ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
------
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài :
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH VIỆT
NAM TRÊN BÁO CHÍ ĐƯƠNG ĐẠI
Sinh viên thực hiện : Bạch Thị Thanh
Lớp : K45
Người hướng dẫn : TS. Phạm Thanh Hưng
Hà Nội, 4-2003
LỜI NÓI ĐẦU
Gia đình là nơi sản sinh ra và nuôi dưỡng con người, duy trì và
phát triển nòi giống. Cùng với trường học, xã hội, gia đình là nơi
giáo dục, rèn luyện đặc biệt bồi dưỡng những chuẩn mực tình cảm,
vun đắp đạo lý làm người trong sâu thẳm tâm linh của mỗi con người
Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nét truyền thống tốt đẹp của
gia đình Việt Nam là hiếu học. Tri thức là chìa khoá giúp con người
giải quyết các mối quan hệ xã hội. Người viết : “Người Việt Nam rất
hiếu học con học giỏi là một niềm vinh hạnh cho cha mẹ”. Đạo lý
hiếu học có từ xa xưa, xuất phát từ mỗi gia đình, gia đình đóng vai
trò quan trọng tạo điều kiện chắp cánh cho một người. Có thể bay cao
bay xa. Việc quan tâm tới gia đình là một việc cần làm và phải làm.
Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt.
Ngày nay các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn
được củng cố, phát huy trong giai đoạn hiện đại nhưng cũng có
không ít những biểu hiện tiêu cực.
Nói như L Mooc-gan “gia đình là một yếu tố năng động, nó
không bao giờ đứng nguyên ở một chỗ mà chuyển động từ thấp lên
một hình thức cao”. Trải qua rất nhiều những biến đổi thăng trầm của
lịch sử, gia đình cũng có những bước đối thay. Hôm nay trong cơ chế
thị trường nhân tố gia đình cũng có nhiều đổi khác. Và Báo chí Việt
Nam tuy ra đời muộn song cũng có rất nhiều những đóng góp to lớn
cho sự nghiệp phát triển đất nước trong đó có yếu tố Gia Đình. Trong
khuôn khổ hạn hẹp em xin được trình bày : “Những vấn đề cơ bản
của gia đình trên báo chí đương đại thông qua khảo sát tờ Gia Đình
Xã Hội trong năm 2002 tới Quý I năm 2003. Ngoài ra đề tài Mở rộng
2
phạm vi còn có một khảo sát và so sánh với số tờ khác như: “Khoa
học phụ nữ”, “Nông thôn ngày nay”, “Nông nghiệp Việt Nam”…
Do còn hạn chế nhiều về mặt năng lực cũng như điều kiện tiếp
xúc thực tế nên đề tài của em còn có nhiều mặt hạn chế, em kính
mong sự góp ý, giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô và bè bạn để
em có thể làm tốt hơn nữa đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của Thầy Phạm Thành Hưng cùng các thầy cô và bạn bè khác.
Em xin chân thành cám ơn.
Đề tài nghiên cứu của em được chia làm 3 chương :
Chương I : Những khái quát chung về gia đình.
I. Quá trình hình thành phát triển và vai trò của gia đình.
II. Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình Việt Nam.
1. Quan hệ giữa vợ - chồng.
2. Quan hệ giữa cha mẹ - con cái.
3. Quan hệ anh chị em.
III. Một số vấn đề mới này sinh trong gia đình Việt Nam hiện
nay.
1. Căn bệnh thế kỷ và các tệ nạn xã hội.
2. Bạo lực gia đình.
3. Nếp sống mới.
Chương II : Vấn đề gia đình trên báo chí hiện nay.
I. Nhiệm vụ báo chí về việc giữ gìn, phát huy và tiếp thu các
giá trị tiến bộ trong vấn đề gia đình.
3
II. Các gia đình trên báo chí và tờ GĐXH.
1. Báo chí bảo vệ thuần phong mỹ tục, tư tưởng tình cảm tốt
đẹp và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong Gia
đình.
