Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

phát triển của cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 67 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, đời người khởi đầu bằng tuổi trẻ và
lứa tuổi thanh thiếu niên chính là lứa tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ ấy. Đây có thể
coi là thời kì đánh dấu sự thay đổi hay những bước ngoặt của cá nhân. Những
biến đổi về tâm sinh lý và cả sự phát triển mạnh mẽ của nhân cách, trí tuệ.
Song tiềm ẩn trong đó vẫn chứa đựng rất nhiều vấn đề mà nhiều nhà nghiên
cứu tâm lý đã cho rằng đó là lứa tuổi “nổi loạn”, rất phức tạp. Dù vậy, có thể
nói đây là lứa tuổi rất cần được sự quan tâm, được giáo dục, được rèn luyện,
cung cấp các kiến thức, kĩ năng cần có trước khi bước vào một cuộc sống mới
với những thách thức.
Qua chuyến đi thực tế tại địa bàn nhóm chúng em đã phát hiện, tiếp cận
tìm hiểu nhu cầu và biết được nhóm thanh thiếu niên tại cộng đồng đang
mong muốn được trang bị những kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Bằng những kiến thức đã có được qua một số môn học tâm lý, xã hội, tham
vấn, bàng sự trải nghiệm khác của bản thân vì đã qua lứa tuổi đó, bằng việc
đã được trang bị những kĩ năng của chuyên ngành công tác xã hội (đặc biệt là
khi làm việc với nhóm thanh thiếu niên) nên nhóm đã quyết định lựa chọn
nhóm thanh thiếu niên làm nhóm đối tượng trợ giúp trong công tác xã hội
nhóm.
Trong quá trình thực hành tại địa bàn, chúng em đã sử dụng kết hợp các
kĩ năng cần có, bên cạnh đó là thực hiện đúng theo tiến trình của công tác
nhóm để có thể có được những thay đổi tích cực từ nhóm đối tượng.
Thời gian làm việc cùng với nhóm đối tượng đã giúp chúng em thực
hành được những kiến thức đã học trên trường vào thực tế, tuy còn khá nhiều
bỡ ngỡ và những khó khăn khách quan khác, nhưng chúng em với lòng say
mê nhiệt huyết đã cố gắng khắc phục để đạt được những kế hoạch đề ra.
1
Tiến trình làm việc với nhóm đối tượng luôn được chúng em theo dõi,
bám sát theo những nguyên tắc chung, chuẩn mực mà một nhân viên xã hội
cần có. Chính vì vậy mà kết quả chúng em thu được trong chuyến đi thực tế
này đạt được kết quả khá khả quan. Điều này được thể hiện từ chính những


thay đổi tích cực hàng ngày của nhóm đối tượng thông qua các buổi sinh hoạt
nhóm định kì. Những thành công và những hạn chế trong chuyến đi thực tế
nhóm chúng em đã ghi nhận và tiếp thu để rút kinh nghiệm trong những lần
thực hành về sau.
Trong chuyến đi thực tế, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận
tình của các thầy cô trong khoa công tác xã hội, đặc biệt là hai thầy cô phụ
trách hướng dẫn nhóm là cô Nguyễn Thị Vân và thầy Nguyễn Minh Tuấn. Do
kinh nghiệm còn hạn chế nên nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình hoạt động tại địa bàn, vì vậy chúng em rất mong các thầy
cô góp ý,chỉnh sửa để bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn. Chúng em
xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện
2
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CƠ SỞ THỰC TẾ
1. Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng
Tên gọi của cộng đồng: xóm Lê Lợi, thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Ý nghĩa tên gọi
- Lê Lợi: tên vị anh hùng dân tộc
-Lai Tảo: là một làng cổ, “Lai” là đến, “Tảo” là sớm. Là miền đất mà ông cha
ta đã đến từ rất sớm dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, lập ấp.
1.1. Các di tích lịch sử và lễ hội cổ truyền
Các di tích lịch sử văn hoá:
 Đền Thượng: Đền thờ tam vị Đại vương, Đệ nhất Đại vương Cao Quế
Minh thượng đẳng thần, Đệ nhị Đại vương Cao Tuấn trung đẳng thần,Đệ nhị
Đại vương Cao Châu Pháp trung đẳng thần
 Đền trung: (tiền thân là Cảo trang) được hình thành khoảng từ thế kỉ
thứ VI sau công nguyên, theo truyền thuyết là: đức thánh Tản Viên dẫn đoàn
quân từ miền Trung đi dẹp giặc phương Bắc nghỉ chân tại khu đất xây dựng
đền đang còn bây giờ, ngay ở đây khi đó có một cây đề ngài đã mắc võng vào

