Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỒNG LONG

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG XANH –
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TÓM TĂT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI – 2024



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ đô Hà nội, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Hà nội là một
trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước trong đó có thực hiện tăng trưởng xanh trong các ngành, các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, điều cần được xem xét ở đây chính là
theo sớ liệu cơng bớ mới nhất của VCCI (2022)1 về chỉ số xanh cấp tỉnh, Hà Nội
xếp hạng 63/63 tỉnh thành, với nhiều chỉ tiêu ở mức thấp nhất như: giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của BĐKH; chính sách ưu đãi và dịch vụ
hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường. Câu hỏi ở đây là: Sớ liệu này nói lên
điều gì; Thành phố Hà Nội cần làm gì trong thời gian tới để giải quyết bài toán về
tăng trưởng xanh.
Xét về góc độ doanh nghiệp ngành cơng nghiệp hỡ trợ là bộ phận cơng
nghiệp quan trọng, đóng vai trị to lớn trong thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.


Doanh nghiệp CNHT trên địa bàn Hà Nội nói riêng để tờn tại và phát triển sẽ cần
phải chuyển mình theo hướng phát triển xanh bởi các lý do sau đây: (i) Sự phát
triển của các doanh nghiệp sản xuất hiện tại đang gây nhiều vấn đề về mơi trường;
(ii) Cơ chế, chính sách của Chính phủ cũng như sức ép từ phía khách hàng đới với
các tiêu chí bảo vệ mơi trường thúc đẩy đẩy doanh nghiệp phát triển theo hướng
xanh; (iii) trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng như hiện nay, các doanh nghiệp muốn
phát triển thị trường cần thiết phải thay đổi theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn về
môi trường.
Mặc dù vấn đề phát triển theo hướng xanh đang và sẽ là vấn đề sớng cịn
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện không phải điều đơn giản bởi nhiều
lý do. Bên cạnh những lý do thuộc về các vấn đề nội tại, bản thân doanh nghiệp
(nhận thức, chiến lược, định hướng, ng̀n tài chính, mức độ hội nhập q́c tế...),
thì cịn có có sự tác động mạnh mẽ từ phía các yếu tớ thị trường, hạ tầng kỹ thuật,
các qui định và chế tài xử lý vi phạm. Các yếu tớ này ở một mức độ nào đó hiện
đang là cản trở việc phát triển theo hướng xanh của các doanh nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Phát triển doanh nghiệp theo hướng
xanh - nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa
bàn Thành phố Hà nội” được nghiên cứu sinh lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển theo hướng xanh của các
doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà Nội, đề xuất các giải pháp và kiến nghị
cho việc phát triển theo hướng xanh các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ
sau:
1

/>


2

- Hệ thớng hóa, phân tích, đánh giá cơ sở lý luận và thực tiễn; đưa ra khái
niệm về phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.
- Xác định nội hàm và tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp theo hướng
xanh; phân tích, đánh giá để lựa chọn ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của doanh nghiệp CNHT theo hướng xanh, trong đó có các yếu tớ đặc thù của
các doanh nghiệp ngành CNHT.
- Đề xuất các giải pháp phát triển doanh nghiệp CNHT theo hướng xanh,
góp ý chính sách cho các cơ quan quản lý và các đơn vị có liên quan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển theo hướng xanh
của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà nội.
- Về mặt thời gian: nghiên cứu sự phát triển theo hướng xanh của các doanh
nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2021, tầm nhìn 2050.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển
doanh nghiệp theo hướng xanh; Đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh trên cơ sở các nhóm tiêu chí; Phân tích mức độ tác động của các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp CNHT theo hướng xanh để từ đó đề ra các
giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo hướng xanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích hệ thớng
* Phương pháp phân tích thớng kê
* Phương pháp dự báo
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Trên cơ sở xây dựng bảng câu hỏi

và các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của UBND TP Hà nội, Bộ
Công Thương, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục Thớng kê, Liên đồn Thương mại
và Cơng nghiệp Việt Nam.
4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Để đạt được mục đích đề ra, luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp
phân tích định tính và định lượng. Mô hình được sử dụng để đánh giá, đo lường được
thiết kế trên phần mềm Smart PLS


3

Khung nghiên cứu của luận án được thể hiện qua sơ đồ:

Số liệu sơ cấp từ
điều tra khảo sát,

Nghiên cứu lý
thuyết về phát triển
DN theo hướng
xanh: Khái niệm,
nội dung, tiêu chí,
các yếu tớ A.hưởng

Dữ liệu thứ cấp có
liên

Bới cảnh trong
nước và Q.tế tác

động đến phát
triển DN CNHT
theo hướng xanh

Thực trạng phát
triển DN CNHT
theo hướng xanh
trên địa bàn HN

Kinh nghiệp phát
triển doanh nghiệp
theo hướng xanh

Quan điểm và định
hướng phát triển
DN CNHT theo
hướng xanh

Giải pháp phát triển
DN CNHT trên địa
bàn HN theo hướng
xanh

Thuận lợi và khó
khăn phát triển DN
CNHT theo hướng
xanh

Sơ đồ 1: Khung phân tích phát triển DN CNHT theo hướng xanh


5. Những đóng góp mới của luận án
* Đóng góp về khoa học:
- Nghiên cứu tổng hợp, làm rõ về khái niệm và nội hàm phát triển doanh
nghiệp theo hướng xanh trên cơ sở tiếp thu những cơng trình nghiên cứu trước
đó.
- Bổ sung, hồn thiện hệ thớng các tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp
theo hướng xanh.
- Thơng qua khảo sát, tổng hợp cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau,
nghiên cứu chỉ ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động tới sự phát
triển của DN theo hướng xanh đối với quá trình SX của DN.
* Đóng góp về thực tiễn:
- Làm rõ những lợi ích, những rào cản của doanh nghiệp CNHT khi thực
hiện phát triển theo hướng xanh.
- Bộ tiêu chí đánh giá các mức độ phát triển xanh sẽ là cơ sở để các cấp
quản lý tham khảo qua đó đánh giá thực trạng hoạt động phát triển xanh của
doanh nghiệp.
Từ phía các doanh nghiệp, đây cũng là cơ sở để họ nhìn nhận hiệu quả của
các hoạt động hiện tại và đưa ra các cải tiến thích hợp trong từng khâu của quá
trình sản xuất nhằm tăng cường hiệu quả đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực


4

tới môi trường.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các DN CNHT theo
hướng xanh. Khuyến nghị với các cơ quan quản lý trong việc xây dựng và triển
khai các cơ chế, chính sách nhằm hỡ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
theo hướng xanh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận án được kết cấu gờm

4 chương, 14 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp theo hướng
xanh
Chương 3: Thực trạng phát triển theo hướng xanh tại các doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Hà Nội
Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển theo hướng xanh đối với các
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Hà Nội
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP (ngành Công nghiệp hỗ trợ)
Khái quát các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
về: khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tớ ảnh hưởng đến phát triển
doanh nghiệp ngành CNHT; chỉ ra những điểm đặc thù của ngành CNHT để từ
đó xem xét các yếu tớ có ảnh hưởng lớn đến phát triển doanh nghiệp CNHT. Quá
trình tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến phát triển dồnh nghiệp CNHT
cũng cho thấy chưa có nghiên cứu về phát triển theo hướng xanh đối với tổng thể
các lĩnh vực thuộc ngành CNHT.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP GẮN VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG XANH
Khái quát các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
về: doanh nghiệp xanh; chuyển đổi xanh, xanh hóa sản xuất, phát triển bền
vững…; nghiên cứu về các nội dung và tiêu chí đánh giá liên quan đến việc phát
triển xanh, chuyển đổi xanh trong các doanh nghiệp; nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp đồng thời thực hiện các hoạt động xanh;
Các mô hình nghiên cứu liên quan đến phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.
1.3. TỔNG HỢP NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu làm sáng tỏ
Các cơng trình nghiên cứu mà các tác giả trình bày trên đây đều đã đề cập
một cách khái quát hay cụ thể về các vấn đề có liên quan đến phát triển doanh
nghiệp CNHT, tăng trưởng xanh, và phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh ở


5

các địa phương, các ngành lĩnh vực khác nhau,… trong đó các tác giả đã đề cập
đến những lý luận về phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp xanh, sản xuất xanh,
doanh nghiệp theo hướng xanh đã luận giải về các khái niệm, nội dung, tiêu chí
đánh giá.
Về tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp, đã có bộ tiêu chí đánh giá khá
đầy đủ gờm 07 nhóm tiêu chí là: Mức độ phát triển về số lượng DN; Mức độ phát
triển về lao động; Mức độ thu hút vốn đầu tư và tài chính; Đầu tư và phát triển
khoa học công nghệ; Chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, xây dựng
thương hiệu; Bảo vệ môi trường; Kết quả, hiệu quả phát triển doanh nghiệp.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra và phân tích các yếu tố
chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp, các yếu tố tác động
đến phát triển xanh, đổi mới xanh của doanh nghiệp. Các yếu tố được cho tác
động được tổng hợp bao gồm: Nhận thức của doanh nghiệp; Tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ; Nhu cầu thị trường; Ng̀n lực tài chính; kỹ năng quản lý, kỹ
năng của người lao động; Cơ chế chính sách của Chính phủ; Tác động của các
thành phần trong hệ sinh thái doanh nghiệp; Văn hoá doanh nghiệp
1.3.2. Những vấn đề chưa nghiên cứu hoặc còn đang tranh luận, cần
tiếp tục nghiên cứu
Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, tác giả nhận thấy việc tiếp cận phát
triển xanh trong các doanh nghiệp của các học giả trong và ngoài nước theo
nhiều hướng khác nhau nhưng các nghiên cứu về khái niệm phát triển doanh
nghiệp theo hướng xanh ở Việt Nam nói chung cịn khá mới.

