Tải bản đầy đủ (.pdf) (512 trang)

Những cây thuốc và vị thuốc hay dùng ở Việt Nam (2023)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.03 MB, 512 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

KHOA Y - DƯỢC
Chủ biên: GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
HAY DÙNG Ở VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2023


BIEN SOẠN

Phạm Xuân Sinh
Phạm Xuân Thành

2


LỜI GIỚI THIỆU
Tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc hay dùng ở Việt Nam với 520
cây thuốc và vị thuốc có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu ở mọi miền đất nước.
Ngồi ra cịn có một số vị thuốc được nhập nội, có nguồn gốc từ Trung
Quốc đế phục vụ cho các bài cố phương kinh điển. Tài liệu bao gồm các cây
thuốc và vị thuốc trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế và danh mục các cây
thuốc và vị thuốc trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh YHCT, kết
hợp YHCT với YHHĐ; đông thời bao gồm cả 100 loại cây dược liệu có giá
trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển từ 2020-2030 của ngành Y tế.
Với mục đích góp phần trang bị những kiến thức cần thiết về giá trị sử dụng
và giá trị khoa học của các cây thuốc và vị thuốc tới các đội ngũ trực tiếp


cũng như gián tiếp làm công tác về dược liệu, thuốc cổ truyền và sử dụng
thuốc cổ truyền. Đồng thời cũng thỏa mãn u cầu của những độc giả có sở
thích tìm hiếu và yêu mến Thuốc cố truyền.
Trong tài liệu có hai phần, phần giới thiệu về các mục của cây thuốc
và vị thuốc và phần giới thiệu về ảnh mầu các cây thuốc và vị thuốc. Đe tiện
lợi cho độc giả dễ dàng nhận biết, theo dõi giữa nội dung của cây thuốc và
vị thuốc với hình ảnh của chúng, đê góp phân làm sinh động thêm, cũng như
tính chính xác của các cây thuốc và dược liệu được giới thiệu. Mỗi cây
thuốc và vị thuốc được trình bày theo một số nội dung, như sau:

- Tên Việt Nam và tên La tinh của cây thuôc và vị thuốc.
- Dược liệu, giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ, cách thu hái, sơ chế và
chế biến.
- Thành phân hóa học, giới thiệu tóm tắt thành phân hóa học chính.

- Tác dụng sinh học, giới thiệu tóm tắt tác dụng sinh học chính.
- Tính vị, quy kinh, giới thiệu theo tính chất của YHCT.
- Công năng, giới thiệu tác dụng của vị thuốc theo tính chất của
YHCT.

- Chủ trị, giới thiệu tóm tắt những cơng dụng chính, kế cả uống trong
hay dùng ngồi của vị thuốc.
- Liều dùng, cách dùng, giới thiệu về lượng dùng trong một ngày,
cũng như phương pháp sử dụng.

3


- Chú ý, giới thiệu tương kỵ, kiêng kỵ, và những chú ý khác.


- Trong những nội dung trên, phần dược liệu, nhằm đảm bảo tính
chính xác của các vị thuốc, do có tên khoa học chuân xác của nó.
Phần thành phần hóa học và tác dụng sinh học, nhằm góp phần khoa
học hóa về dược liệu và Thuốc cổ truyền. Đặc biệt phần tác dụng sinh học,
đã bô sung nhiều tác dụng sinh học mới của các vị thuốc, nhằm giúp độc
giả có cái nhìn khoa học hơn về thuốc cổ truyền; cũng như phần nào dễ
dàng giải thích về cơng dụng của Thuốc cổ truyền nói chung. Đồng thời có
nhiều thuận lợi, khi tiến hành xây dựng hoặc bố sung cho các phương
thuốc cồ truyền.

Cũng cần biết thêm rằng, trong số 520 cây thuốc, vị thuốc trong tài
liệu này, có một số vị thuốc nằm trong phạm vi sử dụng của thuốc dân gian.
Do đó, có một số vị thuốc khơng hồn tồn đầy đủ các nội dung nói trên,
chẳng hạn như, có vị thiếu về quy kinh, có vị thiếu về cơng năng, có vị thiếu
về thành phần hóa học, có vị thiếu về tác dụng sinh học, có vị lại thiếu cả
hai. Tuy nhiên phần cơng năng và chủ trị của nó lại rất hữu ích. Điều đó
giúp cho các bạn đọc có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu những phần mà vị
thuốc còn khiếm khuyết.
Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại nhiều hữu ích cho độc giả, những
người đang là sinh viên, học viên y - dược cổ truyền, những người đang
hành nghề về YHCT, cả lĩnh vực quản lý, chuyên môn y, dược cổ truyền,
các cơ sở kinh doanh, sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu. Rất mong
sự góp ý chân thành của các bạn.

GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

4


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU.............................. 3

BẠCH PHỤ TỬ...............................34

ACTISÔ............................................ 15

BẠCH PHỤC LINH (Phục linh).... 35

A GIAO............................................. 15

BẠCH QUÀ..................................... 36

BA CHẠC......................................... 16

BẠCH TẬT LÊ
(Thích Tật lê, gai chống)................. 37

BA ĐẬU........................................... 17

BA KÍCH.......................................... 17
BÁ TỬ NHÂN................................. 18

BẠC HÀ............................................ 19
BẠC THAU..................................... 20
BẠCH CHỈ....................................... 21
BÁCH BỆNH (Bá bệnh)................. 22
BÁCH BỘ........................................ 22
BÁCH HỢP..................................... 23
BẠCH BIẾN ĐẬU.......................... 24
BẠCH CẬP...................................... 25

BẠCH CƯƠNG TÀM.................... 26
BẠCH ĐÀN XANH........................26

BẠCH ĐẬU KHẤU........................27
BẠCH ĐÒNG Nữ (Mò trắng)....... 28
BẠCH GIỚI TỪ.............................. 29
BẠCH HẠC (nam Uy linh tiên)..... 30
BẠCH HOA XÀ.............................. 30

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO.... 31
BẠCH MAI...................................... 32
BẠCH MAO CĂN.......................... 33

BẠCH THƯỢC................................37
BẠCH TIỀN..................................... 38
BẠCH TIỄN BÌ................................39
BẠCH TRUẬT................................40

BÁN BIÊN LIÊN............................ 41
BÁN CHI LIÊN (Dã Hạ khơ thảo). 41
BÁN HẠ BẮC..................................42
BÁN HẠ NAM............................... 43

BẢN LAM CĂN............................. 44
BĂNG PHIẾN..................................45

BẨY LÁ MỘT HOA....................... 45

BÈO TÁM (Tử bình)....................... 46
BÍ ĐAO............................................ 47


BÍ ĐỎ............................................... 47
BIẾN SÚC........................................ 49
BINH LANG.................................... 49
BÌNH VƠI........................................ 50

BỌ CẠP............................................ 51
BỌ MẮM......................................... 52
BỌ MẨY (Đại thanh)...................... 53

