Theo anh(chị) tiền tệ có những chức năng gì? Chức năng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
A.Khái niệm về tiền tệ:
Quá trình phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức từ
những dạng hóa tệ, kim tệ và ngày nay chủ yếu là thời đại của tiền giấy và tiền qua ngân
hàng là những loại tiền hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm không có giá trị bản thân. Do vậy,
đã hình thành nhiều quan điểm khi nghiên cứu thực chất và đưa ra một khái niệm về tiền tệ.
Học thuyết tiền tệ kim loại ra đời từ thế kỷ 16 với đại diện là Thomas-Men (1576-
1641) đã khẳng định rằng: vàng, bạc tự nhiên là tiền tệ: vàng, bạc là của cải chính tông.
Với sự đề cao quá mức tiền kim loại, trường phái này đã nhận định sai lầm rằng chỉ có kim
loại quý mới thực hiện được các chức năng của tiền tệ.
Đến đầu thế kỷ 18 khi các loại tiền dấu hiệu như tiền giấy, tiền tín dụng ra đời
nhưng vẫn phục vụ cho trao đổi thì trường phái tiền tệ duy danh lại đề cao tiền dấu hiệu.
Họ cho rằng: tiền giấy và tiền kim loại là như nhau, chỉ là dấu hiệu thanh toán hay nhãn
hiệu mà nhờ đó mà hàng hóa được lưu thông. Từ đó, họ kết luận: tiền tệ chỉ là một công cụ
kỹ thuật tiện cho trao đổi hàng hóa, chỉ là đơn vị tính toán trừu tượng nên bản thân tiền tệ
không cần có giá trị nội tại và nhà nước hoàn toàn có thể phát hành tiền giấy với những
dấu hiệu quy ước là có thể phục vụ cho trao đổi hàng hóa.
K.Marx (1818-1883) dưới cái nhìn của nhà biện chứng đã nghiên cứu nguồn gốc ra
đời của tiền tệ qua sự phát triển các hình thái giá trị và đã khẳng định: tiền tệ có nguồn gốc
từ hàng hóa, từ thế giới hàng hóa tách ra. “Một khi người ta đã hiểu rằng nguồn gốc của
tiền tệ là ở ngay trong hàng hóa thì người ta khắc phục được cái khó khăn chính trong sự
phân tích tiền tệ”. Ông đã chỉ ra rằng vàng chỉ trở thành tiền tệ trong những điều kiện lịch
sử nhất định trước khi là tiền tệ và sau khi được thừa nhận đóng vai trò là tiền tệ thì vàng
vẫn giữa nguyên bản chất là hàng hóa. Đồng thời ông còn phân tích trong vai trò là vật
trung gian trao đổi thì tiền dấu hiệu vẫn có thể đảm nhận vai trò tiền tệ. Ngày nay, học
thuyết tiền tệ của K.Marx vẫn mang giá trị lý luận lớn để chúng ta nghiên cứu và vận dụng
sáng tạo.
Bước vào thế kỷ 20, cùng với sự phong phú của đời sống kinh tế, khi đề cập đến
tiền tệ người ta không nhìn thấy nó một cách hạn hẹp và đơn giản rằng tiền tệ chỉ là tiền
kim loại hay tiềng giấy mà đã xem xét tiền tệ ở giác độ rộng hơn kể cả các loại séc, số dư
tiền gửi hoạt kỳ tại ngân hàng…nếu chúng ta có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt thì
cũng có thể xem là tiền và ngay cả các loại chứng khoán cũng được hiểu là tiền theo nghĩa
rộng…như lời kết luận của P.A Samueloson đã viết: “Bản chất của tiền tệ ngày nay đã
được phơi bày rõ ràng, người ta muốn có tiền tệ với danh nghĩa là tiền chứ không phải
hàng hóa thanh toán, không phải vì bản thân nó mà vì những thứ mà nó sẽ mua được”…
Bản chất của tiền tệ là để dùng làm phương tiện trao đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế
tiền tệ phát triển như ngày nay, tiền tệ không chỉ đơn thuần là phương tiện trao đổi người
ta còn sử dụng tiền để đầu tư, để cho vay, và xem nó như một dạng của cải, một đối tượng
để sở hữu…
Trên quan điểm toàn diện, toàn diện và có chọn lọc chúng tôi đưa ra một khái niệm
về tiền tệ như sau: Tiền tệ là phương tiện trao đổi được luật pháp công nhận và người sở
hữu nó sử dụng để phục vụ cho những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội.
Tóm lại:
•Quan điểm về tiền tệ theo nghĩa rộng hay hẹp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế ở mỗi nước, và để đi đến một khái niệm thống nhất về tiền tệ là một
điều không đơn giản. Song một thuộc tính vốn có đặc trưng của tiền là bất cứ một
vật gì nếu được chấp nhận trong việc thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc hoàn
trả các món nợ…đều được xem là tiền.
