Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

chọn tạo giống cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.35 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP MƠN
Chương 1: Khái qt về cơng tác giống cây trồng
1. Đặc điểm của giống cây trồng? tiêu chuẩn của giống tốt?
* Đặc điểm của giống cây trồng:
- Giống cây trồng là sản phẩm của sức lao động lâu dài và liên tục của
con người.
- Giống là tư liệu sản xuất trong nông nghiệp.
- Giống là tư liệu sản xuất đặt biệt.
- Giống có tính khu vực nhất định.
- Giống có tính đồng đều về đặc tính sinh học và hình thái học.
- Giống phải có năng suất cao, phẩm chất tốt.
* Tiêu chuẩn của giống tốt
- Giống phải có năng suất cao và ổn định.
- Giống phải có phẩm chất tốt.
- Giống phải có khả năng kháng một số sâu bệnh chính trong vùng.
- Thích hợp với kỹ thuật canh tác cao như chịu phân, chống đổ.
- Phải thích hợp với điều kiện canh tác trong vùng.
2. Trình bày một số điểm khác biệt của phương pháp chọn giống
truyền thống và hiện đại?
Pp truyền thống
Pp hiện đại
Lai/ chuyển gen trong cùng loài hoặc Sử dụng gen bất cứ loài nào
các loài rất gần nhau.
Bị giới hạn trong nguồn gen sẵn có
Có rất ít hoặc khơng đảm bảo có Kiểm sốt chính xác gen ở đâu
được sự tái tổ hợp gen mong muốn và biểu hiện như thế nào
từ nhiều tổ hợp lai; Khó kiểm sốt
được gen ở đâu và biểu hiện như thế
nào.
Các gen không mong muốn có thể Cho phép chuyển trực tiếp một
chuyển cùng với gen mong muốn


hay vài gen một cách chính xác
Cần nhiều thời gian để đạt kết quả Cải tiến cây trồng/giống mới có
(>2 năm)
thể có được trong thời gian ngắn
hơn so với phương pháp truyền
thống (<2 năm)S


Chương 2: Vật liệu khởi đầu trong chọn tạo giống
1. Trình bày nguyên tắc và phương pháp thu thập vật liệu khởi đầu
trong chọn giống cây trồng
* Nguyên tắc thu thập vật liệu khởi đầu:
- Việc thu thập phải thực hiện thường xuyên, cần có các cơ quan chuyên
trách và các cán bộ chuyên môn sâu phụ trách.
- Thu thập từ gần đến xa.
- Tập trung thu thập tại các trung tâm phát sinh cây trồng.
- Thu thập càng rộng càng tốt.
* Phương pháp thu thập vật liệu khởi đầu trong chọn giống cây trồng
- Tổ chức những đoàn chuyên môn đi các nơi điều tra, thu thập vật liệu
khởi đầu
- Hợp tác trao đổi nguồn gen giữa các quốc gia hay các trung tâm quỹ gen.
- Hợp đồng giữa các cơ quan nhà nước, giữa các địa phương để thu thập
- Tham gia mạng lưới thu thập đánh giá nguồn gen quốc tế
2. Các phương pháp bảo tồn nguồn vật liệu khởi đầu, ưu nhược điểm
của mỗi phương pháp?
* Bảo quản ex situ (off-side): là đưa nguồn gen ra khỏi mơi trường sống
của nó về bảo quản ở các trung tâm như: ngân hàng gen, vườn bách thảo.
Ưu điểm:,
- dề thực hiện , giữ nguồn gen, thuận tiện sử dụng và nghiên cứu
- Cách ly được nghiêm ngặt hơn

Nhược điểm:
- Phải có phương tiện, vật tư và điều kiện bảo quản.
- Không phát triển và làm phong phú thêm nguồn gen.
- Khi điều kiện mơi trường thay đổi thì hiệu quả sử dụng thấp
*Bảo quản in situ (on-site): bảo quản nguồn gen tại môi trường sinh
sống của chúng trong điều kiện đa dạng sinh học, biến dị di truyền và
chọn lọc tự nhiên.
+ Ưu điểm:
Làm phong phú thêm nguồn gen do có khả năng thu được các biến dị di
truyền mới quý giá.
Là phương pháp chủ yếu áp dụng để giữ vật liệu vơ tính của cây sinh sản
vơ tính + Nhược điểm: Khơng chủ động, dễ mất nguồn gen


