Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Ôn tập kt cuối hki 11 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.26 KB, 17 trang )

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Tự luận
Câu hỏi 2 trang 32 Lịch Sử 11: Theo em, cách thức tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á của
thực dân phương Tây có những điểm chung gì?
Lời giải:
- Điểm chung: trong q trình xâm lược Đơng Nam Á, thực dân phương tây đã sử dụng kết hợp nhiều
cách thức và thủ đoạn khác nhau trên các phương diện: thương mại, tôn giáo, ngoại giao và quân sự. Cụ
thể là:
+ Về thương mại: các nước phương Tây lập các đội thuyền buôn, các công ty thương mại, thương điếm
để mở rộng giao thương với các nước Đông Nam Á.
+ Về tôn giáo: thông qua hoạt động truyền bá đại Thiên Chúa giáo để tìm hiểu lịch sử, văn hóa, địa lí
đồng thời thăm dị tình hình của các nước Đơng Nam Á.
+ Về ngoại giao: ở giai đoạn đầu, chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á đề nghị
kí kết hiệp ước thương mại; xin phép cho giáo sĩ được hoạt động,… ở giai đoạn sau, các nước phương
Tây thực hiện việc đe dọa, ép buộc các nước Đơng Nam Á kí kết các hiệp ước bất bình đẳng.
+ Về quân sự: sử dụng vũ lực để thơn tính, xâm chiếm đất đai hoặc sử dụng sức mạnh quân sự để đe
dọa, gây sức ép về mặt chính trị,…
Câu hỏi 2 trang 36 Lịch Sử 11: Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành
thuộc địa của thực dân phương Tây?
Lời giải:
- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây,
vì:
+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành
cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,
… Trên cơ sở những thành tựu của cơng cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh
của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền
đất nước.
+ Mặt khác, Xiêm có vị trí địa lí rất đặc biệt. Ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, vị trí địa lí
của Xiêm nằm giữa hai khu vực là: Ấn Độ thuộc Anh (bao gồm Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai) và Đông
Dương thuộc Pháp (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia). Trên thực tế cả Anh và Pháp đều không muốn
đụng độ với nhau ở Xiêm nên đã quyết định biến Xiêm trở thành “vùng đệm”. Nhận thức được ưu thế về


vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khơn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt
một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ
nền độc lập của nước mình.
Luyện tập 2 trang 36 Lịch Sử 11: Theo em, những chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông
Nam Á đã tác động như thế nào đối với các nước trong khu vực?
Lời giải:
Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở
các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.
♦ Chuyển biến về chính trị:
- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du
nhập vào Đơng Nam Á.
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đơng Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc
về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.
+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các
nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, cơng cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.
+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
♦ Chuyển biến về kinh tế:
- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước
Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều
ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Tài ngun thiên nhiên vơi cạn; nhân cơng bị bóc lột kiệt quệ;

1


+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ
hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.
+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát

triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát
triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.
♦ Chuyển biến về văn hóa:
- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức,
hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đơng Nam Á bị xói mịn; trong xã hội tồn tại phổ
biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.
♦ Chuyển biến về xã hội:
- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.
- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…
- Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đơng Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm
bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trắc nghiệm Lịch sử 11
Câu 1. Trong các thế kỉ XV - XVI, những thế lực thực dân nào đã cạnh tranh ảnh hưởng ở In-đô-nê-xia?
A. Anh và Pháp.
B. Anh và Mĩ.
C. Bồ Đào Nha và Hà Lan.
D. Hà Lan, Anh và Mĩ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trong các thế kỉ XV - XVI, thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan đã cạnh tranh ảnh hưởng ở In-đô-nê-xi-a.
Đến cuối thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị thực dân trên đất
nước này.
Câu 2. Đến cuối thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của
A. thực dân Pháp.
B. thực dân Anh.
C. thực dân Hà Lan.
D. thực dân Tây Ban Nha.

Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hồn thành q trình xâm lược In-đơ-nê-xi-a.
Câu 3. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực
dân Tây Ban Nha?
A. Mi-an-ma.
B. Phi-líp-pin.
C. In-đơ-nê-xi-a.
D. Cam-pu-chia.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến
tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
Câu 4. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, thực dân Tây Ban Nha đã xâm lược và thiết lập ách cai trị
ở quốc gia Đông Nam Á nào sau đây?
A. Mi-an-ma.
B. Phi-líp-pin.
C. In-đơ-nê-xi-a.
D. Cam-pu-chia.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến
tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
Câu 5. Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Hà Lan.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy
mạnh xâm lược Đông Nam Á?

2


A. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về ngun liệu, nhân cơng, thị trường.
B. Đơng Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
C. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
D. Khu vực Đông Nam Á có tài ngun phong phú, nguồn nhân cơng dồi dào.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
- Nguyên nhân các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:
+ Sau các cuộc phát kiến địa lí, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày
càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,…
+ Đơng Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng cho giao thương trên biển; giàu hương liệu, nguyên liệu
và nhân công,…
+ Mặt khác, từ nửa sau thế kỉ XVI, chế độ phong kiến ở nhiều nước Đông Nam Á đã bắt đầu bộc lộ dấu
hiệu khủng hoảng.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn mà các nước tư bản phương Tây sử dụng
trong quá trình xâm nhập, xâm lược vào khu vực Đơng Nam Á?
A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.
B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.
C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.
D. Dùng vũ lực để thơn tính đất đai.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức, thủ đoạn khác nhau, như: ngoại giao, bn bán,
truyền giáo, khống chế chính trị ép kí các hiệp ước bất bình đẳng và dùng vũ lực thơn tính,… thực dân

phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
Câu 8. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đơng
Nam Á
A. mới được hình thành.
B. đang là thuộc địa của Trung Hoa.
C. đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
D. bước vào thời kì suy thối, khủng hoảng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đơng Nam Á
bước vào thời kì suy thối, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội, với nhiều
cuộc nổi dậy nhất là của nơng dân.
Câu 9. Có nhiều ngun nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải
đảo, ngoại trừ việc khu vực này
A. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
B. có nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc.
C. là địa điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
D. nằm trên tuyến đường biển nối liền phương Đông và phương Tây.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây
là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất
nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
Câu 10. Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc nào ở Đông Nam Á?
A. Ma-lắc-ca.
B. Đại Việt.
C. Lan Xang.
D. Cam-pu-chia.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A

Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm
chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Câu 11. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là
A. Việt Nam.
B. Xiêm.
C. Mi-an-ma.
D. In-đô-nê-xi-a.
Hướng dẫn giải

3


Đáp án đúng là: B
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là Xiêm.
Câu 12. Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đã trở thành thuộc
địa của
A. thực dân Pháp.
B. thực dân Anh.
C. thực dân Hà Lan. D. thực dân Tây Ban Nha.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đã trở thành thuộc địa của
thực dân Pháp.
Câu 13. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược
các quốc gia nào ở Đơng Nam Á?
A. Việt Nam và Cam-pu-chia.
B. Mi-an-ma và Ma-lai-xi-a.
C. Phi-líp-pin và Mi-an-ma.
D. In-đô-nê-xi-a và Lào.
Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã chiếm tồn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía
Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar)
Câu 14. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mặc dù giữ được độc lập, nhưng Xiêm vẫn lệ thuộc về
kinh tế và chính trị vào những nước nào?
A. Hà Lan và Anh.
B. Mỹ và Tây Ban Nha.
C. Anh và Pháp.
D. Anh và Mỹ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nhờ canh tân đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, nên Xiêm vẫn giữ được độc lập dân
tộc, nhưng vẫn chịu sự lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào Anh và Pháp.
Câu 15. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây
A. từng bước chuẩn bị cho q trình xâm lược Đơng Nam Á.
B. bắt đầu mở rộng q trình xâm nhập vào Đơng Nam Á.
C. đã hồn thành q trình thơn tính Đơng Nam Á.
D. buộc phải trao trả độc lập cho các nước Đông Nam Á.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hồn thành q trình thơn tính Đơng Nam Á. Hầu
hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Câu 16. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đơng Nam Á lục địa chính
thức bắt đầu vào
A. thế kỉ XVII.
B. thế kỉ XVIII.
C. thế kỉ XIX.
D. thế kỉ XX.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu muộn
hơn so với Đơng Nam Á hải đảo, chính thức bắt đầu vào thế kỉ XIX.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á vào
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị”.
B. Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân.
C. Quan lại thực dân cai trị ở địa phương; cử người bản xứ cai quản trung ương.
D. Quan lại thực dân cai trị ở trung ương; cử người bản xứ cai quản địa phương.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
- Tình hình chính trị:
+ Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành
các đơn vị hành chính với những chinh sách cai trị khác nhau)
+ Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân.