Các tác giả thường tiếp cận theo những góc độ mơi trường và chưa có đánh
giá tổng thể về tiếp theo tác động của BVMT đến phát triển các yếu tố kinh tế,
thị trường của doanh nghiệp. Xem xét phát triển xanh dưới góc độ kinh tế phát
triển là hết sức cần thiết bởi lẽ, cần thiết có sự đánh giá tổng thể về quá trình phát
triển cũng như các yếu tố bên trong bên ngoài là tác nhân ảnh hưởng đến sự phát
triển doanh nghiệp theo hướng xanh.
Tiêu chí đánh giá về phát triển theo hướng xanh chưa thực sự rõ ràng và
chỉ có: tiêu chí đánh giá sản xuất xanh của Tsai và cộng sự; tiêu chí đánh giá DN
thực hiện TTX của UNIDO và UNEP; Tiêu chí phân loại doanh nghiệp xanh;
tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh của Nguyễn Ngọc Thía (2019),
những bộ tiêu chí này phần lớn chỉ đánh giá trên góc độ mơi trường.
1.3.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hướng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, xác định các khoảng trống nghiên cứu, luận
án của tác giả về “Phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh- trường hợp doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Hà Nội” sẽ đi sâu làm rõ về:
- Khung lý luận liên quan đến quan điểm về phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh;
- Lựa chọn các tiêu chí để đánh giá phát triển doanh nghiệp theo hướng
xanh;


6

- Xác định và lựa chọn đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp theo
hướng xanh;
- Xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau
trong ngành CNHT nhằm hoàn thiện được mục tiêu nghiên cứu của luận án đã đề ra và
giải quyết được một phần thiếu sót của những nghiên cứu trước đây.
Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG XANH
2.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
THEO HƯỚNG XANH
* Khái niệm
Phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh là một quá trình cải thiện về chất
của doanh nghiệp gắn với sử dụng hiệu quả năng lượng,các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiến tới phát triển sản
phẩm thân thiện với môi trường nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí, mở rộng thị trường, phát triển hình ảnh, thương hiệu.
* Nội dung
Một là, chuyển biến về nhận thức của doanh nghiệp.
Hai là, Hiện thực hóa nhận thức về tăng trưởng xanh vào chiến lược phát
triển của doanh nghiệp.
Ba là, Phát triển theo hướng xanh các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất.
Bớn là, xanh hóa q trình sản xuất.
Năm là, đầu tư cho nghiên cứu sản xuất các sản phẩm, dịch vụ xanh, thân
thiện với mơi trường.
2.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THEO
HƯỚNG XANH
Trên cơ sở đó kế thừa các bộ tiêu chí đã có, tác giả dự kiến nghiên cứu trên
nền tảng bộ tiêu chí đánh giá phát doanh nghiêp và nội hàm của khái niệm phát
triển doanh nghiệp theo hướng xanh, bao gồm: Nhóm các tiêu chí về đổi mới tư
duy và nhận thức; Phát triển theo hướng xanh các yếu tố đầu vào SX; Phát triển
theo hướng xanh trong quá trình sản xuất Phát triển theo hướng xanh các sản
phẩm đầu ra.
- Phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh là quá trình vận động của
doanh nghiệp từ cấp độ độ thấp lên cấp độ cao hơn, từ việc thay đổi về nhận thức,
chuyển biến từ nhận thức thành hành động và lan tỏa các hành động xanh đến với
các thành phần trong hệ sinh thái doanh nghiệp.

Cấp độ phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh
Cấp độ 1: Doanh nghiệp chưa hiểu hoặc nhận thức chưa đúng về phát triển
xanh
Cấp độ 2: Doanh nghiệp đã nhận thức đúng và có mong ḿn chủn đổi xanh
Cấp độ 3: Doanh nghiệp đã triển khai một hoặc một số hành động xanh:


7

Cấp độ 4: Doanh nghiệp lan tỏa hành động xanh đến cộng đồng và đối tác
Phát triển DN
theo hướng xanh (về
nhận thức và h.động)

Hiệu quả kinh tế
- Dễ tiếp cận vớn
- Giảm chi phí, thuế
- Xây dựng hình ảnh,
thương hiệu
- Mở rộng thị trường

Hành động BVMT
- Sử dụng hiệu quả TNTN
- Tiết kiệm năng lượng
- Tiết kiệm nước
- Giảm phát thải

Sơ đồ 4: Vòng tròn phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP THEO HƯỚNG XANH

Trên cơ sở đó kế thừa các nghiên cứu của các học giả, tác giả lựa chọn kế
thừa 04 yếu tố và điều chỉnh 01 yếu tố để đánh giá những tác động (bên trong và
bên ngoài) đến phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp và áp dụng để đánh
giá các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà nội, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Các yếu tố tác động đến mức độ phát triển DN theo hướng xanh
STT
Yếu tố tác động
Nguồn tham khảo
I. Yếu tố bên ngồi
1
Cơ chế, chính sách của Chính Andrea Beltramello &ctg (2013); EC (2008); De
phủ và địa phương
Jesus Pacheco DA & ctg (2016); WANG Xuelei
và cộng sự (2018)
2
Tương tác của các thành phần Cainelli et al. (2012); Carrillo-Hermosilla et al.
trong hệ sinh thái doanh nghiệp (2010); Andrea Beltramello &ctg (2013); EC
(2008)
II. Yếu tố bên trong
3
Lãnh đạo, quản lý doanh World Bank (2012); WANG Xuelei và cộng sự
nghiệp
(2018);
4
Năng lực tài chính của Doanh Andrea Beltramello &ctg (2013); EC (2008);
nghiệp
Alasdair Reid & Michal Miedzinski (2008)
5
Văn hoá doanh nghiệp
Chang and Chen (2013); Chen et al. (2012);

Paraschiv et al. (2012); Chen, Y. S.(2008) ; Bossle
MB & ctg (2016)

2.4 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THEO
HƯỚNG XANH


8

2.4.1. Kinh nghiệm về triển khai cơ chế chính sách của chính phủ các
quốc gia nhằm quản lý, hỗ trợ phát triển xanh doanh nghiệp
2.4.2. Kinh nghiệm về phát triển xanh của một số doanh nghiệp trên thế giới
2.4.3 Bài học kinh nghiệm
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG XANH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG XANH CÁC DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2.1 Sơ lược về phát triển doanh nghiệp CNHT trên địa bàn Thành phố Hà
Nội
3.2.1.1. Phát triển về số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
3.2.1.2. Phát triển về giá trị sản xuất các DN CNHT
3.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hỗ trợ
3.2.2 Thực trạng phát triển theo hướng xanh các doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ trên địa bàn TP Hà Nội
3.2.2.1. Thay đổi về nhận thức của doanh nghiệp về tăng trưởng xanh
Trên thực tế khảo sát, kết quả đã chỉ ra phần lớn các doanh nghiệp đều có những