Chương 3: Lai giống
1. Lai tạo giống cây trồng là gì? Mục đích và ý nghĩa của việc lai tạo
giống cây trồng?
* Khái niệm lai tạo giống cây trồng
là dùng hai cơ thể có tính di truyền khác nhau cho giao phối với nhau
hay ghép với nhau để tạo thành cơ thể lai.
* Mục đích và ý nghĩa của việc lai tạo giống cây trồng
Mục đích:
- tạo ra nguồn vật liệu mới có nguồn biến dị tổ hợp phong phú phục
vụ cho việc tiếp tục chọn lọc để tạo ra giống mới,
- sản xuất ra hạt lai F1.
Ý nghĩa:
Lai giống là phương pháp cơ bản, có hiệu quả, chắc chắn, chủ động, có
thể định hướng được và được sử dụng rộng rãi nhất để tạo ra giống mới.
Lai là phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp phục vụ cho chọn lọc.
Nhờ có lai giống mà có thể phối hợp được các đặc trưng đặc tính có lợi

của các dạng bố mẹ vào cây lai. Bố mẹ truyền cho cây lai bộ gen của
chúng và kết quả quá trình tái tổ hợp mà nhiều kiểu gen mới được tạo ra,
sau khi tương tác với môi trường đã tạo nên các kiểu hình mới rất có ích
cho chọn giống.
2. Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản chọn cặp bố mẹ trong lai giống?
- Nguyên tắc khác nhau về kiểu hình địa lý
- Nguyên tắc khác nhau về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Nguyên tắc khác nhau về thời gian sinh trưởng
- Nguyên tắc khác nhau về tính chống chịu sâu bệnh
- Nguyên tắc bổ sung các tính trạng cần thiết
3. Mục đích của phương pháp lai thuận nghịch và ứng dụng trong
tạo giống cây trồng?
- Mục đích: Xác định dạng nào làm mẹ, dạng nào làm bố để cây lai tốt
Trong chọn tạo giống cách lai thuận nghịch được áp dụng ở 2 trường hợp
sau đây: Khi tính di truyền của một đặc trưng, đặc tính nào đó liên quan
đến tế bào chất ; Khi khả năng kết hạt phụ thuộc vào cách lấy cây nào
trong cặp để làm mẹ.


4. Phương pháp lai trở lại là gì? Lai trở lại được sử dụng ở những
trường hợp nào trong chọn giống cây trồng?
- Lai trở lại là đem con lai F1 lai trở lại với bố hoặc mẹ để bổ sung thêm
đặc tính tốt của bố mẹ
Trong chọn tạo giống, lai trở lại được sử dụng ở các trường hợp sau:
- Khắc phục hiện tượng bất dục ở cây lai F1 khi lai xa
- Tạo giống chống sâu bệnh, giống chống chịu tốt với điều kiện
bất thuận. Trong trường hợp này nên dùng giống mẹ năng suất cao
nhưng chống chịu kém lai với bố năng suất thấp, chống chịu tốt. Sau đó
lai trở lại với mẹ.
- Tăng cường vào cây lai những tính trạng cần thiết của bố hoặc

mẹ. Lai giữa cây trồng với cây dại nhằm đua thêm một tính trạng
nào đó của cây dại (thường là các tính trạng chống chịu hoặc tính trạng
thích ứng). Khi lai giữa cây trồng với cây dại cần chọn cây trồng làm
mẹ. Sau đó lai trở lại với mẹ (tức là dùng cây trồng làm bố).
5. Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và
cây trồng nhằm mục đích gì? Ở Việt Nam, phương hướng cơ bản
trong lai tạo giống lúa mới như thế nào?
- Mục đích: đưa vào cây trồng các gen quí từ cây hoang dại giúp chống
chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
- Ở VN, phương hướng cơ bản trong lai tạo giống lúa mới là lai giống
nhập nội cao sản với giống địa phương có tính chống chịu tốt
6. Ngun nhân của hiện tượng bất dục ở cây lai xa? Nêu biện pháp
khắc phục tính bất dục của cây lai xa đối với nhóm cây sinh sản hữu
tính?
Ngun nhân:
- Cấu tạo cơ quan sinh sản của cây lai phát dục khơng hồn tồn (khơng
hình thành được giao tử đực hoặc cái)
- Cơ quan sinh sản bình thường nhưng sức sống của giao tử yếu (đặc biệt
là hạt phấn)
- Giao tử bình thường nhưng hợp tử khơng có sức sống.
- Hợp tử bình thường nhưng q trình phát dục phơi bị chết.
Các nguyên nhân trên làm cho quá trình phân chia tế bào bị rối loạn, các
nhiễm sắc thể không cặp đôi được và sinh ra các giao tử kém sức sống
trong quá trình phân chia giảm nhiễm.


