Tải bản đầy đủ (.docx) (203 trang)

Phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 203 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỒNG LONG

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG XANH
- NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI – 2024




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
AEC
ASEAN
BĐKH
BVMT
CFP
CNC
CNHT
CNH-HĐH
DN
DNNVV
EFA


EU
FDI
FTA
GRDP

GIS
GRDP
ICT
JETRO
KHCN
KTQT
METI
ODA
OECD
PGI
R&D

SMEs
SXSH
TĐĐQG
TĐPTBQ
TPP

Nghĩa tiếng Việt
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Biến đổi khí hậu
Bảo vệ mơi trường
Hiệu suất tài chính doanh nghiệp
Cơng nghệ cao

Cơng nghiệp hỗ trợ
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Exploratory Factor Analysis
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
Liên minh Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội vùng
Đổi mới xanh
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Công nghệ thông tin và Truyền thông
Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản
Khoa học công nghệ
Kinh tế quốc tế
Bộ công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Chỉ số xanh cấp tỉnh
Nghiên cứu và phát triển
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sản xuất sạch hơn
Tập đoàn đa quốc gia
Tốc độ phát triển bình quân
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương


Từ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp

TTX

Tăng trưởng xanh
Ủy ban nhân dân

UBND
USD
VCCI

Đơ la Mỹ
Liên đồn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................12
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp (ngành công
nghiệp hỗ trợ).......................................................................................12
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp gắn với các
hoạt động xanh.....................................................................................14
1.3. Tổng hợp những vấn đề đã nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG XANH........................................32

2.1. Khái niệm và nội dung phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.........32
2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.................37
2.3. Yếu tố ảnh hưởng và mơ hình nghiên cứu phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh...........................................................................................43
2.4. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.......................51
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG XANH
CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................................................63
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội của thành phố hà nội tác động đến việc phát
triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo hướng xanh..........................63
3.2. Thực trạng phát triển theo hướng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2021.................67
3.3. Đánh giá về kết quả phát triển theo hướng xanh doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội......................................117
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THEO
HƯỚNG XANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ
TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................129
4.1. Quan điểm và định hướng của Thành phố Hà Nội về phát triển doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo hướng xanh........................................129
4.2.Mục tiêu của thành phố hà nội trong việc phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh (doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ)...................................131
4.3. Giải pháp để phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo hướng
xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội...................................................133
4.4 Một số kiến nghị....................................................................................147
KẾT LUẬN..................................................................................................152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................155
PHỤ LỤC....................................................................................................169

24



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp........13
Bảng 1.2. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát doanh nghiệp gắn với
việc triển khai các hoạt động xanh...............................................25
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến phát triển doanh
nghiệp theo hướng xanh..............................................................26
Bảng 2.1. Đề xuất bộ tiêu chí và thang đo đánh giá phát triển doanh
nghiệp theo hướng xanh..............................................................38
Bảng 2.2. Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển xanh của doanh
nghiệp do tác giả đề xuất.............................................................44
Bảng 2.3. Yếu tố Cơ chế chính sách của chính phủ và địa phương....45
Bảng 2.1. Yếu tố tương tác của các thành phần trong hệ sinh thái DN 46
Bảng 2.5. Yếu tố lãnh đạo quản lý doanh nghiệp...............................47
Bảng 2.6. Yếu tố năng lực tài chính của doanh nghiệp.......................48
Bảng 2.7. Yếu tố văn hóa của doanh nghiệp.......................................49
Bảng 3.1. Các lĩnh vực CNHT và khả năng cung ứng cho ngành CN
của Hà Nội................................................................................68
Bảng 3.2. Quy mô của các DN CNHT trên địa bàn TP Hà Nội..........70
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất DN CNHT trên địa bàn TP Hà Nội...........73
Bảng 3.4. Chỉ số tăng trưởng giá trị sản xuất CN và CNHT giai đoạn
2011 -2021 (theo giá so sánh năm 2010)......................................74
Bảng 3.5. Tổng hợp đánh giá vai trò và lợi ích của phát triển doanh
nghiệp theo hướng xanh..............................................................76
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ phát triển xanh của doanh nghiệp thơng
qua tiêu chí xây dựng chiến lược phát triển xanh..........................78
Bảng 3.7. Đánh giá mức độ phát triển xanh của doanh nghiệp thơng
qua tiêu chí sử dụng các yếu tố đầu vào xanh...............................80
Bảng 3.8. Đánh giá mức độ phát triển xanh của doanh nghiệp thơng
qua tiêu chí đổi mới công nghệ....................................................82