5


BỊNG BONG (thịng bong).......... 53

CÁT CĂN......................................... 76

BỒ BỒ............................................... 54

CÁT SÂM (Sâm nam)..................... 77

BĨ CƠNG ANH.............................. 55

CẦN TÂY........................................ 78

BỒ Cư VÊ....................................... 56

CÂƯĐẰNG..................................... 79

BỒ HỊN...........................................57


CÂƯKỶTỬ.................................... 80

BỒ HỒNG.................................... 58

CẨƯTÍCH....................................... 81

BỒ KẾT............................................59

CÂY CHAY..................................... 82

BỐ CHÍNH SÂM............................. 60

CÂY CƠM CHÁY.......................... 82

BƠNG............................................... 61

CÂY CỨT LỢN...............................83

BỒNG ỔI..........................................61

CÂY GẠO........................................ 83

BỒNG BỒNG (lá hen).....................62

CÂY SAN HỒ.................................. 84

BƯỞI BƯNG................................... 63

CÂY xộp......................................... 85


BƯỚM BẠC.................................... 64

CHÀM MÈO.................................... 86

CÀ ĐỘC DƯỢC.............................. 64

CHÈ...................................................86

CÀ GAI LEO................................... 65

CHÈ DÂY........................................ 87

CẢI TRỜI (Hạ khô thảo nam)....... 67

CHÈ ĐẮNG..................................... 88

CẢI XOONG................................... 67

CHÈ VẰNG..................................... 88

CAM THẢO BẮC........................... 68

CHỈ THIÊN...................................... 89

CAM THẢO DÂY.......................... 69

CHI TỬ............................................. 90

CAM THẢO ĐẤT........................... 70


CHỈ THỰC....................................... 91

CAM TOẠI...................................... 71

CHỈ XÁC.......................................... 92

CAN KHƯƠNG.............................. 72

CHƯ SA............................................ 93

CÁNH KIẾN TRẮNG
(An tức hưong).............................. 73

CHƯA NGÚT................................... 94

CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Củ riềng)73

CẢO BẢN........................................ 74
CÁT CÁNH..................................... 75

6

CHÙA DÙ........................................ 94
CHÚT CHÍT..................................... 95

CỎ LÀO........................................... 96
CỎ MẦN TRẦU............................. 96



co NGỌT........................................ 97

DĂYKỲNINH.............................. 118

CỎ NHỌ NỒI.................................. 98

DÂY THƯỜNG XUÂN............... 119

CÒ SỮA LÁ LỚN........................... 99

DÂY Tơ HỒNG............................ 119

CỎ SỮA LÁ NHỎ......................... 100

DẾ.................................................... 120

CỎ TAI HÙM.................................101

DIẾP CÁ (Ngư tinh thảo).............. 121

CÒ XƯỚC...................................... 102

DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG.............. 122

CÓC................................................ 102

DỪA CẠN...................................... 123

CÓC MẲN...................................... 103


DỨA................................................124

CỐC NHA....................................... 104

DỦÀDẠI....................................... 125

CỐC TINH THẢO......................... 105

ĐẠI BI............................................ 126

CỐI XAY (Giằng xay)................... 105

ĐẠI HỒNG................................. 127

CƠN BỐ.......................................... 106

ĐẠI HỒI......................................... 128

CỐT KHÍ CỦ................................. 107

ĐẠI KẾ........................................... 129

CỐT TOÁI BỐ.............................. 108

ĐẠI PHONG TỬ............................ 129

CỦ GAI........................................... 109

ĐẠI PHÚC BÌ................................ 130


CÙ MẠCH...................................... 109

ĐẠI TÁO........................................ 131

CỨC ÁO HOA VÀNG.................. 110

ĐẠI TOÁN (Tỏi)............................ 131

CÚC BÁCH NHẬT....................... 111

ĐẠM ĐẬUXỊ................................ 132

CÚC HOA VÀNG......................... 111

ĐẠM TRÚC DIỆP.........................133

CÚC HOA TRẮNG....................... 112

ĐAN SÂM...................................... 134

CÚC TẦN....................................... 113

ĐẢNG SÂM................................... 135

DẠ CÁM (Loét mồm)................... 113

ĐẢNG SÂM VIỆT NAM............. 136

DẠ GIAO ĐẰNG.......................... 114


ĐÀO NHÂN................................... 137

DÂM DƯƠNG HOẮC.................. 115

ĐĂNG TÂM THẢO..................... 138

DÂY CHẶC CHÌU........................ 116

ĐẬU ĐEN...................................... 138

DÂY ĐAU XƯƠNG..................... 116

ĐẬU ĐỎ (Xích tiểu đậu).............. 139

DÂY GẲM (Vương tơn)................ 117

ĐẬU QUYỂN................................ 140
7


ĐẬU XANH.................................. 141

HẢI KIM SA.................................. 163

ĐỈA................................................. 142

HẢI MÃ (Cá ngựa)........................163

ĐỊA CỐT BÌ.................................. 143


HẢI PHONG ĐẰNG.................... 164

ĐỊA Dư.......................................... 144

HẢI TẢO (Rong mơ).................... 165

ĐỊA LIỀN...................................... 145

HÀM ẾCH...................................... 165

ĐỊA LONG (Giun đất).................. 145

HẠNH NHÂN (Khổ Hạnh nhân). 166

ĐỊA PHU TỬ................................ 146

HẬƯPHÁC.................................... 167

ĐINH HƯƠNG............................. 147

HẬƯ PHÁC NAM (Vối rừng).... 168

ĐINH LĂNG................................ 148

HẸ.................................................... 169

ĐÌNH LỊCH TỬ............................ 149

HOA BAN...................................... 170


ĐỎ NGỌN (Thành ngạnh).......... 149

HOA ĐẠI....................................... 171

ĐỎ TRỌNG................................... 150

HOÀI SƠN (sơn dược)................. 172

ĐỘC HOẠT.................................. 151

HOÀN NGỌC (Xuân hoa).......... 173

ĐƠNG TRÙNG HẠ THẢO........ 151

HỒNG BÁ BẮC (Hồng nghiệt) 174

ĐƠN LÁ ĐỎ (Đơn mặt trời,
hồng liễu bối hoa)....................... 153

HOÀNG CẦM............................... 175
HOÀNG ĐẰNG............................. 176

ĐƠN TƯỚNG QƯÂN.................. 153

HOÀNG KINH.............................. 177

ĐƯƠNG QƯY.............................. 154

HOÀNG KỲ................................... 178


ĐƯƠNG QUY DI THỰC............. 155

HOÀNG LIÊN............................... 179

GẤC............................................... 156

GIẢO CỔ LAM............................ 157

HỒNG LIÊN GAI
(Hồng liên ba gai).........................180

GỐI HẠC....................................... 158

HỒNG LIÊN Ổ RỒ.................... 181

