Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Bước đầu tìm hiểu về hiện tượng bà mẹ đơn thân ở Hà Nội hiệnnay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.34 KB, 82 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Gia đình là một nhân tố quan trọng trong xã hội và nền văn hóa Việt. Đối
với xã hội Việt, gia đình thực sự là tế bào của xã hội. Trong nền văn hóa Việt,
gia đình là nơi tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa nhất. Gia đình là một phần thiêng
liêng trong tâm thức của mỗi con người Việt.
Trong giai đoạn hiện nay, gia đình người Việt đang có nhiều thay đổi từ
mô hình, vai trò đến cách thức tổ chức đời sống. Trong số những thay đổi đó,
sự xuất hiện của mô hình bà mẹ đơn thân là một hiện tượng khá đặc biệt.
Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng đã xuất hiện từ khá sớm trong xã hội
Việt. Đó là những người phụ nữ có chồng mất hoặc li dị và trở thành bà mẹ
đơn thân, nuôi con một mình. Những trường hợp bà mẹ đơn thân kể trên được
người Việt chấp nhận là một gia đình khuyết và có cái nhìn cảm thông với họ.
Tuy nhiên, hiện nay đang có những trường hợp bà mẹ đơn thân mới xuất
hiện. Phần lớn những trường hợp bà mẹ đơn thân hiện nay là những trường
hợp li hôn hoặc không kết hôn. Họ là những người phụ nữ không muốn lập
gia đình, không muốn làm vợ nhưng vẫn muốn có con, muốn trở thành mẹ.
Họ còn có thể là những người phụ nữ chủ động bỏ chồng để trở thành bà mẹ
đơn thân – những trường hợp hiếm gặp trong xã hội Việt trước đây, một xã
hội vốn luôn coi trọng gia đình và tổ ấm. Những trường hợp đơn thân nói trên
trở thành một ẩn số, một hiện tượng khó giải mã trong xã hội Việt hiện nay.
Những mô hình bà mẹ đơn thân thuộc trường hợp li hôn và không kết
hôn đang xuất hiện ngày càng nhiều và dần dần lan ra thành xu hướng trong
xã hội Việt Nam, nhất là ở khu vực đô thị. Xu hướng này đang có nhiều ảnh
hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và đặt ra nhiều vấn đề xã hội
quan trọng.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Bước đầu tìm
hiểu về hiện tượng bà mẹ đơn thân ở Hà Nội” để triển khai.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Bước đầu tìm hiểu về hiện tượng bà mẹ đơn thân ở Hà Nội hiện
nay” hướng đến đối tượng chính là những bà mẹ đơn thân. Đó là những người


1
phụ nữ nuôi con một mình, không có sự xuất hiện của người đàn ông với tư
cách pháp lí là chồng , là cha.
Những trường hợp bà mẹ đơn thân xuất hiện tương đối nhiều trên khắp
đất nước, từ Bắc đến Nam, từ nông thôn đến miền núi, từ đô thị đến chốn thôn
quê. Tuy nhiên, những trường hợp đơn thân li hôn và không kết hôn thường
xuất hiện ở nơi đô thị, bởi lẽ đây là nơi tiếp thu nhanh nhất những luồng tư
tưởng mới, quan niệm sống và cách sống thoáng hơn rất nhiều so với những
vùng nông thôn còn nặng những yếu tố truyền thống.
Trong số các đô thị của đất nước, Hà Nội được coi là một đô thị nổi bật
và điển hình nhất. Với vị thế là thủ đô, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế số một của đất nước, tính chất đô thị của Hà Nội rất nổi bật. Chính vì thế,
chúng tôi chọn Hà Nội là đô thị điển hình để khảo sát về mô hình bà mẹ đơn
thân, từ đó có cái nhìn bao quát về xu hướng bà mẹ đơn thân ở nước ta hiện
nay.
3. Lịch sử nghiên cứu
Gia đình là một mảng đề tài quen thuộc trong nghiên cứu khoa học ở
nước ta, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều đề tài nghiên
cứu công phu, giá trị cao. Những nghiên cứu ấy đã dựng nên một tấm phông
khá cơ bản để nhìn nhận, nghiên cứu về vấn đề những biến đổi của gia đình
người Việt, trong đó có xu hướng bà mẹ đơn thân.
Hiện tượng bà mẹ đơn thân là một hiện tượng không mới trong xã hội
nhưng phát triển mạnh và thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu thì
chỉ mới khoảng gần chục năm gần đây. Những nghiên cứu đầu tiên về hiện
tượng này chủ yếu là của những nhà nghiên cứu xã hội học chuyên về nghiên
cứu về phụ nữ. Nhà nghiên cứu có nhiều quan tâm đến vấn đề bà mẹ đơn thân
chính là GS Lê Thi. Trong hai nghiên cứu của mình là Cuộc sống của phụ
nữ đơn thân Việt Nam và Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng, Lê Thi đã
miêu tả khá chi tiết về cuộc sống của những bà mẹ đơn thân. Tuy nhiên, hai
cuốn sách này chủ yếu thiên về nghiên cứu xã hội học, chỉ miêu tả về cuộc

sống của những bà mẹ đơn thân ở một khu vực nhất định. Không những thế,
2
đối tượng nghiên cứu của Lê Thi hướng đến khá đa dạng, cả những trường
hợp góa phụ, li hôn và không kết hôn, địa bàn khảo sát là một vùng nông thôn
với những phụ nữ là công nhân. Những nghiên cứu này vì thế không có sức
khái quát và không đóng góp nhiều cho việc nhìn nhận những bà mẹ đơn thân
ở khu vực đô thị hiện nay. Tuy nhiên, cuộc sống của bà mẹ đơn thân dù ở đâu
thì vẫn có những điểm tương đồng, những nghiên cứu của Lê Thi vừa mở ra
những khía cạnh trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân, vừa là cơ sở để nhìn
nhận, so sánh với những mô hình bà mẹ đơn thân ở đô thị.
Gia đình người Việt hiện nay có nhiều biến đổi và nhiều vấn đề khá phức
tạp. Chính vì thế, những nghiên cứu về gia đình người Việt hiện nay tương
đối nhiều và phong phú. Tiêu biểu cho những nghiên cứu này có cuốn Gia
đình người Việt ngày nay của Trương Mỹ Hoa và Lê Thi, Nghiên cứu gia
đình và giới thời kì đổi mới của Nguyễn Hữu Minh chủ biên, Nhận diện gia
đình Việt Nam hiện nay của Lê Thị Hân….Những cuốn sách này có đề cập
những vấn đề của gia đình Việt Nam hiện nay trong đó có hiện tượng bà mẹ
đơn thân. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ nói khá khái quát về sự ra đời
của hiện tượng này và một vài đánh giá về hiện tượng này đối với gia đình
người Việt. Những vấn đề thuộc về bản chất hiện tượng này vẫn chưa được
khai thác và giải mã.
Nằm trong dự án nâng cao chất lượng đời sống của những hộ bà mẹ đơn
thân của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam, một số bài báo viết về mô hình
này đã bắt đầu gợi mở những khía cạnh trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân.
Những nghiên cứu này chú trọng đến mảng xã hội học và hướng đến xây
dựng những chính sách giúp đỡ cho những bà mẹ đơn thân.
Những nghiên cứu cụ thể và sâu sát nhất với cuộc sống của những bà mẹ
đơn thân ở khu vực đô thị có lẽ là những bài viết phản ánh về xu hướng này
trên báo chí. Những bài viết có nhân chứng cụ thể, có những sự kiện có thật
đã phần nào mô tả và có những đánh giá đúng đắn về xu hướng này. Tuy chỉ