nhận định tớt về vai trò của việc phát triển theo hướng xanh. Tuy nhiên, cũng tờn tại
một sớ nhận định cịn khá nhiều tranh cãi như sau: Tăng doanh thu, tạo ra nhiều lợi
nhuận; Nâng cao hiệu quả và năng suất; Dễ dàng tiếp cận ng̀n vớn; Giảm chi phí
ngun vật liệu; Cải thiện MQH với nhà cung cấp.
3.2.2.2 Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển theo hướng xanh
Về phát triển các hoạt động xanh giữa hai giai đoạn, giai đoạn 2011-2015, khi mà
khái niệm tăng trưởng xanh con khá mới, hầu hết doanh nghiệp chưa biết đến, cũng như
chưa thực sự hiểu về lợi ích của việc phát triển theo hướng xanh. Vì vậy, việc xây dựng
chiến lược phát triển xanh của doanh nghiệp hầu như chưa được quan tâm. Điều này phản
ánh ở kết quả khảo sát đa phần ở mức thấp. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2016-2021,
đã có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp được tham gia tập huấn về chiến lược tăng trưởng xanh
của quốc gia. Bên cạnh đó, nhu cầu về hội nhập thúc đẩy các doanh nghiệp phải quan tâm
nhiều hơn đến vấn đề phát triển bền vững. Hơn nữa, các qui định của Nhà nước ngày càng
thắt chặt hơn về vấn đề bảo vệ môi trưởng góp sức ép lên các doanh nghiệp về xây dựng
chiến lược gắn với lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh. Kết quả khảo sát đã cho thấy sự
phát triển đáng kể về mức độ triển khai xây dựng chiến lược phát triển xanh cho doanh
nghiệp.
Trong 05 năm trở lại đây, việc lồng ghép phát triển xanh trong xây dựng chiến lược
phát triển của doanh nghiệp đã được các doanh nghiệp quan tâm triển khai. Điều này đã
được thể hiện trong số liệu điều tra. Và thực hiện nhiều nhất là chỉ tiêu lãnh đạo doanh
nghiệp áp dụng những nội dung tập huấn về tăng trưởng xanh tại doanh nghiệp. Điều
này ít nhiều cho thấy vấn đề phát triển xanh đã phần nào được doanh nghiệp quan tâm.
3.2.2.3. Thực trạng doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào xanh
Hoạt động sản xuất với việc sử dụng các yếu tố đầu vào kết hợp với công nghệ
nhất định để tạo ra yếu tớ đầu ra là q trình chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để
đẩy mạnh phát triển theo hướng xanh, việc đầu tiên cần thiết là xem xét sử dụng yếu
tố đầu vào.


9


Đới với nhóm tiêu chí này, mức độ phát triển theo hướng xanh giữa hai giai đoạn
2011-2015 và 2016-2021 đã có những thay đổi tích cực ở chỉ tiêu doanh nghiệp lựa
chọn nhà cung cấp nguyên liệu dựa trên tiêu chí thân thiện với mơi trường. Từ chỡ
doanh nghiệp thu động trong việc lựa chọn đầu vào hoặc vì mục tiêu lợi nhuận khi lựa
chọn nguyên liệu cho sản xuất. Đến nay, khi doanh nghiệp đã có ý thực hơn về môi
trường và trước sức ép phát triển thị trường, phát triển sản phẩm có ng̀n gớc xanh,
nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn nguyên liệu theo các tiêu chí thân thiện với mơi trường.
Ngồi ra, doanh nghiệp cũng đã lựa chọn sử dụng nguồn năng lượng xanh, sử dụng
nguyên liệu tái chế. Tuy nhiên, tỷ trọng sử dụng trên tổng sớ lượng đầu vào thập, đa
phần chỉ mang tính thí điểm và theo đánh giá của các doanh nghiệp là chưa đem lại
hiệu quả.
Trong nhóm tiêu chí này, Lấy ngun liệu đầu vào từ nguồn thải các doanh
nghiệp khác đã qua xử lý và xử lý nguồn chất thải đầu ra để tái sử dụng cho doanh
nghiệp hoặc các doanh nghiệp khác ít doanh nghiệp quyết định thực hiện (42/136 doanh
nghiệp đang triển khai, chiếm 31,1% trên tổng số doanh nghiệp được khảo sát). Đây là
vấn đề mang tính đặc thù của ngành CNHT.
3.2.2.4. Thực trạng đổi mới công nghệ theo hướng xanh
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh, đòi hỏi chất lượng sản
phẩm của các DN CNHT sẽ ngày càng khắt khe hơn.
Số liệu điều tra khảo sát cho thấy, ở giai đoạn 2011-2015 Các doanh nghiệp
CNHT trên địa bàn TP Hà Nội rất ít để ý đến vấn đề môi trường. Đa phần doanh nghiệp
sử dụng công nghệ lạc hậu và đặc biệt chỉ quan tâm đến vấn đề hiệu quả và lợi nhuận
và bỏ qua yếu tố bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn 2016-2021
một phần do sức ép của các qui định về bảo vệ môi trường. Mặt khác nhu cầu thị trường
cũng đa dạng hơn đòi hỏi doanh nghiệp có những đổi mới về cơng nghệ. Chỉ sớ phát
triển giữa hai giai đoạn đã có sự chuyển biến đang kể .
Việc đầu tư vào dây chuyển xử lý chất thải ở giai đoạn 2016-2021 được các
doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến (chiếm 42/136, khoảng 31% doanh nghiệp được
hỏi áp dụng triển khai hệ thống quản lý môi trường). So với giai đoạn 2011-2015 chỉ

có khoảng 15% doanh nghiệp được hỏi trả lời có áp dụng triển khai hệ thớng quản lý
mơi trường. Như vậy, đã có sự tiến triển vượt bậc về tiêu chí nay ở các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc áp dụng cơng nghệ để quy trình sản xuất sạch hơn cũng được
các doanh nghiệp thực hiện. Đây cũng là một chủ trương mà TP Hà nội đã khuyến
khích các doanh nghiệp thực hiện.
3.2.2.5. Thực trạng đầu tư, phát triển nhân lực và cơ cấu tổ chức
Theo số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2011-2021 số lượng lao động
làm việc tại các DN CNHT không ngừng tăng lên từ gần 36 nghìn lao động năm 2011
lên hơn 60 nghìn lao động năm 2021. Ở Hà Nội, chất lượng lao động trong các doanh
nghiệp CNHT được đánh giá chung là tốt hơn so với mặt bằng chung của các DN công
nghiệp. Số lao động của DN CNHT chiếm tỷ lệ chiếm hơn 6% tổng sớ lao động tồn
ngành nhưng giá trị sản xuất tạo ra chiếm khoảng 10% giá trị sản xuất của toàn ngành
công nghiệp.
Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động có liên quan đến yếu tớ con người phục
vụ mục tiêu phát triển xanh chỉ thực sự được các doanh nghiệp bước đầu lưu tâm từ
giai đoạn 2016-2021. Hiện có 47 doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động có chuyên môn
(chiếm 34,5% trên tổng số doanh nghiệp được khảo sát), trên tổng số 136 doanh nghiệp


10

được khảo sát. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư vào nhân lực có chun mơn trong
lĩnh vực mơi trường chưa thực sự được doanh nghiệp chú ý.
3.2.2.6. Thực trạng triển khai kiểm soát, xử lý phát thải của doanh nghiệp
Mức phát thải thường gắn liền với sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất. Do vậy,
với mục tiêu giảm thiểu mức phát thải, cũng gần như doanh nghiệp phải giảm sản lượng
của mình. Để thực hiện việc kiểm soát và xử lý phát thải, thông thường doanh nghiệp
cần phải xuất phát từ những cải tiến nhằm nâng cao hiệu suất và giảm tác động tiêu
cực tới môi trường
Thực tế đã chỉ ra rằng, với hoạt động sản xuất, nếu sản lượng càng cao thì mức

phát thải càng lớn, khi đó chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho phí thải sẽ tăng,
ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do vậy, việc xuất hiện những hình thức để trớn, tránh chi
trả cho mức phí này là một điều sẽ rất khó để tránh khỏi.
Kết quả khảo sát đã chỉ ra, hoạt động mà doanh nghiệp thường xuyên thực hiện
đó là đo lường mức phát thải theo từng tháng (có 50/136 doanh nghiệp khảo sát có thực
hiện). Các hoạt động chiếm tỷ trọng ít hơn như, đưa ra mục tiêu giảm mức phát thải
hay đầu tư vào dây chuyền xử lý. Điều này giải thích bởi việc đưa mục tiêu giảm thiểu
mức phát thải khơng phải dễ dàng thực hiện vì với những dây chuyền, năng suất như
cũ thì việc điều chỉnh mức phát thải là rất khó. Ḿn thực hiện được, cần có sự đóng
góp từ phía người lao động hoặc đầu tư vào dây chuyền sản xuất hoặc phân tích tồn
bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề này không phải dễ dàng trong khoảng
thời gian ngắn, mà cần phải có sự đầu tư trong dài hạn và yêu cầu mức vốn đầu tư lớn.
3.2.2.7. Thực trạng tiết kiệm tiêu hao năng lượng và tiêu hao nước của các doanh
nghiệp
Theo kết quả khảo sát, việc thu thập dữ liệu về tình hình sử dụng năng lượng
theo từng tháng được các doanh nghiệp chú trọng triển khai. Cùng với đó, các doanh
nghiệp chú trọng sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt.
Hoạt động đưa ra định mức tiêu thụ, cũng như các biện pháp giảm thiểu mức
năng lượng cũng ít được các doanh nghiệp triển khai hơn.
Tương tự như năng lượng, nguồn nước là một yếu tố đầu vào được doanh nghiệp
sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất. Việc sử dụng sao cho hiệu quả cũng là một
trong những vấn đề được các doanh nghiệp chú trọng. Khi được khảo sát, các doanh
nghiệp thể hiện hoạt động tiết kiệm nước thơng qua 3 tiêu chí: (1) thu thập dữ liệu sử
dụng nguồn nước theo từng tháng; (2) lắp các thiết bị tiết kiệm nước trong các cơ sở
sản xuất của mình; (3) thiết kế lại quy trình nhằm tiết kiệm nước.
Hoạt động được các doanh nghiệp triển khai nhiều nhất đó là thu thập dữ liệu sử
dụng ng̀n nước (có tới 82 doanh nghiệp được hỏi đã trả lời có thực hiện hoạt động).
Điều này cũng khá dễ hiểu khi thu thập dữ liệu là điều dễ thực hiện. Tuy nhiên lại rất
ít doanh nghiệp lại sử dụng nó để phân tích sâu hơn về việc sử dụng nước như: có tương
ứng với yếu tớ đầu ra hay khơng, lượng trung bình nước sử dụng m3 cho mỗi đơn vị

