Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.38 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Thanh Lý
Sinh viên thực hiện: Hồng Thị Mai Quỳnh
MSSV: 2054030265
Mã nhóm HP: 010100510216

Thành phố Hồ Chí Minh- 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN
DÂN TỘC

2

1.1 Khái niệm đại đồn tồn kết dân tộc

2



1.2 Vai trị của đại đồn kết toàn dân tộc

3

1.3 Khối đại đoàn kết toàn dân tộc

4

1.3.1 Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

4

1.3.2 Mặt trận dân tộc thống nhất

5

CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

8

2.1 Thực trạng khối đại đoàn toàn kết dân tộc ở nước ta

8

2.2 Một số giải pháp cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

9


KẾT LUẬN

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần u
nước, đồn kết một lịng thực sự đã in sâu vào tiềm thức của dân tộc ta, trở
thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đáng tự hào của toàn dân tộc, của toàn
đất nước. Cũng chính nhờ tinh thần đồn kết mà dân tộc ta đã giành được chiến
thắng vẻ vang trước bao cuộc xâm lược, giành được nền độc lập tự do cho dân
tộc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khối đại đồn kết dân tộc vấn đề có ý nghĩa
chiến lược , mang tính quyết định đối với sự thành bại của cách mạng.
Để tìm hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, em đã
tìm hiểu và làm bài tiểu luận này. Bài tiểu luận được viết theo phương pháp
diễn dịch, phân tích và tổng hợp. Gồm 2 chương:
Chương 1 : Tư tưởng hồ chí minh về đại đồn kết tồn dân tộc
Chương 2: Sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam về đại đoàn kết dân tộc
theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay
Thơng qua bài tiểu luận này, em mong muốn có thể đem đến thêm một
số hiểu biết về vấn đề đại đoàn kết tồn dân tộc. Với tri thức và kinh nghiệm
cịn hạn chế em thực hiện bài tiểu luận này, hi vọng có thể đem đến cái nhìn
sâu sắc hơn về đại đồn kết tồn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận
dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay . Em hy vọng có

thể nhận được những nhận xét, góp ý từ thầy, cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN DÂN
TỘC
1.1 Khái niệm đại đồn tồn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống quý báu
được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua những năm tháng bị xâm lược, áp bức, tinh thần đoàn kết một lòng càng
được củng cố và in sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Đoàn kết đã trở
thành hậu phương vững chắc, một nguồn động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và
hành động thực tiễn để dân tộc ta vượt qua bao sóng gió thăng trầm để tồn tại và
phát triển như ngày nay.
Với đôi mắt sắc bén, trí tuệ hơn người, và tinh thần nhân văn cao cả, Hồ Chí
Minh đã khơng ngừng tìm tịi, học hỏi. Qua bao năm bôn ba đất khách, Người đã
tìm ra được con đường cứu nước và một hệ thống tư tưởng tiến bộ giúp cách mạng
Việt Nam đi đến thắng lợi. Hồ Chí Minh từng nói rõ: “Sử dạy cho ta bài học này:
Lúc nào dân ta đoàn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc
nào dân ta khơng đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn”. Vậy đại đồn kết dân tộc là
gì?
Theo Hồ Chí Minh: “Đại đồn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số
nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động khác. Đó là nền gốc của đại đồn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái
gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết các tầng lớp nhân
dân khác”. Khái niệm này cũng đã khẳng định rõ lực lượng của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc là toàn thể nhân dân Việt Nam.
Như vậy, đại đoàn kết tồn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đồn

kết các dân tộc, các tơn giáo, các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội. Không
phân biệt vùng miền, giới tính, độ tuổi. Hình thành nên một khối đại đoàn kết dân
tộc vững chắc trên cơ sở thống nhất về mục tiêu, và những lợi ích chung. Giúp cho
đất nước phát triển và tiến bộ hơn.