cây đề để nằm nghỉ.
 Đình làng Lai Tảo: đình toạ lạc trên một khu đất rộng, cao ráo, thoáng
mát ở trung tâm làng cổ xóm Trần Phú ngày nay. Đình được trùng tu cách đây
100 năm, mùa hạ năm Nhâm Tý tức 1912. Tổng khu di tích có tới trên
4000m
2
. đình được làm bằng rất nhiều loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu.
Các lễ hội cổ truyền:
 Sự tích việc làng canh chay:
Ngày 12/11 âm lịch hàng năm làng ta có ngày kì lệ tại đền Thượng, truyền
thuyết là ngày việc làng “ Canh Chay”. Nguồn gốc có ngày kì lệ này là: sau
khi thành lập đền thờ ba vị tường nghĩa quân của hai Bà Trưng, làng đã cử
3
người lần tìm đến tận tỉnh Phú Thọ nơi thờ các vua Hùng để tìm hiểu căn
nguyên, kì tích về nhật kị của
các vị
 Hội thi lễ vật tế thần: Hàng năm cứ đến ngày 12/10 dân làng lại tổ chức
tế lễ ở đền Trung, lễ vật là: lợn làm sạch để sống cả con, gạo nếp hoa vàng
xay giã không mẻ mày, để sống không để nấu. hoàng tửu rượu được ủ bằng
cơm gạo nếp, bắt men dậy mùi, để ngấu không đun cất. cau xanh mã đẹp, tua
dài, quả to bổ sáu
 Lễ hội mùa xuân của làng Lai Tảo ngày nay được mở ra trong ba ngày:
11,12,13 tháng 3 âm lịch, ngày 12 là chính hội. tương truyền sau khi giúp Hai
Bà Trưng đánh quân Nam Hán thắng trận trở về. tam vị du xuân ở lễ hội chùa
Hương có qua miền Lai Tảo, nơi cha vị tam vị đã nghỉ lại trong dịp đi cầu tự
ở chùa Hương trở về, rồi cấp cho làng 12 nén bạc, 12 nén vàng để mở hội ăn
mừng. từ đó hàng năm cứ đến 12 tháng 3 âm lịch là làng mở hội
Các mốc thời gian Những sự kiện chính theo các mốc thời gian
Năm 1945 Thành lập Uỷ ban hành chính xã Bột Xuyên
Năm 1985 Có trạm bơm

Năm 1993 Có điện dân sinh
Năm 2006 Nhà văn hoá cấp thôn
Năm 2008 Mất mùa do mưa lũ
Năm 2009 Xát nhập thành phố Hà Nội.
Trường mầm non
Năm 2010 Bê tông hoá đường sá
Xu hướng tương lai và ý
kiến chung cho kế hoạch
phát triển dài hạn
Xây dựng sân vận động
Phấn đấu thành làng văn hoá
Làm mạng lưới điện đường
1.2. Tình hình kinh tế chính trị - xã hội hiện tại
1.2.1. Vị trí địa lý và dân cư:
4
Lê Lợi nằm ở phía bắc của thôn Lai Tảo, gần trung tâm xã ven sông
Đáy, với các vị trí tiếp giáp như sau :
+ Phía Đông tiếp giáp với sông Đáy.
+ Phía Tây tiếp giáp thôn Bột Xuyên.
+ Phía Bắc tiếp giáp với thôn Phú Cường
+ Phía Nam tiếp giáp với xóm Cộng Hoà.
Dân số theo cuộc tổng điều tra vào tháng 04/2009 có 297 nhân khẩu
thuộc 73 hộ gia đình sinh sống thuộc xóm Lê Lợi.
1.2.2. Tình hình kinh tế – xã hội của xóm:
Đời sống bà con nhân dân trong xóm thuộc mức khá, cao hơn mức
trung bình của toàn thôn và xã. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề
truyền thống làm ruộng, trồng cây hoa màu và chăn nuôi lợn, gà, bò.
Cơ sở hạ tầng của xóm đang được đầu tư và phát triển như : Đổ đường
xóm cấp, xây dựng nhà mẫu giáo mới…Tuy nhiên, ở xóm còn chưa có trạm y
tế, việc khám chữa bệnh còn gặp khó khăn phải sang thôn bên hoặc sang xóm

