Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục trong việc nâng cao đạo đức nhà giáo tại trường phổ thông thái bình dương năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.85 MB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG CAN BO QUAN LY GIAO DUC TP. HO CHi MINH

TIEU LUAN CUOI KHOA
Lớp bồi duéng CBQL trwéng tiéu hoc thanh phé Can Tho
Nam 2015
Tên tiểu luận:

VAN DUNG TU TUONG HO CHI MINH VE GIAO DUC TRONG
VIEC NANG CAO DAO DUC NHA GIAO TAI TRUONG PHO THONG
THAI BINH DUONG, NAM HOC 2015 - 2016

Học viên: TIỂU HẠNH NHI
Đơn vị: Trường phố thơng Thái Bình Dương.
Địa chỉ: 112 Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều,

thành phố Cần Thơ.

Can Thơ, tháng 10 năm 2015


MỤC LỤC
LOI CAM ON
MO DAU
1. LY DO CHON DE TAI
1.1. Ly do phap ly
1.2. Ly do ly luan
1.3. Ly do thuc tién

2. PHAN TICH TINH HINH THUC TE
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường


2.2. Thực trạng
Vài nét về tình hình chung của trường:
Những ưu điểm
Những tôn tại
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn
2.3.1 Điểm mạnh

2.3.2 Điểm yếu
2.3.3 Thuận lợi

2.3.4 Khó khăn

2.4. Kinh nghiệm thực tế
Những thành tích đạt được
Những tôn tại
Nguyên nhân của hạn chế

3. KE HOACH HANH DONG
4. KET LUAN VA KIEN NGHI

4.1. Kết luận
4.2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO


LOI CAM ON
Kinh thua:
- Lãnh đạo Sở giáo dục & đào tạo thành phố Cần Thơ.
- Quý thầy cô giảng viên trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ


Chí Minh.

Để hồn thành khố bồi dưỡng CBQL giáo dục Tiểu học, trước hết em
xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở giáo dục & đào tạo thành phố Cần Thơ đã
tạo điều kiện để em được theo học lớp CBQL Tiểu học và hồn thành tiểu luận
của mình.

|

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giảng viên trường Cán bộ quản lý
giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt
những kiến thức mới, giúp cho lớp học nói chung, bản thân em nói riêng được
nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về nghiệp vụ quản lý giáo dục trong nhà

trường, làm sáng tỏ được nhiều vấn đề, hiểu đúng đắn hơn về chức năng, nhiệm
vụ, mục tiêu và yêu cầu của người cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện
nay. Tuy mới vừa hồn thành khóa bồi dưỡng CBQL nhưng em đã có nhiều ý
tưởng áp dụng trong nhà trường và được Lãnh đạo đồng tình và khen ngợi, đó
chính là nhờ q thây cơ truyền đạt cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
1.1. Lý do pháp lý
Sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn

xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là Nhà giáo. Theo Hồ Chủ tịch,
vẫn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ những người

thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề
là đào tạo cán bộ cho nước nhà; là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn
hóa” thầy giáo có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân
chính, hệ thống các giá trị, tỉnh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bôi dưỡng
cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển
và tiễn bộ của xã hội. Hồ Chí Minh nhắn mạnh: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan
trọng và vẻ vang, nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục.. .khơng có giáo
dục, khơng có cán bộ thì khơng nói gì đến kinh tế - văn hóa”.
Đề nâng cao đạo đức nhà giáo, trong những năm qua ngành GD đã tích cực
đây mạnh việc học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với
thực hiện Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tắm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo”; quán triệt nghiêm túc và sâu sắc Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT
của Bộ GD-ĐT

quy định về đạo đức nhà giáo... nhằm xây dựng đội ngũ nhà

giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp

trong sáng, không ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, có lối sống
và ứng xử chuẩn mực.
Trong các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, bồi đưỡng hè cho nhà giáo,
ngành luôn chú trọng đến cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho mỗi
nhà giáo, để mỗi nhà giáo thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với việc đào
tạo, bồi dưỡng con người cho đất nước; thấy rõ được trách nhiệm trong việc bảo
vệ danh dự của nhà giáo cũng như của ngành GD.
Việc quán triệt tư tưởng Hồ

Chí Minh

cịn từ nội dung Chỉ thị số 03-


CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đây mạnh việc học tập và
Fie


làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, và 1 số công văn khác:

- Công văn 89-KH/TU ngày 29/12/2014 của Thành ủy Cần Thơ về việc học
tập

chuyên đề 2015 “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về

trung thực , trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh ” ;
- Hướng

dẫn số 94-HD/BTGHU

ngày 08/01/2015

của Ban Tuyên

giáo

Thành ủy về việc học tập chuyên đề 2015 “ Học tập và làm theo tâm gương đạo
đức Hồ Chí Minh về trung thực , trách nhiệm, gan bó với nhân dân, đồn kết xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ” ;
- Hướng


dẫn số 59-HD/BTGHU

ngày 20/01/2015

của Ban Tuyên

giáo

Huyện ủy về việc học tập chuyên đề 2015 “ Học tập và làm theo tắm gương đạo
đức Hỗ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, sắn bó với nhân dân, đồn kết xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ” ;
- Kế hoạch số 85-KH/HU ngày 19/01/2015 của Huyện ủy về việc học tập
chuyên dé 2015 “ Học tập và làm theo tim gương đạo đức Hồ Chí Minh về
trung thực , trác nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh ”.
1.2. Lý do lý luận
Hồ Chủ tịch luôn luôn đánh giá đúng và đề cao vai trò của các thầy giáo, cô
giáo đối với xã hội. Người nhấn mạnh: “Những người thầy giáo tốt là những

người vẻ vang nhất, là những anh hùng vô danh”. Trong bài phát biểu tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10/1964) Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là
nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội
và Chủ nghĩa cộng sản. Người thây giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người
thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân
chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây
là một điều rất vẻ vang, nếu khơng có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì
làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, nghề thầy giáo rất quan
trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến khơng đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa




chữa”. Để làm trịn nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chí Minh địi hỏi “thầy giáo xứng
đáng là thầy giáo”, xứng đáng với danh hiệu “Người kỹ sư tâm hồn”. Muốn làm
được điều đó, trước hết người thầy giáo phải cải tạo tư tưởng bản thân mình và
“cần xây dựng tư tưởng dạy học đề phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”

Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “Nghề giáo là nghề rất cao quý, rất
vẻ vang”. Người nói: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu

khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục... Khơng có giáo dục, khơng có cán

bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế văn hóa”. Đặc biệt, Người đã khẳng định:
"Người thây giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất.
Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương,

song

những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang ấy, theo Người, mỗi nhà giáo phải
không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chat dao

đức của người giáo viên.
Trước hết, phải không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức,
năng lực tồn diện. Trên tinh thần năm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác —
Lê-nin “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được cơng việc huấn
luyện của mình... Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì

người đó dốt nhất”. Người dẫn lại câu nói của Khổng Tử: “Học không biết chán,
dạy không biết mỏi” và lời dạy của V.I.Lênin: “Học, học nữa, học mãi” để nhắn

mạnh rằng người huấn luyện nào tự mãn cho mình giỏi rồi mà dừng việc học lại
là lùi bước, là lạc hậu, là tự đào thải mình. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chun mơn, phương pháp sư phạm đề thực sự là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
Ngoài việc nhắc nhở các thầy giáo phải không ngừng học tập nâng cao trình
độ chun mơn, nghiệp vụ, Người thường xuyên nhắc nhở mỗi thầy giáo, cô
giáo phải thường xuyên rèn luyện đạo đức nhà giáo mẫu mực. Người

nhấn

mạnh: "Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức
cách mạng, đó là cái gơc, rât là quan trọng. Nêu khơng có đạo đức cách mạng thì
-4-


có tài cũng vơ dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng,
một lòng một dạ phục vụ nhân dân".

Để rèn luyện đạo đức, Người luôn nhắc nhở các nhà giáo phải thanh liêm,
trung thực, biết đặt lợi ích của đất nước, của nhà trường lên trên lợi ích cá nhân.
"Cơ giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào cơng cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu hậu lạc" nghĩa là khó
khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ, đây là đạo
đức cách mạng", và "Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc,
yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt
đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt dé tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho".
Trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo, Người hết sức coi trọng việc
xây dựng tình đồn kết. Người dặn dị: "Trước hết là phải đoàn kết. Đoàn kết
thật sự, giữa thây và thây, giữa thầy và trò, giữa trò và trò, giữa cán bộ và cơng

nhân. Tồn thể nhà trường phải đồn kết thành một khối, đoàn kết phải thật sự

trăm phan tram chứ khơng phải chỉ là đồn kết miệng”.
Hiện nay, trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà đang có nhiều tiêu cực,
nhất là về nạn bằng cấp, hiện tượng tiêu cực thi cử, dạy thêm, học thêm, một sỐ
nhà giáo vì những lợi ích vật chất tầm thường mà đánh mắt phẩm giá cao đẹp.
Hiện tại ngành GD vẫn còn một số khó khăn nhất định, nhưng với lịng u
nghề, mến trẻ, tôi mong mỏi và tin rằng mỗi thầy giáo, cơ giáo sẽ khắc phục khó
khăn, phát huy vị thế và trách nhiệm của mình, ln giữ gìn phẩm chất đạo đức;
sống có kỷ luật, kỷ cương; ln sáng tạo trong công việc, say mê trong nghiên
cứu khoa học, tiếp thu những kinh nghiệm, phương pháp dạy học tiên tiến; luôn
giữ cái tâm trong sáng với nghề, với học sinh, đồn kết với đồng nghiệp, gắn bó
Với mọi người, là tắm gương sáng để học sinh noi theo. Đặc biệt sự nghiệp đơi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo theo tỉnh thần Nghị quyết Trung
ương 8 (khố XI) đang đặt ra những u cầu mới, địi hỏi phải tiếp tục xây dựng
đội ngũ nhà giáo có đủ đức tài, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Trước tình hình ay, việc nghiên cứu, quán triệt và thực hiện đúng đắn những lời
đỗ:


dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện phẩm chất, năng lực của đội ngũ
nhà giáo càng quan trọng và cấp thiết đối với mỗi nhà giáo.
Nhìn lại nền giáo dục nước nhà, kế thừa và phát huy những tính hoa trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định: “Giáo dục và đảo tạo cùng với khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đây cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước”. Trong những năm qua, chúng ta đã chú
trọng việc “bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả
các cấp học, bậc học”. Tuy nhiên, bên cạnh những người thầy âm thầm cống
hiến cho sự nghiệp trồng người, hết lịng vì học sinh thân yêu, sẵn sàng hy sinh
tính mạng của mình để cứu học sinh trong cơn bão lũ. Và cảm động nữa là

khơng ít những giáo viên đã sẻ chia phần thu nhập ít ỏi của mình, giúp học sinh
nghèo, học giỏi... Những hành động bình dị ấy đã hun đúc nên sự vẻ vang của
nền giáo dục nước nhà nói chung và đạo đức giáo dục nói riêng. Thì bên cạnh

chúng ta cũng khơng khỏi băn khoăn khi ngày càng nhiều trên các trang báo,
trên các phương tiện thông tin đại chúng, một bộ phận giáo viên tha hóa về đạo
đức, nhân cách: lợi dụng học trị và phụ huynh, chạy theo thành tích, thậm chí
thây cơ giáo đánh đập học sinh, dùng áp lực, xúc phạm đến nhân cách học sinh...
Đã có một số thây cơ giáo “con sâu làm rầu nổi canh”, sống ngụy biện để

