CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
I.TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC, ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
Bài 1. Một quả cầu được treo thẳng đứng vào sợi dây có một đầu cố định. Lực căng của sợi dây là T
= 10 N. Tính khối lượng của quả cầu. Lấy g = 10 m/s².
Bài 2. Hai lực cùng có độ lớn 15 N, giá của hai lực hợp với nhau một góc α = 120°. Tính độ lớn
tổng hợp của hai lực trên.
Bài 3. Một vật có trọng lượng 10 N được treo vào giữa một sợi dây có hai đầu cố định ngang nhau,
phương của hai phần sợi dây tạo với nhau một góc 120°. Tìm lực căng của dây.
Bài 4. Một vật khối lượng m = 15 kg được giữ cố định ở mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 30°
nhờ một sợi dây nhẹ không dãn. Sợi dây song song với mặt phẳng ngheeng. Tìm lực căng của dây
giữ vật và lực ép của vật vào mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s².
II.CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON
Bài 1. Một vật có khối lượng 50 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, sau khi
đi được 50 m thì vật có vận tốc 6 m/s.
a. Tính gia tốc và thời gian vật đi được quãng đường trên.
b. Lực tác dụng lên vật là bao nhiêu? Bỏ qua ma sát.
Bài 2. Dưới tác dụng của một lực 20 N, một vật chuyển động với gia tốc bằng 0,4 m/s².
a. Tìm khối lượng của vật.
b. Nếu vận tốc ban đầu là 2 m/s thì sau bao lâu và đi quãng đường bao nhiêu để đạt tốc độ 10 m/s?
Bài 3. Một ơ tơ có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72 km/h thì hãm lại, ơ
tơ chạy thêm được 50 m thì dừng hẳn. Tính gia tốc và thời gian ơ tô đi được quãng đường trên và độ
lớn lực hãm phanh.
Bài 4. Dưới tác dụng của một lực kéo F, một vật có khối lượng 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh
dần đều và sau khi đi được quãng đường 10 m thì đạt vận tốc là 25,2 km/h.
a. Tính giá trị của lực kéo nếu bỏ qua ma sát.
b. Nếu lực ma sát là 100 N thì lực kéo lên vật là bao nhiêu?
Bài 5. Một ô tô đang đi với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s thì đạt
vận tốc 14 m/s.
a. Tính gia tốc của ơ tơ và qng đường ô tô đi được sau 40 s.
b. Bỏ qua ma sát. Tính lực phát động tác dụng vào ơ tô.
Bài 6. Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng
thời gian 2 s. Tính đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó.
Bài 7. Một lực khơng đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2
m/s đến 8 m/s trong 3 s.
a. Tính độ lớn của lực tác dụng này.
b. Tính quãng đường mà vật đa đi được trong 3 s đó.
Bài 8. Một ơ tô khối lượng 1 tấn đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm bằng
250 N. Tính qng đường xe cịn chạy thêm được trước khi dừng hẳn.
Bài 9. Một xe hãm phanh trên đoạn đường dài 100 m, vận tốc của xe giảm từ 20 m/s xuống 10 m/s.
a. Tính gia tốc chuyển động.
b. Xe có khối lượng m = 2 tấn. Tính lực phát động của xe, biết lực ma sát bằng 200 N.
Bài 10. Một đoàn tàu đang đi với vận tốc 18 km/h thì xuống dốc, chuyển động thẳng nhanh dần đều
với gia tốc a = 0,5 m/s². Chiều dài của dốc là 400 m.
a. Tính vận tốc của tàu ở cuối dốc và thời gian khi tàu xuống hết dốc.
b. Đoàn tàu chuyển động với lực kéo 6000 N, chịu lực cản 1000 N. Tính khối lượng của đồn tàu.
Bài 11. Một máy bay khối lượng m = 5 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường băng. Sau khi đi
được 1 km thì máy bay đạt vận tốc 20 m/s.
a. Tính gia tốc của máy bay và thời gian máy bay đi trong 100 m cuối.
b. Lực cản tác dụng lên máy bay là 1000 N. Tính lực phát động của động cơ.