Đối với cây sinh sản hữu tính sản phẩm thu hoạch là hạt cơng việc sẽ
rất khó khăn và tốn kém, cần khắc phục tính bất dục một số biện
pháp sau đây:
- Gây đa bội thể: cây lai được đa bội hóa nhằm tạo ra cơ hội cặp

đơi bình thường trong hình thành giao tử. Q trình đa bội có thể thực
hiện ở bộ phận sinh dưỡng hoặc tạo cây đơn bội từ hạt phấn sau đó mới
nhị bội hóa để có cây nhị bội. Bằng cách này các nhà chọn giống châu
Âu đã tạo được cây lai lúa mì mạch đen có tỷ lệ đậu hạt bình thường.
- Lai trở lại với bố hoặc mẹ. Có thể tiến hành lai trở lại từ một đến
nhiều lần để vừa khắc phục tính hoang dại vừa nâng cao tỷ lệ kết hạt của
cây lai xa.
- Chọn lọc định hướng các thể phân li: trong quá trình phân li sẽ
xẩy ra tự do tái tổ hợp, chọn lọc định hướng có thể lọc ra các dạng đạt
yêu cầu với tỷ lệ đậu hạt cao.


Chương 4: Chọn giống ưu thế lai
1. Ưu thế lai là gì? Đặc điểm biểu hiện của ưu thế lai?
- Ưu thế lai là hiện tượng cây lai có sức sống khỏe hơn, tính chống chịu
cao hơn, năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn với bố mẹ của chúng và so
với đối chứng.
Đặc điểm biểu hiện của ưu thế lai:
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, giảm mạnh ở F2 và tiếp tục giảm ở
các thế hệ sau.
2. Thế nào là dịng tự phối? Trình bày các bước tạo dòng tự phối ở
cây giao phấn theo phương pháp tiêu chuẩn?
- Dòng tự phối (Inbrid lines) là thế hệ giao phận do tự thụ phấn cưỡng
bức ở thế hệ trước trở nên sinh dạng tương đối đồng nhất.
* Các bước tạo dòng tự phối ở cây giao phấn theo phương pháp tiêu
- Vụ 1 (I0): Gieo vật liệu ra ruộng. Chọn những cây tốt tiến hành tự thụ
phấn khoảng 250 cây, thu riêng bắp từng cây.
- Vụ 2 (I1): Từ mỗi bắp vụ 1, chọn 30 - 40 hạt tốt nhất gieo thành từng
hàng (I1). Loại bỏ những dòng xấu, chọn giữ những dòng tốt. Trên các
dòng tốt chọn 8 - 10 cây tốt nhất tiến hành tự thụ phấn từng cây.

- Vụ 3 (I2): Từ mỗi bắp vụ 2, tiếp tục chọn 30 - 40 hạt tốt nhất gieo thành
từng hàng (I2). Trên các dòng tốt lại chọn 8 - 10 cây tốt nhất tiến hành tự
thụ phấn từng cây.
- Vụ 4 (I3): Hạt mỗi bắp vụ 3 được chia đôi, một nửa khoảng 30 -40 hạt
gieo thành dòng (I3), trên mỗi dòng tốt lại chọn 8 - 10 cây tốt nhất tiến
hành tự thụ phấn từng cây, nửa còn lại cho lai với mẫu thử để xác định
khả năng phối hợp chung.
- Vụ 4 (I4): Giám định các dòng tự phối và tự thụ phấn các cây I4 tốt nhất;
lai một số dòng tốt nhất với mẫu thử khả năng phối hợp trong năm sau; và
nghiên cứu khả năng phối hợp chung từ các tổ hợp lai vụ trước.
- Vụ 6 (I5): Gieo các dòng tự phối, tự phối và chọn dòng tốt nhất, đồng
thời nghiên cứu khả năng phối hợp chung từ các tổ hợp lai vụ trước.
- Vụ 7 (I6): Dựa vào kết quả nghiên cứu khả năng phối hợp chung chọn ra
dòng tự phối tốt nhất
3. Ưu và nhược điểm của các phương pháp xác định các khả năng
phối hợp chung và riêng của các dòng tự phối.


