Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI NẠN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU LỊCH
BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG và CON NGƯỜI
GV
H D:
Th.S Trần Thị Ngọc Mai
Nhóm : 9
TP. HCM - 2012
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP GHI CHÚ
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
1
1 TRẦN THỊ THÚY HẰNG 01ĐHQT3
2 LÊ MINH HOÀNG 2013100610 01ĐHQT3
3 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH 01ĐHQT3
4 VÕ THỊ KIM LIÊN 01ĐHQT3
5 NGHUYỄN KIỀU THY 2013100302 01ĐHQT3
6 MAI THỊ HỒNG 2013100676 01ĐHQT4
7 LÊ MINH DŨNG 2006110018 02ĐHTS1
8 TRƯƠNG THANH PHÚ 2006110090 02ĐHTS1
9 VÕ THỊ XUÂN 2006110145 02ĐHTS1
10 LÊ HỒ ĐÌNH HUY 2005110200 02ĐHTP1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo,
là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn
Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước
nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
2
phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ
bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên


cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay chúng ta đã phát
hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản
khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật
liệu xây dựng. Hiện nay vấn đề ở Việt Nam là hiện trạng chảy máu tài nguyên do công
nghệ lạc hậu và khai thác bừa bãi đang trở nên quá bức xúc: sử dụng công nghệ lạc hậu,
tranh thủ đào bới để khai thác thô xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí
tài nguyên khoáng sản, thời gian qua đã xảy ra tình trạng các địa phương đua nhau cấp
giấy phép khai thác. Đã thế, điều đáng buồn là chúng ta lại cấp phép cho nhiều người
không biết gì về khoáng sản,việc khai thác không đúng nơi qui định làm khoáng sản bị
chia nhỏ, cục bộ, thiếu sự đầu tư sâu và mạnh ai nấy làm. Ngành địa chất hiểu biết nhất
về tài nguyên khoáng sản thì lại hầu như đứng ngoài cuộc, chỉ làm mỗi việc nghiên cứu,
điều tra cơ bản, rồi cấp phép. Chính vì thế đã tác đông rất tiêu cực đến môi trường: môi
trường thì càng bị ô nhiễm, gây trượt lỡ đất, xói mòn, nguồn tài nguyên khoáng sản
ngày cạn dần sẽ dẫn đến thiếu hụt tài nguyên để dùng cho tương lai…
Vì vậy Nhà nước và nhân dân chúng ta cần tìm hiểu rõ về tình trạng tài nguyên
khóang sản và nạn khai thác tài nguyên khoáng sản hiện nay để tìm cách khắc phục,
hạn chế sự tác động tiêu cực và hướng đến phát triển bền vững cho tương lai, đấy cũng
chính là lí do của buổi thuyết trình hôm nay của nhóm chúng em!
CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
1.1 Khái niệm
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất
trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố
có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày
Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, bao gồm cả kim
loại và phi kim loại như đồng, sắt, thiếc, vàng, than, dầu,v.v Đến nay công tác điều tra
khảo sát đã phát hiện và ghi nhận trên lãnh thổ nước ta có khoảng trên 5.000 mỏ và
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
3
điểm quặng với trên 70 loại khoáng sản khác nhau, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền
núi và vùng cao.

Nguyên tố cấu tạo vỏ trái đất (theo Miller, 1988)
Một mẩu quặng đất hiếm
1.2. Phân loại khoáng sản
Theo trạng thái:
• Khoáng sản rắn
• Lỏng ( dầu mỏ, nước khoáng…)
• Khí ( khí đốt)
Theo mục tiêu sử dụng:
• Khoáng sản kim loại
• Khoáng sản không kim loại
Phân loại theo mục tiêu sử dụng:
• Nhóm kim loại đen: Fe, Mn, Cr  sản xuất kim loại đen, vật liệu mài
(oxit crom), làm điện cực (Mn)…
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
Tên nguyên tố Phần trăm(%)
oxygen 49,5
silic 25,8
Sắt 4,7
calcium 3,4
sodium 2,6
potasium 2,4
magnesium 1,9
hydrogen 0,9
Aluminium(al) 7,5
Các nguyên tố khác 1,3
4
• Nhóm kim loại hợp kim: Ti, Co, Mo, Ni,  phụ gia trong sản xuất kim
loại đen, luyện kim màu.
• Nhóm kim loại màu: màu nặng( Cu, Pb, Zn), màu nhẹ( Al, Mg), màu
hiếm( Hg, Sn…)

