Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

6.2. Phát Triển Chính Sách Văn Hóa.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.11 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
1. Giới thiệu chung về chính sách xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.....................4
1.1. Các văn bản của Đảng........................................................................................4
1.2. Các văn bản của Nhà nước.................................................................................5
1.3. Giới thiệu chung về chính sách xây dựng đời sống văn hố cơ sở ở huyện Thọ
Xuân..........................................................................................................................5
2. Tổng quan về huyện Thọ Xuân.............................................................................6
2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư..............................................................................6
2.2. Thực trạng thực thi chính sách xây dựng đời sống văn hố cơ sở trên địa
bànhuyện Thọ Xuân hiện nay....................................................................................7
2.3. Hiệu quả đạt được trong q trình thực hiện chính sách xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân hiện nay.....................................................9
2.4. Những hạn chế của chính sách xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trên địa bàn
huyện Thọ Xuân hiện nay........................................................................................12
3. Đề xuất việc hoàn thiện và phát triển chính sách xây dựng đời sống văn hoá cơ sở
trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn tới.............................................................14
KẾT LUẬN.............................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................17

1


MỞ ĐẦU
Chính sách văn hóa (của một quốc gia) là tổng thể các tầm nhìn, nguyên tắc, tiêu
chuẩn, mục tiêu, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực văn
hóa nhằm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Chính sách văn hóa nói chung là một
bộ phận cấu thành của chính sách phát triển kinh tế – xã hội và có tầm quan trọng to lớn
trong việc sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực con người cho phát triển đất nước.
Trong q trình thực thi chính sách, các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học cơng nghệ


và con người được đưa vào các hoạt động có tính định hướng để đạt được các mục tiêu
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng những điều kiện để tổ chức những
hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh trong thời gian nhàn rỗi của nhân dân, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật,
tạo dựng nếp sống, hình thành một lối sống văn minh, lịch sự, những phong tục, tập quán
tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc và phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại.
Đồng thời, cũng là xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa để tạo nên một cảnh quan văn
hóa ở nơng thơn, đơ thị mang đặc trưng kiến trúc của thời đại mới, vừa truyền thống, vừa
hiện đại, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao hưởng thụ văn hóa, tinh thần của
nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện . Trên địa
bàn huyện Thọ Xuân, các chủ thể thực thi chính sách là các đơn vị, cơ quan quản lý hành
chính nhà nước đã thực hiện nhiệm vụ quản lý và tổ chức triển khai các cơng việc quản lý
văn hóa, ban hành các chính sách văn hóa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương
và xu thế xã hội nhằm ổn định tình hình văn hóa. Trong q trình thực thi chính sách: xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở, Chính quyền huyện Thọ Xuân đã vận động các chủ thể cùng
tham gia thực hiện, từ tổ chức đoàn thể cấp huyện đến cơ sở; trực tiếp triển khai các văn
bản về xây dựng đời sống văn hóa của cấp trên và cụ thể hóa các văn bản đó để triển khai
tổ chức thực hiện tại địa phương, cơ sở mình. Việc thực thi chính sách xây dựng đời sống
văn hoá trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã được thực hiện một cách tích cực, tác động tích
cực đến xây dựng con người, chống lại các tiêu cực về tệ nạn xã hội ở cơ sở. Tuy nhiên,
trong q trình thực hiện chính sách, huyện Thọ Xn vẫn không tránh khỏi những hạn chế
tồn tại, nhận thức của một số người dân về văn hóa cịn hạn chế, quy trình quản lý triển
khai chính sách của các chủ thể quản lý chưa đi sâu sát với thực tiễn văn hóa địa phương…
từ tìm hiểu về chính sách xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân,
tôi lựa lựa chọn đề tài tiểu luận là: Đánh giá việc thực thi chính sách xây dựng đời sống
văn hoá cơ sở trênđịa bàn Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện nay mục đích là đề xuất

2



một số giải pháp giúp chính sách văn hóa được triển khai một cách thuận lợi hơn ở giai
đoạn tiếp theo trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

