mối của tỉnh Bình Thuận, Bình Dươ
ng, Bến Tre, Tiền Giang và
Đồng Tháp. Thực hiện điều tra các nhà bán sỉ vào năm 2006 và điều tra chợ rau quả trung tâm
ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2006.
Với chuỗi cung ứng bưởi, phỏng vấn tổng số 64 nông dân ở huyện Cẩm Sơn, với 34
người nông dân trồng mới và 30 người nông dân trồng lâu năm. Ở huyện Hòa Hưng, điều tra
24 nông dân trồng lâu năm. Tất cả nông dân được phỏng vấn sản xuất quả cho th
ị trường vào
tháng 1 đến tháng 4. Ngoài ra còn phỏng vấn thêm 100 nông dân khi họ đang tham dự khóa
huấn luyện về xoài ở trung tâm phát triển nông nghiệp. Thông tin còn được thu thập thêm
thông qua phỏng vấn 3 người trồng bưởi của hợp tác xã vào tháng 11 năm 2005 và tháng 4
năm 2006.
Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng và kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để thu thập số

liệu điều tra của bưởi. Phỏng vấn đượ
c thực hiện với:
• 20 hộ nông dân trồng bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long.
• 9 nhà kinh doanh bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long.
• 4 nhà bán sỉ bưởi Năm Roi ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
• 1 công ty chế biến và xuất khẩu bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long.
Hơn nữa, việc phỏng vấn và điều tra còn được thực hiệ
n trong các đợt đào tạo của dự án
CARD tại hợp tác xã bưởi Năm Roi Mỹ Hòa và hợp tác xã xoài Cát Hòa Lộc.
Các kết quả và báo cáo về các cuộc điều tra được trình bày ở:
• Báo cáo về điều tra chuỗi cung ứng xoài ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt
Nam.
• Điều tra chuỗi cung ứng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam.
• Và báo cáo dưới đây.
Để chứng minh lợ
i ích của việc phát triển chuỗi cung ứng mới, các thí nghiệm được thực hiện
cho cả xoài và bưởi. Các kết quả của thí nghiệm này được công bố trong 2 báo cáo:
• So sánh chất lượng của 3 chuỗi cung ứng xoài Cát Hòa Lộc ở vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long, miền nam Việt Nam.
• Duy trì chất lượng quả và tăng thời hạn bảo quản của chuỗi cung ứng bưởi Năm Roi ở
vùng Đồng bằ
ng Sông Cửu Long, miền nam Việt Nam.
Báo cáo này được chia thành 2 phần. Phần 1 đề cập đến các kết quả về tình hình kinh tế xã
hội Việt Nam và phần 2 đề cập đến các kết quả phân tích kinh tế của các chuỗi cung ứng xoài
Cát Hòa Lộc.

PHẦN 1: CÁC KẾT QUẢ VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

NHÂN KHẨU HỌC


NHÂN KHẨU HỌC CỦA VIỆT NAM
Theo kết quả cuộc điều tra dân số vào năm 2007 cho thấy tổng dân số Việt Nam
khoảng 85,15 triệu người. Ước tính đến năm 2008 tổng dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 86,2
triệu. Tốc độ tăng trưởng dân số của Việt Nam là 1,35% trên năm. Tỷ lệ này giảm so với
3,5% vào những năm 1980-1990 và duy trì ở tốc độ tăng trưởng này được duy trì từ năm
2000. Khoảng 25,6% dân số
ở độ tuổi 0-14, 68,6% ở độ tuổi 15-64 và 5,8% ở độ tuổi ngoài
65. Độ tuổi trung bình là 26,9, ở nam là 25,8 và ở nữ là 28 (PBF 2009, p.; GSO 2008, pp. 21-
22; CIA World Factbook 2008, p.1). Trong số 54 nhóm dân tộc ở Việt Nam thì người Kinh
chiếm đa số. Bảng 2 ở dưới là tỷ lệ phần trăm các nhóm dân tộc ở Việt Nam.

Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm các nhóm dân tộc ở Việt Nam năm 2003

Nhóm dân tộc Phần trăm

Người Kinh (Vietnamese descendents) 85.73%
Tày 1.97%
Thái 1.70%
Mường 1.52%
Khơ me 1.37%
Người Hoa 1.13%
Nùng 1.13%
Hmông 1.11%

(Source: U.S. Department of State 2009, p.1).
Có sự tăng đáng kể về tuổi thọ trung bình, tăng số người già và có sự giảm khả năng
sinh sản ở Việt Nam (xem hình 1 và 2, biểu đồ dân số năm 1999 và 2007). Các số liệu này
cho thấy dân số Việt Nam sẽ trở nên già hơn và tỷ lệ sinh sản đang giảm.



Hình 1. Biểu đồ dân số Việt Nam ngày
1 tháng 4 năm 1999
Hình 2. Biểu đồ dân số Việt Nam ngày 1
tháng 4 năm 2007

NHÂN KHẨU HỌC Ở CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH CỦA VIỆT NAM
Có 2 thành phố chính ở Việt Nam là thủ đô Hà Nội ở miền bắc và thành phố Hồ Chí
Minh ở miền nam Việt Nam. Hà Nội có khoảng 6,232 triệu dân sau khi đã được mở rộng gồm
cả tỉnh Hà Tây và một phần của tỉnh Hòa Bình. Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 6,629
triệu dân và Hải Phòng khoảng 1,711 triệu dân. Bốn thành phố lớn ở vùng Đồng bằng Sông
Cử
u Long là Cần Thơ, có dân số khoảng 1,154 triệu người (GSO 2008, pp 22-24; GSO (b)
2007; U.S Department of State 2009,p.1). Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất Việt Nam
với tổng diện tích khoảng 2095 km
2
. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra
với tốc độ đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 11%/
năm trong thập niên qua và tốc độ tăng dân số hàng năm là 3,5% (GSO (a) 2007).
Thực hiện chính sách “đổi mới” từ năm 1984 giúp giảm số hộ nghèo ở Việt Nam và
giúp Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị tr
ường (Nguyen, N.H., 2007).

NHÂN KHẨU HỌC Ở HAI VÙNG CHÍNH CỦA VIỆT NAM
Dân số Việt Nam tập trung ở 2 vùng chính là đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
Sông Cửu Long. Khoảng 42,3% dân số Việt Nam sống ở các vùng đồng bằng này, với 21,6%
dân số sống ở đồng bằng sông Hồng và 20,7%, tương ứng với 17.3% triệu dân sống ở Đồng
bằng Sông Cửu Long. Mật độ dân số trung bình của Việt Nam khoảng 240 người/km
2
và mật
độ dân số ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 435 người/ km

2
. Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 17% tổng dân số của Việt Nam (GSO, 2008, pp.24-25;
Nguyen, N.H., 2007).
Năm 2006, số nhân khẩu trung bình trong mỗi hộ gia đình là 4,2. Số người trong các
gia đình ở nông thôn cao hơn so với các gia đình ở thành thị. Các hộ nghèo có số người trung
bình là 4,6 người, cao hơn 1,2 lần so với các hộ giàu. (GSO,2006, p.23). Xấp xỉ 13 triệu người
sống dưới mức nghèo so với mức nghèo mà chính phủ Việt Nam đưa ra. (200 ngàn đồng cho
vùng nông thôn và 2.600 ngàn
đồng cho vùng thành thị) với xấp xỉ 28 triệu dân chỉ sống trên
mức nghèo (GSO, 2006, p.23; Oxfam, 2008, p.11).
Tốc độ tăng dân số ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ổn định ở mức 1,8-2% trong
suốt những năm 1990, nhưng tốc độ tăng dân số hiện nay đã tăng lên trên 2%. Khoảng 85%
dân số ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo nghề nông và họ sản xuất ra 90% sản lượng
gạo cho xuất khẩu và đóng góp 60% t
ổng doanh thu về sản phẩm thủy sản cho Việt Nam
(Nguyen, N. H., 2007).
Năm 2004, trong tổng số 100 người ở vùng thành thị thì có 61% nam và 39% nữ, và
61.4% nam và 36.6% nữ vào năm 2006. So với ở vùng nông thôn năm 2004 tỷ lệ này là
78.8% nam và 21.2% nữ, năm 2006, 79.5% nam và 20.6% nữ. Tỷ lệ này ở vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long năm 2004 là 73.6% nam và 26.5% nữ, và 74.1% nam và 25.9 % nữ trong
năm 2006 (GSO, 2006, p.54). Trong khi việc bình đẳng giới đã được đặt ra trong hiến pháp và
chính sách của chính phủ Việt Nam, chống lại sự phân bi
ệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại
ở Việt Nam và nhiều phụ nữ chống đối luật pháp và trở ngại xã hội. Nghị định 163 của chính
phủ (1998) thể chế hóa địa vị của VWU, với hơn 50% phụ nữ là hội viên (Bourke Martignoni,
2001, pp. 10-11) nhưng nhiều phụ nữ vẫn phải chống lại với việc phân biệt đối xử với phụ nữ

đặc biệt ở những vùng nông thôn.


