Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Lvck2 noptruong 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 136 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ VĂN HỌC

NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CỦA NGƯỜI BỆNH
HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2022

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ VĂN HỌC

NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CỦA NGƯỜI BỆNH
HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2022
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ HIỀN


HÀ NỘI, 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này, tôi luôn nhận được sự chỉ
dẫn và giúp đỡ tận tình của các Thầy cơ Trường Đại học Y tế Công cộng, Bệnh viện
Nhân Ái và các bạn đồng nghiệp.
Với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lịng biết ơn, tơi xin gửi lời cảm ơn chân
thành, sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học và Quý Thầy cô
Trường Đại học Y tế Công cộng đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi
học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Thị Hiền là người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Cô đã dành nhiều thời gian q báu để
tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót trong luận văn cũng như giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh
viện Nhân Ái đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện
điều tra nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn đồng nghiệp đã
hỗ trợ giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành chương
trình học tập và nghiên cứu này.
Bình Phước, tháng 07 năm 2022

Lê Văn Học


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i

MỤC LỤC.............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BANG ................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM............................... 4
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 4
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 4
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ NGƯỜI BỆNH NHIỄM HIV/AIDS PHẢI ĐỐI MẶT.......................... 4
1.2.1. Kỳ thị, phân biệt đối xử .................................................................................. 4
1.2.2. Tâm lý xã hội ................................................................................................. 6
1.2.3. Gánh nặng bệnh tật ....................................................................................... 7
1.3. NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI: ................................................................................ 8
1.3.1. Nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp Maslow .................................. 8
1.3.2. Nhu cầu cơ bản của con người theo Virginia Henderson ............................... 9
1.3.3. Mối liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng ................................ 10
1.4. TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ............................................... 10
1.4.1. Định nghĩa chăm sóc giảm nhẹ .................................................................... 10
1.4.2. Nguyên tắc của chăm sóc giảm nhẹ.............................................................. 11
1.4.3. Tình hình chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam .................................................. 12
1.4.4. Tình hình chăm sóc giảm nhẹ ở các nước khác ............................................ 13
1.5. NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH NHIỄM HIV/AIDS.......... 15
1.5.1. Nhu cầu thông tin y tế .................................................................................. 16
1.5.2. Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc ............................................................................. 17
1.5.3. Nhu cầu giao tiếp quan hệ ........................................................................... 17


iii

1.5.4. Nhu cầu hỗ trợ tinh thần .............................................................................. 18
1.5.5. Nhu cầu vật chất .......................................................................................... 18
1.5.6. Ý nghĩa của việc đánh giá nhu cầu CSGN của NB nhiễm HIV/AIDS ............ 19
1.6. NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU CSGN ĐỐI VỚI NB NHIỄM HIV/AIDS ..................... 19
1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới về chăm sóc giảm nhẹ ..................................... 19
1.6.2. Các nghiên cứu trong nước về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ......................... 21
1.7. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN NHÂN ÁI .................................................... 24
1.7.1. Cơ cấu tổ chức - nhân sự ............................................................................. 24
1.7.2. Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện .............................................................. 25
1.7.3. Việc điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái .......... 26
1.8. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................................................................... 27
1.8.1. Học thuyết nhu cầu Virginia Henderson ...................................................... 27
1.8.2. Khung lý thuyết ............................................................................................ 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng ................................................................ 29
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ................................................................... 29
2.2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................................... 29
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................................................... 30
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ............................................................. 30
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng .................................................................... 30
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính ....................................................................... 31
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .................................................................... 31
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng ......................................................................... 31
2.5.2. Thu thập số liệu định tính ............................................................................ 32
2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .......................................................................... 32
2.6.1. Số liệu định lượng ........................................................................................ 32
2.6.2. Số liệu định tính ........................................................................................... 33
2.7. CÁC CHỈ SỐ, BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................... 33
2.7.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 33



iv
2.7.1.1. Phương pháp xác định các biến số nghiên cứu .......................................... 33
2.7.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá thang đo.................................................................... 34
2.7.1.3. Biến số nghiên cứu (xem phụ lục 8) .......................................................... 35
2.7.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính .................................................................. 35
2.8. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................ 36
2.9. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ .............. 36
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu............................................................................... 36
2.9.2. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................................................... 36
2.9.2.1. Sai số ........................................................................................................ 36
2.9.2.2. Biện pháp khắc phục ................................................................................. 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38
3.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, XÃ HỘI HỌC, TIỀN SỬ BỆNH, QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ. .............. 38
3.1.2.1. Nhu cầu chăm sóc và được đáp ứng nhu cầu về thông tin y tế ................... 40
3.1.2.2. Nhu cầu chăm sóc và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ chăm sóc ..................... 42
3.1.2.4. Nhu cầu và được đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ tinh thần ............................... 46
3.1.2.6. Thực trạng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ..................... 50
3.2. MỐI LIÊN QUAN NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CỦA NGƯỜI BỆNH ................... 50
3.2.1. Mối liên quan giữa nhu cầu thông tin y tế với các đặc trưng ........................ 50
3.2.2. Mối liên quan giữa nhu cầu hỗ trợ với các đặc trưng của người bệnh ......... 52
3.2.3. Mối liên quan giữa nhu cầu giao tiếp với các đặc trưng .............................. 53
3.2.4. Mối liên quan giữa nhu cầu hỗ trợ tinh thần với các đặc trưng .................... 54
3.2.5. Mối liên quan giữa nhu cầu hỗ trợ vật chất với các đặc trưng ..................... 55
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ......... 56
3.3.1. Yếu tố điều trị: ............................................................................................. 56
3.4.2. Yếu tố gia đình ............................................................................................. 62
3.5.3. Yếu tố cơ sở y tế ........................................................................................... 64
4.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH, NHU CẦU CHĂM SÓC VÀ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG .................... 70