dựa vào một vài trường hợp cụ thể và những đánh giá còn sơ sài, không phải
3
là những bài nghiên cứu thực sự nhưng những bài viết ấy vẫn cung cấp nhiều
dẫn chứng, tư liệu quý cho khóa luận.
Như vậy, có thể thấy, đề tài bà mẹ đơn thân vẫn là một đè tài mới, có
nhiều mảng trống trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu dưới góc độ văn hóa
và đặt nó trong sự tương quan, so sánh với mô hình gia đình của người Việt.
Khóa luận trên cơ sở những tư liệu đã có sẽ đi sâu nghiên cứu, giải quyết vấn
đề này.
4. Giới hạn đề tài
Mô hình bà mẹ đơn thân đã xuất hiện tương đối nhiều trong xã hội Việt
ngày nay, có nhiều trường hợp khác nhau. Trường hợp bà mẹ đơn thân là góa
phụ là trường hợp đã xuất hiện từ lâu trong xã hội Việt, được xã hội chấp
nhận, có những điểm tương đồng với mô hình gia đình của người Việt, được
xem như một gia đình khuyết thành viên. Trong khi đó, những trường hợp bà
mẹ đơn thân từ nguyên nhân không lấy chồng và li hôn là những trường hợp
tương đối phức tạp, mới mẻ, lạ lẫm, từ xưa đến nay không được người Việt
chấp nhận. Những bà mẹ đơn thân thuộc hai trường hợp này đang tăng nhanh,
là bộ phận chính xu hướng bà mẹ đơn thân. Trong số những trường hợp li
hôn, chúng tôi chỉ chú ý đến những trường hợp li hôn được sự chấp thuận của
cả hai bên, người phụ nữ chủ động tiến hành li hôn, không nghiên cứu những
trường hợp bị chồng bỏ. Những trường hợp này thường có tính chất chủ động
trong mức độ tương đối của chủ thể, đi ngược lại với những quan niệm, chuẩn
mực về gia đình của người Việt, ẩn chứa nhiều vấn đề xã hội – văn hóa phức
tạp. Chính vì thế, đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở những bà mẹ
đơn thân thuộc trường hợp không lấy chồng và chủ động li hôn.
Hiện tượng bà mẹ đơn thân đã xuất hiện từ lâu trong xã hội nhưng phát
triển nhanh chóng và trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Mốc thời
gian chúng tôi đánh giá hiện tượng này trở thành xu hướng chính là đầu thế kỉ
XXI. Thời điểm này, đất nước ta đã biến đổi sâu sắc so với thời kì trước,

những hệ quả từ việc đổi mới và hội nhập với thế giới bắt đầu bén sâu vào
mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Hôn nhân - gia đình là tầng sâu và khá ổn
4
định của xã hội Việt, sự biến đổi trong xã hội cần một thời gian dài mới tác
động được đến tầng này và gây ra những biến đổi mạnh mẽ. Đầu thế kỉ XXI,
hơn mười năm sau khi đổi mới và hội nhập, những biến đổi này đã bộc lộ và
trở nên mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời và phát triển của xu hướng bà mẹ đơn
thân.
5. Mục đích nghiên cứu
Sự ra đời và phát triển của xu hướng bà mẹ đơn thân phản ánh sự thay
đổi sâu sắc và mạnh mẽ trong lòng xã hội Việt Nam. Xu hướng này kéo theo
nhiều hệ lụy về mặt xã hội mà càng theo thời gian càng thể hiện rõ nét.
Nghiên cứu về hiện tượng bà mẹ đơn thân, khóa luận sẽ chỉ rõ nguyên
nhân ra đời, hiện trạng và tác động của xu hướng này đối với văn hóa – kinh
tế - xã hội của đất nước. Từ sự phân tích toàn diện đó, người nghiên cứu có
thể đưa ra những nhận định, đánh giá về hiện tượng này, một vài kiến nghị để
hiện tượng này phát triển đúng hướng. Không những thế, từ sự tồn tại của
hiện tượng này, những tầng sâu biến đổi của văn hóa – xã hội cũng sẽ được
làm rõ, nhìn nhận và đánh giá khách quan.
6. Phương pháp nghiên cứu
Bà mẹ đơn thân không phải là một hiện tượng mới trong xã hội. Tuy
nhiên, sự phát triển mạnh mẽ và phức tạp của nó như hiện nay lại là một vấn
đề mới mẻ. Chính vì thế, nguồn tư liệu về vấn đề này tương đối hạn chế. Tuy
nhiên, để có thể một cơ sở lí luận vững chắc để có thể nhìn nhận chính xác về
một hiện tượng này, việc tổng hợp tài liệu vẫn là một phương pháp cần thiết.
Những tư liệu về gia đình, những sự thay đổi của văn hóa – xã hội, quan niệm
về hiện tượng bà mẹ đơn thân trong xã hội cũ và những chuẩn mực văn hóa
của người Việt được đúc rút từ việc tổng hợp tài liệu chính là cơ sở quan
trọng để nhìn nhận, giải thích, đánh giá hiện tượng bà mẹ đơn thân. Bên cạnh
đó, để có thể nhìn nhận, đánh giá về xu hướng này trên cơ sở đối sánh với thế

giới, khóa luận có sử dụng một số tư liệu từ những tài liệu tiếng Anh, chủ yếu
là của Mỹ và Anh.
Tuy nhiên, phương pháp tổng hợp tài liệu chỉ cung cấp một cơ sở lí luận,
không thể lột tả hiện trạng của hiện tượng, xu thế bà mẹ đơn thân. Để làm
5
được công việc này, phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp duy nhất.
Tiếp cận những bà mẹ đơn thân thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp…,
nghe những bà mẹ đơn thân chia sẻ về cuộc sống của họ chính là cách thức
hiệu quả nhất để có thể hiểu rõ về hiện tượng này. Để có thể đảm bảo tính
khách quan và chính xác, khóa luận đã sử dụng tư liệu phỏng vấn từ mười bà
mẹ đơn thân do chính người nghiên cứu tiếp cận và phỏng vấn. Những bà mẹ
đơn thân này thuộc cả hai trường hợp không kết hôn, li hôn; có cả những
trường hợp chủ động và bị động. Bên cạnh đó, để đảm bảo tư liệu phong phú,
người nghiên cứu đã tiếp cận với một số bà mẹ đơn thân đã kết hôn (trường
hợp đơn thân tạm thời) để có thể hiểu cái nhìn khách quan của những bà mẹ
đơn thân đã có cuộc sống không còn đơn thân về quãng thời gian đơn thân
của mình, về những người đang làm mẹ đơn thân.
Tuy nhiên, việc tiếp cận những bà mẹ đơn thân là một công việc tương
đối khó khăn và có nhiều vấn đề những bà mẹ đơn thân không thể chia sẻ trực
tiếp, ngại ngần trước dư luận xã hội. Chính vì thế, bên cạnh việc phỏng vấn,
để có thể hiểu rõ nhiều góc khuất trong cuộc sống của những bà mẹ đơn thân,
người nghiên cứu cố gắng tìm hiểu những diễn đàn trên mạng internet về bà
mẹ đơn thân, những tâm sự của bà mẹ đơn thân đăng tải trên các website.
Mạng internet là ảo, chia sẻ lên mạng internet - nơi không ai biết mình là ai
khiến những bà mẹ đơn thân thoải mái tâm sự. Điều này có tính hai mặt của
nó, tính chất ảo khiến những tâm sự có thể sâu sắc, nói hết những vấn đề thầm
kín, tự do bày tỏ quan điểm mà ít khi họ dám nói thẳng ngoài đời. Tuy nhiên,
tính xác thực của những tâm sự ấy thì khó mà kiểm định được. Chính vì thế,
chọn lọc tâm sự là một công việc khó khăn và cần sự tỉnh táo. Trong số đó,
câu lạc bộ Cha mẹ đơn thân của webtretho là một trong những diễn đàn

