Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

ận

Lu
án

STRESS Ở CHA MẸ

tiế

n

CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ


m



họ

c

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

ận

Lu

STRESS Ở CHA MẸ

án

CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

n

tiế
Chuyên ngành: Tâm lý học



m



Mã số: 9.31.04.01



c

họ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu
2. PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu
và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Lu

Nguyễn Thị Mai Hƣơng

ận
án
n

tiế


m



c

họ


ii

LỜI CẢM ƠN

ận

Lu

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu và
PGS.TS Phan Thị Mai Hương – hai giáo viên hướng dẫn đã luôn yêu thương, bao
dung và tận tụy chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận án này.
Với một tình cảm u kính, tơi khơng thể khơng nhắc tới TS. Dương Thị Diệu
Hoa cô giáo đã gợi mở cho tơi ý tưởng nghiên cứu từ q trình học Thạc sĩ, đồng
thời cũng là người dìu dắt tơi trên con đường học tập, cuộc sống ngay từ những ngày
tơi cịn là sinh viên đại học.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau
Đại học, Khoa Tâm lý – giáo dục học, PGS. TS Nguyễn Đức Sơn – Chủ nhiệm
khoa, Khoa Giáo dục đặc biệt, GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến – Nguyên chủ nhiệm
khoa, Khoa Công tác xã hội, TS. Vũ Thị Kim Dung - Nguyên Chủ nhiệm khoa, TS.
Nguyễn Hiệp Thương - Chủ nhiệm khoa đã ủng hộ, tạo điều kiện và ln động viên,

khích lệ tơi trong suốt q trình theo học NCS và thực hiện luận án. Xin cảm ơn các
đồng nghiệp tại khoa Công tác xã hội và khoa Giáo dục đặc biệt, những người đã hỗ
trợ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện luận án này.
Xin gửi lời cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc 10 Trung
tâm can thiệp sớm và quý thầy cô giáo, đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến quý phụ huynh của gần 300 em nhỏ có rối loạn phổ tự kỷ thuộc địa bàn Hà
Nội, Bắc Ninh và Ninh Bình để tơi có thể triển khai tốt nhất q trình thực hiện khảo
sát, thử nghiệm can thiệp hỗ trợ cho quý vị phụ huynh đã tham gia nghiên cứu.
Sau cùng, nhưng khơng bao giờ là ít quan trọng nhất, xin cảm ơn gia đình,
người thân, bạn bè đã ln bên cạnh tơi, cùng tơi chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ
và khích lệ tơi trong q trình thực hiện luận án. Đặc biệt, xin dành lời cảm ơn tới
Mẹ và 2 con tôi – Gia Hân, Duy An - họ là động lực cho mọi nỗ lực và sự hoàn thiện
bản thân của tôi trong cuộc sống. Sự giúp đỡ và tình cảm của mọi người cho tơi hiểu
được rằng mình đã ln được u thương và quan tâm nhiều đến nhường nào!
Bên cạnh đó cịn có những tình thân khác cũng đã hỗ trợ trực tiếp/gián tiếp mà
thời gian và trong khuôn khổ lời cảm ơn của luận án tôi không thể được chia sẻ/cảm
ơn cho đủ mọi người. Một lần nữa tơi xin được gửi lịng tri ân và cảm tạ tất cả.
Tác giả luận án

án

n

tiế



m






c

họ

Nguyễn Thị Mai Hƣơng


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ........................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4

Lu

8. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................5

ận

9. Cấu trúc của luận án ...........................................................................................7


án

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ RỐI

tiế

LOẠN PHỔ TỰ KỶ ..................................................................................................8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................8

n



1.1.1. Những nghiên cứu về biểu hiện và mức độ stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn



phổ tự kỷ .................................................................................................................8

m

1.1.2. Những nghiên cứu về tác nhân dẫn đến đến stress ở cha mẹ có con tự kỷ 15
1.1.3. Những nghiên cứu về ứng phó stress có hại ở cha mẹ có con rối loạn phổ



họ

tự kỷ ......................................................................................................................24
1.1.4. Những nghiên cứu về các biện pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm stress ở


c

cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ ..........................................................................29
1.2. Một số vấn đề lý luận về stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ...........32
1.2.1. Khái niệm và bản chất stress ở cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ ....................32
1.2.2. Các biểu hiện stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ...........................41
1.2.3. Các tác nhân liên quan đến stress của cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ .....48
1.2.4. Ứng phó với stress của cha mẹ trẻ RLPTK ................................................53
1.2.5. Biện pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK ......56
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................62


iv
CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................63
2.1. Tổ chức nghiên cứu ..........................................................................................63
2.1.1. Nội dung nghiên cứu...................................................................................63
2.1.2. Đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu ...................................................63
2.1.3. Địa bàn nghiên cứu .....................................................................................65
2.2. Các giai đoạn nghiên cứu ................................................................................66
2.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận .................................................................66
2.2.2. giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn ...............................................................67

Lu

2.3. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................69

ận

2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..........................................................69

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .......................................................................71

án

2.3.3. Phương pháp thực nghiệm tham vấn ca sử dụng liệu pháp hành vị cảm xúc

tiế

hợp lý ....................................................................................................................72

n

2.3.4. Phương pháp thống kê toán học .................................................................74



TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................76



CHƢƠNG 3” KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ STRESS Ở CHA

m

MẸ CÓ CON RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ ............................................................... 77