3


NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về chính sách xây dựng đời sống văn hoá cơ sở
1.1. Các văn bản của Đảng
Năm 1998, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đưa ra các nhiệm vụ
cụ thể, trong đó có đề cập đến xây dựng đời sống văn hóa. Đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản trong
xây dựng nền văn hóa Việt Nam, xếp nhiệm vụ xây dựng mơi trường văn hóa đứng vị trí
thứ hai sau nhiệm vụ xây dựng con người. Nghị quyết cũng đã đặt ra mục tiêu của việc xây
dựng mơi trường văn hóa là: “Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, khu dân cư, xã, thị
trấn, cơ quan, đơn vị...), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn...) đời sống văn hóa vật chất và
tinh thần lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và khơng ngừng tăng lên của
các tầng lớp nhân dân”
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng năm 2011 mục I nói về “Chăm lo phát triển văn
hóa”, trong đó nội dung về xây dựng đời sống văn hóa được đưa lên hàng đầu với những
nội dung cụ thể như sau: Một là, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sơng
văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Nâng cao chất lượng phong trào xây
dựng xã, thị trấn, khu phố đoàn kết, dân chủ, lành mạnh và văn minh. Hai là, xây dựng nếp
sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan,… làm cho các giá trị văn hóa đi sâu
vào mọi mặt của đời sống, đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy đồi đạo đức, lối
sống. Năm 2014, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đảng ta tiếp thu lý luận về phát triển bền vững của tổ chức UNESCO, bao gồm 3 trụ cột cơ
bản: kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền vững hướng tới mục tiêu giúp
cho con người phát triển toàn diện. Nghị quyết Trung ương 9 đã nêu hẳn một quan điểm

chỉ đạo: “Xây dựng đồng bộ mơi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trị của gia đình,
cộng đồng” và trong nội dung xây dựng mơi trường văn hóa cũng đã nhấn mạnh vấn đề
nhân cách văn hóa, bảo vệ mơi trường tự nhiên: Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn
vị, tổ chức phải là một mơi trường văn hóa lành mạnh, góp phần tích cực giáo dục, rèn
luyện con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ
mơi trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, và đạo đức công dân vào
các hoạt động giáo dục của xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây
dựng gia đình là nơi hình thành, ni dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho
con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, địa phương, xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình

4


văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng
thuận hòa, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Xây dựng mơi trường học thực sự là một
trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối
sống [24, tr.194]… Như vậy, thông qua việc khảo sát các văn bản thể hiện quan điểm của
Đảng về đời sống văn hóa, có thể nhận ra rằng tư duy của Đảng về đời sống văn hóa ngày
một sáng rõ. Đời sống văn hóa đề cập đến những điều kiện, những hành vi văn hóa của con
người xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong từng hoàn cảnh cụ thể của đời sống, nhằm thoả
mãn khát vọng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Xây dựng đời sống văn hóa là một nhiệm
vụ trọng tâm, quan trọng nằm trong chiến lược xây dựng mơi trường văn hóa.
1.2. Các văn bản của Nhà nước
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 794/QĐTTg ngày
26/6/2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa” trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo Trung ương Phong trào “Tồn dân
đồn kết xấy dựng đời sống văn hóa” và Ban vận động Trung ương Cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xấy dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 159/QĐTTg ngày 15/1/2013 ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt

động của Ban chỉ đạo Trung ương phong trào “Tồn dân đồn kết xấy dựng đời sống văn
hóa”. Ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2164/QĐ-TTg về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai
đoạn 2013 - 2020, định hướng 2030. Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành Thơng tư số 12/2011/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục,
hồ sơ cơng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thơn văn hóa”, ‘Làng văn hóa”, “Ấp văn
hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Thơng tư quy định để trở
thành một Gia đình văn hóa và được chứng nhận là một Gia đình văn hóa thì cần đạt
những tiêu chí sau:
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương;
2. Gia đình hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng
đồng;
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất
lượng, hiệu quả.
1.3. Giới thiệu chung về chính sách xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện Thọ
Xuân

5


Trên địa bàn huyện Thọ Xuân, xác định nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong
lành vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân địa phương được sống trong mơi
trường văn hóa văn minh là mục tiêu đề ra của Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuânnhiệm kỳ
2020-2025. UBND thành phố cùng với Sở VHTT&DL tỉnh và các đơn vị quản lý liên quan
đã đề ra chính sách: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, nhằm
thực hiện tốt các mục tiêu văn hóa sau:
+ Phát triển kinh tế - xã hội,giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo:
thực thi chinh sách xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuânnhằm
hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ, cơng bằng xã hội, vì sự phồn vinh của đất nước và hạnh