phong phú, đa chiều và đáng tin cậy về bà mẹ đơn thân, nhiều tâm sự của
những bà mẹ đơn thân trên diễn đàn này là tư liệu quan trọng đóng góp vào
khóa luận.
6
Bên cạnh đó, bà mẹ đơn thân là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm
của xã hội. Trung ương hội phụ nữ Việt Nam đã tiến hành một chương trình
nâng cao chất lượng cuộc sống của bà mẹ đơn thân dưới sự tài trợ của Phần
Lan. Để thực hiện đề án này, trung ương hội phụ nữ đã kết hợp với một số
viện nghiên cứu về phụ nữ có những điều tra xã hội học cơ bản về hiện tượng
này. Những điều tra này chủ yếu về chất lượng cuộc sống của bà mẹ đơn thân,
những mong ước, những điều thiếu thốn trong cuộc sống của họ. Những tư
liệu nghiên cứu này chưa được công bố rộng rãi và không có nhiều liên quan
đến khóa luận nhưng có những số liệu và tư liệu đóng góp trong việc dựng lên
cuộc sống của những bà mẹ đơn thân. Chính vì thế, trong bài nghiên cứu này,
người nghiên cứu có sử dụng một số số liệu và tư liệu từ đề án này.
Như vậy, có thể thấy, đề tài bà mẹ đơn thân là một đề tài mới mẻ và khá
phức tạp. Để có thể dựng nên diện mạo của hiện tượng này, bài nghiên cứu đã
sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau với mức độ khác nhau.
7. Cấu trúc khóa luận
Bài khóa luận được cấu trúc theo ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận. Phần nội dung gồm có ba chương:
Chương một: Bối cảnh văn hóa – xã hội
Chương hai: Hiện trạng mô hình bà mẹ đơn thân
Chương ba: Xu hướng bà mẹ đơn thân - ảnh hưởng và kiến nghị
B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: BỐI CẢNH VĂN HÓA - XÃ HỘI
1.Quan niệm về gia đình của người Việt
Gia đình là một thiết chế xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội
và văn hóa Việt, được ví như là tế bào của xã hội. Đối với người Việt, gia
đình thực sự là tổ ấm, có vị trí và vai trò quan trọng trong tâm thức.

1.1Khái niệm gia đình
Gia đình là một khá niệm rất gần gũi và thân quen đối với mỗi cá nhân.
Cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về gia đình mà chưa thể
thống nhất. Sự đa dạng ấy do những định nghĩa được xuất phát từ nhiều góc độ
7
khác nhau: pháp luật, xã hội, văn hóa…Không những thế, đối với những nền văn
hóa khác nhau, quan điểm về gia đình lại có những độ vênh nhất định.
Tuy có những điểm nhìn khác nhau, nhưng nhìn chung quan điểm của
các nhà nghiên cứu vẫn gặp nhau ở những khía cạnh nhất định. Về cơ bản,
các nhà nghiên cứu chấp nhận quan điểm gia đình là một thiết chế xã hội dựa
trên việc kết hợp các thành viên khác giới thông qua quan hệ hôn nhân để
thực hiện chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng…
Xuất phát từ quan điểm gia đình trên, quan niệm về gia đình của người
Việt có những bổ sung xuất phát từ đặc trưng văn hóa Việt. Đối với người
Việt, gia đình là thiết chế xã hội đóng vai trò quan trọng nhất. Luật hôn nhân
và gia đình sửa đổi, bổ sung năm 2010 định nghĩa gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan
hệ nuôi dưỡng làm phát sinh những quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ với nhau
theo quy định của bộ luật này. Như vậy, có thể thấy, một nhóm xã hội để
được công nhận là một gia đình trong luật pháp và xã hội Việt thì đầu tiên
phải có hôn nhân, các mối quan hệ khác nảy sinh từ quan hệ hôn nhân ban
đầu đó. Những nhóm xã hội không gắn kết với nhau bắt đầu từ quan hệ hôn
nhân thì không được luật pháp chấp nhận là một gia đình.
1.2 Vai trò của gia đình
Trong quan niệm của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi nền văn hóa, gia đình
có những vai trò khác nhau. Đối với người Việt, gia đình có vai trò quan trọng
và khá toàn diện trên tất cả các khía cạnh của đời sống.
1.2.1 Vai trò sinh sản và tái sản xuất ra con người và xã hội
Sinh sản là vai trò đầu tiên và cơ bản của mỗi gia đình. Vai trò sinh sản
mang đậm tính sinh học. Việc người nam và người nữ kết hợp với nhau thông

qua quan hệ hôn nhân là bước đầu tiên để dẫn đến quan hệ huyết thống. Việc
thực hiện chức năng sinh sản là để duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người
và xã hội, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển. Hoạt động sinh sản là một
hoạt động sinh học có thể diễn ra ngoài gia đình nhưng nó được xem như một
hoạt động xã hội nếu như diễn ra trong gia đình. Cả thế giới đều khuyến khích
8
con người thực hiện hoạt động sinh sản trong gia đình và hoạt động này được
xem là một vai trò sinh học, xã hội quan trọng của gia đình.
Trong văn hóa Việt, sinh sản là yêu cầu tiên quyết của mỗi gia đình.
Những gia đình không thực hiện chức năng này là rất ít, trừ khi bất khả
kháng, các trường hợp có nguyện vọng, dự định kết hôn mà không sinh con
dường như không có. Những trường hợp kết hôn mà không sinh con không
được người Việt xem là một gia đình trọn vẹn, thực sự. Hơn thế, đối với
người Việt, chức năng sinh sản là đặc quyền riêng của gia đình, hầu hết
những đứa trẻ ra đời trong xã hội Việt đều từ gia đình, sau khi có quan hệ hôn
nhân. Những trường hợp ngoại lệ bị xem là con hoang, không được xã hội
thừa nhận và đánh giá công bằng.
Đối với người Việt, vai trò sinh sản của gia đình được đánh giá cao và
những gia đình người Việt thường sinh rất nhiều con. Điều này xuất phát từ
yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Không những thế, người
Việt quan niệm con cái là phúc trời cho, càng nhiều con là nhiều phúc, việc có
con là hoàn toàn tự nhiên, không có giới hạn. Cuối cùng, yêu cầu về việc có
con trai, tổ chức xã hội theo chế độ phụ quyền chính là một nguyên nhân dẫn
đến tình trạng người Việt sinh nhiều con. Mỗi gia đình người Việt đều muốn
ít nhất phải có một người con trai, không sinh được con trai coi như phạm tội
bất hiếu với cha mẹ, tổ tông Quan niệm coi trọng con trai và phải có được ít
nhất một người con trai vẫn là quan niệm phổ biến trong xã hội Việt hiện nay,
nhất là ở khu vực nông thôn.
1.2.2 Vai trò kinh tế
Vai trò kinh tế là một trong những vai trò khá quan trọng của gia đình.