khác, đi lại còn xa. Ngoài ra, hệ thống cống rãnh đã bị xuống cấp từ nhiều
năm nay, ảnh hưởng đến đời sống của bà con mỗi khi mùa mưa tới.
Toàn thể các hộ gia đình xóm đã được công nhận là gia đình văn hóa
cấp huyện năm 2006.
2. Các hoạt động an sinh xã hội và CTXH tại xã Bột Xuyên
2.1. Quy mô cơ cấu đối tượng
Trải qua các thời kỳ lịch sử nhân dân Xã Bột Xuyên luôn nêu cao tinh
thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, cùng với nhân dân cả nước tạo nên
thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
Ngày nay để đảm bảo ASXH cho nhân dân trong xã Đảng bộ chính
quyền luôn quan tâm chăm lo tới mọi mặt đồi sống của người có công, các
đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng và nhân dân toàn xã nói chung.
5
Theo số liệu hiện nay của ban LĐTB Xã Bột Xuyên, tính đến thời điểm
hiện nay (1/2010) toàn xã có 350 người đang hưởng các chế độ trợ cấp, phụ
cấp theo quy định của nhà nước, bao gồm người hưởng các chế độ theo quy
định tại Pháp lệnh ưu đại người có công và các chế độ với các đối tượng bảo
trợ xã hội.
Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8/1945 là 21 người
trong đó:
+ Cán bộ lão thành cách mạng: 3 người.
+ Cán bộ tiền khởi nghĩa: 21 người.
Hầu hết lực lương cán bộ này đều đã già yếu, tình trạng sức khoẻ suy
giảm, tuy nhiên các cụ vẫn có những năm tháng hạnh phúc tuổi già bên gia
đình và con cháu.
Tổng số liệt sĩ hy sinh qua các thời kỳ kháng chiến là 126 liệt sỹ;
Số gia đình liệt sỹ cón thân nhân đang hưởng trợ cấp thường xuyên là
51 người. Số gia tộc dòng họ thờ cúng liệt sỹ là 51 người.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là 115 người.
Đa phần đời sống của các đối tượng chính sách hiện nay đã được cải

thiện, một phần có được sự chăm lo của Đảng và Nhà Nước, chính quyền địa
phương mặt khác là do sự cố gắng từ phía bản thân các đối tượng. Về tình
trạng sức khoẻ của các đối tượng là thương binh hàng 1/4, cán bộ lão thành
cách mạng, cán bộ bị địch bắt tù đày không được tố cần được quan tâm chăm
sóc nhiều hơn. Con em các gia đình bị nhiễm chất độc hoá học cũng cần được
giúp đỡ về y tế do sức khoẻ của các em có hạn.
Cũng theo số liệu của ban TBXH Xã Bột Xuyên các đối tượng thuộc
diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội theo Nghị Định số 67/2006/NĐ-CP ngày
6
13/04/2007 bao gồm 105 người. Trong đó người cao tuổi nhận trợ cấp hàng
tháng là 55 người; người tàn tật là 17 người; người tâm thần 10 người; các đối
tượng hộ nghèo 23 hộ. Hầu hết các cụ là người cao tuổi đều sống với gia đình,
con cháu nên đời sống cũng khá ổn định tuy nhiên sức khoẻ tuổi già ngày một
suy giảm. Riêng đối với các hộ nghèo được phân loại để giúp đỡ phù hợp với
hoàn cảnh của từng gia đình.
2.2. Việc tổ chức triển khai hoạt động ASXH của Xã Bột Xuyên.
Trong nhiều năm trở lại đây việc tổ chức triển khai hoạt động ASXH
tại Xã Bột Xuyên đã có nhiều khởi sắc. Năm 2009 hoạt động ASXH lại càng
được quan tâm, theo báo cáo của ban TBXH xã năm 2009 việc tổ chức triển
khai hoạt động ASXH thể hiện ở các mặt sau:
* Thực hiện chính sách với người có công
Công tác chi trả trợ cấp theo pháp lệnh Ưu đãi Người có công hàng
tháng chi trả bình quân 231 người với số tiền: 167.336.000đ kịp thời và đảm
bảo đúng quy định tài chính.
Lập danh sách người có công, gia đình chính sách đi điều dưỡng tại
trung tâm là 22 người.
Tặng quà Thành phố và quà của xã tới cán bộ lão thành cách mạng, cán
bộ bị địch bắt tù đày, cán bộ tiền khởi nghĩa nhân dịp quốc khánh 02/09/2009
cho 36 người với tổng số tiền là : 14.400.000đ.
* Về mảng công tác xã hội

Số hộ nghèo được vay vốn xoá đói giảm nghèo: 45 hộ.
Thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho người cao tuổi và các đối
tương bảo trợ xã hội cho 55 người với tổng số tiền là 9.900.000đ.
7
Phối hợp với ban vận động quỹ vì người nghèo và đối tượng cứu trợ xã
hội là 76 người với số tiền là 13.600.500đ.
II.CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI ĐỐI TƯỢNG THANH THIẾU
NIÊN TẠI XÓM LÊ LỢI-THÔN LAI TẢO-XÃ BỘT XUYÊN-
HUYỆN MỸ ĐỨC-HÀ NỘI
1. Kỹ năng làm việc với nhóm CTXH
2.1. Mô tả chung về nhóm đối tượng thanh thiếu niên xóm Lê Lợi – thôn
Lai Tảo
2.1.1. Lý do chọn nhóm
Đoàn viên, thanh thiếu niên và hoạt động đoàn hội luôn là điểm nhấn
thu hút sự quan tâm chú ý của cộng đồng. Là lực lượng đi đầu trong các
phong trào từ trung ương đến cơ sở. Trong nhiều năm trở lại đây hoạt động
của các phong trào đoàn hội có phần lắng xuống đặc biệt là các đoàn hội cơ
sở trong đó có không ít các chi đoàn chi hội ở các làng quê.
Nhìn một cách tổng quan thì nguyên nhân không hẳn là do sự thiếu đa
dạng trong việc tổ chức các hoạt động mà một nguyên nhân khách quan khá
phổ biến hiện nay đó là đa phần các đoàn viên, thanh niên khi tham gia học
tập lao động tại các cơ quan, trường học của mình thì họ sinh hoạt chi đoàn
ngay tại đó. Chính vì vậy mà họ không có thời gian hoặc không muốn tham
gia sinh hoạt đoàn hội tại công đồng dân cư của mình.
Trong thời gian thực hành môn Phát triển cộng đồng (Từ 16/08/2010 -
29/09/2010) cả nhóm thông qua tìm hiểu tình hình cộng đồng, tâm tư nguyện
vọng của người dân xóm Lê Lợi - thôn Lai Tảo - xã Bột Xuyên - huyện Mỹ
Đức - Hà Nội. Qua các buổi gặp gỡ lãnh đạo và họp dân, cả nhóm cùng với
8
cộng đồng dân cư đã xác định nhận diện một khó khăn cơ bản chung nhất tại