3.1. Thực trạng stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ .................................77


họ

3.1.1. Đánh giá chung về stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ ...................77

c

3.1.2. Các biểu hiện stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ............................79
3.1.3. Mối liên hệ giữa các nhóm biểu hiện stress ................................................86
3.2. Mối quan hệ giữa stress của cha mẹ với các vấn đề ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ .89
3.2.1. Thực trạng các vấn đề của trẻ RLPTK thuộc nhóm mẫu nghiên ...............89
3.2.2. Mối quan hệ giữa stress của cha mẹ với các vấn đề RLPTK ở con ...........94
3.3. Cách thức ứng phó stress ở cha mẹ trẻ tự kỷ và mối liên quan của chúng
với stress của cha mẹ ...............................................................................................97
3.3.1. Các cách ứng phó ........................................................................................97
3.3.2. Mối quan hệ giữa cách ứng phó và stress .................................................101


v
3.4. Mối quan hệ của stress với các yếu tố cha mẹ và đặc điểm trẻ RLPTK ...102
3.4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội của cha mẹ và stress ...................................102
3.4.2. Stress của cha mẹ và đặc điểm của con tự kỷ ...........................................105
3.4.4. Stress và sự ủng hộ của người thân về cách chăm sóc giáo dục con của cha mẹ .107
3.4.5. Mối liên quan giữa stress của cha mẹ với kiến thức và kỹ năng chăm sóc
con tự kỷ của họ ..................................................................................................107
3.5. Thực nghiệm tham vấn cá nhân cho một trƣờng hợp mẹ có biểu hiện stress.112
3.5.1. Mơ tả chung về ca .....................................................................................112
3.5.2. Mục tiêu, liệu pháp, tiến trình và kế hoạch tham vấn cá nhân cho chị S .113

Lu


3.5.3. Nội dung và kết quả 08 buổi tham vấn .....................................................114

ận

3.5.4. Kết quả tham vấn tổng thể sau 8 buổi (2 tháng) .......................................131

án

3.5.5. Một số kết luận khác rút ra từ ca tham vấn...............................................134
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................135

tiế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................136

n

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG





BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................140

m

DANH MỤC PHỤ LỤC



c

họ


vi
BẢNG CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ
Tiếng Anh

Tiếng Việt

Autistic Spectrum Disorders

Rối loạn phổ tự kỷ

Rational emotive behavior therapy

Liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý

Distress

Stress có hại

Eustress

Stress có lợi

ận


Lu
án
n

tiế

m



c

họ


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐLC

: Độ lệch chuẩn

ĐTB

: Điểm trung bình

RLPTK

: Rối loạn phổ tự kỷ

REBT


: Liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý

ận

Lu
án
n

tiế

m



c

họ


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

ận

Lu

Bảng 1.1. Tổng hợp các biểu hiện của stress ............................................................ 42
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................64
Bảng 2.2: Độ tin cậy của các thang đo được sử dụng ...............................................69

Bảng 3.1. Tần suất biểu hiện stress ở cha mẹ xét theo các nhóm biểu hiện (tỷ lệ % ) .....78
Bảng 3.2. Các biểu hiện stress về mặt thực thể.........................................................80
Bảng 3.3. Các biểu hiện stress về mặt nhận thức ......................................................82
Bảng 3.4. Các biểu hiện stress về mặt cảm xúc ........................................................83
Bảng 3.5. Các biểu hiện stress về mặt hành vi .......................................................... 85
Bảng 3.6. Tương quan giữa các nhóm biểu hiện stress ở cha mẹ ............................. 86
Bảng 3.7. Hệ số tải nhân tố của các item thang stress ..............................................87
Bảng 3.8. Thực trạng các vấn đề của trẻ RLPTK trong nhóm mẫu .......................... 90
Bảng 3.9. Thực trạng các vấn đề về giao tiếp ........................................................... 91
Bảng 3.10. Các vấn đề hành vi cuả trẻ tự kỷ ............................................................ 92
Bảng 3.11. Các vấn đề tương tác xã hội ở trẻ tự kỷ ..................................................93
Bảng 3.12: Tương quan giữa vấn đề của trẻ tự kỷ và stress của cha mẹ ..................94
Bảng 3.14: Hệ số tải nhân tố của các item thang ứng phó với stress ........................98
Bảng 3.15. Ứng phó tích cực của cha mẹ có con RLPTK ........................................99
Bảng 3.16. Ứng phó tiêu cực ở cha mẹ của trẻ RLPTK .........................................100
Bảng 3.17. Tương quan giữa các cách ứng phó với stress......................................101
Bảng 3.18. So sánh stress từ góc độ giới tính (N = 209) ........................................102
Bảng 3.19. Thực trạng so sánh stress từ góc độ tuổi ..............................................103
Bảng 3.20: So sánh stress từ góc độ trình độ học vấn ............................................104
Bảng 3.21. Tương quan giữa stress và thu nhập .....................................................104
Bảng 3.22. Stress của cha mẹ xét theo giới tính của con tự kỷ...............................105
Bảng 3.23: Stress của cha mẹ theo thứ tự sinh của con tự kỷ .................................105
Bảng 3.24. Hệ số tương quan giữa stress của cha mẹ với thời gian phát hiện con có
RLPTK................................................................................................................ 106
Bảng 3.25. Tương quan giữa stress và sự ủng hộ của người thân ..........................107
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa stress và kiến thức về RLPTK ..............................108
Bảng 3.27. Mô tả các item trong thang kỹ năng luyện hành vi cho con RLPTK
(Điểm trung bình và độ lệch chuẩn) ......................................................111
Bảng 3.28. Tương quan Pearson của kỹ năng luyện hành vi cho con với stress ....112
Bảng 3.29. Mục tiêu chung các buổi tham vấn .......................................................114


án

n

tiế



m





c

họ


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm stress tổng hợp ............................................................... 77
Biểu đồ 3.2. Phân bố điểm stress biểu hiện về thực thể ............................................79
Biểu đồ 3.3. Phân bố điểm biểu hiện stress về nhận thức .........................................81
Biểu đồ 3.4. Phân bố điểm biểu hiện stress về cảm xúc ...........................................83
Biểu đồ 3.5. Phân bố điểm biểu hiện stress về hành vi .............................................84

