Tải bản đầy đủ (.docx) (360 trang)

Giáo án Word địa lí 11 học kì hai cánh diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.49 MB, 360 trang )

Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ DẦU MỎ Ở KHU VỰC
TÂY NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
-

Viết được báo cáo trình bày một số thơng tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và
việc khai thác ở khu vực Tây Nam

-

Khai thác, chọn lọc, thu thập được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí
khu vực Tây Nam Á

2. Năng lực
Năng lực chung:
-

Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-

Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.


-

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:
-

Năng lực đặc thù: sử dụng các cơng cụ địa lí, khai thác internet phục vụ mơn
học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.

3. Phẩm chất
-

Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng
vào thực tiễn.
1


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-

SGK, SGV, SBT Địa lí 11.

-

Máy tính, máy chiếu.


-

Thu thập, chọn lọc, hệ thống hoá tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác
ở khu vực Tây Nam Á

-

Một số website có tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây
Nam Á.
+ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); https www opes on
+ Ngân hàng Thế giới (WB) https wwwxdbank

2. Đối với học sinh
-

SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về vấn đề tài nguyên
dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thơng tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật “tia chớp" chỉ định bất kì một số HS nêu hiểu biết của mình về
tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á hiện nay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
2


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Để biết về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
trong bài học ngày hơm nay – Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở
khu vực Tây Nam Á.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Viết được báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu
mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực
Tây Nam
c. Sản phẩm học tập: Tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm và thực hiện u câu:
Viết báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật và tài
nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực
Tây Nam Á.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV gợi ý:
 Tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.
 Trữ lượng dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á
 Phân bố.
 Khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á:
 Phương thức khai thác.
3


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
 Sản lượng khai thác và xuất khẩu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ: TÀI NGUYÊN DẦU MỎ VÀ
VIỆC KHAI THÁC DẦU MỎ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
1. Tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á
- Trữ lượng: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ
lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một
nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn).
- Phân bố: Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908
tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Côoét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
2. Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.
- Phương thức khai thác: Để khai thác dầu mỏ cần khoan những lỗ khoan gọi là

giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, thông thường dầu sẽ tự phun lên do áp
suất cao của vỉa. Khi lượng dầu giảm thì áp suất cũng giảm đi, phải dùng bơm hút
dầu lên hoặc bơm nước hay khí xuống để duy trì áp suất cần thiết. Đa số nước trong
khu vực có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối nông. Tuy nhiên
tại nhiều khu vực khác các giếng dầu được khoan và khai thác ngồi biển kéo theo
chi phí khá cao.
4


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
- Sản lượng khai thác: Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai
thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu
thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng
dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu
thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này
khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới.
- Xuất khẩu:
+ Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng
để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á
năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thơ xuất khẩu của tồn
thế giới (2108,6 triệu tấn).
+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm sốt giá dầu
trên tồn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế.
+ Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô
nhiễm môi trường cao.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: HS thuyết trình một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và
việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á (dựa trên sản phẩm ở hoạt động 2).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ.
5


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS thuyết trình trước lớp
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá và cho điểm các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sau: Tìm hiểu về tình hình khai thác dầu mỏ ở một
quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
-

Ôn lại kiến thức đã học.
6


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
-

Làm bài tập Bài 15 trong Sách bài tập Địa lí 11.

-

Đọc và tìm hiểu trước Bài 16: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã
hội Hoa Kỳ.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
7


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều

HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

BÀI 16: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
HOA KỲ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
-

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.

-

Phân tích được tác động của quy mơ và sự gia tăng dân số, sự đa dạng về chủng
tộc, nhập cư, sự phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội.

-

Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu.

2. Năng lực
Năng lực chung:
-

Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày, thảo luận ý tưởng trong quá trình hoạt
động tập thể lớp và hoạt động nhóm để hồn thành nhiệm vụ học tập.

-

Năng lực tự chủ và tự học: chủ động chọn lọc thơng tin để hồn thành nhiệm
vụ học tập.


-

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: lựa chọn cách thức và hình thức thực hiện các
nhiệm vụ học tập.

Năng lực địa lí:
-

Nhận thức thế giới theo quan điểm khơng gian: Phân tích ảnh hưởng của vị trí
địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã
hội.

-

Giải thích các hiện tượng và q trình địa lí: Phân tích tác động của quy mô và
sự gia tăng dân số, sự đa dạng về chủng tộc, nhập cư, sự phân bố dân cư tới
phát triển kinh tế - xã hội.

8


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
-

Sử dụng cơng cụ địa lí học: Đọc bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích số liệu, tư
liệu.

3. Phẩm chất:
-


Chăm chỉ học tập.

-

Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt giữa các dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-

SGK, SGV, SBT Địa lí 11.

-

Máy tính, máy chiếu.