B.Chức năng của tiền tệ:
Nếu trong thời kỳ sơ khai của nền kinh tế hàng hóa người ta chỉ sử dụng tiền tệ
như một công cụ trao đổi thì cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa thì
tiền tệ đã thể hiện ngày càng đa dạng hơn các chức năng vốn có của nó.
Trong học thuyết K.Marx, ông cho rằng vàng trong vai trò ngang giá chung là
hàng hóa tiền tệ và Marx đã nêu lên chứng năng mà vàng – tiền tệ thực hiện trong điều
kiện kinh tế hàng hóa phát triển là:
•Chức năng thước đo giá trị
•Chức năng phương tiện lưu thông
•Chức năng phương tiện thanh toán
•Chức năng phương tiện cất giữ
•Chức năng tiền tệ thế giới.
Ngày nay, chế độ lưu thông tiền kim loại đã nhường chỗ cho chế độ lưu thông tiền
giấy không chuyển đổi ra vàng đang được các nước áp dụng và mặc dù vàng vẫn được
thừa nhận là thướng đo giá trị, phương tiện cất giữ và tiền tệ thế giới nhưng người ta đã hạn
chế sử dụng vàng trực tiếp làm phương tiện trao đổi ở phạm vi lưu thông hàng hóa trong
nước cũng như mậu dịch quốc tế. Do đó, với sự đa dạng về các hình thức tiền tệ được sử
dụng trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nhà kinh tế đã xem xét các chức năng của tiền tệ
ở một góc độ tổng quát hơn. Chúng ta có thể nêu lên ba chức năng chủ yếu của tiền tệ như
sau:
B.1 Chức năng phương tiện trao đổi:
Tiền thực hiện chức năng này khi đóng vai trò là phương tiện đáp ứng cho nhu cầu
lưu thông hàng hóa và các quan hệ giao dịch khác trong đời sống kinh tế-xã hội…Để thực
hiện chức năng này tiền phải lưu thông nghĩa là phải được trao và được nhận: H-T-H’.
Chức năng này của tiền tệ bao gồm sự có mặt của tiền trong những quan hệ mua bán trả
tiền ngay ( T và H vận động song ), trong những quan hệ mua bán chịu (T và H vận động tách
rời) và ngay cả những quan hệ thanh toán khác như thanh toán tiền lương, nộp thuế,…
Khi bàn về các chức năng tiền tệ một số quan điểm đã mô tả tách rời chức năng
phương tiện lưu thông (khi tiền xuất hiện trong các quan hệ mua bán trả tiền ngay) và
chức năng phương tiện thanh toán (khi tiền đáp ứng cho những quan hệ mua bán chịu
hàng hóa, và nhu cầu thanh toán khác…). Tuy nhiên, theo chúng tôi sự phâ biệt này chỉ
nhằm nhấn mạng đặc điểm của tiền trong chức năng phương tiện lưu thông là vận động
song song và ngược chiều với hàng hóa. So với tiền khi thực hiện chức năng phương tiện
thanh toán là xuất hiện tách rời với lưu thông hàng hóa. Trong khi đó, cả hai chức năng
phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán đều mang đặc tính chung nổi bậc là
không nhất thiết phải sử dụng tiền thực có đầy đủ giá trị mà có thể dùng tiền có dấu hiệu để
thay thế. Vì vậy, sự vận dụng hai chức năng trên đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các loại
tiền dấu hiệu như tiền giấy, tiền tín dụng cũng như hệ thống thanh toán không dùng tiền
mặt qua hệ thống ngân hàng. Mặt khác, thực tế hiện nay, với điều kiện kinh tế thị trường
phát triển các quan hệ mua bán trả tiền ngay với sự xuất hiện của tiền mặt chỉ đáp ứng cho
những nhu cầu thanh toán có giá trị giao dịch nhỏ hàng ngày, còn phần lớn những giá trị
giao dịch lớn thì những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được sử
dụng phổ biến hơn như thương phiếu, thẻ thanh toán, hoặc sử dụng bút tệ với những hình
thức chứng từ thanh toán như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…Với những lý do đó, chúng
tôi trình bày những chức năng kết hợp theo quan điểm nêu trên.
Chức năng phương tiện trao đổi là chức năng cơ bản của tiền tệ, nó không chỉ giúp
chúng ta phân biệt giữa tiền với những dạng tài sản khác như chứng khoán, bất động sản…
mà còn biểu hiện một trạng thái động của tiền tệ khi bộc lộ bản chất kinh tế vốn có. Thực
hiện chức năng này tiền tệ đã tạo điều kiện cho quan hệ trao đổi hàng hóa trở nên thuận
tiện. Hãy giả sử nếu không có tiền tệ, chúng ta quay lại với hình thức trao đổi sản phẩm
trực tiếp và như vậy việc hao phí thời gian khi phải tìm kiếm một nhu cầu phù hợp về sản
phẩm trao đổi là tấc nhiên, điều này sẽ làm hạn chế quá trình lưu thông hàng hóa, đặc biệt
trong điều kiện kinh tế có chuyên môn hóa cao và phân công lao động sâu sắc như ngày
nay.