4


+ Về bộ máy hành chính, quan lại thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương; cử người bản xứ cai quản ở địa
phương.
Câu 18. Thực dân phương Tây đã sử dụng chính sách nào để chia rẽ khối đoàn kết và làm suy yếu sức
mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á?
A. “Chia để trị”.
B. “Kinh tế chỉ huy”. C. “Cấm đạo Thiên Chúa”. D. “Tìm và diệt”.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm
suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân
phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.
B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
C. Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Đông Nam Á.
D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một cơng cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn
áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Câu 20. Trong q trình cai trị Đơng Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao
thông vận tải, nhằm
A. truyền bá văn hóa, khai hóa văn minh cho cư dân trong khu vực.
B. hỗ trợ các nước trong khu vực khôi phục và phát triển nền kinh tế.
C. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đông Nam Á.
D. phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích qn sự.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận
tải, nhằm phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích qn sự.
Câu 21. Trong q trình cai trị Đơng Nam Á, thực dân phương Tây đã thi hành chính sách nào trên lĩnh
vực nông nghiệp?
A. Phát triển hệ thống giao thơng vận tải.
B. Chú trọng hoạt động khai thác khống sản.
C. Cướp đoạt ruộng đất để lập đông điền.
D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

Trong q trình cai trị Đơng Nam Á, trên lĩnh vực nơng nghiệp, chính quyền thực dân thực hiện chính
sách cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng các cây công nghiệp.
Câu 22. Những lực lượng xã hội nào mới xuất hiện ở các nước Đông Nam Á do tác động từ chính sách
cai trị của thực dân phương Tây?
A. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
B. Nho sĩ phong kiến, tư sản dân tộc, trí thức mới.
C. Tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân.
D. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, trí thức nho học.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
- Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, trong xã hội Đông Nam Á xuất hiện các
lực lượng mới, như: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, cơng nhân,…
Câu 23. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á dưới tác
động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
A. Trật tự xã hội truyền thống ở Đông Nam Á vẫn được duy trì.

5


B. Các giai cấp cũ bị phân hóa, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
C. Các giai cấp cũ bị xóa bỏ, trong xã hội xuất hiện nhiều lực lượng mới.
D. Xã hội văn minh, bắt kịp với trình độ phát triển của phương Tây.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
- Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, kết cấu xã hội ở các nước Đơng Nam Á
có sự chuyển biến:
+ Các giai cấp cũ (nông dân, địa chủ phong kiến,…) bị phân hóa
+ Xuất hiện các lực lượng mới, như: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, cơng nhân,…
Câu 24. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm
A. đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

B. phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh.
C. giành được độc lập và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
D. phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất
là thực dân Anh và Pháp.
Câu 25. Nội dung sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Xiêm
(cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?
A. Nghiêm cấm tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh.
B. Khuyến khích tư nhân đầu tư kinh doanh.
D. Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.
C. Miễn trừ và giảm thuế nơng nghiệp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
- Chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX): giảm thuế nông
nghiệp; tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và khai khẩn đất hoang; xóa bỏ chế độ lao dịch;
khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu bn, ngân hàng,… Tư bản nước
ngồi được phép đầu tư kinh doanh.
Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đơng Nam Á
Tự luận
Luyện tập 1 trang 42 Lịch Sử 11: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm
lược ở khu vực Đông Nam Á.
Lời giải:
- Nhận xét: Xuất phát từ bối cảnh quốc tế, khu vực, chính sách cai trị của chính quyền thực dân và điều
kiện lịch sử cụ thể của từng nước, nên quá trình đấu tranh giành độc lập ở các nước Đơng Nam Á có
những nét khác biệt nhất định. Tuy vậy, phong trào đấu tranh chống thực dân dân phương Tây của nhân
dân Đơng Nam Á cũng có một số điểm tương đồng, như:
+ Mục tiêu đấu tranh là chống lại ách cai trị của thực dân phương Tây, giành lại độc lập, chủ quyền của
đất nước.