phúc của người dân sẽ chứa đựng tiềm tàng những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.
+ Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh: Phát triển văn hóa phải đi đơi với yêu cầu
nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thực hiện tốt đường lối chính trị của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, tăng cường
cảnh giác đấu tranh chống các tư tưởng sai trái, lạc hậu và những âm mưu chống phá cách
mạng của các thế lực thù địch.
+ Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp,
pháp luật: Xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Các
cá nhân và toàn xã hội thực hiện tốt kỷ cương kỷ luật, nội quy đơn vị, quy ước của địa
phương; sống và làm việc theo pháp luật; giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, đạo lý
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Xây dựng mơi trường văn hóa sạch - đẹp - an toàn: Thực hiện nội dung này nghĩa
là thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng môi trường trong tự nhiên và xây dựng mơi trường
văn hóa trong cuộc sống một cách lành mạnh, thể hiện ở ý thức vệ sinh môi trường nơi ở
và nơi công cộng, không gây mất trật tự và làm mất mỹ quan đô thị, khơng lấn chiếm vỉa
hè, lịng đường; khơng sử dụng văn hóa phẩm độc hại cấm lưu hành, khơng tham gia vào
các hoạt động dịch vụ văn hóa trái với quy định của pháp luật; tích cực phịng chống tệ nạn
xã hội...
+ Xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động
văn hóa - thể thao ở cơ sở: Đây là việc xây dựng hệ thống thiết chế (nhà văn hóa, sân thể
thao,...) cũng như việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa
đảm bảo đáp ứng đúng mục đích hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
2. Tổng quan về huyện Thọ Xuân
2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư

6


Huyện Thọ Xuân tọa lạc về phía tây bắc thành phố Thanh Hóa, giữa các tọa độ địa lý
19°50' - 20°00' vĩ độ bắc và 105°25' - 105°30' kinh độ đông. Với địa giới giữa Bắc và Tây

Bắc tiếp giáp huyện Ngọc Lặc, phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây giáp huyện
Thường Xn, phía Đơng - Đơng Bắc giáp huyện Yên Định, Đông - Đông Nam giáp với
huyện Thiệu Hóa. Huyện có diện tích hơn 29.000 ha và dân số vượt qua con số 194.000
người. Nền kinh tế chủ yếu của Thọ Xuân dựa vào nông nghiệp, đồng thời nổi bật với các
điểm du lịch và di tích lịch sử đáng chú ý.
Đặc biệt, Thọ Xuân nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên và giá trị văn hóa độc đáo, đã phát
triển thành một huyện giàu đẹp và văn minh, góp phần vào bản đồ du lịch của Thanh Hóa.
Nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, với sông Chu - con
sông lớn thứ hai của tỉnh chảy qua từ đầu đến cuối huyện, Thọ Xuân có nhiều yếu tố thuận
lợi. Sân bay quân sự Sao Vàng, Cảng Hàng Không Thọ Xuân, đường Hồ Chí Minh và các
quốc lộ 47, 47B, 47C đi qua huyện, cùng với đường nối dài hướng tới khu kinh tế Nghi
Sơn, tạo ra một môi trường mở thuận lợi cho việc hội nhập và giao lưu với các vùng miền
trong và ngoài tỉnh. Thọ Xuân là điểm xuất phát cho nhiều tuyến đường điều này, kết nối
với các địa phương như Triệu Sơn, Như Xuân, Nghệ An, Hịa Bình, và nhiều địa điểm
khác.
Từ Thành phố Thanh Hóa, điều khiển theo quốc lộ 47 đến Thọ Xuân chỉ mất khoảng
36 km. Từ Thọ Xuân, có thể đi lên biên giới Na Mèo gần 150 km, hoặc đến thủ đơ Hà Nội
theo đường Hồ Chí Minh chỉ hơn 130 km. Huyện cũng rất gần khu kinh tế Nghi Sơn với
khoảng cách hơn 60 km.
Vị trí địa lý đặc biệt của Thọ Xuân đã tạo nên nhiều điểm mạnh và đặc trưng riêng,
làm cho huyện ngày càng phát triển, trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, và khoa học
công nghệ trong tỉnh. Mục tiêu đặt ra là xây dựng Thọ Xuân thành một trung tâm đa
ngành, đa lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển tồn diện của Thanh Hóa, trở
thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
2.2. Thực trạng thực thi chính sách xây dựng đời sống văn hố cơ sở trên địa
bànhuyện Thọ Xuân hiện nay.
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cấp ủy, chính quyền huyện Thọ Xuân đã quan
tâm, triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Nhận thức
được tầm quan trọng của thực thi chính sách xây dựng đời sống văn hoá cơ sở lên hoạt

động phất triển KTXH của địa phương nên những năm gần đây, huyện Thọ Xuân rất quan
tâm đến triển khai thực hiện chính sách, Chính quyền địa phương và các đồn thể chính trị