Đối với người sản xuất khi hàng hóa tiêu thụ được nghĩa là đã chuyển từ hình thái
H sang hình thái T cho thấy hàng hóa sản xuất ra được thị trường chấp nhận, giá trị hàng
hóa được thực hiện, mặt khác giúp cho người sản xuất bảo tồn được giá trị sản phẩm không
bị ảnh hưởng xâm thực do điều kiên tự nhiên. Với lượng tiền tệ đang sở hữu người ta có
thể chuyển đổi ra bất kỳ món hàng hóa nào để thỏa mãn nhu cầu. Nói cách khác, tiền tệ đã
tạo ra một khả năng thanh toán tức thì đây chính là ý nghĩa thiết thực của tiền tệ trong điều
kiện kinh tế thị trường phát triễn ngày nay.
Thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền không chỉ góp phần thúc đẩy lưu
thông hàng hóa mà quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng còn giúp
chúng ta phát hiện những khuyết điểm trong sản xuất như mẫu mã, chất lượng hàng hóa
cũng như điều tiết cung – cầu hàng hóa trong từng khu vực của nền kinh tế.
B.2 Chức năng thước đo giá trị hay chức năng đơn vị thanh toán
Với chức năng này tiền tệ đã trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả
của tấc cả hàng hóa, từ đó làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hóa rất nhiều. Bởi lẽ,
trong nền kinh tế phát triển với sự tham gia của hàng nghìn mặt hàng trên thương trường,
nếu không có một đơn vị thanh toán chung người ta sẽ tốn nhiều thời gian để xác định
những quan hệ tỷ lệ giữa các hàng hóa với nhau khi muốn thực hiện trao đổi. Nhưng nếu
có một đơn vị thanh toán chung người ta không chỉ quy định về giá cả hiện tại và hơn nữa
còn dự đoán cả mức giá trong tương lai. Mặt khác, thông qua việc biểu hiện giá trị hàng
hóa bằng thước đo chung, tiền tệ còn tạo điều kiện để người ta có thể so sánh, đánh giá và
lựa chọn các hàng hóa trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường vận dụng chức năng này của tiền tệ đã giúp cho các
doanh nghiệp có thể hoạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và qua
đó đánh giá hiệu quả kinh doanh để chọn hướng đầu tư phù hợp. Hơn nữa, ở tầm vĩ mô
trong hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng thước đo giá trị đã được vận dụng
để tính toán tổng mức GDP, GNP trong từng thời kỳ. Từ đó, ngoài việc phục vụ cho quá
trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân, tiền còn giúp chúng ta đánh giá hiệu quả nền kinh
tế để có biện pháp tận dụng những nguồn tài nguyên quốc gia phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng đất nước.
B.3 Chức năng phương tiện tích lũy:
Đồng tiền không chỉ được sử dụng cho chi tiêu mà còn thực hiện tích lũy đề phòng
rủi ro trong tương lai hoặc tích lũy để mua sắm, nghĩa là ta muốn chuyển nhu cầu tiêu dùng
từ thời điểm này sang thời điểm khác. Trước đây, trong chế độ lưu thông tiền tệ kim loại,
người ta có quan điểm tích lũy tiền tệ như một dạng của cải xã hội nên việc chôn dấu kim
loại quý trong những chum, lọ là phổ biến. Và ngày nay, trong giai đoạn của nền kinh tế có
lạm phát người ta có xu hướng quay về tích lũy tiền vàng như một hình thức bảo tồn tài sản
của mình. Trong điều kiện nền kinh tế phát triễn, khi các doanh nghiệp muốn mở rộng đầu
tư sản xuất, khi các tầng lớn dân cư có nhu cầu mua sắm các vật phẩm có giá trị cao để
thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt người ta thường tích lũy dưới dạng tiền giấy hoặc số dư trên tài
khoản ký thác tại ngân hàng. Chức năng tiền tệ là phương tiện tích lũy cho phép người sở
hữu nó dự trù một sức mua cho các giao dịch trong tương lai.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chức năng tích lũy này không phải chỉ có tiền mới có mà
phần lớn các dạnh động sản, vật trang sức, chứng khoán đều có thể đóng vai trò lưu giữ giá
trị, thậm chí trong một số trường hợp như nền kinh tế có lạm phát thì tích lũy một số dạng
tài sản có tính ưu việt hơn là tích lũy tiền mặt. Mặc dù vậy, đồng tiền thực hiện chức năng
này đã tạo điều kiện lưu giữ một khả năng sử dụng ngay tức khắc, trong khi các dạng dự
trữ tài sản khác đòi hỏi thời gian và chi phí giao dịch khi chuyển sang tài sản để sử dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế ổn định, các đồng tiền quốc gia đều thực hiện bình
thường ba chức năng trên phạm vi trong cả nước. Với xu hướng quốc tế hóa thị trường trên
thế giới, một số đồng tiền quốc gia đã được thừa nhận là đồng tiền quốc tế, chúng trở thành
ngoại tệ mạnh mà khả năng tác động của các chức năng tiền tệ vốn có sẽ mở rộng trên
trường quốc tế…