* Phương pháp lai đỉnh (lai với dạng thử - Top cross)
Ưu: Phương pháp này đơn giản, dễ làm và đánh giá chính xác khả năng
phối hợp chung giữa các dịng
Nhược: khơng đánh giá được khả năng phối hợp riêng
* Phương pháp thụ phấn tự do có cách li (Poly cross)
Ưu: Phương pháp này đơn giản, dễ làm hơn phương pháp lai đỉnh và
đánh giá được khả năng phối hợp chung giữa các dòng tốt, cho chúng
tự do thụ phấn
Nhược: việc đánh giá khả năng phối hợp khơng chính xác bằng phương
pháp lai đỉnh.
* Phương pháp luân giao (Diallel cross):
Ưu: đánh giá được toàn bộ khả năng phối hợp chung và khả năng phối

hợp riêng của các dòng cần đánh giá một cách chính xác.
Nhược: khi số dịng nhiều thì số tổ hợp lai rất lớn nên khối lượng công
việc sẽ rất lớn và phức tạp
4. Nguyên nhân của hiện tượng đực bất dục? Mục đích của việc ứng
dụng hiện tượng bất dục đực tế bào chất trong tạo giống ưu thế lai ?
Đực bất dục có thể do các nguyên nhân sau đây:
(1). Đực bất dục xảy ra do tác động ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
(2). Đực bất dục xảy ra do tác động của các gen bất thụ ở trong nhân tế
bào gọi là đực bất đực nhân.
(3). Đực bất dục xảy ra do tác động của vật chất di truyền trong tế bào
chất.
(4) - Do tác động qua lại bởi các nhân tố của nhân và tế bào chất
Mục đích của việc ứng dụng hiện tượng bất dục đực tế bào chất trong tạo
giống ưu thế lai: là sản xuất hạt lai


Chương 5: Các phương pháp chọn lọc
1. Tại sao phải chọn lọc trong chọn giống? Để đảm bảo hiệu quả
cho chọn lọc giống cần những điều kiện nào?
Tại sao phải chọn lọc trong chọn giống?
Vì:
- Lồi tự thụ phấn có tỷ lệ giao phấn thấp, dễ phát sinh biến dị làm cho
quần thể kém đồng đều. Do đó, cần loại bỏ những biến dị do giao
phấn hoặc do biến dị di truyền tự nhiên.
- Chọn lọc giúp duy trì giống hoặc chọn những cá thể có biến dị di
truyền ưu tú để tạo giống mới.
- Lồi giao phấn có cấu trúc di truyền dị hợp tử, các gen lặn có hại bị
lấn át bởi các gen trội. Tiến hành tự phối qua các thế hệ tạo điều kiện
cho các gen lặn hình thành dạng đồng hợp tử thì con lai sẽ chết hoặc
giảm sức sống, giảm năng suất. Do đó, cần chọn lọc bằng con đường

tự phối để loại ra những cá thể có gen lặn xấu và để các gen tốt có
điều kiện tổ hợp lại vào dạng mới, giống mới.
Để đảm bảo hiệu quả cho chọn lọc giống cần những điều kiện:
- Chọn đúng vật liệu khởi đầu đối với cơng tác chọn lọc nhằm bảo đảm
được tính biến dị và tính thích ứng cao, cần thiết cho hiệu quả chọn lọc.
- Mục đích chọn lọc đặt ra phải rõ ràng và đúng đắn, tức là ý định mà
người chọn giống hướng tới có khả năng đạt được đầy đủ trong q trình
cơng tác của mình.
- Tiến hành chọn lọc trên phạm vi khá rộng và có thể loại bỏ triệt để vật
liệu trên các giai đoạn chọn lọc.
- Kết quả chọn lọc chỉ tiến hành theo một đặc tính cơ bản, khơng nên
cùng lúc chọn lọc theo nhiều tính trạng khác nhau.
2. Trình bày đặc điểm sinh học và di truyền của cây giao phấn?
Ưu điểm và nhược điểm của quần thể cây giao phấn?
Đặc điểm sinh học của cây giao phấn: hoa đơn tính; hoa lớn,
mùi thơm , màu sắc sặc sỡ; dễ hấp dẫn côn trùng, số lượng hạt phấn
nhiều, dễ phát tán nhờ gió, thời gian nở hoa dài.
Đặc điểm di truyền của cây giao phấn: là giữa các cá thể
thường không đồng nhất , đời sau ít ổn định. Cây giao phấn nếu tự thụ
phấn nhiều đời thì sức sống giảm, năng suất giảm .
Ưu điểm của quần thể cây giao phấn là: có tính dị hợp cao; nền
gen rộng; duy trì các đột biến lặn trong genofon của quần thể.