ận


Lu
án
n

tiế

m



c

họ


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong những thập kỷ qua, thuật ngữ stress đã trở nên ngày càng phổ biến
trong các ngành khoa học hành vi và sức khỏe; nhiều phương pháp điều trị đã được
áp dụng trong nỗ lực giải quyết vấn đề sức khỏe phức tạp này (Papathanasiou và
cộng sự, 2015). Stress là cách cơ thể phản ứng với bất kỳ loại nhu cầu hoặc mối đe
dọa nào. Phản ứng stress là cách cơ thể bảo vệ chúng ta. Khi làm việc đúng cách, nó
giúp con người tập trung, tràn đầy năng lượng và tỉnh táo. Trong tình huống khẩn
cấp, stress có thể cứu mạng hoặc cho con người thêm sức mạnh để tự vệ (Segal và

Lu

cộng sự, 2019), người ta gọi là stress có lợi (Eustress). Vấn đề stress đã được rất


ận

nhiều nhà khoa học đặc biệt là tâm lý học và y học quan tâm nghiên cứu. Nhưng

án

stress vượt quá ngưỡng sẽ gây thiệt hại về thể chất, cảm xúc và tâm lý (Fricchione
và cộng sự, 2016), đây là loại stress có hại (Distress) nên cần có biện pháp khắc

tiế

phục, giảm thiểu ảnh hưởng của nó.

n

1.2. Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) đều là những thuật ngữ nói đến một



nhóm các rối loạn phức tạp trong sự phát triển của não bộ, được đặc trưng bởi những



khó khăn và thiếu hụt trong tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời và khơng lời, các

m

hành vi, sở thích định hình lặp lại. Với bản chất là khiếm khuyết trong tương tác xã




hội và rối loạn về cảm giác, trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực của

họ

cuộc sống, từ việc học nói cho đến giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh và thể hiện cảm xúc,

c

học tập cho đến cuộc sống độc lập và cơng việc khi trưởng thành. Những khó khăn
này ở trẻ RLPTK cũng gây ra khá nhiều khó khăn và stress cho gia đình trẻ, đặc biệt
là những người chăm sóc trực tiếp (Sander và cộng sự, 2010). Trẻ RLPTK gần như
chỉ nhận được sự hỗ trợ chính từ gia đình, cụ thể là bố mẹ, ơng bà hoặc các cá nhân,
tổ chức xã hội từ thiện dưới những hình thức khác nhau (Trần Văn Cơng, 2013).
Cha mẹ chăm sóc trẻ có RLPTK thường báo cáo mức độ stress có hại, trầm cảm và
lo lắng gia tăng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm lý, thể chất và xã hội của cha mẹ của
trẻ RLPTK không được đáp ứng sẽ cản trở hoạt động thích nghi của gia đình cũng như
khả năng được can thiệp, hỗ trợ dành cho trẻ RLPTK (Catalano và cộng sự, 2018).


2
Các bà mẹ có con bị chứng RLPTK có thể bị stress có hại (Silva và Schalock, 2012)
gấp bốn lần so với các bà mẹ của đứa trẻ khác nhóm và mức độ stress gấp đôi so với
những bà mẹ có con bị chậm phát triển (Estes và cộng sự, 2009; Rodrigue và cộng sự,
1990; Schieve và cộng sự, 2007; Silva và Schalock, 2012). Khi phát hiện con mình mắc
RLPTK, cha mẹ trẻ RLPTK có sự thay đổi lớn về các trạng thái tâm lý cá nhân; bầu
khơng khí tâm lý trong gia đình; thay đổi hoạt động sống của cá nhân; có sự suy tư, xáo
trộn trong đời sống tình cảm vợ/chồng và con cái cũng như các thành viên trong gia
đình; các mối quan hệ xã hội. Quá trình chuyển đổi này dẫn đến những tâm trạng nhất
định khi các bậc cha mẹ chưa thích nghi được, chưa thể chấp nhận được với hoàn cảnh


Lu

mới này của bản thân và gia đình (Nguyễn Thị Quyên và Nguyễn Thị Mai Lan, 2013).

ận

1.3. Trong những năm qua, với sự tiến bộ của khoa học, nhiều yếu tố đã được

án

xác định là nguồn gây stress, như sinh học, hóa chất, vi sinh vật, tâm lý, văn hóa xã
hội và mơi trường. Mỗi cách tiếp cận diễn giải stress theo một cách khác nhau, có

tiế

cách coi stress như là một sự kích thích, có cách coi stress như một phản ứng hoặc

n

như một sự tương tác (Papathanasiou và cộng sự, 2015).





Stress đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu với các cách
tiếp cận khác nhau trên những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu

m


vắng các nghiên cứu về stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. Việc nghiên cứu stress ở



cha mẹ của trẻ có RLPTK ở Việt Nam sẽ mang lại ý nghĩa về mặt lý luận cũng như

họ

thực tiễn. Câu hỏi được đặt ra là: Cha mẹ của trẻ có RLPTK có bị stress có hại khơng?

c

Nếu có thì mức độ và biểu hiện stress có hại ở cha mẹ trẻ được thể hiện như thế nào?
Những yếu tố nào tác động đến tình trạng stress ở cha mẹ trẻ RLPTK? Ứng phó với
stress ở cha mẹ trẻ RLPTK như thế nào và có liên quan ra sao đến tình trạng stress?
Liệu pháp tâm lý có thể hỗ trợ làm giảm stress của cha mẹ khơng?
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Stress ở cha mẹ của trẻ
có rối loạn phổ tự kỷ” nhằm mô tả những biểu hiện stress ở cha mẹ của trẻ có
RLPTK, phát hiện các tác nhân gây stress và cách ứng phó của họ với stress, từ đó áp
dụng liệu pháp tham vấn tâm lý hỗ trợ giảm stress cho cha mẹ của trẻ có RLPTK.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK, trên cơ sở
đó thực nghiệm liệu pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ
của trẻ có RLPTK.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện stress của cha mẹ trẻ RLPTK ở các

khía cạnh: thực thể, nhận thức, cảm xúc, hành vi; mối quan hệ giữa stress ở cha mẹ
với các vấn đề ở trẻ RLPTK và các yếu tố từ chính cha mẹ cũng như từ đặc điểm
nhân khẩu - xã hội; cách ứng phó với stress có hại ở cha mẹ của trẻ RLPTK.