4.1.1. Đặc điểm của người bệnh HIV/AIDS ........................................................... 70
4.1.2. Nhu cầu và thực trạng được đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người
bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhận Ái .................................................................. 77


v
4.1.2.1. Thơng tin y tế............................................................................................ 77
4.1.2.2. Hỗ trợ chăm sóc ........................................................................................ 78
4.1.2.3. Giao tiếp quan hệ ...................................................................................... 79
4.1.2.4. Hỗ trợ về tinh thần .................................................................................... 80
4.1.2.5. Nhu cầu vật chất ....................................................................................... 80
4.1.3. Các yếu tố liên quan đến nhu chăm sóc giảm nhẹ ........................................ 81
4.1.3.1. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu thông tin y tế ........................................ 81
4.1.3.2. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ chăm sóc .................................... 81
4.1.3.3 Các yếu tố liên quan đến nhu cầu giao tiếp quan hệ ................................... 81
4.1.3.4. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ về tinh thần ................................ 81
4.1.3.5. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu vật chất ................................................. 81
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ......... 82
4.2.1. Yếu tố quá trình điều trị: .............................................................................. 82
4.2.2. Yếu tố gia đình ............................................................................................. 83
4.2.3. Yếu tố thuộc bệnh viện ................................................................................. 83
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................................. 85
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 86
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 88
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 95


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ARV

Antiretro Virus (Kháng vi rút)

BV

Bệnh viện

CSGN

Chăm sóc giảm nhẹ

ĐHYTC Đại học Y tế Cơng cộng
ĐD

Điều dưỡng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

EAPC

European association for palliative care): Hiệp hội chăm sóc giảm nhẹ Châu Âu


HBV

Hepatitis B virus): Virus viêm gan siêu vi B

HCV

Hepatitis C virus): Virus viêm gan siêu vi C



Hội đồng

HIV

Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch)

NB

Người bệnh

NTCH

Nhiễm trùng cơ hội

NVYT

Nhân viên y tế

PVS


Phỏng vấn sâu

SD

Độ lệch chuẩn

T-CD4

Tế bào lympho T mang phân tử CD4

Tb

Tế bào

TB

Trung bình

TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
TLN

Thảo luận nhóm


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow

8


Hình 1. 2: Chăm sóc giảm nhẹ trong tiến trình bệnh

11

Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu

28

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá và thang đo

34

Bảng 3.1. Đặc điểm dân số đối tượng nghiên cứu

38

Bảng 3.2. Tỷ lệ NB có nhu cầu và được đáp ứng nhu cầu về thơng tin y tế

40

Bảng 3.3. Tỷ lệ NB có nhu cầu và được đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ chăm sóc

42

Bảng 3.4. Tỷ lệ NB có nhu cầu và được đáp ứng nhu cầu về giao tiếp

44

Bảng 3.5. Tỷ lệ NB có nhu cầu và được đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về tinh thần


46

Bảng 3.6. Tỷ lệ NB có nhu cầu và được đáp ứng nhu cầu về vật chất

48

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhu cầu và được đáp ứng theo từng yếu tố

50

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa nhu cầu thông tin y tế với các đặc trưng của NB

51

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nhu cầu hỗ trợ chăm sóc với đặc trưng của NB

52

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nhu cầu giao tiếp với đặc trưng của NB

53

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nhu cầu hỗ trợ tinh thần với đặc trưng của NB

54

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nhu cầu hỗ trợ vật chất với đặc trưng của NB

55


Bảng 3.12. Yếu tố đường lây nhiễm HIV

56

Bảng 3.13. Yếu tố thời gian phát hiện nhiễm HIV

57

Bảng 3.14. Yếu tố giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV

57

Bảng 3.15. Yếu tố ảnh hưởng số lượng tế bào T-CD4

58

Bảng 3.16. Yếu tố các bệnh kèm theo ở người nhiễm HIV/AIDS

59

Bảng 3.17. Yếu tố đồng nhiễm lao, tuân thủ điều trị ARV, kì thị đối xử

60


viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh viện Nhân Ái là bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm hạng II thuộc Sở
Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, chăm sóc và điều trị miễn phí hồn tồn cho người

