Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Cung chúng báo chí đa phương tiện – xu thế tất yếu của báo chí đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.77 KB, 12 trang )

CUNG CHÚNG BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN – XU THẾ TẤT YẾU
CỦA BÁO CHÍ ĐƯƠNG ĐẠI
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã cuốn công nghệ truyền thông phát
triển nhanh và mạnh mẽ. Thuật ngữ đa phương tiện, đa nền tảng được nhắc
nhiều tại các hội thảo báo chí, nhiều tờ báo lớn trong và ngoài nước đã bắt
nhịp, xây dựng chiến lược đa nền tảng như một xu hướng tất yếu.
Báo chí, truyền thơng đang đứng trước thời điểm thay đổi chóng mặt
của cơng nghệ. Cơng chúng giờ đây cũng khác, họ địi hỏi tiếp cận thơng tin
trên nhiều nền tảng hơn. “Phải đến với công chúng bằng nhiều cách” là điều
mà trước đây các cơ quan báo chí và nhà báo chưa từng nghĩ tới… Thực tế đó
đã làm thay đổi cách thức làm báo. Trong vòng một thập kỷ qua đã có nhiều
khái niệm báo chí mới và nền tảng mới ra đời.
Báo chí đa nền tảng: nơi nào có cơng chúng, ở đó có báo chí
Năm 2010, thuật ngữ đa nền tảng: Nơi nào có cơng chúng, ở đó có báo
chí đa nền tảng (multi platform journalism) lần đầu tiên được nhắc đến trong
một hội thảo báo chí quốc tế, và đây là thời điểm mang tính bước ngoặt của
báo chí và truyền thơng thế giới. Báo chí đa nền tảng lúc ấy được dự báo sẽ
trở thành xu thế tất yếu trong tương lai. Và không lâu sau đó, dự báo này
thành sự thật.
Điện thoại thơng minh, mạng internet phủ tồn cầu, mỗi cơng dân đều
có thể làm báo, thông tin lan tỏa cực kỳ nhanh chóng bởi các mạng xã hội…
Các hãng tin lớn trên thế giới đã bổ sung vào kênh phát của mình không chỉ
báo in, báo mạng thông thường mà phân phối thông tin lên các mạng xã hội
như Facebook, Twitter… Các “ơng lớn” mạng xã hội cịn bắt tay với các hãng
tin lớn để phân phối nội dung trên một nền tảng riêng do họ phát triển.


Những thể loại báo chí hình thành trong thời gian gần đây như gói tin
tức, longform, siêu tác phẩm báo chí… với sự hỗ trợ của cơng nghệ đầy sức
hấp dẫn và sáng tạo là những hình thức mới của báo mạng điện tử.
Thực hiện một sản phẩm báo chí đồ họa trên báo Quảng Nam điện tử.


Ảnh: LÊ VŨ
Thực hiện một sản phẩm báo chí đồ họa trên báo Quảng Nam điện tử.
Ảnh: LÊ VŨ
Báo chí đồ họa: “Vũ khí” lợi hại
Ở Việt Nam, từ năm 1975, báo chí đồ họa đã xuất hiện trên tờ Nhân
dân, Quân đội Nhân dân… để minh họa các bài báo về giải phóng miền Nam
tiến tới thống nhất đất nước.
Báo chí hiện đại ngày nay tận dụng sức mạnh công nghệ để minh họa
tin tức theo cách gần gũi, sinh động hơn. Đây là thể loại “báo chí thơng
minh”, có thể tương tác với bạn đọc, bên cạnh đồ họa bằng hình ảnh tĩnh thì
có đồ họa động… nhất là trên báo mạng điện tử. Khơng ít tờ báo tổ chức hẳn
chun mục dành riêng cho đồ họa (infographic) hoặc các siêu tác phẩm báo
chí (mega story)...
Gần đây, báo chí đồ họa được sử dụng càng nhiều hơn, như một loại
hình hiệu quả và cần thiết, nhất là đối với các lĩnh vực cần nhiều số liệu như
quy hoạch, thời tiết, địa lý, kinh doanh… và thường kết hợp với các yếu tố đa
phương tiện như ảnh, âm thanh, video trong cùng một tác phẩm.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các loại hình truyền thơng mới,
nhất là mạng xã hội thì báo chí đồ họa là “vũ khí” lợi hại của báo chí hiện đại.