+ Diễn ra sôi nổi, bền bỉ, quyết liệt;
+ Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.
+ Kết quả cuối cùng: thắng lợi.
Trắc nghiệm
Câu 1. Để áp đặt được ách độ hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã phải mất
A. 30 năm.
B. 28 năm.
C. 26 năm.
D. 24 năm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

6


Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự
quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách
đơ hộ trên tồn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 2. Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng
nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là
A. qn Pháp từ xa đến, khơng quen khí hậu, địa hình Việt Nam.
B. quan quân triều đình nhà Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.
C. triều đình nhà Nguyễn kiến định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
D. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh
trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân
Việt Nam.

Câu 3. Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân các nước Đơng Nam Á có điểm
giống nhau cơ bản về
A. mục đích đấu tranh.
B. thời điểm diễn ra. C. hình thức đấu tranh.
D. lực lượng lãnh đạo.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm
diễn ra, hình thức đấu tranh, lực lượng lãnh đạo nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công
của chế độ thực dân, giành lại độc lập dân tộc.
Câu 4. Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX
đến năm 1920 là gì?
A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.
B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.
C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.
D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc
lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh
hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm
1896.
Câu 5. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tại Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc theo xu
hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở
A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
B. Thái Lan, Việt Nam, Lào.
C. In-đơ-nê-xi-a. Mi-an-ma, Phi-líp-pin.
D. Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tại Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư
sản diễn ra sớm nhất ở In-đơ-nê-xi-a. Mi-an-ma, Phi-líp-pin… dưới sự lãnh đạo của các trí thức cấp tiến.
Câu 6. Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh
mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của
A. Hồng tử Đi-pơ-nê-gơ-rơ.
B. Hồng thân Si-vô-tha.
C. Đa-ga-hô.
D. A-cha-xoa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa của Hồng tử Đi-pơ-nê-gơ-rơ (1825 - 1830). Sau cuộc khởi nghĩa này, phong
trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX.
Câu 7. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Phi-líp-pin diễn
ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của

7


A. Hồng tử Đi-pơ-nê-gơ-rơ.
B. Hồng thân Si-vơ-tha.
C. Đa-ga-hơ. D. A-cha-xoa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Phi-líp-pin diễn ra sơi
nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đa-gô-hô.
Câu 8. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân Phi-lip-pin nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.

C. thực dân Tây Ban Nha.
D. thực dân Hà Lan.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân Phi-lip-pin nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân
Tây Ban Nha.
Câu 9. Một trong những cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại ách cai trị của
thực dân Pháp là khởi nghĩa của
A. Hồng tử Đi-pơ-nê-gơ-rơ.
B. Hồng thân Si-vơ-tha.
C. Đa-ga-hơ.
D. A-cha-xoa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc
khởi nghĩa của Hồng thân Si-vơ-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866),
Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mơ lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân
Pháp.
Câu 10. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Mi-an-ma nổi dậy đấu tranh chống
lại ách cai trị của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Tây Ban Nha.
D. thực dân Hà Lan.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma bùng
lên mạnh mẽ. Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều
kiện làm việc, bảo vệ văn hố truyền thống. Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trị nịng cốt lãnh đạo
phong trào đấu tranh.