Lu

3.2. Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu khảo sát 209 cha/mẹ của trẻ có RLPTK.

ận

4. Giả thuyết khoa học

án

4.1. Đa số cha mẹ của trẻ RLPTK trong nhóm mẫu bị stress có hại, stress có
hại xuất hiện không đồng nhất ở cha mẹ trẻ RLPTK giữa các mặt biểu hiện: thực thể,

tiế

nhận thức, cảm xúc, hành vi.

n

4.2. Các yếu tố chính có liên quan đến stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK: (1)





Các vấn đề liên quan đến RLPTK của con, (2) Đặc điểm nhân khẩu- xã hội, (3) Giới

tính và thứ tự sinh của trẻ RLPTK, (4) Kiến thức - kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ

m

RLPTK của cha mẹ, (5) Sự hỗ trợ của gia đình đối với cha mẹ trong cuộc sống và



đặc biệt là trong giáo dục trẻ RLPTK.

họ

4.3. Cách ứng phó với stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK có liên quan với tình

c

trạng stress có hại ở họ.

4.4. Có thể giúp các cha mẹ trẻ RLPTK giảm thiểu stress có hại thơng qua
tham vấn tâm lý sử dụng liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý (REBT) của Albert Ellis.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress ở cha mẹ trẻ RLPTK dưới góc độ tâm
lý học.
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng biểu hiện stress, mối quan hệ giữa stress
ở cha mẹ với các vấn đề ở trẻ RLPTK và các yếu tố từ chính cha mẹ cũng như từ
đặc điểm nhân khẩu - xã hội; cách ứng phó với stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK.


4
5.3. Thực nghiệm tham vấn tâm lý sử dụng REBT nhằm giảm thiểu stress có

hại ở cha mẹ trẻ RLPTK.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu này chỉ tập trung vào những đánh giá chủ quan của cha mẹ của trẻ có
RLPTK về biểu hiện stress có hại ở một số khía cạnh thực thể, nhận thức, cảm xúc và
hành vi; các yếu tố liên quan, tác nhân gây stress và cách thức ứng phó với stress có hại;
liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý (REBT) trong can thiệp stress có hại.
6.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu

Lu

Luận án tiến hành nghiên cứu tại các cơ sở chẩn đoán, can thiệp hòa nhập, bán

ận

hòa nhập và chuyên biệt tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận:

án

- Trung tâm Sao Biển, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Hà Nội)
- Trung tâm Khánh Tâm (Hà Nội)

tiế

- Trung tâm Gia An (Hà Nội)

n

- Trung tâm Ước Mơ (Bắc Ninh)





- Trung tâm Nắng Mai (Hà Nội)

- Trung tâm chuyên biệt Ánh Sao (Hà Nội)

m

- Trung tâm Akira (Hà Nội)

c

6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát

họ

- Trung tâm Tương Lai Mới (Hà Nội)



- Trung tâm Thiên Thần Nhỏ (Ninh Bình)

Đề tài tiến hành khảo sát trên 209 cha mẹ có con RLPTK ở độ tuổi can thiệp sớm.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp cận tích hợp, hệ thống bao gồm:
- Tiếp cận tâm - sinh - xã hội: Các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến stress ở cha mẹ trẻ
RLPTK. Do vậy, việc đề xuất hoạt động phòng ngừa, can thiệp vấn đề stress cần

phải xem xét cả ba yếu tố này.


5
- Tiếp cận tâm lý học phát triển: Nghiên cứu stress ở cha mẹ trẻ RLPTK cần căn cứ
vào đặc trưng tâm lý lứa tuổi của bản thân cha mẹ và tuổi của trẻ. Do đó, việc xem xét và
thử nghiệm liệu pháp tâm lý phù hợp nhằm giảm thiểu stress cho cha mẹ ở giai đoạn
trưởng thành này và mối liên quan với độ tuổi của trẻ là cần thiết.
- Tiếp cận tâm lý học xã hội: nghiên cứu sử dụng các kiến thức của tâm lý học
xã hội để tìm hiểu tác động của cộng đồng, dịch vụ, chính sách xã hội đến stress ở
cha mẹ trẻ tự kỷ và cách ứng phó với stress của họ.
- Tiếp cận tâm lý học tham vấn: nghiên cứu sử dụng các kiến thức của tâm lý
học tham vấn để vận dụng liệu pháp tham vấn cá nhân REBT giúp giảm stress có

Lu

hại cho cha mẹ của trẻ có RLPTK.

ận

- Tiếp cận liên ngành: Nghiên cứu stress ở cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ được
tiến hành dựa trên nền tảng mối quan hệ không tách rời giữa tâm lý học với giáo

án

dục đặc biệt và công tác xã hội. Do vậy, việc sử dụng nghiên cứu liên ngành là điều

tiế

cần thiết trong nghiên cứu và hỗ trợ cho cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.


n

7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể



Với tính chất và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thống kê toán học

c

- Phương pháp thực nghiệm

họ

- Phương pháp phỏng vấn sâu



- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

m



các phương pháp sau đây:


8. Những đóng góp mới của luận án
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án tổng hợp và chỉ ra các hướng nghiên cứu về stress và stress ở cha
mẹ có con RLPTK: hướng nghiên cứu về biểu hiện của stress có hại, hướng nghiên
cứu về tác nhân gây stress, hướng nghiên cứu về ứng phó với stress và hướng
nghiên cứu về các biện pháp can thiệp stress có hại ở cha mẹ có con RLPTK.
Luận án tổng hợp cơ sở lý luận có liên quan và cập nhật về RLPTK: khái
niệm, bản chất, các vấn đề về RLPTK, đặc điểm tâm lý cha mẹ trẻ RLPTK.