xóm chính là hoạt động của đoàn thanh niên.
2.1.2. Số lượng và cơ cấu nhóm
Tính đến thời điểm hiện nay chi đoàn thanh thiếu niên xóm Lê Lợi có
23 thành viên đăng ký tham gia sinh hoạt, tuy nhiên do điều kiện học tập của
mỗi bạn khác nhau nên có 14 bạn chưa sắp xếp được thời gian tham gia sinh
hoạt đoàn trong thời gian qua. Còn lại 9 bạn đã tham gia công tác đoàn rất
nhiệt tình và có hiệu quả.
Về cơ cấu: Tham gia sinh hoạt đầy đủ có 07 bạn nam và 02 bạn nữ.
Phúc trình lần 1
Thời gian: 19h30 – 20h30 ngày 31/08/2010
Địa điểm: Nhà Nguyễn Văn Nam
Mục tiêu: Làm quen, tìm hiểu thông tin, thành lập nhóm
Người thực hiện: Nhóm 6 lớp D3-CT3
Sau khi nhận được thông báo của nhóm sinh viên về việc tổ chức một buổi
giao lưu giữa các đoàn viên thanh niên trong xóm. Tối ngày 31/8 đã có 9 đoàn
viên thanh niên đến tham dự. Sau công tác chuẩn bị và ổn định trật tự, nhóm
chúng tôi và các đoàn viên thanh thiếu niên bắt đầu buổi trò chuyện:
Nội dung Đánh giá
cảm xúc của
đối tượng
Đánh giá
cảm xúc và
kĩ năng của
sinh viên
Nhận xét của
giáo viên
Linh (SV): chào tất cả các bạn.
Cảm ơn các bạn đã đến tham dự
buổi giao lưu ngày hôm nay.
-Tự tin, cởi

mở, tạo
không khí
9
Chúng ta cũng đã có thời gian
gặp gỡ nhau rồi, nhưng hôm nay
chúng ta chính thức tổ chức một
buổi giao lưu để mọi người hiểu
rõ về nhau hơn.
-Vinh (ĐT): Chúng tớ cũng
muốn có một buổi để được trò
chuyện với các bạn nhiều hơn.
- Tuấn: Tớ cũng nghĩ như vậy vì
không mấy khi thanh niên xóm
mình có dịp tụ tập đông đủ thế
này!
-Nga (SV): để nhóm sinh viên
chúng tớ và các bạn hiểu rõ hơn
về nhau thì chúng ta sẽ cùng
nhau tự giới thiệu về bản thân
nhé! Các bạn thấy thế nào?
-Quý (ĐT): tớ đồng ý, để tớ mở
màn cho
(Các thành viên trong nhóm đối
tượng và nhóm sinh viên tự giới
thiệu về bản thân mình)
-Nam (SV): Cảm ơn những chia
sẻ của các bạn. Tớ cảm thấy
chúng ta đã gần gũi hơn với
nhau rất nhiều rồi. Để cho buổi
gặp gỡ ngày hôm nay thêm phần

không khí các bạn muốn chơi
-Chia sẻ,
thân thiện
-Tỏ vẻ đồng
tình
-Tỏ vẻ hào
hứng, mạnh
dạn
thoải mái
-Giọng
truyền cảm,
thân thiện
-Điều phối
tốt
10
trò chơi hay chúng ta sẽ giao lưu
văn nghệ?
(có nhiều ý kiến xôn xao sau khi
bạn Nam đưa ra ý kiến)
-Hưng: Hát đi, hát đi, xóm mình
có Bằng hát rất hay còn gì!
-Huệ: Đúng rồi! Anh Bằng hát
bài Trường sơn đông, trường
sơn tây hay lắm!
-Nghĩa (SV): Thế à, chúng tớ
chưa có dịp nghe Bằng hát bao
giờ. Nhân tiện hôm nay đông đủ
mọi người ở đây, Bằng hát tặng
mọi người một bài nhé?
-Bằng (ĐT): thôi, để dịp khác