lừa gạt dư luận, lừa dối chính mình. Họ cho phép mình kiếm tiền bằng mọi hình
thức, tự đánh mat mình, mat lịng tin của xã hội, làm hình ảnh của mình xấu dần
trong mắt học trị.
Nhiều thầy cơ giáo bằng lòng với kiến thức đã học trong các trường cao
đăng, đại học. Họ tôn sùng sách giáo khoa, khăng khăng bảo thủ cho rằng kiến
thức trong sách giáo khoa là duy nhất đúng. Phương pháp dạy khô cứng, đơn
điệu, đọc sách giáo khoa bắt học sinh chép hoặc chỉ tóm tat sách giáo khoa. Đó
là cách dạy khơng phù hợp với nên giáo dục hiện nay, không sáng tạo, kiến thức
của thầy cũ kỹ, không đảm bảo chất lượng chuyên mơn của tiết dạy.
Nghề dạy học có đặc thù riêng, sản phẩm là con người trong mối tổng hòa
xã hội. Thây giáo, ngoài tiết dạy trên lớp phải quan tâm tới hoạt động ngoại
khóa, bạn bè, cuộc sơng ngồi xã hội của trị, phơi hợp chặt chẽ với cha mẹ học
“Be


sinh, kịp thời nắm bắt diễn biến tình cảm, tư tưởng của học sinh, sinh viên.
Người thầy không chỉ quản lý học sinh trong giờ học, mà phải quản chặt học
sinh do mình chủ nhiệm, phụ trách khi chúng về nhà và hành vi của các em
ngoài xã hội. Tiếc rằng, chính sự vơ tâm của một số thầy cơ giáo đã làm cho
quan hệ giữa thầy và trị có cả một khoảng cách lạnh lùng, trị khơng hiểu thây,

thầy khơng hiểu trị. Đã khơng hiểu nhau thì cộng tác với nhau khó đem lại hiệu

quả tốt.
Nhiều người vào nghề dạy học, có thể là thầy chọn nghề, hay nghề chọn
thầy, muốn hay khơng muốn thì “đã mang lấy nghiệp vào thân”, phải tìm hiểu,
xác định đặc thù nghề nghiệp, sản phẩm làm ra là Con Người Mới, những công
dân tốt, nhân tài của đất nước. Nếu thầy đạo đức khơng chuẩn mực, chun mơn
khơng vững vàng, khơng biết mình, biết người, bảo thủ đứng trên bục giảng thì

làm ảnh hưởng lớn các thế hệ học trò. Làm thầy phải biết hy sinh cho nghề
nghiệp, “tử vì nghề”. Ở ngành khác, người ta có thể mặc quân jean, áo thun khi
đi làm nhưng thầy giáo không thể diễn chiếc quần jean bạc trắng đứng trước học
sinh thao thao giảng về cái đẹp trong ăn mặc. Thầy không thể vừa hút thuốc, vừa
giảng bài. Thầy phải biết giữ mình, tránh xa mọi cám dỗ tầm thường, giữ cho
tâm hồn trong sáng, mọi hành vi phải nâng lên thành văn hóa trong đối nhân xử

thế, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất.
Chúng ta đều biết rằng, ti học trị ln có tâm hồn trong trắng, ngây thơ,
các em là những mâm non, tương lai của đất nước. Giáo dục và dao tao thé hé
trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia. Đó thật sự là một việc làm vừa
hợp ý Đảng và Nhà nước lại vừa hợp lòng dân, mà trọng trách lớn được đặt trên
vai những nhà giáo. Vì vậy, thầy cơ giáo chính là tấm gương dé hoc sinh soi
vào. Khi tấm gương ấy thực trong sáng, thì những tiêu cực sẽ hạn chế và sớm bị
loại trừ. Chính vì vậy, chúng ta hãy nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo
theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi một thay cơ giáo phải hiểu, thấm
nhuần tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ về giáo dục; mỗi người phải khơng
ngừng rèn luyện để hồn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tắm lịng
nhân ái, làm việc có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Hơn bao giờ hết,
đu



chúng ta cần xây dựng được đội ngũ những người làm cơng tác giáo dục có đầy
đủ phẩm chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy. Điều này không những để khăng định tri thức, trình độ phát triển giáo
dục của dân tộc, mà cịn góp phần quan trọng cho thang lợi của cơng cuộc hội
nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.

Với tầm cao của nền kinh tế tri thức, mọi hành vi thái độ, lời nói việc làm
của nhà giáo đều là tắm gương phản ánh nhiều chiều nhưng khơng ai khác hơn

chính nhà giáo phải tự soi mình. Ai cũng đã biết là thước thì phải thắng đã là cân
thì phải chính xác, nhưng muốn"thắng" hay "chính xác" đều phụ thuộc ở người
câm. Tuy là việc khó nhưng không thê buông lơi bởi lẽ trau dồi và nâng cao
phẩm chất năng lực là yêu cầu tự thân của mỗi nhà giáo, những giáo viên dù đã
nghỉ hưu hay đang cịn đang đứng trên bục giảng phải ln tâm niệm. Chính
điều đó đã sẽ cụ thê hóa cho các cuộc vận động cũng như các phong trào được
toàn ngành phát động và được xã hội nhiệt liệt hưởng ứng :“Nói khơng với vi
phạm đạo đức nhà giáo”, “Mỗi thầy cô giáo là một tắm gương tự học, tự rèn
luyện” hay "Nói khơng với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục"...
Trong bất kỳ xã hội nào vị trí của người thầy cũng ln được đề cao. Với
nước ta hiện nay, khi mà khoảng 1/4 dân số đi học và có 1,2 triệu nhà giáo thì
những hoạt động của giáo dục ln trở thành tâm điểm của tồn xã hội. Bởi vậy
thật khơng vui ở đâu đó cịn xuất hiện những câu chuyện buồn về sự xuống cấp
của đạo đức nhà giáo hay những hành vi làm tổn thương nghiêm trọng truyền
thống “tôn sư trọng đạo". Những hiện tượng đó chỉ là cá biệt trong số hơn I
triệu nhà giáo ngày đêm trau dồi kiến thức kinh nghiệm của bản thân để truyền
lửa cho thế hệ mai sau những nhà giáo dám dẫn thân cho sự nghiệp trồng người.
Họ là những tắm gương sáng về đạo đức nhà giáo, những người dành trọn tâm
huyết, cơng sức, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người; đã giành được sự kính trọng
của tồn xã hội và tác động khơng nhỏ đến sự hình thành nhân cách, phẩm chất