2. Báo chí tham gia cuộc đấu tranh chống bạo lực Gia đình.
3. Báo chí giáo dục “Sức khoẻ tình dục”.
4. Báo chí hướng dẫn cách chăm sóc Gia đình.
5. Báo chí - nhịp cầu nối bạn bè.
Chương III : Một số hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về
Gia đình.
I. Các thể loại boá chí chủ yếu được sử dụng
1. Phóng sự.
2. Thư tín
3. Tiểu phẩm
II. Một số cách tổ chức tác phẩm báo chí hiệu quả.
1. Chuyên mọc
2. Chuyên trang
3. Chuyên đề
III. Đặc điểm ngôn ngữ tác phẩm báo chí.
1. Văn Phong.
2. Ảnh .
Kết luận
4
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIA ĐÌNH
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ
CỦA GIA ĐÌNH.
Trong đời sống con người gia đình là môi trường đầu tiên có
tác động to lớn đến sự hình thành và phát triển của con người về tinh
thần cũng như thể chất. Gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới nhân cách,
lối sống của mỗi người, góp phần tích cực xây dựng thái độ của con
người đối với xã hội… Gia đình đã tồn tại từ rất sớm trong sự phát
triển của nhân loại. Nhưng nghiên cứu lịch sử hôn nhân và gia đình
bắt đầu muộn hơn nhiều so với lúc nó ra đời. Ăng-ghen trong tác
phẩm kinh điển “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của
nhà nước” cho rằng từ 1861 trở về trước chưa nói gì được về lịch sử
nghiên cứu hôn nhân và gia đình. Ông khẳng định lịch sử nghiên cứu
hôn nhân và gia đình chỉ thực sự bắt đầu từ lúc Ba-Cô-Phen cho ra
đời tác phẩm “Mẫu quyền” (1861) - trong tác phẩm này Ba-Co-Phen
cho rằng lúc đầu loài người sống trong tình trạng tạo hôn, con cái
sinh ra không biết bố mà chỉ biết mẹ… Ba-Co-Phen còn nói thêm
rằng : về sau mẫu quyền mới nhường chỗ cho phụ quyền. Bước phát
triển tiếp theo trong sự nghiên cứu gia đình gắn với công trình
“nghiên cứu lịch sử cổ đại - Hôn nhân nguyên thuỷ” của Mác-Len
nam xuất bản 1866. Công lao của nhà khoa học này là khám phá ra
thiết chế ngoại hôn, tức hôn nhân ngoại tộc và cho ngoại hôn có tính
phổ biến của nhân loại. Nhưng rõ ràng lịch sử nghiên cứu vấn đề gia
đình thực sự bước sang một giai đoạn mới khi tác phẩm “xã hội cổ
đại” của nhà dân tộc học này L Mooc-gan ra đời (năm 1871) L Mooc-
gan là người đầu tiên đã dựng lại lịch sử loài người thông qua năm
hình thái gia đình sau :
5
- Gia đình huyết tộc
- Gia đình Panalua
- Gia đình đối ngẫu.
- Giađình phụ hệ gia trưởng
- Gia đình một vợ một chồng.
Thế nhưng thành tựu mới của khoa học ngày nay đã bác bỏ sơ
đồ của L Mooc-gan về năm hình thái gia đình nói trên. Nhiều người
cho rằng loài người không trải qua hình thái gia đình huyết tộc trong
đó anh chị em là vợ chồng của nhau. Loài người cũng không trải qua
hình thái gia đình Panalua theo đó một nhóm anh em trai lấy một
nhóm phụ nữ bất kỳ và trái lại một nhóm chị em gái lấy một nhóm
đàn ông bất kỳ. Hình thức hôn nhân này nếu có chỉ là một dạng của
quần hôn. Đồng thời với việc bác bỏ sơ đồ của L mooc-gan về cái
hình thái gia đình các nhà khoa học trên thế giới hiện nay về cơ bản
đã thống nhất được cách phân loại gia đình mới là :
- Gia đình lớn (hay đại gia đình).
- Gia đình nhỏ (hay tiểu gia đình).