2


1.2 Vai trị của đại đồn kết tồn dân tộc
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, đại đồn kết tồn dân tộc khơng phải sách
lược hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách
mạng Việt Nam. Đây là vấn đề sống còn, nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng Việt Nam. Chiến lược này phải được duy trì trong suốt quá trình thực hiện
cách mạng, không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà cịn cần tiếp
tục duy trì và phát huy trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, vai trị của khối đại đồn kết dân tộc được khái quát
thành các luận điểm: “ Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là một lực
lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành thắng lợi”, “Đồn kết là
sức mạnh, là then chốt của thành công”…. Những luận điểm này đã cho ta thấy đại
đoàn kết toàn dân tộc thực sự là một chiến lược có tầm ảnh hưởng lớn đến thành bại
của cách mạng. Đại đoàn kết toàn dân tộc giúp tập hợp mọi lực lượng nhằm hình
thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân tộc cho một mục tiêu chung là
đánh thắng kẻ thù ngoại xâm, giành được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân cả nước.
Trong cuộc đấu tranh trường kì của nhân dân ta để giành lại độc lập cho đất
nước có mn vàn gian khổ cản bước. Từ việc thiếu lương thực, thuốc men, đạn
dược đến việc thiếu hụt lực lượng chiến đấu, nhưng chính nhờ trái tim yêu nước
nồng nàn và tinh thần đoàn kết toàn dân mà nhân dân ta luôn kiên cường đấu tranh
đến cùng. Hàng triệu người Việt Nam xung phong lên đường đi cứu nước, từng lớp
học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường gác bút xung phong vào đội ngũ

cách mạng. Cũng vì tinh thần đồn kết ấy mà nhân dân ta tăng gia sản xuất, làm hậu
phương vững chắc cho tiền tuyến. Như Hồ Chí Minh đã nói: “Đồn kết, đồn kết,
đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”.
Và quả thực tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên một sức mạnh to lớn góp phần cho sự
chiến thắng vẻ vang của cánh mạng.
Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng,
Người u cầu khơng được có bất cứ lúc nào lơ là nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn

3


kết dân tộc. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại trong nhận thức
mà được cụ thể hóa trong mọi bước đi, giai đoạn phát triển của cách mạng, Người
nói: “ Ta đồn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta cịn phải
đồn kết để xây dựng nước nhà”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần
chúng và vì mục đích là lợi ích của quần chúng. Đối với sự nghiệp cách mạng này,
quần chúng nhân dân là lực lượng cốt lõi và quần chúng nhân dân cũng đang thực
hiện mục tiêu giải phóng bản thân bởi vậy nếu khơng đồn kết thì họ sẽ thất bại
trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính mình.
Để có thể thực hiện được mục tiêu lớn này, đại đoàn kết toàn dân tộc phải
được quán triệt sâu sắc trên mọi phương diện, mọi mặt trận, từ đường lối, chủ
trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Thể hiện rõ trong lời phát biểu
của Hồ Chí Minh trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam: “ Mục đích của
Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN,
PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.
1.3 Khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1.3.1 Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Kế thừa và phát huy truyền thống lấy dân làm gốc của cha ông, thấm nhuần

tư tưởng Mác- Xít, Hồ Chí Minh đã tìm ra nguồn sức mạnh vô địch chiến thắng mọi
kẻ thù: “Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng có gì
mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc nhằm một mục tiêu tập
hợp sức mạnh toàn dân, phát huy đến mức cao nhất đảm bảo cho thắng lợi trong
công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Do vậy, lực
lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là toàn thể nhân dân Việt Nam, những
người dân yêu nước ở mọi tầng lớp, giai cấp, mọi lứa tuổi, mọi dân tộc, vùng
miền,…trong xã hội. Người bổ sung thêm nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc là
liên minh giữa cơng nhân, nơng dân với trí thức: “Trong sự nghiệp cách mạng,
trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trị quan trọng
và vẻ vang; và cơng, nơng, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”. Đây là
nền tảng vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc.

4


Trong khối đại đoàn kết toàn dân cần chú trọng đến nhân tố hạt nhân. Đó là
sự đồn kết, thống nhất trong Đảng. Vì Đảng là lực lượng trực tiếp lãnh đạo cách
mạng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh nên việc thống nhân trong Đảng
là việc cần chú trọng. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh khối đại đồn kết tồn dân tộc
chỉ được phát huy khi tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Tồn dân tộc chỉ có thể phát huy được sức mạnh to lớn khi được tổ chức
thành một khối chặt chẽ, được giác ngộ lý tưởng cách mạng, có một đường lối chính
trị đúng đắn. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều đó là hồn tồn có thể thực hiện,
tạo nên một nguồn sức mạnh vô địch.
1.3.2 Mặt trận dân tộc thống nhất
Khối đại đoàn kết dân tộc chỉ có thể phát huy sức mạnh của mình khi được tổ
chức chặt chẽ trong một mặt trận- Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc
thống nhất là một tổ chức có sứ mệnh tập hợp mọi người dân yêu nước, xây dựng