NHÂN KHẨU HỌC VÀ PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN.
Trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, phụ nữ tham gia sản xuất ở các đơn vị gia đình
cùng với tất cả các thành viên trong gia đình, tham gia vào quản lý sau thu hoạch. Phụ nữ
tham gia vào các hoạt động trên đồng ruộng như việc thu hoạch. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm
phần lớn dân số ở nông thôn (khoảng 52%) và là lực l
ượng lao động chính ở nông thôn (52-
54%). Do đó phụ nữ chi phối lớn cho sự tăng trưởng kinh tế ở nông thôn. Nhận thức được vai
trò của người phụ nữ, các chính sách kinh tế xã hội ở nông thôn của chính phủ đã đề cao vai
trò của người phụ nữ với tài năng và tiềm năng của họ.
Ngày nay, phụ nữ góp phần chi phối đáng kể trong việc phát triển kinh tế nông thôn
thông qua chính sách tăng việc làm, tạo niềm tin, giáo dục và khoa học và công nghệ sản xuất
tiên tiến. Thêm vào đó, mức lương của phụ nữ cũng được tăng lên ngang với nam giới, nhưng
họ cần phải làm nhiều hơn trong lĩnh vực này. Ngày càng nhiều phụ nữ chiếm giữ các vị trí
quan trọng trong hàng ngũ chính phủ Việt Nam và xu h
ướng này vẫn tiếp tục.

NHÂN KHẨU HỌC CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÀO TẠO, NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO,
CÁC THÀNH VIÊN CỦA DỰ ÁN VÀ THÔNG TIN VỀ VAI TRÒ PHỤ NỮ Ở CÁC
NÔNG TRẠI CỦA VIỆT NAM
Dự án CARD nhận thấy được sự cần thiết của việc hợp tác, khuyến khích và hỗ trợ
phụ nữ tham gia vào chuỗi cung ứng trong việc thiết lập và thực hiện của dự
án. Ở cấp độ
nông dân, dự án gặp khó khăn trong việc khuyến khích phụ nữ tham gia như thành viên đại
diện và khó hơn để họ tham gia vào cấp quản lý.
Đây vẫn còn là khó khăn trong việc phát triển hợp tác xã nói chung, người trụ cột gia
đình sẽ tham gia như các thành viên của hợp tác xã và thành viên nữ trong gia đình sẽ chỉ
được tham dự hội thảo nếu người đàn ông trụ cột không tham dự được. Tuy nhiên, có thể
nhậ
n ra rằng phụ nữ đóng nhiều vai trò khác nhau ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng xoài
và bưởi. Việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào dự án này được thực hiện bởi nhà quản lý

của SIAEP và SOFRI.

THÀNH VIÊN CỦA DỰ ÁN CARD
Thành viên của dự án CARD Úc bao gồm 3 nam và 1 nữ, trong khi thành viên của
SOFRI ban đầu được thành lập với 5 nam và 4 nữ, thành viên của SIAEP bao gồm 6 nam và 4
nữ. Phía SOFRI được lãnh đạo bởi nhà khoa học nữ có kinh nghiệm và cởi mở là tiế
n sĩ
Hồng, một người rất tận tụy với việc phát triển chuyên môn cho nhân viên nữ. Số lượng các
nhà khoa học nữ trẻ của cả hai viện đã được khuyến khích tham gia đảm nhiệm một phần của
dự án. Họ cũng được khuyến khích để hiểu rõ, học hỏi và hỗ trợ các thành viên nữ tham gia ở
các khâu của chuỗi cung ứng. Họ có khả năng hiểu được tính ph
ức tạp của dự án và nhạy cảm
trong việc nhận định để xây dựng thành công chuỗi cung ứng. Họ cần phải hiểu sâu và điều
hòa mối quan hệ nội bộ. Có hơn 12 khóa đào tạo cho nông dân về xoài và bưởi được thực
hiện bởi những thành viên nữ của dự án CARD.
Về phía Úc mặc dù chỉ có 1 thành viên nữ, nhưng cô ta rất giàu kinh nghiệm trong quá
trình làm việc với nông dân ở các tỉnh và viện nghiên c
ứu ở Việt Nam. Điều này giúp cô hiểu
và đưa ra các kết quả có giá trị của dự án. Hiểu sâu về văn hóa và thông minh để làm việc
trong sự khuyến khích các thành viên nữ của dự án chống lại sự phân biệt đối xử để đạt được
sự ổn định và kết quả của dự án cho phụ nữ ở chuỗi cung ứng ở Việt Nam.

NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠ
O CỦA DỰ ÁN CARD
Kinh nghiệm quá khứ cho thấy rằng là nông dân, hầu hết phụ nữ tham gia tập huấn khi
buổi tập huấn không trang trọng và không tốn quá nhiều thời gian. Họp nhóm nhỏ được tổ
chức ở nhà của thành viên. Khi thành viên nữ của gia đình được khuyến khích tham gia để
thành công của kỹ thuật bằng việc đưa ra quan điểm và đạt được lợi ích có giá trị thể hiện vai
trò của họ
thực hiện nhiều nhiệm vụ cả ở nhà và một phần hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Nhân viên dự án CARD đến nhiều nông trại để thu thập thông tin cũng như phổ biến thông tin
huấn luyện cho nông dân ở địa phương. Trong suốt quá trình đến chủ hộ thường tiếp nhưng
thỉnh thoảng người phụ nữ của gia đình cũng tham gia thảo luận và cung cấp thông tin.
Dự án này nh
ận thấy rằng:
• Giữ tiền thường là phụ nữ ở mức độ gia đình và có nhiều sự dao động bất thường của
đầu vào, giá thị trường và tác động lên toàn bộ lợi ích của trang trại.
• Trong nhiều trường hợp, phụ nữ trong gia đình có trình độ học vấn cao hơn và họ
tham gia quyết định ngang bằng với chồng của họ.
• Phụ nữ thể hiện nhiều vai trò trong gia đình như nấu nướng, chăm sóc các thành viên
trong gia đình, làm các việc lặt vặt trong gia đình cũng như các việc nặng nhọc ngoài
đồng ruộng như hoạt động thu hoạch, sau thu hoạch và bán trái cây.
Thông tin này thu được từ những phụ nữ đặc biệt quan trọng khi thử phân tích chuỗi cung
ứng hiện tại về khía cạnh nguồn nhân lực.
Dự án này cho thấy phụ nữ
có vai trò rất lớn trong việc sau thu hoạch và tiếp thị, bán xoài và
bưởi với 6/7 phụ nữ tham gia. Nhiều người chồng, khi được phỏng vấn bởi thành viên dự án
CARD về các vấn đề của chuỗi cung ứng, họ phải hỏi ý kiến vợ để có được câu trả lời cho
người phỏng vấn. Phụ nữ chiếm 85 % nhà thu gom, nhà bán sỉ, nhà kinh doanh và nhà bán lẻ
ở các địa phương và thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin thị trường có giá trị
và những hiểu
biết sâu sắc đạt được thông qua những nhà thu gom, nhà bán sỉ, bán lẻ và sự hợp tác để phân
tích chuỗi cung ứng hiện tại.