HÀ DIỆP........................................ 158

HOÀNG NÀN................................ 182

HẠ KHỒ THẢO........................... 159

HỒNG TINH............................... 182

HÀ THỦ Ơ ĐỎ............................. 160

HOẠT THẠCH.............................. 183

HÀ THỦ Ồ TRẢNG..................... 161

HOẮC HƯƠNG............................. 184


HẢI ĐỒNG BÌ.............................. 162

HỊE HOA...................................... 185

8


HỊ HỒNG LIÊN....................... 186

KHOẢN ĐƠNG HOA.................. 207

HỒ TIÊU......................................... 187

KHĨ QUA (Mưóp đắng).............. 208

HỒI ĐẦU........................................ 188

KHỒ SÂM CHO LÁ..................... 209

HỒNG HOA...................................188

KHƯƠNG HOÀNG (Nghệ).........210

HÚNG CHANH............................. 189

KHƯƠNG HOẠT......................... 211

HUYỀN HỒ (Diên hồ sách)......... 190


KIM ANH....................................... 212

HUYỀN SÂM.................................191

KIM NGÂN HOA (Nhẫn đông hoa)213

HUYẾT DỤ.................................... 192

KIM TIỀN THẢO......................... 214

HUYẾT GIÁC............................... 193

KINH GIỚI..................................... 216

HƯƠNG GIA BÌ............................ 194

LA BẶC TỬ (hạt cải củ)............... 217

HƯƠNG NHU TÍA....................... 194

LA HÁN QUẢ.............................. 218

HƯƠNG NHU TRẮNG................ 196

LÁ DIỄN........................................ 218

HƯƠNG PHỤ.................................196

LÁ KHÔI........................................ 218


HYTHIÊM..................................... 198

LÁ LỐT.......................................... 219

ÍCH MẢU....................................... 199

LÁ MĨNG..................................... 220

ÍCH TRÍ NHÂN............................. 200

LÁ TRE (Trúc diệp)...................... 221

KÉ HO A ĐÀO............................... 200

LẠC TIÊN...................................... 222

KÉ HOA VÀNG............................ 201

LÊ LÔ............................................. 223

KEO GIẬU.................................... 202

LỆ CHI HẠCH.............................. 223

KÊ HUYẾT ĐẰNG....................... 202

LIÊN KIỀU.................................... 224

KÊ NỘI KIM................................. 203


LIÊN NHỤC (Hạt sen bỏ vỏ bỏ tâm) 225

KÊ QUAN HOA (Hạt mào gà đỏ) .204

LIÊN TÂM..................................... 226

KHA TỪ (Chiều liêu)................... 205

LIÊN TU......................................... 227

KHẾ................................................ 205

LINH CHI (nấm truờng thọ).........227

KHIẾM THỰC.............................. 206

LINH DƯƠNG GIÁC................... 228

KHIÊN NGƯU TỬ
(Hắc sửu, bạch sửu)........................ 207

LÕI TIỀN....................................... 229
LONG CỐT.................................... 230

9


LONG ĐỞM THẢO..................... 230

MINH PHÀN (Phèn chua)............ 254


LONG NÃO.................................. 232

MÍT................................................. 255

LONG NHA THẢO..................... 232

MỎ QUẠ (Xuyên phá thạch)....... 256

LONG NHÃN............................... 233

Mơ LÔNG (Mơ tam thề).............. 257

LỒ CAM THẠCH........................ 234

MỘC HỒ ĐIỆP............................. 257

LỒ CĂN......................................... 235

MỘC NHĨ....................................... 258

LỒ HỘI.......................................... 236

MỘC QUA..................................... 258

LỘC NHƯNG (Nhung hươu)...... 237

MỘC TẶC...................................... 259

LỤC THẦN KHÚC...................... 238


MỘT DƯỢC................................... 260

LỨC (Sài hồ nam)......................... 238

MÙƯ.............................................. 260

LƯU hoàng......................... 239

MUA............................................... 261

LỤƯ............................................... 240

MƯỒNG TRÂU (lá)..................... 262

MA HOÀNG.................................. 241

MƯỒNG TRUỒNG...................... 262

MÃ ĐỀ........................................... 242

MUỐNG BIỂN............................. 263

MÃ TIÊN THẢO.......................... 243

MƯỚP............................................ 264

MÃ TIỀN....................................... 244

NAM MỘC THỒNG.................... 265


MẠCH MƠN................................ 245

NAM SA SÂM.............................. 265

MẠCH NHA.................................. 246

NAM TỲ GIẢI (Thích Tỳ giải).... 266

MẠN KINH TỬ (Quan âm biền). 247

NAM TRƯẬT................................267

MÀNGTANG.............................. 248

NÁNG HOA TRẮNG................... 267

MÁU CHĨ..................................... 248

NẦN NGHỆ................................... 268

MẬT MƠNG HOA....................... 249

NGA TRƯẬT.................................269

MẬT ONG..................................... 250

NGẢI CỨU.................................... 270

MẴƯ ĐƠN BÌ.............................. 251


NGẤY HƯƠNG (Đùm đũm)....... 271

MẦU LỆ........................................ 252

NGHỆ TRẮNG............................. 271

MÍA DỊ......................................... 253

NGOI.............................................. 272

MIẾT GIÁP.................................. 254
10


NGỌC TRÚC
(Hồng tinh Ngọc trúc)................ 273
NGỒ CỒNG (Rết)......................... 274
NGƠ THÙ DU............................... 275
NGŨ BỘI TỬ................................ 275
NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM........ 276

NGŨ GIA BÌ GAI
(Ngũ gia bì hương)......................... 277
NGŨ GIA BÌ NAM (mẫu kinh núi) 278
NGŨ LINH CHI............................ 279

NGỦ TRẢO................................... 279
NGŨ VỊ TỪ................................... 280


NGƯU BÀNG TỬ......................... 281
NGƯU HOÀNG............................ 282
NGƯU TẤT................................... 283
NHA ĐẢM TỬ (Sầu đâu cứt chuột) 285

NHÀU.............................................286
NHÂN SÂM.................................. 287
NHÀN TRẦN................................ 288

NHÂN TRÀN TÍA........................289
NHĨT.............................................290

NHŨ HƯƠNG (gơm nhựa).......... 291
NHỤC ĐẬU KHẤU (hạt)............ 291
NHỤC THUNG DUNG............... 292

NỌC SỞI........................................ 292

NỤ VỐI...........................................293

NỨC NÁC...................................... 294
Nữ LANG..................................... 295

Nữ TRINH TỬ............................. 296
Ơ DƯỢC......................................... 297
Ơ ĐẦU............................................ 297
Ơ RỒ (Ơ rơ nước).......................... 298
Ô TẶC CỐT...................................299

ỔI (Phan thạch lựu)....................... 300


PHÁ CỐ CHỈ.................................. 301
PHÁC TIÊU................................... 301
PHAN TẢ DIỆP............................ 302

PHẬT THỦ.................................... 303
PHÒNG KỶ................................... 303
PHÒNG PHONG.......................... 304