Xu hướng thực tế cho thấy độc giả ngày càng chú ý đến hình ảnh và các sản
phẩm đa phương tiện, và… “ngại” đọc bài nhiều chữ.
Công chúng cũng ưa đọc lại một tác phẩm báo chí đồ họa hơn các loại
tác phẩm khác. Với việc thiết kế tùy biến mạnh mẽ trên nhiều loại thiết bị,
báo chí đồ họa rất dễ hút giới trẻ đối với các bài báo tương tác và điều hướng
hợp lý. Tương lai, báo chí đồ họa vẫn là thể loại cạnh tranh và còn tiếp tục
phát triển.

Báo chí di động: Mang cả thế giới trong bàn tay!

Thế giới trong lòng bàn tay là cách mà mọi người nói về thiết bị di
động thơng minh. Công chúng tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi một cách
cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi qua wifi và đường truyền viễn thông. Chưa kể,
thời của 3G, 4G, thậm chí 5G có vẻ sắp phải nhường vị trí cho các công nghệ
tân tiến hơn.
Báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động có đặc điểm là chủ động
tìm cơng chúng khi thơng tin được cập nhật. Thơng tin của báo chí di động
ngắn gọn, cơ đọng, tiết giảm tối đa chi tiết. Đưa tin nổi bật, theo dòng sự kiện,
dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
(PGS-TS. Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thơng)
Các tịa soạn báo buộc phải suy nghĩ rằng phiên bản mobile không phải
là sự thu gọn của trang báo cho vừa với màn hình điện thoại, và người đọc


báo trên điện thoại cũng không giống với người đọc báo khác, họ có thói
quen, thời điểm và cách tiếp cận khác nhau.
Báo chí cho nền tảng di động đã phải thay đổi rất nhiều từ cách dàn
trang, đặt tít, chèn ảnh, video, đồ họa… cho đến việc chọn thời điểm phân
phối loại thông tin nào trong ngày để tiếp cận bạn đọc.
Các cơ quan báo chí đều đầu tư một khoản kha khá cho việc phát triển
báo chí mobile, nhiều ứng dụng được viết riêng với nhiều tính năng mang đến
trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Trong nước, bên cạnh việc xây dựng
phiên bản web, nhiều báo đầu tư cho phiên bản mobile từ sớm như Thanh
niên, Dân trí, VnExpress…
Ở một hướng khác, báo chí di động cịn được hiểu là loại hình truyền
tải thơng tin hiện đại, tức mọi người dùng điện thoại thông minh để ghi nhận,
sáng tạo nội dung. Nhiều tòa soạn đã trang bị kỹ năng chun biệt để giúp
phóng viên tác nghiệp hồn tồn bằng điện thoại di động.
Báo chí xã hội: Cuộc đua không hồi kết

Mạng xã hội với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ đã khiến các cơ
quan báo chí thay đổi quy trình tác nghiệp của nhà báo và tịa soạn. Mạng xã
hội trở thành kênh truyền thơng để nhà báo và người dân chia sẻ thông tin.
Như Facebook, từ khi hình thành và được sử dụng rộng rãi thì mọi
người coi là khơng gian chia sẻ và tiếp nhận thông tin ưu tiên hơn các kênh
thông tin truyền thống. Ở hướng khác, các cơ quan báo chí lại chọn Facebook
là cánh tay nối dài để lan tỏa thông tin, định hướng dư luận xã hội.


