Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Luận án tiến sĩ tâm lý học cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách hội xã (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp sóng thần tỉnhr bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 189 trang )

1.

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN

Lu

“CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CƠNG NHÂN ĐƠN THÂN

ận

Ở CÁC KHU CƠNG NGHIỆP NHÌN TỪ GĨC ĐỘ

án

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI”

n

tiế

(Nghiên cứu trường hợp khu cơng nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương)



ội học




N

m

931 03 01


họ

c

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ã HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN

HÀ NỘI - 2020


LỜI CA

ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học do tơi thực hiện.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, được tiến hành thực hiện một cách
nghiêm túc, các kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước được tiếp thu một
cách cẩn trọng, trung thực, có trích nguồn dẫn trong luận án. Số liệu trong
luận án này là do tác giả thiết kế điều tra, những kết quả, số liệu trong Luận
án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào

khác.

ận

Lu

Nghiên cứu sinh

án
n

tiế

NGUYỄN HỒNG BẢO TRÂN


m



c

họ


ƠN

LỜI CẢ

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội

học, Phòng Quản lý Đào tạo đã hỗ trợ cho tơi trong q trình học tập, hoàn
thiện hồ sơ bảo vệ theo đúng chương trình đào tạo.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Liên đồn Lao động Bình Dương,
đơn vị quản lý tơi trong công việc, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi cả
về vật chất, tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.

Lu

Tơi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần

ận

Thị Kim Xuyến, đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài, luận

án

án nghiên cứu này. Trong q trình cơ hướng dẫn nghiên cứu, tơi khơng chỉ

tiế

học được những kiến thức khoa học, mà cịn có cơ hội hiểu biết thêm về đạo

n

đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu.



Sau cùng, nhưng đặc biệt quan trọng, tơi xin cảm ơn gia đình và những




người thân. Sự động viên, khích lệ và những ủng hộ của họ có ý nghĩa lớn,

m

giúp tơi ni dưỡng niềm say mê và tập trung hoàn thành đề tài, luận án này.


c

họ

Nghiên cứu sinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
C ươ

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 14

1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù. ....................... 14
1.2. Những nghiên cứu phụ nữ đơn thân, bà mẹ đơn thân ở Việt Nam .............................. 33
1.3. Các văn bản, chính sách liên quan ......................................................................... 37
1.4. Những kết quả nghiên cứu đạt được và khoảng trống nghiên cứu đang đặt ra ..... 41
C ươ

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................. 44


Lu

2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 44

ận

2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BÀ MẸ CÔNG

án

NHÂN ĐƠN THÂN..................................................................................................... 70

tiế

3.1. Chân dung xã hội của bà mẹ công nhân đơn thân.................................................. 70

n

3.2 Đặc điểm công việc của bà mẹ công nhân đơn thân ............................................... 81



3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của ba mẹ công nhân đơn thân .................................. 87



3.4 Tham gia hoạt động văn hóa giải trí và các mối quan hệ xã hội............................. 95

m


CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ



CƠNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở KHU CƠNG NGHIỆP SĨNG THẦN, TỈNH

họ

BÌNH DƯƠNG .......................................................................................................... 105

c

4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội ................................................................................ 105
4.2. Hồn cảnh gia đình............................................................................................... 109
4.3. Đặc điểm doanh nghiệp và việc thực hiện chế độ chính sách của doanh nghiệp. 120
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 139
TÀI LIỆUTHAM KHẢO ......................................................................................... 146
PHỤ LỤC .........................................................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nhân lao động

BMĐT

Bà mẹ đơn thân

CSXH


Chính sách xã hội

ASXH

An sinh xã hội

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

NCS

Nghiên cứu sinh

NQ/TW

Nghị quyết/Trung ương

TT-BLĐTBXH

Ban Chấp hành trung ương
Thông tư- Bộ lao động thương binh xã hội


tiế

NĐ-CP

Chỉ thị/Trung ương

án

BCH TW

ận

CT/TW

Lu

CNLĐ

Nghị định- Chính phủ
Chỉ thị - Tổng Liên đoàn

KH-TLĐ

Kế hoạch – Tổng Liên đồn

ĐA-TLĐ

Đề án - Tổng Liên đồn


CNLĐ

Cơng nhân lao động

CNVCLĐ:

Cơng nhân, viên chức, lao động

CN

Công nhân

NLĐ

Người lao động

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

PVS

Phỏng vấn sâu

Tổng LĐLĐ VN:


Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Cty TNHH

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn

Cty FDI

Cơng ty có vốn nước ngoài

n

CT-TLĐ



m





c

họ


DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Đặc điểm về tuổi của bà mẹ đơn thân .................................................... 71
Biểu 2 Trình độ học vấn của bà mẹ công nhân đơn thân ................................... 73

Biểu 3. Số con của nữ công nhân là mẹ đơn thân .............................................. 75
Biểu 4. Lý do ban đầu lựa chọn làm mẹ đơn thân .............................................. 78
Biểu 5 : Loại hình doanh nghiệp nữ công nhân là mẹ đơn thân đang làm việc 86
Biểu 6: Nhóm tuổi và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế.......................................... 89
Biểu 7: Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ............................... 91

Lu

Biểu 8: Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ..... 92

ận

Biểu 9: Bà mẹ đơn thân liên lạc với gia đình ..................................................... 99
Biểu 10: Các hình thức liên lạc về nhà với người thân ................................... 100

án

Biểu 11: Tần suất về thăm quê nhà của bà mẹ đơn thân .................................. 101

tiế

Biểu 12: Nhóm tuổi và loại nhà ở của bà mẹ đơn thân ................................... 110

n

Biểu 13: nơi làm việc và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân........................ 111



