Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Sơ đồ tổng thể về Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 22 trang )

Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

SƠ ĐỒ TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHI
PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Biên tập nội dung: K.s Phùng Văn Chinh
Nguồn đào tạo: Th.s K.s Nguyễn Phú Bình

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 1


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

Mục Lục
SƠ ĐỒ TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG............. 1
1.1 Lời mở đầu ........................................................................................................... 3
1.1.1 Đã nói đến tham gia dự án xây dựng, dân trong nghề không thể xem
thường đến cái gọi là TIỀN - CHI PHÍ của dự án. ............................................. 3
1.1.2 Chung chung là vậy còn đây là câu hỏi cụ thể ........................................... 4
1.1.3 Tóm lại............................................................................................................ 5
1.2 Sơ đồ quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng ................................................... 6
1.2.1 Phân tích nội dung theo sơ đồ trên .............................................................. 6
1.2.2 Tóm tắt ngắn gọn các ý theo nội dung đã phân tích ở trên ..................... 14
1.2.3 Bây giờ giải quyết vào từng ý theo sơ đồ dễ hiểu ..................................... 15
1.3 Để kết luận cho bài học, các bạn chỉ cần lưu ý: .............................................. 22


Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 2


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

1.1 Lời mở đầu
1.1.1 Đã nói đến tham gia dự án xây dựng, dân trong nghề không thể xem
thường đến cái gọi là TIỀN - CHI PHÍ của dự án.
Phạm vi của Chủ đầu tư: dự án là cái sản phẩm cơng trình cuối cùng họ
cần mua từ các "nhà tư vấn + nhà thầu thi công lắp đặt" cùng nhau tham gia
vào dây chuyền sản xuất, bầu thai mang nặng đẻ đau ra cái CƠNG TRÌNH.
Chủ đầu tư là Người mua. Đã phàm người mua thì khơng ai bỏ qua cái gọi là
chi phí: "Thơm - Ngon - Bổ - Rẻ" "Xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra". Vậy
nên dù có nêu ra phạm trù quản lý mảng gì đi chăng nữa (Chất lượng, tiến độ,
an tồn..) thì bản chất chung quy vẫn là: CHI PHÍ.
Phạm vi của Nhà thầu: dự án chính là đơn đặt hàng của Chủ đầu tư đối
với họ thông qua hợp đồng. Sản phẩm đơn đặt hàng đó là: bản vẽ, đó là tư vấn
chất lượng, đó là cơng trình xây dựng... Tức họ đóng vai trị nhà sản xuất. Đã
phàm sản xuất tức là phải đặt lợi nhuận trên hàng đầu. Đã là lợi nhuận, đừng
nói là khơng biết quản lý CHI PHÍ.
Nói tóm lại:
 Bài tốn về chi phí để làm chi? (những cái nêu dưới đây là bản chất,
nền tảng gốc)
 Để dòng tiền bỏ ra thấp nhất nhưng mua được sản phẩm tốt nhất
 Cơng trình xây dựng chính là sản phẩm như bao sản phẩm khác
trên thị trường mà sẽ có nhiều đối tượng cùng hoạt động ở trong đó để

tạo ra sản phẩm. Giống như cục Xà phịng, cái Máy tính,… sẽ có nhiều
đối tượng cùng tham gia để sản xuất ra sản phẩm.
 1 điểm khác biệt giữa sản phẩm cơng trình xây dựng và các sản
phẩm tiêu dùng trên thị trường là :
o Sản phẩm tiêu dùng trên thị trường sản xuất mang tính đồng
loạt, người ta sản xuất trước khi có đơn đặt hàng (đại đa số là như
vậy). Ví dụ như điện thoạn Iphone, Samsung,… người ta chưa biết
khách hàng là ai? Khi sản xuất ra, người ta đã định giá được sản
phẩm, đem bán ra thị trường rồi mới biết khách hàng là ai?
o Còn đối với sản phẩm xây dựng (cơng trình xây dựng hay hạng
mục, cấu kiện xây dựng) ngược lại sản phẩm phải được đặt hàng
trước thông qua Bản vẽ thiết kế và Hồ sơ mời thầu. Lúc đó ơng sản
xuất chính là nhà thầu thi cơng, cịn người mua chính là Chủ đầu tư
(thường thì CĐT lập ra ban QLDA quản lý phần chi phí tiền của
mình để mua sản phẩm cơng trình đó)