Thách thức lớn đối với nhà báo và cơ quan báo chí là với việc khai thác
hơn 30% nguồn thơng tin từ mạng xã hội trong hoạt động nghề nghiệp của
mình thì việc xác định nguồn tin sạch, nguồn tin có kiểm chứng là yêu cầu bắt
buộc và được quy định bởi các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Cuộc đua thơng tin giữa mạng xã hội và báo chí chính thống là cuộc
đua khơng có hồi kết, báo chí tận dụng mạng xã hội để tiếp cận thông tin và
cũng chọn mạng xã hội để lan tỏa thông tin, dù muốn hay khơng thì trên “xa
lộ thơng tin” như hiện nay cả hai đều khơng thể loại trừ nhau.
Báo chí dữ liệu: “Đặc sản của báo chí hiện đại”
Nhiều người gọi thời điểm này là “kỷ nguyên của big data” (dữ liệu
lớn) bởi dịng chảy thơng tin khơng ngừng nghỉ và được tập hợp thành kho dữ
liệu khổng lồ về tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Báo chí dữ liệu là sự kết hợp của việc thu thập thơng tin, phân tích và
trình bày một cách trực quan trước mắt người đọc. Hỗ trợ cho loại hình này là
khoa học máy tính trong khâu sản xuất để chuyển tải đến công chúng những
câu chuyện, vấn đề hấp dẫn.
“Báo chí dữ liệu là một đặc sản của báo chí, nó phản ánh vai trị ngày
càng tăng của các dữ liệu số được sử dụng trong việc sản xuất và phân phối
thông tin trong thời đại kỹ thuật số”.
(Nhà báo Nguyễn Cao Cường - giảng viên chuyên ngành truyền hình
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Dấu mốc quan trọng của báo chí dữ liệu là năm 1952, mạng lưới CBS
của Mỹ dùng một máy tính mạnh để dự đốn kết quả cuộc bầu cử Tổng thống


Mỹ, song phải đến năm 1967, việc phân tích dữ liệu trong hoạt động báo chí
mới trở nên phổ biến khi tờ The Detroit Free Press dùng máy tính mainframe
để phân tích kết quả khảo sát trong cộng đồng địa phương (thành phố Detroit,
bang Michigan, Mỹ) về nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia tăng.
Vai trị của cơng nghệ trong sản xuất báo chí dữ liệu cũng phát triển
theo thời gian, mang đến cho loại hình báo chí này ngày càng đa dạng hơn.
Trong nước, báo chí dữ liệu nở rộ trong vòng mươi năm gần đây.
Những tờ Vietnamplus, VOV, Nhân dân… tiên phong trong việc sản xuất tin,
bài theo xu hướng báo chí dữ liệu, được tổ chức ở các chuyên trang (website),
đồ họa tĩnh như đồ thị, biểu đồ, đồ họa dạng video hay các hình thức tương
tác.
MC ảo dẫn chương trình một bản tin thời sự của Truyền hình online
Báo Quảng Nam.
MC ảo dẫn chương trình một bản tin thời sự của Truyền hình online
Báo Quảng Nam.
Báo chí rơ bốt: Dù rất nhanh, vẫn khơng thể thay thế được con người!
Bạn đọc hẳn từng nghe qua thuật ngữ “nhà báo rơ bốt”, tức việc viết
báo có thể được giao cho rô bốt - điều này đã thành hiện thực trong đời sống
báo chí hiện đại.
Bằng việc sử dụng nhiều thuật tốn phức tạp, “nhà báo rơ bốt” được
lệnh phân tích dữ liệu, kết hợp thơng tin có sẵn để cho ra đời tác phẩm báo
chí. Những sự kiện tài chính, thi đấu thể thao quy mơ lớn, thị trường bất động
sản… đều được giao cho các “nhà báo” này thực hiện trên cơ sở dữ liệu có
sẵn.



