Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng các hợp chất hóa học tự nhiên nhằm hạn chế quá trình xâm hại của côn trùng, bảo quản nông sản sau thu hoạch pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.36 KB, 3 trang )

trao đổi thông tin và kinh nghiệm BVTV - Số 5/2008
53
Nghiên cứu sử dụng các hợp chất hóa học tự nhiên
nhằm hạn chế quá trình xâm hại của côn trùng,
bảo quản nông sản sau thu hoạch

Nguyễn Văn Sơn
Chi cục BVTV Thanh Hóa

Hầu hết các sản phẩm sau thu
hoạch của ngành trồng trọt như
lúa, gạo, ngô, khoai tây, sắn lát,
bột mỳ, mầm đại mạch, thức ăn
gia súc đều tiếp tục bị hư hỏng
ở những mức độ khác nhau tùy
theo điều kiện bảo quản chúng.
Có nhiều nguyên nhân nhưng
chủ yếu trong số đó là do bệnh
và các loại côn trùng gây nên.
Theo Bộ NN &
PTNT, tỉ lệ hư hại
của nông sản sau thu
hoạch ở nước ta là
cao nhất châu á. Số
liệu điều tra của
chúng tôi trong
khoảng thời gian 10
năm gần đây, hao hụt
bình quân của nhóm
các mặt hàng lương thực tại
Thanh Hóa khoảng 7- 8,5%.


Cũng không hiếm thấy những lô
nông sản như ngô, khoai tây, lạc
nhân, sắn lát, đậu đỗ, hoa quả
tươi có tỉ lệ hư hỏng đến 50-
60% sau quá trình lưu giữ, bảo
quản. Hiện vẫn có nhiều giải
pháp nhằm hạn chế quá trình
xâm hại của côn trùng, bảo
quản các loại nông sản sau thu
hoạch và việc nghiên cứu ứng
dụng các hợp chất hóa học tự
nhiên là một trong số đó.
Nghiên cứu tập tính tìm kiếm
thức ăn của côn trùng và đặc
điểm hóa- sinh của một số loại
thực vật, chúng ta thấy có những
loại cây rất dễ bị côn trùng tấn
công, lại có những loại cây rất ít
bị và ngược lại, có những loại
cây gần như “tương kị” với nhiều
loại côn trùng… Chi cục bảo vệ
thực vật Thanh Hóa đã tiến hành
nghiên cứu, tổ hợp dịch chiết của
một số loại thực vật và đang thử
nghiệm 02 trong số đó, bao gồm:

S
ản phẩm

1


S
ản phẩm 2

Thành ph
ần

Đ
ịnh l
ư
ợng
%

Thành ph
ần

Đ
ịnh l
ư
ợng
%

Tinh d
ầu Bạc h
à
(95%)

25

D

ầu Long N
ão ( 75%)

15

D
ịch chiết cây Xoan
63

D
ịch chiết cây Đinh
73

trao đổi thông tin và kinh nghiệm BVTV - Số 5/2008
54

ta

lăng

Ph
ụ gia
(
*
)

12

Ph
ụ gia


12


Dung môi và các phụ gia: Chất hòa
tan C2H5(OH); Chất bảo quản
C
6
H
5
COONa; Chất kết dính CMC;
Chất giữ ẩm C
3
H
5
(OH)
3
với những
nồng độ thích hợp.
Cùng với Phosfine (PH
3
), các hợp
chất này hợp thành qui trình xử lý
xông hơi- tồn lưu đã và đang được thử
nghiệm từ 2005 đến nay tại các Tổng
kho Dự trữ quốc gia khu vực Thanh
Hóa, công ty Bia, Công ty thuốc lá
Thanh Hóa với qui mô hàng chục
ngàn tấn (M
3

) hàng hóa mỗi năm
thông qua các hợp đồng kinh tế- kỹ
thuật. Kết quả bước đầu cho thấy:
- Trước hết các hợp chất này là hoàn
toàn vô hại với người, vật nuôi, môi
sinh và nguồn nước.
- Không làm nhiễm bẩn nông sản.
- Hiệu quả làm chậm lại quá trình
xâm thực của côn trùng rất có ý nghĩa:
Các hợp chất này tuy không trực tiếp
tiêu diệt côn trùng nhưng đã có tác
dụng làm chậm lại quá trình xâm hại
của nhiều loại côn trùng vào khối nông
sản cần bảo quản so với đối chứng
không được xử lý cách biệt trung bình
1- 1,5 tháng, thậm chí tới 2,5 tháng.
Năm 2008; theo đề nghị của Sở NN&
PTNT, Sở KH-CN Thanh Hóa đã tổ chức
Hội đồng khoa học chuyên ngành cấp
tỉnh để thẩm định và trình UBND tỉnh
quyết định cấp kinh phí từ ngân sách để
tiếp tục nghiên cứu- phát triển và hoàn
thiện đề tài này trong chương trình KH-
CN của tỉnh năm 2008- 2009.
Đề tài với hy vọng sẽ thu được ý
nghĩa nhiều mặt trong công tác BVTV
nói chung và kỹ thuật kiểm soát côn
trùng hại nông sản sau thu hoạch nói
riêng ở Việt Nam. Công trình dự kiến
sẽ tổng kết và nghiệm thu vào cuối

tháng 12 năm 2009./.


Mốc hồng, mốc đỏ bắp ngô

Hỏi: Bắp ngô ở trên cây sắp thu
hoạch có mầu hồng, đỏ nhạt trông như
bị mốc. Đó là vì lý do gì và có thể thu
hoạch phơi khô để sử dụng cho gia súc
được không?
La Văn Ngò (Chiềng Di - Mộc Châu
- Sơn La)
Trả lời: Hiện tượng mô tả nói trên
khá phổ biến ở các vùng trồng ngô
trước và sau thu hoạch, bảo quản.
Trên bắp ngô ở đầu bắp hoặc trên
các hàng hạt ngô bị bao phủ một lớp
mốc mỏng mầu hồng hoặc mầu đỏ
nhạt là do bắp đó đã bị bệnh gây ra bởi
một trong hai loài nấm Fusarium
verticillioides (mốc hồng) và
Fusarium graminearum (mốc đỏ).
Những loài nấm bệnh này gây hại ở
bắp ngô (hạt) và lõi nhưng cũng gây hại
ở rễ, gốc, thân cây làm cây ngô bị héo
chết. Nấm bệnh là loài nấm độc, sinh ra
ở trong cây và bắp hạt bị bệnh nhiều
độc tố. Tùy theo trường hợp bị bệnh do
nấm Fusarium verticillioides (mốc
hồng) sinh ra độc tố Fumonisin như độc

tố Fumonisin B1 có thể gây bệnh viêm
phế quản, khối u. Nấm Fusarium
graminearum (mốc đỏ) sinh ra độc tố
Nivalenol, vomitoxin gây nôn mửa
v.v
trao đổi thông tin và kinh nghiệm BVTV - Số 5/2008
55
Những bắp ngô mốc hồng hay mốc
đỏ (kể cả các loại mốc đen, mốc xám
khác) phải hủy bỏ, không thể thu
hoạch phơi khô, không được sử dụng
làm thức ăn cho người và chăn nuôi
gia súc.
Lê Lương Tề


×