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 3


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
 Vậy nền tảng gốc ở đây là gì ?
o Đó chính là định giá được sản phẩm cơng trình và quản lý được
sản phẩm cơng trình đó. Sản phẩm cơng trình đó là sản phẩm đơn lẻ
được đặt hàng bởi ông CĐT, thông qua người sản xuất và bán sản
phẩm chính là nhà thầu thi công.
o Hiểu được bản chất này, tức là hiểu về kinh tế, mà kinh tế phải

là sản phẩm, mà đã là sản phẩm thì phải làm ra tiền. Tiền thì người
mua (CĐT) muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất, mang tính hiệu
quả nhất, tốt nhất. Cịn đối với người sản xuất (nhà thầu) thì muốn
bán sản phẩm đó với mức giá cao nhất, thu về lợi nhuận nhiều nhất.
 Còn các quy định ràng buộc như thế nào giữa bên bán và bên mua
thì lúc đó điều khoản hợp đồng sẽ đi ở phía sau.
 Khi các bạn đã hiểu các nền tảng gốc nêu trên thì rất dễ dàng để
giải quyết các vấn đề nhanh chóng.

 "Mọi con đường đều dẫn đến chi phí". Nhưng trên thực tế, rất rất nhiều
anh chị em trong nghề hầu như chỉ mới biết chú trọng về vấn đề kỹ thuật,
rất kém về quản lý chi phí. Khơng tin, các bạn hãy cùng mình kiểm tra xem
thử nhé:
 Bạn là bên chủ đầu tư: vậy bạn có biết những yếu tố nào ảnh
hưởng đến tiến trình dự án? Những nội dung nào bạn cần phải nắm để
có thể được kiểm tốn thơng qua, cấp có thẩm quyền phê duyệt? Hay là
để rồi "Cầu xây xong đã lâu thế mà hồ sơ rối tung.", "Tiền thì có mà
khơng cách gì thanh khoản được".
 Bạn là nhà thầu: bạn có biết vì sao nhiều dự án lúc hối thì làm thì
hứa hay lắm, nhưng để rồi "Cầu xây xong đã lâu mà tiền thì chẳng thấy
đâu" Thế rồi vỡ nợ phá sản vì lời trên giấy.
1.1.2 Chung chung là vậy cịn đây là câu hỏi cụ thể
Bạn có phân biệt được: "Thế nào là Tổng mức đầu tư? Mục đích để làm
gì? Ngun tắc của nó là gì? Nội dung gồm những gì? Ai thẩm quyền phê
duyệt? Khi nào được phép thay đổi điều chỉnh?...
Thế nào là "Dự tốn xây dựng cơng trình?" Mục đích lập để làm gì?
Lập khi nào? Ngun tắc của nó là gì? Nội dung gồm những gì? Ai thẩm
quyền phê duyệt? Khi nào được phép thay đổi điều chỉnh?...
Thế nào là "Dự tốn gói thầu xây dựng?" Mục đích lập để làm gì?
Ngun tắc của nó là gì? Nội dung gồm những gì? Ai thẩm quyền phê duyệt?

Khi nào được phép thay đổi điều chỉnh?...
Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 4