Mỗi gia đình đóng vai trò là một thành phần kinh tế, điều tiết thu và chi trong
mỗi gia đình. Gia đình không chỉ góp phần sản xuất ra sản phẩm cho nền kinh
tế mà còn là đơn vị tiêu thụ cơ bản của nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam trong một thời gian dài là nền kinh tế tiểu nông,
manh mún, sản xuất nhỏ lẻ và hiệu quả thấp. Thời kì trước đổi mới, thành
phần kinh tế đóng vai trò quan trọng và phổ biến trong nền kinh tế chính là
9
kinh tế hộ gia đình. Mỗi làng của người Việt được xem là một nền kinh tế
thực thụ, tự cung tự cấp. Gia đình đóng vai trò là một đơn vị sản xuất, tiêu
dùng và phân phối, lưu thông sản phẩm hàng hóa.
Trong xu hướng hiện nay, kinh tế gia đình vẫn là một lựa chọn nhiều
người Việt yêu thích vì nó đảm bảo được sự tin tưởng. Nhiều mô hình công ti
là kinh tế gia đình. Khi có việc cần nhân lực, người ta vẫn thường ưu tiên
người trong gia đình và họ hàng. Tuy nhiên, vai trò kinh tế của gia đình đã
giảm sút khá nhiều so với trước.
1.2.3 Vai trò xã hội hóa con người
Mỗi cá nhân sinh ra, môi trường đầu tiên mà họ tiếp xúc chính là gia
đình. Những hoạt động xã hội đầu tiên mà con người có thể thực hiện được là
từ sự chỉ bảo của những thành viên trong gia đình. Khi cá nhân càng lớn, vai
trò này của gia đình giảm bớt đi, thay vào đó là sự kết hợp với những nhân tố
khác để đảm bảo xã hội hóa con người một cách hiệu quả nhất. Trên thế giới,
dù vai trò xã hội hóa của con người ở mỗi nền văn hóa có mức độ đậm nhạt
khác nhau thì sự ảnh hưởng của gia đình đối với sự phát triển của mỗi cá nhân
vẫn là điều được tất cả công nhận.
Trong quan niệm của người Việt, giáo dục gia đình đóng vai trò hết sức
quan trọng. Xã hội hóa con người trong xã hội trước đây hầu như do gia đình,
mà cụ thể là người phụ nữ đảm nhận như trong câu tục ngữ “con hư tại mẹ,
cháu hư tại bà” đã từng đúc kết. Từ khi lọt lòng, đứa trẻ được giáo dục từ lời
ru của mẹ, sự chỉ bảo trong cách thức đi đứng, nói năng và những việc làm
đầu tiên. Việc học hành trong xã hội xưa cũng chủ yếu là cha dạy con, anh

dạy em. Trong xã hội Việt, gia đình đóng vai trò là trường học đầu tiên giáo
dục tri thức, nhân cách con người, đặc biệt là giáo dục các giá trị truyền
thống.
Hiện nay, vai trò xã hội hóa con người của gia đình đã giảm sút so với
trước đây. Vai trò xã hội hóa này được giao cho trường học và xã hội nhiều
hơn, gia đình chỉ đóng vai trò định hướng và theo dõi. Trong nhiều trường
10
hợp, có những gia đình đã bỏ lửng hoàn toàn vai trò này, gây nên những hậu
quả nghiêm trọng đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của cá nhân.
1.2.4 Vai trò tình cảm
Gia đình là một thiết chế xã hội mà mỗi cá nhân sẽ gắn bó trong một
khoảng thời gian nhất định, có khi là cả cuộc đời. Mối liên hệ hôn nhân và
huyết thống khiến những cá nhân trong gia đình có tình cảm sâu nặng và giúp
đỡ nhau trong cuộc sống. Dù ở nền văn hóa nào, tình cảm gia đình vẫn là yếu
tố được đề cao và gia đình có chức năng như một chỗ dựa tinh thần cho mỗi
cá nhân.
Trong xã hội Việt, với vị trí quan trọng của gia đình, mối liên hệ tình
cảm giữa các cá nhân trong gia đình càng chặt chẽ và bền vững hơn. Gia đình
đóng vai trò như tổ ấm, là nơi con người có thể trở về và tìm được sự bình
yên sau bao nhiêu sóng gió ngoài cuộc đời. Dù mỗi cá nhân có phạm bao
nhiêu lỗi lầm gia đình vẫn có thể bao dung và tha thứ khi cá nhân ấy quay về.
Tình cảm gia đình trong gia đình người Việt còn thể hiện ở sự quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Cha mẹ có sẽ yêu
thương, quan tâm, chăm sóc và có ảnh hưởng lớn mọi quyết định trong cuộc
đời con cái cho dù khi con cái đã trưởng thành và không còn sống cùng bố
mẹ. Con cái sẽ phụng dưỡng và chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ về già. Sự chăm
sóc lẫn nhau giữa các thành viên hoàn toàn tự nguyện và sâu sắc.
Trong xu thế hiện nay, tình cảm gia đình của người Việt đã phần nào
phai nhạt. Trong nhiều gia đình, cha mẹ và con cái mỗi người một thế giới
riêng, sự quan tâm chăm sóc chuyển thành đảm bảo cuộc sống tài chính đầy

đủ cho con mà thôi. Đạo đức gia đình cũng xuống cấp nghiêm trọng, những
trường hợp cha mẹ ngược đãi con cái, con cái đối xử tàn bạo với cha mẹ hay
thậm chí là con giết cha, mẹ giết con…xảy ra ngày càng nhiều với hình thức
ngày càng dã man hơn. Điều này có thể gây nên những hệ lụy đau đớn trong
xã hội về lâu dài.
1.2.5 Vai trò tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi
cá nhân. Tuy nhiên, không phải gia đình ở tất cả các nền văn hóa đều có vai
11
trò tín ngưỡng. Đối với người Việt, vai trò tín ngưỡng của gia đình thể hiện
khá rõ nét.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng có vai trò và sự tham gia
rất lớn của gia đình. Dù là thờ cúng tổ tiên trong gia đình, trong dòng họ thì
vai trò của gia đình vẫn là quan trọng nhất. Gia đình là cơ sở ra đời, chủ thể
thực hiện và duy trì tín ngưỡng này trong nền văn hóa Việt.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vai trò tín ngưỡng của người Việt
còn thể hiện ở việc người Việt thường theo tín ngưỡng, tôn giáo theo tính chất
gia đình. Các gia đình Việt thường theo chung một tín ngưỡng, tôn giáo và
niềm tin trong họ khá giống nhau.
12
1.3 Sự hình thành và phát triển của gia đình người Việt
Theo những bằng chứng khảo cổ học, gia đình người Việt ra đời từ thời
kì đồ đá, cách nay khoảng 30.000 đến 6.000 năm. Thời kì này, gia đình người
Việt theo chế độ mẫu hệ, con cái chỉ biết đến mẹ. Cơ cấu gia đình thời kì này
tương đối nhỏ, mỗi gia đình chỉ khoảng bốn đến năm thành viên.
Thời kì Hùng Vương, từ nửa đầu thiên niên kỉ II TCN đến năm 179
TCN, gia đình người Việt bắt đầu bước vào quá trình ổn định. Theo các tư
liệu khảo cổ, các gia đình Việt thời kì này có cơ cấu tương đối, từ bốn đến
năm người ở quận Giao Chỉ và khoảng bảy đến tám người ở quận Cửu Chân.
Gia đình thời kì này có tính chất mẫu hệ và phụ hệ xen lẫn nhau.

Bước sang thời kì Bắc thuộc (từ năm 179TCN đến năm 938), gia đình
người Việt chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Hán. Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên ở thời kì này định hình rõ nét đã chứng tỏ sự phát triển và tương đối ổn
định của văn hóa gia đình. Tính chất phụ hệ trong gia đình thời kì này đã
tương đối trội hơn tính chất mẫu hệ.
Kết thúc thời kì Bắc thuộc, chuyển sang thời kì phong kiến (từ năm 938
đến nửa đầu thế kỉ XIX), gia đình người Việt có những bước chuyển biến lớn,
đánh dấu văn hóa gia đình bắt đầu định hình rõ nét, tính chất phụ quyền trong
gia đình và xã hội ngày càng sâu sắc. Vị trí của người phụ nữ trong gia đình
bị xem nhẹ, người đàn ông có quyền lấy năm thê bảy thiếp nhưng người phụ
nữ thì chỉ được phép thờ một chồng, không có quyền tái giá khi chồng đã
chết. Gia đình người Việt thời kì này được tổ chức chủ yếu theo mô hình gia
đình truyền thống, thường là ba thế hệ cũng chung sống. Luật pháp và chuẩn
mực xã hội quy định rõ ràng nghĩa vụ, trách nhiệm của từng cá nhân trong gia
đình để đảm bảo gia đình êm ấm, ổn định. Đây cũng là cơ sở quan trọng đảm
bảo sự ổn định cho xã hội.
Từ nửa cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, nước ta ở trong thời kì Pháp
thuộc, xã hội và gia đình có những bước chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc.
Mô hình gia đình hạt nhân bắt đầu ra đời cùng với những gia đình Việt -
Pháp, vai trò của người phụ nữ trong gia đình dần được nâng cao, tự do hôn
13
nhân bắt đầu được công nhận. Tuy nhiên, thời kì này cũng đánh dấu nhiều
vấn đề tiêu cực của văn hóa gia đình như tư tưởng ngoại tình, tình nghĩa gia
đình xuống cấp.
Từ năm 1945 đến năm 1986, gia đình người Việt luôn đồng hành cùng
những cuộc kháng chiến của dân tộc. Gia đình thường li tán nhưng tình cảm
gia đình vẫn được ổn định và đề cao, là động lực để mọi thành viên cố gắng
chiến đấu. Văn hóa gia đình thời kì này về cơ bản biến đổi chậm vì mọi
nguồn lực đều giành cho hai cuộc chiến đấu của dân tộc.
Sau khi đất nước tiến hành đổi mới năm 1986, văn hóa – xã hội nói