bệnh (NB) nhiễm HIV/AIDS. Hàng năm bệnh viện khám, tư vấn, chăm sóc và điều
trị cho hơn 1.500 lượt NB nhiễm HIV/AIDS. Trong quá trình chăm sóc NB tại bệnh
viện chúng tơi nhận thấy NB đa số là bệnh nặng, cơ thể suy mòn, suy kiệt, chỉ số tế
bào lympho T-CD4 < 200/mm3 trong máu chiếm phần nhiều, các bệnh lý ở NB
nhiễm HIV/AIDS rất phong phú, số NB đồng nhiễm lao/HIV, HBV/HIV và
HCV/HIV chiếm tỷ lệ cao. Hơn thế nữa tỷ lệ NB vô gia cư, gia đình ruồng bỏ,
khơng quan tâm, khơng có khả năng chăm sóc chiếm đa số. Vì vậy việc nhận biết
những nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) của NB trong quá trình điều trị và được
đáp ứng những nhu cầu đó có ý nghĩa rất quan trọng, để Bệnh viện Nhân Ái có
những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sự hài lịng, chất lượng chăm sóc, thời
gian sống và chất lượng cuộc sống của NB nhiễm HIV/AIDS là rất cần thiết.
Do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ
của người bệnh HIV/AIDS và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Nhân Ái
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022”. Với mục tiêu đưa ra được nhu cầu chăm sóc
giảm nhẹ người bệnh nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện
Nhân Ái và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đáp ứng các nhu cầu đó.
Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính
được thực hiện tại Bệnh viện Nhân Ái, thời gian từ tháng 01 đến tháng 10 năm
2022. Nghiên cứu định lượng có 180 NB nhiễm HIV/AIDS nhập viện điều trị nội
trú tham gia trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc. Nghiên cứu định tính có 17
người (09 cán bộ y tế, 04 người bệnh, 04 người nhà người bệnh) tham gia thảo luận
nhóm và phỏng vấn sâu. Các tiểu mục nhu cầu CSGN thiết kế với thang đo 2 giá trị
“có” nhu cầu và “khơng” có nhu cầu. Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Excel
và phân tích trên phần mềm SPSS 25.0
Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ công cụ với 56 tiểu mục thuộc 5 yếu tố có
giá trị dự đốn nhu cầu CSGN của người bệnh nhiễm HIV/AIDS có giá trị cao,


ix
gồm: Nhu cầu và đáp ứng hỗ trợ về thông tin y tế (14 tiểu mục), nhu cầu và đáp ứng

liên quan đến hỗ trợ chăm sóc (10 tiểu mục), nhu cầu và đáp ứng hỗ trợ về giao tiếp,
quan hệ (10 tiểu mục), nhu cầu và đáp ứng hỗ trợ tinh thần (14 tiểu mục), nhu cầu
và đáp ứng hỗ trợ vật chất (8 tiểu mục).
Kết quả cho thấy nhu cầu CSGN của NB nhiễm HIV/AIDS là rất lớn, trong
đó: tỷ lệ có nhu cầu về thơng tin y tế chiếm 91,7%, tỷ lệ nhu cầu hỗ trợ về chăm sóc
chiếm 84,5%, tỷ lệ nhu cầu về giao tiếp quan hệ chiếm 83,6%, tỷ lệ nhu cầu về hỗ
trợ tinh thần chiếm 78,3% và tỷ lệ nhu cầu về hỗ trợ vật chất chiếm 85,7%. Các kết
quả này rất cao, chứng tỏ nhu cầu CSGN của NB nhiễm HIV/AIDS là rất lớn. Tuy
nhiên thực trạng được đáp ứng về những nhu cầu trên cũng rất cao như: tỷ lệ đáp
ứng về y tế chiếm 91,1%, tỷ lệ đáp ứng về hỗ trợ chăm sóc chiếm 89,1%, tỷ lệ đáp
ứng về giao tiếp quan hệ chiếm 87,3%, tỷ lệ đáp ứng về hỗ trợ tinh thần chiếm
89,5% và tỷ lệ đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ vật chất chiếm 89,3%. Nghiên cứu cũng
chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các nhu cầu với các yếu tố đặc trưng
của người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu CSGN là: Gia đình
động viên, hỗ trợ trong cuộc sống, Chính sách, Cơ sở vật chất và trang thiết bị,
Nhân lực, Hỗ trợ chăm sóc, điều trị, bảo hiểm y tế.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả khuyến nghị: Đẩy mạnh công tác tập huấn về
giao tiếp, ứng xử của bác sĩ, điều dưỡng khi thăm khám, chăm sóc NB nhiễm
HIV/AIDS, tăng cường hoạt động đi buồng của bác sĩ và Điều dưỡng nhằm góp
phần nắm bắt kịp thời nhu cầu CSGN của NB cũng như trao đổi, chia sẻ những
thơng tin, tình cảm của bác sĩ, Điều dưỡng và người bệnh, đẩy mạnh truyền thông
về việc tuân thủ điều trị cũng như dự phòng truyền nhiễm HIV của người bệnh cho
người thân và cộng đồng, huy động sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để tiếp
cận sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện để tuân thủ điều trị tốt hơn.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính đến năm 2021 có