mình sẽ hát cho mọi người
nghe, bây giờ cũng muộn rồi mà
-Ngân (SV): Chắc là Bằng ngại
đấy. Chúng ta hãy cổ vũ cho bạn
ấy bằng một tràng pháo tay nhé
(mọi người rất hào hứng và vỗ
tay nhiệt tình.)
-Bằng(ĐT): Ừ, vậy tớ sẽ hát
tặng mọi người bài “nối vòng
tay lớn”. Mọi người cùng hát
với tớ nhé!
(Bài hát diễn ra trong tiếng vỗ
tay và sự cổ vũ của mọi người)
-Vui vẻ, hào
hứng
-Nhiệt tình.
Giọng nói
nhỏ
-Đỏ mặt,
ngượng
ngùng
-Mạnh dạn
hơn
-Khích lệ,
động viên
-Khích lệ,
động viên
11
-Ly(SV): Cảm ơn tiết mục văn
nghệ của bạn. Như vậy, qua

buổi giao lưu ngày hôm nay,
chúng ta đã có cơ hội hiểu rõ
hơn về nhau. Tớ rất mong chúng
ta có những buổi gặp gỡ như thế
này nữa. Các bạn thấy thế nào?
-Bá (ĐT): Nếu được thế thì còn
gì bằng!
(tất cả mọi người đều đồng tình)
-Diệp (SV): Nếu các bạn đã
thống nhất như vậy, thì tớ có đề
nghị như thế này: 9 bạn có mặt
ở đây sẽ thành lập làm một
nhóm nhé. Các bạn có đồng ý
không?
-Quý (ĐT): Ừ, tớ thấy ý kiến
này hay đấy. Theo tớ thì nên
họp buổi tối vì ban ngày mọi
người đều bận. Mọi người có
đồng ý không?
(mọi người đều nhất trí)
-Hợp(SV): Vậy thì thống nhất
như thế nhé, còn địa điểm chúng
ta sẽ họp tại nhà bạn Nam. Để
cho nhóm mình hoạt động ổn
định và có trật tự hơn chúng ta
cần bầu ra một nhóm trưởng.
-Nhiệt tình
-Chia sẻ
-Tóm lược,
gợi mở

-Định
hướng cho
buổi họp
tiếp theo
-Giọng to rõ
ràng. Tiếp
tục định
hướng
12
Xin mời các bạn cho ý kiến.
-Đức: Tớ đề xuất bạn Vinh
(cả nhóm đều nhất trí cử bạn
Vinh làm nhóm trưởng)
-Điệp(SV): Vậy thì ngày 3/9 tới
chúng ta sẽ họp thêm lần nữa
nhé.
-Ngân (SV):Trong buổi họp
ngày hôm nay, chúng ta đã
thành lập một nhóm gồm có 9
thành viên (nêu tên các thành
viên), và cũng đã thống nhất
được người đảm nhiệm vai trò
nhóm trưởng cũng như thời gian
và địa điểm họp. Chúng tớ rất
mong trong buổi họp tiếp theo
các bạn sẽ có mặt đầy đủ để
buổi họp thành công hơn nữa.
(Cả nhóm nhất trí. Buổi họp kết
thúc.)
-Mạnh dạn

đưa ra ý
kiến
-Giọng nói
mạch lạc
-Kĩ năng
tóm lược tốt
- Ưu điểm: Buổi phúc trình đã thu được nhiều thông tin về nhóm đối tượng,
định hướng thành lập nhóm, tạo điều kiện chia sẻ giữa tất cả các thành viên.
- Hạn chế: Những thông tin thu được chỉ nằm ở mức độ khái quát, chưa có
được những thông tin cụ thể về các thành viên nhóm.
2.1.3. Đặc điểm chung của nhóm
13
Sau khi tiếp xúc, trò chuyện với nhóm thanh thiếu niên trong xóm và có
sự gợi ý của các bác, các cô, nhóm sinh viên đã quyết định thành lập nhóm
đối tượng thanh thiếu nên làm đối tượng trợ giúp. Vì đây là độ tuổi đang nằm
trong ranh giới giữa người lớn và trẻ em nên có rất nhiều vấn đề về tâm sinh
lý lứa tuổi. Các em muốn khám phá thế giới theo cách riêng của mình, hình
thành cho mình thế giới quan riêng, muốn chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Tuy
nhiên, các em còn lúng túng trong việc tiếp cận các thông tin cần thiết đối với
lứa tuổi mình. Ngoài ra, ở lứa tuổi này các em lại đang sôi nổi tham gia vào
các hoạt động tập thể, cộng đồng như hoạt động từ thiện, những sinh hoạt
đoàn… Nhưng các em lại thiếu sót rất nhiều kỹ năng sống cơ bản như: kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm ….và đặc biệt là kỹ năng tự chăm sóc
bản thân, trong đó đặc biệt là việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
(CSSKSS VTN). Điều đó khiến các em cảm thấy tự ti về bản thân và gây khó
khăn khi tham gia các hoạt động trong đời sống.
2.2. Đặc điểm riêng của từng thành viên
2.2.1/ Những đặc điểm cơ bản
Với những đặc điểm chung đã tạo nên một tinh thần tham gia hăng hái,
mỗi thành viên trong chi đoàn lại có những đặc điểm rất riêng của mình để