Biểu 14: tình trạng hợp đồng lao động và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn




thân .................................................................................................................... 112

m

Biểu 15: thu nhập và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 113



Biểu 16: nhóm tuổi và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 115

họ

Biểu 17: học vấn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ................................. 116

c

Biểu 18: trình độ chun mơn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ........... 117
Biểu 19: nguồn gốc gia đình và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân .............. 118
Biểu 20: nơi làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân.......................... 119
Biểu 21: số năm làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ................... 119


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Trình độ chun mơn của bà mẹ đơn thân ............................................ 74
Bảng 2: Độ tuổi của con cái bà mẹ đơn thân ......................................................... 75
Bảng 3: Nguồn gốc xuất thân của Bà mẹ công nhân đơn thân .......................... 76
Bảng 4:Hợp đồng lao động của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân ....................... 82

Bảng 5:Thu nhập hàng tháng của bà mẹ công nhân đơn thân ........................... 83
Bảng 6: Diện tích nhà ở ...................................................................................... 88
Bảng 7: Nhà ở của bà mẹ cơng nhân đơn thân................................................... 89

Lu

Bảng 8: Khó khăn khi tham gia các hoạt động văn hóa của bà mẹ đơn thân .... 96

ận

Bảng 9: Số năm bà mẹ cơng nhân đơn thân làm việc tại Bình Dương............. 106

án

Bảng: 10. Trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình ........................................... 107

n

tiế

Bảng 11: Hồn cảnh gia đình và loại hình nhà ở ............................................. 109



DANH MỤC HỘP



m


Hộp 1: Ý kiến của cán bộ ban ngành tỉnh Bình Dương về tuổi của bà mẹ đơn thân 72



Hộp 2: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về việc đến Bình Dương .............................. 77

họ

Hộp 3: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về trang thiết bị gia đình ........................... 108

c

Hộp 4: Ý kiến gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở ........................................... 123
Hộp 5: Chính sách về khu vui chơi giải trí cho cơng nhân .............................. 127
Hộp 6: Doanh nghiệp với việc thực hiện chính sách ........................................ 128
Hộp 7: Vấn đề thực thi chính sách ................................................................... 133


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ khá sớm ở Việt
Nam trong bối cảnh đất nước trải qua các cuộc chiến tranh và rủi ro thiên tai,
người chồng, người cha hy sinh ngoài mặt trận hoặc người đàn ông ở vùng
biển thường phải mưu sinh xa nhà và gặp nạn mỗi khi có thiên tai. Những
thập niên gần đây, nhóm bà mẹ đơn thân trẻ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh
Việt Nam đổi mới và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ tính 5 năm
trở lại đây số lượng các gia đình đơn thân đã tăng mạnh. Theo dữ liệu của Bộ

Lu


Văn hóa -Thể thao và Du lịch, năm 2012 cả nước mới có 7,64% gia đình chỉ

ận

có cha (hoặc mẹ) và con được khảo sát thì đến 6 tháng đầu năm 2016 tỉ lệ này

án

đã tăng lên 11,17%. Điều này cho thấy đã xuất hiện một hình thái gia đình

tiế

mới, gắn bó và tồn tại song song cùng những hình thái gia đình truyền thống



kiểu “single mom” [9].

n

và gia đình hiện đại đó là hình thái “gia đình mẹ (cha) đơn thân, ni con theo



Có hai lý do mà nghiên cứu sinh thấy cần nghiên cứu về vấn đề này: một

m

là, gia đình đơn thân như một hiện tượng xã hội nhưng chưa được quan tâm




thỏa đáng về mặt chính sách, bao hàm cả khía cạnh pháp luật và thực thi pháp

họ

luật trong thực tế; hai là dù đã được giới khoa học xã hội bắt đầu quan tâm,

c

nhưng sự thiếu vắng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về gia
đình trong lĩnh vực chuyên biệt này làm cho những nghiên cứu chưa phản ánh
được một cách đầy đủ và sâu sắc hiện tượng xã hội này. Một trong những hạn
chế đó, chính là việc nhìn nhận chưa bình đẳng loại hình gia đình mới trong
bối cảnh mới này so với các loại gia đình khác trong nền văn hóa xã hội
truyền thống.
Trần Thị Kim Xuyến và Lê Thi cho rằng vài thập niên trước, trong các
nguồn tư liệu nghiên cứu có trước, nổi lên vấn đề xã hội có liên quan tới hệ
quả của chiến tranh như: phụ nữ góa chồng, đơn thân, lớn tuổi khơng có

1


chồng vì nhiều lý do mà một trong những số đó là tình trạng mất cân bằng
giới tính trong các tập thể lao động. Tiếp theo đó, cũng theo tác giả Lê Thi
những vấn đề về cuộc sống của những người phụ nữ chịu ảnh hưởng từ sự
mất cân bằng giới tính tại các cộng đồng và những nơi làm việc với nhiều loại
hình khác nhau, từ tình trạng nhiều người chồng bỏ vợ con đi kiếm sống ở
những nơi khác nhưng khơng liên lạc với gia đình cũng như hậu quả mà ly
hơn hay sự chia tách gia đình để lại đối với phụ nữ và con cái của họ cũng đã

được phản ánh trong nhiều nghiên cứu [96][119].
Những năm gần đây, trong bối cảnh tồn cầu hóa, do u cầu và tính

Lu

chất cơng việc, nhiều nhà máy xí nghiệp chỉ tuyển lao động nữ, dẫn tới tình

ận

trạng tập trung quá nhiều lao động nữ trong một địa bàn làm việc. Cùng với

án

cường độ và thời gian làm việc căng thẳng, nhiều nữ cơng nhân khó kiếm

tiế

được người bạn đời của mình. Mặt khác, do sống xa gia đình, nhu cầu tình

n

cảm với người thân khơng được đáp ứng, cùng với nhu cầu quan hệ tình cảm



nam nữ, khiến cho nhiều nữ cơng nhân có quan hệ tình dục ngồi hơn nhân.