7


quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở với các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, về xây dựng kế hoạch triển khai:Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, triển
khai thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định của Trung ương, của tỉnh, huyện Thọ
Xuânđã xây dựng chương trình, quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch về phát triển văn
hóa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình
từng khu dân cư; trong đó tập trung xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, các
nội dung trọng tâm cần làm. Từ đó đề ra những tiêu chí cụ thể, chính xác phù hợp với thực
tiễn cuộc sống của từng đối tượng, thành phần thụ hưởng chính sách để chính sách đi vào
thực tế cuộc sống, tạosự đồng tình, ủng hộ của đơng đảo quần chúng nhân dân tích cực
thực hiện mà khơng cần phải có sự quản lý của nhà nước và các cơ quan phụ trách tại địa
phương.
Thứ hai, phổ biến, tun truyền thực hiện chính sách:Cán bộ văn hố tại các phường
xã tiếp nhận công văn về xây dựng đời sống văn hố từ chính quyền thành phố và trực tiếp
hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống Đài truyền thanh về chính sách xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở để mọi người dân cùng biết, thực hiện; vận động mọi tầng lớp nhân
dân tích cực tham gia vào cơng tác xây dựng đời sống văn hóa tại địa bàn. Thông qua phổ
biến, tuyên truyền thực hiện chính sách xây dựng đời sống văn hóa cơ sở , cán bộ văn hoá
trên địa bàn thành phố đã sẽ giúp cho người lao động và nhân dân ở cơ sở hiểu rõ về mục
đích, yêu cầu và ý nghĩa cũng như tính đúng đắn của chính sách để họ tự giác tham gia
thực hiện.
Thứ ba, phân công, phối hợp thực hiện chính sách: Nhằm thực hiện tốt cơng tác triển
khai chính sách tại địa phương, lan toả mục tiêu của chính sách đến với nhân dân thành

phố, phịng VHTT huyện tiếp nhận công văn từ sở đã thực hiện công tácphân công rõ trách
nhiệm cho mỗi cơ quan, đơn vị và cá nhân khi tham gia vào thực hiện chính sách xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở. Đây là một khâu vô cùng quan trọng tác động đến hiệu quả thực
hiện chính sách. Khi phân cơng phịng VHTT thành phố đã xác định rõ cơ quan, đơn vị, cá
nhân nào chịu trách nhiệm chính; các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm trong
việc phối hợp và đối tượng cụ thể để thực hiện chính sách là ai. Việc phân công tổ chức
thực hiện càng cụ thể, càng rõ ràng, khoa học, hợp lý đã giúp cho q trình thực thi chính
sách một cách dễ dàng, thuận lợi và đạt được kết quả theo mong muốn mà chính sách đề
ra.

8


Thứ tư, duy trì thực hiện chính sách: để duy trì thực hiện chính sách xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở trong thời kỳ hội nhập và phát triển, huyện Thọ Xuân đã triển khai có
hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,
phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc xây dựng các mơ hình
“Giađình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; phong trào ngày hội Đại đồn kết tồn dân; người tốt, việc tốt;
xây dựng nếp sống văn minh, mơi trường văn hóa; xây dựng các thiết chế văn hóa - thể
thao theo từng năm và giai đoạn cụ thể.
Thứ năm, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Các cơ quan, đơn vị và cá
nhân trên điabàn thành phố được phân công theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đã xây dựng kế
hoạch kiểm tra chi tiết, cụ thể, khoa học; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, việc thực hiện
chính sách xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để đảm bảo các mục tiêu mà kế hoạch đã đặt
ra hoàn thànhđúng thời hạn. Khi kiểm tra phải bám sát theo những mục tiêu mà chính sách
đề ra về đặc điểm, tình hình và đối tượng thực hiện.
Thứ sáu, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm:sau giai đoạn triển khai thực hiện các
chính sách tại địa phương, hàng năm huyện Thọ Xuân thường xuyên tổ chức các buổi tổng
kết đánh giá kết quả thực hiện chính sách xây dựng văn hoá trên địa bàn. Qua việc tổng

kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện và từ những kết quả đã
đạt được rút ra ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để có các biện pháp
khắc phục nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách, đưa chính sách đi vào cuộc sống và có
các giải pháp hồn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện
2.3. Hiệu quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng đời sống
văn hố cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân hiện nay
* Thứ nhất, về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cấp ủy, chính quyền huyện Thọ Xuân đã quan
tâm, triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa (ĐSVH).
Bằng nhiều hình thức, cách làm sáng tạo phong trào đã phát triển sâu rộng, thu hút đông
đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Những năm qua,
nhờ có sự quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt
chẽ giữa MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là có sự đồng tình, hưởng
ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân, đến nay phong trào thi đua đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở huyện Thọ Xuân đã mang lại nhiều kết quả góp phần quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhờ phát huy tốt những giá trị của gia đình truyền thống,