tạo nên sự đa dạng và tính chất đặc biệt cho hoạt động của chi đoàn. Cụ thể
như sau:
STT Họ và tên
Năm
Sinh
Quê
Quán
Điểm
mạnh
Điểm
yếu
1 Lê Viết Bằng 1991
Bột Xuyên
– Mỹ Đức
– Hà Nội
Năng khiếu
văn nghệ
Rụt rè
2 Lê Tôn Vinh 1988 Nt Có trách Hay ôm
14
nhiệm trong
công việc
đồm công
việc
3
Nguyễn Công
Tuấn
1989 Nt Mạnh dạn
Hay cho
mình là

đúng
4 Lê Tôn Bá 1991 Nt Vui tính
Nhiều khi
đùa hơi
quá trớn
5 Lê Tôn Đức 1989 Nt Nhiệt tình Nóng tính
6
Nguyễn Văn
Quý
1988 Nt
Hay có nhiều
sáng kiến
Nói nhiều
7
Nguyễn Công
Hưng
1989 Nt Nhiệt tình
Rất hay
xấu hổ, rụt

8
Nguyễn Thị
Huệ
1992 Nt
Tính tình khá
ôn hòa
Rụt rè ít
chia sẻ
9
Nguyễn Thị

Phương
1993 Nt
Năng khiếu
làm đồ trang
trí
Mất bình
tĩnh khi
đứng trước
đám đông
2.2.2/ Nhận xét chung
Nhìn chung các thành viên trong nhóm đều có chung những điểm mạnh
đó là nhiệt tình tham gia sinh hoạt, yêu thích các hoạt động văn nghệ, hài
15
hước, vui nhộn, ham thích học hỏi các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh
sản và các vấn đề xã hội, ma tuý, HIV/AIDS…
Để cho hoạt động nhóm có hiệu quả ngoài sự hoạt động tích cực của
các thành viên trong nhóm còn có sự tham gia trợ giúp của 10 bạn sinh viên.
2.3.Quá trình thành lập nhóm
2.3.1 Mục đích hoạt động của nhóm
Thiết lập và củng cố tình đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng với các thành
viên trong nhóm; được học hỏi, cung cấp kiến thức, kỹ năng CSSKSSVTN.
Tuyên truyền và giáo dục các kiến thức về sức khỏe sinh sản cho thanh
thiếu niên tại xóm Lê Lợi - thôn Lai Tảo.
Tạo nên khối đoàn kết, giao lưu, giúp nhau học tập và tạo nên lối sống
lành mạnh cho các thành viên trong nhóm.
2.3.2 Đánh giá khả năng thành lập nhóm
Trong giai đoạn này các hoạt động của NVXH hết sức quan trọng quyết
định sự thành bại trong kế hoạch thành lập nhóm.
Làm việc, trao đổi với Chi Hội Phụ nữ thôn để mong nhận được sự
giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tài liệu cũng như một số cơ sở vật chất khác.

Qua một số buổi giao lưu tiếp xúc với các bạn, nhóm sinh viên nhận
thấy rằng hầu hết các bạn đều có mong muốn tham gia vào sinh hoạt cùng với
nhóm để được học hỏi, chia sẻ và nhất trí tham gia nhiệt tình, đầy đủ vào các
buổi họp nhóm.
Vì các bạn trong nhóm đều ở cùng địa bàn xóm nên việc tuân thủ các
điều kiện tham gia sinh hoạt nhóm như về thời gian, địa điểm cũng tương
đối thuận lợi.
16
Kết luận: Thông qua những hoạt động này cả nhóm đã có nhiều cơ hội
rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong nghề CTXH của mình. Đó là những
cách thức hết sức linh hoạt trong việc vận dựng kỹ năng tiếp cận, làm quen
với các bạn thanh thiếu niên hoàn toàn chưa quen biết. Khả năng lắng nghe
tâm tư, nguyện vọng của các bạn thanh thiếu niên, thuyết phục khi vận động
và trả lời những khúc mắc của các bạn, xóa bỏ những nghi ngờ lo lắng từ phía
các bạn, cũng như rèn luyện kỹ năng làm việc với các cá nhân tổ chức.
2.3.3 Thành lập nhóm.
a. Tuyển chọn nhóm viên
Có nhiều hình thức để tuyển chọn các thành viên như: phỏng vấn trực
tiếp, gửi thông báo…. Nhưng nhóm sinh viên thông qua một số buổi giao lưu,
gặp gỡ tại nhà bạn Nam đã tiến hành họp bàn và chọn ra nhóm thành viên bao
gồm 9 người.
b. Thành phần nhóm.
Nhóm đối tượng bao gồm 9 người.Các thành viên trong độ tuổi từ 16 –
23 tuổi, do đó mọi người sẽ có nhiều điểm tương đồng, cách suy nghĩ, tâm
sinh lý cũng giống nhau.
Thành phần nhóm bao gồm 7 nam, 2 em nữ trong đó không có thành
viên nào quá thân thiết với nhau. Các thành viên đều ở trung 1 xóm nên cũng
hiểu biết về nhau.
Các bạn tham gia vào nhóm đều có 1 mục đích chung là được trang bị
thêm những kiến thức về sức khỏe sinh sản để tự biết cách chăm sóc bản thân