-

Bản đồ tự nhiên Hoa Kỳ.

-

Các số liệu, biểu đồ về dân cư, xã hội Hoa Kỳ.

-

Video clip, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội Hoa kỳ.

2. Đối với học sinh

-

SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo tình huống học tập, kết nối với nội dung để vào bài học mới.
- Tạo hứng thú, kích thích tị mò của HS.
b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi: Mảnh ghép cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến
Hoa Kỳ.
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân nêu những hiểu biết về đất nước Hoa Kỳ.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS về 4 ô chữ hàng ngang và lật mở mảnh ghép để tìm chướng ngại
vật cuối.
- Câu trả lời của HS về những hiểu biết cá nhân về đất nước Hoa Kỳ.
d. Tổ chức thực hiện:
9


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Mảnh ghép
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mảnh ghép – trả lời các câu hỏi liên quan đến văn
hóa, địa lí…. Hoa Kỳ để lật mở mảnh ghép.
- GV phổ biến luật trò chơi:
+ Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời
một trong những hàng ngang trong thời gian 10 giây.
+ Nếu trả lời đúng thì đội đó được cộng 10 điểm và có quyền mở một mảnh ghép bất

kì, đội trả lời sau sẽ nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
+ Các đội có quyền đốn Chướng ngại vật cuối cùng bất cứ lúc nào, trả lời đúng sẽ
được 40 điểm.
- GV lần lượt nêu câu hỏi:
Câu 1 (9 chữ cái): Đây là một ngày lễ hội tổ chức hóa trang thành những nhân vật
ma quái, rùng rợn?
Câu 2 (7 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến thành phố nổi tiếng trên thế giới?

Câu 3 (6 chữ cái): Nhà thám hiểm Columbus là người đầu tiên phát hiện ra châu lục
nào?
Câu 4 (16 chữ cái): Ngày 1963, Martin Luther đã đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tơi có
một giấc mơ” đã nói đến vấn đề … giữa người da trắng và da màu.
Chướng ngại vật (5 chữ cái)
10


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 4 ô chữ hàng ngang và mảnh ghép được
lật.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Câu 1: Hallowwen.
Câu 2: New York.
Câu 3: Châu Mỹ.
Câu 4: Phân biệt chủng tộc.

Chướng ngại vật cuối cùng: Hoa Kỳ.
MẢNH GHÉP
H

A

L

L

O

W

W

N

E

W

Y

O

R

K


C

H

Â

U

M



P

H

Â

N

B

I



E

N


T

C

H



N

G

T



C

11


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều

- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết về đất nước
Hoa Kỳ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về đất nước Hoa Kỳ.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Hoa Kỳ cịn được biết đến với những tên gọi như
“Mỹ”, “xứ sở cờ hoa”. Hoa Kỳ được biết đến với sự xa hoa, phồn thịnh giàu có của
một đất nước luôn đứng đầu thế giới về các ngành kinh tế. Đồng thời còn gây ấn
tượng với nền văn hóa phương Tây mang bản sắc riêng cùng nền ẩm thực độc lạ.

12


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều

“Đất nước cờ hoa” Hoa Kỳ

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hoa Kỳ là đất nước rộng lớn, có nhiều điều kiện thuận
lợi về tự nhiên và xã hội, được mệnh danh là “đất nước của những người nhập cư”.
Vậy những điều kiện về tự nhiên và dân cư đã ảnh hưởng như thế nào tới sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ cùng nhau tim hiểu bài ngày
hôm nay – Bài 16: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Hoa Kỳ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí
a. Mục tiêu: Thơng qua hoạt động, HS phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến
phát triển kinh tế - xã hội.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 16.1, thơng tin mục I
SGK tr. 73 - 74 và trả lời câu hỏi:
- Cho biết Hoa Kỳ tiếp giáp các đại dương, vịnh biển và quốc gia nào.
- Trình bày đặc điểm vị trí đại lí của Hoa Kỳ.

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ.
13


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm; ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát
triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

DỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. Vị trí địa lí

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình - Đặc điểm vị trí:
16.1 SGK tr.74 và trả lời câu hỏi (Hình 16.1 đính kèm + Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn
phía dưới Hoạt động 1):

với khoảng 9,8 triệu km².