chung và gia đình nói riêng đã trải qua nhiều biến động, nhiều đổi thay lớn.
Mô hình gia đình hạt nhân dần thành mô hình gia đình phổ biến trong xã hội,
gia đình bình đẳng và hôn nhân một vợ một chồng được luật pháp bảo vệ và
công nhận. Gia đình người Việt cho đến nay vẫn đang trong quá trình biến đổi
nhanh chóng.
1.4 Những giá trị văn hóa nổi bật của gia đình người Việt
Gia đình là một thành phần văn hóa quan trọng trong văn hóa Việt Nam,
văn hóa gia đình có những đóng góp to lớn đối với nền văn hóa nói chung.
Trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, gia đình người Việt đã đúc kết
những giá trị văn hóa độc đáo, giá trị cao.
Không gian cư trú của gia đình chính là ngôi nhà. Đối với người Việt, từ
“nhà” đồng nghĩa với từ “gia đình”. Ngôi nhà truyền thống của người Việt
chính là ngôi nhà ba gian hai chái. Đặc điểm nổi bật của mô hình nhà ở này là
gần gũi với tự nhiên, thuận theo quy luật phong thủy. Nhà được xây dựng từ
những vật liệu tự nhiên, linh hoạt và hài hòa trong thiết kế bình đồ. Ngôi nhà
của người Việt rất đa năng, không chỉ để cư trú mà còn phục vụ tín ngưỡng và
hoạt động kinh tế. Điểm đáng lưu ý nhất trong ngôi nhà của người Việt là
thiết kế chỉ có một cửa chính ra vào ở chính giữa phòng khách, không gian
riêng của mỗi cá nhân hầu như không có và không đảm bảo vì các gian
thường chỉ được ngăn bằng phiên nứa hay tường đất. Chính vì thế, các thành
viên trong gia đình thường xuyên gặp gỡ nhau, hoạt động của mỗi thành viên
14
trong gia đình đều nằm trong tầm kiểm soát của những thành viên khác. Đây
là sự thể hiện rõ nét của tính cộng đồng và sự quan tâm, gần gũi của những
thành viên trong gia đình với nhau.
Bên cạnh ngôi nhà, một giá trị văn hóa quan trọng của gia đình chính là
bữa cơm gia đình. Trong bữa cơm, cơ cấu bữa ăn thường là cơm – rau – cá.
Trong gia đình người Việt trước đây, hầu hết các bữa cơm họ đều ăn ở nhà,
cùng tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nếu không có lí do chính đáng là
ăn ở làng, các dịp công buổi của họ hàng thì họ không vắng mặt trong bữa

cơm gia đình. Bữa cơm là thời điểm mọi thành viên trong gia đình gặp nhau
đầy đủ và sau bữa cơm là thời gian để mọi thành viên thảo luận về những vấn
đề trong cuộc sống. Một bữa cơm hội tụ rất nhiều quy tắc ứng xử thể hiện văn
hóa gia đình của người Việt. Bữa cơm chỉ được bắt đầu khi đầy đủ mọi thành
viên, mọi người phải chờ đầy đủ gia đình thì mới ăn. Trước khi ăn,người nhỏ
tuổi trong nhà sẽ so đũa, mời mọi người mời cơm,mời từ người nhiều tuổi
nhất đến người ít tuổi nhất. Khi ăn, người ta thường gắp miếng ngon để mời
nhau, hạn chế nói chuyện khi ăn. Kết thúc bữa cơm, người ít tuổi sẽ mời tăm
người lớn tuổi.
Giá trị văn hóa quan trọng và nổi bật nhất của gia đình chính là tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Người Việt thờ rất nhiều vị thần trong gia đình, tùy
thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình. Thông thường, những vị thần thường
được thờ cúng bao gồm ông công ông táo, thần tài, phật bà quan âm, trời, Bác
Hồ, ông thiện ông ác, đương niên hành khiển, tiền chủ và thần Hổ. Bên cạnh
những vị thần ấy, đối tượng quan trọng nhất được thờ trong nhà chính là tổ
tiên của gia chủ. Thông thường, người Việt thờ tổ tiên ba đời hoặc năm đời.
Mỗi gia đình Việt đều có bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang nghiêm nhất
trong nhà. Bàn thờ thường có bốn lớp. Lớp ngoài cùng là một chiếc ỷ môn,
thường được buông xuống để đảm bảo sự kín đáo. Lớp thứ hai là một chiếc
phản dùng để đồ ăn mặn. Lớp thứ ba trên bàn thờ là hương án, bày đồ tế tự.
Thông thường, những đồ tế tự này bao gồm đôi hạc, đèn, nến, bát hương, lọ
15
hoa…Những vị thần được thờ trong nhà không phải là tổ tiên thì được tại vị ở
đây. Lớp cuối cùng trên bàn thờ là bài vị của tổ tiên.
Sự hiện diện của tổ tiên chính là một phần của gia đình – những người đã
quan đời. Người nam trong gia đình, thường là người bố và con cả là người
đảm nhận chính việc thờ cúng tổ tiên. Thông thường, người ta thờ cúng tổ
tiên vào ngày tế, ngày giỗ, ngày sóc, ngày vọng, những khi có biến động lớn
trong cuộc sống của những thành viên trong gia đình, trước khi đi xa và sau
khi đi xa trở về nhà….Lễ vật dâng lên bàn thờ tổ tiên thường là rượu, nước lã,

trầu cau và mâm cơm, con gà hoặc hoa quả. Việc thờ cúng tổ tiên tạo một
niềm tin tâm linh mạnh mẽ cho mỗi thành viên trong gia đình.
Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, truyền thống yêu thương, quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau giữa những thành viên trong gia đình là một giá trị to lớn
của gia đình. Trong gia đình, thế hệ trên sẽ yêu thương, chăm sóc,lo lắng cho
thế hệ dưới. Sự quan tâm, chăm sóc ấy không dừng lại khi thế hệ dưới đã
trưởng thành mà tiếp nối cho đến khi thế hệ trên kết thúc cuộc đời. Thế hệ
trên sẽ đóng vai trò quan trọng trong mọi quyết định lớn trong cuộc đời con
cháu họ, thậm chí là định đoạt những gì mà họ nghĩ là tốt nhất mà không cần
ý kiến của con cháu. Thế hệ dưới khi trưởng thành sẽ lo lắng, phụng dưỡng,
chăm sóc thế hệ trên để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục. Họ thường
sống cùng thế hệ trên và chăm sóc cho thế hệ trên hàng ngày. Sự chăm sóc
không chỉ thể hiện ở việc nuôi dưỡng mà còn quan tâm đến mọi vấn đề của họ
khi họ đã già yếu.
Trong văn hóa tổ chức gia đình, gia đình người Việt được tổ chưc theo
mô hình phụ quyền với nhiều thế hệ cùng chung sống. Đây là kiểu gia đình
truyền thống của người Việt, thường là ba, bốn thế hệ cùng chung sống. Kiểu
tổ chức gia đình này cho thấy người Việt coi trọng gia đình, coi trọng tình
thân và sự quay quần của mọi thành viên. Sự chung sống này là một điều kiện
cơ bản để có thể làm nên mối dây liên hệ chặt chẽ giữa mọi thành viên trong
gia đình.
16
Trong đại gia đình ấy của người Việt, người nắm giữ quyền quyết định
mọi vấn đề lớn và tổ chức mọi hoạt động trong gia đình, chi phối các thành
viên khác là người đàn ông chủ gia đình. Người đàn ông sẽ là người phân
công lao động trong gia đình, quyết định những vấn đề lớn trong nhà và của
mỗi thành viên mà không cần sự bàn bạc, các thành viên phải chấp thuận
quyết định ấy.
Tuy nhiên, trong tổ chức gia đình của người Việt, người phụ nữ không
phải không có một vai trò nhất định. Dù ở bề nổi, họ không có nhiều quyền