đầu ra là bao nhiêu.
3.2.2.8. Thực trạng đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm xanh


11

Khi nói đến các sản phẩm xanh, thơng thường người ta hiểu rằng đó là những
sản phẩm được tạo ra từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường, việc sử dụng nó
sẽ ít gây tác hại đến mơi trường và hồn tồn có thể tái chế được.
Theo kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, hoạt động sản xuất các sản
phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện với mơi trường (điểm trung bình là 3,03). Điểm
trung bình của nội dung này là 2,66 ở giai đoạn 2011-2015. Mức độ triển khai thực tế
thì việc sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường khó hơn rất nhiều,
và cụ thể chỉ có 12 doanh nghiệp đã thực hiện nội dung này. Điều này có thể được giải
thích khi tham gia vào các ch̃i sản xuất hoặc theo yêu cầu bắt buộc, các doanh nghiệp
phải đạt được những chứng chỉ về sinh thái.
3.2.3 Tác động của các yếu tố đến phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh
(Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội)
Như đã phân tích ở chương cơ sở lý luận, do đặc thù của ngành công nghiệp hỗ
trợ và đặc biệt là các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà Nội, trong nghiên cứu
này các yếu tớ bên trong và bên ngồi tác động đến phát triển doanh nghiệp theo hướng
xanh bao gồm: (1) Cơ chế, chính sách của chính phủ và TP Hà nội,; (2) Tương tác của
các thành phần trong hệ sinh thái doanh nghiệp; (3) Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp,
(4) Năng lực tài chính của doanh nghiệp; (5) Văn hóa doanh nghiệp.
3.2.3.1 Yếu tố cơ chế chính sánh
Để phát triển ngành CNHT, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hệ thớng
chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, xuất nhập khẩu….Tại Việt Nam, trong những
năm qua, các chính sách thuế đã có những ưu đãi, khuyến khích nhằm tạo ng̀n vốn
đáng kể cho ngành công nghiệp này tái đầu tư phát triển. Những DN CNHT là những
DNNVV đang ở mức trung bình và yếu. Để các DN này phát triển phụ thuộc nhiều

vào chính sách hỡ trợ của Nhà nước, khi được sự hỡ trợ từ chính sách nhà nước DN
sẽ có khả năng cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu.
Bảng 3.1. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ tác động của cơ chế chính sách
đến phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh
Biến
Nội dung đánh giá
TB Độ lệc chuẩn
Các qui định của CP và ĐP liên quan đến BVMT
CS1
3.88
1.180
bắt buộc các DN tuân thủ
Các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về thủ tục
CS2 hành chính.. đới với việc phát triển theo hướng
3.87
1.232
xanh của DN
Các chính sách hỡ trợ về tài chính, thị trường,
CS3 quảng bá thương hiệu.. đối với các doanh nghiệp
3.88
1.215
phát triển theo hướng xanh
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra
Kết quả khảo sát cho thấy các DN đánh giá về chính sách cao về mức độ tác
động của yếu tố cơ chế, chính sách của Nhà nước, đặc biệt chính sách Nhà nước đã
chú ý tới yêu cầu về các tiêu chuẩn môi trường mà DN cần phải đáp ứng. DN cũng rất
đồng ý với việc phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo môi trường.


12


Điểm trung bình cho cả nhóm yếu tớ qui định của Nhà nước và chính quyền địa
phương là 3,88/5, trong đó một sớ doanh nghiệp đánh giá gần như tuyệt đới về mức độ tác
động của cơ chế chính sách đến sự phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp
3.2.3.2 Tương tác của các thành phần trong hệ sinh thái DN
Nghiên cứu thực tiễn cho thấy đánh giá của các DN về thị trường hiện nay có sự
tăng trưởng một cách ổn định, bền vững. Các đối tượng khảo sát có sự đờng tình ở mức
trên trung bình về tác động của các thành phần trong hệ sinh thái đến sự phát triển xanh
của doanh nghiệp.
Trong các thành phần, thị trường đầu ra có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển
xanh hơn các thành phần còn lại ( Nhà nước, DN đầu vào, các tổ chức tài chính..)
Điểm tác động mạnh đến phát triển xanh trong các doanh nghiệp ở nhóm yếu tớ
này, theo các đới tượng được khảo sát đó là các tiêu chuẩn SX theo qui trình xanh
3,91/5. Điểm trung bình của 02 yếu tớ TT3 và TT4 lần lượt là 3,82 và 3,83 chứng tỏ
các tổ chức phi chính phủ và các quỹ tài chính có mức độ ảnh hưởng nhất định đến
quyết định đầu tư phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp.
Bảng 3.2. Đánh giá của DN về yếu tố tương tác của các thành phần trong hệ sinh
thái doanh nghiệp
Độ lệch
Biến
Nội dung đánh giá
TB
chuẩn
Khách hàng tạo sức ép về môi trường buộc DN
TT1
3.79
1.261
phải tuân thủ khi ký kết hợp đờng
Khách hàng có nhu cầu cao với các sản phẩm, dịch
TT2

3.69
1.315
vụ thân thiện với môi trường
Các tổ chức phi chính phủ tạo sức ép buộc DN phải
TT3
3.82
1.255
phát triển theo hướng xanh
Các quỹ tài chính đưa ra tiêu chuẩn cho vay kèm
TT4
3.83
1.289
điều kiện về môi trường
Muốn tham gia vào chuỗi cung ứng DN buộc phải
TT5
3.91
1.196
đáp ứng các tiêu chuẩn SX theo qui trình xanh
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra,
3.2.3.3 Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp
Nhận thức và hành động của đội ngũ lãnh đạo quản lý có ảnh hưởng quyết định
đến sự phát triển nói chung của doanh nghiệp. Để hướng doanh nghiệp khơng những
phát triển mà cịn là phát triển bền vững, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, bên
cạnh yếu tớ nhận thức cịn là sự đờng thuận của toàn bộ đội ngũ lãnh đạo. Để doanh
nghiệp nhận thức đúng về phát triển xanh, bảo vệ môi trường, lãnh đạo không những
phải cập nhật xu thế, xây dựng mục tiêu, chiến lược mà còn triển khai đến các bộ phận
để cùng vào cuộc hành động theo mục tiêu đã đề ra.
Bảng 3.3. Đánh giá của DN CNHT về tác động của yếu tố Lãnh đạo quản lý
doanh nghiệp đến phát triển theo hướng xanh