PHÙ BÌNH (Bèo cái)..................... 305

PHÙ TIỂU MẠCH........................ 306
PHỤ TỬ (chế)................................306
PHÚC BỒN TỬ............................ 308

QUA LÂU NHÂN........................ 308
QUÁN CHÚNG............................ 309
QUẤT HỒNG BÌ (Hồng bì)........ 310

QUẾ CHI........................................ 311
QUẾ NHỤC................................... 312

QUY BẢN...................................... 313
QUỲ CHÂM THẢO..................... 313

QUYEN BÁ (Cây móng lưng rồng) 314
RAU CÂU...................................... 315

RAU DỪA NƯỚC (Long du thái)316
RAU ĐẮNG................................... 317


11


RAU ĐẮNG BIỂN........................317

SƠN ĐẬU CĂN............................ 340

RAU ĐẮNG ĐẤT......................... 318

SƠN THÙ DU (Quả)..................... 341

RAU MÁ (Tích tuyết thảo)........... 319

SƠN TRA....................................... 341

RAƯ MÁ, LÁ RAU MUỐNG..... 320

SUNG............................................. 342

RAU MÙI (Hồ tuy)........................ 320

SÚNG............................................. 343

RAU SAM (Mã sỉ hiện)................ 321

SỬ QUÂN TỬ................................ 344

RAURÀM..................................... 322


TAM LĂNG................................... 345

RÁY................................................ 322

TAM THẨT................................... 346

RÁYGAI (Chóc gai).....................323

TAM THẤT NAM........................ 347

RÁY LEO LÁ RÁCH................... 324

TAM THẤT HOANG................... 348

RÂU HÙM..................................... 324

TANG BẠCH BÌ (Vỏ rễ dâu)..... 348

RÂU MÈO..................................... 325

TANG CHI..................................... 349

RÂU NGỒ (Ngọc mễ tu).............. 326

TANG DIỆP (Lá dâu)................... 350

SA NHÂN...................................... 327

TANG KÝ SINH........................... 350


SA SÂM (Bắc)............................... 328

TANG PHIÊU TIÊU (Tồ bọ ngựa) 351

SẢ.................................................... 329

TANG THẦM (Quả dâu chín).... 352

SÀI ĐẤT........................................ 330

TÁO MÈO...................................... 353

SÀI HỒ BẮC................................. 330

TÁO NHÂN (Hắc Táo nhân)...... 354

SÂM CAU (Tiên mao).................. 331

TẠO GIÁC..................................... 354

SÂM ĐẠI HÀNH (Tỏi lào).......... 332

TẠO GIÁC THÍCH (Gai Bồ kết). 355

SÂM VIỆT NAM (Sâm ngọc linh)333

TẮC KÈ (Cáp giới)....................... 356

SÂM VŨ DIỆP.............................. 334


TẦM GỬI....................................... 357

SEO GÀ......................................... 335

TÀM PHỎNG................................358

SIM (Đào kim phượng)................. 336

TẦM XQONG................................358

SINH ĐỊA (Sinh Địa hồng)......... 337

TẦM XN................................... 359

SINH KHƯƠNG............................ 338

TÂN DI........................................... 360

SĨI NHẬT..................................... 339

TẦN GIAO..................................... 361

12


TẤT BÁT....................................... 362

THỐ BỐI MẦU (Thảo bối)......... 382

TẾ TÂN.......................................... 362


THỐ CAO LY SÂM..................... 383

THẠCH CAO............................... 363

THỔ HOÀNG LIÊN..................... 383

THẠCH HỘC............................... 364

THỐ MIẾT TRÙNG..................... 384

THẠCH QUYẾT MINH
(Cửu khổng)................................ 365

THỔ PHỤC LINH........................ 385

THỒM LỒM..................................386

THẠCH XƯƠNG BỒ.................. 366

THỒNG THẢO............................. 386

THẠCH VĨ..................................... 367

THỦ CUNG................................... 387

THÀI LÀI TÍA.............................. 368

THỤC ĐỊA..................................... 388


THANH BÌ..................................... 368

THỦY NGƯU GIÁC (sừng trâu). 389

THANH CAO............................... 369

THỦY XƯƠNG BỒ..................... 390

THANH CAO HOA VÀNG....... 370

THUYỀN THOÁI (Xác ve sầu)... 391

THANH TÁO............................... 371
THANH THIÊN QUỲ.................. 372
THANH TƯƠNG TỬ
(Hạt mào gà trắng)...................... 372

THƯƠNG LỤC............................. 391
THƯƠNG NHĨ TỬ
(Quả Ké đầu ngựa)....................... 392
THƯƠNG TRƯẬT....................... 393