• Nhóm kim loại quí: Au, Ag, Pt
• Nhóm kim loại phóng xạ: U, Th, Ra.
• Nguyên liệu kĩ thuật: thạch anh, apatit, mica, garaphic…
• Đá quí và đá trang trí:
 Nhóm đá quí: kim cương, ruby; đá bán quí( saphia…)
 Đá trang trí: có màu sắc và hoa văn đẹp đá ốp lát.
 Đá có ích: sản xuất gốm sứ, chất độn cao su, giấy; sản xuất ximang,
gạch ngói…
1.3. Một số khoáng sản kim loại chính
1.3.1. Quặng sắt
Ở Việt Nam đã phát hiện trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu
tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Đáng chú ý nhất là mỏ
sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh.
Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 –
450.000 tấn. Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để
luyện thép, còn 20% xuất khẩu.
Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000.
1.3.2. Bô xít
Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít
với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt
khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc
Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
5
Theo tài liệu hiện có, tài nguyên bauxit nói chung và bauxit laterit ở Việt Nam được
dự tính khoảng 5,5 – 6,9 tỉ tấn và có khả năng còn tăng thêm, thuộc loại quốc gia có tài
nguyên bauxit lớn trên thế giới Khai thác Bô xit ở
Tây Nguyên.
1.3.3. Quặng titan
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan,

trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ trung bình có trữ lượng >
100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
1.3.4. Quặng thiếc
Thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao Bằng khoảng cuối thế kỷ
XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn tinh quặng SnO2. Sau
hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt
đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu tiên khai thác, chế biến có quy mô
công nghiệp.
Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công
suất là 1.500t/năm - 1.800t/năm.
1.3.5. Quặng đồng
Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay
đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh Quyền – Lào Cai,
sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc.
Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm
lò. Công nghệ tuyển nổi đồng để thu được quặng
tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng
manhêtit. Khâu luyện kim áp dụng phương pháp
thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho ra đồng thô, sau đó
qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
6
phẩm đồng âm cực được điện phân cho đồng thương phẩm.
Quặng đồng
1.3.6. Quặng kẽm chì
Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng trăm
năm nay.
Nếu tài nguyên cho phép sau khi đã thăm dò nâng cấp trữ lượng, thì dự kiến đến
năm 2010, sản lượng kẽm thỏi sẽ đạt 20.000-30.000 tấn/năm và khoảng 10.000 tấn chì
thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD/năm.

1.4. Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam
1.4.1. Tài nguyên khoáng sản trên thế giới
• Phân bố không đều giữa các nước, phần lớn
khoáng sản được khai thác từ các nước kém phát
triển, sau đó xuất khẩu sang các nước tư bản.
• Các khoáng sản điển hình được sử dụng nhiều
trên thế giới: quặng sắt, quặng nhôm, gang, thép,
quặng thiếc, chì, niken, phân bón. Lượng phân bố ở các tỉnh nước ta (%)
1.4.2. Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có
trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít, Đáng chú ý nhất là tài nguyên
dầu khí.
Theo thống kê có khoảng 5000 mỏ và điểm quặng, có hơn 60 khoáng sản và hơn
270 mỏ được khai thác. Các khoáng sản phân bố không đều.
1.4.3. Đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh khoáng sản
thế giới
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
7
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Vinh-Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam khẳng định:
“Nước ta có tới 40 chủng loại từ khoáng sản năng lượng (dầu khí, than, urani, địa
nhiệt), khoáng sản không phải kim loại, vật liệu xây dựng đến khoáng sản kim loại.
Nhưng không giàu về tài nguyên khoáng sản vì hầu hết các khoáng sản ở Việt Nam có
trữ lượng không lớn, lại phân bổ tản mát thiếu tập trung”.
Chẳng hạn như dầu khí, nếu không phát hiện thêm trữ lượng thì với sản lượng
khai thác như hiện nay chỉ vài ba chục năm nữa sẽ hết nguồn khai thác. Còn than ở đất
liền cũng đã cạn kiệt dần, đang và sẽ phải nhập khẩu mới bảo đảm được nhu cầu tiêu
thụ trong nước. Nguồn than nằm dưới sâu đồng bằng sồng Hồng có trữ lượng lớn tới
vài trăm tỷ tấn, nhưng vấn đề công nghệ trong khai thác rất phức tạp chưa giải quyết
được, nếu khai thác sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và an sinh xã hội, trong khi tiềm
năng urani và địa nhiệt của nước ta không đáng kể.