37,7 triệu người nhiễm HIV trên tồn thế giới, và có khoảng 36,3 triệu người đã tử
vong [1]. Tại Việt Nam tính đến 31/12/2020 cả nước có 215.220 người nhiễm HIV
đang cịn sống, 108.719 người nhiễm HIV đã tử vong và số đang điều trị ARV là
152.116 người, chiếm hơn 70% số người nhiễm HIV đã được phát hiện [2].
Người bệnh (NB) nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật do
suy giảm hệ thống miễn dịch và phải đối mặt với các vấn đề xã hội như kì thị,
nghèo đói, căng thẳng, lo âu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ cả về
sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần, xã hội. Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) là
phương cách để giải quyết toàn diện các vấn đề sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm
thần và xã hội cho NB nhiễm HIV/AIDS [3].
Theo WHO, chăm sóc giảm nhẹ là các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng
cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với
những vấn đề liên quan đến sự ốm đau đe dọa tính mạng, thơng qua sự ngăn ngừa
và giảm gánh nặng mà họ phải chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn
diện, điều trị đau và các vấn đề khác như triệu chứng thực thể, tâm lý, xã hội, tâm
linh [4]. WHO ước tính mỗi năm thế giới có hơn 56,8 triệu người cần CSGN, trong
đó 25,7 triệu người gần giai đoạn cuối đời [5].
Các nhu cầu CSGN phổ biến nhất của NB nhiễm HIV/AIDS là nhu cầu về y
tế, nhu cầu về tâm lý xã hội và nhu cầu hỗ trợ tài chính (77%); chăm sóc tại gia
(47%); hỗ trợ dinh dưỡng (44%); giảm đau, quản lý các triệu chứng khác (43%) [6].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2018) tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho
thấy nhu cầu CSGN của NB HIV/AIDS là rất lớn, trong đó: nhu cầu thơng tin y tế
chiếm tỷ lệ cao nhất là 95,4%, nhu cầu hỗ trợ chăm sóc chiếm 86,1%, nhu cầu vật
chất chiếm 84,3%, nhu cầu hỗ trợ tinh thần chiếm 77,8%, nhu cầu giao tiếp quan hệ
chiếm tỷ lệ 72,2% [7]. Hầu hết NB nhiễm HIV/AIDS chỉ ra rằng những nhu cầu
CSGN này chưa được đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu giảm đau, quản lý triệu chứng,
hỗ trợ tài chính và hỗ trợ dinh dưỡng. Nhìn chung các nghiên cứu trong và ngoài


2

nước về nhu cầu và đáp ứng nhu cầu CSGN đối với NB nhiễm HIV/AIDS rất lớn và
giao động trong khoảng từ 95,4% đến 39,8% [6], [7].
Bệnh viện Nhân Ái được thành lập theo Quyết định Số 4856/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 10 năm 2006. Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và điều trị
miễn phí hồn tồn cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS cư trú tại Thành phố Hồ Chí
Minh và người bệnh trên địa bàn bệnh viện trú đóng. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận
điều trị nội trú khoảng 1500 lượt NB nhiễm HIV/AIDS và điều trị ngoại trú khoảng
3000 lượt NB nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở cai nghiên ma túy [8]. Tại Bệnh viện
Nhân Ái đã có các nghiên cứu chăm sóc điều trị về HIV/AIDS nhưng chưa có
nghiên cứu nào thực hiện đánh giá CSGN cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS tại
bệnh viện. Nhằm nâng cao sự hài lòng và chất lượng cuộc sống của người bệnh
nhiễm HIV/AIDS, cần thiết phải CSGN theo nhu cầu của người bệnh. Tuy nhiên,
nhu cầu CSGN của người bệnh nhiễm HIV/AIDS là gì? Hiện tại bệnh viện đã làm
được gì? Cịn những vẫn đề ưu tiên tồn tại gì cần giải quyết để đẩy mạnh công tác
CSGN cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS? Đang là câu hỏi được lãnh đạo bệnh viện
quan tâm. Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu chăm sóc
giảm nhẹ của người bệnh HIV/AIDS và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện
Nhân Ái Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022”, huy vọng đề tài cung cấp những
luận cứ khoa học về nhu cầu CSGN của NB nhiễm HIV/AIDS từ đó đưa ra những
khuyến nghị, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, cải
thiện chất lượng cuộc sống và tăng sự hài lòng của NB nhiễm HIV/AIDS với các
dịch vụ của bệnh viện.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mơ tả nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và thực trạng đáp ứng đối với người
bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của

người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.


4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ năm 1981, cho đến nay
loài người đã trải qua hơn 40 năm đối phó với một đại dịch HIV quy mô lớn, phức
tạp. Theo báo cáo của WHO năm 2021, có khoảng 37,7 triệu người nhiễm HIV trên
tồn thế giới, và đã có khoảng 36,3 triệu người chết vì AIDS [1].
1.1.2. Ở Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế về cơng tác phịng, chống HIV/AIDS năm 2019 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 cho thấy. Tính đến hết năm 2019 cả nước có 211.981
người nhiễm HIV đang cịn sống, có 103.426 người nhiễm HIV đã tử vong. Trong
đó số người nhiễm HIV tại Thành phố Hồ Chính Minh có 48.896 còn sống, 10.823
người đã tử vong. Thống kê 10 tháng đầu năm 2019 cho thấy, số người phát hiện
mới 8.479 trường hợp nhiễm HIV, số NB tử vong 1.496 trường hợp. Phân tích số
trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV, ở độ tuổi 16 – 29 chiếm 40,1% và 30 – 39
tuổi chiếm 33,8%, đường lây nhiễm qua đường tình dục chiếm 76,2%, và lây nhiễm
qua đường máu 16,6%, mẹ truyền sang con 1,8%, cịn lại khơng có thơng tin về
đường lây truyền [9].
HIV/AIDS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các yếu tố nguy cơ lây
truyền HIV ở Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn là lây truyền HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy và từ nhóm nghiện chích ma túy nhiễm HIV sang vợ, bạn tình
của họ. Ngồi ra, có yếu tố nguy cơ mới làm lây truyền HIV trong sử dụng ma túy
tổng hợp ở giới trẻ và phụ nữ bán dâm, dẫn đến tăng nguy cơ quan hệ tình dục tập
thể khơng được bảo vệ, và mại dâm nam, gồm nam bán dâm cho nam đồng tính,
người chuyển giới nữ [10], [11].