đạo đức, trách nhiệm cơng dân của lớp lớp các thế hệ học trị. Những tắm gương
các nhà giáo “hết lịng vì học sinh thân yêu”, giữ trọn và phát huy phẩm chất
người thây phải được tôn vinh đê các thê hệ học sinh và giáo viên noi theo, xây
-8-


dựng môi trường giáo dục lành mạnh, hiện đại phù hợp với thời kì mới của đất
nước. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục càng phải nhận thức đúng đắn
vai trò, bổn phận và trách nhiệm to lớn của mình; ra sức thi đua, phan đấu hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của sự nghiệp trồng
người mà Đảng, nhân dân đã tin yêu và giao phó.
Thực tiễn phát triển xã hội đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng đạo đức mới,
trong đó có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức người thầy, làm cho đất nước ngày
càng phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra
những yêu cầu bức thiết đối với nền đạo đức xã hội nói chung và việc lưu giữ,
phát huy những giá trị cao đẹp của đạo đức người thầy trong truyền thống nói
riêng; Để tạo ra một lớp người Việt Nam cường tráng về thể chất, phong phú về
tỉnh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà
bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, là nhiệm vụ của toàn xã hội nhưng trong đó

người thầy giữ vai trị khơng nhỏ.
Để hồn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người thầy phải khơng ngừng
tự đối mới, hồn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới, phải có ý thức quyết
tâm đi vào khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục, làm tốt công tác “dạy
chữ, dạy nghề, dạy người”.

Tập thể người thầy, cá nhân người thầy không

ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa. Phải
làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà cịn là nhà mơ

phạm. Say mê, bên bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động sư phạm,

thành công không kiêu căng, thất bại khơng nản chí, thương u, gần gũi học
sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, thực sự là những “tắm gương sang cho hoc sinh
noi theo”.
Thật hạnh phúc khi chúng ta được tơi là những người đưa đị qua sơng rồi
thấy học trị của mình học giỏi trưởng thành và trở thành những con người có
ích cho xã hội. Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới
xây xong, người nơng dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì
người giáo viên vui sướng biết bao nhiêu khi nhìn thấy học sinh đang trưởng
thành, lớn lên. Sự trưởng thành, lớn lên của học trị có sự đóng góp rất nhiều từ
9.


kiến thức và nhân cách của người thầy. Cho phép tơi mượn câu nói của Nhà Sư
phạm người Nga- Usinxki để kết thúc bài tham luận của mình: “Nhân cách của
người thây là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó
khơng thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện
châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác."

1.3. Lý do thực tiễn
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: Đạo
đức là cai sốc của người cách mạng. Vì vậy, việc rèn luyện, nâng cao phẩm chất
đạo đức cách mạng cho người cán bộ, đảng viên của Đảng, nhất là giai đoạn
Đảng cầm quyền là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên của Đảng. Trong mọi hoàn cảnh của cách mạng, nhất là khi
cách mạng gặp khó khăn hay những thời kỳ chuyền giai đoạn mới việc giáo dục,
nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên càng có ý nghĩa
vơ cùng to lớn. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là cái sốc
của mọi công việc ... công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay

kém”. Do đó người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng, phải giữ gìn
đạo đức cách mạng mới là người cách mạng chân chính. Chính vì thế, ngay từ
khi thành lập Đảng, Người đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên chọn, giáo dục,
rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhờ vậy cách mạng nước ta đã vượt qua
những khó khăn, thử thách, đi đến thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay,
khi đất nước ta chuyển sang thời kỳ mới đây mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa

đất nước, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tiếp tục
mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế, yêu cầu Đảng ta phải có một đội ngũ, đảng
viên đủ về số lượng và đạt được những yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt là về
phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên phải được nâng cao hơn nữa để
họ ngang tâm với nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Trong thời gian qua,
nhờ giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng, ln có ý thức bảo vệ thanh
danh của Đảng, bảo vệ danh hiệu cao quý của người đảng viên cộng sản. Nhiều
cán bộ, đảng viên đã trưởng thành, tiêp cận nhanh với cơ chê quản lý mới, vững

40:


vàng trong công cuộc đối mới chuyền sang nền kinh tế thị trường, mở rộng g1ao
lưu hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, sự nghiệp đổi mới cũng đương đầu với
nhiều khó khăn thử thách cần vượt qua, đó là bên cạnh những gương tốt, giữ
vững phẩm chất đạo đức cách mạng của đa số đảng viên cũng xuất hiện một bộ
phận cán bộ, giáo viên, nhân viên sa sút về phẩm

chất đạo đức cách mạng. Sự

phân hố trách nhiệm cơng việc diễn ra rõ rệt. Một số thực hiện nhiệm vụ được
giao với tỉnh thần trách nhiệm cao, ln hồn thành và đạt kết quả tốt. Bên cạnh

đó một số nhiều lại làm việc với sự miễn cưỡng, làm cho xong, giao việc thì làm
nhưng khơng có chút sáng tạo, ln địi hỏi chế độ, so bì với đồng nghiệp, đứng
lớp giảng dạy chỉ để cho xong chứ khơng có cái tâm vì chất lượng vì học sinh
thân yêu. Phương pháp giáo dục các em của một số đó bằng sự cau có cộc cằn
chứ khơng dùng tình thương u cảm hóa.

Có một số cán bộ chưa có chức thì tỏ ra gần gũi, thân mật với qn chúng,
nhưng khi đã có chức, có qun thì tỏ thái độ hách dịch, quan cách, xa rời quần
chúng, bạn bè, đồng chí của mình. Họ sống thiếu trung thực, bằng mặt mà khơng
bằng lịng, nói sai sự thật, chạy theo lỗi sống thực dụng, lỗi sống vì đồng tiên.
Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một số bộ phận cán bộ, nhân viên cũng
đã làm tốn hại đến uy tín, thanh danh của trường, làm giảm niềm tin của phụ
huynh về giáo dục cũng như làm chán nản và giảm ý chí phấn đấu của những
đối tượng hết lịng vì cơng việc, vì chất lượng giáo dục, vì học sinh thân yêu.