Báo chí hiện đại khơng chỉ tồn tại ở các loại hình nói trên, xu hướng
báo chí thu phí người đọc, xu hướng báo chí sáng tạo như báo chí nhập vai,
bản tin Rapnews… cũng là những loại hình báo chí sáng tạo mới đang được
ứng dụng khơng chỉ ở các nước có nền báo chí hiện đại mà trong nước, nhiều
cơ quan thông tấn đã ứng dụng và đã thành cơng.
Một số cơ quan báo chí trong nước đang sở hữu cơng nghệ làm báo
bằng trí tuệ nhân tạo như tạo ra MC ảo dẫn chương trình thay cho phát thanh
viên hay dựng bản tin video thời sự hoàn tồn tự động.
Với tốc độ tạo ra hàng nghìn bản tin trong thời gian rất ngắn, liệu “báo
chí rơ bốt” có làm các nhà báo bằng xương bằng thịt… thất nghiệp? Các
chuyên gia cho rằng, cần nhiều yếu tố hơn để một con rơ bốt phóng viên viết
một bản tin hay, các phần mềm tự động hiện vẫn không thể có đủ 5 giác quan
như con người (nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận).
Điều cần là với việc tổng hợp, phân tích dữ liệu nhanh chóng của rơ
bốt, nhà báo sẽ thêm vào những bình luận, phân tích sắc sảo hơn. Nhà báo
cũng rất cần tạo bản sắc riêng để khơng bị “nhà báo rơ bốt” chiếm mất việc
của mình.
Tìm hiểu công chúng - một yếu tố quan trọng khi truyền thông tin
Đã qua rồi cái thời mà bạn nghe đài, xem truyền hình, đọc báo tồn
nhận được những thơng tin “biết rồi khổ lắm nói mãi” khi tiếp xúc với các
phương tiện truyền thông, nghe hoặc xem những chương trình nhạt nhẽo chỉ
mong sao kết thúc chương trình hoặc cất đi tờ báo. Chưa bao giờ con người
lại sống trong một môi trường truyền thông đa dạng, phong phú, rộng lớn, đa
chiều như hiện nay. Từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động công chúng
truyền thông đã tiến lên vai trò chủ động trực tiếp tham gia vào tiến trình


truyền thơng. Họ có quyền nhất định trong việc chọn lựa những thơng tin hấp
dẫn, lơi cuốn. Cái gì thuyết phục thì cơng chúng tiếp nhận, cái gì áp đặt một
chiều thì họ từ chối. Mơ hình truyền thơng đại chúng 1 chiều áp đặt là mơ

hình trong đó thơng tin được truyền đi theo một tuyến từ nguồn phát đến
người nhận.
Xã hội càng phát triển, trình độ hiểu biết của con người ngày càng được
nâng cao, đời sống xã hội ngày càng dân chủ hố thì mơ hình truyền thông áp
đặt một chiều cũng đứng trước nguy cơ sụp đổ và buộc phải dần chuyển hoá
theo khuynh hướng mới. Đồng thời khoa học kỹ thuật khơng ngừng phát
triển, hồn thiện các phương tiện kỹ thuật và đưa ra các loại phương tiện mới
cho phép thiết lập quan hệ 2 chiều liên tục, trực tiếp từ nguồn phát đến công
chúng. Do đó mơ hình truyền thơng đại chúng 2 chiều và đa chiều ra đời. Với
mơ hình này vai trị của công chúng tiếp nhận được phát hiện như một trong
những yếu tố quyết định q trình truyền thơng. Tính tích cực của cơng chúng
với tính chất là đối tượng tiếp nhận thông điệp không chỉ thể hiện ở việc lựa
chọn thông tin tiếp nhận, sự bày tỏ mong muốn, u cầu về thơng tin mà cịn
là sự tham gia trực tiếp trở thành 1 yếu tố quy định trong q trình vận hành
của hoạt động truyền thơng đại chúng (TTĐC).
Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động TTĐC trong điều kiện xã hội phát
triển cao, việc nghiên cứu phản hồi từ cơng chúng là rất quan trọng. Nhờ có
các kết quả nghiên cứu công chúng mà nhà truyền thông biết được u cầu
địi hỏi của họ, hình thành được nội dung và phương pháp thích ứng để trao
đổi nội dung các sản phẩm với công chúng xã hội.
Trước đây, các phương tiện truyền thông đại chúng cùng truyền đi một
chương trình thơng tin, tất cả cơng chúng đều hưởng thụ. Ngày nay là thông
tin nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ. Các
phương tiện truyền thông không thể bắt công chúng thu nhận những điều
mình có được mà phải nói với họ về những điều họ đang quan tâm. Do vậy,
nghiên cứu tìm hiểu công chúng là vấn đề trọng tâm của các cơ quan truyền


thông. Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ thông tin và tin học phát triển
nhanh, các phương tiện thông tin đại chúng đổi mới mạnh mẽ, thay đổi nhanh