TỔ CHỨC HỘI THẢO DỰ ÁN CARD
Có 10 cuộc hội thảo chính được thực hiện bởi dự án CARD này. Mỗi hội thảo được
chia thành những cuộc hội thảo nhỏ hơn để các thành viên có thể hiểu các vấn đề và phương
pháp học tậ
p lẫn nhau. Các cuộc hội thảo được tổ chức khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long, ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Mỹ Tho, Cái Bè, và tỉnh Khánh Hòa

với khoảng 25% phụ nữ tham dự. Nội dung các cuộc hội thảo này là:
• Giới thiệu giá trị các chuỗi cung ứng.
• Các nguyên tắc của chuỗi cung ứng, phát triển các chuỗi cung ứng, phân tích chuỗi
cung ứng, phát triển kế hoạch chiến lượ
c và kế hoạch hoạt động.
• Phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp cải tiến mới.
• Sinh lý và công nghệ sau thu hoạch xoài, thu hoạch xoài và xử lý trên đồng ruộng,
phân tích kinh tế xã hội và phát triển.
• Quản lý chuỗi cung ứng của sản phẩm tươi đạt chất lượng và an toàn thực phẩm
• Sự tiếp thị và chú trọng vào đào tạo các nhóm.
• Trình bày các hội thảo huấn luyện cho ng
ười trồng xoài và bưởi ở Việt Nam.
• Phân tích kinh tế xã hội của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam.
• Hệ thống quản lý côn trùng và dịch bệnh tổng hợp cho xoài và bưởi.

TỶ LỆ PHỤ THUỘC
Tổng tỷ lệ người phụ thuộc cho thấy mối quan hệ của độ tuổi, khả năng sinh sản và tỷ
lệ tử vong với lực lượ
ng lao động. Tổng tỉ lệ phụ thuộc của Việt Nam giảm đáng kể. Giảm từ
89 người phụ thuộc (ở độ tuổi dưới 15 và trên 60 tuổi) trên tổng số 100 người xuống còn 54
người phụ thuộc trong năm 2007 (GSO, 2008, p. 25). Việc giảm số lượng trẻ em phụ thuộc
có thể do việc thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam. Bảng 2 dưới đ
ây cho
thấy sự giảm tỉ lệ phụ thuộc trong khoảng từ năm 1979-2007.

Bảng 2: Tỷ lệ phụ thuộc của dân số Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1979-
2007

Kí hiệu Điều tra
năm 1979

Điều tra
năm 1989
Điều tra
năm
1999
Điều tra
năm
2007
Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc (0-14 tuổi) 84 73 56 39
Tỷ lệ người già phụ thuộc (>60 tuổi 14 13 14 15
Tổng tỷ lệ phụ thuộc 98 86 70 54
(GSO, 2008)


TỶ LỆ SINH SẢN
Việt Nam có tỷ lệ sinh sản (2.07 trẻ em/ phụ nữ) thấp hơn so với các nước Asean (2.3
trẻ/phụ nữ). tỷ lệ sinh sản của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (1.74 trẻ/phụ nữ) thấp hơn so
với tỷ lệ của sinh sản của Việt Nam. Tỷ lệ tử vong của trẻ em (IMR) ở Việt Nam là 16/1000
và tỷ lệ tử vong sơ sinh(CRD) là 5.3/1000, nhưng
ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tử vong
của trẻ em là 11/1000. (GSO, 2008, p. 26-28).

TỶ LỆ TỬ VONG
Việt Nam khoảng 85.4% chết là do bệnh tật, 8% là do tai nạn và 6.6% do các nguyên
nhân khác. Chết do tai nạn giao thông cao gấp 5 lần so với chết do tai nạn nghề nghiệp (4.7%
so với 1%). Chết do tai nạn giao thông ở cả thành thị và nông thôn đối với nam cao gấp 2 lần
so với nữ, 10.5% so với 4.5% tương ứng (GSO, 2008, p. 35).
Bao nhiêu cái chết này và việc giảm tỷ lệ sinh sản do kế ho
ạch hóa gia đình và việc sử
dụng sản phẩm nông nghiệp, ví dụ các loại hóa chất?


SỨC KHỎE VÀ VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Trong cuộc điều tra về mức sống của các gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2006, 49%
các hồ sơ cho thấy họ bị bệnh trong vòng 12 tháng với 35% có sử dụng thuốc để chữa trị. Các
hộ giàu có số lượng ca điều trị cao nhất. Tuy nhiên, ngườ
i ở nông thôn ít có cơ hội để được
kiểm tra và chữa trị ở các bệnh viện nhà nước so với người thành phố. Chỉ 74% những người
nông thôn tìm cách chữa trị so với 89% người sống thành thị.
Chỉ 1/3 trung tâm chăm sóc sức khỏe áp dụng hoạt động khử trùng với hơn 60% trung
tâm sức khỏe cộng đồng có khó khăn trong việc khử trùng và 45% thiếu các thiết bị cần thiết
(GSO, 2006). Trong năm 2006, 9.013 đị
a phương có trạm y tế tương ứng với 99,3% số địa
phương ở Việt Nam và 36.9% trung tâm chăm sóc sức khỏe tư nhân, trong đó tỷ lệ cao nhất
thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (73.5%) nhưng người dân tham gia chăm sóc sức
khỏe ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thấp nhất chỉ đạt 73.6% (GSO, 2007, pp.52-53)
Chỉ 50% người dân chữa trị có bảo hiểm y tế. Với tỷ lệ 71% hộ nghèo và chỉ 61% h

giàu có bảo hiểm. Ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long bệnh tiêu chảy đã được giảm xuống
nhưng sốt xuất huyết vẫn là vấn đề lớn. Trong suốt mùa lũ năm 2000, bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ
amip, bệnh thương hàn và sốt xuất huyết tăng đột ngột. Hơn 1 nữa phụ nữ bị bệnh phụ khoa
((MARD/UNDP, 2006). Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu để
hỗ trợ về chăm sóc sức
khỏe cho người dân ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Mọi người có thể đến khám sức khỏe, tiêm văcxin cho trẻ em và dịch vụ chăm sóc sức
khỏe đến tận nhà để khám cho bà con, chỉ 22% các hộ nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long có ít nhất 1 người có thẻ bảo hiểm y tế ít hơn so với tỷ lệ trung bình cả nước là 29%
(UNDP/AUSAID, 2004). Mưa lớn, lố
c xoáy, bão to gây khó khăn cho nhiều hộ nghèo đến
trung tâm y tế để chữa trị vì ngập lụt.


HÚT THUỐC
Số người lớn hút thuốc (trên 15 năm) là 19.5%. hầu hết đàn ông hút thuốc và khoảng
1% phụ nữ hút thuốc. Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ hút thuốc cao nhất so với vùng
đồng bằng sông Hồng, nơi có tỷ lệ hút thuốc thấp nhất. hầu hết mọi người bắt đầu hút thuố
c
từ độ tuổi 17-20 (GSO, 2006). Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe do hút thuốc ở Việt Nam
trong năm 2005 đạt đến 1 161 829 triệu đồng (tương đương 77.5 triệu đô Úc). Nó chiếm
khoảng 0.22% thu nhập quốc nội (GDP) và 4.3% tổng chi phí cho chăm sóc sức khỏe.
Họ biết rõ rằng hút thuốc có thể gây nên các bệnh nghiêm trọng đối với sức khỏe,
nhưng hơn nữa các biến chứng phát sinh khi làm việc sản xuất nông nghiệ
p. các mối nguy khi
xử lý hoặc làm việc với hóa chất nông nghiệp gồm:
• Cháy và ngộ độc khi xử lý hoá chất.
• Tự gây tạp nhiễm
o Hít hơi hóa chất
o Nhiễm hóa chất do dùng tay xử lý hóa chất và sau đó cầm hút thuốc mà không có
phương pháp bảo vệ như rửa tay.
Hơn thế nữa, mối nguy để duy trì chương trình đảm bảo chất lượng rất nghiêm ngặt, vì sản
phẩm bị tạp nhiễm thông qua:
• Sự vứt bỏ các mẫu thuốc, cái có thể mang mầm bệnh và gây tạp nhiễm.
• Tro từ việc cháy của thuốc có thể tạ
p nhiễm vào sản phẩm
• Có thể quả chín trước khi trưởng thành do sự tăng hàm lượng khí etylen.
Do đó, việc hút thuốc nên cấm khi thu hoạch và đóng gói quả trên đồng ruộng, xử lý hóa
chất và từ nơi đóng gói, phòng dấm chín và phòng lạnh, phòng bảo quản. kiểm soát thói quen
hút thuốc của nông thôn nghèo, người được thuê trong nhà đóng gói và phát triển chương
trình đảm bảo chất lượng và phát triển đồng ruộng thực hiện chương trình canh tác tố
t GAP sẽ
cần đến chương trình giáo dục đáng kể ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.