Tình hình sa sút phẩm chất đạo đức ngày càng nghiêm trọng đó có nhiều
nguyên nhân. Do tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, do tổ
chức Đảng nhiều nơi buông lỏng việc quản lý, giáo dục đảng viên và cán bộ,
công chức nhà nước. Song về chủ quan là do một số cán bộ, đảng viên sa vào
chủ nghĩa cá nhân, coi nhẹ giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng, không thấy hết mặt trái của nền kinh tế thị trường và thời mở cửa,
thiếu biện pháp giáo dục và ngăn ngừa, có lúc, có nơi cịn bng lỏng kỷ cương,
kỷ luật. Muốn có đạo đức người cán bộ, đảng viên, phải tự rèn luyện mình về
mọi mặt, nghĩa là phải đấu tranh để xố bỏ những thói hư tật xấu, lạc hậu trong
SET.


bản thân và xây dựng những phẩm chất tốt đẹp của con người mới phù hợp với
quy luật tiễn hoá của xã hội.
Đạo đức nhà giáo là vẫn đề đang được nhiều người quan tâm, nhất là trong

thời gian gần đây tình trạng giáo viên (bảo mẫu) bạo hành trẻ mầm non, vi phạm
các quy định về dạy thêm - học thêm, o ép hoặc thiên vị học sinh... được báo chí
cả nước để cập thường xuyên. Vậy, thế nào là vi phạm “đạo đức nhà giáo” và
ngành Giáo dục (GD) cân có những giải pháp gì để nâng cao đạo đức nhà giáo?
Vì vậy, để rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị trở thành
vấn đề quan trọng cấp bách, quan hệ trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo và uy tín
của Đảng, của trường đến sự thành cơng của cơng cuộc đổi mới. Việc nâng cao
tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của toàn Đảng nói chung,
Đảng bộ cơ sở xã phường và trong các nhà trường, trường học nói riêng là cơng

việc cấp bách và cần thiết, vì vậy nay với những kiến thức và kinh nghiệm mà
bản thân em thu thập được sau khi học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học,
đặc biệt sau khi tìm hiểu chuyên đề 1 về đường lối phát triển giáo dục Việt Nam
đã giúp em hiểu sâu sắc về công tác giáo dục và mạnh dạn chọn đề tài “Vận
dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong việc nắng cao đạo đức nhà

giáo tại trường phố thơng Thái Bình Dương”.
2. PHẦN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VÈẺ VIỆC “Vận dụng Tư
trởng Hồ Chí Minh

về giáo dục trong việc nâng cao đạo đức nhà giáo tại

trường phố thơng Thái Bình Dương”.
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường phổ thơng Thái Bình Dương được thành lập vào năm 2007, là ngôi
trường tư thục với nhiều cấp học: Mầm

non — Tiểu học — Trung học cơ sở -


Trung học phố thông. Trường nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, có điều
kiện thuận lợi cho nhu cầu học tập của học sinh các phường trong thành phố và
các tỉnh thành khác. Với trang thiết bị, phịng ốc hiện đại, mỗi lớp khơng q 25
em giúp cho giáo viên chăm sóc tơt cho từng học sinh.

-13-


Năm học 2014- 2015 trường có 16 lớp với 228 học sinh, trong đó khối
Mầm

non: 38 trẻ; Tiểu học: 63 em ; Trung học cơ sở: 60 em; Trung học phổ

thông: 67 em. Tất cả học sinh đều học 2 buỗổi/ ngày.

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 112, trong đó 01 Chủ tịch Hội đồng
quản trị, 01 Giám đốc điều hành, 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 03 Trợ lý
Hiệu trưởng, 05 Tổ trưởng chuyên môn và các phịng ban.
Trường chưa có chi bộ độc lập, số Đảng viên của trường tham gia sinh hoạt
ở các chỉ bộ phường, trường có gồm có 02 đảng viên, Trung cấp Lý luận chính
tri 01;
Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Sở giáo dục và đào tạo
thành phố Cần Thơ, đồng thời được sự quan tâm, tín nhiệm của Đảng ủy phường
Cái Khế, chính quyền địa phương, các cơ quan báo đài, các hội đoàn trong và
ngồi nhà trường. Giữa nhà trường - gia đình - xã hội luôn phối hợp chặt chẽ để
giáo dục học sinh. Đội ngũ giáo viên có tính thần trách nhiệm cao nhiệt tình
trong cơng tác, ln quan tâm việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Đa số học
sinh chăm ngoan, con nhà giàu, có đây đủ điều kiện học tập.
Tháng 9 năm 2015 trường vừa Khánh thành cơ sở mới, cơ sở vật chất nhà
trường được xây dựng đầy đủ, khang trang, tạo điều kiện cho việc dạy và học tốt

hơn những năm trước đây. Tổng số phòng học: 13 phòng học, 01 phòng Lãnh
đạo;

01 phòng giáo viên,

01 phòng giáo dục thể chất,

01 phòng y tế, 01 phòng

quản sinh, 01 phòng tư vấn, 01 phòng Trung tâm Anh Ngữ, 01 nhà ăn, 01 dãy
phòng cho học sinh ở nội trú cùng các phòng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá
nhân. Trường bắt đầu hoạt động vào ngày 28/9/2015.
2.2. Thực trạng về việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
trong việc nâng cao đạo đức nhà giáo tại trường phố thơng Thái Bình Dương
* Vài nét về tình hình chung của trường:
Trường là một trong ba trường tư thục ở thành phố Cần Thơ được đặt ngay
trung tâm thành phố với nhiều cấp học, trường tiếp nhận tất cả học sinh các tỉnh
thành khác về, học sinh các nước có nhu câu học.

ee


Với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường gồm: 120, trong đó có:

01 Chủ tịch Hội đồng quản trị; 01 Giám đốc điều hành; 01 Hiệu trưởng; 02 Phó
Hiệu trưởng; 01 Trợ lý Hiệu trưởng; 01 Chủ tịch Cơng đồn. Về trình độ của đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn.
Với tổng số học sinh 296 em, trường có 17 lớp bao gồm Mầm non, Tiểu
học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Trong những năm hoạt động, số
học sinh của trường tăng dân và rất ổn định cho sĩ số từng lớp cũng như cho các

khoản chi tiêu của trường. Trường không chỉ giảng dạy theo chuẩn kiến thức
được quy định của Bộ giáo dục và đào tạo mà còn chú trọng thêm ở việc rèn kỹ
năng sống cho học sinh, giáo dục cho các em ngày các thấm nhuần những giá trị
sơng: Hịa bình, Khoan dung, u thương, Trung thực, Khiêm tốn, Đoàn kết,
Hợp tác... Với thành tích 5 năm liền đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100%, trường đã được sự
tín nhiệm của cha mẹ học sinh và các cơ quan ban ngành, đặc biệt là Sở giáo dục

và đào tạo thành phố Cần Thơ.
Tóm lại: Qua gan 5 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tắm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà
trường đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục hàng năm được
nâng lên, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ thầy cô giáo được nâng lên rõ rệt.
Từ kết quả đó đã góp phần đáng kế để nhà trường thực hiện cuộc vận động của
ngành và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường ngày một hoàn thiện
hơn.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là
những chuẩn mực cho mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu rèn luyện để hoàn thành
nhiệm vụ của mình, đặc biệt với những người hoạt động trên lĩnh vực “Trồng
người” có một ý nghĩa hết sức quan trọng; cuộc vận động tiếp tục được phát huy
và duy trì đi vào chiều sâu của nó, để nó trở thành chuẩn mực chung cho mỗi
cán bộ, đảng viên, giáo viên trong nhà trường. Từ ý tưởng đó, trong đề tài này
em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản dé tiép tuc day mạnh thực hiện
cuộc vận động trong nhà trường nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường
trong những năm tiếp theo.
An


Những ưu điểm:
Hiệu trưởng luôn kịp thời năm bắt và triển khai các thông tư, hướng dẫn
của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục va căn cứ vào tình hình cụ thể

của trường để xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao đạo đức cho đội ngũ nhà giáo.
Cu thé: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học với nhiều nội dung như:
xây dung tinh than đoàn kết; chống tự do tùy tiện; chống tiêu cực, bệnh hình
thức và những biểu hiện khơng trong sáng trong giáo dục, đặc biệt là chuyên dé
học tập và làm theo Bác năm 2015: “Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ
Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân; đồn kết, xây dựng
đảng trong sạch, vững mạnh”.
Hiệu trưởng có sự nhận thức sâu sắc trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí

Minh trong q trình quản lí và điều hành nhà trường. Ngồi tun truyền, giáo
dục, Hiệu trưởng đã dùng một số biện pháp sáng tạo, hữu hiệu để hạn chế tối đa
việc vi phạm đạo đức nhà giáo như: Đưa vào tiêu chí thi đua, khen thưởng - cắt
thi đua đối với những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo; 100% cán bộ, giáo
viên, công nhân viên trong trường phải viết cam kết không vi phạm đạo đức nhà
giáo vào đầu mỗi năm học; giao nhiệm vụ cho Ban Thanh tra nhân dân phối hợp
Ban lãnh đạo cùng các đoàn thể trong nhà trường lắng nghe phản ánh của học
sinh, quan sát quá trình lên lớp của giáo viên, kiểm tra việc ép học sinh học thêm
ở nhà, kiểm tra việc đánh giá xếp loại học sinh có khách quan, cơng bằng hay
khơng.
Hiệu trưởng ln kêu gọi tỉnh thần đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong đội
ngũ giáo viên, mỗi giáo viên tham gia các hoạt động phong trào hay có vướng
mắc, khó khăn gi trong giảng dạy hay trong cuộc sống

đều có đồng nghiệp nhiệt

tình và kịp thời giúp đỡ, nhờ đó mà trường luôn là ngọn cờ đầu trong các phong
trào giáo viên dạy giỏi học sinh giỏi của quận Bình Thủy.
Hiệu trưởng đã có sự phân cơng giáo viên một cách hợp lý, đúng năng lực,
sở trường của giáo viên. Có chú ý tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên
tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ.

Những tân tại:
sib


Hiệu trưởng đã điều hành, chỉ đạo rất sâu sát các hoạt động nhằm nâng cao
đạo đức nhà giáo trong nhà trường tuy nhiên đôi lúc các biện pháp thực hiện cịn
mang tính áp đặt, ép buộc đội ngũ nhà giáo phải thực hiện, chưa chú ý tới việc
tuyên truyền, đả thông tư tưởng, nâng cao ý thức tự giác trong tập thể giáo viên
và còn phụ thuộc vào sự điều hành của Hội đồng quan tri.
Nhiều lúc hiệu trưởng đơi khi có những góp ý rất gay gắt, nóng nảy,

làm

cho một số giáo viên tránh né khi gặp Hiệu trưởng. Hiệu trưởng chưa tạo được
sự gần gũi giữa cấp trên và cấp dưới.
Một số giáo viên chưa hết mình với nghề, chưa say mê với công việc, làm
việc một cách đối phó, qua loa, chưa chú trọng đến chất lượng giảng dạy và giáo
dục học sinh. Họ chưa tận tâm, chưa sần gũi để tìm hiểu hồn cảnh, tâm tư
nguyện vọng của học sinh, chưa thật sự là người mẹ thứ hai của các em học
sinh, trong công việc còn đùn đây, né tránh. Do họ ý thức chưa đầy đủ về trách

nhiệm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho nên trong công việc cần phải
luôn đôn đốc, nhắc nhở về ý thức tự giác, ý thức trách nhiệm .
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của Hiệu trưởng khi
vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong việc nâng cao đạo đức

nhà giáo tại trường phố thơng Thái Bình Dương
2.3.1 Điểm mạnh
- Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
- Hiệu trưởng là người quản lý năng động, sáng tạo, nhạy bén, quan hệ tốt.