THẢO QUẢ.................................. 373

TIỀN HỒ........................................ 394

THẢO QUYẾT MINH................. 373

TIÉT DÊ......................................... 395


THĂNG MA.................................. 374

TIỂU HỒI HƯƠNG...................... 396

THỊ ĐẾ (Tai quả hồng)................. 375

TIẾU KẾ......................................... 397

THIÊN HOA PHẤN (rễ Qua lâu). 376

TOÀN PHÚC HOA...................... 397

THIÊN LÝ..................................... 376

TỒ DIỆP......................................... 398

THIÊN MA.................................... 377

TÔ MỘC (gỗ vang)....................... 399

THIÊN MỒN ĐÔNG................... 378

TÔNG Lư...................................... 400

THIÊN NAM TINH...................... 379

TỤC ĐOẠN...................................401

THIÊN NIÊN KIỆN (Sơn thục)... 380


TỬ THÀO...................................... 402

THIÊN TRÚC HOÀNG............... 381

TỬ UYỂN...................................... 402

THỎ TY TỬ.................................. 381
13


TỲ BÀ DIỆP.................................. 403

VỒNG VANG............................... 424

TRẠCH TẢ.................................... 404

VÚ BÒ............................................ 425

TRÀM (Lá, cành).......................... 405

VÙNG ĐEN...................................425

TRÁM............................................ 406

VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH........ 426

TRẮC BÁCH DIỆP...................... 407

XÀ SÀNG TỪ............................... 427


TRÂM BẦU.................................. 408

XẠ CAN (Rẻ quạt)........................ 428

TRẦM HƯƠNG........................... 409

XẠ ĐEN......................................... 428

TRÂN CHÂU............................... 409

XẠ HƯƠNG...................................429

TRÂN CHÂU MẲƯ..................... 410

XÍCH ĐỒNG NAM (Mị đỏ)....... 429

TRẦN BÌ........................................ 411

XÍCH THƯỢC.............................. 430

TRẦU KHƠNG............................ 412

XỒI.............................................. 431

TRI MẪU....................................... 413

XOAN NHỪ...................................432

TRINH Nữ (Xấu hổ).................... 414


XUN BỐI MẪU (Bối mẫu).... 433

TRINH Nữ HOÀNG CƯNG...... 415

XUYÊN KHUNG......................... 434

TRƯNG QUÂN............................ 416

XUYÊN LUYỆN TỬ.................... 435

TRÚC NHự (Tinh tre).................. 416

XUYÊN MỘC THỒNG...............436

TRƯ LINH..................................... 417

XUYÊN SƠN GIÁP (Vẩy Tê tê). 437

TỲ GIẢI......................................... 418

XUYÊN TÂM LIÊN (Công cộng). 437

UY LINH TIÊN............................ 418

XUYÊN TIÊU............................... 438

VÀNG ĐẮNG (dây khai)............. 419

XƯƠNG RỒNG ƠNG................. 439


VIỄN CHÍ...................................... 420

XƯƠNG SỒNG............................ 440

VỌNG CÁCH............................... 421

Ý DĨ (bo bo)...................................441

VỎ DỤT......................................... 422

TÀI LIỆU THAM KHẢO........... 442

VỐI................................................. 422

Phụ lục: DANH SÁCH ẢNH
CẤY THUỐC.................................443

VỒNG NEM (Hải đồng bì,
Thích đồng bì).......................... 423

14


ACTISÓ
Folium et Flos Cynarae scolymi

Dược liệu: là lá của cây Actiso [Cynara scolymus L. (Cynara
cardunculus L. var. scolymus], họ Cúc (Asteraceae). Actisô, được trồng
nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Đà lạt (Lâm Đồng) để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Chỉ cần thu hái lá, hoa, phơi khô. Trước khi dùng sao qua hoặc sao vàng.

Thành phần hố học

Trong lá Actisơ chứa các acid hữu cơ: acid phenol: cynarin, acid alcol:
acid hydroxymethylacrilic, acid malic, acid lactic, acid fumaric... Các họp
chât flavonoid: cynarosid, scolymosid; các chat men: oxydase, peroxidase...
Ho a actisô chứa nhiều taraxasterol và faradiol, là những chất có tác dụng ức
chế viêm khá mạnh.
Tác dụng sinh học

Cao Actisơ có hoạt tính chống oxy hoá cao ở liều 0,4 mg/ml dịch đồng
thế, với liều 420mg/kg có tác dụng chống oxy hố và bảo vệ gan. Actisơ cịn
có tác dụng lợi mật tốt. Tác dụng hạ cholesterol và ure huyết.
Tỉnh vị quy kinh: vị đắng, tính mát, vào các kinh can, đởm.

Cơng năng: lợi mật, chỉ thống.
Chủ trị’, viêm gan, viêm túi mật, hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi

mật. Có thể dùng riêng hoặc phối họp với Diệp hạ châu, chua ngút.
Cụm hoa cịn được dùng cho bệnh tiểu đường, vì nó rất ít tinh bột, các
thành phần carbon hydrat chủ yếu lại là inulin.
Liều dùng, cách dùng: ngày dùng 8-10g, dùng bằng cách sắc, thuốc

chè. Cao Actisơ có thể dùng điều chế viên nang cứng.

A GIAO
Colla Corii Asini
Dược liệu, là keo chế từ da con Lừa (Equus Asinus L.), họ Ngựa

(Equidae).
15



Thường A giao được làm dưới dạng miếng keo hình chữ nhât, dài
6 cm, rộng 4 cm, dầy 0,5 cm, có mầu nâu đen, bóng. Khi nóng thì mềm ra,
trời khơ thì dịn, mỗi miếng nặng khoảng 20g.
Thành phần hóa học

Cao chứa các acid amin: lysin, arginin, histadin, glycin, cystin...
Tác dụng sinh học

Tác dụng bố huyết; làm tăng huyết áp; tác dụng cầm máu; làm tăng
calci huyết thanh.
Tỉnh vị, quy kinh: vị ngọt, tính bình, vào kinh phế, can, thận.
Cơng năng, tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết, an thai.
Chủ trị: nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiếu ra máu: A giao,
Ngưu bàng tử, Hòe hoa thán, Trắc bách diệp thán, Cam thảo. Trị xuất huyết
tử cung: A giao, Đương quy, Bạch thược, Thục địa. Trị suy nhược thần kinh,
mất ngủ, tâm phiền: A giao, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bạch thược. Trị chứng
âm hư, co giật: A giao, sinh Bạch thược, Câu đằng, Thạch quyết minh, Phục
thần, Sinh địa... Trị động thai: A giao 12 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ 30g.
Liều dùng, cách dùng', ngày 3-9 g, hịa tan vào nước sắc thuốc khi

cịn nóng.

BA CHẠC
Herba Evodiae leptae

Dược liệu: là bộ phận trên mặt đất và rễ của cây Ba chạc hay còn gọi
là Dầu dấu [Evodia lepta (Spreng) Merr., E. trỉphylỉa Guill, non DC.], họ
Cam (Rutaceae). Ba chạc mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, từ miền

núi đến đồng bằng. Thu hái lá tươi, thân, cành và rễ, thái mỏng, phơi khô,
vi sao.
Thành phần hóa học

Trong lá Ba chạc chứa tinh dầu.
Chủ trị: ghẻ, vết thương lở loét, ngứa, chốc đầu: lá Ba chạc, nấu nước

tắm, rửa. Kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon miệng: thân, cành và rễ Ba chạc.

16


Liều dùng, cách dùng', ngày 4 -12 g (thân, cành, rễ), dùng bằng cách
sắc. Dùng ngồi lượng thích họp.

BA ĐẬU
Fructus Crotonic
Dược liệu: là hạt chín phơi khơ hay sấy khơ cùa cây Ba đậu (Croton
tigỉium L.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ba đậu là cây mọc hoang và được
trồng ở nhiều nơi. Thu hái quả, tách hạt, ép dầu. Lấy bã làm Ba đậu sương,
dùng để uống.

Tỉnh vị, quy kỉnh: vị cay, tính nhiệt, rất độc.

Cơng năng: ơn tràng, thơng đại tiện, trục thủy tiêu thũng.
Chủ trị: đại tiện táo kết do đại tràng thực nhiệt, tiêu hóa bị tích trệ: Ba
đậu sương, Đại hoàng, Sinh khương, đồng lượng, nghiền mịn, mỗi lần uống
0,5-1 g. Trị phù thũng, bụng tích nước, phình trướng: Ba đậu sương, Hạnh
nhân, đồng lượng, mỗi lần uống 0,4-0,8 g.
Liều dùng, cách dùng: ngày 0,02-0,05 g (Ba đậu sương), dùng


dạng bột.
Chú ý: người ở thế hư nhược, có thai, đang cho con bú, khơng dùng;
nếu bị ngộ độc Ba đậu có thể giải bằng nước Đậu đen, Đậu xanh. Nước cháo
nóng, làm tăng sức tả cho Ba đậu suơng. Neu tả khơng cầm lại được, thì
dùng nước cháo lạnh.