13

Biến

Nội dung đánh giá

TB

Độ lệch
chuẩn

Lãnh đạo DN cập nhật xu hướng phát triển
3.62
1.337
xanh
Lãnh đạo DN có chiến lược rõ ràng về phát
LD 2
3.49
1.391
triển theo hướng xanh
Lãnh đạo DN thường xuyên chỉ đạo, hướng
LD 3
3.56
1.390
dẫn thực hiện các hoạt động xanh
L.Đạo DN khuyến khích nhân viên đưa ra
LD 4
3.73
1.302

sáng kiến BVMT trong lĩnh vực công việc
L.Đạo DN giám sát chặt chẽ việc thực hiện
LD 5
3.79
1.268
các hoạt động xanh
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra,
Đánh giá về tác động của yếu tố lãnh đạo doanh nghiệp đến phát triển xanh, đối
tượng khảo sát đã cho thấy đây là yếu tố bên trong ảnh hưởng mạnh, đạt 3,64/5 điểm,
điều này thể hiện yếu tớ lãnh đạo có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển xanh của
mỗi doanh nghiệp.
Lãnh đạo DN có chiến lược rõ ràng về áp dụng sản xuất xanh thì doanh nghiệp
đó đương nhiên sẽ thực hiện các hoạt động hướng xanh. Tuy nhiên điểm trung bình của
yếu tớ này ở mức thấp nhất trong nhóm là 3,49 điểm. Điều này cho thấy doanh nghiệp
chưa thực sự đánh giá cao vai trò của chiến lược dài hạn mà quan tâm nhiều đến những
hành động lãnh đạo điều hành cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở nội dung lãnh đạo DN
giám sát chặt chẽ việc thực hiện các hoạt động xanh có điểm sớ đánh giá trung bình cao
nhất 3,79/5.
3.2.3.4. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT đang gặp rất nhiều khó khăn về vớn và
kỹ thuật cũng như đầu ra trong điều kiện quy mô thị trường quá nhỏ. Các nguyên liệu,
linh kiện, phụ kiện trong ngành điện tử là những linh phụ kiện địi hỏi sự gia cơng
chính xác rất cao, và nguyên liệu chủ yếu phải nhập ở nước ngồi. Điều này đẩy chi
phí sản xuất và u cầu về trang thiết bị máy móc và cơng nghệ. Các DN CNHT luôn
thiếu vốn và công nghệ để có thể cạnh tranh được với các DN nước ngồi. Trong khi
vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cần thiết cho quá trình phát triển CNHT, giúp nâng
cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Đặc điểm nổi bật của CNHT luôn yêu cầu vốn đầu tư lớn, sản lượng phải nhiều
để có thể giảm giá thành và đảm bảo chất lượng. Trong khi các DN trên địa bàn Hà Nội
hoạt động trong lĩnh vực này đa phần là các DNNVV, vớn đầu tư ít, trang thiết bị cơng

nghệ lạc hậu, trình độ tự động hóa thấp, quy mơ nhỏ, thiếu hiểu biết về cơng nghệ thích
hợp do khơng tiến hành các nghiên cứu hệ thống về công nghệ, chưa có thị trường vớn
trung hạn và dài hạn nên DN ít có khả năng lựa chọn ng̀n vớn, phụ thuộc gần như vào
vốn ngân hàng.
Bảng 3.4. Đánh giá của DN về tác động của yếu tố năng lực tài chính
Độ lệch
Biến
Nội dung đánh giá
TB
chuẩn
LD 1


14

Ng̀n lực tài chính tự có của DN có khả năng
TC1
đáp ứng toàn bộ hoặc một phần việc thực hiện
3.39
1.400
các hoạt động phát triển theo hướng xanh
DN có khả năng huy động các nguồn lực cho
TC2
việc thực hiện các hoạt động phát triển theo
3.46
1.324
hướng xanh
DN được hỗ trợ về lãi suất khi vay vốn để thực
TC3
3.44

1.282
hiện các hoạt động phát triển theo hướng xanh
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra,
Đánh giá về tác động của yếu tố năng lực tài chính đến phát triển xanh, đới
tượng khảo sát đã cho thấy đây là yếu tố bên trong ảnh hưởng, đạt 3,43/5 điểm, điều
này thể hiện năng lực tài chính cũng có tác động đến sự phát triển xanh của mỗi doanh
nghiệp. Chi tiết về các nguồn lực tài chính, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến
ng̀n lực khả năng huy động các nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động phát triển
theo hướng xanh 3,46/5. Tiếp đó là hỡ trợ về lãi suất khi vay vớn để thực hiện các hoạt
động phát triển theo hướng xanh 3,46/5.
3.2.3.5. Yếu tố văn hóa doanh nghiệp
Cùng với phản ánh tớt về chính trị thì nhân tớ văn hóa cũng ảnh hưởng đến sự
phát triển xanh của DN. Người tiêu dùng trong hiện có thói quen đánh giá cao về chất
lượng và mẫu mã hàng nước ngoài hoặc mua hàng gắn với các thương hiệu, do vậy làm
cho các DN trong nước gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Xét ở góc độ doanh nghiệp, yếu tớ văn hóa được thể hiện ở mức độ quan tâm
chung của toàn thể cán bộ, nhân viên đến vấn đề môi trường. Doanh nghiệp sẽ thực
hiện tốt hơn các hoạt động xanh khi mà toàn thể nhân viên thấm nhuần về ý thực tiết
kiểm năng lượng, nước và ý thức giảm các tác nhân gây hại cho môi trường.
Bảng 3.5. Đánh giá của DN về tác động của yếu tố văn hóa
Độ lệch
Biến
Nội dung đánh giá
TB
chuẩn
Lãnh đạo và N. viên đề nhận thức đúng về
VH1
việc lồng ghép mục tiêu TTX vào chiến
3.52
1.358

lược PTDN vì mục tiêu lợi ích của DN
Hệ thống các cấp quản trị của doanh nghiệp
VH2
thống nhất thực hiện phát triển doanh
3.52
1.342
nghiệp theo hướng xanh
Những quan niệm chung về tiết kiệm năng
VH3
lượng, nước, giảm phát thải… được thấm
3.53
1.328
nhuần tới tất cả nhân viên
Nguồn: Tác giả xử lý từ sớ liệu điều tra,
Nhóm yếu tớ văn hóa được thể hiện ở 03 yếu tớ đó là: Lãnh đạo và Nhân viên
đề nhận thức đúng về việc lồng ghép mục tiêu TTX vào chiến lược PTDN vì mục tiêu
lợi ích của DN; Hệ thống các cấp quản trị của doanh nghiệp thống nhất thực hiện phát
triển doanh nghiệp theo hướng xanh; Những quan niệm chung về tiết kiệm năng lượng,


15

nước, giảm phát thải… được thấm nhuần tới tất cả nhân viên. Đánh giá về tác động của
yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến phát triển xanh, đới tượng khảo sát đã cho thấy đây
là yếu tố bên trong ảnh hưởng ở mức cao, đạt 3,52/5 điểm. Ở nhóm yếu tố này, đối
tượng được khảo sát đặc biệt đánh giá cao về những quan niệm chung được thấm nhuần
tới tất cả nhân viên . Đây là yếu tố được cho là có ảnh hưởng lớn hơn đến sự phát triển
theo hướng xanh. Điểm trung bình của yếu tớ này theo thớng kê là 3,53/5 điểm, ở mức
trên trung bình.
3.2.3.6. Phân tích định lượng về tác động của các yếu tố đến phát triển theo

hướng xanh quá trình sản xuất của doanh nghiệp
* Đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến trong mơ hình
Khi phân tích định lượng ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển theo hướng xanh
của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, mặc dù thang đo các yếu tố được tác giả kế
thừa từ các nghiên cứu trước, nhưng trong bối cảnh nghiên cứu của tác giả, cần thiết
phải tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm đảm bảo chất lượng đo lường của
thang đo các yếu tố.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến độc lập trong mô hình nghiên
cứu, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0.7, hệ số tương quan biến –
tổng đều đảm bảo lớn hơn 0.3 và không có chỉ báo nào có hệ sớ Cronbach’s Alpha nếu
loại biến lớn hơn Cronbach’s Alpha chung của thang đo. Vì vậy, các thang đo sử dụng
trong mô hình nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy trong đo lường các nhân tố tiềm ẩn.
Bảng 3.22: Độ tin cậy của thang đo các biến độc lập
Nhân tố

Nội dung

Cronbach's
Alpha

Số chỉ báo
của thang
đo

Chỉ báo bị
loại

CS

Cơ chế chính sách của CP

và địa phương

0.883

3

-

TT

Tương tác của các thành
phần trong hệ sinh thái DN

0.891

5

-

LD

Lãnh đạo quản lý doanh
nghiệp

0.906

5

-


TC

Năng lực tài chính của DN

0.925

3

-

VH

Văn hóa doanh nghiệp

0.883

3

-

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.

* Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích EFA đối với các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu

Để phân tích nhân tố khám phá, tác giả sử dụng phần mềm SPSS version 27,
kết quả phân tích được từ mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
Kiểm định KMO và Bartlett's trong phân tích nhân tớ cho thấy hệ sớ KMO
cao (bằng 0.743 > 0,5) chứng tỏ mẫu nghiên cứu là phù hợp để tiến hành phân tích



16

nhân tớ khám phá. Giá trị kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig. = 0,000 <0,05)
phản ánh các biến quan sát có tương quan với các nhân tớ trong phân tích EFA.
Bảng 3.24 Kiểm định KMO and Bartlett's
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square

0.743
2914.971
171
0.000

df
Sig.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.

Phân tích EFA đối với các nhân tố phát triển theo hướng xanh
Đối với các nhân tố phát triển theo hướng xanh trong quy trình sản xuất, kết
quả phân tích nhân tớ cụ thể như sau:
Bảng 3.26. Kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
df
Sig.