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

Thế nào là "Tổng dự tốn"? Mục đích lập để làm gì? Lập khi nào?
Ngun tắc của nó là gì? Khi nào cần lập nó, khi nào khơng cần?
Tại sao đã có "Tổng mức đầu tư" và "Dự tốn gói thầu xây dựng" lại
đi lập "Dự tốn xây dựng cơng trình" để làm gì? Nội dung chứa đựng chúng
đều gần gần giống nhau vậy lập gì mà lằng nhằng chồng chéo để làm cái gì?
Có thể bỏ bớt khâu lập lằng nhằng ấy khơng, bởi xét cho cùng đều là triển khai
theo gói thầu thì "Dự tốn gói thầu" là đủ rồi cần gì "Dự tốn xây dựng
cơng trình" nữa nhỉ?
...v.v...
Chưa kể hiện nay, vô số đồng nghiệp hiểu sai, làm sai và rất rất rất rất nhiều phần
mềm dự toán phỉnh dụ người dùng là sản phẩm hay nhất nhưng lại "bày" sai be bét
người dùng so với hướng dẫn của Nghị định hiện hành. Chưa kể nhiều đồng nghiệp
"râu ông nọ cắm cằm bà kia" khi lập dự toán vẫn theo cái cổ lỗ sỹ Thông tư cũ mà
không chịu hiểu về Nghị định mới để có sự điều chỉnh hợp lý và phù hợp. Mình xin
khẳng định rằng: chủ đề này chính là giúp các bạn cầm được chiếc chìa khóa vàng để
mở cánh cửa bước vào vị trí Nhà quản lý dự án XD trong tương lai.
Mình sẽ dùng tất cả các tiểu xảo, kỹ năng, xảo thuật kinh nghiệm trong truyền giảng
để cùng mổ xẻ đến tận cùng gốc rễ, đến "thâm sâu cùng cốc" đến cái gọi là quản lý chi
phí trong xây dựng để từ đó mỗi chúng ta lĩnh hội dễ dàng mọi quy định mà khơng cần
phải đọc, mà có đọc các bạn cũng khơng tìm ra cái gốc rễ đâu. Bởi khơng văn bản nào

nói đến gốc rễ vấn đề, chưa kể chằng chéo đan xen nhau rối tinh như đống tơ vò. Từ
chia sẻ, mình hy vọng sẽ đem đến cho các bạn sự hứng khởi trong công việc, tự tin
trong xử lý vấn đề, cơ hội sẽ ồ ập đến, thương hiệu cá nhân sẽ phát triển mạnh mẽ.
1.1.3 Tóm lại
Đây là tất cả tâm huyết, sự đam mê và cam đoan với các bạn rằng cho đến thời điểm
này chưa có bất cứ giáo trình, văn bản, diễn đàn trên mạng lẫn ngoài đời chia sẻ cho
các bạn những kiến thức, kinh nghiệm tổng hợp lẫn chi tiết như chủ đề này. Dám cá
với các bạn, hầu hết bây giờ đều đang hiểu sai làm sai về chi phí XD mà khơng hề hay
biết, bởi khơng ai nói cho họ gốc rễ của các nội dung này. Đây là những kiến thức cực
kỳ hữu ích cho những ai tham gia dự án xây dựng từ chủ đầu tư, đến tư vấn lẫn nhà
thầu. Nếu không tin, các bạn hãy theo dõi và sẽ nhận ra: ngay cả những ai tưởng là lão
làng kinh nghiệm trong lập và quản lý chi phí Xd cũng thấy rằng hóa ra lâu nay mình
hiểu chưa tới, thậm chí hiểu sai làm sai mà khơng biết.
Vậy nên rất hy vọng các bạn đón nhận nó như là món quà dành cho tất cả các bạn!
Thân ái!

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 5


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

1.2 Sơ đồ quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng

1.2.1 Phân tích nội dung theo sơ đồ trên
Tổng thể
 Ơng CĐT có tiền, làm sao có thể mua được cơng trình theo ý đồ của

mình?
 Ví dụ ơng CĐT muốn hình thành 1 dự án xây trụ sở hay khách sạn. Bây
giờ muốn bỏ tiền xây dựng nhưng muốn việc bỏ tiền ra mang tính hiệu quả
(việc kinh doanh sau khi hình thành nên dự án là 1 chuyện khác, chúng ta
chỉ dừng lại ở mức mua và bán cơng trình xây dựng. Tất nhiên hiệu quả
của việc kinh doanh đó sẽ đưa vào nội dung Lập dự án đầu tư xây dựng)