sống lành mạnh.
• Phúc trình lần 02
Thời gian: 20h đến 20h45 ngày 03/09/2010
Địa điểm: Nhà bạn Nguyễn Văn Nam
17
Mục tiêu: Thành lập nhóm; xây dựng nội quy và nguyên tắc hoạt động
nhóm.
Nội dung buổi phúc trình
Cảm xúc,
thái độ, hành
vi của đối
tượng
Tự đánh
giá của
NVXH
Nhận
xét của
thầy cô
Nam (NVXH): Xin mời các bạn
tập trung! Các bạn đã đến đông
đủ cả rồi, mời các bạn ổn định
chỗ ngồi để chúng ta cùng sinh
hoạt nhé!
Nói to kết
hợp vỗ
tay.
Vinh (ĐT): Các bạn ơi! Nhà hơi
chật nên chúng mình trải chiếu
ra ngồi nhé!
Cười rất vui.

Diệp (SV): Buổi hôm trước
chúng ta đã giành thời gian cho
việc làm quen, giao lưu, tìm
hiểu lẫn nhau giữa các bạn.
Hôm nay chúng ta tổ chức buổi
sinh hoạt này nhằm bàn bạc,
thảo luận về nội quy hoạt động
và phân công trách nhiệm của
các thành viên. Xin mời các bạn
đóng góp ý kiến.
Cả nhóm trật
tự lắng nghe
Trình bày
rất rõ
ràng,
mạch lạc,
vừa trình
bày vừa
quan sát.
Vận dụng
kỹ năng
dẫn dắt
vấn đề và
gợi mở
18
vấn đề.
Vinh (ĐT): Theo tớ nhóm mình
nên họp mỗi tuần 1 lần.
phát biểu rất
hăng hái.

Bằng (ĐT): Theo em nên họp
nhiều hơn để các bạn có cơ hội
chia sẻ với nhau.
Mạnh dạn
bày tỏ ý kiến
Linh (NVXH): Các bạn khác có
ý kiến gì khác về thời gian sinh
hoạt nhóm nữa không? Xin các
bạn mạnh dạn đóng góp ý kiến.
Khuyến
khích các
thành viên
trong
nhóm
tham gia
phát biểu
ý kiến
Quý (ĐT): Theo mình nghĩ thì
mỗi tháng nhóm chỉ cần sinh
hoạt 1 lần vào giữa tháng hoặc
cuối tháng là được. Vì mình
thấy các chi đoàn thanh niên ở
nhiều nơi chỉ họp 1lần/tháng.
Quý nói rất
mạch lạc và
rõ ràng
Vận dụng
kỹ năng
quan sát,
lắng nghe.

Huệ (ĐT): Em thấy nếu họp 1
lần thì các hoạt động có thể sẽ bị
rời rạc bởi vì nhóm mình mới
được thành lập.
Huệ vừa nói
vừa quan sát
Quý và Vinh
Ly (NVXH): Như vậy đã có 2 ý
kiến khác nhau về vấn đề thời
Thực
hành kỹ
19
gian sinh hoạt định kỳ. Các bạn
có thể căn cứ vào thời gian sinh
hoạt, học tập và làm việc của
mình để cho ý kiến về vấn đề
này.
năng tóm
tắt vấn đề
và gợi mở
vấn đề.
Kỹ năng
khuyến
khích các
thành viên
ít nói
tham gia.
Bá (ĐT): Em nghĩ họp 1 lần 1
tuần là tốt nhất và nên họp vào
ngày thứ 7 đó là ngày cuối tuần

nên mọi người không bận gì cả.
Bá đỏ mặt khi
phát biểu
Huệ (ĐT): Em cũng đồng ý với
ý kiến của anh Bá nhưng theo
em khi nào có những công việc
đột xuất thì nhóm trưởng có thể
thông báo để chúng ta họp lại.
Đỏ mặt,
giọng nói nhỏ
Bằng (ĐT): Nhóm chúng ta
không có địa điểm sinh hoạt ổn
định vậy sau này phải làm thế
nào?
Lo lắng
Điệp (NVXH): Cảm ơn ý kiến
của bạn Bằng. Các bạn yên tâm
mình đã liên hệ với bác Bộ – bí
thư chi bộ, khi nào chúng ta tổ
Bằng chăm
chú lắng nghe
Thực
hành kỹ
năng động
viên đối
20
chức họp nhóm sẽ mượn nhà
văn hoá của đội.
với các
thành viên