- Trình độ các cán bộ quản lý trên chuẩn, có năng lực quản lý tốt, biết học
hỏi.
- Cơ sở vật chất khang trang: Hệ thống phòng học máy lạnh, trang bị máy
tương tác, máy tính, internet...tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền,
giáo dục, triển khai đến tồn bộ cơng chức, viên chức trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn, trên chuẩn; với 02 nhân viên là đảng
viên làm nông cốt trong các tổ chức, đoản thể trong nhà trường; hâu hết giáo
viên điều nhiệt tình, trách nhiệm cao trong giảng dạy và giáo dục, ln đồn kết,
u nghê mên trẻ.
at.


Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo;
có tỉnh thần đồn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong
cơng tác; có lịng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học,

đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của
người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tận tuy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị,
nhà trường, của ngành.
Công băng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực
của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng,
lãng phí.

Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự

nghiệp giáo dục.


2.3.2 Điểm yếu
- Công tác phối hợp giữa các bộ phận chưa chặt chẽ.
- Một số giáo viên, nhân viên còn nặng về kinh tế, chưa vững vàng tư
tưởng, chưa đầu tư đúng chất cho công tác giảng dạy.
2.3.3 Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc quán triệt tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục tại trường được thể hiện rất rõ trong Chỉ thị 03CT/TW

của Bộ chính trị về tiếp tục đây

gương đạo đức Hồ Chí Minh.

mạnh việc học tập và làm theo tắm

|

- Có văn bản Hướng dẫn của Phịng Giáo duc va Dao tao, Đảng ủy, chính
quyền địa phương kịp thời.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con mình,
nhất là quan tâm việc tu dưỡng

đạo đức, lối sống, kỹ năng thích ứng bên

ngồi,...

-Í7-


- Séng có lí tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tỉnh thần

phân đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và

thích ứng với sự tiễn bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện
của lỗi sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu,

ích kỉ.
- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn
minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học
sinh; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
- Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch
sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của
người học.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh,
ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan
hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp
và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
- Xây dựng gia đình văn hố, thương u, q trọng lẫn nhau; biết quan tâm
đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hố nơi cơng cộng.
Đồng thời, Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện giữ gìn
bảo vệ truyền thống đạo đức của nhà giáo như: Không lợi dụng chức vụ, quyền
hạn đề thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; khơng gây khó khăn,
phiền hà đối với người học và nhân dân; Không gian lận, thiếu trung thực trong
học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục; Không

trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học;
không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn
luyện của người học và đồng nghiệp; Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng

đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác; Không tổ chức dạy
thêm, học thêm trái với quy định; Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công
-18-


SỞ, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng
dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường; Không sử dụng điện
thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập,
coi thi, châm thị; Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong
tập thê và trong sinh hoạt tại cộng đồng; Không được sử dụng bục giảng làm nơi
tuyên truyền, phố biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng
và Nhà nước; Không trồn tránh trách nhiệm, thối thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc;
khơng đi muộn về sớm, bỏ gid, bd buổi dạy,

cắt xén, dồn ép chương trình, vi

phạm quy chế chun mơn làm ảnh hưởng đến kỉ cương, nê nếp của nhà trường;
Không tô chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc,
mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hố
phẩm đơi truy, độc hại.

2.3.4 Khó khăn
- Phịng Giáo dục và Đào tạo chưa có chính sách bồi dưỡng cán bộ quản lý
trong việc tuyên truyên, giáo dục về học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ

Chí Minh.

|

- Trường chưa có chi bộ độc lập cịn chi bộ ghép nên cịn gặp khó khăn

trong trong cơng tác tun truyền.
- Một số gia đình chưa quan tâm đếm việc học tập, giáo dục con cái, chỉ
chăm lo phát triển kinh tế gia đình, thường giao khốn cho nhà trường, giáo viên
nhưng lại hay nuông chiều con quá mức.

- Công tác chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể
tổ chức thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo vẫn cịn nhiều chỗ trùng lắp,
hình thức và chưa phối hợp nhìn nhàng; Chưa đảm bảo các điều kiện cho công
tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục về đạo đức nhà giáo, guong sang nha giao;
Dinh ki thanh tra, kiểm tra công tác tô chức thực hiện của các cơ quan quản lí
giáo dục; Chưa tiễn hành xử lí nghiêm túc, kịp thời đúng pháp luật các cá nhân,

tổ chức vi phạm đạo đức nhà giáo này.

-19-


2.4. Kinh nghiệm thực tế khi Vận dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục trong việc nâng cao đạo đức nhà giáo tại trường phố thơng Thái Bình
Dương
Những thành tích đạt được:

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới vấn đề đạo đức, nhất
là đạo đức của người cách mạng. Bác viết: “Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nên tảng mới hồn thành được nhiệm vụ”. Theo Người, “Cũng
như sơng phải có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn, khơng có
gốc thì cây héo. Người làm cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì du

tài giỏi mây cũng không lãnh đạo được nhân dân. Quán triệt tư tưởng về đạo đức
của Người, trong các năm qua cán bộ, giáo viên ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai

luôn tận tâm phục vụ lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc; ln có ý thức chính trị,
phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt; có tỉnh thần trách nhiệm, sáng
tạo trong công tác quản lý và giảng dạy.
Bên cạnh đó, cán bộ quản lý và giáo viên của ngành giáo dục thành phố
luôn chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tơ
chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, tích cực học tập, rèn luyện, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, kiên định trước khó khăn, thách thức, khơng
ngừng tham gia học tập và tự học nhằm

nâng cao năng lực chuyên môn, nhận

thức chính trị, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Giữ gìn tư cách
đạo đức, nhân cách và hình mẫu mơ phạm của người thầy; nghiêm túc chấp
hành quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Có ý thức thực hiện cuộc vận động “hai
không” trong giáo dục với bốn nội dung: "Nói khơng với tiêu cực trong thi cử,
bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngôi nhầm lớp".
Thực hiện Kế hoạch Số 89-KH/BCĐ của Ban chi đạo “Học tập và làm theo

tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng uỷ phường, tất cả cán bộ, đảng viên
nhà trường được tiếp thu 3 chuyên đề, trên cơ sở nội dung được tiếp thu

và chỉ

đạo của Ban chỉ đạo cấp phường; Cấp uỷ chi bộ cùng với Ban giám hiệu nhà
trường xây dựng chuân mực đạo đức của nhà trường đê từng cán bộ, đảng viên
“90


phan đấu rèn luyện, lồng ghép với cuộc vận động của ngành “ Nói khơng với

tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi
thầy cô giáo là một tắm gương đạo đức, tự học vả tự sáng tạo”. Phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” được cán bộ, giáo viên, học sinh
hưởng ứng xây dựng, môi trường, cảnh quan nhà trường thay đổi hàng năm. Kết
quả là trường đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Chú trọng rèn luyện phẩm
chất, đạo đức nhà giáo; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ,
đảng viên và cán bộ quản lý nhà trường.
Kinh nghiệm rút ra từ trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng phải nắm
vững đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của
ngành để tuyên truyền triển khai cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên học
tập năm vững và tổ chức thực hiện thật tốt.

|

Hiệu trưởng xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch, xây dựng nội
dung chương trình, tơ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm theo từng chuyên
đề sơ kết, tổng kết từng đợt, hàng năm để nhân rộng thêm.
Hiệu trưởng cần chủ động và tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp các tô
chức trong nhà trường thực hiện quy chế phối hợp, phát huy vị trí vai trị, chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của các đoàn thể trong nhà
trường.
Nâng cao chất lượng các buôi sinh hoạt hội họp giành thời gian để đánh giá
kiểm tra việc cán bộ công chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp
luật của nhà nước, thực hiện Nghị quyết các cấp đề ra.

Thường xuyên rút kinh nghiệm kịp thời giải quyết những tồn tại. Đặc biệt
làm tốt công tác tư tưởng cho tồn thê cán bộ, Đảng viên, cơng nhân viên trong
hội đồng sư phạm nhà trường.
Những tôn tại
Bên cạnh những ưu điểm mà cán bộ, viên chức, công chức ngành giáo dục

thành phố Cần Thơ đạt được vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm cần khắc
phục như: Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên, công nhân viên cịn hạn chế về
năng lực; khơng tự giác học tập để nâng cao năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu
.?1-


của nhiệm vụ giáo dục. Một số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành giáo
dục của tỉnh chưa đạt chuẩn về trình độ, chưa quan tâm đến cơng tác giáo dục tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên là do nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan:
Những

nguyên nhân khách quan: Do tác động tiêu cực của cơ chế thị

trường, đời sống giáo viên dù đã có nhiều cải thiện song phần nào vẫn chưa đáp
ứng nhu câu cuộc sống: do còn khoảng trống trong cơ chế, chính sách, pháp luật,
do cơng tác quản lý cán bộ, giáo viên đơi lúc cịn chưa chặt chẽ...
Nguyên nhân chủ quan là từ cá nhân mỗi cán bộ, viên chức, công chức
ngành giáo dục thành phố chưa cố gắng học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng
u cầu cơng việc; chưa cố gắng vượt khó trong quá trình tổ chức thực hiện
nhiệm vụ; chưa rèn luyện tư tưởng đạo đức, nâng cao bản lĩnh để vượt qua các
cám dỗ về vật chất, chạy theo lợi ích cá nhân.

3. KẾ HOẠCH HANH DONG về việc vận dụng Tư tướng Hồ Chí Minh
vỀ giáo dục trong việc nâng cao đạo đức nhà giáo tại trường phố thông Thái
Bình Dương
Từ thực trạng trên, là người cán bộ quản lí giáo dục, em thấy cần phải có


những biện pháp cụ thê sát với tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng một
kế hoạch hành động cụ thể cho việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục của đơn vị mình ngày càng hiệu quả hơn.

j2.


I2
1ÿqu

mm

gH
ưu0ư

liệu

T
-

-| dey

Suonn

‘Tes | 9# 0e] 2o
gy

i,

$3

ngiH

uọIq 9110) 126)

-€7-

"(on ơự tưượu

ony},

Iq9|fẩu

“‘USTA

Sượp

ltộp

‘191 UgTY | “Oq = uO

OÉp

ueg ep A] deyd | oyo 8uẻuu

- | Yoyo

g2

Sp


WRT

urgqd

Oo

'đuon1 rẻ) đp | p

Sượu

9s

9A QUIA

|oe9

QS

Suọm

u14

TỘI

ovIs

QH

9A


Q

ugop

YD

uynb|

ovo

‘URA

2u02

391

ưuo9)

(2#ou

9]

wey} nl] Te}

mM

u

oy


quey

“201

ovo ‘ur ÁpUI “{un

9A

oa

31W.L

voy|suom

gy | yowoy

gy} no BA 191 |1

yowoy

qorp ony

m

uenb

9y

sugo ug],


931A

n$!H | sỏnp Sunp Aex | Sunp Aex

suony | TY

9H

991A

ovo

Sưộp|I2
Apu :ugh} Suonyd - | deyo ueg

yeoy
‘suony

Ud

“8uon"
Clg
C10Z/6 Suey

n$ệ1H

d.oy royd

-


ugly

LonsN

:u#Iổ IQu[

oY) UGH] NIE

đuo1

np | = “Sunyo quịn Anb | Sugyd :wgip vig - | NIH

“8unp

‘doy nyd
29

ĐT 1n

-| 0s yowoy

Suguy

suoyy

UE([ - |I{) nẹn J2

ugry | eqy sugyy enp

UÉ1 OÿU1 “tọnp

dgo

£ 03
'qo#od 3

đệ: o$IA eạo nạo
SưọnH

nef eA yur Anb | kep
ugp

onyd seyy


deyd ugig


×