GIÁO DỤC
Các gia đình Việt Nam chi khoảng 1.211 triệu đồng cho thành viên trong gia đình đến
trường, tăng 47% so với tỷ lệ năm 2004. Khoảng 92% các thành viên trong gia đình đến
trường công lập. Khoảng 43% thành viên gia đình tham gia các lớp học thêm, với 68% được
tổ chức ở trường và 28% tổ chức ở nhà giáo viên. (GSO, 2006 pp. 24-25). Chi phí trường
h
ọc, chi phí học thêm và các chi phí giáo dục khác chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí cho giáo
dục của các thành viên trong gia đình. Chi phí cho giáo dục (2.096 triệu/ người) ở vùng thành
thị tăng 2.3 lần so với vùng nông thôn. Tỷ lệ học sinh có mức giáo dục tốt ở vùng thành thị
cao hơn 2.5 lần so với vùng nông thôn và cao hơn 5 lần ở hộ giàu so với hộ nghèo (GSO,
2006. pp. 24-25). Có nhiều khó khăn về vấn đề trường học và điều này thay đổi từ nông thôn
đến thành thị
và có sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập. Các khó khăn đó là:
• Thiếu thiết bị
• Chất lượng xây dựng trường
• Chất lượng của giáo viên
Con em của nhiều hộ nghèo ở nông thôn phải bỏ học để tìm việc phụ giúp gia đình, nhưng
nền giáo dục ở nông thôn được cải thiện từ năm 1944 và năm 2001 khi cuộc điều tra sau cùng
được thực hiện. năm 2006, 88.3% xã có trường mẫ
u giáo, 99.3% có trường cấp 1 và 90.8 %
có trường cấp 2, với 10.8% có trường cấp 3 trở lên. Tỷ lệ rất thấp các nhà trẻ và các trường
mẫu giáo ở các tỉnh thành vẫn tồn tại và đó là các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Đak Nông, Tiền
Giang, Kiên Giang và Cà Mau.
Tỷ lệ giáo dục tiểu học ở Việt Nam là 1.44% và ở Đồng bằng Sông Cửu Long là 2.14%. Việc
xây dựng các phòng học tạm thời được thể hiện ở bảng 3 dưới đ
ây.
Bảng 3: Loại trường và cấp độ ở Việt Nam năm 2006

Cấp trường Trường cố định Trường bán cố định
Nhà trẻ và mẫu giáo 52.2% 46.3%

Cấp 1 30.8% 63.7
Cấp 2 44.4% 51.5%
Cấp 3 87.2% 11.7%
Ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, lực lượng cán bộ chính của các làng xã chỉ đạt
trình độ học vấn cấp 2 hoặc cao hơn nó chiếm là 87.6% so với các tỉnh thấp nhất ở Tây Bắc là
67.7%. Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách rất lớn về trình độ học vấn và điều kiện làm việc của
cán bộ ở các tỉnh khác nhau ở Việt Nam. Các cán bộ liên lạc với nhau bằng điện thoại là
76.5% và bằ
ng internet là 1.3% (GSO (a), 2007).
Trong tạp chí luật giáo dục tháng 9 năm 1998, nữ giới sẽ có quyền bình đẳng trong
học tập. Số lượng nữ sinh tham gia học cấp 1 và 2 tương đương với nam sinh, nhưng vẫn còn
sự bất bình đẳng trong số lượng nữ sinh tham gia học ở các cấp cao hơn (Bourke-Martignoni,
2001, pp. 11-12).
Nông dân ngày nay cần được giáo dục tốt, vì họ phải thực hiện chương trình đảm bảo
chất lượng. Tất cả các chương trình đảm bảo chất lượng phải đáp ứng yêu cầu về truy nguyên
nguồn. Muốn truy nguyên nguồn gốc người nông dân phải lưu giữ hồ sơ về phân bón và hóa
chất sử dụng, đọc nhãn mác và tính toán lượng hóa chất theo tỷ lệ để đảm bảo rằng sả
n phẩm
của họ làm ra đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, đó là vấn đề trọng tâm của các chương trình đảm
bảo chất lượng. Những người nông dân phải có khả năng đảm bảo sản phẩm an toàn cho
người tiêu dùng, đây là yêu cầu của người bán lẻ hiện nay.
Theo báo cáo của diễn đàn hợp tác kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng
bằng Sông Cửu Long cung cấp 90% sản lượng gạ
o, 70% sản lượng trái cây và 60% sản phẩm
thủy sản nước ngọt cho xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, khi nhắc đến Đồng bằng Sông Cửu
Long, người ta nghĩ ngay đến những điểm thuận lợi nổi bậc của nó. Tuy nhiên người ta cũng
nghĩ về Đồng bằng Sông Cửu Long như một vùng giàu thực phẩm nhưng nghèo về kiến thức.
Do trình độ dân trí của vùng này thấp hơn so v
ới cả nước. Ví dụ, số lượng học sinh của vùng
này học ở trường hướng nghiệp với tỷ lệ thấp nhất và nông nghiệp của vùng không bền vững

và tỉ lệ nghèo đói sẽ tăng lên nếu điều này tiếp diễn (MDEC, 2008, p.1).

TRÌNH ĐỘ GIÁO DỤC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN DỰ ÁN CARD
Trong khi hình thành những nhóm nông dân nhỏ đã tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn và
giả
m số lượng thành viên trong chuỗi cung ứng, các lợi ích đối với những người nông dân
trong nhóm có sự liên kết chặt chẽ với trình độ giáo dục. những người nông dân có trình độ
giáo dục cao hơn hiểu vấn đề tốt hơn và áp dụng công nghệ mới để giải quyết vấn đề. Những
nông dân có trình độ giáo dục thấp không dễ thay đổi phương pháp truyền thống.
Vì trình độ giáo dục khác nhau của nông dân ở vùng đồng b
ằng Sông Cửu Long, dự
án CARD này sử dụng phương pháp luận để học hỏi lẫn nhau, nông dân đào tạo nông dân
(FTF). Điều này đạt được thông qua các cuộc hội thảo và các lớp tập huấn thực tế trên đồng
ruộng (các trường của nông dân trên ruộng). Chỉ có thể sử dụng các phương pháp này với các
nông dân có trình độ học vấn cao để giúp các nông dân có trình độ học vấn thấp hơn. Phương
pháp này có các bất lợi: - trình
độ giáo dục càng cao, quá trình nhận thức càng nhanh các
nông dân không thể tiến bộ nhanh như họ muốn, bởi vì những nông dân có trình độ học vấn
cao hơn giúp những người có trình độ thấp hơn hiểu các ý tưởng và các khái niệm. Phương
pháp này có thể giúp nông dân có trình độ thấp tiến bộ nhanh hơn. Phương pháp này cũng
giúp cả nhóm có bước tiến nhanh hơn.
Để khắc phục tình trạng các nông dân có trình độ học vấn cao bị kìm hãm, tập huấn được tổ

chức hàng năm và nó cung cấp các thông tin phức tạp hơn cho những người nông dân có học
vấn cao để họ hiểu và sử dụng nó. Thông tin cung cấp cũng phải rõ ràng và lôgic theo chuỗi
để dễ hiểu và có hiệu quả, phù hợp cho nông dân có trình độ giáo dục từ thấp nhất đến cao
nhất.
Để xây dựng kiến thức, khả năng và học vấn cho người dạy, dự án CARD này cũng
dùng để đào tạo phương pháp lu
ận cho người dạy (TT). Thông tin cung cấp cho những người