Bảng 3.9. Phát triển số lượng lao động làm việc tại các DN CNHT
trên địa bàn TP Hà Nội...............................................................84
Bảng 3.10. Quy mô lao động trong các doanh nghiệp năm 2021.......85


Bảng 3.11. Trình độ lao động làm việc tại các doanh nghiệp CNHT
trên địa bàn TP Hà Nội...............................................................86
Bảng 3.13. Đánh giá mức độ phát triển xanh của doanh nghiệp thông
qua tiêu chí kiểm sốt, xử lý phát thải..........................................89
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ phát triển xanh của doanh nghiệp thông
qua tiêu chí sử dụng hiệu quả năng lượng và tiết kiệm nước..........91
Bảng 3.15. Đánh giá mức độ phát triển xanh của doanh nghiệp thơng
qua tiêu chí phát triển sản phẩm, dịch vụ xanh..............................93
Bảng 3.17. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ tác động của cơ chế
chính sách đến phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh..............97
Bảng 3.18. Đánh giá của DN về yếu tố tương tác của các thành phần
trong hệ sinh thái doanh nghiệp...................................................99
Bảng 3.19. Đánh giá của DN CNHT về tác động của yếu tố Lãnh đạo
quản lý doanh nghiệp đến phát triển xanh.................................101
Bảng 3. 20. Đánh giá của DN về tác động của yếu tố năng lực tài chính
................................................................................................. 103
Bảng 3.21. Đánh giá của DN về tác động của yếu tố văn hóa..........105
Bảng 3.22: Độ tin cậy của thang đo các biến độc lập.......................107
Bảng 3.23 Độ tin cậy của thang đo các biến.....................................108
Bảng 3.24 Kiểm định KMO and Bartlett's........................................109
Bảng 3.25 Tổng phương sai giải thích..............................................110
Bảng 3.26. Kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc............111
Bảng 3.27. Bảng tổng hợp độ tin cậy của các nhân tố trong mơ hình
nghiên cứu...............................................................................112
Bảng 3.28. Bảng hệ số Heterotrait-monotrait Ratio..........................113

Bảng 3.29. Hệ số phóng đại phương sai (VIF).................................114
Bảng 3.30. Kết quả sự phù hợp của mơ hình với số liệu nghiên cứu114
Bảng 3.31 Hệ số R-square.................................................................115
Bảng 3.32. Hệ số f-square.................................................................115


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Khung phân tích phát triển DN CNHT theo hướng xanh.....................9
Sơ đồ 2. Phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.........................................35
Sơ đồ 3. Cấp độ phát triển xanh của doanh nghiệp.........................................41
Sơ đồ 4. Mô hình các yếu tố tác động đến phát triển xanh của doanh nghiệp. .42


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những thập niên gần đây
đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đi cùng với những
thành tựu, nền kinh tế đất nước nói chung cũng xuất hiện nhiều bất cập, mà
điển hình là mơ hình hiện tại đang chú trọng tới tăng trưởng theo hướng gia
tăng các nguồn lực, tận dụng (hay nói cách khác là khai thác tối đa) nguồn tài
nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về
mơi trường, biến đổi khí hậu. Tham gia vào các diễn đàn thế giới, nhận thức
được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính
phủ phê duyệt ngày 01/10/2021 theo Quyết định 1658/QĐ-TTg. Chiến lược
đề ra các mục tiêu về thực hiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng
xanh hóa các ngành kinh tế; áp dụng mơ hình kinh tế xanh, tuần hồn thơng

qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên,
năng lượng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi
xanh, phát huy lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi
trường.
Thủ đơ Hà nội, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, là một
trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước trong đó có thực hiện tăng trưởng xanh trong các
ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hà nội giữ vai trò dẫn dắt, là mơ
hình điểm để các địa phương khác thực hiện việc phát triển kinh tế theo
hướng xanh. Tuy nhiên, điều bất ngờ và cần được xem xét ở đây chính là theo
số liệu công bố mới nhất của VCCI (2022), về chỉ số xanh cấp tỉnh, Hà Nội
xếp hạng 63/63 tỉnh thành, với nhiều chỉ tiêu ở mức thấp nhất như: giảm thiểu
ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của BĐKH; chính sách ưu đãi và
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường. Câu hỏi ở đây là: Số
liệu này nói lên điều gì; Thành phố Hà Nội cần làm gì trong thời gian tới để
giải quyết bài toán về tăng trưởng xanh.