6
Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về stress, đặc biệt là
stress ở cha mẹ có con RLPTK, cụ thể: tiêu chí đánh giá stress, biểu hiện stress, tác
nhân gây stress và cách ứng phó với stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK, các biện
pháp can thiệp nhằm giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Ở Việt Nam, đề tài là một trong những nghiên cứu đầu tiên về stress ở cha mẹ
của trẻ có RLPTK.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết cha mẹ trẻ RLPTK trong nhóm mẫu có biểu
hiện stress ở mức khá thường xuyên kể từ khi chẩn đoán con thuộc RLPTK; stress

Lu

biểu hiện ở cả bốn mặt: thể chất, nhận thức, cảm xúc, hành vi. Biểu hiện stress tổng

ận

hợp có liên quan tới cả bốn mặt biểu hiện thành phần, trong đó biểu hiện rõ nhất ở

án


cảm xúc và hành vi.

Dựa trên phân tích thống kê suy luận, luận án đã phát hiện: Cha mẹ có trình

tiế

độ học vấn thấp hơn thì biểu hiện stress càng cao, người thân trong gia đình càng

n

ủng hộ cách chăm sóc, giáo dục trẻ RLPTK thì stress của cha mẹ càng giảm, cha





mẹ biết khơng đầy đủ về phương pháp trị liệu bệnh tự kỷ có mức stress cao hơn
cha mẹ khơng biết hoặc hiểu biết nhiều về vấn đề này. Cha mẹ có kỹ năng luyện

m

hành vi cho con càng thạo thì càng thường xuyên biểu hiện stress. Có mối tương



quan thuận ở mức cao giữa các vấn đề của trẻ tự kỷ (giao tiếp, hành vi, tương tác

họ


xã hội) với mức độ của stress ở cha mẹ trẻ. Những biểu hiện/vấn đề liên quan tới

c

RLPTK ở trẻ là những tác nhân cơ bản dẫn đến stress của cha mẹ. Các vấn đề này
càng diễn ra liên tục thì stress có hại của cha mẹ cũng thường xuyên hơn. Cách
ứng phó thường được cha mẹ sử dụng nhất là tập trung vào điểm tích cực của con.
Cách ứng phó ít sử dụng nhất là thiền, yoga hay tham gia các khóa học nghệ thuật.
Cha mẹ có stress càng cao thì hay có cách ứng phó tiêu cực.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra tính hiệu quả và sự phù hợp của tham vấn cá nhân
dựa trên liệu pháp REBT đối với cha mẹ trẻ RLPTK có biểu hiện stress có hại,
nghiên cứu nhấn mạnh tới những lưu ý về đặc điểm cá nhân, văn hoá gia đình và
trình độ của thân chủ.


7
Dựa trên kết quả nghiên cứu toàn luận án, tác giả đã đề xuất các khuyến nghị
phù hợp đối với cha mẹ trẻ RLPTK, gia đình trẻ, các chuyên gia can thiệp và tư vấn
cho trẻ, cho gia đình trẻ, phịng ngừa và giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ trẻ
RLPTK, qua đó đồng thời gián tiếp góp phần nâng cao chất lượng can thiệp, hỗ trợ
trẻ RLPTK.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần mở đầu và tổng quan, kết luận và kiến nghị, phần danh mục cơng
trình công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được bố cục thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Lu

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.


án

phổ tự kỷ.

ận

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn

n

tiế

m



c

họ


8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở CHA MẸ
CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Stress là vấn đề không mới nhưng luôn là một trong những vấn đề sức khỏe
tâm thần được quan tâm trên thế giới, bởi stress là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng quan trọng đến đời sống con người. Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề stress
trên thế giới và trong nước, cũng như khơng ít các nghiên cứu về stress ở cha mẹ


Lu

của trẻ có RLPTK. Việc hồi cứu lại các cơng trình có liên quan giúp chúng tôi khám

ận

phá sâu hơn và hướng đến giải quyết vấn đề trong luận án.
1.1.1. Những nghiên cứu về biểu hiện và mức độ stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn

án

phổ tự kỷ

tiế

Điểm luận các công bố cho thấy trên thế giới có những nghiên cứu chuyên sâu

n

về vấn đề stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. Những năm tháng đầu đời của trẻ có



thể là một thời gian đặc biệt stress đối với tất cả các bậc cha mẹ, tuy nhiên, cha mẹ



của trẻ RLPTK và khuyết tật có thể gặp thêm nhiều nguồn stress.


m

Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc phát hiện mức độ stress mà phụ huynh



gặp phải. Mức độ stress được nghiên cứu đối chứng, so sánh giữa các chủ thể khác

họ

nhau: giữa bố và mẹ, giữa phụ huynh có con khuyết tật và phụ huynh có con bình

c

thường, giữa phụ huynh có con thuộc các dạng khuyết tật khác nhau (tự kỷ, chậm
phát triển trí tuệ, down). Krauss (1993), trong nghiên cứu “Stress của cha mẹ có con
khuyết tật, sự giống nhau và khác nhau giữa cha và mẹ của trẻ khuyết tật” đã chỉ ra
có sự khác biệt giữa cha và mẹ trẻ khuyết tật về mức độ stress, theo đó stress ở cha
cao hơn ở mẹ. Nghiên cứu các chỉ báo của stress ở cha mẹ trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
(Mulder và cộng sự, 2013), bao gồm sự đau khổ, hành vi có vấn đề và ứng phó của
cha mẹ. Ni dạy con mắc RLPTK gây căng thẳng và thách thức hơn so với việc
nuôi dạy con cái có sự phát triển điển hình, đặc biệt là ở các quốc gia nơi có nhiều
nguồn hỗ trợ khác nhau. Trên các tài liệu, cha mẹ của trẻ mắc RLPTK thường


9
xuyên báo cáo mức độ lo lắng cao hơn (Stein và cộng sự, 2011; Kuusikko-Gauffin
và cộng sự, 2013; Falk và đồng sự, 2014), mức độ trầm cảm cao hơn (Stein và cộng
sự, 2011; Hayes và Watson, 2013; Zablotsky và cộng sự, 2013; Falk và cộng sự,
2014; Weitlauf và cộng sự, 2014), và nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe hơn

(Stein và cộng sự, 2011; Dykens và cộng sự, 2014; Giallo và cộng sự, 2013;
Fairthorne và cộng sự, 2015). Nghiên cứu nhóm so sánh cho thấy các bậc cha mẹ
có con RLPTK có mức độ căng thẳng và mức độ hạnh phúc thấp hơn so với cha
mẹ của những đứa trẻ đang phát triển thông thường (Dabrowska và Pisula, 2010;
Estes và cộng sự, 2013; Hayes và Watson, 2013 ) và cha mẹ của những đứa trẻ bị

Lu

khuyết tật phát triển khác, chẳng hạn như hội chứng Down (Dabrowska và Pisula,

ận

2010; Wang và cộng sự, 2011; Dykens và cộng sự, 2014; Estes và cộng sự, 2013).