lực lượng, thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Như Hồ Chí Minh từng nói: “Mặt
trận bao gồm tất cả những người yêu nước, không phân biệt khuynh hướng chính trị,
tín ngưỡng, tơn giáo, giai cấp xã hội, nam nữ và tuổi tác”
Theo dòng chảy lịch sử, ở mỗi thời kì căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể mà Mặt
trận dân tộc thống nhất lại có những cái tên khác nhau như: Hội Phản đế đồng minh,
Mặt trận dân chủ, Mặt trận nhân dân phản đế, Mặt trận Việt Minh , Mặt trận Liên
Việt , Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam,….Mặc dù có nhiều tên gọi như vậy, tuy nhiên, đây vẫn là một tổ chức tập hợp
tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc,…trong xã hội vì mục tiêu chung là độc lập,
thống nhất nước nhà.
Mỗi tổ chức muốn hoạt động tốt cần có những nguyên tắc hoạt động chặt chẽ
và rõ ràng ngay từ ngày đầu thành lập. Và Mặt trận dân tộc thống nhất cũng vậy.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất cần được xây dựng và
hoạt động dựa trên bốn nguyên tắc.
Nguyên tắc đầu tiên, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên
nền tảng liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Mặt trận dân tộc thống nhất được hình thành dựa trên nền tảng là khối
liên minh cơng - nơng - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nền móng vững

5


chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc và cũng là nguyên tắc cốt lõi mà Hồ Chí Minh
đưa ra trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Một câu hỏi đặt ra
ở đây là tại sao lại Hồ Chí Minh lại lấy liên minh công - nông làm nề tảng cho mặt
trận dân tộc. Vì họ chính là những người trực tiếp tạo ra những vật chất cho xã hội,
hơn nữa, họ là lực lượng đông đảo nhất và cũng là những người bị áp bức, bóc lột
nặng nề nhất. Vậy nên, sự căm phẫn của họ đối với những kẻ xâm lược cũng sâu sắc
nhất. Từ đây, ta có thể chắc chắn rằng ý chí cách mạng của họ cũng sẽ mạnh mẽ,
bền bỉ hơn những tầng lớp khác. Theo Hồ Chí Minh, liên minh cơng - nơng là nền

tảng vững chắc cần được chú trọng nhưng bên cạnh đó, cần phải quan tâm đến liên
minh với các giai cấp khác, đặc biệt là giai cấp trí thức.
Nguyên tắc thứ hai, đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước vì dân.
Mục tiêu của đại đồn kết toàn dân tộc là tạo nên một sức mạnh vô địch, chiến
thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành lại nền độc lập tự do. Theo Hồ Chí Minh, đất
nước được độc lập mà người dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì nền độc
lập ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, đồn kết phải lấy lợi ích của dân tộc đặt lên
hàng đầu, lấy lợi ích của dân tộc làm mục tiêu để phấn đấu.
Thứ ba, Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp
thương dân chủ. Theo đó, mọi hoạt động của Mặt trận đều được thực hiện dựa trên
tinh thần bàn bạc, nhất trí, cơng khai giữa các thành viên. Loại bỏ mọi sự áp đặt
hoặc dân chủ hình thức. Tất cả đều dựa trên lợi ích chung của dân tộc, những lợi ích
riêng phù hợp với mục tiêu chung cần được tơn trọng nhưng những lợi ích riêng
khơng phù hợp sẽ dần được giải quyết bằng lợi ích chung của toàn dân tộc.
Nguyên tắc cuối cùng là, phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự,
chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Theo Hồ Chí Minh, đồn kết phải lâu
dài, chặt chẽ. Đại đồn kết tồn dân khơng chỉ vì mục tiêu giành độc lập, mà cịn vì
những mục tiêu lâu dài, đồn kết để phát triển đất nước, đoàn kết để xây dựng chủ
nghĩa xã hội và tiến xa hơn là chủ nghĩa cộng sản. Đoàn kết thật sự, chân thành,
thân ái giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ là nguyên tắc giúp cho mỗi cá nhân trong Mặt
trận dân tộc trở nên tốt hơn. Học hỏi những cái tốt, nêu cao tinh thần phê bình và tự
phê bình.

6


Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Mặt trận
dân tộc thống nhất đã, đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Mặt trân dân tộc đã phối
hợp chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị, tuyên truyền, vận động, tập
hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong xã hội.

Tích cực tham gia thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tham gia phịng chống
tham nhũng, tiêu cực. Góp phần giúp Đảng trong sạch, vững mạnh. Góp sức mạnh
to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây tạo uy tín, tiềm lực cho các
hoạt động phát triển kinh tế cả nước, mang Việt Nam vươn ra thế giới.