dạy ở mức độ cao hơn so với thông tin cung cấp cho nông dân. Do đó tham khảo kết quả hàng
năm cũng cung cấp cho người dạy. Phương pháp này có khả năng giáo dục theo cấp độ, cả
người dạy và nông dân sẽ được nâng cao, nó rất hiệu quả và thay đổi khả năng thực hành của
cả người dạy và nông dân.
Đào tạo theo chuỗi logic từ việ
c hiểu chuỗi cung ứng là gì, việc cung cấp công nghệ
đầu vào, điều này chi phối tác động lớn nhất đến chuỗi cung ứng:
Hiểu được chuỗi cung ứng cho người dạy và nông dân.
• Giới thiệu giá trị chuỗi cung ứng
• Phân tích giá trị chuỗi cung ứng
• Phát triển kế hoạch chiến lược và các kế hoạch hành động cho chuỗi cung ứng.
• Phát triển chuỗi cung ứng cả
i tiến mới.
Đào tạo kỹ thuật đầu vào cho những người dạy và nông dân
• Sinh lý và công nghệ sau thu hoạch, cách thu hoạch xoài và cách xử lý trên đồng
ruộng, phân tích kinh tế xã hội và phát triển.
• Quản lý chuỗi cung ứng của sản phẩm rau quả tươi đạt chất lượng và an toàn thực
phẩm
• Hệ thống quản lý dịch bệnh và côn trùng tổng hợp cho xoài và bưởi.
Đào tạo cho những người dạy:
• Việc tiếp thị và chú trọng vào đào tạo các nhóm.
• Tổ ch
ức các hội thảo huấn luyện cho người trồng xoài và bưởi ở Việt Nam.
• Phân tích kinh tế xã hội của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án CARD chúng tôi nhận thấy rằng nhiều nông dân Việt
Nam không đủ kiến thức và thông tin về loại hóa chất nào nên áp dụng để phòng trừ côn trùng
và bệnh và đâu là cách sử dụng hóa chất hiệu quả kinh tế nhất? Quan sát cũng cho thấy rằ
ng
nhiều nông dân và người lao động không áp dụng đầy đủ các phương pháp đảm bảo an toàn
khi sử dụng thuốc trừ sâu.

Cần huấn luyện nông dân về việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt trùng đúng cách và giúp
họ hiểu được các mối nguy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng không đúng cách. Nhiều
nông dân không ý thức được việc sử dụng quá liều hóa chất và vấn đề kháng thuố
c của côn
trùng và bệnh hại do sử dụng hóa chất quá liều.
Hầu hết nông dân ý thức được sự ngờ vực của khách hàng về việc sử dụng hóa chất để trồng
rau quả và xu hướng của khách hàng hướng tới các sản phẩm rau quả sạch và an toàn được
trồng theo hướng hữu cơ.
Do đó, dự án CARD này cung cấp chương trình đào tạo để tạo thói quen sản xuất theo GAP
của nông dân và h
ội thảo về quản lý dịch hại tổng hợp và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
(IPM/IDM) cho xoài và bưởi được tổ chức vào tháng 10 năm 2007.

MẠNG LƯỚI THÔNG TIN LIÊN LẠC
Ở Việt Nam, xấp xỉ 17,7% các xã ở nông thôn có hệ thống internet. Ở miền nam Việt
Nam tỷ lệ này cao nhất đạt 49.1% tiếp theo là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 43,6% và
thấp nhất là ở vùng Tây Bắc với tỷ lệ 2.9%. Số lượ
ng gia đình có điện thoại (cố định hoặc di
động) đạt đến 2.924 triệu. tỷ lệ này tương ứng với cứ 4.7 hộ sẽ có 1 điện thoại. khoảng 75.4%
xã ở Việt Nam có hệ thống radio nối với làng xã, với 9,7% xã có thư viện (GSO (a), 2007).

CÁC HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
Hệ thống thú y, hệ thống nông lâm ngư nghiệp mở rộng ở các làng xã cho thấy có 57
vùng không có địa điể
m thích hợp hoặc không đủ địa điểm. Đó là các tỉnh Hải Dương, Đà
Nẵng, Quảng Trị, Quãng Ngãi, Daklak, Bình Dương, Bến Tre và Sóc Trăng (GSO (a), 2007).

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CHẾ BIẾN
SẢN PHẨM NÔNG LÂM NGHIỆP


NGÂN HÀNG
Hệ thống ngân hàng thương mại và thẻ tín dụng đã được xây dựng ở các khu vực nông
thôn giúp người dân có thể vay vốn để đầu tư cho ho
ạt động sản xuất và kinh doanh của họ.
Năm 2006, khoảng 12,1% các địa phương ở Việt Nam có chi nhánh ngân hàng và 10.1% thẻ
cho vay tín dụng được đưa ra. Chương trình 135, chương trình mục tiêu của quốc gia về giảm
nghèo và tạo ra công ăn việc làm phát triển giúp một số địa phương có chi nhánh ngân hàng
hoặc thẻ cho vay nhưng điều này vẫn còn ở tỷ lệ rất thấp 4,3% và 2.4% tương ứng (GSO (a)
2007).
Cuối năm 2007, việc dư
thừa của tiền tệ tạo ra áp lực lớn cho việc tăng giá trị của
đồng tiền Việt Nam, ảnh hưởng đến cạnh tranh xuất khẩu. Để chống lại áp lực đó một lượng
lớn tiền mặt được đưa vào thị trường. Kết quả là khủng hoảng tiền tệ, tăng lạm phát, vật giá bị
thổi phồng. Cuối năm 2008 đến
đầu năm 2009, tăng trưởng xuất khẩu bị giảm, dòng chảy tiền
tệ giảm và tốc độ đầu tư cũng giảm. Do hoạt động kinh tế bị chậm chạp và công việc bị cắt
giảm, lợi nhuận thực cũng bị giảm đi và tất yếu nghèo đói sẽ xẩy ra.

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
Thông qua nghị định 135 của Việt Nam, một số dự án đã được thực hiện gồm:
• Cho các hộ nghèo vay vố
n để họ phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh.
• Hướng dẫn cho người nghèo hoạt động kinh doanh, cung cấp hỗ trợ các vật tư, dịch vụ
nông lâm ngư nghiệp.
• Phát triển mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt.
• Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo.
• Hỗ trợ sản xuất và cải thiện đời sống cho các xã nghèo.
• Đào tạo và củ
ng cố năng lực cho đội ngũ nhân viên tham gia hoạt động xóa đói nghèo
và đội ngũ nhân viên ở các xã nghèo.

• Cho các dự án nhỏ vay vốn để tạo việc làm cho người dân bằng nguồn ngân sách quốc
gia về hỗ trợ việc làm.
• Hỗ trợ giáo dục cho các xã vùng núi, vùng dân tộc ít người và các vùng có nhiều khó
khăn.
• Củng cố điều kiện vật chất cho các trường học.
Các chợ nông thôn đóng vai trò rấ
t quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Những chợ
này có các sản phẩm cơ bản, nó thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền trong khu
vực hoặc tỉnh thành. Ở Việt Nam khoảng 58% các xã vùng nông thôn có chợ, riêng vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long có 72.6% xã có chợ. Các chợ này đã phát triển thông qua các
chính sách của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán các sản phẩm do họ làm ra.

NGUỒN LAO ĐỘNG
Lao động là nhân tố ảnh hưởng quy
ết định đến tiêu chuẩn sống ở Việt Nam. Độ tuổi
người tham gia lao động (15-60 đối với nam và 55 đối với nữ) có xu hướng tăng lên trong
những năm gần đây. Trong đó nhóm có độ tuổi từ 15-19 đã giảm xuống (GSO, 2006). Điều
này có thể do sự tăng số lượng các sinh viên tham gia học trường. Tuy nhiên, các hộ nghèo
vẫn có tỷ lệ cao hơn những người trong độ tuổi này tham gia làm kinh tế, vì thự
c tế là họ có ít
tiền đầu tư học hành và vùng nông thôn rộng hơn đáng kể so với vùng thành thị. Điều này cơ
bản là do họ phải bắt đầu đi làm khi còn rất trẻ.
Sự thay đổi trong cấu trúc lao công ở Việt Nam đang xẩy ra hiện nay là lao động thuộc
ngành không thuộc ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm đến 28.4% dân số vào năm 2006. Số
giờ lao động trung bình hàng tuần là 33 giờ nhiều hơn 1 giờ
so với năm 2004. Lao động ở
nông thôn vẫn là nhân tố chính với thời gian lao động ít hơn 13 giờ mỗi tuần so với ở thành
thị. Thời gian lao động trung bình ở các hộ giàu nhiều hơn 15 giờ so với các hộ nghèo và
nhiều hơn 15 giờ so với thời gian làm việc của họ năm 2004 (GSO, 2006). Sự khác nhau trong
thời gian làm việc này tạo ra khoảng cách rộng giữa người nghèo và người giàu. Các gia đình