CHƯƠNG 2 : KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
2.1. Tình hình khai thác và chế biến
Công nghệ khai thác ở các mỏ quy mô công nghiệp chủ yếu là khai thác bằng ôtô,
máy xúc, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện và công nghệ luyện kim bằng lò phản xạ,
lò điện hồ quang.
2.1.1. Về khai thác và tuyển khoáng
Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được
chú ý, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với
công nghệ ôtô - máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ
điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống
khai thác và vận tải không đảm bảo. Từ khi có chủ
trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các
công trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác
vàng, đá quý, thiếc, mangan, sắt, In-me-nhít….
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
8
Phương pháp khai thác thủ công hầu như không có cơ sở khoa học về công nghệ.
Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuyển quặng
sunphua kẽm chì Lang Hích, apatít, graphít,… với sơ đồ và thiết bị tuyển đơn giản, hệ
số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản có ích đi kèm.
2.1.2. Về luyện kim và chế biến sâu
Công nghiệp luyện kim và chế biến sâu khoáng sản chưa được phát triển. Gang,
thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang, thép và thiếc
được luyện ở quy mô công nghiệp.
Nhà máy gang thép Thái Nguyên với công nghệ luyện gang bằng lò cao (lò cao
nhỏ V=100m3).
• Sản xuất bột kẽm bằng lò phản xạ và lò quay.
• Luyện antimon bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang.
• Công nghệ thuỷ luyện được áp dụng cho luyện vàng.
• Luyện thiếc bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang và điện phân.

Nhìn chung, công nghệ luyện kim và chế biến sâu chưa phát triển, thiết bị lạc hậu,
năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình, trừ thiếc điện phân đạt loại I thế giới
(99,95%Sn).
2.2. Vấn nạn khai thác bừa bãi, lãng phí
Đứng trước xu hướng nói trên của thế giới, câu hỏi đặt ra là Việt Nam nên làm gì
để bảo vệ nguồn TNKS của mình cho việc phát triển nền kinh tế và cho tương lai?
Trên thực tế, TNKS của Việt Nam đang bị khai thác bừa bãi, lãng phí và chủ yếu
để xuất khẩu thô. Hiện Việt Nam vẫn chưa có chiến lược dự trữ TNKS cho nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là ở đâu có
khoáng sản, ở đó có khai thác, khai thác tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất
kỳ loại khoáng sản nào để xuất khẩu, không quan tâm đến hậu quả môi trường…
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
9
Việc hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng tạo ra những cơ hội lớn cũng như
những thách thức đáng kể cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước. Những
ảnh hưởng (tiêu cực lẫn tích cực) xuất phát từ yếu tố nội tại cũng như yếu tố bên ngoài
đã và đang tác động mạnh mẽ tới Việt Nam trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn
tài nguyên thiên nhiên nói chung vốn đã có nhiều bất cập.
Ngành khai khoáng của Việt Nam đang phải đối mặt với sự phát triển thiếu bền
vững do nhiều yếu tố như cơ sở pháp lý, thực thi pháp luật và ảnh hưởng từ các yếu tố
bên ngoài.
2.3. Ồ ạt cấp phép, sai phạm tràn lan
“Khai thác khoáng sản của
Việt Nam hiện phát triển thiếu bền
vững; trình trạng mua, bán mỏ trái
phép và cấp phép ồ ạt dẫn đến phá
vỡ quy hoạch chung; tính minh bạch
và giải trình thấp, tình trạng ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng tới cộng đồng