Trong nhóm những nữ cơng nhân khơng chồng mà có con, có khơng ít người


m

do quan niệm sống hay vì điều kiện riêng mà khơng lấy được chồng nhưng



cũng vẫn muốn có con nên đã chấp nhận những cuộc tình khơng hứa hẹn

họ

v.v… Tất cả những điều đó tạo nên những nhóm phụ nữ đơn thân ni con

c

một mình, mà trong thực tế, người ta thường gọi là “phụ nữ đơn thân nuôi
con” hay “mẹ đơn thân”
Cùng là những người mẹ đơn thân ni con một mình, tuy nhiên, xã hội
lại có những góc nhìn khác nhau về các nhóm phụ nữ này. Tác giả Lê Thi chỉ
ra dù đã có cách nhìn cởi mở hơn, nhưng những trường hợp bà mẹ đơn thân là
những người có chồng đã mất hoặc ly dị thường được xã hội chấp nhận là một
gia đình khuyết và có cái nhìn cảm thơng với họ. Cịn đối với những phụ nữ
khơng chồng mà có con, họ khó lịng nhận được tình cảm tương tự từ những

2


người xung quanh và cũng không nhận được sự hỗ trợ xã hội, nhìn từ góc độ
thể chế [99].
Bình Dương trong những năm gần đây, nổi lên là một tỉnh tập trung nhiều

khu công nghiệp lớn của cả nước. Tổng số cơng nhân lao động tồn tỉnh hiện có
khoảng 1.200.000 người (dân số trên 2,2 triệu), trong đó lao động ngoài tỉnh
chiếm hơn 80%, lao động nữ khoảng 57%. Với 29 khu cơng nghiệp, Bình Dương
có 410.312 lao động cơng nghiệp tập trung, trong đó lao động nữ là 279.612
người (68%). Như vậy, lao động nữ là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ công
nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp ở Bình Dương [126].

Lu

Quá trình CNH, HĐH đặc biệt là sự phát triển các khu, cụm công nghiệp

ận

ở Bình Dương đã nhanh chóng hình thành các hộ gia đình có nữ cơng nhân

án

đơn thân. Theo khảo sát từ các cấp cơng đồn hiện có 2.584 nữ cơng nhân đơn

tiế

thân nuôi con nhỏ, tập trung nhiều ở các Huyện Dĩ An là 774 người; Thuận An

n

297; Tân Uyên 562; TDM 194; Bến Cát 225...do đây là những địa bàn tập trung



nhiều khu cơng nghiệp [127].




Ở Bình Dương, theo quan sát từ thực tế, những “làng”1 [195] công nhân và

m

những gia đình cơng nhân ngày càng tăng và đang có xu hướng thay đổi nhanh



chóng, vấn đề nữ cơng nhân trở thành mẹ đơn thân ni con một mình cũng trở

họ

nên phổ biến, khơng cịn lẻ tẻ, ngẫu nhiên như trước, đây có thể xem như một

c

hiện tượng mới trong sự phát triển gia đình cơng nhân ở các khu cơng nghiệp.
Những gia đình bà mẹ cơng nhân đơn thân như là một tổ chức xã hội
mong manh dễ bị tổn thương sau khi ly hôn hoặc sinh con ngoài giá thú hoặc
từ một loạt các hệ lụy của sống chung, sống thử. Những đứa trẻ ở những gia
đình này thường không được đảm bảo về những điều kiện vật chất, thiếu cảm
giác an tồn, ấm áp, khơng có sự hỗ trợ tinh thần, tâm lý của chúng dễ bị tổn
thương hơn so với những đứa trẻ bình thường tạo nên lỗ hổng lớn trong cách
1

Làng công nhân là từ thường được người dân ở Bình Dương dùng khi nói tới những khu ở của cơng nhân
nhập cư quanh các khu công nghiệp.


3


giáo dục, nuôi dưỡng con cái của họ. Ngày nay, quan niệm về người phụ nữ
đơn thân khơng cịn q khắt khe như trước, song vẫn cịn đó vơ vàn những
khó khăn mà họ phải đối mặt.
Phụ nữ đơn thân ni con nói chung và bà mẹ cơng nhân đơn thân nói
riêng như là một hiện tượng xã hội phổ biến trong cuộc sống hiện nay địi hỏi
xã hội khơng nên nhìn nhận như là câu chuyện của cá nhân nữa, mà là một
trách nhiệm xã hội đối với nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em). Việc nghiên cứu
hiện tượng bà mẹ đơn thân là công nhân ở các khu cơng nghiệp có ý nghĩa rất
to lớn trong việc quan tâm tới số phận của những cá nhân đang nỗ lực đóng

Lu

góp cho sự phát triển của xã hội và con cái họ, nhưng vẫn chịu nhiều thiên

ận

kiến, thiệt thòi.