0.769
1076.687
36
0.000

Kiểm định KMO và Bartlett's trong phân tích nhân tớ cho thấy hệ sớ KMO cao
(bằng 0.769 > 0.5) chứng tỏ mẫu nghiên cứu là phù hợp để tiến hành phân tích nhân tớ
khám phá. Giá trị kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig. = 0.000 <0.05) phản ánh các
biến quan sát có tương quan với các nhân tớ trong phân tích EFA.
Kết quả phân tích nhân tớ khám phá cho 9 chỉ báo thuộc các nhân tố phát triển
theo hướng xanh trong quy trình sản xuất của các doanh nghiệp hội tụ thành 3 nhân tớ.
Ba nhân tớ này giải thích được 75.199% sự thay đổi của dữ liệu. Kết quả được trình bày
trong Bảng 3.26 cũng cho thấy các chỉ báo của các thang đo cũng đảm bảo tính hội tụ và
giá trị phân biệt khi giải thích các nhân tớ theo thang đo đề xuất của tác giả.
Như vậy, kết quả phân tích khám phá các biến độc lập và biến phụ thuộc trong
mô hình nghiên cứu đề xuất đều đảm bảo các chỉ báo đo lường tốt các nhân tố trong mô
hình, các thang đo đảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân biệt để đưa vào phân tích tiếp
theo.
* Đánh giá mơ hình nghiên cứu
Kết quả chạy PLS-SEM cho thấy các hệ số tác động đều mang dấu dương và có
ý nghĩa thớng kê ở mức ý nghĩa 5% (các giá trị P-value đều nhỏ hơn 0.05) vì vậy các
nhân tớ đều ảnh hưởng tích cực tới định hướng phát triển xanh của doanh nghiệp trong
quy trình sản xuất. Trong đó:
Nhân tớ VH doanh nghiệp tác động mạnh nhất tới phát triển theo hướng xanh của
doanh nghiệp trong việc kiểm soát, xử lý phát thải (KSPT) với hệ số tác động ở mức cao
nhất là 0.284. Các nhân tố tiếp theo lần lượt là: Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp (LD),
Cơ chế chính sách của CP và địa phương (CS), Năng lực tài chính của doanh nghiệp


17


(TC), Tương tác của các thành phần trong hệ sinh thái DN (TT) với các hệ số tác động
là 0.271, 0.266, 0.256 và 0.229.
Nhân tố Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp (LD) tác động mạnh nhất tới phát triển
theo hướng xanh của doanh nghiệp trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng (NL) với hệ
số tác động ở mức cao nhất là 0.305. Các nhân tố tiếp theo lần lượt là: Văn hóa doanh
nghiệp (VH), Cơ chế chính sách của CP và địa phương (CS), Tương tác của các thành
phần trong hệ sinh thái DN (TT), Năng lực tài chính của doanh nghiệp (TC) với các hệ
số tác động là 0.267, 0.18, 0.175 và 0.170.
Nhân tố Tương tác của các thành phần trong hệ sinh thái DN (TT) tác động mạnh
nhất tới phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp trong việc sử dụng tiết kiệm nước
(TK) với hệ số tác động ở mức cao nhất là 0.284. Các nhân tớ tiếp theo lần lượt là: Năng
lực tài chính của doanh nghiệp (TC), Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp (LD), Văn hóa
doanh nghiệp (VH), Cơ chế chính sách của CP và địa phương (CS) với các hệ số tác
động là 0.278, 0.262, 0.249 và 0.245
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ THEO HƯỚNG XANH
3.3.1. Thuận lợi và khó khăn
3.3.2. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà nội đã ý thức được vai
trò quan trọng của phát triển theo hướng xanh đối với sự phát triển bền vững lâu dài
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã nhận thức được phát triển theo hướng xanh
đang tạo nên lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong quá trình phát triển, hội
nhập q́c tế.
Thứ hai, các doanh nghiệp đã lồng ghép các hoạt động tăng trưởng xanh trong
chiến lược phát triển doanh nghiệp của mình.
Thứ ba, việc chú trọng vào công nghệ thân thiện với môi trường cũng đã được
các doanh nghiệp quan tâm bằng việc đầu tư vào các hệ thống quản lý môi trường, triển
khai phân tích và tiến hành các phương thức sản xuất sạch hơn. Có những doanh nghiệp
đã đầu tư vào hệ thớng công nghệ thân thiện với môi trường, và đa phần những cải tiến

này xuất phát từ bộ phận phân tích, cải tiến của doanh nghiệp và đóng góp của người
lao động.
Thứ tư, các doanh nghiệp cũng đã có ý thức trong việc quy định mức phát thải
ra môi trường, thông qua việc kiểm sốt đầu ra. Có những doanh nghiệp đã chú trọng
xử lý nguồn thải tại nguồn bằng việc đầu tư vào dây chuyền xử lý chất thải, một mặt
giảm thiểu chi phí đầu ra, mặt khác thể hiện trách nhiệm với môi trường.
Thứ năm, các nội dung tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, nước đã được
các doanh nghiệp quan tâm, triển khai. Việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm hơn, phân
tích, xử lý những thơng sớ đầu vào để từ đó hình thành nên các biện pháp giảm thiểu
lượng tiêu thụ nguồn lực đầu vào này được cụ thể hoá bằng việc đưa ra các định mức
và đề xuất cụ thể để giảm lượng tiêu thụ. Nhiều sáng kiến từ đó cũng đã được triển
khai thơng qua sự đóng góp của các đới tượng lao động (bộ phận cải tiến và các nhân
viên trong công ty),


18

Thứ sáu, việc đầu tư phát triển nhân lực có trình độ, hoặc thành lập các bộ phận
liên quan đến môi trường đã được hưởng ứng, triển khai tại các doanh nghiệp. Có
những doanh nghiệp đã hình thành các bộ phận chuyên môn về môi trường, số lượng
tuyển dụng lao động có chun mơn khá lớn. Đây có thể nói là những thay đổi, thể
hiện nhận thức rất rõ của các doanh nghiệp.
Thứ bảy, ở cấp độ cao hơn, việc sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ xanh cũng đã
được một số doanh nghiệp triển khai thực hiện. Nhiều doanh nghiệp đã thể hiện quyết
tâm cũng như cam kết của mình để các hoạt động sản xuất không ảnh hưởng tới mơi
trường . Bên cạnh đó, với việc tham gia ch̃i giá trị tồn cầu, các doanh nghiệp cũng
đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe khác về mơi trường.
3.3.3 Những hạn chế, tồn tại:
Thứ nhất, ở nhóm tiêu chí về nhận thức của doanh nghiệp, mặc dù đã có nhiều
doanh nghiệp biết đến tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa nhận thức đúng

về vai trò và lợi ích của việc phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.
Thứ hai, ở nhóm tiêu chí lựa chọn các yếu tớ đầu vào, mặc dù đã có dấu hiệu
khả quan khi các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng mối quan hệ cộng sinh với nhau,
nhưng chỉ có 1/3 trên tổng số doanh nghiệp được khảo sát lựa chọn nhà cung cấp ng̀n
ngun liệu đầu vào theo tiêu chí thân thiện với mơi trường.
Thứ ba, ở nhóm tiêu chí sản xuất xanh, kết quả khảo sát cho thấy các hoạt động
thường dừng ở những cải tiến nhỏ lẻ, mức độ đầu tư tương đối thấp, giá trị chưa cao,
và thường chỉ áp dụng trong doanh nghiệp. Các cải tiến của doanh nghiệp thường đến
từ nhập khẩu công nghệ, bộ phận cải tiến hay người lao động cịn chưa có vai trò quan
trọng trong hoạt động này.
Thứ tư, mặc dù các doanh nghiệp đã có đo lường mức phát thải, hay sử dụng tiết
kiệm các yếu tố năng lượng, nước, tuy nhiên từ đó để phân tích sâu hơn và đề ra mục
tiêu giảm lượng tiêu thụ còn rất hạn chế. Các biện pháp này về cơ bản chỉ là thay thế,
chứ chưa đi vào bản chất phân tích q trình sản xuất để giảm lượng tiêu thụ trong từng
khâu và hướng đến hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.
Thứ năm, ở nhóm tiêu chí về sản phẩm đầu ra, kết quả khảo sát cho thấy việc
sản xuất ra những sản phẩm xanh hoặc dán nhãn sinh thái lên sản phẩm của mình chưa
thật sự được các doanh nghiệp quan tâm.
3.3.4 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp
Hạn chế về nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp: thông thường doanh nghiệp
hướng đến tối đa hố lợi nhuận. Chính vì vậy, có nhiều doanh nghiệp thay vì áp dụng
các chuẩn đạo đức trong kinh doanh hay nâng cao năng suất, áp dụng các cải tiến thì
lại sử dụng những biện pháp dễ dàng hơn liên quan đến rủi ro đạo đức, trốn thuế hay
gây ra những ngoại tác tiêu cực.
Bản thân doanh nghiệp cũng là một chủ thể bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tớ
nội tại. Khi được khảo sát những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi triển khai
các hoạt động TTX đó là: ng̀n tài chính, cơng nghệ, nhân lực, hay sự khác biệt về
sản phẩm. Doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà Nội phần lớn là các doanh nghiệp