chóng tạo ra thế cạnh tranh thính giả, khán giả và độc giả. Công chúng vừa là
đối tượng phản ánh của báo chí vừa là người đánh giá, thẩm định cuối cùng
những thơng tin của báo chí. Cơng chúng khơng chỉ là người tiếp nhận thơng
tin thuần t mà cịn là đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên đông đảo. Họ
chính là đối tác của các cơ quan báo chí. Do vậy, các đài, các báo thường mở
các chuyên mục thơng tin đường dây nóng, hộp thư, giao lưu với thính giả...
nhằm tranh thủ nguồn tin và tìm hiểu cơng chúng.
Khi các cơ quan truyền thông chuyển tải thông tin đến với cơng chúng
thường xảy ra 3 khả năng đó là: thông tin tác động mạnh đến công chúng;
công chúng biết đến thông tin và họ không quan tâm đến thơng tin đó. Việc
tạo được sự tác động mạnh mẽ đến công chúng khi truyền thông tin không
phải tự nhiên mà có được. Nó có vơ vàn rào chắn làm cho chủ thể truyền
thơng khó thực hiện như: mức sống, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, địa
bàn cư trú, nghề nghiệp... Chính vì vậy thường xun tìm hiểu cơng chúng là
việc làm cần thiết.
Trong quy trình truyền thơng tin bao gồm: chủ thể, thông điệp, kênh,
người nhận, hiệu quả... thì người nhận hay cơng chúng là một mắt xích quan
trọng. Nghiên cứu cơng chúng là vấn đề quan hệ giữa các phương tiện truyền
thông với đối tượng tiếp nhận. Không một cơ quan truyền thông nào xuất hiện
và phát triển mà không nhằm vào một đối tượng nhất định. Cơng chúng báo
chí nói chung có thể được hiểu là người tiếp nhận và được các sản phẩm báo
chí tác động hoặc hướng vào để tác động. Khái niệm cơng chúng được dùng
để chỉ một nhóm người trong xã hội, nhưng thường ngày người ta có thể dùng
để chỉ một nhóm người cụ thể nào đó. Đối tượng cơng chúng là một cộng
đồng người với giới hạn nhỏ bé từ làng, xã đến những cộng đồng to lớn với
phạm vi quốc tế. Có thể là một hay nhiều tầng lớp xã hội, có một trình độ và
nhu cầu thơng tin dành cho họ.


Trong lý luận cũng như hoạt động thực tiễn của báo chí hiện đại, cơng

chúng có vai trị đặc biệt quan trọng. Do vậy khi tiến hành một hoạt động
truyền thơng, cơng việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định năng lực và hiệu quả
của chiến dịch là nghiên cứu công chúng. Đây là đối tượng quan trọng và
quyết định nhất cho việc thiết kế thông điệp, sáng tạo tác phẩm báo chí. Thực
hiện các tin bài, bao giờ cũng nhằm thực hiện ý đồ, định hướng nào đó, nhưng
ý muốn sẽ bằng không nếu công chúng không tiếp nhận. Nếu chương trình
khơng hấp dẫn, lơi kéo, thuyết phục cơng chúng thì họ sẽ khơng đọc và khơng
xem.
Cơng chúng có vai trị đặc biệt quan trọng: Họ là người ni dưỡng
chương trình, đánh giá, thẩm định cuối cùng chất lượng của chương trình, bài
báo. Cơng chúng cũng là người thẩm định vai trò, vị thế xã hội của người làm
báo, cơ quan báo chí. Nhà báo nổi tiếng nhờ cơng chúng suy tôn thành người
bạn thân thiết của họ. Quan chức thì cũng do tổ chức có trách nhiệm đề bạt
trên cơ sở tín nhiệm của nhân dân, uy lực và uy tín của nhà báo do cơng
chúng và dư luận xã hội thừa nhận, bảo vệ. Có thể coi cơng chúng là đối tác
của cơ quan báo chí. Mất đối tác thì cơ quan báo khơng cịn lý do để tồn tại.
Công chúng là nguồn sinh lực phong phú, là “ngọn nguồn tươi mới” của báo
chí. Cơng chúng là đối tượng phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, những
vấn đề bức xúc, những cái vừa nảy sinh... là nguồn đề tài vô tận của nhà báo.
Một bộ phận trong họ là cộng tác viên, thông tin viên. Họ luôn đem lại cho
báo chí một phong thái mới, sinh động và cập nhật. Công chúng là người luôn
tạo điều kiện giúp đỡ các nhà báo, đặc biệt là trong những tình huống có vấn
đề.
Để truyền thơng ln đạt hiệu quả cao, nghĩa là lôi kéo, hấp dẫn, thuyết
phục được công chúng thì người thực hiện ln ln phải nghiên cứu, tìm
hiểu đối tượng một cách sâu sắc, một cách thường xuyên và nghiêm túc.
Thông thường nghiên cứu công chúng theo 2 hướng đó là nghiên cứu trước và
sau khi cơng chúng tiếp nhận nguồn tin.