Bài 12. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, tàu đi thêm được 100
m thì dừng hẳn.
a. Tính gia tốc của đồn tàu.
b. Khối lượng của đồn tàu là 5 tấn. Tính lực ma sát tác dụng lên đồn tàu.
Bài 13. Một ơ tơ có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang với một lực kéo F
= 20000 N. Sau 5 s vận tốc của xe là 15 m/s. Lấy g = 10 m/s².
a. Tính lực ma sát của mặt đường tác dụng lên xe.
b. Tính quãng đường xe đi được trong thời gian nói trên.
III.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LỊ XO – ĐỊNH LUẬT HOOK
Bài 1. Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lị xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo
dãn ra được 10 cm? Lấy g = 10m/s².
Bài 2. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lị xo có chiều dài 24 cm thì lực dàn hời của nó
bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hời của lị xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
Bài 3. Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lị xo dãn một đoạn 2 cm. Nếu
treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ dãn của lị xo là bao nhiêu?
Bài 4. Một lò xo khi treo vật m1 = 100 g thì dãn 5 cm. Khi chỉ treo vật m2, lị xo dãn 3 cm. Tìm m2.
Bài 5. Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật có khối lượng 500 g
thì lị xo dài 22 cm. Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo. Biết độ cứng là k = 250 N/m, lấy g = 10m/s².
Bài 6. Một lị xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lị xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia
chịu một lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Tìm độ cứng của lị xo.
Bài 7. Một lị xo xó chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi chịu tác dụng của lực bằng 5 N thì lị xo dài 24
cm. Lấy g = 10m/s². Tính độ cứng của lị xo.
Bài 8. Một lị xo có chiều dài tự nhiên là l o = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một
vật có trọng lượng P1 = 5 N thì lị xo dài l1 = 44 cm.
a. Tính độ cứng của lị xo.
b. Khi treo vào lị xo vật có trọng lượng P2 thì lị xo dài 35 cm. Tính P2.
IV.LỰC MA SÁT
Bài 1. Một tủ lạnh có khối lượng 90 kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh
và sàn nhà là 0,50. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s².
Bài 2. Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt
giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao xa thì dừng lại? Lấy g = 10 m/s².
Bài 3. Một chiếc thùng nặng 50 kg đang nằm yên trên sàn thì được kéo một lực 260 N theo phương
nằm ngang, trong 10 s thùng di chuyển được 20 m. Tính hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn.
Bài 4. Một vật đang trượt trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v o = 10 m/s thì tắt máy, sau 10 s
thì dừng lại. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt đường. Lấy g = 9,8 m/s².
Bài 5. Một vật có khối lượng 100 kg ban đầu đứng yên. Tác dụng vào vật một lực F = 200 N thì vật
bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt đường là μ t =
0,1. Lấy g = 10 m/s². Tính gia tốc của vật và quãng đường vật trượt được đến khi dừng lại.
Bài 6. Một vật có khối lượng 2 kg được kéo khơng vận tốc đầu từ A tới dọc theo một mặt bàn nằm
ngang dài AB = 4 m bằng một lực kéo F = 4 N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát
giữa mặt bàn và vật là μt = 0,2. Lấy g = 10 m/s². Tính vận tốc của vật khi tới B.
V.BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
Bài 1. Viên phi công lái máy bay ở độ cao 10 km với tốc độ 540 km/h. Viên phi công phải thả bom
từ xa cách mục tiêu bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s².
Bài 2. Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là v o = 20 m/s và rơi
xuống đất sau 3 s. Lấy g = 10m/s² và bỏ qua sức cản của khơng khí. Tính
a. Độ cao nơi ném quả bóng.
b. Vận tốc của quả bóng khi chạm đất.
c. Tầm bay xa theo phương ngang của quả bóng.
Bài 3. Một hịn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m.
Khi ra khỏi mép bàn, bi rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50 m theo phương ngang.
Lấy g = 10m/s². Tính thời gian rơi và vận tốc của hòn bi khi chạm đất.
Bài 4. Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là v o. Tầm xa của vật
là 18 m. Lấy g = 10 m/s². Tính vo và thời gian chuyển động của vật.