dân cư” - nội dung tại hội thảo bàn tròn trước đối thoại phòng chống tham nhũng lần
thứ 9 với chủ đề “Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành
công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam” do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Đại sứ
quán Thụy Điển tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Hiện có đến 3.882 giấy phép khai khoáng do cấp tỉnh ký đang được thực hiện.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định,
việc phân cấp về quản lý khoáng sản theo Luật Khoáng sản còn nhiều kẽ hở, nhiều cơ
quan tham gia nhưng thiếu cơ chế phối hợp nên quản lý kém hiệu quả. Tình trạng cấp
phép hoạt động không theo quy hoạch, cấp phép tràn lan, chia nhỏ, cấp phép cho các tổ
chức cá nhân không đủ năng lực vẫn còn tồn tại. Việc khai thác sản lượng quá lớn,
không đủ điều kiện chế biến sâu nên có tình trạng gian lận trong xuất khẩu Titan thô,
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
10
gây lãng phí tài nguyên. Hầu hết những người có trách nhiệm tại các cơ quan chức năng
đều nhìn thấy rõ thực trạng nhưng lúng túng trong xử lý.
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ HỆ LỤY
3.1. Những hệ lụy từ hoạt động khai thác khoáng sản
Những năm qua, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đóng góp không nhỏ
vào sự phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Các hoạt động khai thác khoáng sản đã
gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh, sử dụng chưa thực sự có hiệu
quả các nguồn khoáng sản tự nhiên, tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến
kinh tế – xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động
Khai thác tài nguyên khoáng sản đem lại lợi ích kinh tế rõ ràng, tuy nhiên phát
triển ngành công nghiệp khai khoáng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường tự
nhiên và sức khỏe con người.
3.1.1. Đối với con người
• Sức khỏe cộng đồng bị đe dọa
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
11
Theo Liên hiệp các Hội khoa học công nghệ Việt Nam, khai thác khoáng ảnh

hưởng đến đường hô hấp của công nhân mỏ, vùng dân cư lân cận. Hơn một nửa số
người mắc bệnh bụi phổi silic tập trung tại các vùng khai thác mỏ. Ngoài ra, các bệnh
khác như viêm phế quản mãn tính
chiếm tói 60%, lao 4- 5%. Tiếng ồn ở
một số mỏ lên cao từ 97-106 dBA, vượt
tiêu chuẩn cho phép nên đã làm nhiều
công nhân mỏ bị bệnh điếc nghề nghiệp.
Rung cục bộ do điều khiển búa khoan
cầm tay cũng đã gây các tổn thương đến
xương, khớp và hệ thần kinh của
người lao động.
Nổ mìn mỏ đá
Tại các vùng khai thác sa khoáng titan ven biển miền Trung, bị ảnh hưởng phóng
xạ. Bên cạnh đó, thường xảy ra nhiều tai nạn lao động, đặc biệt là trong khai thác than
và khai thác vật liệu xây dựng. Liên tiếp trong các năm gần đây, nhiều tai nạn nghiêm
trọng đã xảy ra như khai thác đá ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Kiên Giang , sự cố sập hầm lò ở
mỏ than Mông Dương (Công ty than Mông Dương) hay ở Khe Tam (Công ty than Hạ
Long) làm nhiều lao động bị thiệt mạng.
• Sinh kế cộng đồng chưa được đảm bảo
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
12
Đa số cộng đồng dân cư ở các vùng có mỏ khoáng sản đều sống dựa vào nguồn
thu chính từ nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi; lâm nghiệp (trồng, bảo vệ rừng, lâm
sản); nuôi trồng thủy sản Việc thu hồi đất cho hoạt động khoáng sản đồng nghĩa với
mất đất sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của nguôi dân. Hoạt động khai
khoáng tuy có tạo thêm việc làm và tạo điều kiện phát triển thêm các dịch vụ kèm theo
nhưng cũng không đảm bảo được việc làm cho cộng đồng địa phương. Ngoài ra, những
tác động bất lợi từ hoạt động khai khoáng đến nguồn nước (ô nhiễm, suy giảm ); đất
sản xuất (ô nhiễm, bị đất đá, bùn cát xâm lấn) có tác động không nhỏ đến năng suất cây
trồng, vật nuôi. Việc đền bù, bồi thường thiệt hại mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu

trước mắt mà chưa đảm bảo ổn định sinh kế lâu dài cho người dân.
• Gia tăng các mâu thuẫn, xung đột và tệ nạn xã hội
Xảy ra giữa các tổ chúc khai
thác khoáng sản, giữa người dân với người
dân, giữa doanh nghiệp vói người dân và
giữa người dân với chính quyền cơ sở do
không thống nhất được vấn đề đền bù giải
phóng mặt bằng, phân chia lợi ích, môi
trường sống của cộng đồng bị ô nhiễm và
không được phục hồi.
Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng cuối năm 2008, 6 người chết do tranh chấp thu
mua than lậu, than mót giữa các tổ chức xã hội đen trên địa bàn. Tình trạng cờ bạc,
nghiện hút, mại dâm diễn ra phức tạp. Chỉ tính riêng phường Hà Khánh hiện tại còn
hơn 130 trường hợp nghiện hút và nhiễm HIV được biết chính thúc, thực tế có thể sẽ
còn cao hơn rất nhiều lần. Tại các điểm khai thác titan ven biển miền Trung, nhiều vụ
xung đột đã hậu tương tự như Sa Pa, Mẫu Sơn hay Tam Đảo Tuy nhiên, trong nhiều
năm trở lại đây do xảy ra ở Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định cộng đồng dân cư bức
xúc về ô nhiễm môi trường ngăn cản không cho các doanh nghiệp vào khai thác.
3.1.2. Đối với môi trường
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
13
Chu trình khai thác khoáng sản thường qua 3 bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng
cửa mỏ. Mỗi bước bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và có những tác động khác
nhau tới môi trường.
 Tác động vật lý:
o Biến động cảnh quan sạt lở, sạt lún
o Tăng cường bào mòn rửa trôi, bồi lắng dòng chảy, gây ồn, rung động mặt đất.
 Tác động hóa học:
o Ô nhiễm không khí ( khâu xử lí, chế biến) do nổ mìn, khí thoát ra do tàng trữ
quặng

o Thành phần: hợp chất khí của nito, sunfua, cacbon mua axit ô nhiễm đất,
nước.
 Tác động sinh thái: giống loài động thực vật bị biến động; suy thoái do cạn kiệt
môi trường sống
 Tác động kinh tế- xã hội:
o Biến động cơ cấu phân bố lao động
o Tác động tích cực phát triển kinh tế
o Tác động tiêu cực: ảnh hưởng du lịch, nông nghiệp; vấn đề an ninh trật tự…
 Dẫn chứng về những tác động của khai thác khoáng sản đối với môi trường
 Ô nhiễm không khí, nguồn nước
Việc mở đường đã phát sinh một lượng bụi lớn, làm ô nhiễm nguồn nước sinh
hoạt, mất đất lâm nghiệp, thay đổi cảnh quan thiên nhiên hoặc địa hình khu vực khai
thác, hệ động vật quanh khu mỏ và một số tác động xã hội khác.
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
14
Đầu nguồn sông Đà đang bị khai thác vàng sa khoáng bằng hóa
chất độc hại. Cá, tôm biến mất. Trong khi đó, đây là nguồn nước
mà Hà Nội dùng để ăn uống, sinh hoạt.
 Giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm, thực
vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng
STT Tên mỏ, khu khai thác DT đất LN bị phá (ha)
1 Khai thác than ở Thái Nguyên 671
2 Khai thác Mn ở Chiêm Hóa 2
3 Các mỏ kim loại ở Bắc Cạn 960
4 Khai thác vàng 114,5
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
15
Phá rừng làm đường để khai thác vàng
 Ô nhiễm đất
STT Tên mỏ, khu khai thác Diện tích(ha) Mức độ ô nhiễm

1 Mỏ than núi Hồng 274
Chiếm dụng đất làm bãi thải, thải
nước ô nhiễm đất nông nghiệp
2 Mỏ than Khánh Hòa 100
Chiếm dụng đất làm bãi thải, thải
nước ô nhiễm đất nông nghiệp
3 Các mỏ vàng Bắc Thái 114,5 Ô nhiễm đất
4 Các mỏ ở huyện Quỳ Hợp 145
Đất nông nghiệp bị ô nhiễm do lắng
bùn cát
5 Các mỏ ở Quỳ Châu 193,8
Đất nông nghiệp bị đào bới, bỏ
hoang, thiếu nước
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
16
Đất làm bãi thải ô nhiễm Chiếm dụng đất làm bãi thải
• Thay đổi địa hình
Trên thực tế, ngay cả khi đã ngừng khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ thì các tác
động bất lợi tới môi trường vẫn tiếp diễn trong thời gian dài. Tác động dễ thấy nhất là
tình trạng đất hoang hóa hoặc ô nhiễm môi trường.
“Hồ” sau khi khai thác rộng và độ sâu lớn Dòng chảy bị thay đổi

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
17
Các đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác vàng, khai thác cát từ lòng sông
đã ngăn cản, làm thay đổi dòng chảy, gây sự xói lở đất bờ sông, đê điều, gây úng lụt
cục bộ.
 Gây tiếng ồn và chấn động
Do hoạt động của các loại xe có trọng tải lớn hoạt động liên tục
3.2. Nguyên nhân