BA KÍCH
Radix Morindae

Dược liệu: là rễ của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà

phê (Rubiaceae). Cây Ba kích mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía
Bắc nước ta như Quảng Ninh, Bắc Giang... Hiện nay đã có nhiều nơi trồng
thành cơng, cho năng suất cao. Trước khi dùng cần qua chế biến. Rửa sạch,
phơi khô se, đập nhẹ cho bẹp, bỏ lõi, cắt thành đoạn 3-5 cm, phơi hoặc sấy
khơ, rồi tiến hành chích rượu hoặc chích muối ăn hay Cam thảo.

17


Thành phần hóa học

Rễ Ba kích chứa các thành phần anthraglucosid: tectoquinon,
rubiadin... các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid... Các p sitosterol, oxositosterol..., các lacton, các muối vô cơ: Mg, K, Na, Cu, Fe,
Co...
Tác dụng sinh học

Ba kích có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột. Tác dụng chống
viêm; tăng cuờng hiệu lực của androgen. Nuớc sắc Ba kích làm tăng nhu

động ruột (anthraglucosid), hạ huyết áp.
Tỉnh vị, quy kinh: vị ngọt, hơi cay, tính ấm, vào kinh thận.

Cơng năng: bố thận tráng dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt.
Chủ trị: nội tiết, sinh dục yếu, muộn sinh (kể cả hai giới), liệt dương,
di tinh, chân tay nhức mỏi, phong tê thấp. Ba kích chích muối, tăng tác dụng
quy kinh thận, đế bố thận. Ba kích chích Cam thảo, giảm bớt tính ngứa,
đồng thời tăng tác dụng kiện tỳ, bố dương của vị thuốc.
Liều dùng, cách dùng', ngày 10-12g, dùng bằng cách sắc, thuốc

ngâm rượu.
Chú ỷ: cần tránh nhằm lẫn với cây ruột gà. Khơng dùng Ba kích cho

các trường họp ỉa chảy, kinh nguyệt sớm, rong kinh, âm hư hỏa vượng, phụ
nữ có thai.

BÁ TỬ NHÂN
Semen Platycladi orientalis
Dược liệu: là hạt trong “nón cái” già (cịn gọi là quả) của cây Trắc bá,
hay Trắc bách [Platycladus orỉentalis (L.) Franco)], họ Hoàng đàn
(Cupressaceae). Trắc bá thường được trồng làm dậu, làm cảnh và làm thuốc.
Vào mùa Thu, và mùa Đông, thu hái quả, phơi khô. Tách lấy hạt. Giã dập,
sàng sấy bỏ vỏ hạt, lấy nhân. Trước khi dùng sao vàng hoặc chế với bột Chu
sa, bằng cách phun nước thấm đều vào Bá tử nhân, rồi rây đều bột Chu sa
lên Bá tử nhân. Có thể đem Bá tử nhân giã nát, gói vào giấy thấm, rồi ép bở
hết dầu, ta được Bá tử sương.

18



Thành phần hóa học

Trong Bá tử nhân chủ yếu là chất béo, saponosid.
Tính vị, quy kinh, vị ngọt, tính bình, vào các kinh tâm và thận, đại tràng.
Công năng: dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn, nhuận tràng.
Chủ trị’, tâm phiền, mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, âm hư, hỏa

vượng, ra nhiều mồ hơi trộm, táo bón
Liều dùng, cách dùng, ngày 3-12 g, dưới dạng bột, hoặc sắc.

Chú ý: bụng sôi, phân nát, lỏng không dùng.

BẠC HÀ
Herba Menthae arvensis

Dược liệu: là bộ phận trên mặt đât của cây Bạc hà {Mentha arvensis

L.), họ Hoa môi (Lamiaceae). Ở nước ta, Bạc hà đã được trồng với diện tích
lớn để lấy nguyên liệu làm thuốc. Có thể thu hái tưoi đế cất tinh dầu, hoặc
sau khi thu hoạch phần trên mặt đất, phoi khô, bảo quản nơi khô ráo. Trước
khi dùng, cắt đoạn 3-5 cm, vi sao.
Thành phần hoá học

Tinh dầu từ 1-3 %, trong đó chủ yếu là menthol, limonen, a, p, cimen,
pulegon, methyl acetat, myrcen...
Tác dụng sinh học

Với liều nhở, Bạc hà có tác dụng hưng phấn, kích thích trung khu
thần kinh, làm mạch máu giãn nở, thúc đấy mồ hơi bài tiết và hạ nhiệt. Liều
lớn sẽ kích thích tủy sống, làm tê liệt phản xạ vận động. Bạc hà còn tác

dụng trên đoạn rễ thần kinh bị tê đau và có tác dụng gây tê cục bộ (menthol).
Tinh dầu cịn có tác dụng chống co thắt.
Tác dụng ức chế tụ cầu vàng: staphylococcus aureus, trực khuấn than:
bacillus subtỉlus, trực khuân mủ xanh: pseudomonas aeruginosa, trực khuân
viêm phôi: diplococcus pneumonie, trực khuân đại tràng: escherichia coli,
trực khuẩn thương hàn: salmonella Typhy, trực khuấn lỵ: shigella, flexneri...
Một số nâm ngoài da: aspergillus fumigatus, a. niger, cadỉda albicans.

19


Tỉnh vị, quy kinh: vị cay, tính mát, vào 2 kinh phế và can.
Công năng: phát hãn, trừ phong giảm đau, chỉ ho, kiện vị, chỉ tả, tăng
tiết mật, kích thích tiêu hóa, giải độc, thúc đấy ban sởi mọc.
Chủ trị', cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, mũi tắc, đau đầu, ho ; ít hoặc
khơng có mồ hơi, có thể dùng thuốc xông hoi; hoặc phối họp Bạc hà với
Cúc hoa, Mạn kinh tử, Kinh giới, Kim ngân hoa. Neu sốt cao, miệng khát,
tâm phiền buồn bực, phối hợp với Thạch cao sống. Trị bệnh đau đầu, đau
mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau, Bạc hà phối họp với Cúc hoa,
mạn kinh tử, vỏ Núc nác. Ngoài ra cịn được dùng khi ăn uống khơng tiêu,
hay nơn lợm.
Liều dùng, cách dùng', ngày 2 - 12g, dùng bằng cách sắc, hãm.

Chú ý: những người khí hư huyết táo, can dưong thịnh biểu hư, mồ
hôi nhiều không nên dùng. Không nên dùng Bạc hà để xông hoặc uống đối
với trẻ em dưới 1 tuổi.

BẠC THAU
Herba Argyreiae


Dược liệu: là lá và cành của cây Bạc thau (Argyreia acuta Lour.), họ
Bìm bìm (Convolvulaceae). Bạc thau là loại dây leo, lá hình bầu dục, màu
trắng nhạt. Vì thế cây có tên Bạc thau. Bạc thau thường mọc hoang ở
nhiều nơi trong nước ta. Có thế thu hái quanh năm, dùng tươi, hoặc khơ.
Neu dùng khồ, thì cắt lấy cành lá, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, cắt đoạn
3-5 cm, sao vàng.