Nhược điểm của quần thể cây giao phấn là: ưu thế lai cao nhất chỉ
ở F1; các gen lặn gây chết, nửa gây chết có điều kiện ở trạng thái đồng
hợp; Quần thể dị hợp nên giảm hiệu lực chọn lọc.
3. Phương pháp chọn lọc cá thể có cách ly ở cây giao phấn được tiến
hành như thế nào? Ưu và nhược điểm
Ưu điểm : tránh được sự giao phấn giữa các dòng tốt và dòng xấu, tăng

hiệu quả việc chọn lọc.
Nhược điểm của phương pháp này là diện tích gieo các dịng tăng gấp
đơi lúc phải gieo cách ly nên phức tạp tốn kém. Mặt khác do cách ly nên
hiện tượng giao phối gần giữa các cây trong cùng một dòng làm giảm
sức sống của chúng.
Phương pháp chọn lọc cá thể có cách ly ở cây giao phấn: (tham khảo
Hình 6.6)
- Vụ 1: Gieo vật liệu khởi đầu, chọn và thu riêng hạt cây tốt.
- Vụ 2: Chia hạt những cây được chọn làm hai phần: một phần gieo ở khu
cách ly, một phần gieo ở khu so sánh dòng. Căn cứ vào kết quả ở khu so
sánh, chọn cây tốt trên dòng tốt ở khu cách ly, bỏ riêng.
- Vụ 3: Tương tự như vụ 2.
- Việc chọn lọc kết thúc khi kết quả đạt yêu cầu
4. Trình bày đặc điểm di truyền và các phương pháp chọn lọc hệ củ ở
cây sinh sản sinh dưỡng?
Đặc điểm di truyền của cây sinh sản vơ tính là tính di truyền đồng
nhất, đời sau tương đối ổn định, không xảy ra phân ly, tái tổ hợp.
Các phương pháp chọn lọc hệ củ:
 Từ trong vườn chọn giống chọn ra cây tốt chọn ra củ tốt. Những củ
tốt đem trồng riêng thành từng dòng (gọi là hệ củ).
 So sánh các hệ củ chọn ra hệ tốt, loại bỏ những hệ xấu. Những hệ
tốt tiếp tục so sánh, nhân giống và phổ biến. Bằng phương pháp
này cho phép tạo ra được nhiều giống mới.


Chương 6: Chọn giống bằng pp Đột biến và đa bội
1. Vai trò của tạo giống đột biến
- Tạo ra nguồn biến dị phong phú, là nguồn biến dị di truyền cho chọn
giống, trong đó có nhiều gen quý.
- Có khả năng tạo ra giống mới, nhanh, ổn định, không phân ly, có nhiều

đặc tính, tính
trạng tốt như chín sớm, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, tăng hàm
lượng protein, lipid, glucid trong sản phẩm.
- Có thể cải thiện các tính trạng riêng biệt cho các giống tốt hiện trồng.
- Tạo ra những kiểu hình lý tưởng về dạng lá, quả, hạt, các đột biến khảm
cho cây cảnh và cây ăn quả.
- Có thể tạo giống bất dục đực dùng trong ưu thế lai, có thể chuyển những
dạng bất dục thành hữu dục.
- Có thể tạo ra các đặc tính tốt cho một số lồi mà khơng thể thực hiện
được bằng lai hữu tính.
2. Q trình chọn lọc và sử dụng các dạng đột biến đối với cây
trồng được thực hiện như thế nào?
(Tham khảo Hình 5.5. Sơ đồ chọn lọc và sử dụng các dạng đột biến)
-M1 và M2. Ở M1 và M2 các cây được gieo trồng như ở trường
hợp đối với các tính trạng đơn gen. Ở M2 người ta chọn các cây khỏe
mạnh, hữu thụ và bình thường khơng có đột biến kiểu hình, hạt của
chúng được thu riêng để gieo ở thế hệ M3.
-M3 . Gieo trồng các cây đã được lựa chọn, quan sát tỷ mỷ các hàng
ở thế hệ M3 có những biến đổi kiểu hình so với giống bố mẹ. Những
hàng cây yếu được loại bỏ. Một số hàng cây đồng hợp tử có thể gộp lại.
Chọn lọc các hàng cây phân ly ở M3.
-M4 . Các hạt từ các cây đồng hợp tử ở M3 được gieo để thử nghiệm
năng suất sơ bộ. Các cây ưu tú được chọn để thử nghiệm lặp lại.
- M5 - M9. Tiến hành so sánh sơ bộ hoặc thử nghiệm ở nhiều địa
điểm khác nhau giống như trường hợp đối với các tính trạng đơn gen.
Các dịng nổi bật có thể trở thành giống mới.