án

Thứ hai, về mặt cơ sở và phương pháp luận, ngay từ những năm 90 của

tiế

thế kỷ trước, các nghiên cứu xã hội học gia đình ở trên thế giới đã thay đổi


n

quan niệm về gia đình cha mẹ đơn thân, theo đó họ khơng coi loại hình gia



đình này là một kiểu “gia đình lệch lạc” hay “gia đình có nguy cơ”, mà coi nó



như “một loại gia đình thực sự” bình đẳng với các loại gia đình khác [77].

m

Điều này đã phản ánh không chỉ trong những quan điểm về lý luận mà cả



trong hàng loạt nghiên cứu thực nghiệm. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong

họ

thời gian gần đây, tuy nhiều nghiên cứu đã phản ánh về sự đa dạng hóa các

c

loại hình gia đình dưới tác động của sự biến đổi xã hội, nhưng loại hình gia
đình phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn chưa được đề cập tới nhiều, kể cả tiếp cận
chính sách lẫn tiếp cận phân tích đời sống của họ. Điều này xuất phát từ quan
niệm cho rằng, gia đình là phải bao gồm ít nhất hai đơn vị đối ngẫu với vai trị

vợ chồng (như những gì người ta quan sát thấy và trong giá trị của văn hóa
truyền thống), nên những gia đình nào khơng giống vậy, thường được gọi là
“gia đình khuyết” hay “gia đình khơng đầy đủ” [121][15][129]. Đó cũng
chính là lí do vì sao, những vấn đề của gia đình loại này tuy được coi là “vấn
đề xã hội” nhưng chỉ được xếp vị trí khá khiêm tốn trong hệ thống xuất bản

4


phẩm khoa học về gia đình. Đồng thời, kể cả khi được đề cập đến trong
những nghiên cứu thực nghiệm, chúng cũng được coi như một phần phụ được
bổ sung theo nghĩa là một biến thể cho sự đa dạng các loại hình gia đình.
Như đã trình bày, ở Việt Nam, sau khi đất nước được thống nhất, nổi lên
những vấn đề có liên quan tới hệ quả của chiến tranh, chẳng hạn như vấn đề
việc làm cho bộ đội và thanh niên xung phong, tình trạng thanh niên khơng có
cơ hội lập gia đình tại các tập thể lao động do có sự chênh lệch về giới tính
của lao động và tuy không nhiều, nhưng chúng cũng đã được đề cập tới trong
các xuất bản phẩm nghiên cứu của Lê Thi và Trần Thị kim Xuyến [97][119].

Lu

Tuy nhiên, những nghiên cứu ở thời điểm đó, các tác giả mặc dù đã nỗ lực đặt

ận

vấn đề trên cơ sở quyền con người, trên cơ sở quan niệm và thực hành về giá

án

trị gia đình trong bối cảnh văn hóa phương Đông, nhưng vẫn bị giới hạn ở chỗ


tiế

thiếu cơ sở lý luận về xã hội học gia đình, đặc biệt là quan điểm coi những

n

người “phụ nữ bị tước cơ hội lấy chồng”, hay phụ nữ đơn thân nuôi con một



mình như một “nạn nhân” và cần được sự giúp đỡ. Trong khi đó, trong bối



cảnh đương đại, “những biến đổi của xã hội, liên quan tới kinh tế, văn hóa,

m

khơng gian đơ thị có tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của các cá



nhân hiện diện trong một nhóm người quan hệ với nhau bởi huyết thống hoặc

họ

hơn nhân. Nhưng ngược lại, gia đình cũng khơng chỉ đơn thuần chịu sự tác

c


động của cái cấu trúc xã hội đó mà thay đổi, nó cịn tham gia vào một cách
chủ động” (Martine Segalen)[77].
Đề tài nghiên cứu “Cuộc s ng của những bà mẹ đơ t â ở các khu
cơng nghiệp nhìn từ óc độ chính sách hội xã – nghiên cứu trường hợp
khu cơng nghiệp sóng thần tỉ



Dươ

” sẽ là một phần đóng góp về

mặt lý luận cho nghiên cứu về các loại hình gia đình đặc thù ở Việt Nam,
đồng thời cung cấp thêm cơ sở dữ liệu thực nghiệm nhằm hướng đến gợi mở
hàm ý chính sách cho việc bảo vệ quyền tự do, cho tương lai hạnh phúc và sự
phát triển của con người và gia đình Việt Nam.

5


2. Mục đíc v

iệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá về đời sống của những bà mẹ đơn thân ở các
khu cơng nghiệp Sóng thần Bình Dương nhìn từ góc độ chính sách xã hội. Từ
đó đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu khó khăn và nâng
cao đời sống cho những bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa kết quả nghiên cứu đi trước để hồn thiện những vấn đề

Lu

lý luận và thực tiễn về đời sống của các bà mẹ đơn thân; Đặc biệt rà soát các

ận

văn bản chính sách hiện có liên quan đến đời sống của lao động nữ, lao động

án

là bà mẹ đơn thân có con nhỏ ở các khu cơng nghiệp hiện nay.

tiế

- Tìm hiểu đặc điểm xã hội của nhóm bà mẹ đơn thân, thực trạng đời

n

sống về vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân, phân tích những



thuận lợi, khó khăn và chỉ ra các yếu tố chi phối đời sống vật chất, tinh thần




của các bà mẹ đơn thân.

m

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách phù hợp nhằm nâng



cao đời sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.

c

họ

3. Đ i tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và câu hỏi, giả thuyết
nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân- nhìn từ các chiều
cạnh chính sách xã hội liên quan đến cuộc sống của các bà mẹ đơn thân đang
sống và làm việc tại khu cơng nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là những bà mẹ đơn thân đang nuôi con nhỏ ở khu
cơng nghiệp Sóng Thần, doanh nghiệp và cán bộ ban ngành thực thi chính
sách liên quan đến nữ cơng nhân là mẹ đơn thân ở tỉnh Bình Dương.