án

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cha mẹ của trẻ chậm phát triển có mức

tiế

độ stress cao hơn so với các cha mẹ có con không mắc phải vấn đề này (Baker và

n

cộng sự, 1991). Điều đặc biệt là mẹ của trẻ có RLPTK được báo cáo là có mức độ



stress cao hơn và năng lực làm cha mẹ thấp hơn so với những bà mẹ của các trẻ mắc




các loại khuyết tật khác (Baker và cộng sự, 2002; Baker-Ericzen và cộng sự, 2005;

m

Bouma và Schweitzer, 1990; DeMyer, 1975; Emerson, 2003; Fisman và cộng sự,



1989; Koegel và cộng sự, 1992; Mugno và cộng sự 2007; Olsson và Hwang, 2001;

họ

Sander và Morgan, 1997; Wolf và cộng sự, 1989). Các triệu chứng tự kỷ ở trẻ em

c

càng nghiêm trọng, mức độ stress của cha mẹ càng lớn (E.Dunn và cộng sự, 2001)
Những cha mẹ của trẻ RLPTK có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe tâm
thần (DeMyer, 1975; Koegel và cộng sự, 1992). Các báo cáo cho thấy cha mẹ trẻ
RLPTK gặp nhiều vấn đề stress và trầm cảm hơn, chất lượng cuộc sống thấp hơn so
với các cha mẹ có con mắc các loại khuyết tật phát triển khác, khuyết tật vận động,
những vấn đề sức khỏe mãn tính (Bouma và Schweitzer, 1990; Mugno và cộng sự,
2007; Olsson và Hwang, 2001; Sander và Morgan, 1997; Wolf và cộng sự, 1989).
Hơn nữa, có con RLPTK liên quan tới những khó khăn trong tương tác ở các bà mẹ,
các bà mẹ thể hiện mức độ trải nghiệm thấp đáng kể đối với hứng thú xã hội hơn cả
stress vì có con RLPTK (Duarte và cộng sự, 2005).



10
Ngoài ra phản ứng cảm xúc của cha và mẹ cũng có sự biểu hiện khác nhau.
Trong khi người cha thường che dấu cảm xúc và thường nghĩ đến những vấn đề cần
khắc phục trong tương lai xa, thì người mẹ lại thể hiện cảm xúc nhiều hơn và lo
lắng đến khả năng của mình trong việc giúp con và tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ.
Bên cạnh đó, Evans (2003) phát hiện ra rằng người mẹ thường trải nghiệm cảm xúc
tội lỗi và trầm cảm với tình trạng bệnh của con, trong khi người cha lại bị ảnh
hưởng bởi chính trình trạng stress có hại của vợ mình. Các nghiên cứu cũng cho
thấy người mẹ thường trải qua tình trạng trầm cảm khi phải nuôi dạy một đứa con
khuyết tật, và đơi khi chính điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và bầu

Lu

khơng khí tâm lý chung trong gia đình. Nghiên cứu cũng cho thấy việc gia tăng hệ

ận

quả tiêu cực về sức khỏe và sự bất mãn trong hôn nhân (DeMyer, 1979). Cha mẹ

án

của những trẻ RLPTK trải nghiệm mức độ stress và trầm cảm cao hơn và mức độ
thân mật trong hôn nhân thấp hơn so với cha mẹ của những đứa trẻ có sự phát triển

tiế

điển hình, hoặc cha mẹ của những đứa trẻ mắc hội chứng Down (M và cộng sự,

n


1989). Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng cha mẹ của những trẻ RLPTK có





nguy cơ cao về sự bất hịa trong hơn nhân (DeMyer, 1979; Coleue và cộng sự,
1990; Donovan, 1988), trầm cảm (DeMyer, 1979) và cô lập xã hội (Marcus, 1977;

m

E.Dunn và cộng sự, 2001).



Chưa có nhiều báo cáo về mức độ stress ở cả cha và mẹ của trẻ có RLPTK. Có

họ

hai nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress ở cả cha và mẹ của trẻ RLPTK là tương đương

c

nhau (Hastings, 2003; Noh và cộng sự 1989) và một nghiên cứu tiết lộ rằng ở người
mẹ có mức độ stress cao hơn ở người cha, liên quan đặc biệt đến việc nuôi dưỡng
trẻ (Mose và cộng sự, 1992).
Attfield và Morgan (2006) đưa ra khái niệm “sự thăng trầm về cảm xúc của
cha mẹ” (parental emotional rollercoaster) với một q trình mơ tả những trải
nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của cha mẹ có con bị chẩn đoán RLPTK.
Ban đầu khi nhận được kết quả chẩn đốn, cha mẹ thường có cảm giác như mình thất

bại trong việc đảm bảo an toàn liên quan đến sự phát triển bình thường cho con và bây
giờ họ thấy rằng sự đau buồn, thất bại nhân đôi khi đứa trẻ tuyệt vời mà họ mong ước