19

nhỏ và siêu nhỏ. Đối với các doanh nghiệp này việc xây dựng một chiến lược dài hạn
đã khó, lờng ghép thêm các chỉ tiêu phát triển xanh và hướng đến thực hiện vì mục tiêu
dài hạn được xem ra còn rất xa vời và kém khả thi.
Một rào cản rất lớn cho việc phát triển theo hướng xanh của doanh nghiệp chính
là vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Khi mà lãnh đạo còn chưa thực sự nhận thức được
phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh quyết định sự sống còn của doanh nghiệp;
khi mà lãnh đạo doanh nghiệp còn do dự, chưa tin tưởng vào hiệu quả về kinh tế của
việc thực hiện phát triển theo hướng xanh, thì việc phát triển doanh nghiệp theo hướng
xanh chỉ dẫm chân ở cấp độ nhận thức và cần thay đổi về nhận thức
* Nguyên nhân khách quan từ các yếu tố bên ngồi tác động
Một là, cơ chế, chính sách quản lý của Chính phủ và địa phương vẫn cịn nhiều
kẽ hở để các doanh nghiệp có thể tận dụng để thực hiện những hành vi về ngoại tác
hay vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức về môi trường. Mặc dù những Luật, Nghị định
hay các tiêu chuẩn đã quy định rất rõ về chất lượng cũng như hoạt động sản xuất và
trách nhiệm với môi trường. Tuy nhiên, vấn đề giám sát hoạt động vẫn chưa chặt chẽ
để doanh nghiệp tận dụng, lách luật.
Hai là, các chính sách khun khích, hỡ trợ cho doanh nghiệp phát triển theo
hướng xanh chưa thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ba là, ngoài khách hàng của doanh nghiệp và các bên hữu quan khác cũng chưa
thực sự quan tâm và đánh giá cao đến hành vi xanh hóa của doanh nghiệp. Điều này
làm cho doanh nghiệp thực sự chưa cảm thấy sự cần thiết phải chuyển hành vi sản xuất
theo hướng xanh hơn, hiệu quả hơn.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ THEO HƯỚNG XANH
4.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TP HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ THEO HƯỚNG XANH

4.1.1 Quan điểm
Phát triển doanh nghiệp CNHT trên địa bàn Thủ đô theo hướng xanh cần phải
xác định là một nội dung trọng tâm, xun śt, có ảnh hưởng đến sự phát triển xanh
của cả ngành công nghiệp của Thủ đô.
Phát triển các lĩnh vực CNHT dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của Hà Nội,
phù hợp với u cầu,2 định hướng phát triển cơng nghiệp hóa của Hà Nội và cả nước và
gắn với các tiêu chí về xanh hóa sản xuất.
Phát triển theo hướng xanh là một quá trình lâu dài, không thể trong thời gian ngắn
có thể thay đổi ngay lập tức.
4.1.2. Định hướng
Định hướng phát triển theo hướng xanh các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn
TP Hà Nội bao gồm những nội dung cụ thể:
2

[Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2017), “Quyết định số: 6743/QĐ-UBND ngày 27 tháng 09
năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội về Phê duyệt đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025”, Hà Nội].


20

Một là, cần khuyến khích các doanh nghiệp hướng đến phát triển xanh và đảm
bảo tránh những tác động tiêu cực tới mơi trường. Việc khuyến khích từ việc giúp
doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách.
Hai là, ưu tiên áp dụng các cơng nghệ ứng dụng thân thiện mơi trường, ít thâm dụng
lao động và mặt bằng trong việc phát triển doanh nghiệp3
Ba là, quá trình triển khai được thực hiện từng phần, trên cơ sở từng bước nâng dần
mức độ xanh.
Bốn là, song song với vận động các doanh nghiệp tiến hành sản xuất sạch hơn,
cần có những chính sách hỡ trợ để thúc đẩy các ngành sản xuất, các lĩnh vực của ngành

CNHT sử dụng công nghệ cao, gắn liền với nâng cao năng suất và giảm thiểu tác động
tiêu cực tới môi trường.
Năm là, cần xây dựng trung tâm tài chính xanh đủ mạnh nhằm khuyến khích đổi
mới cơng nghệ, tăng cường các hoạt động cải tiến gắn liền với bảo vệ mơi trường.
4.2. MỤC TIÊU CỦA TP HÀ NƠI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ THEO HƯỚNG XANH
* Mục tiêu chung:
- Giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ
thể: dệt may, rượu bia nước giải khát, thép, nhựa, hóa chất, giấy.
- 100% các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận
thức về lối sống, tiêu dùng bền vững.
- 100% các khu, cụm công nghiệp và 70% các làng nghề được phổ biến, nâng
cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- 100% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì
thân thiện môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó
phân hủy.
- Xây dựng, thúc đẩy phát triển ch̃i cung ứng bền vững; khuyến khích phân
phới các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung
tâm thương mại.
- Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong
chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.1
* Mục tiêu phát triển theo hướng xanh đối với doanh nghiệp CNHT
Nâng cao hiệu quả sử dụng các ng̀n lực, giảm phát thải khí nhà kính. Hướng
đến năm 2025, Hà Nội sẽ trở thành thành phố đi đầu trong xây dựng đô thị tăng trưởng
xanh, thực hiện thành công các chỉ tiêu tăng trưởng xanh của Thành phớ và của Việt
Nam. Riêng về sản xuất, xanh hóa sản xuất với tỷ lệ gia tăng các sản phẩm được dán
nhãn xanh/sinh thái hằng năm đạt 15%/năm.
Cụ thể hóa việc hồn thành chỉ tiêu trên, đới với các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp CNHT nói riêng, mục tiêu hướng đến là triển khai các phát triển doanh
nghiệp trên địa bàn Thủ đô theo hướng xanh ở mức độ rộng hơn, đi vào chiều sâu gắn

liền với cải tiến sản xuất theo hướng xanh, sạch hơn, một mặt tăng cường năng suất,
3

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), "Quyết định số: 2261/QĐ-UBND ngày 25 tháng 05
năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội về Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố
Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội


21

mặt khác giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, thúc đẩy sự lan toả tác động tích
cực ở phạm vi lớn hơn. Mục tiêu được đặt ra để hướng đến là:
* Một là, phấn đấu đến năm 2025, các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP Hà
Nội đều xây dựng chiến lược tăng trưởng của mình có lờng ghép các mục tiêu phát
triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường.
* Hai là, 100% các doanh nghiệp đều tiến hành phân tích và cải tiến theo hướng
sản xuất sạch hơn. Phát triển theo hướng xanh được áp dụng ở quy mô rộng với sự
tham gia của các 100% doanh nghiệp về các hoạt động: từ mức thấp (như đề ra mức
cải thiện tiêu thụ điện, nước, có các biện pháp nhằm cải tiến sinh thái, gắn liền với bảo
vệ môi trường..) cho tới phạm vi rộng hơn (như sản xuất ra các sản phẩm xanh, thân
thiện với môi trường và các hoạt động marketing xanh…)
* Ba là, nâng cao giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm
trên 50% trên toàn ngành CNHT ở Hà nội, tỷ lệ đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ, bảo
vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên đạt 3-4% GDP của Hà Nội 4
* Bốn là, tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực
sản phẩm nhằm mục tiêu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài ngun, khuyến khích phát
triển cơng nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị đảm bảo nguyên tắc
thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vớn tự nhiên, tích cực ngăn ngừa và xử lý
ô nhiễm.
4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HỖ

TRỢ THEO HƯỚNG XANH
4.3.1 Nhóm giải pháp về xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, khuyến khích,
hỗ trợ doanh nghiệp
(1) Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về các lĩnh vực môi trường. Việc
ban hành các quy định quản lý trong từng lĩnh vực cần thường xuyên được rà soát và
điều chỉnh nhằm phù hợp với tình hình thực tế.
(2) Xem xét ban hành quy định về xả thải, áp dụng thuế môi trường, tài ngun với
các doanh nghiệp CNHT, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp hướng đến việc sử
dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng một cách hiệu quả và tiết kiệm.
(3) Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra môi trường đối với các doanh
nghiệp. Cần tăng cường các biện pháp chế tài, kiểm soát chặt chẽ việc thực thi, giám sát
hoạt động xả thải của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần xây dựng được một cơ chế hỗ trợ
phù hợp gắn liền với quyền lợi và hiệu quả của doanh nghiệp.
(4) Các cơ quan chức năng của Thành phố cần đẩy mạnh hoạt động thơng tin,
hướng dẫn, rà sốt rút gọn các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN
và nhà đầu tư tiếp cận các chính sách ưu đãi dành cho các dự án sản xuất sản phẩm xanh,
sản phẩm được dán mác sinh thái.
(5) Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển xanh các doanh nghiệp CNHT; phát triển khu, cụm công nghiệp và các quy
hoạch ngành, lĩnh vực liên quan của Thành phố để định hướng, tạo cơ chế, hành lang
pháp lý thơng thống tăng cường thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2017), “Quyết định số: 6743/QĐ-UBND ngày 27 tháng 09 năm
2017 của UBND thành phố Hà Nội về Phê duyệt đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025”, Hà Nội
4