3. Một giống lúa có gen YY gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến
mang kiểu gen yy có khả năng kháng bệnh trên. Hãy mô tả các

bước thực hiện quy trình này?
- Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo mọc thành
cây.
- Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
- Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
- Cho các cây kháng bệnh tự thụ phấn đề tạo dòng thuần.
4. Khi nào cơ thể thực vật được gọi là đa bội thể? Đặc điểm di truyền
của cây đa bội thể
Một cơ thể thực vật được gọi là đa bội thể khi có số nhiễm sắc thể là
bội số của bộ nhiễm sắc thể cơ bản x, tức là 3x trở lên.
 Đặc điểm di truyền
- Cây đa bội ít phân ly hơn cây nhị bội thể. Vì vậy, trong cơng tác tạo
giống nhanh cho kết quả.
- Cây đa bội có ưu thế lai duy trì lâu hơn so với cây nhị bội.
- Cây giao phấn đa bội khi tự phối ít biểu hiện thối hóa hơn cây nhị bội.
- Thường các dạng đồng nguyên đa bội và cây tam bội thể biểu hiện bất
dục cao độ. Do quá trình phân chia của tế bào ở cây đa bội khơng bình
thường.
5. Trình bày nguyên tắc xử lý đa bội thể và các phương pháp xử lý đa
bội thể ở một số cây trồng?
 Nguyên tắc xử lý đa bội thể
- Xử lý lúc tế bào phân chia nguyên nhiễm (mitoz) và giảm nhiễm (meioz)
mạnh nhất.
- Tác động vào lúc tế bào đang phân chia ở giai đoạn hậu kỳ
- Tác động vào giai đoạn mạt kỳ, lúc nhân tế bào đã phân chia nhưng
màng ngăn đôi tế bào bị các nhân tố ảnh hưởng phá hoại do đó khơng
hình thành được, kết quả sẽ tạo nên tế bào 2 nhân.
- Vào lúc hình thanh nhân tế bào nếu bị các nhân tố ảnh hưởng tác động
sẽ làm cho nhân tế bào khơng hình thành được tạo nên tế bào khơng có
nhân. Trường hợp này tế bào sẽ bị chết.

 Các phương pháp xử lý đa bội thể
Để tạo đa bội thể có thể tiến hành theo một trong nhiều cách sau đây:
(1) Tự phát


(2) Tác nhân vật lý
(3) Tái sinh in vitro
(4) Xử lý Colchicin
(5). Các hóa chất khác
6. Phương pháp chọn giống đột biến được áp dụng khi nào? Để chọn
tạo các giống cây trồng lấy thân, rễ, lá có năng suất cao, trong chọn
giống thường sử dụng phương pháp gây đột biến dạng nào? Tại sao
Phương pháp chọn giống đột biến được áp dụng khi:
- nguồn biến dị tự nhiên không có tính trạng mục tiêu mong muốn và cần
biến dị mới ở cây sinh sản bằng con đường vơ tính (cây cảnh, cây ăn
quả . . .)
- tính trạng mong muốn có trong nguồn gen cây trồng hoặc cây dại có họ
hàng thân thuộc, nhưng khó lai và liên kết chặt với tính trạng khơng
mong muốn,
Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, rễ, lá có năng suất cao, trong
chọn giống thường sử dụng phương pháp gây đột biến đa bội. Vì cây đa
bội có số lượng ADN tăng nên quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ xảy ra
mạnh mẽ. Kết quả: thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát
triển khỏe, chống chịu tốt.
Chương 7
1. Nêu các kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống
cây trồng? Kỹ thuật nào có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai
lồi mà bằng cách tạo giống thơng thường khơng thể tạo ra được?
? các kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây
trồng

- Lai tế bào trần
- Thụ phấn in vitro, nuôi cấy phôi và nuôi cấy nỗn
- Ni cấy bao phấn và sản xuất cây đơn bội
- Biến dị dòng soma và chọn lọc dòng tế bào
- Kỹ thuật di truyền
? Kỹ thuật nào có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai lồi mà
bằng cách tạo giống thơng thường khơng thể tạo ra được?
- Lai tế bào trần




×