Câu 11. Trong những năm 1920 - 1939, nhân dân các dân tộc Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh
chống chính sách cai trị, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây với hai hình thức là
A. bãi cơng và cải cách ơn hịa.
B. biểu tình và tổng bãi cơng chính trị.
C. bất bạo động và bất hợp tác.
D. cải cách ơn hịa và bạo động vũ trang.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Trong những năm 1920 - 1939, nhân dân các dân tộc Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh chống chính
sách cai trị, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây với hai hình thức cải cách ơn hồ và
bạo động vũ trang.
Câu 12. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong những năm 1940 - 1945 là
A. chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
B. đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ chế độ phong kiến.
C. chống ách cai trị và xâm lược của quân phiệt Nhật.
D. chống phong kiến tay sai, giành ruộng đất cho dân cày.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Khi phát xít Nhật mở rộng chiến tranh, lần lượt chiếm đóng các nước Đông Nam Á (1940 - 1945), cuộc
đấu tranh chĩa mũi nhọn sang chống xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật.
Câu 13. Trong những năm 1945 - 1975, nhân dân các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống lại
những thế lực ngoại xâm nào?
A. Thực dân Pháp và thực dân Anh.
B. Thực dân Anh và thực dân Hà Lan.
C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
D. Thực dân Anh và thực dân Tây Ban Nha.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

8



Trong những năm 1945 - 1975, nhân dân các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống lại thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ.
Câu 14. Nội dung nào sau đât khơng phản ánh đúng tác động từ chính sách “chia để trị” của thực dân
phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?
A. Tranh chấp biên giới.
B. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
C. Tranh chấp lãnh thổ.
D. Gắn kết khu vực và thế giới.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc
tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên
giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
Câu 15. Chính sách cai trị nào của thực dân phương Tây được coi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia
rẽ giữa các cộng đồng dân cư ở Đông Nam Á?
A. “Đồng hóa văn hóa”.
B. “Cưỡng ép trồng trọt”.
C. “Chia để trị”.
D. “Ngu dân”.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự
chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư ở Đông Nam Á.
Câu 16. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Đông Nam Á là mâu thuẫn
giữa
A. nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược. B. giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến.
C. giai cấp tư sản với chính quyền thực dân.
D. giai cấp vơ sản và giai cấp tư sản.

Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Đông Nam Á là mâu thuẫn giữa nhân
dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược.
Câu 17. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu
vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc
A. du nhập nền sản xuất công nghiệp.
B. gắn kết khu vực với thị trường thế giới.
C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.
D. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu vực
Đông Nam Á, ngoại trừ việc các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân
phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?
A. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. B. Gắn kết Đông Nam Á với thị trường thế giới.
C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
- Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á
như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tơn giáo, giáo dục....
Câu 19. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?
A. Cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Cơng nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Cơng nghiệp hóa, điện khí hóa tồn quốc.

D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A

9


Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến
hành chiến lược cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhằm đưa đất nước thốt khỏi tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hạn chế của chiến lược cơng nghiệp hóa thay thế
nhập khẩu được tiến hành ở năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?
A. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
B.Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ.
C. Phụ thuộc nhiều vào vốn và thị trường bên ngoài.
D. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ sản xuất.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
- Hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu:
+ Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và cơng nghệ sản xuất.
+ Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ.
+ Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Câu 21. Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Bru-nây thi hành chính sách
A. phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
B. cải cách đất nước, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.
C. xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D

Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Bru-nây thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế, gia
tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu
Câu 22. Quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là một trong 4 “con rồng” của kinh tế châu Á?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Xin-ga-po.
D. In-đô-nê-xi-a.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Xingapo trở thành một trong bốn "con rồng” kinh tế của châu Á.
Câu 23. Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Việt Nam, Lào, cam-pu-chia bắt đầu
A. lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
B. tiến hành cơng nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
C. đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Việt Nam, Lào, cam-pu-chia bắt đầu tiến hành cơng
nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Câu 24. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?
A. Cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Cơng nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Cơng nghiệp hóa, điện khí hóa tồn quốc.
D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngồi.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến
hành chiến lược kinh tế công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
Câu 25. Chính sách nơ dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến

nền văn hóa các dân tộc ở Đơng Nam Á?
A. Cư dân Đơng Nam Á được khai hóa văn minh. B. Thúc đẩy sự hịa hợp tơn giáo ở nhiều nước.
C. Xói mịn những giá trị văn hóa truyền thống.
D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

10


Chính sách nơ dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã làm xói mịn những giá trị văn
hóa truyền thống của các nước Đơng Nam Á, gây nên sự xung đột văn hóa, tơn giáo ở nhiều nước.
Lịch sử 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Tự luận
Câu hỏi 1 trang 47 Lịch Sử 11: Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, nêu những biểu hiện của
tinh thần đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng chiến.