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 6


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

Đi vào sơ đồ
 Phần đầu tiên: Chuẩn bị dự án

 Ơng CĐT có tiền, dự tính xây khách sạn hay trụ sở gì đó. Đầu tiên
phải có Thiết kế sơ bộ, khi có Thiết kế sơ bộ rồi phải tính được Sơ bộ
Tổng mức đầu tư.
 Ví dụ : ổng muốn xây dựng cơng trình 5 tầng nhà làm việc, 20 tầng
cho khách sạn 1000 khách, khoảng 40 – 60 phịng.
o Có Thiết kế sơ bộ rồi thì tính được Tổng mức đầu tư khoảng 5
tỷ, 10 tỷ hoặc 100 tỷ, đó là cái đầu tiên.
o Lập cái này ông tư vấn sẽ làm (nếu CĐT khơng có kinh nghiệm,
khơng hiểu biết về cơng trình thì phải th ơng Tư vấn thiết kế để
ơng tính tốn và thiết kế)


Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 7


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
 Sau khi xong phần thiết kế sơ bộ, bước qua Thiết kế cơ sở, vẽ được
thiết kế cơ sở (tùy vào dự án lớn nhỏ mà có thể người ta làm tách các
bước thiết kế này). Sau khi có Thiết kế cơ sở ta tính được Tổng mức
đầu tư ban đầu của dự án để ơng CĐT chuẩn bị số tiền đó. Lúc này ơng
CĐT buộc phải có số tiền này để mua dự án ở tương lai (đi vay hoặc
vốn tự có). Từ đây ổng CĐT sẽ tính tốn ra Hiệu quả dự án đầu tư.
 Phần đầu tiên này chính là bước Lập dự án. Kết thúc quá trình Lập
dự án này, có được Tổng mức đầu tư. Hay cịn gọi là kết thúc giai đoạn
Chuẩn bị dự án.
 Và kết thúc giai đoạn Chuẩn bị dự án này bằng việc ông CĐT sẽ có
được 1 cái quyết định Phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền.
o Như ở các công ty cổ phần, do hội đồng quản trị sẽ ra quyết
định phê duyệt dự án đầu tư này
o Cịn với ơng nhà nước, nguồn vốn nhà nước thì phân cấp rất
nhiều, tùy dự án lớn nhỏ sẽ có ơng Chính phủ ra Quyết định phê
duyệt dự án đầu tư này. Hoặc là ổng giao cho (Bộ, các Cơng ty mà
ơng Nhà nước có cổ phần hoặc 100% vốn nhà nước, hoặc là ở dưới
các UBND Tỉnh, TP, hoặc là Chủ tịch Xã, Huyện) ra quyết định.
 Tóm lại:
o Kết thúc của giai đoạn Chuẩn bị dự án phải thể hiện bằng
Quyết định phê duyệt dự án để các bạn biết đường đi. Quyết định
này chứa thông tin của tồn bộ dự án.

o Làm quản lý chi phí cho nhà thầu phải biết dòng tiền và cái
Quyết định phê duyệt dự án này của CĐT, làm mà không biết cái
dự án này có được phê duyệt chưa? cuối cùng đang làm hoặc làm
xong không lấy được tiền mà khơng biết tại sao? Rồi sau đó mới
biết dự án này chưa được phê duyệt, lúc này ôm nợ, chạy dự án,
thậm chí là cơng ty sạt nghiệp.
o Thêm 1 thông tin nữa, cái Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
này để đem đi vay vốn ngân hàng rất quan trọng, nếu khơng có
quyết định này người ta sẽ không cho vay. Dự án phải được phê
duyệt và trong đó có dịng vốn vay như thế nào, thơng qua cái Hợp
đồng ký kết để hỗ trợ cho vay vốn nữa, thơng qua dự án được phê
duyệt.
o Sau khi có Quyết định phê duyệt dự án, tức ông CĐT chuẩn bị
sẵn cục tiền, biết được quy mô dự án thông qua các Thiết kế sơ bộ,
cơ sở nêu trên.

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 8


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

 Phần 2: Thực hiện dự án

 Người ta lập ra Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu các bạn làm cho
nhà thầu, các bạn chú ý cái này). Ông CĐT cũng thế, phải định hình ra
là cái gì ? mặc dù có nhiều chi phí (XD, T.Bị, T.Vấn, CP khác, Dự