6


3.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu thứ cấp được thu thập và phân tích

từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018; Khảo sát thu thập số liệu sơ cấp
tại thực địa được tiến hành từ tháng 6/2018 – tháng 12/2018.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát thực địa
tại địa bàn thị xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương.
- Địa bàn nghiên cứu: Khu Cơng Nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, khu
cơng nghiệp Bình Đường Tỉnh Bình Dương
3.4. Câu hỏi nghiên cứu

Lu

- Bà mẹ đơn thân có chân dung xã hội như thế nào? Đời sống vật chất và

ận

tinh thần của họ đang diễn ra như thế nào?

án

- Những yếu tố xã hội nào đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh

tiế

thần của bà mẹ đơn thân là cơng nhân?

n

- Cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ gì để cải thiện và nâng cao chất




lượng đời sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân?



3.5. Giả thuyết nghiên cứu

m

- Cơng nhân làm mẹ đơn thân có tuổi đời rất trẻ, học vấn trình độ chun mơn



khơng cao, hợp đồng lao động không ổn định và mức thu nhập thấp, họ cũng chủ

họ

yếu là những lao động bên ngoài địa phương. Bà mẹ đơn thân gặp nhiều khó khăn

c

về nhà ở, trang thiết bị sinh hoạt và hưởng thụ đời sống tinh thần.

- Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình (tuổi đời trẻ, cơng việc khơng
ổn định, thu nhập thấp và gia đình người thân ở xa đã ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống vật chất và tinh thân của bà mẹ đơn thân.
- Thể chế, các chính sách và mơi trường sống (Nhà nước, cơng đồn và
chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng) đang còn nhiều khoảng trống
và chi phối đối với cuộc sống của nhóm bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp.

7



4. P ươ

p áp luậ v p ươ

p áp

iê cứu

4.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối, chính sách về bảo đảm đời sống công
nhân tại các khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các bà mẹ đơn thân.
Về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác Lênin Luận án dựa trên ba nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận nhận thức

Lu

của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bao gồm:

ận

Thứ nhất, đó là nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nghiên cứu sự vật, hiện

án

tượng như bản thân chúng đang tồn tại, không phán đoán chủ quan mà các kết


tiế

luận phải dựa trên những chứng cứ khoa học tin cậy.

n

Thứ hai, đó là nguyên tắc nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển.



Mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội và tự nhiên đều có q trình nảy sinh, vận



động và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ hiện tượng đến

m

bản chất. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một hệ



thống, đặt sự vật, hiện tượng trong môi trường với những mối liên hệ của nó.

họ

Thứ ba, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại xã

c


hội quyết định ý thức xã hội; thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý; thực tiễn kiểm
chứng nhận thức.
Phương pháp luận thực chứng trong xã hội học, với các số liệu và bằng
chứng khảo sát thực nghiệm thu được sẽ tìm hiểu và luận giải thấu đáo các
vấn đề liên quan đến đời sống của bà mẹ đơn thân ở các khu cơng nghiệp.
Ngồi ra đề tài luận án cũng sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu và có tính phổ biến như: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương
pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hóa… nhằm làm rõ
đối tượng nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu.

8


Các quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công nhân cũng được
quan tâm nhằm luận giải về các chiều cạnh chính sách xã hội liên quan đến
nhóm xã hội này ở nước ta hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn, góp phần trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra, Luận án đã sử
dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu thứ cấp, khảo sát
định tính và định lượng, hệ thống các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin
này sẽ cho phép NCS tổng hợp các nguồn tài liệu sách, tạp chí, số liệu thống kê,

Lu

và các thông tin sơ cấp từ các phỏng vấn, bảng hỏi tại thực địa.

ận

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập và


án

nghiên cứu, phân tích thơng tin từ các tài liệu có sẵn bao gồm: các văn bản

tiế

của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bình Dương, các chính sách về cơng nhân, nữ

n

công nhân; các tài liệu viết về một số lý thuyết xã hội học, phương pháp



nghiên cứu xã hội học; các báo cáo và số liệu thống kê về tình hình cơng

m



nhân, cơng tác cơng đồn phạm vi tồn quốc và của tỉnh Bình Dương; các
cơng trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các tác giả trong và ngồi



nước về vấn đề có liên quan... Tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so

họ


sánh để xử lý, phân tích các thơng tin có được từ nguồn tài liệu này.

c

- Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi: được sử dụng để phỏng vấn các đối
tượng là bà mẹ đơn thân nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (1) đặc điểm
xã hội của bà mẹ đơn thân; thực trạng cuộc sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn
thân; (2) một số nhân tố ảnh hưởng cuộc sống và giải pháp cần thiết góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Các kết quả khảo sát định lượng
được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS Version 20.0 dành cho các nghiên cứu
khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan, khoa học.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được sử
dụng đối với bà mẹ đơn thân là công nhân để thu thập những thông tin định

9


tính giải thích sâu về cuộc sống của họ, những thông tin này sẽ bổ sung cho
các thông tin định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phỏng vấn thêm cán bộ
cơng đồn cấp tỉnh và cơng đồn cơ sở, lãnh đạo một số sở, ngành, doanh
nghiệp nhằm làm rõ hơn về các chính sách đang thực hiện trong việc hỗ trợ
đối với cuộc sống của bà mẹ đơn thân ở các doanh nghiệp.
- Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
Luận án đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp tại các doanh nghiệp, việc
chọn danh sách bà mẹ đơn thân được thực hiện ngẫu nhiên bằng phương pháp
bốc thăm; Chúng tơi đã mã hóa và gắn tên mỗi bà mẹ đơn thân một mã số và

Lu

chọn ra bằng cách bốc/nhặt ra các mã số đã được gắn ký hiệu trong tổng thể


ận

mẫu.