ở nông thôn và các khu vực nghèo có đông con hơn nh
ưng số người tham gia lao động ít hơn
so với các gia đình ở thành phố và các khu vực giàu.
Quá trình công nghiệp ở Việt Nam thể hiện ở việc tăng số lượng các công ty xung
quanh các thành phố và việc tạo ra các vùng kinh tế trọng điểm ở các phần khác của nông
thôn. Trái lại, vùng nông thôn có ít động lực và hiện tại đang đối mặt với khó khăn trong việc
mất cân bằng giữa nguồn lực và diện tích đất
đai vì hậu quả sự tăng dân số cao của thập niên
vừa qua. Những người nông dân ở nông thôn hiện nay bị thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp và
tiêu chuẩn đời sống của họ khá thấp.
Ở Việt Nam các gia đình chủ yếu tham gia sản xuất nông lâm ngư nghiệp. So với các
nước đang phát triển khác trên thế giới thì diện tích đất và số người tham gia sản xuất ở mỗi
gia đ
ình ở Việt Nam không lớn. Trung bình mỗi gia đình làm nông lâm ngư nghiệp cần
khoảng 2.3 lao động và họ có 2.3 lao động để tham gia vào sản xuất. Số lượng lao động trung
bình được sử dụng bởi các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc bởi các nông trại tương ứng là 122,
17.4 và 3.4 người. Đất sử dụng cho nông lâm ngư nghiệp năm 2006 là 1.5ha, tăng 1.4% so với
năm 2001, năm có diện tích đất sử dụng bởi doanh nghiệp là 1.727 ha, hợp tác xã là 6.2ha,
nông trại là 4.5ha và các gia đình là 0.9 ha (GSO(a), 2007, pp.71-72).

NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN.
Tổng số gia đình ở nông thôn năm 2006 là 13.77 triệu hộ, tăng 0.7 triệu từ năm 2001.
Năm 2006, có 9.78 triệu hộ làm các việc liên quan đến nông lâm ngư nghiệp giảm từ 81%
xuống 71,1% và số hộ tham gia kinh doanh và dị
ch vụ tăng từ 5.8% lên 10.2% và các hộ tham
gia lĩnh vực xây dựng tăng từ 10.6 lên 14.9%, xem hình 3 và 4 (GSO (a), 2007).
Sự thay đổi nhanh chóng về cấu trúc, dịch vụ của các gia đình ở nông thôn hiện nay là
25% tổng số gia đình ở nông thôn Việt Nam. Chỉ 4 vùng ở Việt Nam chiếm hơn 25% đó là
vùng Đông Nam 42.9%, vùng đồng bằng Bắc Bộ 33.4%, ven biển miền trung 26.1% và vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long là 25.1% (GSO (a), 2007). Với sự khủng hoảng kinh tế thế giới

năm 2008 và tiếp tục trong năm 2009, thất nghiệp ở thành thị sẽ đảo ngược xu hướng này và
có thể có sự tăng đáng kể số lượng gia đình sống ở nông thôn quay trở lại với ngành nông
nghiệp để sống.
Nhà nước khuyến khích nông dân thực hiện sản xuất riêng và mở rộng quy mô sản
xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, tuyển dụng lao động t

các hộ nông dân và người thất nghiệp, lao động nữ và người nghèo không có đất hoặc thiếu
đất để sản xuất. Các nông trại tư nhân có quyền thuê không giới hạn số lao động. Thời gian
làm việc, số lượng công việc, tiền lương và cách trả lương phải được thống nhất giữa người
chủ và người làm thuê được xây dựng dựa trên luật lao động.
Các nông dân phải trả cho người lao động các khoả
ng phụ thêm (tương ứng với 15%
lương cho bảo hiểm xã hội và 2% cho bảo hiểm sức khỏe). Họ phải trang bị cho người lao
động quần áo bảo hộ và chịu trách nhiệm nếu người lao động bị tai nạn hoặc ốm đau trong
suốt thời gian hợp đồng (thông tư số 23/LD-TBXH, 2000) (Man, P.S., 2006, pp.89-90).

Types of rural households in Vietnam in year 2006
71%
15%
10%
4%
Agricultural, forestry, fishery households
Industal, and construction households
Service households
Other households

Hình 3. Các loại gia đình ở nông thôn Việt Nam năm 2006.

Types of rural households in Vietnam in 2001
80%

6%
11%
3%
Agricultural, forestry, fishery households
Industal, and construction households
Service households
Other households

Hình 4. Các loại gia đình ở nông thôn Việt Nam năm 2001.
(Source GSO (a), 2007)

Trong khi thất nghiệp đang tăng ở Việt Nam thì phụ nữ vẫn phải làm một khối lượng
lớn công việc gồm việc nhà và việc đồng án. Phụ nữ ở nông thôn Việt Nam làm trung bình
12.5 giờ/ngày và phụ nữ độc thân làm trung bình 16giờ/ngày. Hậu quả trực tiếp do lao động
trong thời gian dài, phụ nữ Việt Nam phải gồng gánh và phải thực hiện 2 hoặc 3 vai trò cùng
lúc (làm việc trong gia đình, chăm sóc con cái và làm việc bên ngoài). H
ọ có rất ít thời gian
để nghỉ ngơi và dành cho các hoạt động khác như học tập, rèn luỵện, các hoạt động văn hóa
và xã hội. (Bourke-Martignoni, 2001, p.12).

HỆ THỐNG KINH TẾ
Hợp tác toàn cầu giúp Việt Nam có cơ hội phát triển. Sự liên kết giá cả với thị trường
quốc tế cho phép nông dân Việt Nam nhận được lợi nhuận cao hơn cho sản phẩm của họ và
thoát khỏi đói nghèo. Ở Việt Nam mứ
c nghèo khổ giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 18%
năm 2006 với 43 triệu người thoát khỏi đói nghèo (World Bank, 2008, p.42). Việt Nam mở
cửa để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) kết quả tạo ra công ăn việc làm và thu hút hàng triệu
lao động mới vào thị trường lao động. FDI tăng đáng kể từ năm 1988.
Xuất khẩu là phương thức chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì kinh doanh trong
nước gắn liền với sự

tăng trưởng của thị trường quốc tế. Mở cửa dịch vụ để mang đến sự cạnh
tranh mới cho các công ty nhà nước lớn (SOEs) và các ngân hàng thương mại nhà nước
(SOCBs)
Nhưng kết quả của điều này là thu được lợi nhuận đáng kể Việt Nam là một nước có nền kinh
tế phát triển nhanh nhất trên thế giới với tổng thu nhập quốc nội (GDP) hàng năm tăng
khoảng 8% từ năm 1990-1997 và 6.5% từ năm 1998-2003 và 8% từ năm 2004-2007 nhưng đã
giảm xuống còn 6.2% trong năm 2008. (GSO (c), 2007,p.71; U.S. Department of State, 2009.
p. 6). Tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2007, thị
trường tài chính thế giới không ổn định gây ra tăng giá thực phẩm đặc biệt là giá gạo. Cũng
như gạo giá dầu mỏ tăng gấp 3 lần so với năm 2003 và giá của các thực ph
ẩm khác tăng gấp
đôi (World Bank (a), 2008 p.1) nhưng Việt Nam có sản phẩm thực phẩm xuất khẩu chính và
có thể thu lợi nhiều hơn từ việc giá thực phẩm tăng, đặc biệt là gạo. Điều kiện kinh tế vĩ mô
hiện nay là khó khăn lớn với dự đoán tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây của ngân
hàng thế giới vào năm 2008. Xem bảng 4 (World Bank (a), 2008 p.1).

Bảng 4: Ngân hàng thế giới (2008) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 2008 và điều kiện kinh t
ế
quốc tế.

2007 2008 2009
Tổng sản lượng quốc nội (GDP), tăng
trưởng (%)

Thế giới 3.6 2.4 -2.8 2.8 -3.2
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) có thu nhập cao
2.5 1.1 -1.6 1.4 -2.0
Mỹ 2.2 0.5 -1.4 1.0 -2.0
Vùng Châu Âu 2.7 1.3 -1.7 1.5 -1.9

Nhật 2.1 1.3 -1.7 1.6 -2.0
Các nước kinh tế đang phát triển 7.9 6.7 6.6
Vùng Đông Á 8.7 7.3 7.4
Mậu dịch thế giới (% biến đổi) 7.5 4.0 -5.0 5.0 -6.0
Giá dầu (US$/thùng) 71.1 108.1 105.5
Giá các vật dụng khác (% biến đổi) 15.8 10.0 – 12.0 -10.0 – 0

Khoảng 73% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và nông thôn chiếm 94% tổng số
người nghèo. Trung bình các gia đình làm ra thực phẩm trị giá 15 400.000 đồng và họ chi
10.200.000 đồng mỗi năm. Gần 27% người nghèo và 18% hộ không nghèo ở Đồng bằng Sông
Cửu Long tham gia bán gạo mặc dù Đồng bằng Sông Cửu Long là bát gạo của Việt Nam. Ở
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 38% hộ nghèo và 50% hộ không nghèo tham gia bán thực
phẩm. Phân tích của ngân hàng thế giới năm 2007 cho thấy nội dung khái quát hóa
ở trên
không luôn đúng. Các hộ ở thành thị mua thực phẩm, họ chi 3.300.000 đồng để mua thực
phẩm, nhưng 12% và 27% hộ nghèo ở thành thị bán thực phẩm so với các hộ ở nông thôn, nơi
46% hộ nông thôn mua thực phẩm. Mặc dù chính sách phát triển phúc lợi xã hội toàn diện ở
Việt Nam là 51% tổng số các hộ nghèo.

ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ ĐẾN DỰ ÁN CARD
Trong suốt quá trình thực hiện dự án CARD này chúng tối nhậ
n thấy sự cần thiết
đáng kể để phát triển các xí nghiệp kinh doanh nông nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, nhiều
nhóm nông dân đang cố gắng thực hiện việc này nhưng họ gặp phải nhiều khó khăn. Một khó
khăn chính là việc vay mượn tiền từ ngân hàng để mở rộng và duy trì hoạt động kinh doanh
của họ. Các ngân hang thực hiện việc ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước. Ở Việt Nam đ
a
số người dân sống ở nông thôn, họ có nhu cầu cấp thiết để phát triển được thuận lợi thông qua
các chính sách kinh tế xã hội.
Các vùng cần thiết cho sự phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ là:

1. Phát triển tiếp thị và mậu dịch
• Đào tạo để hiểu chuỗi cung ứng: Họ cần nhận thức được tầm quan trọng của tất cả
những ngườ
i tham gia và vai trò của họ trong chuỗi cung ứng (nội địa và xuất
khẩu)
• Đào tạo về cách phát triển và thành lập các chuỗi cung ứng: - Tìm hiểu quá trình
phát triển chuỗi cung ứng, sau đó xây dựng chuỗi cung ứng để tạo giá trị được cải
thiện cho tất cả các thành viên của chuỗi.
• Phân tích và phát triển thị trường: -tìm hiểu thị trường của họ; phân đoạn thị
trường của họ, điều chỉnh sản phẩm của họ đến các phân đoạn thị trường mục tiêu,
phát triển những sản phẩm mới.
2. Các khu vực công nghệ bao gồm cây trồng và dụng cụ thiết bị
• Thông tin về công nghệ mới
• Thự
c hiện công nghệ mới
• Truy cập thiết bị công nghệ mới đối với giá trị bổ sung
• Các hiệu quả trong việc sử dụng thiết bị công cụ (giảm thiểu thời gian nhàn rỗi)

3. Phát triển kinh doanh
• Thành lập các đoàn thể: - lập mã số các hướng dẫn, nguyên tắc và toàn thể hội
viên…
• Phát triển các mô hình kinh doanh: -thành lập các cơ sở thương mại; cấ
u trúc cơ sở
thương mại: -Kế hoạch kinh doanh, bao gồm kế hoạch tạo thị trường và tài
chính…
THUẾ
Chính phủ Việt Nam hiện không thu phí sử dụng đất đối với đất đã được phân bổ trong hạn
ngạch cho một hộ gia đình, cá nhân và các nông trại, miễn là đất được sử dụng cho sản xuất
nông lâm ngư nghiệp. Luật đất đai 2003 quy định rằng nhà nước có thể thu l
ệ phí đất cho bất

kỳ diện tích đất vượt quá một hạn ngạch và đất của nhà nước cho thuê. Ngoài ra người chủ sở
hữu nông trại được miễn phí sử dụng đất, phí cho thuê đất, và thuế sử dụng nông nghiệp.
Theo điều này, người dân sử dụng các sườn đồi trọc, đất hoang, đất nằm trong khu vực trước
đó không có đầu tư cho mục đích sản xuất nông lâm ngư nghi
ệp (Nghị quyết số .3CP 2000,
thông tư số.82/BTC, 2000). Nông trại và nông dân cũng được nhà nước quan tâm xem xét để
được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong những trường hợp nào mà họ phải đối mặt rủi
ro từ thị trường và giá cả.

Ở Việt Nam, nhà nước miễn thu thuế thu nhập cho các nông trại với thời gian cho phép tối đa
được quy định hợp lệ. Điều này làm giảm thuế thu nh
ập đến mức tối thiểu cho các nông trại
với việc sản xuất và kinh doanh ổn định, hoặc cho giá trị hàng hoá nhằm thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế nông trại. Ngoài ra cũng được cung cấp để:
• miễn thuế thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp
• không có loại thuế nguồn nước cho các công trình thủy lợi, hoặc cho việc sử dụng
nước mặt và nước ng
ầm trong giới hạn nông trại (Quyết định số .3/CP, 2000)
• và không có loại thuế cho việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với một số
cây công nghiệp, chẳng hạn như cây trồng được sử dụng trong các ngành công nghiệp
giấy, gỗ, và một số cây trồng đặc biệt (Nghị quyết số.9/CP, 2000) (Man, PS 2006,
p.87) .

THU NHẬP
Trong năm 2006, ở Việt Nam thu nhập bình quân hàng tháng tính trên đầu người là 363 nghìn
đồng tăng 31,4% so với năm 2004. Nhưng gia t
ăng thực sự thu nhập trong giai đoạn 2004
đến 2006 là 6,2%, thấp hơn thực tế thu nhập của giai đoạn 2002 -2004 của 10,7% (GSO,
2006. Pp 29-30). Trong năm 2006, đã có tăng mức lương tối thiểu (lương xã hội). Trong thời
gian 2006 đã có một gia tăng:

• sản xuất
• sản lượng cây trồng (chủ yếu dựa vào gia tăng sản lượng lúa gạo)
• giá cả nông nghiệp và thuỷ sản (g
ạo, cà phê, cao su, hạt điều, thịt heo (trọng lượng
sống), tôm và cá.

Thu nhập tăng đến 1.058 nghìn đồng và 506 nghìn đồng tương ứng trong cả hai khu vực
thành thị và nông thôn. Tăng đến 29,8% và 33,8% tương ứng so với mức thu nhập hàng tháng
2004. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất xảy ra ở các vùng đô thị. Thu nhập hàng tháng trong các
hộ gia đình nghèo đã được 184 nghìn đồng so với nhiều hộ gia đình với 1.542 nghìn đồng mỗi
tháng (GSO, 2006, pp 29-30). Với tư cách là một kết quả của việc bình quân đầu người t
ăng
thu nhập đã nâng đời sống của người nghèo và giảm số lượng các hộ gia đình nghèo.

Chính phủ Việt Nam đã chỉ ra rằng phần trăm hộ nghèo theo mức sống tối thiểu mới là 200
ngàn đồng cho các khu vực nông thôn và 2600 nghìn đồng cho các khu đô thị là 15,5%. Mức
độ nghèo dựa trên mức sống tối thiểu mới đối với ĐBSCL là 13% dân số (GSO, 2006, pp 29-
30).


Bảng 4. Phần trăm hộ nghèo năm 2004 và n
ăm 2006 theo mức sống tối thiểu mới của
Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (%).
Mô tả Năm 2004 (%) Năm 2006 (%)

Quốc gia

Việt Nam 18.1 15.5

Thành thị so với nông

thôn

Thành thị 8.6 7.7
Nông thôn 21.2 17
Vùng

Đồng bằng sông Hồng 12.9 10.1
Đông Bắc 23.2 22.2
Tây Bắc 46.1 39.4
Bờ biển Bắc trung bộ 29.4 26.6
Bờ biển Nam trung bộ 21.3 17.2
Tây nguyên trung bộ 29.2 24.0
Đông nam bộ 6.1 4.6
Đồng bằng sông Cửu
longg
15.3 13.0
(Source GSO, 2006. pp. 31)

Trên cơ sở mức sống tối thiểu mới của Chính phủ Việt Nam, khoảng 13 triệu người trong
tổng dân số là dưới mức sống tối thiểu với hơn 28 triệu người có đời sống cao hơn mức sống
tối thiểu chính thức (GSO, 2006; Oxfam, 2008)

Nhiều hộ nghèo đã mượn nợ, và một sự tác động của thiên tai sẽ khiến cho rất nhiều hộ gia
đình v
ướng vào nợ nần sâu hơn. Bình quân Việt Nam có khoảng 6 đến 8 trận thiên tai trong
một năm, và các hộ nghèo dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng. Trong những trường hợp
như vậy, chiến lược đối phó của các hộ gia đình thường bao gồm:
• vay mượn từ gia đình và bạn bè;
• vay mượn từ tư nhân với lãi suất cao;
• vay gạo tại set interest rent, cho mỗi mùa, để có thể được trả sau khi thu ho

ạch tiếp theo;
• Quyên góp các sản phẩm tự nhiên thứ yếu,
• Di trú theo mùa để làm việc tại các thành phố hoặc nông trại như lao động chân tay, và
• Làm việc ở địa phương như lao động ngày.