Lời giải:
- Biểu hiện của tinh thần đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng chiến:
+ Đoàn kết trong nội bộ triều đình. Ví dụ: để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm
1285, nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Bình Than (năm 1282), triệu tập các vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh
để bàn kế sách đánh giặc,...
+ Đồn kết giữa triều đình với nhân dân. Ví dụ: trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược
năm 1285, nhà Trần đã triệu tập hội nghị Diên Hồng để củng cố quyết tâm và tinh thần đồn kết chiến
đấu giữa triều đình với nhân dân cả nước.
+ Đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân các vùng, miền trong cả nước. Ví dụ: cuộc kháng
chiến chống Tống thời Lý có sự tham gia tích cực của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới phía
Bắc Đại Việt, với các anh hùng tiêu biểu như: Tôn Đản (người dân tộc Nùng), Thân Cảnh Phúc (người
dân tộc Tày),...
Vận dụng trang 49 Lịch Sử 11: Sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy chỉ ra những bài học

lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với cơng
cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Lời giải:
♦ Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trị nền tảng, then
chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đồn kết
trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....
- Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều,
lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh
vận,...
♦ Giá trị của các bài học kinh nghiệm:
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn ngun giá trị, có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng cuộc
giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền
quốc phịng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối
với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.
Trắc nghiệm
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng
ở Việt Nam (năm 938)?
A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, khơng thơng thạo địa hình.
B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần u nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thơ sơ.
D. Tài thao lược và vai trị chỉ huy của Ngơ Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

11


Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

- Một số nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938):
+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, khơng thơng thạo địa hình.
+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
+ Tài thao lược và vai trị chỉ huy của Ngơ Quyền cùng các tướng lĩnh khác.
Câu 2. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hồn. C. Ngơ Quyền.
D. Lý Cơng Uẩn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
A. Nền độc lập của đất nước Đại Cồ Việt được giữ vững.
B. Đất nước được thống nhất, thoát ra khỏi chiến tranh loạn lạc.
C. Khiến cho nhà Tống sợ hãi, từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta.
D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (981) đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhà nước Đại
Cồ Việt.
Câu 4. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.
B. Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.
C. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
D. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi là do tinh thần chiến đấu của quân và dân Đại Cồ Việt để
bảo vệ nền độc lập non trẻ. Đây là nhân tố quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.
Câu 5. Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để

A. chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp.
B. kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.
C. chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
D. kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Sau 42 ngày chiến đấu, dưới sự chỉ đạo của Lý Thường Kiệt, quân dân nhà Lý đã hạ được thành Ung
Châu - căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu hủy hết kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về
chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
Câu 6. Nội dung nào sau đây khơng phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.
C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
- Vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối
châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
+ Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á; giữa Đông Nam Á lục địa với
Đông Nam Á hải đảo,…
+ Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông đúc,…
Câu 7. Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực nào?
A. Đông Bắc Á.
B. Đông Nam Á.
C. Tây Nam Á.
D. Nam Á.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B


12


Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
Câu 8. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với
A. sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. B. chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.
C. chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.
D. tình hình văn hóa - xã hội của quóc gia.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trị quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Câu 9. Nhân vật lịch sử nào nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây?
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?”
A. Lê Hồn.
B. Ngơ Quyền.
C. Trần Hưng Đạo. D. Dương Đình Nghệ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Nội dung câu đố trên đề cập đến Ngô Quyền
Câu 10. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi
quân Tống xâm lược (981)?
A. Tiên phát chế nhân.
B. Đánh thành diệt viện.
C. Vườn khơng nhà trống.
D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D