Xét về góc độ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ngoài các
doanh nghiệp thương mại và dịch vụ chiếm số lượng lớn trên tổng số doanh
nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ là bộ phận
cơng nghiệp quan trọng, đóng vai trò to lớn trong thay đổi cơ cấu ngành công
nghiệp. Theo M.Porter (1990) muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc
gia hay một ngành trên thị trường quốc tế thì cần phải có cơng nghiệp hỗ trợ
có khả năng cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, công nghiệp hỗ trợ là một bộ phận
trong cụm ngành hay chuỗi giá trị, nó đóng vai trò quyết định tới sự thành
công và phát triển của các doanh nghiệp trung tâm cũng như cả cụm ngành
hay chuỗi giá trị.1 Sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ là yếu tố cấu thành
nên sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực.
Đồng thời doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp sản xuất và có

nhiều tác động đến các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu thống kê năm 2021, Hà Nội có khoảng 900 doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực CNHT. Trong đó, khoảng 300 doanh nghiệp có hệ
thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham
gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
Giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất công
nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công
nghiệp lĩnh vực CNHT hằng năm tăng trên 11%.
Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp CNHT trên địa bàn Hà Nội
nói riêng để tồn tại và phát triển sẽ cần phải chuyển mình theo hướng phát
triển xanh bởi các lý do sau đây: (i) Sự phát triển của các doanh nghiệp sản
xuất hiện tại đang gây nhiều vấn đề về mơi trường; (ii) Cơ chế, chính sách của
Chính phủ cũng sức ép từ phía khách hàng đối với các tiêu chí bảo vệ mơi
trường thúc đẩy đẩy doanh nghiệp phát triển theo hướng xanh; (iii) trong bối
cảnh hội nhập sâu,

1

Michael E. Porter, 1990. The Competive advantage of nations. Hardvard Business Review


rộng như hiện nay, các doanh nghiệp muốn phát triển thị trường cần thiết phải
thay đổi theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.
Mặc dù vấn đề phát triển theo hướng xanh đang và sẽ là vấn đề sống
còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện không phải điều đơn giản
bởi nhiều lý do. Bên cạnh những lý do thuộc về các vấn đề nội tại, bản thân
doanh nghiệp (nhận thức, chiến lược, định hướng, nguồn tài chính, mức độ
hội nhập quốc tế...), thì còn có có sự tác động mạnh mẽ từ phía các yếu tố thị
trường, hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu thị trường, các qui định và chế tài xử lý vi
phạm. Các yếu tố này ở một mức độ nào đó hiện đang là cản trở việc phát

triển theo hướng xanh của các doanh nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu nhằm đưa ra luận cứ khoa
học xác đáng cho việc hoạch định chính sách thích hợp để phát triển doanh
nghiệp nói chung và phát triển doanh nghiệp CNHT theo hướng xanh là thiết
thực và cần thiết. Đây là nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và có khả năng đóng
góp vào thực tiễn hoạch định chính sách và đưa ra những giải pháp cho sự
phát triển doanh nghiệp và bảo vệ mơi trường. Vì vậy, đề tài “Phát triển
doanh nghiệp theo hướng xanh - nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội” được nghiên cứu sinh
lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển theo hướng xanh của
các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà Nội, đề xuất các giải pháp và kiến
nghị cho việc phát triển theo hướng xanh các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn
TP Hà Nội (doanh nghiệp CNHT nói riêng và doanh nghiệp sản xuất nói
chung).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ thực hiện các
nhiệm vụ sau:


Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá cơ sở lý luận và thực tiễn để từ đó
chỉ ra hoặc làm rõ hơn về: Sự khác biệt giữa phát triển doanh nghiệp nói
chung và phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh; đưa ra khái niệm về phát
triển doanh nghiệp theo hướng xanh.
Xác định nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh; phân tích, lựa chọn ra các yếu tố để đánh giá sự ảnh hưởng đến
phát triển của doanh nghiệp CNHT theo hướng xanh, trong đó có các yếu tố