hành nhưng họ chính là linh hồn, là người giữ gìn gia đình theo đúng như tinh
thần của câu tục ngữ “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã đúc kết. Người
phụ nữ là người nắm giữ tài chính và cân đối thu chi trong gia đình, là người
chăm lo cho cuộc sống cho mọi thành viên khác, là chỗ dựa tinh thần cho mọi
thành viên trong gia đình….Đó chính là sức mạnh ngầm của người phụ nữ
trong gia đình.
Trên đây, chúng tôi đã phân tích những giá trị văn hóa nổi bật của gia
đình Việt. Những giá trị này được định hình trong quá trình tồn tại và phát
triển lâu dài của gia đình Việt, trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi để chắt lọc
nên những tinh hoa ấy. Những giá trị ấy là mảng tươi sáng và đáng trân trọng
nhất của văn hóa gia đình, đóng góp tích cực vào văn hóa dân tộc. Cùng với
thời gian, những giá trị trên đang trải qua những biến đổi nhưng nhìn chung
vẫn giữ được những cái cốt lõi và tinh hoa của nó.
2. Xu hướng bà mẹ đơn thân
2.1. Định nghĩa
Hiện tượng bà mẹ đơn thân là một hiện tượng không còn mới mẻ trên thế
giới nhưng khá lạ lẫm với xã hội Việt. Chính vì thế, khái niệm này còn gây
nhiều tranh cãi. Sự ra đời của khái niệm bà mẹ đơn thân là kết quả việc dịch
ra Việt của khái niệm single mothers trong tiếng Anh. Đây là khái niệm chính
thống trên thế giới về hiện tượng này. Đây là hiện tượng những người phụ nữ
tự nuôi con một mình, có thể là con nuôi hoặc con đẻ, không cần đến người
đàn ông với vai trò là cha của đứa trẻ. Người đàn ông này không có vai trò
17
pháp lí hợp pháp là chồng trong gia đình, không thường xuyên có mặt trong
gia đình mà có thể chỉ thỉnh thoảng xuất hiện như một vị khách và không
đóng vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ đứa trẻ. Như vậy, hiện tượng bà mẹ
đơn thân hoàn toàn phân biệt với mô hình gia đình bình thường và những gia
đình tái hôn, những gia đình có người chồng do đặc thù công việc, không
thường xuyên có mặt ở nhà.
Trong những cuốn sách và bài báo đầu tiên viết về hiện tượng này, các

nhà nghiên cứu sử dụng cách gọi “phụ nữ đơn thân” thay vì bà mẹ đơn thân.
Có thể coi là cách gọi chính thống trong nghiên cứu về hiện tượng này ở Việt
Nam hiện nay. Những nhà nghiên cứu sử dụng cách gọi này xuất phát từ quan
điểm đã bén rễ sâu trong văn hóa Việt là gia đình phải có đầy đủ cha và mẹ,
khuyết một thành viên không thể xem là gia đình. Nhưng cách gọi “phụ nữ
đơn thân” không nhấn mạnh đến tính chất “nuôi con một mình” của người
phụ nữ, có thể gây nhầm lẫn với những trường hợp phụ nữ độc thân. Không
những thế, cách gọi “bà mẹ đơn thân” sát với quan điểm chính thống của thế
giới và lột tả chính xác bản chất của hiện tượng này. Trong xã hội, trên những
diễn đàn, những bài báo, bà mẹ đơn thân vẫn là khái niệm được sử dụng phổ
biến hơn. Hiện tượng này là một hiện tượng xã hội, nên chấp nhận cách gọi
phổ biến trong xã hội. Chính vì thế, chúng tôi sử dụng khái niệm bà mẹ đơn
thân trong bài nghiên cứu này và tạm đưa ra một định nghĩa cơ bản về hiện
tượng này như sau:
“Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội, một mô hình tổ chức cuộc
sống của một nhóm xã hội. Trong mô hình này, chỉ có sự tồn tại của hai nhân
tố là người mẹ và đứa con, hoàn toàn thiếu vắng người cha với tư cách pháp
lí hợp lí. Những vai trò về kinh tế, nuôi dạy con cái của người cha có thể
không được thực hiện hoặc thực hiện trong một giới hạn hết sức hạn chế”
2.2 Phân loại mô hình bà mẹ đơn thân
Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng mới trong xã hội Việt và cho đến nay
chưa có một nghiên cứu nào khoa học về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện tượng
này vẫn diễn ra và ngày càng phổ biến, phức tạp. Chính vì thế, phân loại hiện
18
tượng bà mẹ đơn thân là một việc làm cần thiết để nhận diện đúng đắn về vấn
đề này.
2.2.1 Đơn thân chủ động và đơn thân bị động
Chủ thể của mô hình bà mẹ đơn thân chính là người mẹ. Tùy thuộc vào
mức độ chủ động của người mẹ, có hai loại hình đơn thân là đơn thân chủ
động và đơn thân bị động.

Những mô hình bà mẹ đơn thân chủ động là mô hình người mẹ chủ động
có con và nuôi con một mình. Tính chủ động này có thể quyết định bằng việc
có mối quan hệ pháp lí vợ chồng với cha của đứa trẻ hay không.
Đơn thân chủ động là một hiện tượng tương đối mới mẻ trong xã hội
Việt. Đó là những trường hợp người phụ nữ xác định không cần chồng, muốn
có con và nuôi con một mình. Họ chủ động trong việc có con và nuôi con một
mình ngay từ đầu. Số lượng những trường hợp đơn thân chủ động hoàn toàn
như trên không nhiều nhưng vẫn tồn tại. Đó có thể là những người phụ nữ quá
lứa lỡ thì hoặc có lí do nào đấy không thể đảm nhận vai trò làm vợ, họ quyết
định tìm một người con, có thể con đẻ hoặc con nuôi để nuôi dưỡng cho cuộc
sống đỡ cô quạnh và nương tựa lúc tuổi già. Những trường hợp này tương đối
dễ hiểu. Tuy nhiên, có những trường hợp mà cho đến nay vẫn là cú sốc đối
với xã hội. Đó là những người phụ nữ hoàn toàn có đủ khả năng và tiêu chuẩn
để làm vợ, làm mẹ nhưng họ sợ kết hôn, sợ làm mẹ và sợ ràng buộc gia đình.
Quan niệm về hôn nhân, gia đình của những người phụ nữ trong trường hợp
thứ hai đã thay đổi hoàn toàn so với quan điểm truyền thống của người phụ
nữ Việt về hôn nhân gia đình. Đây là hệ quả của sự đề cao cá nhân một cách
thái quá. Không những thế, khi địa vị và sự nhận thức của phụ nữ trong xã hội
được đề cao, một bộ phận trong số họ bắt đầu có suy nghĩ lệch lạc về vị trí
của mình, quyền của mình, coi nhẹ gia đình.
Những trường hợp bà mẹ đơn thân bị động là những trường hợp người
phụ nữ bị động trong việc nuôi con một mình.
Những trường hợp rõ ràng nhất về trường hợp đơn thân bị động là những
người phụ nữ có chồng mất, trở thành góa phụ và nuôi con một mình. Ngoài
19
ra, những người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ, li dị cũng là những phụ nữ rơi vào
tình trạng bà mẹ đơn thân bị động.
Tuy nhiên, sự phân biệt hiện tượng đơn thân chủ động và bị động chỉ là
tương đối, có những trường hợp ranh giới này tương đối mờ nhạt. Có những
trường hợp sự chủ động là kết quả từ nhiều sự bị động trước đó. Đó là trường