11
đã không thể tồn tại. Và họ buộc phải điều chỉnh lại kì vọng và sự mong đợi của chính
mình. Đây mới là sự khởi đầu của một quá trình với sự nếm trải nhiều cung bậc cảm
xúc khác nhau trong một chuỗi của “sự thăng trầm về cảm xúc ở cha mẹ”.
Với một số trường hợp khi cha mẹ đã có linh cảm rằng có điều gì đó “khơng
ổn” với con cái họ thì giây phút nhận được kết quả chẩn đoán của bác sĩ lại là lúc
dường như họ được giải tỏa, được trút một gánh nặng mà chính họ và con mình đã
phải chịu đựng trong một thời gian dài, bởi lẽ cái điều gì đó “bất thường và khơng
ổn” nay đã được gọi tên chính xác.
Plimley và cộng sự (2007) nhận ra rằng, qua rất nhiều năm nghiên cứu việc

Lu

cha mẹ thừa nhận rằng con mình bị RLPTK cũng được nhìn nhận tương tự như tình

ận

trạng bị tổn thương, mất mát (bereavement). Đồng thời các tác giả trên cũng lưu ý

án

rằng, giai đoạn con được chẩn đoán RLPTK là một cú sốc khủng khiếp ban đầu với
cha mẹ và họ thường đón nhận bằng sự phủ nhận. Nếu trong thời gian này cha mẹ

tiế


không được trợ giúp và cung cấp thơng tin kịp thời thì họ có thể biểu hiện stress bởi

n

chính những vấn đề liên quan đến hành vi, giao tiếp xã hội của con họ, điều này dẫn





đến cha mẹ cảm thấy mất tự tin về chính khả năng vượt qua khó khăn của chính
mình. Sự lo sợ mơ hồ về một điều gì đó khơng chắc chắn, khơng thể đốn trước

m

được càng làm gia tăng tình trạng stress của cha mẹ, mất ngủ và thiếu cơ hội nghỉ



ngơi, thư giãn dẫn đến tình trạng kiệt sức. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng cha mẹ

họ

có con RLPTK thường trải nghiệm rất nhiều cảm xúc khác nhau khi họ nhận được

c

kết quả chẩn đoán rằng con họ có khiếm khuyết về phát triển, nhất là khi khiếm
khuyết đó bị ẩn dấu như RLPTK. Phản ứng cảm xúc của cha mẹ khi nhận được kết
quả chẩn đốn ở mỗi gia đình là rất khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra sáu mơ

hình phản ứng cảm xúc điển hình của cha mẹ trong thời khắc nhận được kết quả
chẩn đoán của bác sĩ, như: (1) Một số cha mẹ cảm thấy nhẹ nhõm bởi họ biết rằng
không phải họ là nguyên nhân gây ra bệnh cho con; (2) Trong khi có một số cha mẹ
khơng đồng ý, nghi ngờ với kết quả chẩn đoán, cảm thấy lo lắng về phản ứng của
gia đình và bạn bè khi biết con họ khơng bình thường như bao đứa trẻ khác; (3) Có
những cha mẹ đã có những tiên đốn trước về tình trạng của con thì cảm thấy đỡ


12
suy sụp hơn; (4) Có những bố mẹ thấy đau đớn vì họ trải nghiệm sự mất mát, cảm
giác bị tuột khỏi tay một đứa trẻ “khỏe mạnh”; (5) Đôi khi có cha mẹ thấy đồn kết
hơn và cùng nhau chuẩn bị tâm lý vượt qua những khó khăn phía trước; (6) Ngược
lại có những cha mẹ rơi vào tình trạng hỗn loạn và khơng có lối thốt.
Stress có thể biểu hiện ở các mặt thực thể, cảm xúc, nhận thức, xã hội và hệ quả
tinh thần (Fontana, 1996). Thông thường hậu quả là tổng hợp, bởi vì stress ảnh hưởng
đến các cá nhân một cách trọn vẹn (Hertig, 2004; Lundop, 1991). Stress về mặt thực
thể thậm chí có thể đe dọa cân bằng nội mơi. Stress có thể gây ra cảm xúc tiêu cực,
Nhận thức có thể ảnh hưởng đến cách thức tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. Xã

Lu

hội có thể ảnh hưởng mối quan hệ của cá nhân với người khác và stress về mặt hệ quả

ận

tinh thần có thể ảnh hưởng đến niềm tin và giá trị đạo đức (Hermes, Rahe, 1967).

án

Phản ứng với các sự kiện stress không nhất thiết gây hại (Hanson, 1985). Khi kích

thích cảm xúc (cho dù đó là tích cực hay tiêu cực) đạt đến mức cao, sau đó nó có thể

tiế

ảnh hưởng đến từng cá nhân và nếu nó được giữ ở mức độ cao trong một thời gian

n

dài, có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe (Manos, 1988).





Stress có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, cảm giác hạnh phúc, hành vi và sức khỏe của
chúng ta (Schneiderman và cộng sự, 2005). Có thể nhận biết stress trên 4 mặt biểu hiện:

m

(1) về mặt sinh lý (thực thể), (2) về mặt cảm xúc, (3) về nhận thức và (4) về hành vi.



iểu hiện về mặt thực thể: Như trên đã nói stress thường biểu hiện ở những

họ

cảm xúc tiêu cực chính điều này dẫn tới những thay đổi về mặt thực thể như tim đập

c


nhanh, tăng huyết áp, khó thở, đổ mồ hơi nhiều hơn bình thường.

iểu hiện về cảm xúc: Khi đối mặt với stress, các cá nhân thường biểu hiện về
mặt cảm xúc. Hơn thế nữa, stress thường xuất hiện qua những cảm xúc khó chịu
(Lararus, 1993). Khơng dễ dàng khi nối các loại nguồn gây stress với những cảm
xúc đặc biệt. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhận thức
về stress (những đánh giá về nguồn gây stress) với những cảm xúc khác nhau
(Smith và Lazarus, 1993). Mặc dù, các sự kiện gây stress có thể làm xuất hiện
những cảm xúc tiêu cực. Theo các nghiên cứu của Lazarus (1993), Woolfolk và
Richardson (1978), những cảm xúc tiêu cực của stress bao gồm các cảm xúc sau:


13
Khó chịu, tức giận, và giận dữ: Stress thường mang đến cảm giác tức giận
nằm trong khoảng giữa sự khó chịu và giận dữ khơng thể kiểm sốt. Trạng thái thất
vọng là điển hình của sự tức giận.
E sợ, lo lắng và sợ hãi: Stress có thể thường xuyên gây ra sự lo lắng và sợ hãi hơn
những cảm xúc khác. Trong lý thuyết phân tâm, các nhà khoa học đã chỉ ra có sự liên kết
giữa xung đột và lo âu. Tuy nhiên, lo âu có thể xuất hiện khi chịu áp lực.
Thất vọng, buồn chán, và đau khổ: Đôi khi stress cũng mang đến sự thất vọng
làm cho cá nhân trùng xuống.
Ngồi ra, c n có những cảm xúc tiêu cực khác như tội lỗi, xấu hổ, ghen tức,

Lu

đố k , phẫn nộ.