Tồn tại như một thiết chế xã hội, gia đình luôn phải đảm bảo
những chức năng cơ bản như chức năng sinh học, chức năng kinh tế,
chức năng giáo dục, chức năng xã hội, chức năng văn hoá… Những
chức năng này tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của gia đình và phản
ánh bản chất của gia đình tộc người. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều
kiện cụ thể và do ảnh hưởng văn hoá từ bên ngoài vào, các chức năng
của gia đình có những thay đổi nhất định.
*Chức năng tái sản xuất con người.
6
Tái sản xuất ra con người là chức năng cơ bản và vĩnh cửu của
gia đình nhằm duy trì, phát triển nòi giống. Không có chức năng này
thì gia đình dòng họ, dân tộc, không tồn tại được. Đối với nhiều dân
tộc trên thế giới, đặc giệt với phương Đông những nơi theo khổng
giáo và trong đó có Việt Nam việc nối dõi tông đường được xem
trọng thì chức năng này có ảnh hưởng to lớn tới đời sống gia đình.
*Chức năng kinh tế :
Chức năng kinh tế là một chức năng không thể thiếu được của
gia đình. Lịch sử của loài người đã chứng mình rằng gia đình dù là
đại gia đình hay tiểu gia đình đều là một đơn vị kinh tế. Thực hiện
chức năng kinh tế, mọi thành viên trong gia đình đều phải lao động
sản xuất và cùng hưởng thụ thành quả của lao động.
*Chức năng giáo dục :
Gia đình là nơi trưởng thành cái nôi đầu tiên để từ đó con
người bước ra ngoài xã hội, hình thành nhân cách… Ảnh hưởng tác
động của gia đình đối với các thành viên hết sức to lớn. Trong giai
đoạn hiện nay cái tôi cá nhân được khẳng định thì trước hết nó phải
được gia đình chấp nhận sau đó mới tới xã hội và cái tư tưởng “một
giọt máu đào hơn ao nước lã” vẫn còn nguyên giá trị.
*Chức năng xã hội :
Gia đình đã được pháp luật quốc tế công nhận từ năm 1984, khi
tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng liên
hợp quốc công nhận. Trong tuyên ngôn đó có ghi rõ : “Gia đình là
một đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội” (điều 16-3) và “nam giới
và phụ nữ đến tuổi trưởng thành, không có bất kỳ sự hạn chế nào về
chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo đều có quyền kết hôn và lập gia
7
đình (điều 16-1). Như vậy chức năng xã hội của gia đình được thể
hiện đầu tiên ở khía cạnh : Gia đình là một đơn vị cơ bản của xã hội,
gia đình gắn bó với xã hội. Xã hội loài người tồn tại thông qua sự tồn
tại của gia đình. Ở nước ta nhiều gia đình cùng huyết thống làm nên
dòng họ…
*Chức năng văn hoá :
Chức năng văn hoá là một trong những chức năng trọng yếu
của gia đình. Gia đình làm nhiệm vụ giữ gìn truyền thống tốt đẹp từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nơi gìn giữ, phát huy bản
sắc, bản lĩnh văn hoá dân tộc, hình thành và phát triển những yếu tố
văn hoá mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hơn nữa gia đình
còn là nơi chống lại mọi sự đồng hoá văn hoá một cách tích cực.
Điều này đặc biệt quan trọng khi nước ta luôn bị ngoại bang thống
trị, hay trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế - văn hoá với bên
ngoài và trong điều kiện do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên
nhịp độ quốc tế hoá đời sống các dân tộc ngày một tăng… Hơn nữa
gia đình còn là nơi tiếp thu và phát triển các truyền thống văn hoá
dân tộc. Các giá trị văn hoá dân tộc được lưu giữ, làm phong phú
thêm trong các gia đình. Con người lớn lên nối tiếp nhau gìn giữ bản
sắc văn hoá dân tộc chính là nhờ chiếc nôi đầu tiên ấy là gia đình.
II. CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT
NAM:
1. Quan hệ gứa vợ - chồng :
Mối quan hệ vợ chồng ở mỗi hình thái gia đình có sự khác
nhau. Ở hình thái gia đình của xã hội phong kiến, người vợ trở thành
người đầy tớ chính và không được tham gia vào sản xuất xã hội. Gia
đình phong kiến Phương Đông theo mẫu hình nho giáo thì quyền lực
8
thuộc về nam giới “phụ-xướng/Phụ-tuỳ” (chồng nói/vợ làm theo) cao
hơn một chút phu-nghĩa/phụ-kính (chống có nghĩa vợ kính trọng).
Tuy vậy trong xã hội cổ truyền Việt Nam có ảnh hưởng của nho giáo
song các giá trị văn hoá gai đình bản địa vẫn được lưu giữ trong sự
ứng xử giữa vợ - chồng. Chẳng hạn các giá trị “hoà thuận” (thuận vợ
thuận chồng tát biển đông cũng cạn), “thuỷ chung” (“ở sao chung
chuỷ vẹn toàn” - “vợ chồng là nghĩa tao khang”) hay giá trị về “bình
đẳng” (“của chồng công vợ”, “chồng nhữ giỏ,vợ như hom”, “lệnh ông
không bằng cồng bà”) v.v…
Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên
cởơ tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Những
giá trị đó được biểuhiện trong việc lựa chọn vợ hoặc chồng một cách
tự do của những người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia
lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản
gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình giữa
vợ và chồng. Luật hôn nhân và gia đình của ta là sự thể hiện và là cơ
sở pháp lý bảo vệ những giá trị tốt đẹp. Ngoài ra tập quán mới và sức
mạnh dư luận xã hội cũng là điều kiện bảo vệ và duy trì những giá trị
đó.
2. Quan hệ giữa cha mẹ - con cái
Quan hệ này bao gồm sự ứng xử của cha mẹ với con cái và sự
ứng xử của con cái đối với cha mẹ. Mối quan hệ này được biểu hiện
trong các hình thái gia đình cũng khác nhau. Trong gia đình phong
kiến thì cha mẹ có uy quyền tuyệt đối đối với con cái. Cha mẹ có
quyền quyết định mọi công việc về con cái “cha mẹ đặtđâu con ngồi
đấy” từ việc học hành, chọn nghề nghiệp, chon “bạn trăm năm”.
Nhưng đồng thời văn hoá gia đình phong kiến cũng dạy người ta
9
“phụ từ” (cha phải hiền từ) có trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục con
cái. Ứng xử của con cái đối với cha mẹ được biểu hiện ở chữ “hiếu”
hay “đạo hiếu”. Con cái phục tùng cha mẹ, kính trọng bề trên và phải
thờ phụng tổ tiên. Con cái phải nghe lời cha mẹ, phải làm theo nghề
nghiệp của cha mẹ và phải làm vẻ vang cha mẹ.
Ở gia đình truyền thống Việt Nam, các giá trị văn hoá biểu hiện mối
quan hệ cha mẹ - con cái vừa mang tính cổ truyền bản địa vừa mang
tính phong kiến nho giáo. Chúng được biểu hiện tinh tế và sâu sắc,
đối với cha mẹ con cái là người nối dõi tổ tông là niềm hạnh phúc :
“Có vàng vàng chằng hay phô, có con con nói trầm trồ dễ nghe” (ca
dao). Con cái là chỗ dựa của cha mẹ khi về già (cả về giá trị kinh tế
và giá trị tinh thần : “Trẻ cậy cha, già cậy con” (tục ngữ). Con cái đối
với cha mẹ phải biết đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, phải
kính trọng vâng lời nghĩa là phải làm tròn bổn phận “đạo làm con”.
Nếu sau khi lấy vợ thấy chồng hay gọi cách khác “lập gia đình” thì
họ vẫn có bổn phận chịu ơn nghĩa đối với cha mẹ như trước và họ
vẫn biết vâng lời, kính trọng cha mẹ trong lúc còn sống. Về phía cha
mẹ khi con cái họ đã ra ở riêng họ vẫn có bổn phận đối với con cái,
phải dạy bảo chúng và giúp chúng sửa chữa những thói hư tật xấu
hoặc nâng đỡ con cái khi chúng thất bại.