hợp phụ nữ không chủ động có con nhưng chủ động nuôi con một mình.
Những trường hợp này thường rơi vào những trường hợp cô gái lỡ có thai bị
cha đứa trẻ không thừa nhận và họ quyết định sinh con và nuôi con một mình.
Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng
chóng mặt ở giới trẻ hiện nay, sự thay đổi quan niệm về tình dục trong giới
trẻ. Họ không chủ động có con và dự định sẽ sinh con và nuôi con một mình
mà bị bắt chọn lựa giữa con đường nuôi con một mình, bỏ con hoặc tìm một
người chồng khác nào đó để lừa dối. Và nuôi con một mình là một trong
những giải pháp cuối cùng đó. Bên cạnh đó, có những trường hợp người phụ
nữ không chấp nhận người chồng hợp pháp hiện tại của mình, quyết định li
hôn và nuôi con một mình. Tuy nhiên, việc họ chủ động li hôn cũng xuất phát
từ sự không thể chịu đưng và níu kéo được nữa, việc li hôn gần như là giải
pháp cuối cùng bởi đã là phụ nữ không ai không mong muốn một gia đình
hạnh phúc, con cái được sống trong tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ. Họ li
hôn với suy nghĩ như thế thì cuộc sống sẽ hạnh phúc và nhẹ nhàng hơn. Tỉ lệ
những trường hợp bà mẹ đơn thân không chấp nhận cam chịu như trên đang
ngày càng tăng lên, phản ánh những sự thay đổi trong quan niệm về gia đình
của người phụ nữ. Những trường hợp như trên rất ít tồn tại trong xã hội cũ
nhưng đang ngày càng tăng lên trong xã hội hiện đại cho thấy giới hạn của sự
cam chịu của người phụ nữ đã giảm đi nhiều, không cam chịu và giữ gia đình
bằng mọi giá như trước, họ nhận thức rõ về quyền được hạnh phúc của mình
và hạnh phúc không nhất thiết là gia đình.
2.2.2 Đơn thân từ đầu và đơn thân thứ phát
Đơn thân từ đầu và đơn thân thứ phát được xác định dựa vào việc người
phụ nữ có chồng, cha hợp pháp của đứa trẻ từ khi bắt đầu sinh con và nuôi
20
con không. Người chồng trong trường hợp này có thể không phải là cha đẻ
của đứa trẻ nhưng vẫn có vai trò là cha hợp pháp của đứa trẻ trong một thời
gian nào đó, dù rất ngắn. Việc phân biệt theo tiêu chí này là hoàn toàn rạch ròi
và dễ phân biệt.

Trường hợp đơn thân từ đầu có thể kể đến là những người phụ nữ không
lấy chồng, mang thai và sinh con, nuôi con một mình từ đầu. Bên cạnh đó, có
một bộ phận những phụ nữ sau khi đã lấy chồng và không hạnh phúc, họ li dị
khi cả hai chưa có con chung. Sau đó, người phụ nữ sau một lần đổ vỡ không
muốn đi bước nữa mà kiếm một người con và nuôi con một mình. Người phụ
nữ trong trường hợp này sinh con, bắt đầu quá trình làm mẹ đơn thân nuôi con
sau khi hai người đã hoàn toàn li dị hoặc người chồng đã chết. Trong trường
hợp cha của đứa trẻ là người chồng trước của người phụ nữ này thì vẫn thuộc
trường hợp đơn thân từ đầu.
Những trường hợp đơn thân thứ phát là người phụ nữ đã từng có chồng
và cha đứa trẻ hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định, dù rất ngắn
ngủi.Chính vì thế, những phụ nữ thuộc trường hợp đơn thân thứ phát phải
từng kết hôn, đứa con ra đời hoặc được nhận về nuôi trước thời điểm làm mẹ
đơn thân. Sau đó, có thể vì người chồng qua đời hoặc vì li hôn, người phụ nữ
quyết định nuôi con một mình thì họ là những người thuộc trường hợp đơn
thân thứ phát.
21
2.2.3 Theo tình trạng hôn nhân
Mô hình bà mẹ đơn thân có liên quan mật thiết với tình trạng hôn nhân,
chính vì thế phân loại theo tình trạng hôn nhân là một cách phân loại có cơ sở.
Đây cũng là cách mà các nhà nghiên cứu trên thế giới áp dụng phổ biến nhất
khi nghiên cứu hiện tượng này. Theo cách phân loại này, có ba trường hợp là
không kết hôn, li hôn và góa phụ.
2.2.3.1 Không kết hôn
Những phụ nữ làm mẹ đơn thân không kết hôn là những người làm mẹ
đơn thân trong thời điểm không hề có quan hệ hôn nhân với bất kì ai. Đây là
những người phụ nữ không thể hoặc không muốn đảm nhận vai trò làm vợ
nhưng họ vẫn có nhu cầu làm mẹ nên xin một đứa con về nuôi hoặc cố gắng
kiếm con với những người đàn ông. Những trường hợp phụ nữ sinh con hoặc
xin con nuôi sau khi chồng đã qua đời hoặc khi hai người đã li hôn cũng được

xếp vào trường hợp này.
2.2.3.2 Li hôn
Trong trường hợp người phụ nữ đã từng kết hôn, việc họ làm mẹ đơn
thân hầu hết là do bất đắc dĩ. Trong trường hợp đã kết hôn, người phụ nữ có
thể làm mẹ đơn thân trong thời gian hôn thú hoặc sau thời gian hôn thú. Có
những người phụ nữ có con trong thời kì kết hôn và sau khi li hôn, họ nuôi
con một mình. Nhưng có những trường hợp sau khi li hôn hoặc người chồng
qua đời mà chưa có con, họ không muốn gắn kết cuộc đời với ai nữa nên
kiếm con và nuôi con một mình.
2.2.3.3 Góa phụ
Góa phụ là hình thức bà mẹ đơn thân xuất hiện đầu tiên trong xã hội. Sau
khi người chồng qua đời, nếu hai người đã có con, người phụ nữ khi ấy sẽ trở
thành bà mẹ đơn thân nuôi con một mình.
2.2 Sự phát triển của mô hình bà mẹ đơn thân trên thế giới
Bố mẹ đơn thân là một hiện tượng tồn tại từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên,
hiện tượng này chỉ tồn tại lẻ tẻ, không phổ biến, chính vì thế không nhận được
sự quan tâm nhiều của xã hội và những nhà nghiên cứu. Hiện tượng này phát
22
triển mạnh mẽ và bắt đầu trở thành một xu hướng từ những năm 1960, bắt đầu
từ nước Mỹ. Cho đến nay, đây vẫn là nơi xu hướng này phát triển nở rộ nhất.
Theo thống kê của tổ chức United States Census, tổ chức phụ trách điều
tra dân số ở Mỹ, vào những năm 1960, tỉ lệ bố mẹ đơn thân ở Mỹ chỉ chiếm
9% số gia đình ở Mỹ nhưng đến 2000, con số này đã tăng lên đến 28%, trong
đó 11% là chưa kết hôn, 15.6% đã ly hôn, chỉ có 1.2% là góa. Thời kì này,
36% trẻ em được sinh ra ở Mỹ là từ những bà mẹ chưa kết hôn. Đến năm
2007, 13.7 triệu gia đình ở Mỹ là gia đình bố mẹ đơn thân, số gia đình dạng
này này chiếm 27% tổng gia đình ở Mỹ vào năm 2010.
Mở rộng ra một số quốc gia khác, năm 2003, tỉ lệ bố mẹ đơn thân ở Úc là
14%. Từ năm 2001, 31% những trẻ sơ sinh ra đời ở nước này là từ những bà
mẹ chưa kết hôn. Tại Anh, số gia đình đơn thân chiếm 21% số gia đình ở