đặc thù của các doanh nghiệp ngành CNHT.
Xây dựng bộ phiếu điều tra để từ đó đánh giá thực trạng phát triển của
doanh nghiệp CNHT theo hướng xanh; Điều tra các đối tượng có liên quan để
có số liệu phân tích sự tác động của các yếu tố đến phát triển doanh nghiệp
CNHT theo hướng xanh.
Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đề ra các giải pháp phát triển doanh
nghiệp CNHT theo hướng xanh, góp ý chính sách cho các cơ quan quản lý và
khuyến nghị cho các đơn vị có liên quan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển theo hướng
xanh của doanh nghiệp CNHT trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Cụ thể là,
nghiên cứu quá trình vận động, phát triển theo hướng xanh của các doanh
nghiệp theo nhóm nội dung: chuyển biến về nhận thức của doanh nghiệp; hiện
thực hóa nhận thức về tăng trưởng xanh vào chiến lược phát triển của doanh
nghiệp; Phát triển theo hướng xanh các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất; xanh
hóa q trình sản xuất; đầu tư cho nghiên cứu sản xuất các sản phẩm, dịch vụ
xanh, thân thiện với môi trường và các hoạt động lan tỏa nhận thức và hành
động xanh của doanh nghiệp đến chuỗi sản xuất và cộng đồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi thời gian nghiên cứu


Luận án nghiên cứu sự phát triển theo hướng xanh của các doanh
nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2021, giải pháp phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
3.2.2 Phạm vi không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.2.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh; Đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh trên cơ
sở các nhóm tiêu chí gồm: nhóm các tiêu chí về đổi mới tư duy và nhận thức,
nhóm phát triển theo hướng xanh các yếu tố đầu vào, phát triển theo hướng xanh
trong quá trình sản xuất, phát triển theo hướng xanh sản phẩm đầu ra; Phân tích
mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp CNHT
theo hướng xanh để từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát
triển theo hướng xanh.
4. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, Nội hàm và tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp CNHT
theo hướng xanh là gì? thực tế phát triển các doanh nghiệp CNHT theo hướng
xanh trên địa bàn TP Hà Nội đã và đang diễn ra như thế nào?
Thứ hai, các yếu tố nào thực sự tác động và mức độ tác động đến sự
phát triển theo hướng xanh của các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà
Nội?
Thứ ba, để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà
Nội theo hướng xanh, giải pháp là gì?
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án

5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1 Phương pháp phân tích hệ thống
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển doanh nghiệp
theo hướng xanh dựa trên việc kế thừa các tài liệu tham khảo, các cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nước về phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng
xanh ở góc


độ doanh nghiệp; xây dựng hệ thống lý thuyết mới về khái niệm, nội dung,
tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển doanh nghiệp

theo hướng xanh.
5.1.2. Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để sắp xếp, phân loại và
xử tổng hợp số liệu thu thập, từ đó xây dựng các bảng biểu, đồ thị để phân
tích dữ liệu đánh giá thực trạng phát triển theo hướng xanh của các doanh
nghiệp CNHT trên địa bàn TP. Hà Nội và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh;
- Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân
tích, so sánh, rút ra những kết luận về xu hướng biến động, nguyên nhân, tác
động… trong thực trạng phát triển doanh nghiệp CNHT theo hướng xanh.
- Phương pháp định lượng: sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
+ Đánh giá độ tin cậy: Khi phân tích định lượng ảnh hưởng của các yếu
tố tới phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất,
mặc dù thang đo các yếu tố được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước,
nhưng trong bối cảnh nghiên cứu của tác giả, cần thiết phải tiến hành đánh giá
độ tin cậy của thang đo nhằm đảm bảo chất lượng đo lường của thang đo các
yếu tố. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo các yếu tố, tác giả sử dụng hệ số
Cronbach’s Alpha.
+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút
gọn một tập hợp nhiều chỉ báo có mối tương quan với nhau thành các nhân tố
để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thơng tin của
các chỉ báo ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá cũng là một trong những
phân tích cần thiết để đánh giá tính hội tụ của các chỉ báo khi đo lường các
nhân tố và giá trị phân biệt giữa các chỉ báo trong các nhân tố khác nhau.
5.1.3. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo về xu thế phát triển cũng
như xu thế chuyển dịch trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp hỗ trợ; xu
thế phát triển theo hướng xanh. Đồng thời, để dự báo những cơ hội trong dài