trong
nhóm và
kỹ năng
phản hồi.
Quý (ĐT): Nói đến nhà văn hoá
tôi có ý kiến là chúng ta phải
xây dựng thêm một nội quy nữa
là các thành viên trong nhóm
phải giữ gìn vệ sinh các đồ đạc
của nhà văn hoá, không làm mất
vệ sinh, làm hư hại các đồ vật
khi đến sinh hoạt nhóm.
Quý nói mà
mặt bạn rất
nghiêm túc
Đức (ĐT): Tôi có thêm ý kiến là
khi chúng ta đến sinh hoạt nhóm
phải đúng giờ, trong giờ sinh
hoạt phải nghiêm túc, nếu có
thảo luận nên đóng góp ý kiến
nhiệt tình.
Các bạn đoàn
viên tham gia
phát biểu ý
kiến rất nhiệt
tình
Phương (ĐT): Các bạn quên là
còn một nội dung nữa không
kém phần quan trọng đó là phải
giữ gìn trật tự và vệ sinh cho

xóm mình ở nữa chứ.
Nam (NVXH): Xin cảm ơn tất
cả các ý kiến đóng góp của các
Vận dụng
kỹ năng
21
bạn, như vậy là cả nhóm chúng
ta đã thồng nhất được thời gian,
địa điểm, các nội quy sinh hoạt
nhóm rồi. Có bạn nào còn ý kiến
khác bổ sung thêm không ạ?
tóm tắt
vấn đề.
Kỹ năng
phỏng vấn
động viên.
Vinh (ĐT): Tôi thấy cũng tương
đối ổn cả rồi.
Vinh cười với
vẻ rất hồ hởi
Linh (NVXH): Nếu không bạn
nào còn ý kiến khác, bây giờ
chúng ta sẽ giải lao bằng cách
chơi một trò chơi đuợc không
các bạn.
(sau khi chơi trò chơi xong, buổi
họp nhóm kết th)
Cả nhóm reo
lên khi sắp
được chơi trò

chơi
Vận dụng
kỹ năng
kết thúc
vấn đề.
*Nhận xét
Ưu điểm: Các thành viên trong nhóm đã thảo luận rất sôi nổi. Hoàn thành mục
tiêu của buổi sinh hoạt nhóm. NVXH vận dụng được các kỹ năng điều phối
hoạt động nhóm, kỹ năng phỏng vấn động viên, quan sát, lắng nghe, tóm tắt,
kết thức vấn đề trong quá trình sinh hoạt.
Nhược điểm: Cần vận dụng linh hoạt kỹ năng điều phối hoạt động nhóm.
c. Quy mô nhóm.
Căn cứ vào mục tiêu và đặc điểm của nhóm đối tượng mà nhóm sinh
viên đã lựa chọn quy mô số lượng thành viên trong nhóm gồm 9 người. Vì
nếu nhiều thành viên quá các bạn sẽ không tập trung tham gia và cũng gây
khó khăn cho nhóm sinh viên trong việc quản lý. Nếu ít quá thì nhóm sẽ hoạt
22
đông thiếu sôi nổi, khó khăn trong việc tương tác giữ các thành viên trong
nhóm với nhau hoặc giữa nhóm với nhóm sinh viên.
Trong quá trình sinh hoạt nhóm, nhóm sinh viên sẽ dựa trên nhu cầu,
cách thức sinh hoạt, mục đích của nhóm và khả năng thành công mà sẽ quyết
định có mở rộng nhóm để cho các thành viên khác ngoài nhóm có cơ hội
được tham gia hay không. Nếu nhóm hoạt động tốt mà một số thành viên
khác có nhu cầu tham gia thì sẽ tạo điều kiện để các bạn tham gia vào nhóm.
2.3.3/ Sơ đồ tương tác nhóm
* Sơ đồ tương tác giữa các thành viên trong nhóm

Ghi Chú:
Quan hệ hai chiều tốt:
Quan hệ thân thiết:

Quan hệ xa cách:
23
Đức
Huệ
Tuấn
Hưng
Phươn
g
Quý
Vin
h
Bằng

Bất đồng quan điểm:
24
* Sơ đồ tương tác giữa các thành viên với NVXH
Ghi Chú:
Quan hệ hai chiều tốt:
Quan hệ tương tác với nhóm:
TUẤN
QUÝ
VINH
HUỆ
ĐỨC
PHƯƠN
G
BẰNG

HUỆ
NVXH

NGÂN
NAM
HỢP
NHUN
G
NGHĨ
A
ĐIỆP
NGA
LINH
DIỆP
25

×