Thứ nhất, nghiên cứu đối tượng công chúng trước khi tiếp nhận nguồn
tin nhằm mục đích:
- Đáp ứng nhu cầu thơng tin: Đem lại những tài liệu thích hợp, bổ ích,
nhiều hứng thú cho người nghe.
- Tạo khả năng tiếp nhận: Gắn liền tài liệu với trình độ thích hợp, tạo
thêm cơ hội tiếp nhận một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Tuyên truyền về vấn đề dân số và phát triển. ở các vùng công
giáo, việc lồng ghép tuyên truyền vận động dân số sau mỗi buổỉ lễ giảng đạo
trong nhà thờ qua các linh mục là hiệu quả hơn bất kỳ phương tiện truyền
thông nào. ở những vùng này không nên đề cập đến biện pháp nạo phá thai, vì
Thiên chúa giáo cho việc làm này là cấm kỵ.
- Đánh giá được phương pháp sẽ sử dụng: với sự giúp đỡ của đối tượng
thực tế. Đối với các em thiếu nhi thì phải đưa ra những tài liệu nào để giúp
các em học tốt có thể kể 1 câu chuyện hay một cuộc đối thoại về chủ đề đó
để các em dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn.
- Nghiên cứu để quyết định nội dung, phong cách, tiến trình, hình thức
của chương trình, những yếu tố có liên quan mật thiết đến vị trí, hồn cảnh,
trạng thái của đối tượng.
- Nghiên cứu để giải quyết với những phương tiện phù hợp.
Đối với chương trình nước sạch nơng thơn thì nên dùng phương tiện
phát thanh cho phù hợp với nông thôn, rẻ tiền, bận công việc vẫn nghe được,
dễ tiếp sóng, sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi chọn truyền hình và báo viết.
Thứ hai, là nghiên cứu đối tượng sau khi nghe chương trình, hay cịn
gọi là nghiên cứu phản hồi từ đối tượng. Sự phản hồi là khía cạnh quan trọng
bậc nhất của truyền thơng. Q trình truyền thông sẽ không tồn tại hoặc bị
cản trở khi các yếu tố trong quy trình truyền thơng bị vơ hiệu hoá hoặc với sự
chống lại của bên tiếp nhận. Khi khơng có phản hồi thì q trình truyền thơng
sẽ bị hạn chế.



Nghiên cứu phản hồi, đối tượng sau khi tiếp nhận thơng tin để phát hiện
xem:
- Có bao nhiêu người theo dõi thơng điệp đó và họ thuộc nhóm nào.
- Nghiên cứu để xác định một cách tổng quát hiệu quả của chương trình
dựa vào những mục tiêu đã đặt ra.
- Giúp cho việc kiểm tra nắm chắc chủ đề và cách xử lý chủ đề.
- Nghiên cứu sau sẽ giúp kiểm tra nhận thức của người tiếp nhận, họ
thừa nhận và tín nhiệm loại thơng điệp nào để tiếp tục sản xuất và điều chỉnh
mơ hình cấu trúc.
- Tính được chi phí của thơng điệp.
ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu cơng chúng rất lớn. Nó vừa mang
tính lý luận khoa học, vừa mang tính thực tiễn cao. Nếu các cơ quan truyền
thông bỏ qua không đầu tư cho cơng tác này thì hậu quả của nó là rất lớn. Do
vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả thơng tin báo chí thì việc nghiên cứu
cơng chúng là một trong những yếu tố, điều kiện không thể thiếu được. Từ
nhận thức trên những người làm công tác truyền thơng phải có phương án,
phương pháp tiến hành sao cho cơng tác này thật sự có hiệu quả và phải có sự
đầu tư thích đáng đối với cơng tác nghiên cứu cơng chúng để có được những
mùa gặt tốt đẹp./.



×