+ Cho biết Hoa Kỳ tiếp giáp với các đại dương, vịnh + Lãnh thổ Hoa Kỳ gồm 50
biển và quốc gia nào.
+ Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kỳ.

bang:
 Trung tâm Bắc Mỹ nằm

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh có

giữa hai đại dương Thái


liên quan đến vị trí địa lí của Hoa Kỳ:

Bình Dương và Đại
Tây Dương.
 Bán đảo A – lát – xca
nằm ở tây bắc lục địa.
 Quần đảo Ha – oai nằm


giữa

Thái

Bình

Dương.
+ Nằm ở bán cầu Tây.
+ Tiếp giáp:
 Phía Bắc: giáp Ca – na
– đa.
Bản đồ vị trí tiếp giáp của Hoa Kỳ

 Phía Nam: giáp Mê – hi
– cơ.
 Phía Đơng: Đại Tây
Dương.
 Phía Tây: Thái Bình
14



Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
Dương.
- Ảnh hưởng phạm vi lãnh
thổ và vị trí địa lí đến phát
triển kinh tế - xã hội:
+ Thuận lợi:
 Thiên nhiên đa dạng,
thay đổi từ biển vào nội
Bán đảo A – lát – xca

địa, từ bắc sang nam.
 Tránh được những thiệt
hại về cơ sở vật chất và
hạ tầng trong hai cuộc
chiến tranh thế giới.
→ Mở rộng giao lưu và phát
triển mạnh nền kinh tế, tăng vị
thế trên thế giới.
+ Khó khăn:

Quần đảo Ha – oai.

 Ảnh hưởng của thiên

- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát bản đồ Hình 16.1

tai như bão, động đất

và thơng tin mục I SGK tr.73 - 74 và trả lời câu hỏi: → Gây khó khăn trong phát

Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác hình ảnh, thơng tin trong mục và trả lời
câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm; ảnh hưởng
của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ.
15


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Hoa Kỳ cịn có tên
gọi khác là Mỹ - là một quốc gia có vị trí lãnh thổ
đứng thứ ba trên thế giới. Với địa thế rộng lớn, Hoa
Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như một thế lực
quân sự, văn hóa, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất
trên thế giới.
- GV mở rộng kiến thức cho HS: Thuận lợi vị trí địa
lí mang lai cho Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ 2. Nhờ có
hai đại dương Thái Bình Dương và Thái Bình Dương
ngăn cách nên Hoa Kỳ không bị chiến tranh tàn phá
nên yên ổn phát triển sản xuất, bán vũ khí, hàng hóa
cho các nước tham chiến và thu về được 114 tỉ USD
lợi nhuận. → Hoa Kỳ trở thành nước tư bản giàu

mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
- GV chuyển sang nội dung mới.

16


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phân tích được ảnh hưởng đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát
triển kinh tế - xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu về địa lí, tự nhiên
Hoa Kỳ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 16.1, mục Em có
biết, thơng tin trong mục II SGK tr.75 - 76 và hồn thành Phiếu học tập số 1:
- Trình bày về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ.
- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên đến phát triển kinh
tế - xã hội Hoa Kỳ.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM
17


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


II. Điều kiện tự nhiên

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

và tài nguyên thiên

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

nhiên

Khai thác Hình 16.1, thơng tin mục II SGK tr. 75 - 76 và Kết quả Phiếu học tập số
hồn thành Phiếu học tập số 1: Hãy trình bày và phân tích 1 đính kèm phía dưới
ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hoạt động 2.
Hoa Kỳ (đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 2):
+ Nhóm 1, 3: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng
của địa hình và đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Hoa
Kỳ.
+ Nhóm 2, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng
của khí hậu và sơng, hồ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Hoa Kỳ.
+ Nhóm 3, 5: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng
của sinh vật, khoáng sản và biển đối với sự phát triển kinh tế
– xã hội Hoa Kỳ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:….
Dựa vào Hình 16.1, thơng tin mục II. SGK tr.75 – 76, hãy
hồn thành thơng tin về đặc điểm và ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ.
ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CỦA HOA KỲ
Thành phần
tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế - xã hội

1. Địa hình và
18


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
đất
2. Khí hậu
3. Sơng hồ
4. Sinh vật
5. Khống sản
6. Biển
- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video
liên quan đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
Hoa Kỳ (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).
- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết
SGK tr.76: Vườn quốc gia Hoa kỳ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi phần trình bày của
mình ra giấy nháp trong vịng 8 phút.
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, HS thảo luận theo
nhóm, khai thác hình ảnh, video, thơng tin trong mục, sưu

tầm thêm thơng tin từ sách, báo, internet, hồn thành Phiếu
học tập số 1.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo
Phiếu học tập số 1.
- GV u cầu 3 nhóm cịn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu
hỏi cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên và
19


Giáo án địa lí 11 học kì hai cánh diều
tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ được khai thác dồi dào
và đa dạng. Chính những điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên đó là thời cơ giúp đời sống sinh hoạt và sản
xuất của người dân Hoa Kỳ phát triển mạnh và bền vững.
Hoa Kỳ luôn cố gắng phát huy những điều kiện tự nhiên đó
nhằm củng cố vị thế bá chủ của mình với các cường quốc
khác trên thế giới.
- GV chuyển sang nội dung mới.

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HOA KỲ
20




×