22


tham gia đầu tư phát triển xanh các doanh nghiệp ngành CNHT có lợi thế trong sản
xuất và xuất khẩu của Thành phớ
(6) Hỡ trợ chi phí cho các dự án nghiên cứu phát triển, sản xuất thử nghiệm các
sản phẩm CNHT, đặc biệt là CNHT cho công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm xanh.
Tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm CNHT được xem
xét, hỡ trợ kinh phí để triển khai ứng dụng vào sản xuất, khi kết quả ứng dụng mang
lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
4.3.2. Nhóm giải pháp tác động tới các thành phần trong hệ sinh thái doanh
nghiệp
(1) Hỡ trợ, khuyến khích các DN FDI đặc biệt các tập đồn cơng nghiệp để giúp
doanh nghiệp CNHT mở rộng thị trường sản xuất
(2) Đầu tư xây mới, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường
đại học, cao đẳng dạy nghề trên địa bàn Hà Nội, tăng cường liên kết, thu hút đội ngũ
giảng viên có chun mơn cao về giảng dạy. Kết nới hiệu quả việc hợp tác đào tạo,
cung ứng nguồn lao động chất lượng cao với các cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ
cao.
(2) Đẩy mạnh thu hút sự hỗ trợ của Chính phủ các nước phát triển như Nhật Bản,
Hàn Quốc, EU… để đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT. Đặc biệt khuyến khích các
doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các dự
án đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT
(3) Xây dựng cầu nối giữa các doanh nghiệp CNHT với các doanh nghiệp cơng nghiệp
trong và ngồi nước và các tổ chức khoa học, cơng nghệ bằng các chương trình như hội chợ
giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới, phổ biến kiến thức khoa học…
(4) Hỡ trợ, khuyến khích các DN FDI đối với các hoạt động nghiên cứu và triển
khai, đào tạo nhà cung cấp, chuyên giao công nghệ cho nhà cung ứng nội địa. Tăng cường
đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu hiện có đờng thời xây dựng cơ chế khuyến khích nghiên
cứu ứng dụng tại các DN CNHT. Khuyến khích các viện, trường nghiên cứu, mở rộng
liên kết hợp tác với các DN CNHT
(5) Xây dựng cơ chế khuyến khích hoạt động tăng cường mới liên kết 3 nhà:
Nhà DN – Nhà khoa học – Nhà nước, các đề tài dự án nghiên cứu khoa học và ứng

dụng công nghệ phải gắn với nhu cầu sản xuất của DN; hỡ trợ kinh phí nghiên cứu
cơng nghệ đối với đề tài, dự án liên quan đến danh mục sản phẩm cơng nghiệp hỡ trợ
khuyến khích phát triển của Thành phớ.
4.3.3 Nhóm giải pháp phát triển nhận thức và văn hóa doanh nghiệp
(1) Thành lập bộ phận chuyên trách về tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức
hoạt động tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Bộ phận này với sự phới hợp của nhiều
đơn vị, phịng ban, hiệp hội doanh nghiệp để tác động từng bước đến nhận thức của
lãnh đạo doanh nghiệp.
(2) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về nâng cao ý thức của doanh
nghiệp về sản xuất sạch hơn, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
(3) Tổ chức các cuộc thi, chương trình hoạt động giữa các đơn vị, doanh nghiệp
trong khu công nghiệp về các nội dung liên quan đến tăng trưởng xanh (kiến thức về sản
xuất sạch hơn, giải pháp giúp cải thiện môi trường làm việc, cải tiến năng suất lao động
gắn với giảm thiểu tác động tới môi trường…). Cần triển khai vinh danh trao giải đối
với các cuộc thi và gắn trực tiếp với quyền lợi của doanh nghiệp thông qua những chính
sách bổ trợ khác.
(4) Tổ chức các Hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn với các đối tượng là chủ
doanh nghiệp để phổ biến các kiến thức liên quan đến tăng trưởng xanh, cách thức


23

để đạt được mục tiêu này ở cấp độ doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, sự tham
gia của lãnh đạo doanh nghiệp và kiến thức và giám sát hoạt động TTX sẽ có kết quả
tích cực tới việc triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp.
4.3.4. Giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp
(1) Hình thành các quỹ phát triển cơng nghệ xanh ở cả góc độ doanh nghiệp
CNHT và doanh nghiệp CN chính. Hiệp hội doanh nghiệp CNHT có thể là đầu mối
đứng ra liên kết với các tổ chức về tài chính, ngân hàng có những chính sách khuyến
khích, đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất xanh hơn.

(2) Xem xét điều chỉnh các mức phí cho xả thải. Cần tăng cường mức thu cho mỗi đơn
vị xả thải, đặc biệt nếu chưa đạt chuẩn khi đưa ra đầu nối. Xem xét áp dụng định mức cho
mỗi đơn vị sản xuất. Nếu doanh nghiệp nào dùng ít có thể sẽ chỉ phải trả mức thấp hơn so với
quy định. Mức dư do khơng dùng hết có thể cho phép bán cho các doanh nghiệp khác, hoặc
căn cứ vào xếp hạng xanh của từng doanh nghiệp để có thể đưa ra định mức thải, tương ứng
với từng mức phí mà doanh nghiệp phải đóng trên mỡi đơn vị phát thải. Ng̀n thu từ việc
thu phí có thể được trích 1 phần để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh các phát
triển theo hướng xanh.
(3) Phổ biến thông tin về các hạng mục, các tiêu chuẩn cho việc cấp vốn đối với
các hoạt động cải tiến sinh thái của doanh nghiệp. Có rất nhiều hạng mục, chương trình
ưu đãi đối với những dự án đầu tư xanh.
(4) Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo hướng cải tiến thủ tục, rút ngắn
thời gian xét duyệt cho vay đối với DN CNHT nhỏ và vừa đảm bảo minh bạch, đơn
giản. Mở rộng các hình thức vay trung và dài hạn với lãi suất hợp lý và thời gian hoàn
trả phù hợp với từng dự án/sản phẩm CNHT cụ thể. Tạo điều kiện thuận lợi, có cơ chế
bảo lãnh tín dụng ưu tiên để các DN, nhà đầu tư, sản xuất CNHT có thể tiếp cận được
với ng̀n vớn vay ưu đãi, vớn vay dài hạn.
(5) Có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt (về vay vốn, hỗ trợ đầu tư, ….) đối với
đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao. Tập trung nguồn vốn
vào phát triển các ngành, các lĩnh vực ưu tiên; chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp
tài sản sang cho vay theo dự án.
4.3.5 Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kết nối và phát triển thị trường
(1) Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực DN CNHT; Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật,
quản lý cho các DN CNHT nhằm giúp cho các DN CNHT trong nước nâng cao năng
lực đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, chi phí sản xuất và thời gian giao hàng
của khách hàng trong và ngồi nước.
(2) Thơng qua xây dựng cơ sở dữ liệu CNHT được cập nhật thường xuyên giúp
các DN có thông tin về nhau, thông tin về nguồn cung và nhu cầu sản phẩm CNHT, từ
đó tạo cơ sở để kết nối các DN CNHT với nhau và với các DN lắp ráp sản phẩm hồn
chỉnh.

(3) Quan tâm bớ trí kinh phí ngân sách và có cơ chế giải pháp mạnh hơn hỗ trợ DN
về thông tin, thị trường kiến thức, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường sự liên kết giữa
DN với các DN, Hiệp hội DN, Hiệp hội ngành nghề trong nước và nước ngoài.
(4) Tăng cường thực hiện xúc tiến thương mại của Thành phố nhằm hỗ trợ, tạo
điều kiện cho các DN trên địa bàn Thành phố đứng vững, ổn định và phát triển trên sân
nhà; đẩy mạnh xuất khẩu thông qua những Chương trình xúc tiến thương mại.
(5) Tổ chức hội chợ, triển lãm về các DN công nghiệp chế tạo, tổ chức các hội
chợ “ngược”, làm cầu nối giữa các DN sản xuất sản phẩm cuối cùng và DN sản xuất
sản phẩm CNHT. Kết nối TĐĐQG, DN FDI, các công ty sản xuất sản phẩm CNHT


×