án

Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát cụ thể như sau: Công ty

n

công ty Liên Phát,

tiế

Yazaki, công ty Asama, công ty Chutex, công ty O’leer, Công ty Duy Hưng,



Số mẫu bà mẹ đơn thân ở các cơng ty thuộc khu cơng nghiệp Sóng Thần



là 774 người.

m

Mẫu tham gia phỏng vấn bảng hỏi là bà mẹ đơn thân đang làm việc tại




các doanh nghiệp.Tổng số mẫu tham gia trả lời phỏng vấn bằng bảng hỏi là

họ

150 người.

c

Mẫu tham gia phỏng vấn sâu: 40 người, trong đó có 10 cán bộ sở, ngành,
cán bộ cơng đồn, lãnh đạo doanh nghiệp và 30 công nhân là bà mẹ đơn thân
nhằm tìm hiểu sâu về các khía cạnh liên quan đến thực tế đời sống của các bà
mẹ đơn thân tại Khu Cơng Nghiệp Sóng Thần Tỉnh Bình Dương.
Khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã gặp một số khó khăn đó là một
số bà mẹ đơn thân nằm trong danh sách mẫu đã từ chối tham gia trả lời phỏng
vấn về cuộc sống của họ, mặc dù chúng tôi đã thăm lại nhiều lần để thuyết
phục họ đồng ý. Do vậy, nhóm nghiên cứu liên tục phải bổ sung mẫu phỏng
vấn bà mẹ đơn thân là công nhân.

10


Khung phân tích
Các chính sách xã hội; mơi trường,
điều kiệ lao động trong doanh nghiệp
công nhân, bà mẹ đơ t â

Đặc điểm xã hội:
- Tuổi, Học vấn,
chuyên môn

- Nơi làm việc,
Thu nhập
- Hồn cảnh gia
đinh, Số con
- Số năm cơng tác,
hợp đồng lao động.

Đời sống vật chất

- Chính sách về việc
làm , nhà ở….

Đời sống tinh thần

-Chính sách về tiếp
cận dịch vụ xã
hội….

ận

Lu

….

Các chính sách đối
với bà mẹ đơn
thân:

án


Đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường sống
nơi bà mẹ đơn thân ở

óp mới v ý



óp mới

ĩa t ực tiễn của luận án

n

5.1. Đó

tiế

5. Đó



Luận án góp phần nhận diện chân dung, đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn

m

thân là công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong



bối cảnh hiện nay; thấy được thân phận cũng như sự khác biệt của những bà


họ

mẹ đơn thân cơng nhân so với các nhóm bà mẹ có người chồng cùng chung

c

sống; những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà họ đang phải đối diện trong
cuộc sống hiện nay.
Luận án phân tích các yếu tố chi phối cuộc sống vật chất, tinh thần của
bà mẹ đơn thân, tính chất của lao động di cư và nghề nghiệp đặc thù; đối
chiếu với hệ thống chính sách hiện hành cũng như vai trò tham gia của các
chủ thể xã hội khác nhau trong hỗ trợ nhóm bà mẹ đơn thân. Đây là cơ sở
quan trọng giúp các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp hướng đến xây dựng
mơ hình chính sách, quan tâm hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo quyền của người

11


lao động là bà mẹ đơn thân và phát triển bền vững doanh nghiệp và địa
phương.
6. Ý

ĩa lý luận v ý

ĩa t ực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án sẽ góp phần bổ sung về nhận thức cho những quan điểm lý luận
nghiên cứu về gia đình, bà mẹ đơn thân, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích

cho cơng tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội học giới, xã
hội học lao động ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, việc vận dụng các quan điểm lý luận trong luận án cũng góp

Lu

phần tìm hiểu khả năng áp dụng các quan điểm lý luận, lý thuyết xã hội học

ận

vào thực tiễn nghiên cứu bà mẹ đơn thân là cơng nhân. Qua đó có những đóng

án

góp tri thức vào việc hồn thiện khái niệm về nhóm bà mẹ đơn thân, quan
điểm lý luận về hướng nghiên cứu bà mẹ đơn thân ở nước ta và trên thế giới.

tiế

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

n

Đây là nghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về bà mẹ đơn thân là





công nhân. Khảo sát sẽ cho thấy chân dung xã hội, cuộc sống thực tế và những


m

thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân đang làm
việc tại các KCN và cư trú trên một số địa bàn thuộc tỉnh Bình Dương. Kết quả



họ

nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là
công nhân. Điều quan trọng nhất là bằng chứng từ kết quả nghiên cứu có ý nghĩa

c

thực tiễn, là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong việc hồn thiện chính sách,
huy động nguồn lực và sự tham gia của các chủ thể xã hội, góp phần cải thiện
hơn nữa đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp mà ở đây là cuộc
sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu cơng nghiệp trong cả nước nói chung và
ở Bình Dương nói riêng. Ngồi ra, những kiến nghị về phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xã hội đối với bà mẹ đơn thân tại các
khu công nghiệp sẽ được vận dụng vào thực tiễn nhằm hồn thiện cơng tác chăm
lo cho các nhóm yếu thế ở Bình Dương hiện nay.