Kế sách đóng cọc trên sơng Bạch Đằng của Ngơ Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng
để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981).
Câu 11. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Lê Long Đĩnh.
B. Lý Thường Kiệt. C. Lê Lợi. D. Lê Hoàn
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt.
Câu 12. Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phịng tuyến chặn qn Tống xâm lược vì
dịng sơng này
A. nằm ở ven biển có thể chặn giặc từ biển vào.
B. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.
C. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.
D. là con đường thủy duy nhất để tiến vào Đại Việt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Sơng Như Nguyệt là một đoạn của sơng Cầu. Dịng sơng này chặn ngang con đường bộ mà qn Tống
có thể vượt qua để tiến vào Thăng Long.
Câu 13. Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo?
A. Chủ động đề nghị giảng hoà.
B. Chủ động rút lui để bảo tồn lực lượng.
C. Tổng tiến cơng, truy kích kẻ thù đến cùng.
D. Tổ chức Hội thề Đông Quan với đại diện quân Tống.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tính độc đáo trong cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt thể hiện ở việc: khi quân Đại Việt
đang trên đà thắng lợi, có thể tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Tống nhưng Lý Thường Kiệt đã chủ động
giảng hoà để chấm dứt chiến tranh, quan hệ hai nước Tống - Việt sau đó bình thường trở lại.
Câu 14. Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền
với sự lãnh đạo của vương triều nào?

A. Nhà Tiền Lê.
B. Nhà Lý.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Hồ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C

13


Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh
đạo của nhà Trần
Câu 15. Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long (năm 1258), vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện
chủ trương
A. kiên quyết chống trả để bảo vệ Kinh đô.
B. “Vườn không nhà trống”.
C. tấn công trước để chặn thế mạnh của giặc.
D. đầu hàng quân giặc để tránh tổn thất.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long (năm 1258), vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ
trương “vườn không nhà trống”
Câu 16. Tác giả của câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là
A. Trần Bình Trọng.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Khánh Dư.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, trước thế mạnh của quân Mông Cổ, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo

lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ. Thái sư đã khẳng khái tâu: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ
chớ có lo gì”.
Câu 17. Nội dung nào khơng thể hiện chính xác ngun nhân ba lần giặc Mông-Nguyên thất bại trong
cuộc xâm lược Đại Việt?
A. Đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt, sáng tạo.
B. Lực lượng qn Mơng-Ngun ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi với nhiều danh tiếng kiệt xuất.
D. Nhân dân Đại Việt có lịng u nước, đồn kết chống ngoại xâm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Quân Mông - Nguyên là đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bầy giờ. Trong 3 lần xâm lược Đại Việt,
quân Mông - Nguyên đã huy động lực lượng chiến đấu rất lớn, ví dụ: trong lần xâm lược thứ hau, quân
Nguyên đã huy động hơn 50 vạn quân (500.000 quân) tiến đánh Đại Việt.
Câu 18. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài
học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới
thời Trần?
A. Tiến công giặc một cách thần tốc, bất ngờ.
B. Tập trung vào việc xây dựng thành lũy kiên cố.
C. Bồi dưỡng sức dân, củng cố khối đồn kết dân tộc.
D. Chủ động tấn cơng để chặn trước thế mạnh của giặc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Thắng lợi của quân dân Đại Việt trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã để lại bài học
kinh nghiệm quý giá về: chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc; phát huy sức mạnh của toàn
dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 19. Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần
Quốc Tuấn lãnh đạo) đều
A. diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào.
B. diễn ra khi quân giặc rút lui về nước.
C. giết chết được chủ tướng của quân giặc.

D. sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ”.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
- Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc
Tuấn lãnh đạo) đều sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ” làm thành trận địa cọc ngầm để phục kích quân xâm
lược.
- Nội dung các đáp án A, B, C khơng phù hợp, vì:
+ Trận Bạch Đằng năm 938 diễn ra khi quân xâm lược Nam Hán mới theo đường biển tiến vào Việt
Nam
+ Trận Bạch Đằng năm 1288 diễn ra khi quân Nguyên đã thua, phải rút chạy về nước.

14


+ Trong trận Bạch Đằng năm 938, chủ tướng của quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã tử trận; trong
trận Bạch Đằng năm 1288, chủ tướng chỉ huy quân giặc lúc này là Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Câu 20. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân
Xiêm, vì
A. nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh thổ Việt - Xiêm.
B. đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long.
C. quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy.
D. nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm,
vì nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.
Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn
khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?
A. Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.
B. Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.

C. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc Thanh.
D. Tiến cơng bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
- Nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 1789):
+ Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.
+ Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Tiến cơng bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.
Câu 22. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong
lịch sử Việt Nam?
A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong q trình xâm lược.
B. Tinh thần u nước, đồn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
D. Qn giặc khơng quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tinh thần u nước, đồn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
+ Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
+ Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.
+ Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
+ Qn giặc gặp nhiều khó khăn trong q trình xâm lược, như: đường hành quân xa, thiếu lương thực,
không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…
Câu 23. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong
lịch sử Việt Nam?
A. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.
B. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

D. Tinh thần u nước, đồn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tinh thần u nước, đồn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
+ Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
+ Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

15


+ Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
+ Qn giặc gặp nhiều khó khăn trong q trình xâm lược, như: đường hành quân xa, thiếu lương thực,
không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Nhà nước
Âu Lạc?
A. Nội bộ Nhà nước Âu Lạc mất đoàn kết.
B. Nước Âu Lạc khơng có thành lũy kiên cố, vũ khí thơ sơ.
C. Triệu Đà dùng kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình.
D. An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác trước kẻ thù.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
- Một số nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Nhà nước Âu Lạc:
+ Nội bộ Nhà nước Âu Lạc mất đoàn kết.
+ Triệu Đà dùng kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình.
+ An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác trước kẻ thù.
Câu 25. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại đã để lại bài
học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?

A. Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố.
B. Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi.
C. Đoàn kết được lực lượng toàn dân.
D. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đoàn kết được lực lượng toàn dân là bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407).
Câu 26. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ
XIX là gì?
A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam bn bán.
C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
- Từ nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Pháp có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống
kinh tế - xã hội, bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công đặt ra cho nước Pháp ngày càng cấp thiết.
=> Để giải quyết nhu cầu đó, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của chủ nghĩa tư bản, Pháp đã đẩy mạnh các
cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng (trong đó có cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam).
Câu 27. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã
A. thất bại, Đại Ngu rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
B. thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
C. thắng lợi, đập tan ý chí xâm lược Đại Ngu của nhà Minh.
D. thất bại, Đại Ngu tuy độc lập nhưng phải thần phục nhà Minh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã thất bại, khiến Đại Ngu rơi vào ách đô hộ

của nhà Minh.
Câu 28. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc
đánh dấu
A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
C. thực dân Pháp căn bản hồn thành cơng cuộc bình định Việt Nam.
D. phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã hồn toàn đầu hàng Pháp.

16


Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
- Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
thực dân Pháp căn bản hồn thành q trình xâm lược Việt Nam.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Bên cạnh những ơng vua “thân Pháp” cịn có những vị vua yêu nước, có tinh thần kháng chiến chống
Pháp để giành lại nền độc lập, như: Hàm Nghi, Duy Tân,…
+ Sau khi dập tắt được các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, tới năm 1896, thực dân Pháp
mới cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
+ Phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn luôn quyết tâm đánh Pháp.
Câu 29. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
trong lịch sử Việt Nam?
A. Không xây dựng được khối đồn kết tồn dân. B. Khơng có tướng lĩnh tài giỏi, qn đội mạnh.
C. Khơng có vũ khí hiện đại, thành lũy kiên cố.
D. Nhân dân bị khuất phục trước sức mạnh của giặc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
- Nguyên nhân thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam:
+ Không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, khơng xây dựng được khối đồn kết

tồn dân.
+ Trong q trình kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy đã phạm phải một số sai lầm nghiêm
trọng.
+ Tương quan lực lượng chênh lệch khơng có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Câu 30. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một số cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
A. Tương quan lực lượng quá chênh lệch.
B. Những sai lầm trong đường lối kháng chiến.
C. Khơng xây dựng được khối đồn kết tồn dân. D. Khơng có tướng lĩnh tài giỏi, thành lũy kiên cố.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
- Nguyên nhân thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam:
+ Không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, khơng xây dựng được khối đồn kết
tồn dân.
+ Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến.
+ Tương quan lực lượng chênh lệch khơng có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×