phịng) của dự án.
 Liên quan đến cái này là các danh mục về chi phí thơi, tức là danh
mục về phần (XD, T.Bị, T.Vấn, CP khác, Dự phòng)
 Nhà thầu muốn tham gia được, lúc này ông Chủ đầu tư phải phân ra
các gói thầu cho nhà thầu tham gia đấu thầu.
o Ví dụ: chi phí xây dựng này sẽ phân ra nhiều gói thầu, có thể
cơng trình này có nhiều hạng mục khác nhau (HM Đường, HM hạ
tầng kỹ thuật, HM nhà làm việc,…). Người ta phân ra những gói
thầu riêng như vậy. Mặc dù tính chung là 1 chi phí xây dựng nhưng
người ta phân tách ra nhiều gói thầu, nhiều tính chất khác nhau (bao
gồm giá trị bao nhiêu, nguồn vốn lấy ở đâu trong dự án này, vốn
vay hay tự có). Tất cả thể hiện trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 9


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
 Hình thức lựa chọn nhà thầu : có nhiều hình thức khác nhau
o

Ví dụ: Đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu online trên mạng.

o Đối với dự án nhà nước hiện nay, người ta cũng chia sẻ thông
tin cho các bạn, bắt đầu từ 2020. Người ta đã bắt buộc áp dụng các
gói thầu (dưới 20 tỷ) là phải thông qua đấu thầu online hết, không
cho đấu thầu trực tiếp như xưa nữa. Nên sẽ có cơ hội rất lớn cho tất

cả các nhà thầu khi tham gia và tất nhiên cũng sẽ có những CĐT sẽ
lựa chọn cho mình những nhà thầu riêng (nhà thầu u thích của
mình, mặc dù là online, nghe có vẻ cơng bằng, minh bạch nhưng
mà họ đều có tiểu xảo hết, người Việt Nam mình là hay ma mảnh
cái này. Mà muốn tiểu xảo được thì phải có kiến thức nền, nếu
khơng có kiến thức nền, khơng bao giờ tiểu xảo được)
 Sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tiếp đó sẽ lập ra nội dung
của Hồ sơ mời thầu (HSMT)
o HSMT (hay HS yêu cầu) giống như 1 đề bài dành cho thí sinh
thi, thí sinh chính là những nhà thầu. Hồ sơ dự thầu (hay HS đề
xuất) là bài thi của thí sinh (nhà thầu)
o Nghe trong luật nhiều định nghĩa sẽ không hiểu nhưng ví dụ
liên quan đến đề thi và bài thi để các bạn hiểu được bản chất.
o HSMT là đề thi do CĐT đưa ra, trên cơ sở Bản vẽ thiết kế, Yêu
cầu kỹ thuật của từng gói thầu (gói thầu cung cấp thang máy sẽ
khác, gói thầu xây nhà làm việc khác gói thầu làm đường,…)
o Lập HSMT trong đó cái quan trọng nhất là KL dự thầu và giá
gói thầu. KL dự thầu và giá gói thầu phải dựa trên BV thiết kế, bóc
tách ra và trên cơ sở giá của thị trường để lập ra được Dự tốn (Dự
tốn cơng trình, xem trên sơ đồ: Thiết kế kỹ thuật – Dự tốn XD
cơng trình – Tổng dự tốn)
 Tóm lại:
o Sản phẩm cơng trình tại đây nó chỉ đang là nằm trên giấy,
thơng qua Bản vẽ thiết kế và Dự tốn. Tức giá thành của cơng trình
cũng là được dự tính ở giai đoạn này mà thơi. Vì nó chưa hình
thành nên người ta gọi là Dự tốn tính tốn dự trù thơi chứ khơng
phải là tính tốn thật.

Ks. Phùng Văn Chinh


Trang 10


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
o Dự tốn tính tốn ra được giá trị sản phẩm của cơng trình đó.
Đối với CĐT mua sản phẩm này ở mức giá nào sẽ phù hợp. Đối với
nhà thầu, tính ra được giá dự thầu, giá bán phù hợp cộng thêm lợi
nhuận vào nữa (phần chi phí + lợi nhuận). Lợi nhuận ở mức độ yêu
cầu là bao nhiêu. Tức là kỳ vọng của mình là bao nhiêu sẽ phù hợp,
đó là do chính sách, mục tiêu của từng nhà thầu mà người ta sẽ có
chiến lược riêng. Nếu hiểu nền tảng, người quản lý chi phí của nhà
thầu sẽ làm những việc sau (phần giá dự thầu, sau khi có giá dự
thầu, người ta chấm HSDT, chấm xong chuyển sang phần thương
thảo hợp đồng, rồi ra quyết định trúng thầu từ CĐT)
o Tức CĐT chấm thầu xong sẽ xếp thí sinh từ hạng 1, 2, 3, 4,…
Sau đó lựa chọn người đầu tiên, đem ra thương thảo hợp đồng,
thương thảo thành cơng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Cịn khơng
thành cơng thì mời nhà thầu thứ 2, thứ 3,… để thương thảo.
o