9


tinh hoa văn hóa của dân tộc nên phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, lơi cuốn nhiều gia
đình, tổ chức doanh nghiệp tham gia. Các gia đình thường xuyên nhắc nhở các thành viên
chăm lo xây dựng gia đình hịa thuận, đồn kết, tương trợ trong cộng đồng; thực hiện tốt
nghĩa vụ công dân, sống kỷ cương, giao tiếp, ứng xử lễ phép, gương mẫu chấp hành quy
ước, hương ước của địa phương. Nhiều hộ gia đình cịn là những tấm gương điển hình
trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam.
Hằng năm, ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
(TDĐKXDĐSVH) đã thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước, hương ước của các

xã, thôn, làng trên địa bàn huyện. Đồng thời, để phong trào TDĐKXDĐSVH trở thành
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình
đẳng, tiến bộ, xã đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế và
phong tục, tập quán của địa phương; thường xun đẩy mạnh cơng tác tun truyền về mục
đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào đến toàn thể Nhân dân; vận động Nhân dân chấp
hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, ở
các xã trong địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao góp phần tạo mơi trường văn hóa lành mạnh. Từ đó, Nhân dân tích cực tham gia
vào các phong trào của địa phương, như: phong trào thi đua lao động sản xuất, giúp nhau
phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; các chiến dịch làm giao thơng, thủy lợi, vệ sinh
mơi trường... gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
* Thứ hai, về phong trào “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”: Ngày hội Đại đoàn
kết toàn dân tộc ở các khu dân cư trên địa bàn thành phốđược đông đảo các tầng lớp nhân
dân ở khu dân cư tích cực hưởng ứng và nhiệt tình tham gia. Tại Ngày hội, các ýkiến của
nhân dân đều thể hiện sự đồn kết, nhất trí trong việc thực hiện các chủtrương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi đua hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, “Xây dựng huyện
Thọ Xuân thanh lịch, văn minh” với “Thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng” và “Năm
trật tự văn minh đô thị”; thực hiện nghiêm các quy định về nếp sống văn minh, bài trừ hủ
tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và các lễ hội…
* Thứ ba, về phong trào “Người tốt, việc tốt”, các điển hình tiên tiến: Để phong trào
“Người tốt, việc tốt” trên địa bàn huyện đạt hiệu quả, UBND huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo
các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường tích cực triển khai cơng tác thi đua, khen
thưởng hàng năm gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành.
Các phong trào thi đua đã trở thành động lực cách mạng góp phần quan trọng vào những

10


thành tựu chung của huyện. Có thể kể đến những phong trào tiêu biểu: “Tồn dân chung

sức xây dựng nơng thôn mới”, “Nông dân thi đua sản xuất giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau làm
kinh tế”, “Giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Tồn dân đồn kết
xây dựng đời sống văn hóa”, “Khởi nghiệp sáng tạo”..., qua đó đã phát hiện nhiều tấm
gương thi đua lao động giỏi, phát triển sản xuất kinh doanh với những cách làm mới, sáng
tạo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội.
* Thứ tư, việc xây dựng và tổ chức hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao: Thiết
chế văn hóa, thể thao cơ sở đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và
là một phần khơng thể thiếu của xã hội. Nó đóng vai trị quan trọng đối với đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Thọ Xn. Việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể
thao cơ sở là một trong những biện pháp cụ thể để xây dựng làng văn hóa và cũng là một
trong những tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Hiện nay, nhu
cầu về đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố là rất lớn. Do vậy, để tổ chức
các hoạt động đáp ứng nhu cầu của họ địi hỏi phải có các thiết chế văn hóa tương ứng.
Huyện Thọ Xuânđã quan tâm xây dựng và hồn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể
thao trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đất; vận dụng sáng tạo cơ chế, chính
sách, lồng ghép hiệu quả các nguồn lực và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, để đầu tư xây
dựng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân
dân về vai trò, ý nghĩa của các thiết chế văn hóa, thể thao, gắn với việc đẩy mạnh phong
trào TDĐKXDĐSVH và xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, việc xây dựng các thiết chế
văn hóa, thể thao được triển khai đồng bộ. Hiện, tồn huyện có 254/254 nhà văn hóa thơn,
34 sân vận động cấp xã đạt chuẩn, 3 nhà thi đấu và tập luyện thể dục thể thao. Trung bình
mỗi xã có 2 đến 3 sân bóng chuyền, cầu lơng và 1 sân bóng đá. Các thiết chế cơ bản đáp
ứng được nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân và được sử dụng đúng cơng năng
+ Đối với thiết chế Nhà văn hóa các thơn, xóm, khu phố được đầu tư xây dựng cùng
với việc tổ chức phát động phong trào xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa. Hệ thống thiết
chế văn hóa này được sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước, còn lại hầu hết huy động
nguồn lực xã hội hóa và nhân dân đóng góp.
+ Đối với nhà thi đấu thể thao, sân vận động, các khu thể thao:Được sự quan tâm của
các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, sự chung tay góp sức của các tầng
lớp nhân dân trên địa bàn huyện, nhiều cơng trình thể thao trên địa bàn đã được đầu tư xây

dựng.
* Thứ năm, về xây dựng nếp sống văn minh: Đến nay việc xây dựng con người Thanh
Hố có nếp sống văn minh, thanh lịch đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức

11


đồn thể từ huyện đến cơ sở tích cực quan tâm thực hiệnvà được triển khai đồng bộ, rộng
khắp từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đến các thôn, xóm, khu dân cư và đến từng
người dân trên địa bàn. Nhờ vậy, ý thức của mỗi cá nhân đã có những chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự trong gia đình cũng như ngồi
xã hội, giao tiếp có văn hóa trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, hội họp, thi hành
cơng vụ. Nhất là ở trong mỗi gia đình, các vụ bạo hành đã giảm trong những năm gần đây,
từ 22 vụ năm 2017 giảm xuống còn 10 vụ trong năm 2021, tỷ lệ các vụ việc mâu thuẫn
trong gia đình và giữa bà con trong khu dân cư giảm đáng kể. Văn hóa ứng xử giao tiếp
trong cộng đồng trở nên văn minh, thân thiện hơn. Mỗi người dân đều nâng cao nhận thức,
ý thức và tự giác hành động để xây dựng và phát huy nếp sống văn minh thanh lịch của
người con quê hương xứ Thanh anh hùng.
Thứ sáu, về phong trào xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh: Huyện Thọ Xn
xác định rõ mơi trường văn hóa lành mạnh là tổng hịa các giá trị văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần, làm cho văn hóa thực sự trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy con người hoàn
thiện và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việc xây dựng
mơi trường văn hóa lành mạnh tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong
gia đình ln được các cấp ủy Đảng, chính quyềntrong huyện quan tâm. Chỉ đạo triển khai
thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, cuộc vận động “Tồn xây đồn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào xây dựng gia đình, thơn, xóm, khu
phố, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, trường học văn hóa đã được triển khai đồng bộ và
đem lại hiệu quả thiết thực; các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan được hạn chế; việc cưới, việc
tang và tổ chức lễ hội được thực hiện theo quy định đã tạo ra mơi trường văn hóa lành

mạnh
2.4. Những hạn chế của chính sách xây dựng đời sống văn hố cơ sở trên địa bàn
huyện Thọ Xuân hiện nay
Những năm gần đây, diện mạo các cộng đồng dân cư ngày càng trở nên khang trang,
tươi sáng. Song nhìn chung, mức hưởng thụ văn hóa ở các làng, khu dân cư cịn thấp, mức
chi tiêu dành cho hoạt động vui chơi, giải trí của người dân cịn ít. Riêng ở các cộng đồng
dân cư xa trung tâm huyện, mức chi cho hoạt động này cịn thấp hơn. Hình thức chủ yếu là
xem truyền hình và nghe rađio.
- Việc kiện tồn Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” ở một số địa phương có lúc chưa kịp thời. Sự phối hợpgiữa các thành viên chưa chặt
chẽ, công tác chỉ đạo không đồng bộ đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện phong trào. Ban

12


Công tác Mặt trận ở một số thôn, khu dân cư chưa tích cực, chưa vận động sâu rộng đến
mọi tầng lớp nhân dân nên kết quả ở một số mặt cịn hạn chế.
- Cơng tác tun truyền chưa phát huy hiệu quả. Mạng lưới truyền thanh cơ sở chưa
rộng khắp. Nội dung thông tin tuyên truyền chưa phong phú, hấp dẫn, thiếu nội dung thông
tin quan trọng như các văn bản luật, dưới luật, gương người tốt, việc tốt…Công tác tổ chức
thực hiện phong trào ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên. Việc triển khai
phong trào thì đại khái qua loa, tùy tiện (việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa
nhiều nơi khơng có sự kiểm duyệt của cơ quan chức năng). Việc đánh giá, bình xét kết quả
thực hiện phong trào gia đình văn hóa cịn nặng về hình thức, mắc bệnh thành tích (nhiều
hộ gia đình bất hịa vẫn được cơng nhận gia đình văn hóa, nhiều làng mất trộm cắp vẫn
được cơng nhận danh hiệu làng văn hóa…). Trong q trình thực hiện phong trào thiếu
công tác kiểm tra, giám sát. Việc duy trì, giữ vững danh hiệu làng, khu dân cư văn hóa ở
một số địa phương khơng bền vững, một số làng, khu dân cư văn hóa bị xóa tên vì vi phạm
một số tiêu chí cứng như có người mắc tệ nạn xã hội, sinh con thứ 3… Công tác vệ sinh
môi trường ở một số địa phương chưa đảm bảo (việc đặt bãi rác thải tập trung khơng đúng