Hệ thống văn bản pháp lý chưa đồng bộ: chưa có chiến lược phát triển ngành
khai thác khoáng sản lồng ghép hài hòa với chiến lược bảo vệ môi trường, bất cập
trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản (cấp giấy pháp, thanh kiểm tra còn
thiếu và yếu, v.v )
Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân địa phương và công nhân mỏ
còn chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi, trái phép.
Trình độ công nghệ còn yếu kém: các công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên
liệu và không có thiết bị phòng ngừa ô nhiễm vẫn đang được áp dụng ở nhiều nơi.
Bảo vệ tài nguyên khoáng sản là yêu cầu cấp bách trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giải pháp về quản lý, quy hoạch, tài chính, tổ chức,công
nghệ, kỹ thuật cần được nghiên cứu, triển khai đồng bộ để đạt đến mục tiêu phát triển
bền vững.
Có thể nói, khai thác khoáng sản tuy mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp,
cho quốc gia nhưng đã phải đánh đổi sự hủy hoại môi trường sinh thái, đánh đổi với
tiềm năng các nguồn tài nguyên khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông,
lâm nghiệp và đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
18
vùng khai khoáng. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư địa phương phải gánh chịu hậu quả
và chính quyền địa phương luôn phải tìm cách khắc phục.
CHƯƠNG 4: NGĂN CHẶN, QUẢN LÍ VÀ BẢO VỆ KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN

Khoáng sản là một tài nguyên không thể tái tạo cần được bảo vệ, quy hoạch và
khai thác một cách hợp lý phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước, đồng thời
phải đảm bảo cho các thế hệ mai sau còn có thể tiếp tục khai thác.
 Để ngăn chặn và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam chúng ta cần:
• Tổ chức bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, kết hợp đẩy mạnh tiến độ công
tác điều tra, thăm dò, giám sát, đánh giá trữ lượng.
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9

19
• Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở các khu vực có khoáng sản.
• Tuyên truyền và thực hiện công tác quản lý, xác định làm rõ vai trò, thẩm quyền
của từng cấp, từng ngành.
• Đẩy mạnh trách nhiệm của từng vùng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
• Tuyên truyền vận động nâng cao ý thức người dân sử dụng tiết kiệm, khai thác
phù hợp.
• Sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng thay thế.
• Giải pháp triệt để và lâu dài là phải cung cấp giấy phép cho các doanh nghiệp đủ
điều kiện khai thác.
• Chỉ đạo rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là
những khoáng sản có tiềm năng quy mô lớn nhằm khắc phục tình trạng đầu tư
khai thác tràn lan, chế biến và xuất khẩu khoáng sản thô, lãng phí tài nguyên, vi
phạm các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng.
 Ngoài ra, cần phải quản lí hoạt động khai thác khoáng sản chặt chẽ hơn:
 Cấp giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép thăm dò…cho các công ty có
thẩm quyền.
 Thẩm định, duyệt thuyết kế mỏ và quy trình công nghệ khai thác
 Giám sát hoạt động khai thác và công tác đóng cửa mỏ.
 Nhà nước và các cấp thẩm quyền cần ban hành các văn bản liên quan:
 Luật khoáng sản và các văn bản liên quan
 Luật môi trường và nghị định 175/CP
 Luật tài nguyên nước
 Việc khai thác khoáng sản cần kết hợp chặt chẻ với việc bảo vệ môi trường :
 Cần có các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiểm và bảo vệ môi trường nước,
các mỏ khai thác cần có hệ thống sử lí các nguồn gây ô nhiễm nước, kiểm
soát các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong khu
mỏ và khu vực lân cận.
 Hạn chế các hoạt động khai thác khoáng sán bằng hình thức nổ mìn
Theo quan điểm phát triển bền vững, không phải phát triển kinh tế với bất cứ giá

nào mà phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
20
trường, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn. Trên cơ sở quy hoạch thăm
dò, khai thác chế biến khoáng sản cần có phương thức lựa chọn các doanh nghiệp có
năng lực để cấp phép. Thêm vào đó, cần bảo đảm tính công khai minh bạch để không
thất thu trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển sản
xuất bền vững; đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, đào tạo lực lượng chuyên gia và công
nhân lành nghề để cùng phát triển bền vững trong xu thế cạnh tranh.