Ký kết hợp đồng:
 Những nội dung trong hợp đồng như thế nào để ràng buộc
chặt chẽ, đảm bảo thanh khoản cho nhà thầu, làm xong không
bị vướng thủ tục, cuối cùng bị mất tiền mà khơng thanh tốn
được. Phải có những ràng buộc để tránh rủi ro cho nhà thầu.
 Ngược lại phía bên CĐT, khi thương thảo hợp đồng cũng
đưa ra những điều khoản ràng buộc để tránh rủi ro cho giá bán
sản phẩm của mình.

 Ví dụ: đầu tư xây khách sạn thì phải đúng ngày 30/04
hoàn thành, bàn giao nhưng đến ngày 10/10 mới xong thì bỏ
của chạy lấy người. Cái này chính là u cầu về tiến độ, nó
sẽ quyết định cái giá thành cơng trình.
 Vì vậy bên CĐT phải có anh quản lý chi phí tốt để ràng
buộc tốt cái Hợp đồng này, để nhà thầu phải đáp ứng đúng
theo yêu cầu : vừa chất lượng, vừa tiến độ, vừa giá thành.

o

Tóm lại:
 Cơng tác thương thảo hợp đồng chính là liên quan đến cơng
tác quản lý chi phí.
 Tức phải tham mưu cho lãnh đạo, giám đốc của mình, làm
sao cái hợp đồng này đảm bảo an toàn nhất, giảm thiểu rủi ro
nhất, giá dự thầu đưa ra là hợp lý nhất.

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 11


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
 Tham mưu nhưng phải dựa trên kinh nghiệm của lãnh đạo,
giám đốc. Ổng sẽ quyết định cái giá cuối cùng, nhưng bản thân
người tham mưu phải tham mưu trước, cho biết cái giá nào là
hợp lý nhất, lời lỗ bao nhiêu. Chính cái tư duy này sẽ giúp các
bạn lên làm quản lý, lãnh đạo hoặc sẽ ra làm riêng sau này.

 Nếu các bạn làm việc này mà chỉ đi làm theo người ta bảo,
em tính cái này cho anh 10 tỷ, rồi cứ chạy theo cộng, trừ, nhân,
chia, thêm bớt số, rồi tăng giá, bớt giá, cuối cùng để cho ra 10
tỷ. Cái tư duy này không ổn, như vậy bạn là người đang đi làm
theo người ta thôi. Tức là tư duy của người ta chứ không phải
của các bạn, họ bảo đâu thì làm đó. Đúng ra các bạn phải là
người chỉ đường cho sếp, lúc đó vai trị, mức lương các bạn
mới cao được.
 Tham mưu thì cứ tham mưu cịn sếp có nghe hay khơng là
chuyện của sếp. Có nhiều thơng tin hoặc nhiều cái ràng buộc
khác nhau để khiến cho sếp có thể khơng lấy cái thơng tin của
mình mang tính quyết định, nhưng những gì mình đưa ra là
chuẩn, bởi mình có kiến thức nền vững vàng. Tất nhiên cái giá
mình đưa ra cũng khơng chính xác được, vì sản phẩm ở giai
đoạn này cũng chỉ là dự tính mà thơi, ta tính càng chính xác thì
mới thể hiện được trình độ của mình.

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 12


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

 Phần 3: Kết thúc dự án

 Sau khi ký kết hợp đồng xong, tiến hành 2 bên bắt đầu đi vào rà
soát và cùng nhau đi thực hiện sản phẩm cơng trình trên thực tế.