hạn để phục vụ việc khuyến nghị xây dựng những cơ chế chính sách quản lý,
hỗ trợ phù hợp đảm bảo tính hiệu quả trong dài hạn.
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Trên cơ sở xây dựng bảng câu
hỏi và các câu hỏi phỏng vấn sâu nhằm mục đích thu thập dữ liệu để phân
tích: nhận thức của doanh nghiệp về phát triển xanh; thực trạng phát triển theo
hướng xanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ; đánh giá các yếu tố tác động
đến sự phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp.
Đối tượng được điều tra là các doanh nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ thuộc
các lĩnh vực cơ khí chế tạo linh kiện; dệt may; da giày; linh kiện điện tử;…
Đối với nhóm đối tượng điều tra này, tác giả dự kiến, mỗi lĩnh vực thuộc
ngành CNHT sẽ lựa chọn từ 5-15 doanh nghiệp tiêu biểu; mỗi doanh nghiệp
sẽ phát phiếu phỏng vấn đến các đối tượng: Lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ
phụ trách các vấn đề về môi trường, phụ trách bộ phận R&D, phụ trách sản
xuất và phụ trách tài chính, đầu tư. Ngồi ra, tác giả còn tiến hành phỏng vấn
trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, email… đối với các đối tượng có liên
quan.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của UBND Thành phố
Hà Nội, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục Thống kê, Liên
đồn Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, cụ thể:
Số liệu liên quan đến CNHT, các chính sách quản lý mơi trường, hỗ trợ
phát triển xanh các doanh nghiệp và DN CNHT của Hà nội được lấy từ Sở
Công thương, Sở Kế hoạch đầu tư TP. Hà Nội, Liên đồn Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam, các số liệu khác được lấy từ hiệp hội doanh nghiệp
CNHT Hà nội, Trung tâm phát triển DN CNHT - Bộ Công thương, các đề tài
nghiên cứu, luận án, bài báo có liên quan.
5.3. Qui trình và khung nghiên cứu
5.3.1 Qui trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh đối với
đối tượng được thực hiện qua các bước cụ thể như sau:


Bước 1: Lược khảo lý thuyết, xây dựng khung lý thuyết. Trên cơ sở lý
thuyết xây dựng tại chương 2 và kế thừa những nội dung tổng quan nghiên cứu
tại chương 1, tác giả tập trung tìm hiểu, phân tích về phát triển doanh nghiệp
theo hướng xanh tiếp cận, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động tới sự
phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành bước thứ
2.
Bước 2: Xây dựng thang đo và bảng hỏi nháp. Bước này sẽ xây dựng
thang đo đánh giá mức độ phát triển xanh và các yếu tố tác động tới phát triển
theo hướng xanh của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Kết cấu của
bảng hỏi bao gồm 5 nội dung: thông tin cơ bản của doanh nghiệp; (2) nhận
thức về tăng trưởng xanh của doanh nghiệp; (3) đánh giá phát triển theo
hướng xanh của doanh nghiệp theo các tiêu chí; (4) đánh giá về tác động của
các yếu tố tới sự phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh; (5) đề xuất của
doanh nghiệp nhằm nâng cao mức độ phát triển theo hướng xanh.
Thang đo và các yếu tố tác động tới việc phát triển theo hướng xanh của
doanh nghiệp trong bảng hỏi, bên cạnh kế thừa từ nhiều nguồn khác nhau, tác
giả đưa vào căn cứ vào thực tiễn và đặc thù hoạt động của doanh nghiệp.
Thang đo và bảng hỏi sơ bộ sau khi được hoàn thiện sẽ gửi đi đến các
nhà khoa học và hoạt động thực tiễn để góp ý, điều chỉnh.
Bước 3: Hồn thành phiếu khảo sát doanh doanh nghiệp. Dựa trên sự
góp ý của các chuyên gia, bảng hỏi sẽ được điều chỉnh, hoàn thiện và gửi đến
các doanh nghiệp.
Bước 4: Bảng hỏi sơ bộ được gửi tới 15 doanh nghiệp, trong đó có 3
doanh nghiệp sẽ phỏng vấn trực tiếp. Những nội dung, câu hỏi trong bảng
khảo sát sẽ được triển khai nhằm tìm hiểu mức độ hiểu và tiếp nhận thông tin
của các đối tượng được phỏng vấn. Những nội dung còn chưa hiểu sẽ được

giải thích, sau đó điều chỉnh lại để hình thành bảng hỏi khảo sát các doanh
nghiệp trên diện rộng.
Bước 5: Bảng hỏi sau khi điều chỉnh, sẽ được khảo sát trên diện rộng tại
các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà nội. Bên cạnh đó, tác giả thảo
luận trực tiếp với một số doanh nghiệp điển hình trong lĩnh vực khác nhau