Thiên tai đã đưa các hộ này vào tình huống thậm chí còn nợ nhiều hơn và không có hoặc rất ít
cơ hội thoát nợ

CHI TIÊU
Ở Việt Nam chi tiêu trung bình hàng tháng 511 nghìn đồng đối với cả nước, đã tăng 28,9% so
với năm 2004. Chi tiêu trung bình hàng ngày là 460 ngàn đồng và tăng 27,9% so với năm
2004. Các hộ sống ở các vùng đô thị chi tiêu xấp xỉ gấp 2,5 nhiều hơn so với những người
sống ở các vùng nông thôn. Chi tiêu hàng tháng bình quân đầu người ở các vùng nông thôn là
359 ngàn đồ
ng và tăng 27%; trong khu đô thị là 738 nghìn đồng tăng 24% so với 2004 (GSO,
2006 p.31-33).

Hộ gia đình nông thôn dành một phần lớn chi tiêu của họ cho thực phẩm, 50,2% so với 43,9%
cho các hộ gia đình thành thị.

Bảng 5. Phân bố chi tiêu ăn, uống rượu và hút thuốc lá trong chi tiêu tiêu dùng cho cuộc
sống (%)

Mô tả Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006

Quốc gia

Việt Nam 56.7 53.5 52.8

Thành thị so với nông

thôn

Thành thị 51.6 48.9 48.2
Nông thôn 60.0 56.7 56.2
Vùng

Đồng bằng sông Hồng 53.8 51.1 51.5
Đông Bắc 61.2 58.2 57
Tây Bắc 64.2 60.0 60.2
Bờ biển Bắc trung bộ 58.3 56.3 55.1
Bờ biển Nam trung bộ 56.4 53.1 54.4
Tây nguyên trung bộ 58.6 51.3 52.2
Đông nam bộ 52.7 50.4 48
Đồng bằng sông Cửu
longg
60.5 56.7 56.2
Mức độ thu nhập

20% hộ nghèo nhất 70.1 66.5 65.2
20% hộ giàu nhất 49.6 46.9 45.8
(Nguồn GSO, 2006. pp. 31)

CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở NÔNG THÔN

ĐIỆN
Trong năm 2006, chỉ còn 5,8% hộ nông thôn chưa có điện, tăng 41% kể từ năm 1994. Năm
2006, 98.9% xã và 92.4% xã có điện mà trong đó có đến 87% làng có mạng lưới điện quốc
gia. Hiện có 6 tỉnh và thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Ninh Thuận,
Tây Ninh, Bình Dương và tỉnh Tiền Giang) có đến 100% xã có điện. Tuy nhiên, ở vài khu
vực tỉnh thành s

ố lượng xã, làng có hộ dân cư có điện vẫn còn thấp và thường là ở khu vực
miền Nam và miền trung Việt Nam.


GIAO THÔNG
Khu vực ĐBSCL chiếm tỉ lệ đường dành cho xe ôtô chạy thấp nhất. Khoảng 83.2% xã có
đường dành cho xe chạy quanh năm, và con số này là thấp nhất nước. Mặc dù có nhiều cải
tiến vượt trội trong đường giao thông nông thôn, nhiều tuyến đường vẫn còn đang gây khó
khăn cho sản xuất và đời sống người dân. Tỷ lệ các xã không có đường lộ đến văn phòng Ủy
ban nhân dân còn cao ở một số tỉnh ở Việt Nam. Vùng
ĐBSCL tỉ lệ xã không có đường lộ ở
các tỉnh đến văn phòng ủy ban nhân dân là:
• Cà Mau 74.1%
• Sóc Trăng 26.4%
• Bạc Liêu 29.2%
• Kiên Giang 25%
• Cần Thơ 27.3%

Việc thiếu các con đường kín và được bảo quản đang gây rất nhiều khó khăn cho nhiều làng,
xã và hộ nông thôn ở ĐBSCL Việt Nam. Thử nghiệm vận chuyển bằng đường bộ đối với
những sản phẩ
m mau hư hỏng, như là: xoài, chôm chôm và vú sữa, v.v…, đến thị trường mà
không gây hại đến chất lượng sản phẩm là không thể. Phần lớn trái cây đều bị hư (>10% đến
30%) do đường vận chuyển gồ ghề và phương pháp đóng gói truyền thống không thể bảo vệ
trái cây hoàn toàn từ việc bị chà sát và bị rung, áp lực, bị thâm tím và bị nhiễm bẩn, bụi, khói
và phun nước không sạch và những chất lỏng khác hay các chất b
ẩn rắn như phân bón khi vận
chuyển.

KHÍ HẬU

ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa mưa với
hàm lượng ẩm trung bình là 75%. Có 2 mùa trong 1 năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào cuối tháng 11, lượng mưa trung bình là 1,800mm hằng năm. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến thành 4. Những vùng đất thấp thường bị ngập trong nước trong từ 2 đến 6 tháng,
mực nước trong khoảng 0.3 đến 3 mét tùy vào t
ừng khu vực và lượng mưa hàng năm
(Nguyen, N. H., 2007)
Nhiệt độ trung bình 28
o
C (82
o
F), có khi cao nhất lên đến 39
o
C (102
o
F) các buổi trưa cuối
tháng 4, trong khi nhiệt độ có khi xuống thấp nhất dưới 16
o
C (61
o
F) các buổi sáng sớm cuối
tháng 12.
Việt Nam đứng hàng thứ 8 trong 10 có thời tiết khắc nghiệt ở Đông Á (World Bank, 2008).
Theo Nguyen, N. H., 2007, 70% người Việt sống ở khu vực nông thôn với thu hoạch chính là
lúa gạo. Vấn đề chính ở vùng đồng bằng song Cửu Long là phải đối mặt với tần số và lượng
nước lụt, nước biển xâm thực với thủy triều cao, đất xâm thực và mực nước biển tăng cao và
các c
ơn bão nhiệt đới.

THỔ NHƯỠNG

Việt Nam nằm ở mũi Đông-Nam bán đảo Trung Ấn. Việt Nam có diện tích khoảng 331,688
kilomet vuông. Chiều dài từ Bắc đến Nam là 1,650 kilomet. Bề rộng tại điểm hẹp nhất ở Việt
Nam là 50 kilomet. Bờ biển Việt Nam khoảng 3,260 kilomet chiều dài. Việt Nam có khoảng
3000 đảo với tổng diện tích là 1600 kilomet vuông, và hơn 1 triệu kilomet vuông diện tích
mặt biển (Nguyen, N. H., 2007)

Vùng ĐBSCL có khoảng 40,000 km vuông di
ện tích và là vùng đất thấp. cao hơn mặt nước
biển không quá 3m và một hệ thống kênh rạch chằng chịt, tổng cộng khoảng 2,220km chiều
dài. Vùng châu thổ này lấn ra biển mỗi năm từ 60 đến 80 mét. Điều này phụ thuộc vào lượng
phù sa ở các nhánh sông Mêkong khác nhau. Ước chừng lượng phù sa do sông bồi đắp hằng
năm khoảng 1 tỉ mét khối, hoặc gần 13 lần lượng phù sa bồi đắp cho sông Hồng ở miề
n Nam
Việt Nam. Khoảng 10,000 km vuông đất ĐBSCL thâm canh lúa gạo. Vùng này là một trong
những vùng trồng lúa gạo chính cho cả thế giới. Mũi cực Nam đồng bằng sông Cửu Long,

×