 Tức là toàn bộ sản phẩm đến khi ký kết hợp đồng thì bắt đầu đi vào
làm thực tế, đi vào công đoạn sản xuất.
 Nhà thầu dùng BPTC ứng với dây chuyền sản xuất của mình để sản
xuất ra sản phẩm là cơng trình xây dựng.
 Phía CĐT với vai trò của người KCS (kiểm tra chất lượng sản
phẩm). Mọi khâu đều có KCS, có 2 loại KCS : KCS của phía nhà thầu
(người sản xuất) và KCS của người mua (chính là CĐT).
 CĐT có thể khơng có kinh nghiệm chun mơn thì đi th ơng
giám sát (KCS của CĐT)
 Giữa 2 bên với nhau (nhà thầu & CĐT) kiểm tra chất lượng thông
qua Biên bản nghiệm thu (BBNT). Có thể sử dụng cái bộ phận chuyên
môn riêng của CĐT (TVGS) và cuối cùng khi công trình hồn thành
xong, 2 bên ký 1 BBNT cuối cùng, đó là BB nghiệm thu cơng trình đưa
vào sử dụng. Cơng trình lúc này mới bắt đầu hình thành xong.

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 13


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
 Tiếp đến tiến hành tính tốn tồn bộ cái Quyết tốn. Sau khi quyết
tốn xong, lúc này cơng trình mới có giá trị thực. Tồn bộ giá trị trước
đó là giá trị ảo hết, tức là giá trị tính trên giấy mà thơi. Cịn đến cuối
cùng, cơng trình bao nhiêu tiền, cụ thể bao nhiêu (Quyết toán) đây mới
là giá trị thực.
 Ở đây sẽ có 1 câu hỏi đặt ra : giá trị Quyết tốn này có phải mình
bở ra 10 tỷ thì giá trị này sẽ là 10 tỷ hay khơng, tức là CĐT sẽ bỏ ra hết

10 tỷ.
o Có thể cơng trình làm nhiều năm, cuối cùng ổng chi hết 10 tỷ,
thì cái 10 tỷ này có phải là giá trị Quyết tốn hay khơng?
o Xin thưa với các bạn khơng phải? Nó phải có quy đổi vốn đầu
tư.
o Quy đổi là gì? Dịng tiền ơng bỏ ra nhiều năm, sẽ có trược giá
qua mỗi năm.
o Khi dịng tiền đến giai đoạn cuối cùng (Quyết toán), giá trị bỏ
ra 10 tỷ thực nhưng do thời gian thi công dài, sẽ có trượt giá, lạm
phát đồng tiền nên giá trị sẽ khơng phải là 10 tỷ nữa.
o Ví dụ: 5 năm, tại giai đoạn thiết kế kỹ thuật dự kiến 10 tỷ
nhưng đến khi Quyết toán do trượt giá nên đã tăng lên 12 tỷ. Các
bạn thấy giá vàng tăng lên chóng mặt khơng?
o Cái phần giá trị Quyết tốn cộng thêm này, chính là phần Dự
phịng phí (đối với dự án kéo dài trên 1 năm, 2 năm)

1.2.2 Tóm tắt ngắn gọn các ý theo nội dung đã phân tích ở trên
Nhìn vào sơ đồ trên nhận định ngay khơng cần lăn tăn suy nghĩ: (Các bạn
hãy nhớ kỹ và tạc dạ ghi tâm)
 Ý 1: Dự án có 3 giai đoạn (3 mũi tên xanh lá cây ở dưới cùng sơ đồ):
Chuẩn bị - Thực hiện - Kết thúc XD.
 Ý 2: Quản lý chi phí trong dự án gắn liền với 3 giai đoạn trên.
 Ý 3: Quản lý chi phí dự án gắn chặt với các bước bản vẽ thiết kế (dãy
sơ đồ màu tím ở giữa). (đương nhiên là vậy rồi - Vì đó là dự án XD. Khơng
có bản vẽ thì sao mà xây dựng đây).
 Ý 4: Dịng chảy chi phí dự án gắn chặt với các khái niệm ở dãy sơ đồ
hình trịn có gai màu đỏ (như virut HIV).