Ở gia đình hiện đại những giá trị truyền thống tốt đẹp đó đựơc
gìn giữ và phát triển. Tinh thần thương yêu, sự hy sinh của cha mẹ và
con cái và sự kính trọng biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha
mẹ. Song nhiều yếu tố bảo thù trong mối quan hệ này vẫn tồn tại
hoặc có sự biến động thái quá, dẫn đến những tiêu cực trong gia đình.
3. Quan hệ giưa anh- chị - em trong gia đình.
10
Trong gia đình phong kiến trước kia đề cao vai trò của các anh
em trai đối với các chị em gái “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.
Gia đình phong kiến nho giáo đề cao vai trò con trưởng (chủ yếu là
con trai trưởng) “quyền huynh thế phụ” (anh có quyền thay cha)
trong mọi quyết định đối với các em. Ngược lại các em phải phục
tùng anh trai (hoặc chị phục tùng em trai) như phục tùng cha mẹ nên
“hiểu” đi đối với “để” các giá trị mà họ phải tuân thủ trong gia đình
truyền thống vn, quan hệ giữa anh - chị - em là quan hệ “luật là máu
mủ” thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, “trên kính dưới nhương” hoà
thuận và gắn kết “máu chảy ruột mềm” “khôn ngoan đối đáp người
ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Hiện nay các giá trị này
vẫn được củng cố trong các gia đình hiện đại nhưng môi trường sống,
tình hình thời thế có nhiều thay đổi dẫn đến những giá trị nàycó
nhiều biểu hiện tích cực song không ít những mặt hạn chế.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỚI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM
HIỆN NAY.
1. Căn bệnh thế kỳ và các tệ nạn xã hội khác ảnh hưởng tới
đời sống gia đình .
Thực tế cho thấy rằng : Sự phát triển của khoa học kỹ thuật của
lao động sản xuất làm cho đời sống của nhân dân không ngừng được
nâng cao, cuộc sống ngày nay không chỉ đơn giản “ăn no mặc ấm”
mà đã là “ăn ngon mặc đẹp”; “ăn kiêng mặc mốt”. Do kinh tế thị
trường phát triển, nhà nhà cóbát ăn bát để, mọi ngời có điều kiện tự
do phát triển cá nhân... đồng thời với những mặt tích cực đó thì các tệ
nạn xã hội rồi sự lây lan của đại dịch SIDA khiến biết bao gia đình
đổ vỡ tan nát. Sự buông thả chỉ biết hưởng thụ của một số con nhà
giàu, sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ tới con cái khiến chúng
11
trở nên hư hỏng. Mặt khác là sự suy thoái đạo đức của một số cá
nhân và rất nhiều nguyên nhân khác hiến cho các tệ nạn xã hội phát
triển mạnh trong những năm gần đây. Mại dâm cờ bạc, rượu chè, hút
hít... đó là những lý do khiến các gia đình khuynh gia bại sản, li tán,
tù tội... Các gía trị văn hoá truyền thống cũng như các mối quan hệ
cơ bản trong gia đình bị sáo chộn, không có tiền để cờ bạc, hút hít,
chồng đánh vợ, con đánh cha mẹ... Trộm cắp gia đinh hết chuyển
sang họ hàng rồi đến cảnh ra đường “giết người cứơp của”... Khiến
không ít những cảnh đau xót đã xảy ra.