nước này, trong đó khoảng từ 8 – 11% số gia đình này là bố đơn thân. Tại
Nam Phi, có đến 9 triệu trẻ em, tương đương 48% số trẻ em của nước này lớn
lên mà không biết mặt cha mặc dù phần lớn trong số đó là cha đứa trẻ còn
sống. Con số này vào năm 1996 chỉ là 40%.
Theo phân tích của những chuyện gia xã hội học, khu vực có tỉ lệ bố mẹ
đơn thân nhiều nhất trên thế giới là Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh,
Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Đối với Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ và
Châu Đại Dương nguyên nhân hiện tượng này nở rộ tương đối giống nhau.
Đây là các khu vực có quan điểm về tình dục khá thoáng, hôn nhân, gia đình
không phải là nhân tố được coi trọng cao. Mối liên hệ giữa cá nhân và gia
đình ở những khu vực này khá lỏng lẻo, thời gian cá nhân giành cho gia đình
khá ít, gia đình không đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ
cá nhân. Chính vì thế, quan điểm sống không cần gia đình ở những quốc gia
này là việc hoàn toàn bình thường, gia đình không có vai trò quan trọng đối
với xã hội. Bên cạnh đó, những khu vực này tôn trọng chủ nghĩa cá nhân, các
cá nhân được phép sống theo sở thích của mình mà ít khi phải chịu sự phán
xét của cộng đồng, dư luận. Mỗi cá nhân có thể không kết hôn hoặc kết hôn
và li hôn nhiều lần mà không bị cộng đồng lên án, kì thị.
23
Riêng đối với Châu Phi, nguyên nhân tỉ lệ mô hình bố mẹ đơn thân cao
tương đối khác với những khu vực trên. Đây là khu vực có trình độ kinh tế và
trình độ phát triển thấp nhất thế giới khiến chất lượng cuộc sống và trình độ
nhận thức của người dân cực kì thấp. Thêm vào đó, dịch bệnh mà nhất là HIV
đang hoành hành ở khu vực này cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân
Châu Phi mỗi năm. Theo thống kê của WTO, khu vực nam sa mạc Sahara
thuộc Châu Phi có 24.4 triệu người sống chung với HIV, chiếm 80% số ca
nhiễm HIV của toàn thế giới. Phần lớn số trường hợp nhiễm HIV là nam giới.
Chính từ những nguyên nhân đó đã khiến nam giới ở Châu Phi có tuổi thọ rất
thấp, dưới 50 tuổi. Cộng với chế độ phân biệt chủng tộc và sự đề cao đàn ông
ở châu lục này, những mô hình gia đình đơn thân nở rộ là điều dễ hiểu.

Trong số những khu vực có tỉ lệ mô hình bố mẹ đơn thân cao trên thế
giới, Mỹ Latinh, Nam Phi và Thụy Điển là khu vực có tỉ lệ đơn thân không
hôn nhân cao nhất. Sự phát triển cao, tốc độ đô thị hóa nhanh và sự tôn trọng
quyền phụ nữ một cách tuyệt đối ở những quốc gia này được xem là những
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.
Đối lập với những khu vực trên, Châu Á và Trung Đông là hai khu vực
có tỉ lệ bố mẹ đơn thân thấp nhất thế giới. Nền văn hóa của hai khu vực này
rất coi trọng nhân tố gia đình, còn tồn tại nhiều yếu tố truyền thống và kìm
hãm sự tự do cá nhân. Những cá nhân đến với mô hình bố mẹ đơn thân không
từ con đường góa bụa sẽ bị xã hội kì thị, lên án và xem đó là một điều lạ lùng.
Bên cạnh đó, quan điểm về tình dục ở khu vực này dù đã có những sự nhân
nhượng nhất định nhưng nhìn chung vẫn còn khắt khe. Những nhân tố trên đã
góp phần kìm hãm sự phát triển của mô hình bố mẹ đơn thân ở khu vực này.
Như vậy, có thể thấy, xu hướng bố mẹ đơn thân là một xu hướng không
mới mẻ trên thế giới, nó đã trải qua một quá trình phát triển một cách nhanh
chóng từ những năm 1960 đến nay. Xu hướng này ngày càng có xu hướng lan
rộng và tăng nhanh trên toàn thế giới trong thời gian gần đây.
Trong xu hướng bố mẹ đơn thân, phần lớn những trường hợp rơi vào bà
mẹ đơn thân, số lượng bố đơn thân chiếm tỉ lệ rất thấp. Theo thống kê, 84%
24
số trường hợp bố mẹ đơn thân của nước Mỹ trong năm 2007 là bà mẹ đơn
thân. Ở một số quốc khác, con số này còn cao đến mức báo động. Tại nước
Úc, theo một cuộc điều tra dân số năm 2001, 91% phụ nữ đảm nhận việc nuôi
con sau các vụ li hôn ở nước này. Điều này xuất phát từ sự khác nhau giữa hai
giới. Người phụ nữ có khả năng thực hiện việc sinh con và nuôi con một mình
một cách dễ dàng trong khi người đàn ông muốn thực hiện điều này cần sự
phối hợp rất lớn từ người phụ nữ, họ không thể giữ vai trò chủ động. Không
những thế, xét về tâm lí giới tính, người đàn ông thường có xu hướng đề cao
sự tự do, ghét sự ràng buộc hơn phụ nữ. Khả năng nuôi dưỡng một đứa trẻ
của họ không thể bằng phụ nữ vì họ không đủ sự tinh tế, nhẹ nhàng và nhẫn

nhịn. Chính vì thế, rất hiếm người đàn ông chọn con đường nuôi con một
mình. Không những thế, trong quá trình hình thành và phát triển của một đứa
trẻ thường gắn liền với người mẹ nhiều hơn, sợi dây liên hệ giữa mẹ và con
sâu sắc hơn giữa cha và con. Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng và lấn át
đàn ông trong việc nuôi dưỡng một đứa trẻ. Từ đó, trong hầu hết những vụ li
hôn, những đứa con được giao cho người mẹ nuôi dưỡng.
Như vậy, có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của xu
hướng bố mẹ đơn thân đã phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng bà
mẹ đơn thân. Trong số các trường hợp bà mẹ đơn thân của Mỹ, có 45%
trường hợp li hôn, 34.2% chưa kết hôn và chỉ có 1.7% là góa phụ. Như vậy,
có thể thấy, những trường hợp đơn thân có nhân tố chủ động và sự rạn vỡ của
gia đình chiếm tỉ lệ áp đảo báo hiệu sự lung lay của hệ giá trị và vai trò của
gia đình trong xã hội.
Quan điểm của thế giới và những nhà nghiên cứu về xu hướng bà mẹ
đơn thân khá phức tạp. Có những quốc gia chấp nhận mô hình này là một kiểu
gia đình nhưng có những quốc gia không chấp nhận điều đấy, cho rằng đây
không phải là một kiểu gia đình thực sự. Có những nhà nghiên cứu cho rằng
việc nuôi con một mình sẽ dẫn đến nhiều vấn đề trong việc giáo dục, khiến tỉ
lệ trẻ phạm pháp trong những gia đình đơn thân nhiều hơn nhưng lại có những
25

×