Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Việt nam và ASEAN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.24 KB, 1 trang )

Về vấn đề quan hệ Việt Nam - ASEAN em cần lưu ý những nội dung sau:
- Trải qua 35 năm tồn tại và phát triển, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN diễn biến hết sức
phức tạp, lúc căng thẳng lúc hòa dịu tùy theo tình hình và diễn biến của quan hệ quốc tế và
khu vực nhất là vấn đề Cam-pu-chia.
- Từ năm 1967 – 1972: Là quan hệ đối đầu, một số nước ASEAN đã trở thành những đồng
minh của Mĩ chống lại cách mạng Việt Nam.
- Từ năm 1973 đến cuối những năm 80: tuy vẫn là quan hệ đối đầu nhưng đã có phần dịu đi,
tình hình bớt căng thẳng. Năm 1973, Việt Nam đã bắt đầu có quan hệ với Ma-lai-xi-a và Sing-
ga-po.
- Từ cuối những năm 80 đến nay: Quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển sang đối thoại, hợp
tác.
- Ngày 22 – 7- 1992, ASEAN chính thức công nhận Việt Nam và Lào là quan sát viên của tổ
chức này.
- Ngày 28 – 7 – 1995: tại Bru-nei, Việt Nam đã được kết nạp vào ASEAN và trở thành thành
viên thứ 7 của ASEAN.
- Sau khi ra nhập ASEAN, quan hệ Việt Nam và ASEAN là quan hệ hợp tác hữu nghị tăng
cường cho sự ổn định về kinh tế và xã hội của Việt Nam. Việt Nam cũng giải quyết được nhiều
vấn đề quan trọng nhất là việc phá được thế bao vây cấm vận của Mĩ.
Khi Việt Nam gia nhập ASEAN, có rất nhiều thời cơ và thách thức như sau:
Thời cơ:
- Được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế với các nước, bày tỏ quan điểm cá
nhân cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực để làm bài học cho sự
phát triển của đất nước.
- Tham gia các chương trình phát triển kinh tế, các diễn đàn hợp tác kinh tế.
- Cơ hội giao lưu hợp tác về văn hóa, giáo dục, khoa học
- Được hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Thách thức:
- Tụt hậu nếu không hội nhập kịp vào nền kinh tế thế giới.
- Nguy cơ đói nghèo, lạc hậu
- Nguy cơ đánh mất truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nguy cơ hòa nhập và bị "hòa tan" và dẫn đến các biến động về chính trị thậm chí là mất


nước.
Vì vậy, trong thời buổi toàn cầu hóa Việt Nam cần nắm bắt kịp thời các thời cơ và cố gắng đẩy
lùi, hạn chế các thách thức để hôi nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chúng ta cần có
thái độ kiên định về chính trị và giữ vững quan điểm lập trường trong quá trình hội nhập.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×