Ks. Phùng Văn Chinh


Trang 14


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

1.2.3 Bây giờ giải quyết vào từng ý theo sơ đồ dễ hiểu
Các giai đoạn của dự án
 Ý 1: Dự án có 3 giai đoạn (3 mũi tên xanh lá cây ở dưới cùng sơ đồ):
Chuẩn bị - Thực hiện - Kết thúc XD.
 Ở đây phải đặt ra câu hỏi
o Ranh giới nào để phân định giữa các giai đoạn: 1. Gđoạn
Chuẩn bị - Thực hiện; 2. Gđoạn Thực hiện - Kết thúc XD – (Ai
chưa trả lời được xem như còn "mù dự án". Giống như tham gia
đường đua mà không biết đâu là điểm xuất phát đâu là đích đến thì
chạy làm sao?)
 Đáp án:
 Ranh giới giữa "giai đoạn Chuẩn bị" và "Giai Đoạn
Thực hiện" là: Quyết định phê duyệt dự án (QĐ phê duyệt:
"Báo cáo nghiên cứu khả thi" hoặc "Báo cáo kinh tế kỹ
thuật").
 Ranh giới giữa "giai đoạn Thực hiện" và "Giai đoạn
Kết thúc XD" là: Biên bản nghiệm thu bàn giao cơng trình
đưa vào sử dụng.

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 15



Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
o

Nội dung của từng giai đoạn là gì?
 Đáp án: Xem sơ đồ trên đã rõ.
 Tổng thể nội dung 3 giai đoạn:

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 16


Phụ lục CV

Ks. Phùng Văn Chinh

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

Trang 17


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

 Ý 2: Quản lý chi phí trong dự án gắn liền với 3 giai đoạn trên
 Đương nhiên. Dự án là cả 1 q trình 3 giai đoạn. Khơng ai quản lý

chi phí dự án nửa chừng xuân rồi lơ là (chỉ tổ tiền mất tật mang).
 Phải hiểu hết 3 giai đoạn dự án ở mặt tổng thể để đặng còn biết
cách quản lý tốt chi phí. Nếu chỉ biết hờ hững, lưng chừng đồi thì tiền
chi phí sẽ như nước trơi qua cầu mà thơi (mình sẽ giúp các bạn hiểu
riêng phần Dự toán ở các bài sau).

 Ý 3: Quản lý chi phí dự án gắn chặt với các bước bản vẽ thiết kế (dãy
sơ đồ màu tím ở giữa)

 Ở đây phải đặt ra câu hỏi:
o Thấy trên sơ đồ có các loại thiết kế: "Thiết kế sơ bộ", "Thiết
kế cơ sở", "Thiết kế kỹ thuật", "Thiết kế bản vẽ thi cơng", "Bản
vẽ hồn cơng". Vậy chúng là gì? Nội dung thể hiện và phân biệt
chúng? Mục đích lập để làm gì? Có cần thiết phải lập khơng?
Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 18


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
 Trả lời: Xem sơ đồ khơng cần giải thích gì thêm

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 19


Phụ lục CV


Ks. Phùng Văn Chinh

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

Trang 20


Phụ lục CV

Ks. Phùng Văn Chinh

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD

Trang 21


Phụ lục CV

Sơ đồ tổng thể QLCPDADTXD
 Các bạn thân mến!
o Như vậy qua bài trên, chúng ta đã hiểu rõ các loại và các bước
thiết kế nêu trong sơ đồ. Bởi muốn quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng thì xuất phát điểm phải từ thiết kế mà ra.
o Tuy nhiên, mỗi loại thiết kế lại gắn liền với các bước liên quan
đến khái niệm: "Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi", "Báo cáo nghiên
cứu khả thi" "Báo cáo kinh tế kỹ thuật".
o Muốn quản lý tốt chi phí cần phải hiểu rõ cả 3 loại khái niệm
trên nó là cái gì?


1.3 Để kết luận cho bài học, các bạn chỉ cần lưu ý:
TƯƠNG ỨNG MỖI LOẠI THIẾT KẾ SẼ CĨ "DỰ TỐN" TƯƠNG ỨNG.
LOẠI THIẾT KẾ CÀNG CHI TIẾT THÌ DỰ TỐN CÀNG CHÍNH XÁC SO
VỚI THỰC TẾ.

Ks. Phùng Văn Chinh

Trang 22



×