vị trí, việc xử lý rác thải chưa được phân loại, 100% sử dụng phương thức chôn lấp…).
Công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cịn gặp nhiều khó khăn do thiết chế văn hóa
hoặc thiết chế văn hóa xây dựng khơng đảm bảo chất lượng. Tình trạng nhiều TCVH hoạt
động kém hiệu quả, gây lãng phí lớn vẫn xảy ra. Nhiều sân vận động chưa sử dụng hết
cơng năng vẫn để cỏ mọc; nhà văn hóa, bưu điện văn hóa trở nên hoang hóa vì thiếu hoạt
động thiết thực, thiếu bộ máy nhân sự quản lý(còn gần 30% số CLB chưa có Ban chủ
nhiệm) khơng phát huy được tác dụng là nơi sinh hoạt cộng đồng với những hoạt động văn
nghệ, giao lưu thiết thực, bổ ích, địa điểm được xây dựng ở cách khu dân cư nên không thu
hút được người dân tham gia. Thư viện huyện và các tủ sách làng thiếu vắng người đọc.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương do chạy theo thành tích nên
đã huy động người dân đóng góp những khoản kinh phí lớn để xây nhà văn hóa; nhiều nhà
văn hóa được xây dựng khơng bảo đảm chất lượng, vị trí quy hoạch khơng thuận lợi xa
khu dân cư, thiếu thẩm mỹ do không được đầu tư, do thất thóat, tham nhũng, khiến TCVH
đó vơ tình trở thành vật cản của sự phát triển. Điều này cần được sớm khắc phục để tạo ra
đời sống văn hóa lành mạnh, tạo động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Công tác
kiểm tra, giám sát các dịch vụ văn hóa chưa thường xuyên, để xảy ra tình trạng mất an ninh
trật tự đã từng xảy ra án mạng tại nhà hàng caraoke do đánh nhau…
*Nguyên nhân của những hạn chế

13


- Một số chính quyền địa phương bng lỏng cơng tác quản lý nhà nước về lĩnh vực
văn hóa, vẫn cịn xem nhẹ văn hóa, chưa đưa văn hóa sánh ngang cùng với kinh tế dẫn đến
thiếu sâu sát với cơ sở, thiếu tầm nhìn trong việc quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa
(vị trí xa khu dân cư, không thuận tiện cho tổ chức các hoạt động của người dân…).
- Với nền kinh tế chủ yếu là nơng, ngư nghiệp đời sống nhân sân cịn nhiều khó khăn
(người dân chỉ dành 30% mức thu nhập chi cho vui chơi giải trí), cơng tác xã hội hóa các
hoạt động văn hóa thể thao chưa được phát huy.
- Một số ít cán bộ làm cơng tác quản lý văn hóa từ huyện đến cơ sở có chun mơn

khơng phù hợp, chưa tích cực trong việc tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện, các xã, thị
trấn trong công tác quản lý nhà nước về vănhóa. Nhân sự phịng VHTT ít, khối lượng cơng
việc nhiều dẫn đến tình trạng có lúc buông lỏng quản lý, công tác kiểm tra, xử lý các
trường hợp vi phạm còn xem nhẹ, mới dừng lại việc nhắc nhở.
- Công tác tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở thường được lồng ghép kết hợp vào dịp tổng kết cuối năm tại cơ quan,
đơn vị, ít khi cấp huyện và cấp cơ sở tổ chức hội nghị riêng biệt đểđánh giá. Do cơ quan
tham mưu chưa làm hết vai trị, trách nhiệm của mình trong việc tham mưu cho cấp trên
hội nghị đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hàng năm hay
giai đoạn.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chưa đáp
ứng được yêu cầu tình hình thực tế, nhiệm vụ đặt ra cho ngành văn hóa, nhất là nguồn kinh
phí để đầu tư xây dựng thiết chế Trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa cho các phố còn hạn
chế, phần lớn phải dựa vào bổ sung ngân sách từ cấp trên, từnguồn chương trình xây dựng
nơng thơn mới.
3. Đề xuất việc hồn thiện và phát triển chính sách xây dựng đời sống văn hố
cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn tới
Chính sách xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Thọ Xuân trong những năm
qua dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành,
đoàn thể đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và
phát triển nền văn hóa của huyện. Tuy nhiên trong cơng cuộc đổi mới và hội nhập hiện
nay, việc thực hiện chính sách xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã và đang đặt ra những
vấn đề cần tập trung giải quyết. Để hồn thiện hơn cơng tác thực thi chính sách văn hố
trên địa bàn huyện Thọ Xn, tiểu luận đề xuất một số giải pháp sau:

14


Thứ nhất, không thể thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
trong triển khai thực hiện chính sách; sự phân cơng, phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý

nhà nước các cấp, đặc biệt là sự phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể.
Thứ hai, cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động nhân
dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa, làm cho mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ
được tầm quan trọng để có trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với công việc của tập
thể để cùng thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa. Cơng tác
tun truyền cần đổi mới để có tính lan tỏa rộng trong cộng đồng.
Thứ ba, cấp cơ sở là cấp đóng vai trị chính, chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong thực
hiện chính sách vì là đơn vị gần, sát với dân nhất nên cần phải triển khai sâu rộng đến từng
hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị. Nhưng vấn đề đặt ra ởđây chính là sự đầu tư cho hoạt
động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chưa thựcsự tương xứng, nguồn kinh phí cịn hạn
hẹp, nguồn xã hội hóa cịn ít. Do đó, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vì thế mà
khó đạt hiệu quả khi cơ sởvật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động văn hóa cịn
thiếu; đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa cơ sở vừa thiếu, trình độ năng lực còn hạn chế,
phải kiêm nhiệm nhiều, chế độ đãi ngộ quá thấp so với mặt bằng chung của đời sống hiện
nay. Vì vậy, muốn chính sách đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần phải giải quyết
được vấn đề này.
Thứ tư, việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa của huyện cịn nặng về hình thức và
số lượng, chưa thật sự chú trọng đến chất lượng; ý thức của một bộ phận cán bộ và nhân
dân trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh chưa tốt. Vì vậy, cần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng, đồng thời xác định rõ vai trị chủ thể “tự
quản” của nhân dân, nếu khơng xác lập được sự tựgiác của mỗi cá nhân thì việc thực hiện
chính sách sẽ rơi vào hình thức, khơng sát thực tế.
Thứ năm, cần đổi mới phương pháp quản lý nhà nước sao cho phù hợp với tình hình
địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp, tăng cường chính sách
xã hội hóa, huy động sức mạnh tổng hợp của cả xã hội để xây dựng văn hóa, để cho văn
hóa thực sự trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển, trở thành nền tảng tinh thần
xã hội.

15



KẾT LUẬN
Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách xây dựng đời sống văn hóa cơ
sởtrên địa bàn huyện Thọ Xuân đã từng bước đạt được nhiều kết quả. Từ các phong trào
văn hố đã góp phần tích cực vào phát triển nền kinh tế chung của thành phố góp phần thúc
đẩy các phong trào khác trên địa bàn hoạt động một cách hiệu quả, thiết thực, thu hút đông
đảo mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đó, q trình triển khai thực hiện
chính sách xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cịn gặp một số những khó khăn, hạn chế nhất
định làm cho chất lượng các phong trào cịn thấp; cơng tác tun truyền thực hiện chính
sách, nhất là các nội dung và tiêu chí xây dựng chưathực sự hiệu quả đến với mỗi người
dân; đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa ở cơ sở cịn thiếu và yếu về năng lực, trình độ
chun môn; nhận thức của một số cán bộ và một bộ phận người dân cịn chưa cao; đầu tư
kinh phí và cơng tác xã hội hóa để xây dựng các thiết chế văn hóa, tổ chức các hoạt động
văn hóa cịn hạn chế,…Để khắc phục những hạn chế đó, tiểu luận đã đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện của chính sách để chính sách xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở của huyện Thọ Xuân thực sự đi vào cuộc sống của người dân
trong những năm tiếp theo.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân (2021) Báo cáo tình hình phát triển kinhtế - xã
hội, an ninh - quốc phòng năm 2021
2. Viện Văn hóa (2003) Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Nxb Văn hóa Thơng
tin, Hà Nội
3. Phịng Văn hóa và Thông tin huyện Thọ Xuân (2021) Hệ thống thiết chế văn hóa
huyện Thọ Xn tính theo năm xây dựng từ 2010 – 2020.

4. Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng
(14/10/2021), website: />5. Nguyễn Thùy. “Huyện Thọ Xuân xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn
hóa”. Báo Thanh Hóa ngày 01/04/2021.
6. Trần Minh Chính “Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sởvà
phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nguồn: website của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hội nghị lần thứ 9 khóa XI (2014) Nghịquyết số
33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước, ban hành ngày 09/6/2014, Hà Nội
8. Ban chỉ đạo Trung ương (2001), Hỏi và đáp phong trào Tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH (2015), Các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn phong trào TDĐKXDĐSVH, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
10. Hoàng Quốc Bảo - Phạm Thị Nhung (2016), Lý luận văn hoá và đường lối văn
hoá của Đảng, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Các văn bản của Đảng và Nhà nước về
nếp sống văn hóa, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
12. Trần Văn Bính (2000), Lý luận và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17



×