Mại dâm, tiêm chích đó là hai con đường chủ yếu dẫn tới căn
bệnh thế kỷ. Có hàng vạn lý do và con đường dẫn tới căn bệnh có
người sống lành mạnh nhưng do một vài lý khách quan đem lại, phải
nói những trường hợp đáng tiếc như thế là có nhưng rất ít chủ yếu là
lối sống buông thả, dễ dãi mà dẫn tới căn bệnh quái ác ấy. Cho tới
nay chưa có một loại thuốc nào chữa trị để khỏi hẳn, và những loại
thuốc dùng để chữa trị căn bệnh này là rất đắt không phù hợp với số
đông bệnh nhân mắc bệnh. Khi những người bị SIDA ngoài sự chán
chường thất vọng của bản thân họ còn gặp phải sự xa lánh, kỳ thị của
người thân và xã hội, nhiều người coi họ không phải là con người,
không những không giao lưu tiếp xúc mà còn có những lời nhục họ,
mỉa mai... Tạo ra một sự mất thăng bằng trong mối quan hệ giữa
những người mắc bệnh và những người lành bệnh khiến căn bệnh này
càng dễ lây lan. Hiện nay rất ít những trường hợp bị bệnh tự đến báo
cáo với chính quyền, các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm ở địa
phương mà họ thường im lặng. Họ sợ khi biết sự thật người thân sẽ
“xấu hổ, nhạc nhã”, “cộng đồng sợ hãi khi giao tiếp...”. Tốt hơn là im
lặng trừ khi không thể giấu.
12
Khi những gia đình có người bị nhiễm căn bệnh này không phải
gia đình nào cũng có những hành động đúng mà có rất nhiều những
xung đột xayra. Hơn nữa một số người vẫn không từ bỏ được cờ bạc,
rượu chè, hút hít... càng làm cho mâu thuẫn gia đình lên tới đỉnh
điểm. Các gia đình có thành viên mắc vào các tệ nạn xã hội. Khi đời
sống của gia đình đó luôn là một bài toán khó giải, nó cần sự nỗ lực
cố gắng của mọi thành viên và sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng.
2. Bạo lực trong gia đình
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc bình đẳng giới và đấu tranh
chống lại bạo lực nhưng dường như bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
vẫn không dừng lại mà thậm chí có chiều hướng gia tăng - nhất là
bạo hành tình cục trẻ em. Lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề nhạy
cảm và tế nhị nên ít có số liệu được công bố hay có đi chăng nữa thì
số liệu đó cũng chỉ phản ánh một phần rất nhỏ của thực trạng này.
UINICEF ước tính hàng năm có một triệu trẻ em bị lạm dụng tình
dục. Riêng ở Việt Nam trong hai năm 2000 và 2001 có 37 trường hợp
trẻ em và trẻ vị thành niên bị xâm hại tình dục đã đến khám chứng
thương tại bệnh viên bảo vệ Bà mẹ trẻ sơ sinh. Tại Toà án nhân dân
tối cao, theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1997 có 86 vụ giao cấu
với trẻ em từ 1 đến 15 tuổi đã được đưa ra xét xử với 101 bị cáo. Đây
là chỉ số đáng buồn và đáng báo động bởi tình trạng xâm hại tình dục
trẻ em đang gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, song căn bản
nhất vẫn do luật pháp chưa nghiêm, văn hoá phẩm đồi truỵ được nhập
lậu ồ ạt và thái quá “nghiện phim mát” của các đấng mày râu đã kích
thích trí tò mò dẫn đến việc hành lạc trên cơ thể những em bé chưa
trưởng thành. Đau lòng hơn có lẽ là chuyện một bé gái chưa đến một
13
tuổi nhưng bị một thanh niên hãm hại vì sự thác loạn mang tính bệnh
hoạn. Trong một phiên toà gần đây tại Hà Nội, bị cáo là một thanh
niên chưa đến tuổi 20. Thủ phạm thú nhận đã giao cấu với bé gái mới
bằng tuổi... em gái chỉ vì cậu muốn thoả mãn trí tò mò vì những gì
mình được xem trộm qua bằng video vào đêm hôm trước. Ngoài ra
một số vụ xâm hại tình dục trẻ em mà nguyên nhân là do kẻ bạo hành
có sử dụng chất kích thích : rượu, ma tuý...
Bạo hành tình dục không những đề lại nỗi đau đớn về thể chất
mà còn hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ và cả người thân trong gia
đình, nỗi đau tinh thần dai dẳng đến suốt đời. Mặc cảm tội lỗi rằng
mình không còn trong sạch sẽ đeo đẳng suốt đời với sự ăn năn, tự ti
dẫn đến trầm uất. Trong khi đó những kẻ lạm đụng hoặc tấn công tình
dục trẻ em phần lớn là những người quen biết, thậm chí họ có mối
quan hệ thân thiết với gia đình người bị hại nên tội ác của chúng
không những không bị vạch trần mà còn được bao biện để tranh tai
tiếng cho gia đình và tổn thương cho trẻ. Đây là điều nhức nhối nhất
mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng dám vượt qua để công khai
danh tích của kẻ đã từng hãm hại con mình bởi biết đâu chỉ vì
“chuyện ây” mà sau này không ai dám kết hôn với con gái họ. Một
người đã không còn trinh tiết (?)