7


CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐẠI
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng khối đại đồn tồn kết dân tộc ở nước ta
Trong q trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khối đại đoàn kết tồn dân tộc
được tơi luyện, rèn giũa qua nhiều khó khăn, gian nan để đi đến một Mặt trận dân
tộc có tổ chức, có ý chí, sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược trong những năm
kháng chiến. Không chỉ có vậy, khối đại đồn kết đã và đang từng ngày được tổ
chức một cách chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta vẫn ln coi trọng đến đại
đồn kết tồn dân tộc. Củng cố và phát triển những quan điểm mà Đảng, nhà nước
ta xây dựng suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Đảng tiếp tục khẳng định tầm quan
trọng chiến lược của khối đại đồn kết dân tộc.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Đảng ta đánh giá “toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức,
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu
rất quan trọng”, đồng thời khẳng định: “Nguyên nhân quan trọng nhất là sự đoàn kết,
thống nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ đảng trong việc triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII”.
Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 không ngừng lây lan trong cộng đồng,
gây hoang mang, lo lắng cho toàn bộ người dân cả nước. Hầu hết các quốc gia trên

thế giới đều có hàng trăm, hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày, nhiều hoạt động bị
gián đoạn, việc giao thương, di chuyển hầu như đều bị phong tỏa, nền kinh tế tụt
dốc khơng phanh. Nhưng cũng chính trong năm đó, Việt Nam trở thành một điểm
sáng trong bức tranh toàn cầu đang xám xịt khi vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa
đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. Có được thành quả ấy là ‘Do phát huy được sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tham gia
đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng,
sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân”. Vẫn còn nhớ, khi đại dịch vừa bùng phát, Đảng
và Nhà nước đã ra

8


chỉ thị giãn cách xã hội, tiêm vắc xin covid-19 cho toàn dân, tuyên truyền các biện
pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm covid-19 trong cộng đồng. Những lúc đất nước
rơi vào cảnh khó khăn, cùng cực thì tinh thần đại đoàn kết toàn dân lại được thể
hiện rõ nhất, từ việc san sẻ những nhu yếu phẩm hằng ngày đến việc gây quỹ để
chống covid,…
Trong thời kì hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng liên minh
cơng- nơng - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng, tăng cường
trên mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chăm lo,
tạo điều kiện cho tất cả mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều có cơ hội nêu ra ý
kiến, đóng góp cho q trình phát triển đất nước. Tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn,
thống nhất hơn trong liên minh công - nông - trí thức .
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập,
chưa hiệu quả.Trong khi sự nghiệp đổi mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức
mạnh của nhân dân thì việc tập hợp nhân dân vào mặt trận và các đoàn thể, các tổ
chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, ở một số vùng có đơng đồng bào theo đạo, đồng
bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ chưa thực sự trong sạch, vẫn còn xuất hiện các

tệ nạn xấu như tham nhũng, cậy quyền, chiếm đoạt của chung.
Cũng một phần do nhân thức của nhân dân chưa đủ tốt và sự đoàn kết mù
quáng khiến cho một bộ phận những người dân, nhất là người dân tộc thiểu số ở
vùng sâu, vùng xa dễ bị những tổ chức, cá nhân kích động, gây ra một số hành động
chống đôi, phá hoại, ly dán quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chia rẽ,
phá hoại khối đại đồn kết dân tộc.
Đó là một số những thực trạng về khối đại đoàn kết dân tộc ta trong tình hình
hiện nay. Những sự li dán, phá hoại từ trước tới nay đều sẽ bị loại bỏ. Và tinh thần
đoàn kết toàn dân vẫn luôn là mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta.
2.2 Một số giải pháp cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Trước những thách thức lớn của thời đại đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc phù hợp với tình hình của mới của thời
đại đòi hỏi Đảng ta phải đặt ra những nguyên tắc để phát huy sức mạnh nội lực, đó
là sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã

9


trở thành một trong những bài học kinh nghiệm lớn, là phương thức và cũng là điều
kiện bảo đảm thực hiện thành cơng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bài học kinh nghiệm
này còn nguyên giá trị và cần tiếp tục phát huy nhằm khơi dậy sức mạnh to lớn của
toàn dân tộc thực hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới vì mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hiện nay, q trình tồn cầu hóa đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta chỉ rõ: “Trong những năm
tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức
đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; địi hỏi tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta phải
đồn kết một lịng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; dự

báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi
tình huống…”.
Để tăng cường sức mạnh đoàn kết đại dân tộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân cần tập trung thực hiện các giải pháp cơ bản như:
Trước hết, tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về tư tưởng
và hành động, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. “Kiên quyết,
kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an
ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an
ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ
chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố
bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”.
Tiếp theo, tiếp tục thể chế hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” thành những chính sách, quy chế, quy định cụ thể để nhân dân phát
huy quyền làm chủ và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã
hội. Xây dựng cơ chế, chính sách và các hình thức tổ chức để nhân dân được phát
huy quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát triển tài năng, sức