1.2. Những vấn đề người bệnh nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt
1.2.1. Kỳ thị, phân biệt đối xử
● Ảnh hưởng của kỳ thị phân biệt đối xử đối với NB nhiễm HIV/AIDS


5
Khái niệm kỳ thị, phân biệt đối xử: Kỳ thị NB nhiễm HIV/AIDS là thái độ
khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm
HIV. Phân biệt đối xử với NB nhiễm HIV/AIDS là hành vi xa lánh, từ chối, tách
biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết
hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
Theo điều 2 của Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở NB nhiễm HIV/AIDS, kỳ thị NB nhiễm HIV/AIDS là thái độ khinh
thường hay thiếu tơn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV
hoặc người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm
HIV. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt,
ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc
nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người
nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV [12]. Như vậy, kì thị là thái độ, còn phân biệt
đối xử là hành vi hoặc hành động cụ thể đối với người nhiễm HIV. Kì thị là tiền đề
của phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt
đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở khắp mọi nơi: tại gia đình,
cộng đồng, ở trường học, xí nghiệp, cơ quan, cơng sở. Kỳ thị và phân biệt đối xử là
một trong những rào cản lớn nhất đối với việc tiếp cận học hành, hòa nhập cộng
đồng, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ về HIV do người nhiễm HIV lo sợ tình
trạng của mình bị tiết lộ. Sự kỳ thị ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tâm lý, gây
khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng [13]. Kỳ thị và phân biệt đối xử làm xuất hiện
các vấn đề liên quan đến trầm cảm ở người sống chung với HIV/AIDS; ngăn cản họ
tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho bạn tình, gia đình và bạn bè; khiến cho

người có HIV phải che giấu tình trạng nhiễm HIV của mình vì sợ bị từ chối các dịch
vụ. Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử của gia đình và xã hội làm cho cuộc sống
của NB nhiễm HIV/AIDS càng thêm khó khăn, dẫn đến việc tự kỳ thị bản thân,
chán nản và có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống [13], [14].


6
● Biểu hiện của kỳ thị phân biệt đối xử
Tại nhà và cộng đồng: Cho ăn, ở riêng; Cấm hoặc hạn chế con cái, người
thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; Không muốn hoặc cấm dùng
chung các vật dụng sinh hoạt chung hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh, nhà ăn tập thể.
Tại các cơ sở y tế: Bắt phải chờ đợi lâu, hẹn đến khám vào lúc khác; Gây khó khăn
khi nhập viện và điều trị; Đùn đẩy bệnh nhân giữa các khoa, giữa các bệnh viện;
ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh, cho xuất viện sớm... [15].
Tại nơi làm việc: Xa lánh, ngại tiếp xúc; Tùy tiện thay đổi công việc của
người lao động bị nhiễm HIV; Thuyết phục, gây sức ép để người nhiễm HIV xin
nghỉ; Bắt buộc thơi việc với lý do khơng chính đáng...
Hậu quả của sự kỳ thị, phân biệt đối xử: Làm cho cuộc sống sinh hoạt đời
thường, công việc của NB nhiễm HIV/AIDS bị ảnh hưởng; Ảnh hưởng lớn đến hoạt
động giám sát dịch tễ, xét nghiệm HIV tự nguyện, chăm sóc, điều trị và dự phịng
lây nhiễm HIV [15].
1.2.2. Tâm lý xã hội
Người bệnh nhiễm HIV/AIDS thường có cảm xúc, diễn biến tâm lý rất phức
tạp vì họ biết rằng cuộc sống của họ đang bị đe dọa cả về thời gian sống và chất
lượng cuộc sống. Do đó, NB nhiễm HIV/AIDS thường bị suy sụp về tinh thần và có
các vấn đề xã hội liên quan đến căn bệnh. Các vấn đề thường gặp là: sợ hãi về bệnh
tật và các can thiệp điều trị, suy giảm khát khao sống nhưng có cảm giác sợ chết, có
cảm giác tội lỗi cho rằng mình bị trừng phạt, giảm lịng tự trọng, sợ bị cô lập và cô
đơn, lo lắng cho tương lai của bản thân và gia đình, lo bị mất thu nhập và nghèo đói,
con cái mất các cơ hội tốt, mất vị thế trong xã hội [14], [15].

Người chăm sóc hoặc những người thân trong gia đình thường đối mặt với
rất nhiều khó khăn khi chăm sóc nguời nhiễm HIV/AIDS như: buồn phiền vì sẽ mất
người thân, thiếu hoặc không được đào tạo về kỹ năng chăm sóc, lo lắng về vấn đề
kinh tế và tương lai của gia đình, sợ bị cơ lập trong xã hội [15].