Chủ trị: sưng tấy, hoặc gẫy xương do té, ngã. Lấy Bạc thau tươi, rửa

sạch, giã nát, đắp, bó vào nơi sưng tay. Neu là mụn nhọt, thì giã nát, đắp lên,
băng lại. Thuốc có tác dụng hút mủ và lên da non. Neu là gẫy xương, thì sau
khi cố định, mới đắp bó. Ngày thay băng một lần. Trị ho, điều kinh, khí hư,
bạch đới, bí tiểu tiện, đái buốt, đái rắt: bạc thau sắc riêng uống, hoặc phối
họp với Kim tiền thảo, Mã đề...
Liều dùng, cách dùng: ngày 15-20 g, dùng bằng cách sắc. Dùng

ngồi lượng thích họp.

20


BẠCH CHỈ
Radix Angelicae dahuricae
Dược liệu: là rễ cây Bạch chỉ (Angelica dahurica (Hoffm) Benth. et

Hook. f. ex Franch.& Sav.), họ Hoa tán (Apiaceae). Cây có nguồn gốc từ
Trung Quốc, được di thực vào Việt Nam. Bạch chỉ đã được trồng và phát
triển tốt ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo, Thanh Trì (Hà Nội)... Sau khi thu
hoạch rễ, rửa sạch đất cát, phơi khô; hoặc qua sấy nhẹ bằng diêm sinh, rồi
sấy khô, bảo quản nơi khô ráo đê tránh sâu mọt. Khi dùng thái phiến dọc,

dầy 2-3 mm, vi sao.
Thành phần hóa học

Tinh dầu, coumarin: byak- angelicin, byak- angelicol, oxypeucedanin,
imperatorin, isoimperatorin, xanthotoxin...
Tác dụng sinh học

Nước sắc có tác dụng giãn mạch vành tim (byak-angelicol). ức chế
một số chủng vi khuấn thương hàn (Salmonella Typhy, para Typhi), lỵ
(Shigella dysenteriae), trực khuân đại tràng (Escherichia coll), trực khuân
lao (Mycobacterium tuberculosis), trực khuân mủ xanh (pseudomonas
aeruginosa), trực khuân than (Bacillus subtỉlus),...
Tỉnh vị, quy kinh: vị cay, tính âm, vào 3 kinh phế, vị, đại tràng.
Công năng: phát tán phong hàn, trừ phong, chỉ thống, giải độc, bài
nùng, hành huyết, điều kinh, nhuận cơ, tỉnh tỳ.
Chủ trị', cảm hàn, sốt cao, rét nhiều, đau đầu, chủ yếu vùng trán đỉnh,

đau nhức phần xương lông mày, hốc mắt, đau mắt, trào lệ, phối họp với Cát
căn, Địa liền hoặc Xuyên khung. Trị phong thấp, đau răng, viêm mũi mạn
tính, đau dây thần kinh ở mặt, phối họp với Thương nhĩ tử, Tân di, Bạc hà.
Trị nhọt độc, viêm tuyến vú, rắn cắn, phối họp với Bồ công anh, Kim ngân
hoa, Liên kiều. Trị bế kinh, đau bụng kinh, phối họp với Hương phụ, Trần
bì, ích mẫu. Trị cơ nhục đau mỏi, đặc biệt đau thắt vùng ngực, phối họp với
Đan sâm, Địa cốt bì...
Liều dùng, cách dùng: ngày 3 - 9 g, dùng bằng cách sắc, thuốc bột.

Chú ý: âm hư hỏa vượng, sốt xuất huyết không dùng, cần phân biệt

với cây Bạch chỉ nam, hay còn gọi là cây Mát rừng (Millettia pulchra Kurz,
họ Đậu (Fabaceae).


21


BÁCH BỆNH (Bá bệnh)
Radix Eurycomae longifoliae
Dược liệu: rễ đã phơi hay sấy khơ của cây Bách bệnh, cịn gọi là Bá

bệnh, hay Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack.), họ Thanh thất
(Simaroubaceae). Bách bệnh mọc hoang ở một số địa phương có địa hình
rừng núi thấp và Trung du. Có thể khai thác quanh năm. Đào lấy rễ, rửa
sạch, phơi khô. Khi dùng, thái phiến, sao vàng.
Thành phần hóa học

Trong vỏ và rễ Bách bệnh chứa quasinoid: eurycomalacton, 6-a hydroxyeurycomalacton, longilacton, 5, 6 - dehydroeurycolacton...
eurycomanol, eurycomanol 2-0-b-D glucopyranosid...
Tác dụng sinh học

Cao chiết từ Bách bệnh có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét; tác
dụng tăng dục; làm tăng sự tái tạo của tế bào gan chuột cống trắng.
Tỉnh vị, quy kinh: vị rất đắng, tính ấm, vào 3 kinh thận, tỳ, vị.

Cơng năng: bổ khí huyết, ơn tỳ thận.
Chủ trị: khí huyết đêu hư, người yếu mệt, thiếu máu, da xanh, gầy, ăn

uống kém tiêu, bệnh tả lỵ, sinh dục yếu, dương nuy, tảo tiết. Trị cảm mạo,
phát sốt, sốt rét.
Liều dùng, cách dùng: ngày 8-16 g, dùng bằng cách sắc uống, thuốc

hồn, ngâm rượu.

Chú ý: có thai khơng được dùng.

BÁCH Bộ
Radix Stemonae tuberosae

Dược liệu: là rễ của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách
bộ - (Stemonaceae). Bách bộ mọc hoang ở nhiều vùng núi nước ta, như Yên
Bái, Hà Bắc... Hiện nay đã có nhiều nơi trồng đế lấy nguyên liệu làm thuốc
cho năng suất cao. Sau khi thu hoạch, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô.
Trước khi dùng cần bở lõi, thái phiến rồi tiến hành chích với mật ong, hoặc
Cam thảo; Cũng có thế chế biến bằng cách chưng với rượu.

22


Tỉnh vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ấm.
Thành phần hố học

Rễ Bách bộ chứa alcaloid (0,50 - 0,60 %), trong đó chủ yếu là
tuberostemonin LG, tuberostemoninol, oxotuberostemonin, Stenin,
stemotinin, isostemotinin...
Tác dụng sinh học

Dịch chiết Bách bộ và alcaloid toàn phần đều có tác dụng giảm ho do
làm giảm khả năng hung phấn của trung khu hơ hấp. Cịn làm giảm hoạt
động của giun đũa lợn. Bách bộ, và alcaloid tuber0stemonin LG có tác dụng
ức chế tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), một số trực khuấn than
(Bacillus pumỉlis, Bacillus cerỉeus, Bacillus subtilus), liên cầu khuấn
(streptococcus), đặc biệt dịch chiết từ Bách bộ có tác dụng mạnh với trục
khuấn lao (Mycobacterium tuberculosis). Ngoài ra cịn tác dụng ức chế một

số nấm ngồi da.
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, đắng, tính ấm, vào kinh phế.