để tìm thấy những điểm chung trong xu hướng hoạt động, cũng như những
yếu tố tác động phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp.
Bước 6: Bảng hỏi thu hồi, sẽ được làm sạch và nhập lên phần mềm để
xử lý dữ liệu. Kết quả thống kê mô tả sẽ cho thấy thực trạng phát triển theo
hướng xanh của doanh nghiệp. Kết quả thống kê tiếp theo về các yếu tố tác
động tới phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để
phân tích đánh giá (kết hợp cả phân tích định tính và định lượng) góp phần
làm rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến hiện trạng phát triển theo hướng xanh
tại các doanh nghiệp như hiện nay.
5.3.2 Khung phân tích
Tác giả tiến hành nghiên cứu trên cơ sở đề xuất khung nghiên cứu như sau:

Bối cảnh trong nước và Q.tế tác động đến phát triển DN CNHT theo hướng xanh
Quan điểm và định hướng phát triển DN CNHT theo hư
Số liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát,

triển DN CNHT trên địa bàn HN theo hư
về phát triển DN theo hướng xanh: Khái niệm, nội dung, tiêu chí, cácGiải
yếu pháp
tố ảnhphát
hưởng
Thực trạng phát triển DN CNHT theo hướng xanh trên địa bàn HN


Dữ liệu thứ cấp có liên

Thuận lợi và khó khăn phát triển DN CNHT theo hướ

Kinh nghiệp phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh

Sơ đồ 1. Khung phân tích phát triển DN CNHT theo hướng xanh


5.3.3 Phương pháp chọn mẫu và số lượng mẫu
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo
linh kiện; dệt may; da giày; linh kiện điện tử;… Đối với nhóm đối tượng điều
tra này, tác giả dự kiến, mỗi lĩnh vực thuộc ngành CNHT sẽ lựa chọn từ 5-15
doanh nghiệp tiêu biểu;
Tại mỗi doanh nghiệp được lựa chọn sẽ phát phiếu điều tra đối với các
đối tượng: Lãnh đạo doanh nghiệp; cán bộ phụ trách các vấn đề về môi
trường; phụ trách bộ phận R&D; phụ trách sản xuất và phụ trách tài chính,
đầu tư.
Tổng số phiếu phát hành là 300 phiếu điều tra, tỷ lệ thu về dự kiến 80%.
Bảng hỏi chủ yếu nhằm mục đích thu thập dữ liệu để phân tích: nhận thức của
doanh nghiệp về phát triển xanh; thực trạng phát triển theo hướng xanh của
doanh nghiệp qua các thời kỳ; đánh giá các nhân tố tác động đến sự phát triển
theo hướng xanh của doanh nghiệp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học:
- Nghiên cứu tổng hợp, làm rõ về khái niệm và nội hàm phát triển doanh
nghiệp theo hướng xanh trên cơ sở tiếp thu những cơng trình nghiên cứu trước
đó.
- Bổ sung, hồn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển doanh

nghiệp theo hướng xanh.
- Thông qua khảo sát, tổng hợp cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau,
nghiên cứu chỉ ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động tới sự phát
triển doanh nghiệp theo hướng xanh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án làm rõ những lợi ích, những rào cản của doanh nghiệp CNHT
khi thực hiện phát triển theo hướng xanh.
- Bộ tiêu chí đánh giá các mức độ phát triển xanh sẽ là cơ sở để các cấp
quản lý tham khảo qua đó đánh giá thực trạng phát triển xanh của doanh
nghiệp. Từ phía các doanh nghiệp, đây cũng là cơ sở để họ nhìn nhận hiệu
quả


của các hoạt động hiện tại và đưa ra các cải tiến thích hợp trong từng khâu
của q trình sản xuất nhằm tăng cường hiệu quả đồng thời giảm thiểu tác
động tiêu cực tới môi trường.
- Nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển theo hướng
xanh của doanh nghiệp, phân tích ngun nhân từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển các DN CNHT theo hướng xanh. Khuyến nghị với
các cơ quan quản lý trong việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách
nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo hướng xanh.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận án được kết cấu
gồm 4 chương, 14 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh
Chương 3: Thực trạng phát triển theo hướng xanh tại các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển theo hướng xanh đối với
các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội



×