7
1.2.3. Gánh nặng bệnh tật
● Gánh nặng các bệnh nhiễm trùng cơ hội
Gánh nặng bệnh lao vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số những
người sống chung với HIV. Năm 2016 trên toàn thế giới, 57% NB lao có xét
nghiệm HIV(+), tăng từ 55% so với năm 2015 và tăng 19 lần kể từ năm 2004 [16].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Dương Quốc Bảo tại Bệnh viện Đống
Đa, Hà Nội (2013), cho thấy tỷ lệ NB nhiễm HIV/AIDS tử vong do lao là 58,3%
[17]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Việt tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, tỷ
lệ đồng nhiễm lao là 22,3%. Trong đó thường gặp nhất là lao phổi mới cả AFB
dương tính và âm tính (tỷ lệ tương ứng là 40,6% và 35,6%), lao ngoài phổi 17,6%,
lao phổi cũ 6,0% [18].
Ngoài bệnh lao các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác cũng là nguyên nhân gây
tử vong chính ở NB nhiễm HIV/AIDS, do hệ thống miễn dịch của họ bị suy giảm,
khơng có khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh. Các nhiễm trùng cơ hội sau
bệnh lao thường gặp như: viêm phổi chiếm 57,1% [19], kế đến là tiêu chảy, nhiễm
herpes simplex, viêm não, nấm họng chiếm 42,5%, zona chiếm 17,5%, viêm phổi vi
khuẩn chiếm 15,0%, bệnh do nấm Penicillium marnerffei chiếm 12,5%, tiêu chảy
kéo dài chiếm 7,5% [17].
● Gánh nặng bệnh viêm gan
Viêm gan siêu vi B (HBV) và viêm gan siêu vi C (HCV) đồng nhiễm ở NB
nhiễm HIV/AIDS là phổ biến. Nghiên cứu của Bùi Vũ Huy và cộng sự tại Bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương (2014) cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm chiếm 50,5%.
Trong đó, tỷ lệ NB nhiễm HIV/AIDS nhiễm HBV chiếm 8,4%, nhiễm HCV chiếm

35,4%, và 6,7% là tỷ lệ của NB nhiễm HIV/AIDS đồng nhiễm với cả siêu vi HBV
và HCV [20]. Hồng Thị Ngọc Bích và cộng sự (2014), Nghiên cứu về thực trạng
đồng nhiễm HBV, HCV ở người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện A Thái Nguyên cho
thấy tỷ lệ đồng nhiễm HBV/HIV chiếm 13,8%, đồng nhiễm HCV/HIV chiếm 67%,
đồng nhiễm (HBV + HCV)/HIV chiếm 19,2% [21].


8
● Tác dụng phụ của ARV
Cũng như các thuốc điều trị khác, ARV có thể gây ra các tác dụng phụ từ cấp
đến mạn tính và ở mức độ nhẹ. Các tác dụng phụ gây đe dọa tính mạng (phản ứng
q mẫn với ABC, độc tính trên gan có biểu hiện triệu chứng…) nếu xảy ra trên
bệnh nhân sẽ cần phải dừng ARV khẩn cấp để thay đổi phác đồ [22], [23], [24].
Một số tác dụng phụ khác ở mức độ nhẹ hơn, khơng đe dọa tính mạng như: buồn
nơn, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu ở bụng, nổi mẩn nhẹ, buồn ngủ, mất ngủ,
ác mộng, chóng mặt [25], [26].
1.3. Nhu cầu của con người:
1.3.1. Nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp Maslow
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người
có. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con
người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử
dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.

Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow [27]


9
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ

đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả
mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã
được đáp ứng đầy đủ.
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety): cần có cảm giác n tâm về an tồn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging): muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình
n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem): cần có cảm giác
được tơn trọng, được tin tưởng.
Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn
sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và
được công nhận là thành đạt.
1.3.2. Nhu cầu cơ bản của con người theo Virginia Henderson
Theo Virginia Henderson, người bệnh cần 14 nhu cầu cơ bản mà người điều
cần phải đáp ứng trong quá trình điều trị tại bệnh viện để cải thiện tốt tình trạng sức
khỏe. Bao gồm:
Nhu cầu về hô hấp.
Nhu cầu về ăn uống, dinh dưỡng.
Nhu cầu về bài tiết.
Nhu cầu vận động và luyện tập.
Nhu cầu về giấc ngủ và nghỉ ngơi.
Nhu cầu mặc và thay quần áo.
Nhu cầu duy trì thân nhiệt.
Nhu cầu vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Nhu cầu an toàn tránh các nguy hiểm.
Nhu cầu trong giao tiếp.



10
Nhu cầu tự do tín ngưỡng.
Nhu cầu tự chăm sóc, làm việc
Nhu cầu trong các hoạt động vui chơi giải trí.
Nhu cầu được cung cấp các kiến thức về sức khỏe.
1.3.3. Mối liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng
Nguyên tắc điều dưỡng xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu của NB. Đối
tượng của điều dưỡng là con người bao gồm người khỏe và người có bệnh tật.
Người khỏe mạnh họ sẽ tự đáp ứng các nhu cầu của họ. Khi bị bệnh tật, ốm yếu NB
không tự đáp ứng được nhu cầu hàng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ trợ của
người điều dưỡng. Nhu cầu con người tuy cơ bản giống nhau nhưng mức độ và tầm
quan trọng đối với từng nhu cầu ở từng người có khác nhau. Trên cùng một con
người nhu cầu này có thể mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức ưu tiên theo từng
giai đoạn của cuộc sống, người điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu ưu tiên
của NB để lập kế hoạch chăm sóc thích hợp.
Nhu cầu tuy giống nhau nhưng cách đáp ứng có thể khác nhau để thích hợp
với từng cá thể. Việc chăm sóc NB cần hướng tới từng cá thể, tùy từng trường hợp
từng hoàn cảnh sao cho phù hợp. Do đó, việc đánh giá nhu cầu của con người nói
chung, NB nói riêng và đặc biệt là NB ung thư cần được lặp lại thường xuyên và
liên tục trong suốt quá trình điều trị. Từ việc đánh giá được các nhu cầu và nhu cầu
ưu tiên của NB sẽ xây dựng được kế hoạch chăm sóc cụ thể, phù hợp [28].
1.4. Tổng quan về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ
1.4.1. Định nghĩa chăm sóc giảm nhẹ
Theo định nghĩa của WHO: chăm sóc giảm nhẹ (Palliative care) là các biện
pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của NB và gia đình NB, những người
đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến sự ốm đau, đe doạ tính mạng
thơng qua sự ngăn ngừa và giảm gánh nặng họ phải chịu đựng bằng cách nhận biết
sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác như triệu chứng thực thể,
tâm lý, xã hội, tâm linh [29].
Theo Bộ Y tế Việt Nam: chăm sóc giảm nhẹ cho NB ung thư và AIDS là sự

kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc


11
sống của NB thơng qua sự phịng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và những vấn đề
tâm lý, thực thể khác, đồng thời tư vấn và hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề xã
hội, tinh thần mà NB và gia đình NB đang phải gánh chịu [5]. Cả hai định nghĩa đều
cho thấy: chăm sóc giảm nhẹ nhằm vào cả NB và gia đình người bệnh, đáp ứng và
làm giảm tất cả các loại thương tổn: thực thể, tâm lý, xã hội, tinh thần; nhằm nâng
cao sự hài lịng, chất lượng cuộc sống của NB và gia đình NB.
1.4.2. Nguyên tắc của chăm sóc giảm nhẹ
Dưới đây là những nguyên tắc quốc tế về CSGN, những nguyên tắc này là cơ
sở cho các quốc gia xây dựng “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ” bao gồm [5], [29],
[30], [31]:
- Cung cấp dịch vụ CSGN cho tất cả những người mắc bệnh đe dọa tính
mạng như HIV/AIDS và ung thư;
- Giúp cho NB thoát khỏi cơn đau và các triệu chứng khó chịu khác;
- Tăng cường tuân thủ điều trị và làm giảm các tác dụng phụ của thuốc;
- Khẳng định chất lượng cuộc sống, coi cái chết là một q trình tất yếu;
- Khơng cố ý làm thúc đẩy hoặc trì hỗn cái chết của NB;
- Quan tâm và lồng ghép chăm sóc các vấn đề về tâm lý, xã hội và tinh thần
cho NB nhiễm HIV/AIDS. Cố gắng giúp NB có một cuộc sống tích cực, độc lập
một cách tối đa cho đến cuối đời, nâng cao tính tự chủ cũng như các kỹ năng và
kiến thức tự chăm sóc của NB và gia đình;
- Tiến hành ngay từ khi phát hiện bệnh và duy trì trong suốt quá trình diễn
biến của bệnh;
- Hỗ trợ gia đình NB giải quyết những khó khăn, kể cả khi NB qua đời;
- Lấy NB là trung tâm, làm việc theo nhóm chăm sóc đa thành phần, bao
gồm cả người có chuyên mơn và khơng chun nhằm giải quyết tồn diện các nhu
cầu về thể chất, tâm lý xã hội của NB và gia đình họ kể cả sau khi NB qua đời;

- Cung cấp cho NB sớm được tiếp cận với các phương pháp điều trị đặc hiệu
khác (như hoá xạ trị liệu) nhằm kéo dài cuộc sống cho NB;


12

Hình 1. 2: Chăm sóc giảm nhẹ trong tiến trình bệnh [31].
- Cố gắng giúp NB có một cuộc sống tích cực, độc lập một cách tối đa cho
đến cuối đời, nâng cao tính tự chủ, kỹ năng và kiến thức tự chăm sóc của NB và gia
đình;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tác động tích cực tới quá trình
diễn biến bệnh;
- Động viên, hỗ trợ về tinh thần cho NB giúp họ hiểu tốt hơn về diễn biến
bệnh, các biến chứng và tác dụng phụ trong q trình điều trị.
1.4.3. Tình hình chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Căn cứ vào khuyến cáo của WHO và để nâng cao chất lượng điều trị cũng
như chăm sóc NB, năm 2005 Bộ Y tế Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng xây dựng
mơ hình CSGN với việc khảo sát phân tích đánh giá nhu cầu CSGN cho NB ung
thư và HIV/AIDS ở 5 tỉnh thành phố. Kết quả cho thấy nhu cầu CSGN là rất lớn,
đặc biệt là kiểm soát đau, hỗ trợ tâm lý, xã hội và nhu cầu đào tạo về CSGN cho
nhân viên y tế [29].
Đến năm 2006, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn CSGN đối với NB ung thư
và AIDS”. Đây là cơ sở pháp lý và là tài liệu tham khảo mang tính thực tiễn để các
nhà lâm sàng trên tồn quốc triển khai các hoạt động điều trị và CSGN cho NB
HIV/AIDS, ung thư và các bệnh hiểm nghèo đe dọa tính mạng. Trong đó có quy
định, hướng dẫn cụ thể về cách tiếp cận, thực hành chăm sóc nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống của NB và gia đình NB khi họ phải đối mặt với những vấn đề liên
quan đến những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng [5], [31].