Hiện nay vấn đề bạo lực trong gia đình nói chung và bạo lực
tình dục xảy ra phỏ biến ở hầu hết ở các tình thành trong cả nước,
những con số thống kế số vụ bạo hành trong gia đình so với thực tế là
quá ít. Thông thường chỉ những vụ án điển hình, thực sự gây hậu quả
nghiêm trong bị xã hội lên án mới bị khởi tố. Theo báo cáo tổng kết 8
năm thực hiện luật hôn nhân gia đình của Toà án nhân dân thành phố
Hà Nội, nguyên nhân ly hôn do bị đánh đập, ngược đãi là 7.372 vụ
14
chiếm tỷ lệ 31,3% Theo Toà án nhân dân Hải Phòng cũng trong thời
gian trên có 2.359 trên tổng số 7.743 vụ việc về hôn nhân, ia đình có
hành vi bạo lực, trong đó có 22 vụ cấu thành tội phạm hình sự.
Nguyên nhân lý hon do người chồng rượu chè, cờ bạc thường xuyên
đánh đập vợ con chiếm tỷ lệ 10% trong tổng số về hôn nhân gia đình
do Toà án nhân dân quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh xét
xử. Như vậy có thể thấy rằng bạo hành trong gia đình là một trong
những nguyên nhân chính dẫn tới đổ vỡ gia đình. Thực tế hành vi
ngược đãi vợ con của người chồng ở một số địa phương là hết sức
quan trọng. Bạo lực trong gia đình đã trở thành hiểm hoạ của xã hội
lại xuất phát từ chính gia đình, một tế bào của xã hội, nó sẽ như đợt
sóng ngầm gặm nhám thiết chế gia đình, làm băng hoại các giá trị
đạo đức truyền thống. Có thể nói; gia đình có bền vững thì xã hội
mới cường thịnh. Khi còn những con người điều chỉnh các quan hệ
gia đình bằng nắm đấm thì sẽ còn những đứa trẻ mất môi trường sống
và giáo dục lành mạnh.
3. Nếp nghĩ mới.
Quá trình đổi mới đất nước đang làm thay đổi hệ thống thang
giá trị con người. Việc lưu giữ những giá trị tốt đẹp của gia đình
truyền thống và việc bổ sung những giá trị mới hợp thời đại không
phải là một việc làm đơn giản nó cần cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Hai
mặt ấy phải song hành nếu không dễ rơi vào một chiều, phiến diện.
Ngày nay một mặt đấu tranh chống những hủ tục, định kiến lạc
hậu tiếp thu những cách nghĩ mới thoáng hơn trong mặt khác tình
trạng trà đạp nên những nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt
Nam luôn là vấn đề được cập nhật nóng bỏng. Hiện nay cảnh vợ goa
goắt, đánh chửi chồng, cảnh con cái hắt hủi ông bà cha mẹ dưới
15
nhiều hình thức, cảnh cha mẹ trà đạ, ức hiếp, thậm chí giết hại chính
con cái người thân của mình không phải là chuyện lạ nữa.