ận


Nghiên cứu “Stress gia đình và sự điều chỉnh nhận thức của cha mẹ của trẻ

án

RLPTK hoặc hội chứng Down: Những gợi ý can thiệp” của Sanders và Morgan”
(1997) đã đánh giá và so sánh stress ở phụ huynh của ba nhóm gia đình: những

tiế

người có một trẻ RLPTK, những người có một trẻ mắc hội chứng Down, và những

n

người có con chỉ ở mức độ phát triển bình thường. Tổng cộng có 54 gia đình tham





gia chia đều cho các nhóm. Cha mẹ của trẻ RLPTK thường stress hơn và nhiều vấn
đề cần điều chỉnh hơn so với cha mẹ của trẻ em có hội chứng Down, lần lượt, báo

m

cáo cũng cho thấy mức độ stress hơn và nhiều vấn đề cần điều chỉnh hơn so với cha



mẹ của trẻ em bình thường. Mặc dù cha mẹ của những trẻ khuyết tật trải nghiệm


c

họ

nhiều stress liên quan đến chăm sóc cho con của họ.

Theo Scheuermann và Webber trong cuốn “Tự kỷ - dạy học tạo nên sự khác
biệt” (Autism - Teaching Does Make a Difference, 2002), mặc dù mọi người đều
hiểu rằng cha mẹ không phải là nguyên nhân khiến con họ bị RLPTK nhưng cũng
chưa có bằng chứng khẳng định khơng phải do cách ni dạy con của cha mẹ. Bên
cạnh đó ngay cả khi biết được bệnh tình của con mình và có ý thức giúp con nhưng
chính cha mẹ cũng thấy rối bời và hoang mang không biết làm thế nào để giúp con.
Kate Wall trong cuốn “Giáo dục và chăm sóc thanh thiếu niên và người tự kỷ
trưởng thành - hướng dẫn dành cho nhà chun mơn và người chăm sóc” ( 2007)
mơ tả những vấn đề khó khăn về mặt cảm xúc liên quan đến cha mẹ khá chi tiết như


14
sau: Khi một đứa trẻ sắp ra đời cha mẹ và các thành viên trong gia đình thường bắt
đầu một quá trình thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và dự định về tương lai như: bàn bạc,
thảo luận để chọn một cái tên thật ý nghĩa cho đứa trẻ, tò mị về giới tính, lo lắng
cho sức khỏe của mẹ và em bé trong suốt quá trình mẹ mang thai, rồi đến khi đứa
trẻ chào đời như thế nào, cuộc sống của gia đình sau đó (khả năng tài chính, cơng
việc, chăm sóc và cả việc chọn trường cho bé sau này). Có thể nói một chuỗi những
cảm xúc mà cha mẹ phải trải qua tại thời điểm họ biết rằng con họ mắc chứng tự kỷ,
bao gồm: sự mất mát, đau khổ, phủ nhận, chấp nhận, lo âu, hoang mang và tội lỗi.
Tuy nhiên sự trải nghiệm cảm xúc của cha và mẹ là khơng giống nhau, cũng có khi

Lu


cùng một cảm xúc nhưng cha và mẹ có thể trải nghiệm cùng một thời điểm hoặc

ận

khác thời điểm.

án

Ở Việt Nam, thực tế khi cha mẹ biết con mình bị gắn với hai chữ “tự kỷ”, thế
giới như sụp đổ, cuộc sống trở nên bi quan, bế tắc và buồn tủi, hình ảnh về đứa con

tiế

thân yêu của họ cũng thay đổi. Những ngày tháng mà cha mẹ lo lắng, bất an về hiện

n

tại và tương lai của con mình bắt đầu (Nguyễn Thị Kim Quý, 2019). Đau khổ, lảng





tránh, tự ti là tâm lý chung của nhiều bố mẹ có con tự kỷ. Họ khơng dám bộc bạch,
sợ bị để ý, sợ bị mang tiếng… Có nhiều bậc cha mẹ khơng hiểu tự kỷ là gì cứ nghĩ

m

con mình chậm nói hơn so với những đứa trẻ khác,... và một số nữa thì biết nhưng




vẫn khơng chấp nhận sự thật, mặc cảm, sĩ diện nên giấu mọi người về tình trạng của

họ

con, bất hợp tác với bác sĩ, các nhà trị liệu hoặc biết con bị tự kỷ thì rơi vào tình

c

trạng chán nản, suy sụp khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng (Nguyễn Thị Kim
Quý, 2019).
Cha mẹ có con tự kỷ buộc phải chuyển đổi các hoạt động sống của họ và
gia đình nhằm phù hợp với điều kiện chăm sóc và ni dạy trẻ tự kỷ, buộc phải
thay đổi hàng loạt thói quen, sở thích, nhu cầu của cá nhân của họ và gia đình,
buộc phải thay đổi và thích nghi với vị thế vai trị và trách nhiệm của mình
trong gia đình, ngồi xã hội và đặc biệt là trách nhiệm nuôi dạy đứa con bị tự
kỷ của mình nên ở họ có những nhận thức và tâm trạng có thể chưa thực sự ổn
định (Nguyễn Thị Kim Quý, 2019). Nghiên cứu của Trần Văn Công và cộng sự


×