Cơng năng: ôn phế, nhuận phế, chỉ khái, thanh tràng, giải độc, khử trùng.
Chủ trị: các bệnh ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, lao hạch có

thê phối họp với Ma hoàng, Hạnh nhân, Tử uyển, Bối mẫu, Thạch cao. Trị
viêm họng: Bách bộ, Tang bạch bì, Xạ can, Mạch môn, Cam thảo. Neu trẻ
em ho nhiều, dùng Bách bộ tuơi, bóc bỏ vỏ, giã lấy nuớc cốt, hịa với mật
ong uống. Còn dùng trị viêm đại tràng mạn tính: Bách bộ, phối họp với rễ
Móc diều, vỏ Rễ dâu. Ngồi ra cịn dùng diệt giun kim: Bách bộ sắc đặc,
thụt vào hậu môn, mỗi lần 10-20ml, mỗi buổi tối, truớc khi đi ngủ, làm 2-3
tối liền.
Liều dùng cách dùng: ngày 8 - 16g, dùng bằng cách sắc uống, hoặc

si rồ, viên ngậm. Dùng ngồi, luợng thích họp.
Chú ý: những nguời dạ dày và ruột yếu, ỉa chảy, khồng nên dùng.

BÁCH HỢP
Bulbus Lilii brownii

Dược liệu: là dị phơi khơ của cây Bách họp (Lilỉum brownii
F.E.Brow. var. viridulum Baker hoặc Lilium pumilum DC.), họ Hoa loa kèn
(Liliaceae). Bách hợp thường mọc hoang ở hai bên khe suối ở một số tỉnh

23


phía Bắc nước ta, như Lào Cai, Thái Nguyên... Thường thu hái vào mùa
Thu, đông. Sau khi thu hái, rửa sạch đất cát, tạp chất, phoi khô hoặc sấy khô.

Khi dùng chích mật ong.
Thành phần hóa học: tinh bột, protid, chất béo, lililosid A, B,
tenuifoliosid A, B, regalosid D, E, F, vitamin Bl.

Tác dụng sinh học: có tác dụng giảm ho, giãn phế quản co thắt.

Tỉnh vị, quy kinh: vị ngọt, nhạt, tính mát, nhập vào 3 kinh tâm, phế, tỳ.
Công năng: Dưỡng âm nhuận phế, thanh tâm an thần.
Chủ trị: ho, ho ra máu, nôn ra máu, trong đờm có máu, viêm khí quản
cấp, mạn tính, Bách họp, Bạch cập, Bách bộ, Sinh địa. Trị chứng tâm hồi
hộp, tâm phiền, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ; nhất là sau khi ốm
dậy, đau vùng tim, có thể phối họp với Tri mẫu, Táo nhân, Viễn chí. Trị phế
nhiệt dẫn đến đại tiện bí kết, tiểu tiện ngắn đỏ.
Liều dùng, cách dùng: ngày 6 - 12g, dùng bằng cách sắc.

Chú ý: nếu ho do phong hàn không nên dùng, tỳ vị hư hàn, đại tiện
lỏng, không dùng.

BẠCH BIẾN ĐẬU
Semen Lablab

Dược liệu: hạt già phơi hay sấy khô của cây Đậu ván trắng [Lablab
purpureus (L.) Sweet], họ Đậu (Fabaceae). Đậu ván trắng được trồng ở
nhiều nơi trong nước ta đê lây hạt ăn khi cịn non và làm thc khi hạt già.
Vào tháng 9-10, khi quả chín già, hái về, đập lấy hạt, phơi khô. Trước khi
dùng, sao vàng, hoặc sao đến mầu vàng đen, hay sao cách cám, cách cát
Tác dụng sinh học

Dùng Bạch biến đậu đế chống bị ngộ độc thức ăn, gây nồn mửa, viêm
dạ dày, viêm ruột cấp tính.

Tỉnh vị, quy kinh: vị ngọt, tính hơi ấm, vào 2 kinh, tỳ, vị.

Công năng: kiện tỳ hóa thấp, hịa trung, tiêu thử, giải độc rượu.

24


Chủ trị: tỳ vị bị hư nhược, kém ăn, đại tiện nát, lỏng. Khí hư bạch đới
nhiều, Bạch biến đậu sao vàng, tán nhở, mỗi ngày uống 4-8 g. Thử thấp, thổ
tả, bụng ngực đầy trướng, nôn mửa, ỉa chảy, dùng Bạch biến đậu sao vàng,
hoặc sao cháy; say rượu, giải độc rượu, lấy 20 g Bạch biển đậu sống, giã
nhở, thêm nước, vắt lấy nước uống.
Liều dùng, cách dùng: ngày 9-15 g, thường phối họp với các vị thuốc

khác làm dạng bột hoặc băng cách sắc. Dùng ngoài, lượng thích họp.
Chú ý: hoa và lá Đậu ván, cịn dùng giã nát đắp lên vết rắn cắn, sau
khi đã nặn hết nọc và răng rắn.

BẠCH CẬP
Rhizoma Bletillae striatae

Dược liệu: là thân rễ phoi hay sấy khô của cây Bạch cập (Bletilla
striata (Thunb). họ Lan (Orchidaceae). Bạch cập là cây thuốc mọc hoang ở
một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, như Lào Cai, Phú Thọ... Khi cây đã
được 2-3 năm, đào lấy thân rễ, bỏ vẩy và các rễ con, rửa sạch đất cát, phoi
khô. Khi dùng cần rửa nhanh, sau đó đồ mềm đế dề thái phiến.
Thành phần hóa học

Chất nhầy thuộc loại glucomannan, khoảng 55 % tinh bột, tinh dầu.
Tác dụng sinh học


Nước sắc có tác dụng cầm máu ở gan, ở co và ngoài da. Xúc tiến sự
làm sẹo các vết loét ở dạ dày và tá tràng, tác dụng ức chế với trực khuẩn lao.
Tỉnh vị, quy kinh: vị đắng, ngọt, hoi chát, tính hơi hàn, hoặc bình, vào

kinh phế, can, vị.
Cơng năng: chỉ huyết, bố phế sinh cơ, sát trùng giải độc.
Chủ trị’, các bệnh ho lao, bệnh lao đã thành hang trong phổi hoặc ho ra
máu, thồ huyết, xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu ngoài, dùng bột Bạch
cập, mỗi lần uống 10 - 20 g với nước sôi đế nguội, ngày 4 lần. Trị ho gà
hoặc viêm khí quản câp, mạn tính. Trị các vết nứt nẻ trên da, bột Bạch cập
phối họp với dầu vừng, bôi lên chỗ da bị bỏng, các nứt kẽ ở hậu môn hoặc
dùng bột Bạch cập và bột Hoạt thạch với lượng bằng nhau để rắc vào chỗ

25


×