12


7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất giải pháp, nội dung của Luận án
bao gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 3: Chân dung xã hội và cuộc sống của bà mẹ công nhân đơn thân
Chương 4. Các yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ công nhân
đơn thân ở khu cơng nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương

ận

Lu
án
n

tiế

m



c

họ
13


C ươ

1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về chủ đề nữ đơn thân nuôi con một

mình nói chung và mẹ đơn thân là cơng nhân nói riêng, tác giả luận án gặp
khơng ít trở ngại do sự hạn chế của các cơng trình nghiên cứu khoa học
chuyên sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, vì vấn đề mà tác giả đã chọn lại là sự
giao thoa giữa hai lĩnh vực: thứ nhất là nghiên cứu gia đình, trong đó gia đình
có chủ hộ là phụ nữ đơn thân như một loại hình đặc thù của sự đa dạng các

Lu

dạng thức gia đình trong bối cảnh đương đại. Thứ hai, nghiên cứu về nữ công

ận

nhân tại các khu công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

án

Chính vì vậy, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu này, hai nội dung

tiế

lớn sẽ được đề cập tới là những nghiên cứu về gia đình có đề cập tới gia đình

n

có phụ nữ đơn thân ở nước ngoài và ở Việt Nam, những vấn đề liên quan tới



đời sống của những người công nhân, đặc biệt là công nhân nữ tại các khu




công nghiệp.

m

1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù



Từ các nguồn tài liệu sẵn có trên thế giới mà NCS tiếp cận được có thể

họ

nhận thấy, các gia đình có mẹ đơn thân thường xuất hiện nhiều hơn, đồng thời

c

những gia đình cha mẹ đơn thân do người đối ngẫu đã mất ngày càng giảm đi
kể cả theo thực tế và theo thống kê, có nghĩa là những gia đình chủ hộ đơn
thân do ly hơn hoặc không kết hôn ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ở khía
cạnh này các tác giả phương Tây cho rằng đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa
phương tây đã mang đến một sự biến đổi đầy kịch tính về cấu trúc và hình
thái gia đình. Gia đình hạt nhân có đầy đủ bố mẹ và con cái ngày càng giảm,
thay vào đó tỉ lệ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân nuôi con do ly dị, sống thử
ngày càng tăng (Klett-Davies) [154] .
Bà mẹ đơn thân là ai?

14



Các tác giả (Gucciardi, Celasun, Stewart. Wendy Wang và cộng sự)
cho rằng mẹ đơn thân là những người có con nhưng chưa bao giờ kết hôn hay
đã ly thân, ly dị và hiện không sống với người bạn đời được thừa nhận về mặt
pháp lý [147].
Các nguồn tư liệu trên thế giới cho thấy, trong những năm 2000, mối
liên hệ giữa gia đình có mẹ đơn thân và tình cảnh sống bấp bênh được quan
sát thấy ở những bà mẹ trẻ. Mẹ đơn thân thường có trình độ học vấn thấp hơn
(so với nhóm mẹ sống có chồng). Họ thường sinh con sớm trong bối cảnh
người cha đứa trẻ thường là công nhân hoặc viên chức (Martine

Lu

Segalen)[77].

ận

Giới trẻ Mỹ đều có xu hướng muốn sau này họ sẽ kết hơn

án

(Cherlin)[145]. Tuy nhiên, theo số liệu năm 2013 của Hoa Kỳ thì có đến 40%

tiế

trẻ em sinh ra trong gia đình không hôn nhân [156]. Theo như Shattuck và

n

Kreider cho biết thì có đến 60% phụ nữ sinh con nhưng khơng kết hơn trong




độ tuổi từ 20-24 [179]. Trong khi đó ở nước Anh gia đình truyền thống khơng



cịn chiếm ưu thế và được thay thế bằng cuộc sống hiện đại hóa, khơng theo

m

tiêu chuẩn, việc sống chung hoặc chấp nhận làm mẹ đơn thân đang dần phổ



biến trong xã hội Anh và những người này là nhóm trẻ trong xã hội

họ

(Berrington, Perelli-Harris & Trevena)[138]. Kết quả nghiên cứu định tính

c

của Jason Deparle và cộng sự cũng cho thấy, các bà mẹ đơn thân trong nghiên
cứu đều có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi và có con từ 1-6 tuổi, 2/3 số trẻ em ở Mỹ
được sinh ra bởi những bà mẹ dưới 30 tuổi [178].
Theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ, vào năm 1960 tỷ lệ ông bố,
bà mẹ đơn thân chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng số hộ gia đình của nước này,
đến năm 2000 là 20%, và đến năm 2007 tỷ lệ này là 27%, tuy nhiên đến năm
2011 có khoảng 12 triệu hộ gia đình đơn thân và trong số này có đến 80% là

bà mẹ đơn thân. Điều đặc biệt ở đây là có khoảng 45% bà mẹ làm mẹ đơn
thân chưa bao giờ kết hôn. Kết quả này cũng trùng với nghiên cứu năm 2005

15


của Amato, Paul [140]. Tại Australia có 31% đứa trẻ khi sinh ra ở trong gia
đình bà mẹ chưa bao giờ kết hơn vào năm 2001, có 14% bố mẹ đơn thân vào
năm 2003, và đến năm 2011 tỷ lệ bố mẹ đơn thân ở quốc gia này chiếm
15,9% tổng số hộ gia đình của nước này (Văn phịng Thống kê Australia,
2011). Khi nhắc đến bố mẹ đơn thân không thể không nhắc đến Thụy Điển,
một đất nước phát triển, trình độ dân trí cao, quyền phụ nữ được tơn trọng, và
cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bà mẹ đơn thân cao. Quốc gia này
có những chính sách về phúc lợi xã hội cho người mẹ đơn thân và những đứa
trẻ sinh sống trong gia đình bà mẹ đơn thân [140].