Cơ quan chức năng điều tra làm nhiệm vụ
Các cấp có thẩm quyền cần đẩy mạnh điều tra, khảo sát, đánh giá các loại khoáng
sản mà thế giới và trong nước cần, trữ lượng, bởi khoáng sản là loại tài nguyên không
tái tạo được và có số lượng hạn chế trong lòng đất, do đó chúng ta cần có chiến lược
quản lý, bảo vệ, khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm để phục vụ hiệu quả, sự nghiệp
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Các chính quyền địa phương, các nghành, các đoàn thể phải vận động, giáo dục
người dân gần những khu vực có khoáng sản quý nêu cau nhận thức bảo vệ cảnh quan
môi trường, tài nguyên quốc gia. Khi phát hiện việc xâm hại, khai thác trái phép, phải
báo ngay cho chính quyền và nghành chức năng để kịp thời ngăn chặn và xử lí.
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Các nhà khoa học đã phát hiện, nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của
hơn 60 loại khoáng sản khác nhau, từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng
chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Nước ta có nhiều loại khoáng sản, tuy vậy trữ
lượng không nhiều. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản là việc làm cần
thiết của các ngành trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam mặc dù còn kém phát triển,

nhưng cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội
của đất nước, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong hơn
một thập kỷ qua, tổng sản lượng khai thác khoáng sản hàng năm của cả nước tăng trung
bình 10%.
Trong thời gian đầu từ 10-15 năm, có thể phải cho nước ngoài nắm cổ phần chi
phối, chúng ta nắm cổ phần ở những khâu thiết yếu như nguồn tài nguyên… có như vậy
ngành công nghiệp khoáng sản kim loại mới có cơ hội phát triển mạnh.
2. KIẾN NGHỊ
Nhằm đảm bảo nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước, Chính phủ rà soát tổng
thể lại các quy hoạch đối với từng loại khoáng sản; có kế hoạch khai thác, sử dụng
khoáng sản hợp lý phục vụ cho phát triển đất nước trước mắt và lâu dài, tránh tình trạng
khai thác tràn lan, xuất khẩu khoáng sản thô không qua chế biến, xuất khẩu tiểu ngạch
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
22
dẫn đến nạn “than thổ phỉ” hoặc “quặng tặc” làm lãng phí tài nguyên và gây mất an
ninh trật tự xã hội.
Để bảo vệ và giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên và
Môi trường tổ chức khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
để bàn giao cho các địa phương quản lý; thành lập đoàn thanh, kiểm tra toàn diện công
tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh và tiêu thụ khoáng sản tại một số địa
phương đơn vị có vấn đề nổi cộm.
Nghiên cứu xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản và cấm triệt để xuất khẩu
khoáng sản thô. Các trung tâm dự trữ khoáng sản này nên đặt ở các địa phương có
nguồn tài nguyên lớn về khoáng sản để thuận lợi cho việc thu mua khoáng sản thô để
dự trữ cho chế biến sâu và kêu gọi đầu tư để sớm tiếp nhận công nghệ và hình thành các
nhà máy chế biến các sản phẩm sâu.
Cần nâng cao hệ số thu hồi trong quá trình khai thác chế biến. Cần có những chính
sách đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác chế biến, khuyến khích hỗ trợ đối với
khai thác tận thu ở khu vực khó khăn, phức tạp.
Tóm lại, ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập kỷ qua

chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình phát triển
KT-XH của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo cơ chế thị
trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi hỏi vốn đầu tư
lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ.
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. />nao-nhat-35/
[2]. />lan-c1035n20110628141209409p0.htm
[3]. />name=Content&op=details&mid=6895#ixzz05CWGWVqe
[4].
[5]. />san-viet-nam/30289-hien-trang-khai-thac-khoang-san-o-viet-nam html
[6]. />bt_in=viewst&sid=4147
[7]. />tabid=428&CateID=20&ID=11548&Code=IQOJ115748
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
24
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Phân loại khoáng sản 2
1.3 Một số khoáng sản kim loại chính 3
1.3.1 Quặng sắt 3
1.3.2 Bô xít 4
1.3.3 Quặng titan 4
1.2.4 Quặng thiếc 4
1.3.5 Quặng đồng 5
1.3.6 Quặng kẽm chì 5
1.4 Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam 5
1.4.1 Tài nguyên khoáng sản trên thế giới 5

1.4.2 Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam 6
1.4.3 Đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh
khoáng sản thế giới 6

CHƯƠNG II : KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 6
GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9
25

×