10


sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh làm giàu chính đáng, mang lại lợi ích cho
mình và cho đất nước.
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc,
miền núi và vùng đồng bào có đạo. Thường xun rà sốt, điều chỉnh, bổ sung hồn
thiện những chính sách đã có và nghiên cứu ban hành những chính sách mới để đáp
ứng yêu cầu phát triển các vùng dân tộc, vùng đồng bào tôn giáo, thực hiện nhiệm
vụ công tác dân tộc, cơng tác tơn giáo trong tình hình mới. Khơng ngừng nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ hoạt động ở các cấp. Đồng
thời, tăng cường cơng tác dân vận của chính quyền các cấp. Tổ chức có hiệu quả các
cuộc vận động, phong trào của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên làm cho đại đoàn kết trở thành động lực, nguồn lực tinh thần và vật chất to lớn
của đất nước để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời kỳ hội nhập mới
hiện nay.
Phát triển khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối,
chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy nên, Đảng cần
tổ chức chặt chẽ hơn khối đại đoàn kết dân tộc, tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân
về tinh thần đoàn kết và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Quy định rõ hơn: Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách
nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Tiếp tục nghiên cứu ban hành
các chính sách có lợi với hoạt động của khối đại đồn kết dân tộc, góp phần đẩy
mạnh q trình phát triển của đất nước.
Đại đồn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế. Kết hợp sức mạnh dân
tộc và sức mạnh thời đại. Nắm bắt những cơ hội mới từ việc hợp tác quốc tế. Theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của
cách mạng thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ các phong trào cách
mạng, các tư tưởng, trào lưu tiến bộ vì hịa bình, tự do, bình đẳng, hạnh phúc. Để
nâng cao hiệu quả hợp tác, đoàn kết quốc tế, chủ động hội nhập với nền kinh tế thế
giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương nêu cao nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự
cường. Không ỷ lại, khơng phụ thuộc vào nước ngồi, tự làm chủ nền kinh tế của
nước nhà.

11


KẾT LUẬN
Chúng ta đã và đang nỗ lực tiến lên xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa phát
triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.

Từ một dân tộc bị áp bức, bóc lột nặng nề, bị xâm lược bờ cõi; đến nay, nước ta
không chỉ đã dành được độc lập mà còn đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về kinh
tế, chính trị, ngoại giao,…
Để có được một đất nước Việt Nam như ngày nay, không thể không nhắc
đến công lao của những vị anh hùng dân tộc, của lớp cha, ơng đi trước. Nhờ sự đồn
kết tồn dân, nhân dân ta đã chiến thắng những kẻ thù xâm lược mặc dù họ hơn hẳn
ta về tiềm lực qn sự. Khi đó, vai trị của khối đại đồn kết dân tộc là cực kì lớn,
giống như Hồ Chí Minh khẳng định.Khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một khối chặt
chẽ, tập hợp những người yêu nước thuộc mọi tầng lớp, giai cấp trong tồn xã hội vì
mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và vì lợi ích của nhân dân. Đại đồn
kết dân tộc là một chiến lược vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của cả sự
nghiệp cách mạng.
Trong giai đoạn phát triển nhanh như hiện nay, vấn đề đại đoàn kết dân tộc
càng cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa. Cùng với những giải pháp được đưa
ra sẽ giúp khối đại đoàn kết toàn dân tộc phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần vào
việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn thế nữa là sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, xa
hơn là chủ nghĩa cách mạng được ấp ủ từ những ngày đầu tiếp cận tư tưởng cách
mạng. Tất cả những cố gắng, nỗ lực chắc chắn sẽ được đền đáp bằng quả ngọt.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. Bùi Thị Thanh (22/05/2018), Một số vấn đề đồn kết dân tộc và chính sách dân
tộc ở nước ta hiện nay, . [ Truy cập
ngày 06/05/2022]
3. Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ( 22/09/2020), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đồn kết dân tộc, . [ Truy cập ngày 04/05/2022]

4. Lã Trọng Đại ( 21/04/2021), Xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đồn kết
tồn dân tộc - nhìn từ Văn kiện Đại hội XIII, .[Truy cập ngày 09/05/2022]
5. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật,
Hà Nội.

13



×