Quá trình đổi mới hôm nay đòi hỏi những giá trị mới ở mỗi con
người, phẩ chất, năng lực cá nhân được đề cao. Con người trong xã
hội hiện đại gắn bó với nhau chủ yếu qua luật pháp, công việc và hợp
đồng. Dòng họ ngày nay thường ít có mối gắn kết về kinh tế như
trước mà chỉ có sợi dây tình cảm. Thanh niên ngày nay quan hệ với
bạn bè cùng lứa, với đối tác làm ăn chặt chẽ hơn, rất nhiều với bà con
trong họ thậm chí với cha mẹ, anh chị em ruột. Họ không thể bỏ nửa
ngày làm việc lương cao ở một công ty để đi ăn giỗ dù rất có hiếu với
ông bà, có nhiều ý kiến cho rằng : quá quan trọng việc giỗ chạp, mồ
mả, ma chay, đối xử trong họ mà coi nhẹ chuyện làm ăn, giúp nhau
bàn mưu tính kế thoát cảnh đói nghèo, cố gắng duy trì những quan hệ
tình cảm “ấm lòng” mà ít có bổ ích thực tế cả tinh thần lẫn vậtchất.
Rõ ràng quan hệ thân tộc, dòng họ từng một thời có ý nghĩa nào đó
về mặt xây dựng tình cảm nhân ái, đùm bọc giữa con người cùng máu
mủ nhưng chưa chắc đã thích hợp cho một lớp người cần dành thời
gian tâm lực làm ra của cải cho bản thân và cộng đồng. Thế nhưng
vứt bỏ hẳn quan hệ này có thể xúc phạm đến cõi sâu xa của tâm linh
con người. Nhưng quá coi trọng chăm chút quan hệ ấy trong thời đại
ngày nay là một suy nghĩ bảo thủ. Ngày nay con cái ít bị bố mẹ bắt
phải phục tùng mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ mà dần thay bằng cách
định hướng khích lệ. Bầu không khí bình đẳng, dân chủ trong gia
đình được nhiều gia đình áp dụng ngày nay. Mọi thành viên có bổn
phận nghĩa vụ tôn trọng nhân cách cá nhân, tự trọng, ý nguyện sở
thích của nhau. Phương pháp giáo dục gia đình hiên nay nghiêng về
sự định hướng để các thành viên (nhất là con cái) tự nhìn nhận phân
biệt đúng sai và tự điều chỉnh nhằm phát huy tính chủ động và sáng
16
tạo cá nhân. Không quá nghiêm khắc, khắt khe, song cũng không
nuông chiều, dễ dãi quá mức gây cho bọn trẻ có tâm lý hưởng thụ vật
chất, ít quan tâm đến cha mẹ và những người xung quanh (nhất là
người già). Nhiều người cho rằng để gìn giữ hạnh phúc của một gia
đình cần có một cách sống, cách cư xử truyền thống kết hợp hiện đại,
uy quyền của bề trên với tình thương, bao dung, vị tha.
Gia đình là một thành tố không thể thiếu trong văn hoá Việt
Nam nên cùng với làng, nước gia đình tạo thành một trục bền vững
của tính cộng đồng. Nếu tiêu biểu của nhân cách Việt Nam là tinh
thần trách nhiệm sống vì người khác thì điều đó được biểu hiện trong
gia đình bằng nghĩa vụ, bổn phận làm con làm cha, làm mẹ, mọi
người trong gia đình có trách nhiệm với nhau trên cơ sở lấy tình
nghĩa làm nền tảng dù họ đang sống hay đã chết, điều đó đã trở thành
đạo lý và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ngày nay
trong cuộc sống hiện đại cơ cấu gia đình truyền thống có nhiều thay
đổi song đó là sự thay đổi tất yếu mang tính khách quan với cả hai
mặt tích và tiêu cực. Mặt tích cực là biết gìn giữ những nét đẹp của
gia đình truyền thống, gạt bỏ những hủ tục, tiếp thu những cách sống
cách nghĩa mới hiện đại phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Mặt tiêu cực chính là những văn hoá đồi truỵ, sự suy đồi đạo đức,
những hành vi ngông cuồng, mù quáng trà đạp nên các giá trị, chuẩn
mực chung của xã hội : mại dâm, ma tuý, hắt hủi, đối xử tệ bạc với
người hân... Tuy nhiên nhìn chung một cách tổng quát các thành tố
gia đình Việt Nam đang biến đổi từng ngày từng giờ dưới những hình
thức khác nhau, nhưng cái bản chất tốt đẹp của nó thì không hề phai
nhạt, có chăng chỉ là “con sâu làm dầu nồi canh”.
17