13
Tuy nhiên chính sách về CSGN chưa được phát triển và chú trọng ở Việt
Nam, ngoài các đơn vị đặc biệt chăm sóc NB nhiễm HIV/AIDS và một đơn vị ở
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh. Năm 2011, Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ
Chí Minh đã thành lập một đơn vị CSGN bao gồm các dịch vụ chăm sóc nội trú,
ngoại trú và chăm sóc tại gia cho người lớn và trẻ em. Kể từ đó, khoa đã tổ chức
một số khóa đào tạo CSGN mỗi năm, và đào tạo thực tế về chăm sóc giảm nhẹ cho
tất cả sinh viên y khoa và học viên chuyên khoa ung thư. Sinh viên tốt nghiệp
chương trình đào tạo chuyên khoa bốn tháng trong y học giảm nhẹ, lần đầu tiên
được tổ chức năm 2008 tại Hàn Quốc và từ 2011 đến 2014 tại Bệnh viện Ung Bướu
TP.HCM, đã giúp thiết lập dịch vụ CSGN tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và
Hà Nội. Trong những năm gần đây, Trường Đại học Y Dược TP.HCM đã có vai trị
hàng đầu trong giáo dục CSGN với sự hỗ trợ từ Trung tâm Y tế Harvard. Đào tạo về
CSGN được đưa vào trong chương trình giảng dạy mới được sửa đổi cho sinh viên
y khoa. Một chương trình giảng dạy CSGN cho điều dưỡng hiện đang được phát
triển [32], [33], [34].
Tháng 5/2012 Thủ Tướng đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với mục tiêu chung là
khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm
tác động của HIV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời hướng tới tầm
nhìn “ba khơng” của Liên Hợp quốc: Khơng cịn người nhiễm mới HIV, khơng cịn
người tử vong do AIDS và khơng cịn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS [35].
1.4.4. Tình hình chăm sóc giảm nhẹ ở các nước khác
Hoa Kỳ: Năm 2003, Hướng dẫn lâm sàng về hỗ trợ và CSGN cho NB nhiễm
HIV/AIDS được Cơ quan quản trị nguồn lực và dịch vụ y tế Hoa Kỳ công bố tại
Hội nghị Nhà Trắng về CSGN và đại dịch tồn cầu HIV/AIDS. Năm 2004 ở Hoa
Kỳ đã có hơn 1 triệu cá nhân và gia đình được CSGN [36].
Một nghiên cứu năm 2010 về việc sẵn sàng sử dụng các dịch vụ CSGN tại
120 bệnh viện, trung tâm chữa trị ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng: Chỉ có 23% số
trung tâm có giường dành riêng để CSGN; 37% có dịch vụ chăm sóc cuối đời được

cung cấp nội trú; các chương trình nghiên cứu, các học bổng học CSGN và ung thư


14
đã được phổ biến; các nhà quản lý đã hỗ trợ tích cực và ngày càng tăng các nguồn
lực CSGN [37]. Theo nghiên cứu của Morrison năm 2011 cho thấy có sự gia tăng
liên tục về số lượng các nhóm CSGN trong các bệnh viện ở Hoa Kỳ: 63% các bệnh
viện Hoa Kỳ (với 50 giường bệnh trở lên) báo cáo có các nhóm CSGN, tăng từ 53%
trong năm 2008, 85% các bệnh viện (có từ 300 giường bệnh trở lên) cung cấp các
dịch vụ CSGN [38]. Các nhà lãnh đạo thuộc Đại học Alabama tại Trường ĐD
Birmingham, thông qua Trung tâm hợp tác ĐD Hoa Kỳ, đã khởi xướng các dự án
hợp tác về chăm sóc ung thư và CSGN giữa Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ và Malawi để
tăng cường các sáng kiến nhằm thay đổi thực hành trong CSGN cho NB ung thư và
các bệnh hiểm nghèo khác [39].
Trung Quốc: Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới và ung thư là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2016 mới chỉ có
0.7% số BV tại Trung Quốc cung cấp dịch vụ CSGN, làm hạn chế đáng kể việc tiếp
cận CSGN cho NB ung thư ở Trung Quốc. Theo báo cáo của một nghiên cứu về
giáo dục CSGN trong trường Đại học y Trung Quốc cho thấy: chỉ 7.5% thực tập
sinh cảm thấy được đào tạo cơ bản đầy đủ về quản lý đau, 13% được đào tạo đầy đủ
về quản lý triệu chứng giai đoạn cuối của NB, hơn 80% thực tập sinh cảm thấy giáo
dục CSGN nên được cung cấp trong chương trình đào tạo y học cơ bản và thực
hành lâm sàng [40],
Canada: Thực hành CSGN ở Canada được bắt đầu từ những năm 1970 và đã
phát triển nhanh chóng. Những cơ sở cung cấp dịch vụ CSGN đầu tiên là: Bệnh
viện St. Boniface, Winnipeg, Manitoba, vào tháng 11 năm 1974, và ngay sau đó là
Bệnh viện Royal Victoria, Montreal, Quebec, vào tháng 1 năm 1975. Kể từ thời
điểm đó phong trào CSGN phát triển rộng khắp ở các thành phố và các vùng miền
khác trên toàn lãnh thổ Canada. Năm 2004, Hiệp hội ĐD Canada bắt đầu cấp chứng
chỉ về CSGN cho ĐD. Tiêu chuẩn điều dưỡng CSGN cũng đã được xây dựng để

phù hợp với quy định của Canada về phạm vi thực hành CSGN của ĐD [41].
Tại Úc: Tại Úc có dịch vụ CSGN phát triển tốt và hiệp hội chuyên ngành
mạnh là Hiệp hội CSGN Úc. Chính phủ Úc đã xác định tầm quan trọng của việc
cung cấp dịch vụ CSGN chất lượng cao. Chương trình CSGN được Chính phủ Úc


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×