Lu

Xét về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà mẹ đơn thân từ các kết

ận

quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn bà mẹ đơn thân đều có tình trạng kinh tế

án

- xã hội thấp và sinh con đầu ở độ tuổi còn trẻ (Shattuck và Kreider) [161].

tiế


Với những phụ nữ đơn thân sinh con sớm sẽ cản trở việc học hành và dẫn đến

n

hạn chế năng lực kiếm tiền của họ (Budig và England) [143], kết quả này



cũng giống với số liệu của văn phòng thống kê Mỹ năm 1997 (U.S. Census



Bureau) [196].

m

Ở một nghiên cứu khác của Hyunjoon Park phát hiện rằng, khơng có sự



khác biệt nhiều về trình độ giáo dục của bà mẹ đơn thân cũng như những phụ

c

họ

nữ không phải bà mẹ đơn thân nhưng lại khác nhau nhiều về ham muốn học
hỏi giữa hai nhóm bà mẹ này [180].

Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngồi

hơn nhân có xu hướng bị thiệt thịi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình.
Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen,
E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans,
V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân
trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hơn bao giờ cũng
có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ
cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã

16


hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, nhiều bà mẹ đơn thân
việc làm không ổn định, thậm chí thất nghiệp và khơng có thu nhập. Vì vậy,
sự giúp đỡ của người thân và gia đình về vật chất, tinh thần là phương thức hỗ
trợ mẹ đơn thân chăm sóc tốt cho con của họ.
Nếu nhìn theo quan điểm thị trường lao động, tỷ suất hoạt động lao
động của phụ nữ đơn thân cao hơn so với tỷ suất hoạt động của phụ nữ có
chồng. Tức là mẹ đơn thân để có thể trang trải chi phí cho gia đình, thường
phải đi làm nhiều hơn.
Một đặc điểm nữa của nhóm các gia đình có mẹ đơn thân là sự tích hợp

Lu

các yếu tố dễ bị tổn thương như: tuổi người mẹ có con sớm thường cịn trẻ;

ận

không được hưởng đời sống lứa đôi; thiếu sự giúp đỡ của người cha đứa trẻ;

án


trình độ nghề nghiệp thấp; thất nghiệp. Do vậy, các nước phương Tây có các

tiế

hình thức trợ cấp cho những phụ nữ này. Thông thường những người mẹ đơn

n

thân do việc làm bấp bênh, hay thu nhập thấp, hay khơng có thời gian trơng con



nên họ thường nhận trợ cấp theo chế độ thu nhập thấp (Martine Segalen) [77].



Vì sao nghèo thường gắn với những gia đình nữ đơn thân? Wang

m

Shijun2[167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi và cơ cấu kinh



tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những bà mẹ đơn

họ

thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính phủ Trung Quốc


c

gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về việc làm cho phụ
nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ cho phụ nữ trước khi
kết hôn và sau khi ly hơn có được việc làm liên tục. Đó cũng là lý do có
khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ đơn thân.
Khi nghiên cứu về gia đình có mẹ đơn thân trong tiến trình ly hơn và
sau ly hôn, Claude Martin [149] chỉ ra rằng, người nuôi con có được hỗ trợ
hay khơng cịn tùy thuộc vào cách thức mà mối liên hệ với người chồng cũ

2

(王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân”

17


cịn duy trình hay đứt qng. Trong số những người trong mẫu nghiên cứu
của ơng chỉ có 75% cặp thuận tình ly hơn được nhận tiền trợ cấp. Cịn trong
trường hợp chấm dứt mối liên hệ hồn tồn, thì có 58% người không được
nhận. Ly hôn áp đặt cho hai vợ chồng, nhất là người chịu trách nhiệm nuôi
dưỡng con cái những lựa chọn về chỗ ở hay về công việc tạo thu nhập, mà
khơng phải ai cũng có được sự lựa chọn tối ưu. Đó chính là lý do gia đình mẹ
đơn thân thường gắn với nhóm nghèo hơn.
Mặc dù tình hình chung như vậy, nhưng các tác giả cho rằng, trong số
những người mẹ đơn thân vẫn có sự phân tầng nhất định. Những người thuộc

Lu


tầng lớp trên khá phù hợp với hình thức gia đình mới này, còn những tầng lớp

ận

nghèo phải trả giá cho sự tan vỡ hôn nhân của họ. Chẳng hạn, những phụ nữ có

án

bằng cấp và thu nhập ổn định khơng nhất thiết rơi vào hồn cảnh như vậy. Họ có

tiế

thể vẫn đi làm tạo thu nhập rồi thuê người trông con. Martine Segalen [77].

n

Những con đường để trở thành mẹ đơn thân



Ly hôn là một trong những cách nhanh nhất để biến một gia đình đầy



đủ thành một gia đình đơn thân. Như đã trình bày, sau ly hơn, nam giới có xu

m

hướng tái hôn nhiều hơn so với phụ nữ. Trong bối cảnh của các nước phương




Tây, các tác giả cho rằng, ly hôn dẫn tới nhiều sự đứt đoạn khác ngoài sự cắt

họ

đứt mối liên hệ vợ chồng, chẳng hạn như sự gián đoạn về lĩnh vực xã hội, lĩnh

c

vực tình cảm, kinh tế v.v… Đường đời của cá nhân như vậy tạo ra sự đứt
quãng, nhiều khi dẫn tới hệ quả khơng mong muốn, vì khơng phải ai cũng có
thể “làm lại cuộc đời mình” bằng việc tái hơn. Cụ thể, từ cuộc khảo sát qua
điện thoại với 321 người đã ly hôn, Claude Martin đã nêu ra một số trường
hợp như:
1. Nhóm những người mẹ đơn thân và khơng muốn tái hơn. Nhóm này dù
mong muốn có được vị thế độc lập nhưng có cảm giác khó thực hiện được.
2. Nhóm những người mẹ rơi vào hồn cảnh bấp bênh và đơn độc.

18


×