Bài 5. Từ trên đỉnh đồi cao 40 m, một người ném một quả cầu theo phương nằm ngang với vận tốc
ban đầu 10 m/s. Lấy g = 10m/s².
a. Viết các phương trình chuyển động của quả cầu.
b. Quả cầu chạm đất cách đường thẳng đứng qua đỉnh đời bao xa? Tính vận tốc khi chạm đất.
VI.ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Bài 1. Một ơ tơ có khối lượng m = 500 kg chuyển động nhanh dần đều từ A với lực kéo của động cơ
Fk = 2500 N, sau khi đi được 200 m vận tốc đạt 72 km/h. Sau đó xe giảm lực kéo và chuyển động
đều thêm 450 m nữa thì tắt máy, đi thêm được 50 m thì dừng lại.
a. Tính lực kéo của xe trong giai đoạn xe chuyển động thẳng đều. Biết hệ số ma sát trên toàn đoạn
đường là μ = 0,4.
b. Vận tốc của xe khi đi được 1/7 cả quãng đường.
Bài 2. Một xe tải khối lượng m = 1,2 tấn. Sau khi đi qua A, xe có vận tốc 7,2 km/h, chuyển động
thẳng nhanh dần đều, sau 20 s đi được 200 m. Sau đó xe tải đi đều trong 1 phút nữa thì tắt máy,
chuyển động thẳng chậm dần đều trong 30 s thì dừng lại.
a. Tính lực kéo của động cơ, biết rằng hệ số ma sát trên tồn qng đường khơng đổi.
b. Tính vận tốc trung bình của xe từ khi ở A cho đến lúc dừng lại.
Bài 3. Một xe có khối lượng 2 tấn, rời bến chuyển động thẳng với lực kéo của động cơ là 2000 N,
biết rằng trong suốt thời gian chuyển động xe chịu một lực cản không đổi bẳng 0,05 lần trọng lượng
của xe. Lấy g = 10 m/s².
a. Tính gia tốc của chuyển động và quãng đường xe đi được sau 10 s.
b. Sau đó xe chuyển động đều đi được 40 m. Tính lực kéo động cơ và thời gian xe chuyển động đều.
c. Sau 40 m chuyển động đều, xe tắt máy, hãm phanh, dừng lại sau khi đi thêm 10 m. Tính lực hãm.
Bài 4. Một vật khối lượng 20 kg được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang không vận tốc đầu bởi
lực kéo F. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,1. Lấy g = 10 m/s². Sau 3 giây vật đi được 4,5
m. Tìm độ lớn của lực kéo trong 2 trường hợp:
a. Lực song song với phương ngang.
b. Lực hợp với phương ngang một góc α = 30°.
Bài 5. Một người kéo kiện hàng có khối lượng m = 10 kg trượt đều trên mặt phẳng nằm ngang bằng
một sợi dây. Sợi dây hợp với mặt phẳng ngang một góc α = 30°, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
là µt = 0,25.
a. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
b. Tính lực kéo của người đó.
Bài 6. Một vật trượt từ đỉnh một dốc nghiêng có góc nghiêng α = 30°, hệ số ma sát là μ = 0,3.
a. Tính gia tốc của vật.
b. Biết thời gian để vật trượt hết dốc là 5 s. Tính chiều dài của dốc.
Bài 7. Một khúc gỗ trượt xuống không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 7,5 m, góc
nghiêng α = 30° rồi tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang cho đến khi dừng lại. Biết hệ số ma sát trên
suốt đoạn đường là μ = 0,5. Tính vận tốc của khúc gỗ ở chân mặt phẳng nghiêng và đoạn đường
khúc gỗ đi được trên mặt phẳng ngang.
Bài 8. Xe chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi là 72 km/h, lực ma sát là 250
N có trị số khơng đổi suốt bài tốn.
a. Tính lực kéo của động cơ.
b. Với vận tốc 72 km/h xe lên dốc nghiêng có góc nghiêng α với sin α = 0,1. Muốn giữ cho vận tốc
xe khơng đổi thì lực kéo của động cơ phải là bao nhiêu?
c. Nếu xe lên dốc với vận tốc ban đầu là 72 km/h và sau khi đi được 500 m thì vận tốc cịn lại là 25
m/s. Tính lực kéo của động cơ xe.